VỀ TRỊNH CÔNG SƠN
VÀ NHẠC TRỊNH
Nghe vài bài nhạc, nhưng không ngưỡng mộ, không sống kiểu Trịnh
Công Sơn!
Hình như đã 24 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời
(1-4-2001), cũng 50 năm "giải phóng
Miền Nam" mà Trịnh Công Sơn cũng là một nhân chứng, một bài học cho
sau ngày 30/4.
Cá nhân tôi, tôi có nghe nhạc Trịnh Công Sơn, rất ít, không nghe
nhiều, nghe nhiều hồi sẽ điên vì bị ma trận tùm lum thứ trong đó nó ám.
Tôi thích Khánh Ly ca và bài này tôi nghe từ hồi 5 tuổi:
"Một ngàn năm nô lệ
giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc
Tây"
"Người con gái Việt
Nam da vàng
Yêu quê hương như yêu
đồng lúa chín."
Hai câu này ảnh hưởng tới tư tưởng và nhận thức của tôi trong
những năm đi học. Tôi cho đó là tinh thần dân tộc. Tôi là người Việt tộc, là
người Nam Kỳ.
Khi biết yêu, biết mong chờ, nóng ruột và bồn chồn. Rồi khi chia
tay một người nào đó tôi thích nghe:
"Tình ngỡ đã phôi pha
Nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
Nhưng người vẫn quanh
đây."
Thất vọng với tình yêu, thất tình giữa Sài Gòn hoa lệ tôi nghe:
"Ngày tháng nào đã ra
đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra
khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta
đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ
lời hẹn thề là những cơn mưa."
Hai câu này thấm thía: "Ôi!
tiếng buồn rơi đều. Nhìn lại mình đời đã xanh rêu."
Người đời ca ngợi cố nhạc sĩ là người khắc khoải và si tình,
cũng là người thấm đượm triết lý nhà Phật, phảng phất sanh ly tử biệt.
Nhưng tôi không thích Trịnh Công Sơn ở chỗ ông tráo chữ, xào
chữ, lộn xộn chữ nghĩa và ủy mị cuộc đời thanh xuân bằng những câu nhạc vô hồn vía,
bằng con chữ minh mông, lê thê, vòng vèo, rên xiết lòng thòng lửi thửi.
Nhiều người khen nhạc Trịnh mộng mị nhưng nghe vài bài rõ ràng
cái mộng mị đó là do ông nhiều khi tráo chữ, viết lộn xộn, tức là trong cơn say
phóng bút mà ra, chữ tuôn ào ạt và nhiều chữ lại không có nghĩa, chữ thừa mứa
sự tào lao mía lao.
Tôi ghét nhứt câu này:
"Sống trong đời sống
cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không
Để gió cuốn đi, để gió
cuốn đi."
Đạo đức giả quá trời! Có lòng thì phải thực hành lòng dạ đó, là
quan tâm, là cư xử, là tử tế, là chánh kiến, là dấn thân, là lên tiếng, tranh
đấu, tranh đoạt, là không sợ, là bản thân có tiếng nói trước những thứ cần nói
trong xã hội.
Trịnh Công Sơn giỏi Phật pháp lắm mà! Vô úy là không sợ, đừng
sợ. Không sợ chết, không sợ đe dọa là vô úy. Là xốc lại thể chất, là giữ vững
tinh thần, cái đầu phải khoẻ thì mới an trụ, cái đầu phải tinh thì mới sáng tạo
sự sống.
Mắc gì mà buông xuôi xị, để gió cuốn đi như cây cỏ rác rến lãng
nhách. Rốt cuộc chẳng tích sự gì. Một bài nhạc xốc chữ chỉ để cho có, cho trơn
chữ mà ca mà hát.
Yêu mà nói để gió cuốn đi thì khỏi yêu, né xa những người không
lập trường kiểu này.
Trịnh Công Sơn có ngoại hình thì ốm nhom, dáng yếu xìu, người
mái mái, tái tái. Cái giọng thì thiếu sức sống, bản thân đi đâu cũng ngoảnh
ngoảnh điếu thuốc thả khói tưng bừng. Cả đời ông chỉ có thuốc hút và rượu.
Nói về chánh kiến thì Trịnh là người hoàn toàn mù mờ trong thân
xác một nam nhi, chánh kiến không rõ ràng.
Ông chỉ say và say:
“Đường nào dìu tôi đi đến
cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy
tôi qua đời.”
"Men rượu làm mềm môi
cho lời yêu thoát thai. Men rượu đem niềm cô đơn lại, đặt nó trước mặt ta. Và
biết đâu đấy, ta lại nhận ra mình... Một cơn mưa dài chưa dứt. Một đêm lạnh xa
xôi. Một bóng người vừa qua chỉ để lại một chút dáng gầy…Tất cả đều có thể mang
hồn người vào mộng mị. Người say người mà mộng mị. Người say đời mà mộng mị. Để
rồi có những hôm say, ôm đời ngủ mệt..." (Trịnh Công Sơn)
Người lúc nào cũng chậm chạp, nói nhẹ nhàng, đạo lý, thiền,
nhưng ẩn vào là cái xìu xìu ển ển.
Mà nói thực, áp dụng triết lý Phật giáo vào cuộc sống nhiều quá
không hề là cách hay, làm gì cũng sợ nghiệp, quả, báo, kiếp trước, kiếp sau thì
giống như tự trói tay chưn mình rồi. Thậm chí giới chánh trị lợi dụng cái đó để
hủ hóa ru ngủ và cai trị.
Nhạc sĩ tạo ra hàng loạt người đàn bà và cứ xoay vòng, lòng vòng
và không nên cơm cháo gì, chỉ là "ảo
mộng" và "huyền thoại",
khều khều, chọt chọt cho có rồi thôi.
Cá nhân người viết không đọc, không tìm hiểu về "huyền thoại tình yêu" của ông làm
gì cho mắc công.
Lúc nào cũng hoang mang, mơ sảng triền miên. Rằng nhạc ông cũng
có trường phái riêng, ấn tượng. Song nó có điều gì đó vẫn chưa làm người nghe
an tâm, an lòng. Càng nghe nhạc Trịnh Công Sơn càng bất an trong lòng. Điều này
lại trái ngược với tinh thần của Đức Phật.
Không ai qua Trịnh Công Sơn về ca từ viết năm non bảy núi, con
chữ minh mông, lê thê, vòng vèo. Có lẽ ông cũng không ngờ ổng viết ra mà thiên
hạ quy cho là có hơi hám “thiền”, dù
nhiều câu chẳng hiểu mùi gì trong đó, có khi mùi bia rượu.
Sống thì "Tiến thoái
lưỡng nan", lơ lơ lửng lửng lưng chừng. Câu chữ thì có mùi say rượu,
những điều mộng mị, nói lùng bùng cho thiên hạ nhức đầu và bất an chơi.
Trịnh Công Sơn là một người đàn ông yếu đuối, xìu xìu ển ển từ
thanh niên tới khi về chiều và tới lúc đã chun vô quan tài.
Một con người hoàn toàn thất bại về một khía cạnh nào đó của chí
làm trai, nghĩa vụ một nam nhơn chi chí.
Trịnh Công Sơn là người nổi tiếng nhưng lại thất bại về cách
chọn đường mà sống, tức là thụ động, ông tự thắt lòng ông, không cởi mở, không
rõ ràng. Rồi cuối cùng ông tự mình nhét mình vô thế bít đường:
"Đừng tuyệt vọng,em
ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng
là em."
Đó là bi kịch đời người không rõ ràng.
Học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký: "Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều
phải chứ không phải ý muốn của Thượng Đế hay vì một vị thần linh nào, cũng
không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng."
Thành ra chúng ta phải khoẻ, không hút thuốc rượu bia, bịnh thì
uống thuốc, ăn uống đều độ, tập thể dục, đầu óc phải khoẻ lại để nó dẫn dắt mọi
thứ ý thức rõ ràng không mộng mị, tinh tường, cởi mở, nhẹ nhàng sanh ra bất
diệt.
Sống phải ráng tìm một niềm tin nào đó. Niềm tin mở đường cho sự
sống của chúng ta.
Trịnh Công Sơn là một người đàn ông xìu xìu ển ển, cái khí chất
lịch sự trên người ông là yếu đuối chứ không mạnh mẽ.
Cuộc đời ông lúc nào cũng lơ lơ lửng lửng, lưng chừng, lỡ cỡ, xà
nẹo cái mơ hồ. Chánh kiến không rõ ràng, đàn ông pha chút âm nhu, không tiến
không lui, không tà không chánh. Tới chết lập trường chánh trị vẫn không rõ
ràng.
Ai đó nói Trịnh là "Ăn
cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản" là sai. Ông ta chẳng là cái gì hết, chỉ
là anh nhạc sĩ giỏi tráo chữ ra nhạc có chút máu không bình thường.
Cái tệ của Trịnh mà nhiều người còn bực là ông lợi dụng tự do
của Miền Nam, của quê hương để có thể vô tình giúp cho bên kia.
Ông sống trong xã hội Việt Nam Cộng Hòa nhưng không theo chánh
thể Việt Nam Cộng Hòa và có thể ghét nó. Nhưng sau 1975 ở chánh thể khác ông
lại té cái đụi.
Da vàng là phản chiến thời trước. Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã
hòa nhập vào lịch sử Miền Nam với dòng nhạc phản chiến, họ cùng với những người
như thiền sư Nhất Hạnh đã ghi tên vào đúng thời điểm chiến tranh Việt Nam ác
liệt nhứt.
Trịnh Công Sơn viết nhạc phản chiến nhưng chánh quyền Việt Nam Cộng
Hòa cho ông tự do sáng tác, tự do du ca và đi trình diễn, ông lại trốn lính
nữa.
Ca Khúc Da Vàng được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt, họ đôi khi không hiểu hết ca
từ, nhưng thích điệu nhạc, nó cũng dễ ca và dễ hòa chung một giọng của đám đông
cuồng nhiệt.
Trịnh Công Sơn dùng nhạc và ca từ huyễn hoặc khùng khùng làm
phương tiện ru ngủ các bạn học sinh, sinh viên trong một cuộc chiến mà không
biết đến khi nào kết thúc. Đánh vào cái không biết hồi nào sẽ hết chiến tranh.
Tuy nhiên nhiều người Miền Nam không thích Trịnh, khi những nhạc
sĩ khác như Lam Phương, Nguyễn Văn Đông, Trần Thiện Thanh...dùng lời ca khích
lệ các anh chiến sĩ trên tuyến đầu bảo vệ Miền Nam thì hành động của Trịnh Công
Sơn là phá từ nội bộ Việt Nam Cộng Hòa, là nối giáo.
Trịnh Công Sơn mơ Huế Sài Gòn Hà Nội nối trong bàn tay, về “Những bó đuốc reo vui tự do. Chữ “tự do” nhắc nhiều, rồi “đủ áo cơm no”, ”Phá biên thuỳ mở rộng đường thêm...”
Tuy nhiên sau 1975 thì khác hết, có lẽ Huế Sài Gòn Hà Nội liền
rồi, nhưng những cái “mơ” thì không bao giờ có.
Sau 1975 thì Trịnh Công Sơn bị thúc thủ, hết còn phản chiến được
vì ai cho phép mà tự do quăng ca từ.
Thế mới biết tự do có được là nhờ nòng súng. Có ngươi bảo vệ thì
mới có tự do. Chẳng ai cho không tự do bao giờ, ngồi chổng mông kêu gào thì có
tự do hay sao?
Vậy là Trịnh mơ cái khác:
“Em ra đi nơi này vẫn thế
Thành phố vẫn có những
ước mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên
đường đi.”
Sau 1975 xã hội Miền Nam thay dổi theo hướng bi kịch đời người
với bao người bị đánh tư sản, chết vì học tập cải tạo, kinh tế mới, vượt biên,
ăn độn, đói xanh da....thế sao mà “nơi này vẫn thế”?
Trịnh Công Sơn là người nổi tiếng nhưng lại thất bại về cách
chọn đường mà sống, tức là ông tự thắt lòng ông, không cởi mở, không rõ ràng.
Ông không cởi mở vì ông hiểu thiên hạ cũng đâu có cởi mở với ông.
Nếu chánh kiến mập mờ thì cả đời sẽ không bao giờ có bình an.
Những năm sau cùng ông viết ra những lời thiệt dị hợm.
"Bống không là bống
bống ở nơi nào
Bống không là bống
không ở trong ao
Bống nhảy lên bờ bống đi
chơi phố
Nắng vàng ủng hộ cho
bống căn nhà."
Trịnh Công Sơn làm bạn với rượu và thuốc lá nặng, có lời đồn cả
á phiên, nên ông mơ màng và phóng chữ ra loạn xạ.
Nhưng cuối cùng ông bí thiệt, cái bí của "đời người"
khi tự mình nhét mình vô thế bít đường.
"Đừng tuyệt vọng, em
ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng
là em."
Coi bài cuối nè:
"Tiến thoái lưỡng nan
Đi về lận đận
Tình đôi ngập ngừng
Tiến thoái lưỡng nan."
Ôi trời đất ơi! Ông nhạc sĩ lớn!
Trong dòng đời này ai cũng phải chọn một chánh kiến và một lý
tưởng đặng mà sống, đặng an ủi, chở che tâm hồn mình, nếu không có lý tưởng bạn
sẽ như miếng giấy vụn.
Trong bài "Lý tưởng đi vắng" ông Bình-nguyên Lộc có
nói đại khái rằng:
"Trên đường lịch sử,
cứ vài mươi năm một, thì một dân tộc tiến đến một ngả ba của số mạng của họ.
Đó là một khúc quanh
lịch sử vô cùng nguy hiểm mà họ bắt buộc phải chọn nẻo, không thể trốn tránh
được. Chọn đúng đường, họ sẽ đến nơi xán lạn, chọn lầm, họ sẽ rơi vào vực thẳm.
Mà một thế hệ hoang
mang, không thế nào chọn đúng con đường được. Họ phải biết cái gì họ muốn, tức
là họ phải có lý tưởng."
Trịnh Công Sơn thất bại bản thân vì ông thích chàng hảng, không
định rõ mình thuộc loại nào và lâm vào bi kịch.
Các nhạc sĩ, nghệ sĩ khác họ rõ ràng nên họ vui lòng với cuộc
sống, họ không lâm vào bi kịch dù sau 1975 họ đi học cải tạo, vượt biên, thậm
chí chết uất ức như Minh Kỳ.
Ai cũng chọn lựa cho mình một lý tưởng. Nhưng hình như Trịnh thì
không. Trịnh suốt đời hoang mang và tạo ra một thế hệ hoang mang vì làm fan
nhạc Trịnh.
Vì những người trót nghe nhạc ông nhiều quá thì bị thụ động theo
ông.
Những năm sau cùng nhạc sĩ xiển dương "sống tử tế" với
nhau, nhưng thực sự hỏi rằng ông đã sống tử tế với chính bản thân ông chưa thì
có lẽ cũng thiệt ...hoang mang?
Nhìn điếu thuốc lúc nào cũng bốc khói và chai rượu thì biết rằng
ông chẳng tử tế gì với cơ thể sức khoẻ ông đâu! Trong một tài liệu nhạc sĩ Phạm
Duy có nói cái này, rằng cứ thuốc và rượu thì sao sống được?
Con người lúc nào cũng có tư thế một chân đứng bên ánh sáng và
một chân là đứng trong bóng tối. Con người hoảng sợ, yếu đuối và mong manh
trước Trời Đất và thời cuộc.
Nhưng nhờ thích ứng, vững tim, con người đã không sợ những biến
động đó, sống thích ứng và tìm cách kết thúc những biến động đó.
Thích ứng là ứng biến cho thích hợp hoàn cảnh sống, bình tĩnh
trước mọi tình huống xảy ra, tình huống càng khó thì càng bình tĩnh, càng vững
chắc bản thân. Chúng ta có niềm tin vì chúng ta sống lương thiện.
Lão Tử có câu: "Đạo
Trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng
lộng, tuy thưa nhưng khó lọt."
Tiếp thêm sức mạnh tinh thần là một liệu pháp mà con người ngàn
đời nay đều hướng tới để tạo ra một niềm tin của tinh thần.
Sức bật tinh thần là sức mạnh tâm lý giúp chúng ta vượt qua
những nghịch cảnh trong cuộc sống. Khi tinh thần vững thì bi kịch, các mối đe
dọa, khủng hoảng sẽ từ từ bước qua đời sống chúng ta, nó sẽ ra đi nhè nhẹ trước
sự vững chắc của con người.
Mọi người sẽ giữ được sự bình tĩnh, hướng vào những điều tích
cực, cùng chiến thắng sự sợ hãi và lo âu.
Trịnh Công Sơn chưa bao giờ thừa nhận mình làm chánh trị và cũng
không ai rõ bằng chứng là ông thuộc phe nào. Người nhạc sĩ đâu có làm chánh
trị. Nhưng vì cái lừng khừng tranh tối tranh sáng và mập mờ của ông mà công
chúng hoài nghi.
Sau 1975 Trịnh ở lại Việt Nam và không có một vai trò gì trong
chánh quyền. Ông cứ là một nghệ sĩ ma mị, u hoài và lừng khừng, suốt ngày viết
nói những câu mơ hồ trong ảo ảnh.
Nên cá nhân tôi dù rất tôn trọng và ghi nhận trường phái nhạc,
tôn trọng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng lại không muốn nghe nhạc Trịnh nhiều.
Nghe nhiều lùng bùng như mấy ông thầy chùa đọc kinh ê a trong một đám cúng dài
năm sáu giờ mệt nhọc chúng sanh vậy !
Mà thôi! cuộc đời nhân vô thập toàn, làm gì hoàn thiện, mắc gì
phải làm vừa lòng cả thế gian này đúng hôn cố nhạc sĩ?
An ủi vậy đi!
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đặng Chương Ngạn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Quang Đạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ CHỌN:
Ngô Thanh Tuấn giới thiệu
Tác giả: Nguyễn Gia Việt - nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét