KẺ BẮN ĐẠI BÁC VÀO CHÍNH MÌNH
Để chống phá cách mạng Việt Nam, các
thế lực thù địch từ lâu đã và đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Trong chiến lược phản động này của chúng, việc ra sức cổ xúy cho thứ “chủ nghĩa
bác bỏ lịch sử” là âm mưu nguy hiểm nhất, thâm độc nhất. Với âm mưu này, các
thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị tìm mọi cách để “mượn” những
nhân sĩ, trí thức từng nổi danh như: Nhà văn, nhà báo, giáo sư, bác sĩ… hòng
dùng uy tín, tên tuổi của họ để “đẻ” ra những bài viết, tác phẩm có nội dung
chống phá, xuyên tạc, xét lại lịch sử dân tộc. Và cũng đã có “những con thiêu
thân” dính bẫy ánh đèn “hào quang” của chúng, mà Phạm Đình Trọng là một ví dụ.
Những ai đã từng biết và từng đọc các tác phẩm, vần thơ mà
Phạm Đình Trọng viết ra trong những năm tháng cả nước cùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thì đều
có chung suy nghĩ, nhận xét rằng: Đáng lẽ, Phạm Đình Trọng đã có một cuộc sống
khác, được nhiều người trân trọng nếu như bỏ được bản tính cơ hội, hám lợi của
mình. Chính bản tính tai ác ấy đã đưa ông ta từ chỗ “tự diễn biến” đến với “tự
chuyển hóa”. Rồi từ một đảng viên chỉ còn mấy tháng nữa là tròn 40 năm tuổi
Đảng, một nhà văn, đại tá quân đội… ông ta đã trở thành một con người ích kỷ,
một kẻ trở cờ, kẻ phản bội lại chính mình và đểu cáng đến tận cùng… Khi mà tư
duy hận thù, cơ hội đã chiếm hết não trạng thì đó cũng là khoảng thời gian ông
ta đang tự giết mình và đây cũng là lúc chẳng có một sự khốn nạn nào bằng những
lời mà ông ta đã nói ra.
Năm 1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta
bước vào giai đoạn ác liệt. Chính thời điểm ấy, Phạm Đình Trọng vinh dự được
kết nạp Đảng. Trong niềm xúc động, tự hào đó, ông ta đã viết nên những vần thơ:
Con vào đảng vào ngày sinh của Bác; Mười chín, tháng năm, năm một ngàn chín
trăm bảy mươi. Ba mươi tuổi Bác thành người Cộng sản; Để cho con hai mươi sáu
tuổi được là đồng chí của Người. Sau khi kết nạp Đảng, ông ta cùng đơn vị vào
tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây nguyên. Và những tháng ngày hành quân
dưới bạt ngàn màu xanh của dãy Trường Sơn, của núi rừng Tây nguyên hùng vĩ, ông
ta đã cảm xúc viết về Đảng: Nâng niu sự sống trong lòng; Đất là mẹ của trái
tròn mầm xanh. Bao nhiêu trong mát ngọt lành; Đất chắt chiu để cây cành đơm
hoa. Đảng là đất mẹ bao la; Ta là chồi biếc đó mà, hỡi em!
Là người từng phấn đấu cho lý tưởng của
Đảng, từng có ước mơ, hoài bão, từng cống hiến cho Đảng và trở thành sĩ quan
quân đội với cấp hàm đại tá, là nhà văn, thế nhưng giờ đây ông ta đã quay ngoắt
thành kẻ trở cờ, phản bội lại lý tưởng của Đảng, nhân dân và cũng là lý tưởng
mà chính ông ta đã lựa chọn để cống hiến hơn nửa đời người. Điều mà không ai
ngờ tới là sau khi xin ra khỏi Đảng, ông ta liền ngay lập tức đã nói và viết ra
những lời đầy sự thù hận. Bằng chứng là giữa thời điểm mà người dân cả nước nói
chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang tưng bừng tổ chức kỷ niệm Ngày
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-1975, thì trong dòng
người hối hả, tấp nập đó lại có một con người lạc lõng ở bên lề và đi ngược
dòng. Cụ thể là trên trang Bauxite Việt Nam, ông ta đã viết bài có tiêu đề
“Ngày 30 tháng 4”.
Trong bài viết này, ông ta đã có những lời
bình luận về sự kiện 30-4-1975 hoàn toàn trái ngược với sự thật lịch sử của dân
tộc và đã được cả nhân loại ghi nhận, tôn vinh. Nguy hiểm hơn, ông ta còn cố
gắng xuyên tạc lịch sử, gieo rắc vào đầu thế hệ sau những luận điệu sai trái,
bịa đặt và thù hận. Ông ta đã “bẻ cong” ngòi bút, “nhét” bùn đất vào đầu để
viết ra những câu từ sặc mùi xú uế rằng: “Ngày
30 tháng Tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người
Việt Nam làm sao có thể gọi là Ngày Giải phóng”? Không dừng lại ở đó, ông
ta còn bước tới đỉnh của sự xảo trá, đổi trắng thay đen để thốt ra những lời
cực kỳ bỉ ổi: “Với biến cố 30 tháng Tư
năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại
tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc
sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu,
khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới”.
Sự thù hận được đẩy đến đỉnh điểm khi ông ta viết ra cách tư
duy, cách hiểu của kẻ không hề có não trạng, rằng: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về
một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ
30 tháng Tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa
từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam”.
Thế mà trước đây, với tư cách là một sĩ quan quân đội, một nhà văn, một người
tham gia cuộc chiến đến ngày cuối cùng, ông ta đã viết về sự kiện 30-4-1975 như
sau: “Chiến thắng năm 1975 là chiến thắng
của ý chí dân tộc, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chiến thắng năm 1975 không
phải là chiến thắng của miền Bắc với miền Nam mà là chiến thắng của cả dân tộc
Việt Nam”. Về điều này, không chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam, mà nhân loại
tiến bộ trên toàn thế giới đã công nhận.
Ấy vậy mà cũng với sự kiện này, sau khi trở cờ, ông ta đã đổi
giọng và “uốn lưỡi” để viết ra những dòng chữ vô cùng phản phúc, phản động: “Ngày 30 tháng Tư hàng năm những người cộng
sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam,
đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác,
li tán cả dân tộc Việt Nam”. Đây chính là bằng chứng để chứng minh cho sự
vong ơn bội nghĩa, sự đểu cáng và khốn nạn đến tột cùng của ông ta. Từ một con
người có lòng nhiệt huyết, có ý chí phấn đấu cho lý tưởng của Đảng và đã thề
tuyệt đối trung thành với Đảng, thế nhưng giờ đây ông ta nói, viết ra những lời
này thì không chỉ người thân, bạn bè, dòng họ, làng xóm cũng như nhân dân cả
nước đều cảm thấy ông ta không còn là con người, vì chẳng còn có một chút liêm
sỉ.
Trong dân gian có câu: “Một
lần phản bội, mãi là kẻ phản bội”. Câu nói này chưa bao giờ sai. Bởi thực
tế cuộc sống từ thượng cổ cho đến nay không ai có thể đoán chắc rằng, những kẻ
đã phản bội một lần thì sẽ không bao giờ có lần thứ hai?! Dân tộc Việt Nam vốn
giàu truyền thống nhân ái, khoan dung, độ lượng nên chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Nhưng đó là tinh
thần nhân ái, khoan dung, độ lượng đối với những người thật tâm biết sửa chữa
lỗi lầm của mình thì dù có là phản thầy, hại bạn... thì cũng sẽ được tha thứ.
Song, đối với kẻ phản quốc cầu vinh như: Mỵ Châu, Đỗ Thích, Trần Ích Tắc, Trần
Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống thì bao giờ cũng có kết
cục bi thảm và để lại tiếng xấu muôn đời không thể gột rửa.
Trong tác phẩm Đaghextan của tôi, nhà văn Raxun Gamzatov từng
nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng
lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Vì thế, chắc chắn hậu quả
mà Phạm Đình Trọng phải nhận trong tương lai gần không gì ngoài viên đạn đại
bác. Những ai đã, đang hoặc sẽ có suy nghĩ, hành động giống ông ta thì xin đừng
bao giờ quên điều này.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phạm Đình Trọng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Việt Chiến0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ TRÒ ĐỜI:
Trần Chí Cường giới thiệu
Tác giả: Diệp Viên - nguồn: bptv.vn
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét