QUAN HỆ GIỮA NATO VÀ HOA KỲ
NATO là chữ viết tắt của North Atlantic Treaty Organization, có
nghĩa là Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, đôi khi còn được gọi theo ý nghĩa
của tổ chức là Tổ Chức Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương hoặc Tổ Chức Liên Minh Bắc
Đại Tây Dương.
Đây là một tổ chức liên minh quốc tế gồm 32 thành viên, 30 thành
viên Châu Âu, và 2 thành viên Bắc Mỹ, được thành lập từ sau thế chiến thứ Hai
và đã được ký kết tại Washington, D.C vào ngày 4 tháng Tư năm 1949, bốn năm sau
khi thế chiến chấm dứt.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh giữa Liên Xô và thế giới tự do, tổ
chức NATO được coi như là một quan sát viên, theo dõi mọi hoạt động của Liên Xô
nhằm tránh những xung đột có thể nảy ra một cuộc chiến thế giới khác. Sau khi
khối Liên Xô sụp đổ, thì NATO lại trở thành một lực lượng can thiệp nhanh vào
các cuộc chiến Balkans, Trung Đông, Nam Á Châu, và Châu Phi.
Đại bản doanh của NATO đóng tại Brussels, Bỉ, trong khi đầu não
quân sự lại ở gần Mons, Bỉ. Với sự tăng cường Lực Lượng Phản Ứng Nhanh (NATO
RESPONSE FORCE), tổng số quân nhân và dân sự đã lên đến gần 3 triệu 500 ngàn
người. Các quốc gia thành viên của NATO bao phủ 25.07 triệu cây số vuông với số
dân là 973 triệu. Chi tiêu quân sự của NATO, tính vào năm 2022 là 55% của chi
tiêu toàn cầu. Mỗi thành viên, không cần biết lớn hay nhỏ, phải đóng góp 2%
tổng sản lượng quốc gia.
Khởi thủy, NATO chỉ có 12 thành viên, sau đó đã nhận thêm vào tổ
chức lớn gấp 10 lần khi thành lập. Gần đây nhất, vào ngày 7 tháng Ba, 2024,
thành viên mới của NATO là Thụy Điển. Ngoài ra những quốc gia cũng được NATO
nhận là thành viên trong tương lai là Bosnia, Herzegovina, Georgia và Ukraine.
Với lực lượng lớn như thế, Nga luôn lo sợ Ukraine được vào NATO vì một khi
Ukraine là thành viên của NATO, thì Nga phải lánh xa, vì theo điều lệnh của
NATO, môt khi mà một thành viên của NATO bị tấn công, thì lập tức toàn bộ NATO
sẽ đánh trả.
Vì thế mà trong cuộc chiến Ukraine hiện tại, điều quan trọng
nhất mà Putin vẫn lặp đi lặp lại là Ukraine không được xin gia nhập NATO. Tổng
Thống Donald Trump, khi mới đăng quang, cũng tuyên bố một đề nghị để chấm dứt
chiến tranh là Ukraine sẽ không làm đơn xin gia nhập NATO trong 30 năm. Dĩ
nhiên, điều này bị Ukraine bác bỏ, vì việc được làm thành viên của NATO là một
bảo đảm lớn nhất cho tương lai bình an và phát triển của Ukraine.
Trở lại nguồn gốc thành lập NATO với gốc rẽ từ Atlantic Charter,
một giao ước giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc. Hiệp ước này đã đặt ra một khung kế hoạch
cho việc liên kết quốc tế sau Thế Chiến Thứ Hai. Vào ngày 4 tháng Ba năm 1947,
Hiệp ước Dunkirk ký bởi Pháp và Anh nhằm phòng ngừa mọi cuộc xâm lăng đến từ
bên ngoài. Sau đó, vào tháng Ba năm 1948, theo tinh thần của Truman Doctrine đã
đặt ra năm 1947, nhằm liên kết mọi quốc gia chống chiến tranh gây ra bởi các đế
quốc Cộng Sản, một hiệp ước North Atlantic Treaty được ký vào ngày 4 tháng Tư
năm 1949 gồm các quốc gia Hoa Kỳ, Canada và 10 quốc gia Âu Châu.
Thực tế, hiệp ước North Atlantic Treaty đã không làm gì cả cho
đến khi cuộc chiến Triều Tiên khởi động. Lúc đó NATO mới đặt kế hoạch kỹ lưỡng
về tổ chức Quân Sự, và rồi Tổng Hành Dinh Liên Minh Lực Lượng Âu Châu (SHAPE)
được thành lập năm 1951. Tổng Hành Dinh này đã đặt ra tiêu chuẩn về tổ chức và
các kế hoạch quân sự. Đến năm 1952, vị trí của Tổng Thư Ký của NATO mới được
bầu cử. Sau các cuộc tập trận ngoài biển Đại Tây Dương, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
được gia nhập. Từ đó cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) giữa NATO và Liên Xô (lúc
đó gồm nhiều nước Balkans và Đông Bá Linh) đã bùng nổ. Cả hai bên đều gầm gừ
nhau bằng những lời khích động, mỉa mai, dĩ nhiên cũng sẵn sàng xắn tay áo mà
xông vào đấm đá nhau.
May mắn là cả hai bên đều cố trấn tĩnh trước những sự kiện nhỏ,
ngay cả việc Liên Xô cho xây bức tường Bá Linh, chia hai phần: Đông Bá Linh
thuộc khối Cộng sản Liên Xô, và Tây Bá Linh gồm Anh, Pháp, Mỹ và Đức, cũng
không đi đến việc sử dụng vũ khí để tranh tiên, mặc dù lúc ấy Mỹ đã có hơn
400,000 lính đóng khắp Châu Âu và rất giận dữ trước việc Nga độc đoán cấm hai
bên Đông và Tây Bá Linh được giao thiệp với nhau, dù qua điện thoại.
Đến năm 1989, sự kiện bức tường Bá Linh sụp đổ làm cho vai trò
của NATO ở Châu Âu thay đổi. Ngoài việc phòng thủ, NATO mở rộng sang lĩnh vực
nhân quyền và chính trị, là những điều trước đây không được đặt ra. Khi cuộc
chiến Bosnia từ 1992 đến 1995, rồi sau đó là Yugoslavia năm 1999, NATO đã điều
động quân lính can thiệp vào các cuộc chiến này, và đem lại ổn định và hòa bình
cho Châu Âu. Năm 1999, tại cuộc họp ở Washington, Hungary, Balan, và Czech
Republic được chính thức gia nhập. Cũng trong cuộc họp này, NATO đã cho phát
hành bản hướng dẫn cho từng quốc gia (Membership Action Plans) trong đó ấn định
rõ vai trò và nhiệm vụ của các quốc gia mới được gia nhập.
Thực hiện điều khoản số 5 của NATO, đòi hỏi các thành viên phải
đến tương trợ bất cứ thành viên nào bị đe dọa, đã được thi hành sau vụ 9-11
khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ, lực lượng quân sự của NATO đã được gửi đến
Afghanistan dưới quyền điều khiển của Hoa Kỳ, được coi như là lãnh đạo của
NATO. Sau đó, NATO lại gửi chuyên viên đến huấn luyện tại Iraq, dưới danh nghĩa
là khủng bố đã tấn công vào Hoa Kỳ, một thành viên của NATO.
Năm 2014, sau sự kiện Nga tấn công và chiếm đóng Crimea của
Ukraine, các thành viên của NATO được triệu tập để có một hành động thiết thực
giúp Ukraine, tuy nhiên, vì Ukraine chưa là thành viên của NATO, nên tổ chức
này đành bó tay, nhìn Nga sáp nhập Crimea vào tài sản của mình.
Đến năm 2016, tại hội nghị Warsaw, NATO đồng ý tăng cường sự
hiện diện của Nato trên khắp Âu Châu chống lại âm mưu của Nga, và đã cho
nhiều tiểu đoàn lính đên đóng lại Estonia, Latvia, Lithuania, và Balan.
Trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của Nga vào Ukraine, NATO đã viện trợ
hàng tỷ Mỹ kim cho Ukraine, kể cả tăng cường vũ khí chiến tranh tối tân cho
Ukraine. Tháng Ba năm 2022, các lãnh đạo NATO gặp ở Brussels cho một cuộc họp
tối quan trọng, liên quan đến việc tạo ra một Nhóm Bảy Quốc Gia, vị chủ tịch
của các lãnh đạo liên Âu đã đồng ý để thiết lập bốn tiểu đoàn tăng cường cho
Bulgaria, Hungary, Romania, và Slovakia, đây là những yếu tố của Lực Lượng Phản
Ứng Nhanh được bắt đầu hoạt động lần đầu tiên trong lịch sử NATO.
Tháng Sáu năm 2022, NATO đã điều động một lực lượng 40,000 quân
trải dài trên 2,500 cây số ở sườn phía Đông để bảo vệ Nga tấn công Ukraine vào
phía sườn này. Hơn một nửa số quân này đã được điều đền Bulgaria, Romania,
Hungary, Slovakia và Ba Lan, năm quốc gia này đồng ý sẽ tăng cường cho lực
lượng quân sự của NATO 259,000 quân nữa. Để tăng cường cho lực lượng Không Quân
của Bulgaria, Tây Ban Nha gửi sang lực lượng Eurofighter Typhoons, Hòa Lan gửi
sang tám chiếc F-35 phi cơ không kích, và dĩ nhiên những phi cơ chiến đấu của
Pháp và Mỹ phải có mặt.
Thực tế, sự đóng góp và hiện diện của lực lượng Mỹ trong khối
NATO vô cùng quan trọng, vì theo điều lệ, các quốc gia thuộc NATO phải đóng góp
2% Tổng Sản Lượng Quốc Gia, mà tổng sản lượng của Mỹ rất lớn nên sự đóng góp
khá cao. Do đó, mà Mỹ luôn luôn đóng vai trò lãnh đạo NATO, vị chỉ huy NATO
luôn là một Đại Tướng Hoa Kỳ.
Vì thế mà mới đây, Tổng Thống Donald Trump đã hai lần chê trách
các nước thành viên của NATO đóng góp ít; ông muốn Châu Âu đóng góp cao hơn,
nếu không, ông sẽ rút ra khỏi NATO. Trong hai tháng vừa qua, sau khi Donald
Trump đắc cử Tổng Thống, và bổ nhiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth, một Đại
Úy từng chỉ huy lực lượng National Guard, đã tuyên bố nhiều điều tạo ra sự rạn
nứt rất lớn giữa NATO và Hoa Kỳ.
Cũng như người bổ nhậm ông, Pete Hegseth đòi hỏi các quốc gia
trong khối NATO phải tăng thêm chi phí, điều này trái với những ký kết trước
đây nhiều thập niên. Pete còn chính thức thông báo với NATO một cách hiển nhiên
rằng hiện nay, chủ điểm an ninh của nước Mỹ sẽ không đặt vào Châu Âu mà vào
biên giới của Mỹ mà thôi. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ từ từ dãn ra khỏi liên
minh này. Đây là cơ hội tốt cho Nga bắn phá Ukraine trong khi Ukraine cố gượng
chống trả với những vũ khí sẵn có của mình, và cũng là điều mọi người e rằng sẽ
giúp cho Putin chiếm được Ukraine trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, một yêu cầu mới do Tổng Thống Donald Trump mới đưa ra
là nhường vai trò lãnh đạo NATO cho một quốc gia khác. Điều này lại tạo ra một
sự căng thẳng, rạn nứt giữa các thành viên của khối này. Sau khi đề nghị rút
lui khỏi vai trò lãnh đạo NATO của Mỹ được thông báo, lập tức có sự tranh cãi
nảy lửa giữa các quốc gia thuộc NATO. Một số không đồng ý Mỹ rút khỏi vai trò
chỉ đạo NATO, không phải chỉ vì đó là chỉ dấu nước Mỹ muốn co cụm bé lại, làm
cho thế lực Nga Xô với Trung Cộng nổi lên với vai trò lãnh đạo thế giới, mà là
một khi Mỹ không còn lãnh đạo NATO nữa, thì dĩ nhiên cũng sẽ bớt đóng góp, sẽ
làm cho NATO cũng co cụm lại luôn. Thế lực chân vạc giữa ba khối khổng lồ: Mỹ –
Nga – Trung Cộng sẽ đè nặng lên vai Châu Âu trong tình hình kinh tế khó khăn,
khi Mỹ áp đặt 25% tariff lên các sản phẩm sắt, thép, kim loại quý mà Châu Âu
xuất cảng hàng năm.
Dư luận thế giới đang sôi nổi trước tình thế này, những chuyên
viên phân tích chính trị quốc tế lo ngại là Mỹ dưới sự lãnh đạo của chính quyền
mới, sẽ làm đảo lộn trật tự thế iới hiện đang có, biến nước Mỹ thành một khối
bị cô lập và làm cho các quốc gia nhỏ bé thành mồi ngon cho hai quốc gia khổng
lồ Nga Sô và Trung Cộng. Nhiều người Mỹ cũng e sợ viễn ảnh một nước Mỹ không
còn nhiều đồng minh, dần dà sẽ phải phục tùng Nga Sô hoặc Trung Cộng về chính
trị và kinh tế. Nga Sô lúc đó sẽ đủ lực để đòi lại Alaska, nếu Mỹ chống lại,
thì có một cuộc chiến mà chỉ có lính Mỹ đương đầu với khối khổng lồ Liên Xô tái
hiện.
Điều này có phải là những lo ngại viển vông không? Chúng ta hãy
chờ xem.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Chu Tất Tiến0
- Các bài viết của
(về) tác giả Quách Hạo Nhiên0
- Các bài viết của
(về) tác giả Sương Nguyệt Minh0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe CHUYỆN THUẬT SỐ
ỨNG NGHIỆM VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG:
California, trung tuần tháng 3 năm 2025.
CHU TẤT TIẾN (sinh năm 1945 tại Hà Nội)
Định cư tại: Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Email: vietnguyen2016@aol.com.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày 26.03.2025.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét