VÀI LỜI VỀ BÀI THƠ “QUÊ NGHÈO” - Tạp văn Đỗ Anh Tuyến (Thái Bình)

Leave a Comment

VÀI LỜI VỀ BÀI THƠ “QUÊ NGHÈO”
*
Quê nghèo là một trong số những bài thơ hay của Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ là tiếng lòng đớn đau của người con khi phải chính kiến cảnh đói nghèo, cơ cực trải dài qua bao năm tháng, qua bao thế hệ ở làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
QUÊ NGHÈO

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.

Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.

Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.

Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Bài thơ chiếm được nhiều cảm tình của người đọc, được nhiều tác giả viết lời bình nhưng chiếc cổng làng - hình tượng độc đáo trong Quê nghèo - lại chỉ được bình thoảng qua, trong khi lẽ ra phải dành cho chiếc cổng làng một lượng câu chữ nhiều hơn thế.

(Nhà thơ Chử Văn Long:
Tác gia, nhà giáo Nguyễn Bàng:
Nhà nghiên cứu Văn hóa Bùi Đồng:
Nhà thơ Phạm Đức Nhì:
Bạn đọc Nguyễn Bích Thủy:
Nhà phê bình Văn học Châu Thạch:
Nhà thơ Phạm Đức Nhì:

Tôi nghĩ chiếc cổng làng của Quê nghèo không còn là cổng làng của riêng làng Đá nữa mà là biểu tượng của thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa đã giam hãm, trói buộc người dân trong đói nghèo, tù túnǵ... Đấy là tiếng kêu nghẹn uất của nhà thơ về nỗi đau của chế độ đã đè nặng lên cuộc sống cơ cực, khốn quẫn của người dân. Hình ảnh cái cổng làng “Sừng sững bê tông cốt thép/ Ngạo nghễ tượng đài/ Ngạo nghễ trần ai” cũng khiến người đọc liên tưởng tới hiện tượng cả xã hội thi nhau xây dựng các loại tượng đài để đục khoét ngân khố quốc gia, làm khổ thêm cuộc sống “trăm đắng ngàn cay” của người dân. Thật đau xót khi biểu tượng chiếc cổng làng - biểu tượng ngàn đời của văn hóa làng xã Việt Nam đã bị thể chế hóa, để không chỉ “Giam hãm đời người/ Tù túng giấc mơ.”, mà còn đầy đọa, đẩy cuộc sống người dân xót xa đến mức: “Quê tôi nghèo/ Nghèo cả giấc mơ.”
-------------
MỜI NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
*.
Thanh Nê, 10 tháng 01.2018
ĐỖ ANH TUYẾN
Địa chỉ: Khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Email: dovantuyenbk@yahoo.com.vn






........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 04.05.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét