(Làng Đá, Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên) |
Về chiếc
cổng làng trong
BÀI THƠ “QUÊ NGHÈO”
của Đặng
Xuân Xuyến
---------
Tôi vừa hân hạnh đọc bài viết “Vài ý kiến quanh việc mổ xẻ bài
thơ Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến” của tác giả Nguyễn Bích Thủy ở Bỉ.
(Tác giả Châu Thạch) |
Tôi nhất trí với cách nhìn của nhà thơ Đỗ Anh Tuyến trong
bài viết “Thế thái nhân tình qua thơ Đặng Xuân Xuyến” khi cảm nhận về bài
thơ Quê
Nghèo:
“Quê nghèo là một trong số
những bài thơ hay của Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ là tiếng lòng đớn đau của người
con khi phải chính kiến cảnh đói nghèo, cơ cực trải dài qua bao năm tháng, qua
bao thế hệ ở làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bài thơ chiếm được nhiều
cảm tình của người đọc, được nhiều tác giả viết lời bình nhưng chiếc cổng làng
- hình tượng độc đáo trong Quê nghèo
- lại chỉ được bình
thoảng qua, trong khi lẽ ra phải dành cho chiếc cổng làng một lượng câu chữ
nhiều hơn thế.”
Nhà thơ Đỗ Anh Tuyến cho rằng chiếc cổng làng của Quê
nghèo không còn là cổng làng của riêng làng Đá nữa mà là biểu tượng của
tình trạng đất nước hiện nay. Đây là tiếng kêu thương thảm thiết về nỗi đau đã đè nặng lên cuộc
sống của người dân. Hình ảnh cái cổng làng “sừng sững bê tông cốt thép/ Ngạo nghễ tượng đài/
Nghạo nghễ trần ai” cũng là một trong nhiều hiện tượng gây hệ lụy cho người
nông dân.
Với tôi những hiện tượng đó
khó mà nói hết được trong một bài thơ hay trong một vài trang giấy.
Xin nhờ Đặng Xuân Xuyến gởi đến chị Nguyễn Bích Thủy bài
góp ý nầy với một phần trong bài bình luận “Đọc Thơ Đặng Xuân Xuyến”
của tôi có một đoạn nói về bài thơ Quê Nghèo:
“Bài thơ “Quê Nghèo” không có sự bạo miệng của kẻ ngất ngưởng say, ngược lại
là những giọt lệ rơi vào, là tiếng khóc nghẹn ngào trong tâm tình thổ lộ. Tôi
lại mạn phép tóm gọn bài thơ dài 41 câu bằng 7 câu thơ của chính nó:
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ
thời chị Dậu
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng
dựng lên thật đẹp
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Bài thơ cho ta thấy một nỗi đau truyền kiếp từ thế kỷ 19
đến nay. Nỗi đau đó do đâu, nhà thơ không nói rõ nhưng nó đã “giam hãm đời
người” ngay “từ trong giấc mơ”. Như thế nỗi đau nầy không chỉ là nỗi đau vật
chất mà còn là nỗi đau tinh thần. Ngày xưa chị Dậu nghèo lắm về vật chất nhưng
không ai cấm ước mơ. Bây giờ “Giam hãm đời người / Tù túng giấc mơ”, nghĩa là
có thêm cái “nghèo lắm” tinh thần.
Bài thơ làm thức tỉnh cơn mê của những người nhìn vào mặt
phải mà không thấy mặt trái bao giờ.”
Đây chỉ là những lời thảo luận thân tình với nhau vì tôi
thấy mến bút pháp của Nguyễn Bích Thủy chớ không phải là tranh biện.
Thân ái chúc nhà thơ Đặng Xuân Xuyến và tác giả Nguyễn
Bích Thủy bình an trong đời, thăng tiến và viết mỗi ngày thêm hay./.
-------------
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
Mời thư giãn với nhạc phẩm HƯNG YÊN QUÊ TÔI
của Hồng Xương Long, thơ Minh Hạnh, qua tiếng hát Hồng Xương Long:
*.
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 04.2018
CHÂU THẠCH
(Tên thật: Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 06.04.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét