HỘI NHÀ VĂN ÔNG HỮU THỈNH!
ÔI CÁI HỘI...!
*
Tôi không có may mắn được là Hội viên Hội Nhà
văn, một hội nghề nghiệp “danh giá” trong cả trăm hội nghề nghiệp ở cái xứ Việt
Nam này. Nhưng tôi biết đó là cái Hội rất phức tạp. Ai cũng cho là mình hay,
mình giỏi và chả ai chịu ai, chả ai phục ai. Đó cũng là Hội mà Ban Tư tưởng văn
hóa Trung ương luôn phải để mắt tới vì lúc nào cũng có thể xảy ra “lệch lạc”
gây bấn loạn xã hội về mặt tư tưởng. Mặt mà Đảng luôn lo mất định hướng. Chứ
còn cái Hội giáo giới hay Hội Cầu đường, hội Vân tải ô tô thì chúng tôi chỉ biết
chân chỉ làm ăn thương yêu đùm bọc đấu tranh cho lợi quyền của nhau
Gần đây, sau bài “phê bình chỉ điểm” theo
cách nói của nhà phê bình văn học có tiếng Phạm Xuân Nguyên trên tờ Pháp luật
thành phố Hồ Chí Minh đối với bài phê phán luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên tức
cô giáo Đỗ thị Thoan mà Phạm Xuân Nguyên cho là thô bạo, là vi phạm pháp luật
thì những người phía bên kia nhảy cẫng lên tung ra cả loạt bài đả kích mà
điển hình là các bài trên blog cá nhân của Đông La.
Đọc những bài này mà chắc chắn chẳng báo lề
phải chính thống nào dám đăng vì nó thô tục, vô văn hóa không thể tưởng tượng
được. Đông La có lẽ cũng là một hội viên hội nhà văn Việt Nam, mà anh ta khoe
các tác phẩm của anh đều được gửi cho Hội đồng phê bình văn học nghệ thuật Trung
ương gồm các ông Hồng Vinh, Đào Duy Quát và Hữu Thỉnh. Trong đó chỉ có Hữu
Thỉnh là có hơi hướng văn học, còn hai ông kia là nhà báo, nhà chính trị được
phân công theo dõi kìm kẹp các nhà hoạt động văn hóa theo đúng tôn chỉ mục đích
của Đảng cầm quyền. Nói trái đi dù chỉ một chút là sẽ bị thổi còi ngay.
Lập công chuộc những lỗi lầm “không vào Đảng, bỏ cơ quan sống tự do“
bây giờ biết hối cải muốn làm “văn nô” thứ thiệt để bảo vệ Đảng. Liệu các đồng
chí lãnh đạo tuyên giáo có thể tin được miệng lưỡi của kẻ gian manh này không.
Nhất là khi hắn tâng công với các vị chửi tuốt tuột. Từ Nguyên Ngọc, một
nhà văn lão thành rất có uy tín trong và ngoài nước đến Phạm Xuân Nguyên,
một nhà phê bình văn học có tên tuổi. Hắn trơ tráo đến mức ngay cả Hội Nhà văn
Trung Quốc cũng không khoái gì khi phê phán những nhà văn Việt Nam tham gia
biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vì nó sống sượng quá, thô tục quá. Hắn chửi
Phạm Xuân Nguyên, chửi luôn cả Nguyễn Quang Lập với blog Quê choa đã đăng những
bài của Nguyên, hắn chửi từ Trần Độ đến Nguyễn Huy Thiệp–một trong những nhà
văn đi tiên phong và được thế giới đánh giá cao của Việt Nam. Hắn chỉ khen mỗi
Nguyễn Quang Thiều vì Thiều khen bốn câu thơ của hắn hay hơn cả Chế Lan Viên!
Hội nhà văn của ông Hữu Thỉnh có nhiều
nhân vật quái đản quá. Nguyễn Minh Hồng, đại biểu quốc hội, mới được
phong anh hùng, người đã đề nghị Quốc hội ban hành Luật nhà văn thật hài hước
mà chính anh ta chẳng có một tác phẩm nào được công chúng biết đến là một ví
dụ. Bây giờ lại đến Đông La, một nhà văn, nhà thơ mà trong 86 triệu người dân Việt
Nam thử hỏi có bao nhiêu chục người biết anh ta? NHưng từ hôm nay sẽ có nhiều
người biết vì hãy xem các comment trên trang mạng Facebook thì thiên hạ chửi bới,
ném đá như thế nào với những ngôn từ bẩn thỉu thô tục cho xứng với nhân cách
của Đông La mà người ta gọi chệch thành Đa Lông (thằng mặt L. nhiều lông)
Trong khi đó nếu xẹm bài viết trả lời của nhà
văn trẻ Nhã Thuyên mà chắc chắn chưa phải là Hội viên Hội Nhà văn, một bài viết
nhẹ nhàng nhưng rất thâm thúy của người đàn bà viết văn mới thấy thái độ nhâng
nháo thô bỉ của các gã đàn ông mang danh nhà văn khi tấn công một người thuộc
phái yếu. Và chiều nay trên blog Quê choa đăng bài trả lời phỏng vấn của cô với
người hỏi là Đặng Phú Phong thì dù chưa được đọc luận văn của Nhã Thuyên mà Hội
đồng chấm luận văn đã cho điểm 10, tôi có thể khẳng định đó là một tài năng,
một triển vọng to lớn của văn đàn Việt Nam với lí luận sắc bén, ngôn từ chính
xác và mới lạ - nhiều tính từ tôi chưa được nghe bao giờ - nhưng lại rất nhẹ
nhàng. Một luận văn thứ hai của Nhã Thuyên để trả lời các phê phán cô vừa qua
với ý định phủ định luận văn Thạc sĩ của cô. Nếu tôi có quyền, chỉ với
bài trả lời phỏng vấn mà như là một bài phản biện này có thể chấm cho cô đỗ
Tiến sĩ luôn không cần bàn cãi gì nhiều. Vì đấy là kiến thức từ trong bộ não
của cô, bật ra từ trái tim rỉ máu của cô chứ không phải nhờ ai trợ giúp
như biết bao luận án tiến sĩ giấy ở nước ta. Với một tài năng thiên bẩm như
vậy, sẽ rất tiếc khi các sinh viên Đại học sư phạm không được tiếp tục nghe cô
giảng dậy vì một quyết định mang tính chất chính trị - một biểu hiện rõ nét của
cái gọi là “phê bình chỉ điểm” mà Ngô
Nhật Đăng trong một comment của mình đã tiên đoán rằng cụm danh từ này sẽ còn
sống lâu bền trong lịch sử văn học Việt Nam, và chính cụm từ này đã làm cho
Đông La “cay mũi” và chửi Phạm Xuân Nguyên là đồ ngu, đồ phản bội… y như Hoàng
Hữu Phước chửi Dương Trung Quốc cũng trên blog của mình rồi sau đó phải xin lỗi.
Vậy là chiến dịch “xử tử hình” tiếng nói trái
chiều của Nhã Thuyên bắt đầu với các đánh giá hết sức nặng nề: phản văn hóa,
công trình ngụy khoa học, phi chính tri… của cả một bộ máy tuyên truyền sau khi
buộc Đỗ Thị Thoan thôi việc tại trường Đại học sư phạm Hà Nội - đánh vào cái dạ
dày của cô -, giáng chức Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bình, người nâng đỡ giúp đỡ cô,
rồi hội đồng giáo sư trong đó có cả vị lão giáo sư thày của nhiều người thày là
Nguyễn Đăng Mạnh sẽ là gì đây. Liệu có đại cách mạng văn hoá vô sản cho các
thày đội mũ lừa đi rong phố không hay tống tất cả vào các Trại cải tạo như
những năm 50 của thế kỉ trước.
Liệu qua hiện tượng Nhã Thuyên và các bài phê
phán nặng nề theo định hướng không biết của ai vì chưa ai tiết lộ một chỉ thị
mật bằng văn bản hay bằng miệng cho cả một chiến dịch chống lại các nhà văn cấp
tiến như Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Lập… như đã làm cách đây
hơn sáu chục năm với Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Văn cao, Nguyễn Hữu Đang,
Thụy An… rồi cuối cùng phải hồi phục nhân phẩm và trao giải thưởng Nhà nước cho
họ khi họ đã yên nghỉ nơi suối vàng hoặc cận kề cõi chết. Chỉ có điều, ngày xưa
họ làm bí mật chả ai biết chả ai hay, đơn độc và cô độc, còn hôm nay, khi thông
tin trên mạng nhanh hơn công văn chỉ thị chạy theo con đường bưu điện thì không
thể bịt mồm các tiếng nói phản biện trái chiều , không thể vi phạm nhân quyền
một cách thô bạo và trắng trợn, không thể “đem bục công an đặt giữa tim người”
như Trần Dần ngày xưa đã viết. Không thể có lực lượng an ninh mạng “đông như
quân Nguyên” để bịt miệng cả triệu tín đồ của internet đang khao khát tự do. Và
khi có chính nghĩa thì ngay cả báo lề phải như Pháp luật thành phố Hồ Chí
Minh và Người Đại biểu nhân dân cũng dám đăng những thông tin cấm kị, phạm húy
cho dù Tổng biên tập có thể bị mất chức.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Hoàng Vũ Thuật0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe nhạc phẩm EM ĐI XEM HỘI TRĂNG RẰM
của Nguyễn Nghi, qua tiếng hát Như Quỳnh:
Trần Chí Cường giới thiệu
Tác giả:
Lương Kháu Lõa - nguồn: luongkhaulaoblog
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét