CHUYỆN ĐÔNG LA “QUĂNG BOM” TRÊN DIỄN
ĐÀN
HỘI NGHỊ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2016
*
Tôi lên phía trên hội
trường để có tư thế “chiến đấu”. Bàn chủ tịch đoàn điều hành hội nghị gồm anh
Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch, và
Phan Trọng Thưởng, Trưởng ban Lý luận Phê bình. Khách mời có một vị Phó Ban Tuyên
Giáo Trung ương, và anh Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn
học Nghệ thuật Trung ương, người có Tết đã đến nhà đại diện cơ quan chúc Tết
tôi.
Buổi sáng hội nghị diễn
ra theo nghi lễ. Xem chừng các bản tham luận ít được nghe. Đại hội mang tính
hội hè, đàn đúm hơn là để hội thảo, luận bàn học thuật. Hội trường ồn ào, đến
nỗi Nguyễn Quang Thiều phải nói:
- Ở ngoài có nhiều bàn
trà, ai có nhu cầu trò truyện xin ra ngoài, còn ở đây xin các vị trật tự, lắng
nghe cho.
Từng có bài viết cho
biết ở đại hội nhà văn, các nhà văn thường có cách “đuổi” diễn giả xuống bằng
vỗ tay. Đến lượt Giáo sư Phong Lê lên, ông doạ: “nếu vỗ tay tôi xuống ngay”, nhưng
ông chưa vào bài người ta đã vỗ tay ngay rồi! Phong Lê lại quyết không xuống!
Cũng là một chỉ dấu thể hiện văn hóa của các nhà văn Việt
Nam và giá trị thật sự của các đại hội to, nhỏ.
*
Buổi chiều thảo luận.
Anh Phan Trọng Thưởng
giới thiệu ông Lại Nguyên Ân mở màn. Tôi nhớ đại ý ông Ân bảo dân Việt Nam ta
cần phải ghi nhớ những “công ơn” của Pháp mang đến cho nước Việt Nam. Trước khi
Pháp đến, Việt Nam chưa có 1m đường xe lửa, rồi Pháp đào tạo cho Việt Nam nhiều
trí thức ưu tú, v.v…
Tôi nói với người ngồi
cạnh:
- Ông Ân nói vậy là dốt.
Pháp làm tất cả để cho Pháp chứ không phải cho dân Việt Nam, vì thế dân ta mới
có cuộc kháng chiến chống Pháp, cả những người được Pháp ưu đãi cũng tham gia.
Pháp bỏ lại tất cả vì nó thua bỏ chạy thôi.
Ông Ân nói tiếp về cuốn
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, cho là thành tựu của đổi mới, dù dư luận thế
nào thì nó vẫn là cuốn sách có giá trị. Với tôi ông Lại Nguyên Ân cũng như dạng
Phạm Xuân Nguyên, hùa theo khuynh hướng lộn ngược lịch sử của Nguyên Ngọc. Khi
các nhà văn phê phán Nguyễn Huy Thiệp viết bậy về lịch sử, ông Ân từng bảo:
“Đọc văn phải khác đọc sử”. Tôi đã viết, văn khác sử thì đúng rồi, nhưng văn
làm sử cuốn hút hơn mới là văn chân chính, còn văn bôi đen lịch sử là thứ văn
mất dạy!
Sau ông Ân, tôi bất ngờ
khi anh Phan Trọng Thưởng lại giới thiệu tôi phát biểu thứ hai. Nghe ông Ân nói
tôi còn “nóng máy”, nhưng trước khi nói tôi phân bua đôi điều:
- Khi nhận được giấy mời,
tôi nghĩ mình đi chơi một chuyến, nhưng rồi nghĩ Hội Nhà Văn lấy tiền thuế của
dân mua vé cho tôi đi, nên tôi thấy mình phải làm tròn bổn phận một nhà văn,
một công dân. Vì vậy tôi xin được nói thẳng, nói thật.
Vừa rồi ông Lại Nguyên
Ân khen cuốn Nỗi buồn chiến tranh nhưng tôi thì chê cuốn này. Tôi chê cái gì và
như thế nào thì tôi đã viết và in thành sách, không có thì giờ trình bầy ở đây.
Theo tôi ngoài thi pháp, văn chương chỉ cần phản ánh được trung thực đời sống
thôi cũng đã là đổi mới rồi. Đơn giản là vì đời sống luôn biến đổi. Từ sáng đến
giờ chúng ta nói bao chuyện nhưng những vấn đề bức xúc nhất, nổi cộm nhất của
đời sống tôi thấy chưa có. Như tình trạng đất nước mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói đang đứng trước “nguy cơ tồn vong” chẳng hạn. Do “lỗi hệ thống” đã
dẫn đến sai trái, tệ nạn, tham ô, lãng phí. Vậy nhà văn đã viết được với tinh
thần phản biện chưa? Nhưng muốn phê phán được người ta anh phải giỏi hơn, nếu
sai rất dễ bị kiện; hơn nữa phê phán nhưng phải có tâm, phê phán để xây dựng
chứ không phải lật đổ. Thực tế đã có những người lợi dụng sai trái, tệ nạn, đã
thổi phồng, xuyên tạc, viết để ngóng đợi sự “giải ngân” của những tổ chức chống
VN ở nước ngoài.
Thứ hai, nếu các vị lên
mạng, các vị sẽ thấy cái thực trạng tư tưởng người việt còn đối chọi nhau gay
gắt, còn thù hận nhau ghê gớm. Đặc biệt có một nhóm người còn có khuynh hướng
lộn ngược tất cả, từ quan điểm chính trị, lịch sử cho đến thẩm mỹ, muốn lật đổ
thể chế hiện thời. Họ còn viết cả Kiến nghị đòi thay đổi Hiến pháp.
Nói đến đây tôi cầm bản
thảo cuốn sách dầy như cục gạch của tôi, giơ lên nói:
- Đây, tôi mới viết xong
cuốn sách này, tôi đặt tên là “Chân dung những nhà lật pháp”. Lật
pháp tức là lật đổ Hiến pháp đó. Tôi thiết kế cái bìa, đây là hình ông Phạm
Xuân Nguyên biểu tình, bị cuốn Hiến pháp nó đè lên đầu. Diễn viên hài Công Lý
từng kiện người ta đưa hình mình lên bìa sách, còn tôi cũng mong ông Nguyên
kiện tôi đi. Trong cuốn sách có một loạt chân dung, từ cán bộ cao cấp như Trần
Độ, Trần Xuân Bách, ông Giáo sư Trần Phương; các nhà văn nổi tiếng như Nguyên
Ngọc, Huệ Chi, Trần Mạnh Hảo, Phạm Xuân Nguyên; đến các cô Từ Huy, Nhã Thuyên,
v.v... Cuốn sách tôi viết không phải thích thì khen ghét thì chê mà là sự thật,
tôi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong này có những ông to mồm ghê
gớm như Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Trần Mạnh Hảo, tôi mà sai họ sẽ gào lên ngay.
Nhưng thực tế họ đã sai, có những chuyện còn quá sai. Như chuyện về ông Bob
Kerrey vừa rồi. Tôi thấy ông Nguyễn Quang Thiều cũng ủng hộ, tôi cũng ủng hộ, nhưng
là ủng hộ việc ông ấy sám hối, lập công chuộc tội. Còn ông Nguyên Ngọc bảo, bản
thân ông Nguyên Ngọc cũng như bộ đội ta đã núp vào dân, tức lấy dân làm bia đỡ
đạn, nên ông Bob Kerrey giết Việt Cộng tất phải giết dân thôi. Ông Nguyên Ngọc
tự thấy ông ấy và bộ đội ta cũng có tội như ông Bob Kerrey. Có một Blogger tên
là Thiên Lý viết là ông Nguyên Ngọc đã dùng miệng lưỡi xảo quyệt của mình liếm
sạch máu dân lành dính trên giày của ông Bob Kerrey, cũng như trước kia có một
công dân mạng ví ông Bùi Tín như miếng giẻ chùi máu giầy quân xâm lược vậy.
Sau đó tôi đọc một đoạn
trong bản tham luận mà hôm trước đã trình bầy, rồi biết hết giờ khi thấy ở dưới
vỗ tay “đuổi” như đuổi các diễn giả khác. Tôi nghĩ, ý chính mình đã nói ra rồi,
cũng cóc cần nói thêm gì nữa, nên nói:
- Không cho nói nữa thì
thôi, tôi xuống.
Tiếp theo đến lượt ông
Văn Chinh lên. Tôi ngạc nhiên thấy ông ấy nói với giọng bỡn cợt của loại hủ
nho, công kích tôi trực diện, đại ý:
- Thưa anh Đào Duy Quát,
nhà văn chúng tôi từ trước tới nay yêu Đảng lắm, sợ Đảng lắm, không ai dám viết
chống Đảng đâu ạ. Không biết ông Đông La thấy ai hợp tác với Việt Tân mà hôm
nay ông ấy lên dạy dỗ chúng tôi…
Văn Chinh vừa xuống, tôi
lên ngay, không ai ngăn nhưng tôi lên với tư thế “cướp diễn đàn”:
- Cho tôi được đính
chính, ông Văn Chinh nói sai thì tôi phải đính chính. Tôi bảo thực tế có những
người viết để đợi những tổ chức ở nước ngoài chống Việt Nam “giải ngân”. Như dư
luận cho Huy Đức viết Bên thắng cuộc được tiền, ông Trần Đĩnh cũng bắt chước
viết cuốn Đèn Cù, còn cô Nhã thuyên thì viết toạc móng lợn ra là cô làm luận
văn như thế là để đợi tiền của một cái quỹ gì đó. Các vị hãy lên mạng đọc đi. Tôi
chỉ nói ra sự thật, cần gì phải dạy dỗ ai ở đây. Ông Văn Chinh nói sai tôi kiện
ông ra tòa đấy!
Chuyện Nhà Văn Đông La
“quăng bom” trên diễn đàn Hội nghị Hội Nhà Văn chỉ là như thế.
*
Tôi về chỗ, anh Nguyễn
Văn Lưu đến ngay bên nói: “Đông la nói kịp thời lắm”. Rồi sau mấy người
nữa, anh Lưu mới lên, dểnh dảng nói khá dài.
Một chuyện nữa liên quan
đến anh Nguyễn Văn Lưu cũng làm tôi chú ý, đó là Sương Nguyệt Minh lên diễn đàn
phản bác Nguyễn Văn Lưu phê phán cuốn tiểu thuyết của mình. Sương Nguyệt Minh
cho Nguyễn Văn Lưu viết sai, và cũng như Phạm Xuân Nguyên, một lần nữa Sương
Nguyệt Minh cho Nguyễn Văn Lưu là “phê bình chỉ điểm”.
Cả Nguyễn Văn Lưu và
Sương Nguyệt Minh tôi đều quen biết, từng có những cuộc gặp thân tình, tôi còn
từng rủ Sương Nguyệt Minh đi đặc sản cháo vịt Thanh Đa nữa. Nên tôi không chú ý
vụ Nguyễn Văn Lưu chê sách của Sương Nguyệt Minh, đúng sai nhường cho thiên hạ
xem xét.
Nhưng theo tôi, Sương
Nguyệt Minh nếu là người có bản lĩnh thì sẽ viết bài phản bác anh Lưu bằng lý
lẽ theo luật báo chí. Còn có thể kiện ra tòa nếu thấy bị vu khống tội chính
trị. Còn chỉ nói anh Lưu sai khơi khơi không chứng minh thì không thuyết phục.
Còn chuyện Sương Nguyệt Minh nói anh Lưu chỉ điểm? Chỉ điểm cho các lực lượng
chống Việt Nam thì không phải rồi, vậy chỉ có thể là “chỉ điểm” cho Đảng! Nhưng
Sương Nguyệt Minh là sĩ quan cao cấp, cũng đại tá đại tiếc gì đó, là nhà văn
của chế độ, của Đảng, ăn “lộc” của chế độ, sao Minh lại nói Đảng của mình như
bọn cai trị vậy. Vậy thì sai toét còn gì, còn cho chống Đảng là đúng thì hãy
trả hết danh vị về rừng mà kháng chiến đi. Mà tại sao trên diễn đàn của Hội Nhà
Văn lại có kiểu chửi nhau như vậy? Hội Nhà Văn có còn “Văn” không?
*
Tôi về khách sạn, gặp
lại ở hành lang trước cửa phòng nữ một nhà thơ mà tôi từng cho là đẹp, dù đã
đứng tuổi, người tôi đã gặp trong cuộc hội thảo văn thơ nữ tổ chức tại thành phố
Hồ Chí Minh, người từng khoe với tôi là rất hay đọc và thích đọc tôi viết.
Thấy tôi, nữ thi sĩ nói:
- Em rất phục anh, chiều
nay anh rất bản lĩnh.
- Ai nhỉ? Gặp ở Sài Gòn
rồi mà quên tiêu mất tên!
- Em là Nguyễn Thị Mai.
- À, Nguyễn Thị Mai.
Tôi vào phòng vẩn vơ
nghĩ, tại sao có bao người, tôi lại gặp lại Nguyễn Thị Mai, người đồng cảm với
mình, chỉ để nói một câu thôi, phải chăng cũng là do cơ duyên xếp đặt!
Mời thư giãn với nhạc phẩm THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT
của Đức Trí-Hà Quang Minh, qua tiếng hát Mỹ Tâm:
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Sương Nguyệt Minh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bình Phương0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bàng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Khôi0
- Các bài viết của
(về) tác giả Chu Mộng Long0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
*.
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)
Địa chỉ: quận Bình
Thạnh, thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 11.03.2021.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét