COI THƯỜNG TRÍ THỨC
Cách đây không lâu một
người quen kể tôi nghe rằng làng anh có ông Việt Kiều ở Canađa về quê, nói sẽ
bỏ ra hai tỉ đồng để xây ngôi trường tại xã nhà, nơi ông từng học thời nhỏ, gồm
mười phòng học, một văn phòng trường và một phòng thư viện.
Thế thì tốt quá. Ngôi
trường cũ cấp bốn đã ọp ẹp lắm rồi, trên hứa cấp kinh phí xây lại, ít ra cũng
sửa chữa tử tế, mà hứa mãi không thấy tiền, vì địa phương này không thuộc diện
chương trình 135. Chính quyền xã mừng lắm, nhân dân cũng mừng, không hết lòng
khen ông Việt Kiều hào phóng và tình nghĩa với quê hương.
Tiền đã sẵn. Thiết kế
thì có mẫu chuẩn của Bộ cho những trường qui mô tương tự ở nông thôn. Mọi việc
suôn sẻ. Thế mà cuối cùng cái trường mơ ước ấy vẫn không xây được.
Vì sao? Vì người bỏ
tiền ra một điều kiện rất đơn giản và rất dễ thực hiện: Ngôi trường mới phải
mang tên ông, trường Nguyễn Xuân Hải. Hiện nó được gọi là trường Lót. Chả là
bên cạnh có một dòng sông nhỏ có tên như vậy.
Việt Kiều Nguyễn Xuân
Hải là người phúc hậu, béo hồng, tóc bạc gần hết. Ông không thuộc diện vượt
biên, gia đình trước có làm quan nhưng không hề phản động, ngược lại còn có
công với cách mạng vì cả hai người em của ông đều đi bộ đội kháng chiến và đều
hy sinh ở Điện Biên. Ông Hải theo bố mẹ ra nước ngoài năm 1953, ở Pháp một thời
gian rồi chuyển sang Canađa. Nghe nói hiện ông là một doanh nhân phát đạt bên
ấy.
Sao ông cứ muốn trường
này mang tên ông? Vì ngày xưa ông nội ông có mở lớp học chữ nho cho trẻ con
trong làng, sau học trò nhiều dần dần thành “trường”, trường cụ đồ Báu. Nay ông
muốn nhà ông cũng có một ngôi trường như xưa, và phải mang tên ông, cháu nội
của người sáng lập trường cụ đồ Báu. Ông Hải còn hứa sau sẽ cấp thêm tiền để
lập thư viện và có học bổng hàng năm cho những em nghèo học giỏi.
Xã xin ý kiến huyện.
Huyện xin ý kiến tỉnh. Tỉnh xin ý kiến trung ương. Mỗi cấp phải chờ một thời
gian để trình báo và làm các thủ tục cần thiết. Đến trung ương thì tịt. Im lặng
hoàn toàn.
Chờ mấy tháng hết kiên
nhẫn, ông Việt kiều bỏ dự án xây trường. Ai cũng tiếc, kể cả ông. Nhưng tiếc
nhất vẫn là người dân trong xã.
Đến nay trường Lót vẫn
mòn mỏi chờ kinh phí sửa chữa hoặc nâng cấp. Chỉ tội mấy đứa nhỏ trời mưa phải
chịu cảnh dột, gió lùa thì lạnh, và có đứa đang ngồi bỗng ngã ngửa vì ghế ọp
ẹp. Chúng là nạn nhân của sự ngớ ngẩn người lớn.
Về nguyên tắc, việc đặt
tên trường bây giờ dường như cũng không phức tạp lắm. Nó thuộc thẩm quyền phòng
giáo dục huyện.
Hẳn nhiều người còn nhớ
nhà tư sản, nhà sưu tập tranh Đức Minh nổi tiếng.
Một lần sang Paris, ông
thấy người ta bán bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh,
liền bỏ tiền mua, với ý nghĩ đơn giản không muốn để thất thoát ra nước ngoài
một tác phẩm hội họa nổi tiếng như thế. Dần dần, cũng với ý nghĩ tương tự, ông
thành nhà sưu tập tranh, thuộc loại đầu tiên ở Việt Nam, và vì giàu nên ông mua
được nhiều tranh có giá trị. Nghe nói ông mua bán sòng phẳng, trả giá cao, tức
là gián tiếp giúp giới họa sĩ có điều kiện chuyên tâm sáng tác, chứ không theo
kiểu đổi cà phê lấy tranh như ông Lâm xhur một quán cà phê nhỏ giới họ sĩ hy
lui tới ở Hà Nội.
Sau này, ông đề nghị
xin được hiến toàn bộ bộ sưu tập tranh vô giá ấy cho nhà nước, cùng ngôi nhà
lớn của ông ở phố Quang Trung, ngoảnh mặt ra hồ Thiền Quang. Ông chỉ xin khi
thành lập bảo tàng, hãy để nó mang tên ông như kỷ niệm một thời, một tấm lòng
yêu nghệ thuật nước nhà. Hoặc không thì lập một gian riêng ở Viện bảo tàng Mỹ
thuật, gọi là gian tranh Đức Minh.
Nhà nước không đồng ý.
Ông Minh chết, và chẳng bao lâu sau bộ sưu tập đồ sộ của ông thất tán, nay
chẳng còn gì. Nhiều trong số những bức tranh quí lại tìm được đường ra nước
ngoài.
Tội nghiệp ông Minh.
Ông là nhà tư sản, về nguyên tắc là kẻ thù của đất nước. Ông đã dành cả đời
mình cóp nhặt, gìn giữ những giá trị tinh thần cho đất nước. Còn những người
cộng sản, những người vô sản, vô thần, về nguyên tắc là những người tốt nhất,
tiên tiến nhất của thời đại, những người đã cứu nguy cho đất nước và một lòng
phụng sự nhân dân, đất nước, thì lại ngu ngốc để mất đi một tài sản quí báu như
vậy.
Lần nữa phải nói rằng
chỉ những người cộng sản mới có thể có được một thái độ coi thường như thế đối
với thành quả của lao động trí thức.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân
Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm
của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ HỒN QUÊ:
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến
đọc bài thơ CẠN LÒNG:
Đinh Hoàng Long giới thiệu
Tác giả: Thái Bá
Tân - nguồn: facebook Thái Bá Tân
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét