PHÙNG QUÁN YÊU AI
VÀ GHÉT AI?
Phùng Quán là một trong những tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất
mỗi khi người ta nói đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, và có lẽ bài thơ “Lời
mẹ dặn” là một trong vài bài thơ nổi tiếng nhất của Phùng Quán. Trong
bài thơ, những câu sau đây được rất nhiều người trích và ca tụng:
“… Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.”
Thế nhưng, trong bài thơ này, Phùng Quán không nói thẳng ra là
ông yêu ai và ghét ai. Bởi vậy, tôi muốn nêu ra câu hỏi: “Thế thì Phùng Quán
yêu ai và ghét ai?”
Để tìm kiếm câu trả lời, tôi lục lọi khắp nơi để đọc những gì
Phùng Quán đã viết. Sau đây là một số bài thơ cho thấy Phùng Quán yêu ai và
ghét ai.
Năm 1949, lúc Phùng Quán được 17 tuổi, ông đã viết bài thơ “Đất”
để ca ngợi “thế giới đại đồng Cộng Sản”.
ĐẤT
(trích)
…
Đất ơi!
Con nguyện yêu Người với tất cả máu xương
Với tất cả cuộc đời con mười bảy tuổi!
Con vui sao!
Khi nghĩ tới gương mặt Người
Đã rửa sạch hết máu và bùn
Tươi vui, chói lọi...
Người sẽ hát cho thế hệ mai sau
Về thế giới đại đồng Cộng Sản
Mà thế hệ chúng con hôm nay
Không tiếc máu để sửa soạn cho lời ca
Năm 1952, Võ Thị Sáu bị tử hình tại Côn Đảo. Năm 1955, Phùng
Quán ở ngoài Bắc (chưa từng đến Côn Đảo) đã viết bài thơ “Tiếng hát trên
địa ngục Côn Đảo” để ca tụng Võ Thị Sáu. Trong bài thơ, ông bịa thêm
chuyện Võ Thị Sáu trên đường ra pháp trường còn nghiêng mình hái bông hoa ven
rừng cài lên mái tóc và cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê.
“… Trên đường vào đảo hôm qua
Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven rừng
Cài lên mái tóc rối tung,
Cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê.”
Phùng Quán còn bịa thêm chuyện Võ Thị Sáu quát to “Bắn tao
đi! Tao không bao giờ sợ. Tao mở mắt to để nhìn luồng đạn chúng mày. Bắn tao
đi! Mắt tao, ngực tao đây!” khiến “bọn giặc rùng mình run tay súng. Bốn
phát chị vẫn sống… Tám phát chị mới gục”.
Dưới đây là một đoạn trích.]
TIẾNG HÁT TRÊN ĐỊA NGỤC CÔN ĐẢO
(trích)
…
Yêu Tổ quốc tha thiết,
Yêu Bác, yêu nhân dân.
Sáu không thể ngồi không,
Đợi ngày đưa đi bắn,
Ở đâu cũng có Đảng,
Ngay giữa tim kẻ thù,
Chi bộ của nhà tù,
Sáu được làm liên lạc.
Ngày nấu cơm đun nước,
Đem đến cho anh em,
Những người bị xiềng gông.
Cho đến giờ phút cuối.
Những đồng chí hấp hối,
Quằn quại kiết, ho lao,
Ngày hai buổi Sáu vào,
Nắm tay từng đồng chí,
Chuyền hơi ấm Đoàn thể,
Cho trái tim sắp ngừng,
…
Đồng bào bưng mặt khóc,
Như xé ruột cắt lòng.
Trên trời dưới biển mênh mông
Xa Bác, xa Đảng, nhân dân đồng bào.
…
Nghĩ đến Tổ quốc tôi không sợ kẻ thù.
Nhất định có ngày bộ đội của Bác Hồ,
Sẽ đến cứu chúng ta khỏi lao tù ngục tối
…
Hai mắt vẫn sáng chói,
Nhìn cháy thịt kẻ thù.
Tiếng hô Đảng! Bác Hồ!
Gió bể mang về đất liền Tổ quốc.
Tám phát chị mới gục,
Đầu nghiêng như ngủ say.
Mái tóc gió bay bay,
Xanh rờn mười bảy tuổi...
Trong Giai Phẩm Mùa Thu 1956, tập II, Phùng Quán viết bài thơ “Chống
tham ô lãng phí” diễn tả nỗi căm ghét của ông đối với những tên cán bộ
quan liêu tham ô lãng phí. Tuy nhiên, Phùng Quán vẫn tin tưởng rằng Đảng thì
chính trực và Đảng sẵn sàng trừ diệt bọn tham ô lãng phí. Phùng Quán đề nghị
nếu Trung ương Đảng lập đội quân trừ diệt tham ô lãng phí, thì ông sẽ tình
nguyện “Có tôi! đi trong hàng ngũ tiền phong”, và ông sẽ rút thơ ca ra
từ tuỷ xương để “hiến dâng hết cho sự nghiệp đấu tranh của Đảng”.
CHỐNG THAM Ô LÃNG PHÍ
(trích)
…
Tôi gài bẫy chăng lưới khắp mọi tâm hồn.
Xông khói ớt quạt lùa vào hang hốc.
Lưới bẫy của tôi chẳng tốn tơ tốn sắt.
(Dành công nhân dệt lụa dựng cầu)
Khói của tôi chẳng tốn ớt tốn rơm
Tất cả là thơ ca
Tôi rút từ tủy xương
Hiến dâng hết cho sự nghiệp đấu tranh của Đảng.
Ngày 15/10/1964, Nguyễn Văn Trỗi bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
đem ra xử bắn tại Sài Gòn, vì Trỗi và một nhóm Việt Cộng nằm vùng đã bị bắt quả
tang trong đêm 09/05/1964 khi họ đang cài mìn ở cầu Công Lý với âm mưu ám sát
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Báo chí quốc tế đưa tin, viết tên
Nguyen Van Troi (không có dấu), nên dân ở ngoài Bắc lúc ấy không biết Troi là
Trỗi, hay Trôi, hay Trội. Nhạc sĩ văn công Cộng Sản Việt Nam là Vũ Thanh lúc ấy
liền sáng tác bài “Lời anh vọng mãi ngàn năm” có những lời hát: “Nguyễn
Văn Trôi, Nguyễn Văn Trôi người công nhân thành phố Sài Gòn mà lời anh trước
súng giặc thù vẫn cháy lửa chiến đấu…”.
Nhà thơ Phùng Quán lúc ấy cũng vội vàng viết bài thơ “Anh
Nguyễn Văn Trôi, anh Nguyễn Văn Trỗi”, có những câu sau đây.
ANH NGUYỄN VĂN TRÔI, ANH NGUYỄN VĂN TRỖI
(trích)
...
Anh Nguyễn Văn Trỗi
Anh Nguyễn Văn Trôi
Anh Nguyễn Văn Trội
Cả ba cách gọi
Đều là gọi Anh
Như hoa, như huê, đều là thơm ngát
Như đàn như đờn đều ngân tiếng nhạc
Như hận, như hờn đều là bất khuất
Như nỏ như ná đều là giết giặc
Như biển, như bể đều là mêng mông
Như hường, như hồng đều sắc cờ Đảng
Như đào, như điều đều là nhiễu thắm phủ lấy giá gương
…
Kết luận:
Đọc xong những bài thơ trên đây, tôi nghĩ: “À, thì ra… Thế là
tôi biết ông Phùng Quán yêu ai, ghét ai.”.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
HOÀNG NGỌC TUẤN
Định cư tại: Normanhurst, thành phố Sydney
tiểu bang New South Wales,
Australia.
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email datinh_1974@yahoo.com
gửi ngày 16.09.2022.
- Ảnh dùng minh họa cho
bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện
quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét