NGHIÊN CỨU DỊCH HỌC
Thời gian qua nhiều bạn đã gửi email, cảm
nhận trên từng bài viết Dịch lý, hỏi Lưu Xuân Thanh về Dịch, Lý, Số.
Trước hết xin cảm ơn các bạn đã tin tưởng. Sau nữa mong lượng thứ cho sự
hiểu biết có hạn, tôi vẫn còn đang học hỏi. Chậm trễ vì phải tập trung nghiên
cứu kỹ từng câu hỏi. Lưu Xuân Thanh sẽ cố gắng phúc đáp các bạn. Có những
trường hợp tôi trả lời trong bài viết này. Những bạn hỏi về luận giải Tử
Vi, Bát Tự Hà Lạc, Tứ Trụ, quẻ Lục Hào, Huyền Không Phi Tinh, Thái ất Thiên
Phù… Lưu Xuân Thanh trả lời qua email. Chắc chẳng thể thỏa đáng được.
Nhiều bạn muốn trao đổi và học Dịch lý, gần đây nhất ngày 04.09.14 bạn Phạm Hữu
Danh ở quận Tân Bình, tp HCM đã gửi thư và gọi điện thoại… Có lẽ
phải gặp gỡ mới diễn giải được chi tiết. Điều đó còn phụ thuộc vào “Duyên và
Thời”. Bạn Tiến Sơn ở thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp lại hỏi về thầy bói, thầy
tu, thày chùa, thày cúng. Bạn Thiều Sỹ Toàn ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh
Hóa là người nghiên cứu Dịch lý, đã hỏi khác mọi người đó là: “Linh cảm và Thập
ứng (ngoại ứng)” trong Dự đoán Dịch lý. Lưu Xuân Thanh xin trả lời bạn Thiều
bằng quẻ Dịch thực tế gửi qua email. Về Thập ứng Thiều cần nghiên cứu kỹ hơn trong
sách của Thiêu Khang Tiết, Dã Hạc Lão Nhân và Thiệu Vĩ Hoa. Về Linh cảm ít
nhiều ai cũng có, do thiên phú một phần. Chủ yếu do luyện tập khí công, thiền
quán mà có. Trong đời người ai mà chẳng một đôi lần có những linh cảm về một sự
việc cụ thể nào đó sẽ xảy ra. Rồi nó đã xảy ra đúng như thế. Thật kỳ lạ! Linh
cảm trong Dự Đoán học Đông phương là điều cần có.
(Tác giả Lưu Xuân Thanh) |
Trước hết mời các bạn đọc trích đoạn nghị
quyết của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam số 01/ NQ-TW 28. 03.1992: “…Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội
ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác - Lê nin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các
trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là số
đông cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài
người, do đó khả năng phát triển bị hạn chế ….”. Như vậy một thời gian dài ở
Việt Nam ,
cán bộ lý luận “hạn chế”, thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức,
tinh hoa nhân loại. Chỉ “bó hẹp” trong các môn khoa học Mac - Lênin.
Nghị quyết nàỳ chỉ rõ như thế là chưa đủ…
Tuy nhiên những học giả, những trí thức ở mọi
miền Tổ quốc, xưa và nay vẫn đọc và học Dịch. Ở miền Bắc tiêu biểu là
GSTS Nguyễn Hoàng Phương, GSTS đại tá công an Hoàng Tuấn, hai ông là bậc thầy
của thầy. Lưu Xuân Thanh học được ở hai thầy nhiều điều. Theo các học giả
Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê : “ … Kinh Dịch, từ một sách
bói toán trở thành sách triết. Một cuốn sách rất quan trọng, vậy mà từ nguồn
gốc, tên người viết, thời đại xuất hiện, gây nhiều thắc mắc, mấy nghìn năm sau
chưa giải quyết được. Đó cũng là lẽ khiến Chu
dịch thành một kỳ thư ”. Ngày xưa vua chúa coi Kinh Dịch là đạo trị quốc.
Ngày nay ngoài điều đó, còn thêm một ý nghĩa nhân sinh Đạo làm người. Được ứng
dụng trong khoa học tụ nhiên và xã hội. Kinh Dịch đã vươn xa sang phương
Tây. Qua các cuộc hội thảo Quốc tế đã xem Kinh Dịch là khoa học, tinh hoa nhân
loại…
Nhưng về Kinh Dịch vẫn có những
ý kiến trái chiều. Tất cả đều có lý lẽ riêng. Cũng có người nói: Kinh
Dịch là mê tín. Đúng, nguyên thủy là sách bói toán. Nếu chỉ là bói toán đơn
thuần như các thuật sỹ giang hồ. Họ làm ra vẻ thần bí nào phù phép, cúng bái gieo
quẻ, rồi phán cốt để kiếm tiền. Qúa trình phát triển sách Kinh Dịch đã thành
sách triết học Đông phương. Do đó “ mê tín ” không thể nghiên cứu Dịch mà
phải “ trí tín ” may ra mới nghiên cứu sâu sắc được. Làm rõ vấn đề này
khá dài dòng. Khái quát nhất, xin hỏi bạn ai đã nói có nội dung: Lấy bất biến
ứng vạn biến ? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói câu đó theo nguyên lý của Kinh
Dịch. Ai bảo Chủ tịch Đảng Lao động Viêt Nam (Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày
nay) mê tín?
Rất lạ, vì sự bất cập! Trước kia bị cấm. Nay
đủ loại sách về tôn giáo, bói toán… xuất hiện tràn lan khắp mọi nơi. Trong Nam sau 1975
cất kỹ, nay đem ra dùng. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay,
loại sách này in lậu xuất hiện bầy bán ở vỉa hè, nhà nước khó kiểm soát. Tôi
nghiệm ra rằng những gì nhà nước cấm lại làm cho xã hội tò mò tìm đến. Nhất là
trên lĩnh vực tôn giáo, văn hóa… Phong trào học Dịch như nấm mọc sau cơn
mưa. Trong Nam rầm rộ hơn ngoài Bắc. Những sách bói toán, kinh Phật , Dịch
học, sau 1975 cất kỹ nay đem ra dùng. Họ đã đi trước nhiều người ngoài
Bắc vài thập kỷ. Tiêu biểu là các học giả Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần và
nhiều giảng sư ở Đại học Vạn Hạnh (trước 1975). Những người Việt gốc Hoa ở Sài
Gòn, Huế, Hội An, Khánh Hòa, Biên Hòa, Bạc Liêu … Những người học Dịch ở miền
Nam, họ uyên thâm, song kín tiếng. Một số người uyên bác về Dịch sau 75 đã ra
nước ngoài.
Sau tết Mậu thân 68, hầu hết các đơn vị quân
giải phóng phải lên căn cứ, vùng rừng núi để củng cố lực lượng. tôi vốn
có zen di truyền về đọc sách. Nên có mang lên núi sách Sài Gòn xuất bản năm
1958 quyến Triết Học Đông Phương Nhập Môn của GSTS Nguyễn Đăng Thục là người
sinh ra tại huyện Gia Lâm , phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (giảng sư đại học
Vạn Hạnh Sài Gòn). Đó là cuốn sách Đông phương học đầu tiên tôi đọc. Phải
sau 1975 tôi mới có điều kiện, song phải âm thầm nghiên cứu Dịch lý. Năm 1979
tôi không còn là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôi đã công khai nghiên cứu
Đông phương học, nghiên cứu Phật pháp và tu Thiền. Năm 1987 phục hồi Đảng
tịch, tôi vẫn nghiên cứu Dịch lý cho đến nay. Không thể bỏ tinh hoa của
nhân loại, không thể bỏ đạo học làm người chân thiện mỹ. Trong khi xã hội
chỗ nào cũng có tham nhũng!...
Kinh Dịch - Chia làm hai phần:
- Phần thượng kinh nói về những nguyên lý của
vũ trụ. Lấy hai quẻ đầu Càn Khôn tương trưng cho hai khí âm dương bàn về lẽ
trời.
- Hạ kinh lấy hai quẻ Hàm Hằng nói về đạo
người, bắt đầu là đạo vợ chồng .
Tiếp đó biến hóa âm dương ngũ hành gắn kết
Thiên Địa Nhân. Kết thúc ở quẻ Hỏa vị tế nghĩa là chưa thành tiếp tục biến hóa.
Dịch không có chỗ cùng .
Dịch lý có ba điều: 1/ Giao Dịch, 2/
Biến Dịch, 3 Bất Dịch. Đó là cốt lõi của Dịch, Lý, Số. Từ Kinh Dịch mà có
Thái Ât Thần Kinh, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Đôn, Tử Vi Đẩu Số, Bát Tự Hà
Lạc, Tử Bình, Chu Dịch Dự Đoán Học v.v .
Trong Dịch, Lý, Số. Cụ thể là Dự Đoán học,
việc sắp xếp các quẻ theo nhóm. Như quẻ Càn có thuần Càn rồi biến theo các hào
thành 8 quẻ. Quẻ chính là mẹ, các quẻ khác là con. Quẻ số 7 là Du hồn, quẻ số 8
là Quy hồn v.v Các nhóm khác cũng như vậy. Cái lý của Thiên, Địa,
Nhân là: Sự vận động không ngừng nghỉ của Âm Dương, Ngũ Hành. Đây là những yếu
tố cơ bản cho quyết sách đúng đắn về nhân sinh. Qua đó con người học tập, áp
dụng xử lý tốt các mối quan hệ để đạt kết quả cao nhất trong cuộc sống. Ví dụ
như xem công danh gặp Quan vượng trì Thế chắc chắn thành công. Nếu gặp hào Tử
tôn động trong quẻ, hoặc trì thế xem thi cử hay thăng tiến thì chẳng khác nào
mò trăng đáy nước. Xem về cầu tài kinh doanh mà gặp hào Huynh đệ trì Thế hoặc
động hoặc tuần không, nguyệt phá thì như người trèo cây bắt cá. Xem về
bệnh đau ốm có Tử tôn trì thế, hoặc lục xung là khỏi bệnh. Nếu gặp Quan quỷ trì
thế, không có hào tử tôn chắc chắn bệnh sẽ nguy nan v.v. Người học Dịch
phải biết và hướng cho người khác tránh những điều không tốt, làm những điều
không hại cho bất kỳ ai. Muốn vậy phải “ trung , chính …”… Từ xưa
đến nay việc ứng dụng Kinh Dịch trong đời sống rất phong phú, đa dạng.
Học giả Nguyễn Hiến Lê (trong Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử) đã viết về đoán
Bát Tự Hà Lạc: “…Lạ lùng nhất cách đoán
số đó cũng có nhiều khi đúng không kém số Tử Vi …”
B/ THÀY TU, THÀY CHÙA , THÀY CÚNG , THÀY BÓI
.
Cách đây gần bốn thập kỷ. Tôi đọc sách Phật
ngay phần mở đầu đã ghi:
…Tình trạng phẩm ít, lượng nhiều đã phát sinh
nhiều nguyên nhân phức tạp
- Có người tu Phật theo truyền thống ông
cha (ông cha theo đạo Phật thì con cháu cũng theo).
- …
- Có người theo đạo Phật, vì mong cầu
được tai qua nạn khỏi, hay cầu của, cầu con…
Tôi là kể vô thần, vận mệnh đẩy đưa gặp một
vị Thiền sư cao tăng đức hạnh. Nên đã học và tu dưới sự hướng đạo của thiền sư.
Tôi đã theo chư tăng xem các thầy cúng cầu an, cầu siêu cho các gia đình ở
thành phố và thôn quê. Chư tăng không bao giờ
nhận tiền tạ của gia chủ. Bạn sẽ hỏi: Lấy gì để sống? Xin thưa, sau những giờ
phút Tu học (Thiền định, tụng kinh) tất cả chư tăng đều lao động, trồng rau,
trồng hoa để bán, trồng bắp, đậu tương, đậu phụng, trồng lúa ... Đó là chính
nghiệp. Giới luật không cấm khi phật tử cúng dường Tam bảo, tùy ý của phật tử,
có khi chỉ một bó nhang, vài kg gạo, có khi cả tấn gạo, tiền, y áo của tu
sỹ v v. Chư tăng đều hoan hỷ coi trọng
như nhau. Cửa thiền là bác ái bình đẳng …Chư
tăng chỉ ăn ngày một bữa vào giờ ngọ. Sống tri túc thiểu dục. Không dính
mắc vào “tứ vật dụng”. Tu Phật là “xả phú cầu bần” (như vua Trần Nhân
Tông, tổ phái Trúc Lâm). Đó là những vị thày tu chân chính,
hoằng dương đạo pháp. Rất đáng kính, tôi luôn noi theo. Những lớp đệ tử sau,
nhiều người đã thay đổi. Nên tôi không thường đến chùa nữa.
Hiện nay đã có những người “ợ
ngáp tự xưng thần thánh nhập” và cũng có người tự cho mình có tài “tiên
tri”! Hãy thận trọng “trí tín” trong mọi việc khi gặp loại người này. Ở
thời mạt pháp có đủ các loại “ giả”. Đáng nói là “giả sư, giả thầy” (chẳng khác
chi các loại hàng giả bầy bán trên thị trường) lừa những ai nhẹ dạ cả tin. Thậm
chí lừa cả những người có học đã, đang làm quan to, tham nhũng có nhiều tiền.
Sư, thày giả này đã biến kinh của Phật thành “cần câu cơm”. Xin thưa, ngay
từ xưa đã có “kinh ngụy tạo” (Kinh Ngụy Tạọ, tác giả Prof.KyoTokuno, Ph.D,
Người dịch Phạm Doãn), Kinh Phật cũng “ngụy”, ngày nay “sư giả, hòa
thượng tu giả” cũng chẳng lạ. Có lẽ bạn sẽ hỏi: Tu đến bậc hòa thượng mà còn
“giả”? Đúng, nếu đi cúng ra giá đòi tiền gia chủ (thường là sai phái đệ tử đòi
tiền cúng, tiền giấy viết sớ), thì có là đại hòa thượng cũng là “giả”. Lúc giữ
đúng giới luật nhà Phật là thật tu. Phạm giới là “giả tu”. Đặc biệt là Kinh
Chuẩn Đề Đà La Ni, hành trì bí mật pháp môn. Vậy mà lập đàn với hơn hai chục
thầy bà nhấy múa lung tung. Có cả hòa thượng ngồi chứng minh, đội mũ, mặc
áo cà sa như diễn viên Đường tăng đi thỉnh kinh trong phim Tây Du ký. Lập đi
lập lại kéo dài thời gian hai đêm ba ngày, phát cho gia chủ vài lá bùa. Đã
thu tiền hơn ba trăm triệu đồng (đàn tràng này tôi đã mục sở thị ở nhà đại gia
là cháu tôi). Có thầy là một vị hòa thượng cao tăng đắc đạo, một đời tu học,
được mọi người kính trọng. Nhưng sau khi cao tăng này viên tịch. Đệ tử nối dõi,
khác hẳn thầy, đã thành thày cúng, một tay lần tràng hạt tụng kinh, tay
kia lướt Iphone đọc tin nhắn cho “sô” tiếp theo. Đó là những “thợ cúng” hành
nghề mà không phải nộp thuế. Phấn đấu phải có xe hơi đi cúng mới là “thầy
xịn”! Loại này mê xe hơn chuông mõ. Thông thường loại giả tu này kiêm luôn thày
bói. Mua năm ba quyển sách vỉa hè, vài quyển Kinh Dịch song chẳng nghiên
cứu kỹ, photo lịch chữ Tầu. Người ngoài nhìn vào tưởng họ uyên bác, trên
thông thiên văn dưới hiểu địa lý. Đến coi, thày căn cứ vào sự phân loại: - Quan
tham thì sợ tù tội - Giầu có thì cầu mạnh khỏe sống lâu để thụ hưởng và có
nhiều tiền hơn nữa - Nghèo thì cầu có tiền tài - Đàn bà, con gái đi một mình
chắc là coi về tình yêu, hôn nhân v.v. Căn cứ vào đó mà phán linh tinh,
không ít thì nhiều cũng có ý đúng. Cách giải là dùng bùa của thầy. Nếu
không có kết quả thì bảo: Nghiệp quá nặng phải cúng giải v.v.. Tôi biết có tu
sỹ trụ trì chùa hẳn hoi. Bỏ chùa cho phật tử coi, xuất cảnh sang Mỹ nơi công
đồng người Việt sinh sống. Đến nhà xác cúng cầu siêu cho người chết. Thu nhiều
đô la. Nhưng ông ta lại có máu cờ bạc trên mạng.
… Phật giáo nhìn bề nổi là những ngôi
chùa, ngày nay chùa càng to càng tốt. Thậm chí xây chùa cao tầng ! (ngoại trừ
các chùa là nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử . Được nhà nước đầu tư xây
cất) Chùa cao to, phật tử đến nhiều, tiền cúng chùa cũng nhiều. Tha hồ tiêu
tiền chùa. Người coi chùa gọi là Sư tức thày chùa (thày trụ trì). Có
hai loại chính: Chùa của giáo hội do tiền của Hội và tín đồ thập phương đóng
góp xây cất. Chùa tư là chùa do gia đình tụ xây cất tu tại gia. Chùa là nhà,
cha truyền con nối. Có người đã bỏ tu, chuyển sang kinh doanh. Sau này thấy cạo
trọc đầu đi cúng có nhiều tiền hơn nghề khác. Đã quyết kiếm tiền nhờ núp bóng
tượng Phật. Không làm cũng uổng, thế là coi bói, xem thẻ xăm Quan thánh. Lấy
cái ông Quân Vân Trường nhân vật Tam quốc chí để xem cát hung cho khách đến
chùa. Nhiều người tin mới lạ!.Nhiều thầy chùa kiêm thày cúng, thày bói mà thành
giầu có. Có tu sỹ từ “Đại đức thành Đại gia”!
… Những trường hợp trên không
phải là ít. Đức Phật Đại Nhật Quang Như Lai, Di Lặc Tôn Phật v.v không bao giờ
chứng cho những loại thợ cúng mặc áo thầy chùa phạm giới luật bổn môn. Thời
nay, thời mạt pháp luôn tồn tại các loại thày như trên!. Song chắc chắn
một điều có rất nhiều những vị tu sỹ, những thày đức hạnh xứng đáng là đệ tử
của Phật. Nhiều người nghiên cứu Kinh Dịch đúng đắn, không bao giờ “kiến tài ám
mục”. Họ hướng cho người khác vào con đường chân thiện mỹ.
Với gần bốn mươi năm học Dịch, tôi coi đây là
sự nghiên cứu nghiêm túc nền văn hóa Bách Việt. Điều cốt yếu của tôi nghiên cứu
Dịch lý: Là để biết chính mình và Học Đạo Làm Người, theo đúng nghĩa chữ Nhân…
*.
LƯU XUÂN THANH (cẩn bút giới thiệu)
(Tên thật: Lưu Quang Thái)
Địa chỉ: Phường Nhơn
Phú, tp Quy Nhơn, Bình Định.
Email: luuquangthaibd@gmail.com
.
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 08.07.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét