MIỆNG LƯỠI ‘GIẢ TRANG’, ĐIÊU TRÁ, LUÔN NÓI NGƯỢC
CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
Mới nóng hổi, hôm qua, 23/11/2021, trên
VietNamNet, Nguyễn Quang Thiều lại huyên thuyên, trổ tài “giả trang” (từ của
Nguyễn Quang Thiều), điêu trá, như mọi lần, lại hót véo von về văn hoá: “Một nền nghệ thuật không vì phẩm giá của con
người thì là một nền "nghệ thuật của cái chết"”, nhưng thực tế
thì các quan điểm và hành động của Nguyễn Quang Thiều luôn làm ngược lại.
Cũng trên Vietnamnet.vn, 01/07/2020, Nguyễn
Quang Thiều và bà Nhà báo Thu Uyên đã “hót” với nhau: “Chúng ta phải cứu lấy lòng nhân ái”, kêu gọi tài trợ cho chương
trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Nhưng thực tế, ông Lê Cao Tâm, người cùng
gia đình Thu Uyên là chủ của Công ty Sài Gòn buổi sáng, nơi làm sản phẩm cung
cấp cho chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, được tin đã đăng đàn tố cáo
chương trình đó “mượn cớ nhân đạo móc túi bá tánh”.
*
Nguyễn Quang Thiều có thể là chuyên gia về
chuyện hót véo von, điêu toa, dối trá, nói ngược.
Hôm nay, chúng ta hãy xem thử tầm văn hoá thực
sự của Nguyễn Quang Thiều như thế nào?
Về bài thơ “CÂU HỎI CUỐI NGÀY” của Nguyễn Quang
Thiều, Trần Mạnh Hảo viết rõ Thiều là kẻ “thiếu văn hoá”:
“Một tay
đàn ông mà hễ gặp đàn bà con gái nào đi qua, cũng đều mang ý nghĩ rằng nếu ta
mà lấy được mi, ta sẽ ngủ với mi như thế nào đây, thì tất người đàn ông kia là
một kẻ thô bỉ, thiếu văn hóa”.
Theo tôi, chuyện nam nữ “ngủ với nhau” là bản
tính thiêng liêng, thiên chức thiêng liêng để duy trì loài người, nhưng chỉ
thiêng liêng với quan hệ vợ chồng, còn ngoài quan hệ vợ chồng, tuỳ theo tập
tục, văn hoá của mỗi nơi, trai gái ngủ với nhau ít nhiều đều vi phạm luân lý,
đạo đức, kể cả pháp luật. Còn như Nguyễn Quang Thiều gặp cô gái, người đàn bà
nào cũng nghĩ đến chuyện “ngủ với người
ta thế nào?” thì Thiều đích thị là một người không chỉ “thiếu văn hoá” mà
còn mất nhân tính, chỉ mang bản năng của một con đực, thú tính!
Cũng theo Trần Mạnh Hảo, “văn hoá” của Nguyễn
Quang Thiều đối với việc Trần Mạnh Hảo phê phán thơ mình như sau:
“Vừa qua,
chúng tôi có viết bài phê bình thơ ông Nguyễn Quang Thiều… Ông Thiều không
tranh luận lại mà lên mạng Internet chửi chúng tôi như một ả mất gà rằng:
“… với
những gì anh viết về tôi (tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của
tôi) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và
bỉ ổi.”…Ký tên Nguyễn Quang Thiều.”
Một lần, hình như Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết
thơ Nguyễn Quang Thiều đã đổi mới nhưng còn thua những nhà thơ ở Sài Gòn.
Nguyễn Hữu Hồng Minh này từng đến tận nhà tôi chơi, còn khen rốt rít một bài
thơ của tôi, nhưng khi nói lăng nhăng tôi đã đuổi thẳng cổ. Còn với Nguyễn
Quang Thiều, do kém bản lĩnh, đã đu bám theo cái dư luận rác rưởi đó, nên thấy
mình thể hiện bản năng thú tính trong bài “Câu hỏi cuối ngày” còn chưa đủ
“mới”, nên trong trường ca “Lò mổ”, Nguyễn Quang Thiều đã viết:
“Ngáp ngủ
đã đêm qua.
Chửi
tục đã đêm qua.
Gạ
gẫm làm tình đã đêm qua.
Âm
hộ đã đêm qua.
Dương
vật đã đêm qua...”.
Thiều tặng tôi khá nhiều tác phẩm của mình
nhưng không tặng “Lò mổ”. Tôi biết đến đoạn thơ thú tính của Thiều đó qua một bài
cho biết “đoạn thơ của trưởng thượng Nguyễn
Quang Thiều đã giúp vãn sinh Lê Vĩnh Tài cảm hứng” viết một bài có câu “Những
ngón tay anh tìm thấy nếp nhăn âm hộ của em”! Gần đây Lê Vĩnh Tài có xin
kết bạn facebook với tôi, tôi hỏi Tài thần tượng thơ tục tĩu của Thiều thì kết
bạn với tôi làm gì, rất tiếc cho Tài và nghĩ, dù gì thì Tài thi đậu học bác sĩ
chắc vẫn còn sót lại chút tư duy lý tính.
Vậy mà khi được phỏng vấn, Nguyễn Quang Thiều
không dám khoe đoạn thơ “độc đáo” đó mà lại khoe câu thơ véo von như Nguyễn
Quang Thiều hay hót lừa mị mọi người: “Trong
trường ca “Lò mổ” của tôi có câu: “Ánh sáng chính là nơi người đứng dậy và bước
đi”…”
*
Nhìn giá sách, buồn buồn khi thấy cuốn sách đầu
tiên Thiều tặng tôi, tập thơ “Những người đàn bà gánh nước sông”,
với lời đề tặng thật tình cảm, thật trân trọng: “Yêu quý tặng thi sĩ Đông La”. Giật mình thấy trang sách có chữ
viết, chữ ký của Thiều đã bị hoen ố, dù tôi để tập thơ trong giá sách cẩn thận,
ngay nơi mà những cuốn bên cạnh không bị như vậy. Phải chăng điều đó như một
chỉ dấu báo cho tôi biết không còn nữa cái tình bạn thân thiết tinh khôi ngày
nào giữa tôi và Thiều. Thực tế đã đúng như vậy. Tôi từng viết hết lòng để bảo
vệ Thiều, cho Thiều, cả tự động lẫn khi Thiều nhờ vả, nhưng đến khi tôi nhờ
Thiều đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn Việt Nam, Thiều đã từ chối. Sau
đó, có người còn cho tôi biết Thiều đã vận động những người trong quy trình xét
đơn, không duyệt tôi vào Hội, dù rằng tôi được biết, việc kết nạp tôi như một
nhiệm vụ chính trị của Ban Lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam. Tôi đã phản ứng dữ
dội. Thiều email bảo tôi là Thiều “không
phải vậy”. Tôi đã tin ngay và xin lỗi, nhưng đến hôm nay thì biết Thiều đã
nói dối, bởi tôi vào Hội sẽ là vật cản lớn nhất cho con đường trở cờ, phản bội
của Nguyễn Quang Thiều.
Những ngày hôm nay, tôi chỉ ra những sai trái
của Nguyễn Quang Thiều không phải vì Thiều không còn là bạn tôi nữa mà là vì
Thiều sai. Còn dù Thiều có chơi xấu với tôi ghê gớm nhưng làm đúng thì tôi có
muốn viết cũng không viết được.
Tôi đã từng chỉ chọn viết những gì tốt đẹp của
thơ Thiều, hướng thơ Thiều đến những nghĩa tốt đẹp, luôn mong những điều tốt
đẹp đến với Thiều.
Trong bài thơ chủ yếu “Những người đàn bà gánh nước sông”
được Thiều chọn đặt tên cho tập thơ, tôi đã chọn riêng câu thơ đẹp nhất để
viết: “Trong con mắt thơ của anh không có
ranh giới của không gian: Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi/
Bàn tay kia bấu vào mây trắng”. Thực ra, ý của Nguyễn Quang Thiều chủ yếu
là viết về những ngưng trệ, tù đọng nơi làng quê:
Những
ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã
năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi nhìn thấy
Những
người đàn bà xuống gánh nước sông
…
Sau
những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy
theo mẹ và lớn lên
Con
gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con
trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và
cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước
những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi
Trong
bài “Bầy chó của tôi” có đoạn:
Bầy
chó gầy bẩn thỉu ốm đau
Ngày
lùng sục kiếm ăn
Liếm
cả vào lưỡi dao sắc ngọt
Lưỡi
bị cứa máu trào ra ở đó
Con
đến sau lại liếm máu bầy mình
(Tập Sự mất ngủ của lửa)
Tôi đã viết Nguyễn Quang Thiều đã nói lên những
vấn đề chính yếu, không chỉ buồn mà còn đau, còn khắc nghiệt, luôn hiện diện
trong cuộc sống muôn loài, kể cả loài người chúng ta: sự đấu tranh sinh tồn!
Nhưng hôm nay xét về mặt chính trị, tư tưởng mà
Thiều đã và đang thể hiện thì Thiều đã không phải viết về những điều lớn lao
như tôi mong có ở Thiều, mà chính là Thiều đã viết cụ thể về “cái ngõ của tôi”. Như vậy, Thiều đã ám
chỉ cuộc mưu sinh của dân Việt Nam dẫm chân tại chỗ, mẹ gánh nước sông thì
truyền cho con gái gánh nước sông, cha mang giấc mơ đi câu, “con cá thiêng quay mặt khóc” thì đến đời
con trai cũng “con cá thiêng quay mặt
khóc”; cuộc mưu sinh của làng quê Việt khốn khổ, man rợ như bầy chó kiếm ăn
“Liếm cả vào lưỡi dao sắc ngọt/ Lưỡi bị
cứa máu trào ra ở đó/Con đến sau lại liếm máu bầy mình”. So với thực tế,
dân ta có khổ thật nhưng không có cảnh kiếm ăn man rợ, tàn khốc như vậy. Viết
vậy, về mặt lương tri thì Thiều đã viết sai sự thật, còn so với mức sống chung
của người dân Việt Nam đã tăng hơn rất nhiều hôm nay thì Thiều đã chứng tỏ tầm
nhìn thiển cận, hạn hẹp, không vượt qua được bến sông, cái ngõ hẹp nhà mình.
Trong bài trả lời trên VietNamNet, Nguyễn Quang
Thiều nói: “… sứ mệnh của văn nghệ sĩ vô
cùng quan trọng. Lực lượng này không những chỉ là những người lưu giữ, truyền
bá những vẻ đẹp văn hóa truyền thống mà là những người làm ra những vẻ đẹp mới
cho văn hóa dân tộc”.
Nói hay vậy, nhưng sứ mệnh nhà thơ của Nguyễn
Quang Thiều không chỉ làm ra “vẻ đẹp mới” tả cảnh dân làng quê Việt Nam kiếm ăn
giành giật, cắn xé nhau như đàn chó mà trong bài “Dưới trăng và một bậc cửa”
(Tập Những người đàn bà gánh nước sông), Nguyễn Quang Thiều còn cho “cố hương” của mình lạc đường trong “cánh rừng” thể chế chính trị “đầy quỷ”:
Cố
hương buồn rã cánh
Cố
hương mê mẫn và lạc đường
Trong những cánh rừng đầy quỷ
*
Trong lễ tang Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang
Thiều đã cho Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn “tìm
đạo cho dân”, tức thuộc hạng văn nghệ sĩ “siêu sao”, tất sẽ, cũng theo ý
của Thiều, “làm ra những vẻ đẹp mới cho
văn hóa dân tộc”. Có điều những vẻ đẹp của Văn Nguyễn Huy Thiệp dưới đây sẽ
như những cái tát vả vào mồm của một thằng chuyên nói ngược như Thiều.
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng tài văn của mình
dùng nhân vật trong truyện chửi những nhân vật ngoài đời: “nhét c. vào mồm thằng Khải (ám chỉ Nhà văn Nguyễn Khải) tài như cái đấu mà dám chê tiệc của vua nhạt”,
và “xẻo d. thằng Thi (ám chỉ Nhà văn
Nguyễn Đình Thi) xem có còn dê được không?”
Nguyễn Huy Thiệp viết về người nông dân: “Chẳng
có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm,
không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ”; tả phụ nữ: “Đàn bà không có thơ đâu… Thơ phải cao cả.
Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì cao cả gì”; tả nhân vật đàn ông: “Lão già bị liệt, hai chân teo lại, lông chân
như lông lợn”; “Tôi rùng mình vì
trông thấy khuôn mặt ông ta: mặt đen và tái như da ở bìu dái, lông mày rậm,
răng vẩu mà vàng như răng chó”; về chuyện loạn luân, bố chồng bắc ghế nhìn
trộm cô con dâu tắm đã được biện minh: “Đàn
ông chẳng nên xấu hổ vì có con b.”; ở chỗ khác: “Đoài bảo: "Nhà kia có cô con dâu, bố chồng bóp vú cô ta. Đứa con
trai hỏi: "Sao ông bóp vú vợ tôi?" Ông bố bảo: "Để trừ nợ. Thế
hồi xưa sao mày bóp vú vợ tao?” Ghê sợ hơn nữa, như đã viết trong truyện “Tướng
về hưu”, Nguyễn Huy Thiệp thản nhiên viết về thái độ của nhân vật chính
cho chuyện vợ là bác sĩ sản khoa thường lấy xác thai nhi nấu cho chó, lợn ăn là
“chả quan trọng gì”; v.v…
Về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều cũng tâng bốc là “chạm vào mẫu số chung nhân loại”, nhưng chính Bảo Ninh thú nhận mình xuyên tạc sự thật khi miêu tả đội quân anh hùng toàn là hiếp dân lành, hành lạc tập thể, hút hồng ma, trốn chạy, chôn sống tù binh, con ra trận bố dặn đừng ngu mà chết vì lý tưởng, và coi cuộc kháng chiến vĩ đại giành lại chủ quyền và nền độc lập của dân ta là “nỗi buồn”. Vậy thực tế những con chữ Bảo Ninh viết cũng đã vả vào cái mồm véo von, điêu trá của Thiều!
*
Tôi đã viết VietNamNet từng là đất dụng võ cho
những kẻ trở cờ phản bội như Tương Lai, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Phạm Xuân Nguyên,
v.v… thì nay tiếp tục là đất dụng võ cho Dương Trung Quốc phản sử, Nguyễn Quang
Thiều phản văn, v.v...
Mời thư giãn với nhạc phẩm ĐOẢN CA XUÂN
của Thanh Sơn, qua tiếng hát Quang Linh:
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Mạnh Hảo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0
- Các bài viết của
(về) tác giả Sương Nguyệt Minh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
*.
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn
Hùng)
Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email:
datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 07.01.2023.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài viết
được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét