ĐÊM GIAO THỪA NHỚ
THƠ CHÚC TẾT MỪNG XUÂN CỦA BÁC HỒ
*
Đặng Xuân Xuyến giới thiệu
Bài viết là quan điểm riêng của các tác
giả.
Tác
giả: Ngô Minh
THƠ CHÚC TẾT CỦA BÁC HỒ
SỐNG MÃI VỚI NON SÔNG
Những năm Bác Hồ còn sống, mỗi lần Tết đến, đúng vào giờ khắc Giao thừa, đồng bào và chiến sĩ cả nước lại hồi hộp mở ra-đi-ô để nghe Bác đọc thơ chúc Tết. Hồi đó, ở miền Bắc chưa có đài truyền hình. Đài Tiếng nói Việt Nam phải đến thu thanh Bác đọc thơ chúc Tết từ hôm trước...
Rồi mọi người xôn xao bàn luận, phân tích từng
câu thơ để tìm ra những điều Bác "chỉ đạo" trong thơ. Xuân Mậu Thân
1968, bài thơ chúc Tết của Bác như hiệu lệnh tiến công:
Xuân
này hơn hẳn mấy Xuân qua
Thắng
trận tin vui khắp nước nhà
Nam
Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến
lên! Toàn thắng ắt về ta!
Ngay sau giây phút Bác đọc thơ chúc Tết, cả
miền Nam tiến công nổi dậy như vũ bão, làm thay đổi tương quan lực lượng, buộc
Mỹ - ngụy chấp nhận cuộc đàm phán bốn bên ở Pa-ri. Đồng bào, chiến sĩ cả nước
ta những năm ấy, hầu như ai cũng thuộc thơ chúc Tết của Bác Hồ. Hình như
rất hiếm lãnh tụ trên thế giới mỗi độ Xuân về có thư chúc Tết theo "nghi
thức hành chính", lại vừa làm một bài thơ chúc Tết gửi đồng bào như Bác
Hồ! Xuân Ất Mùi 2015 này là năm thứ 45 chúng ta không còn được nghe thơ chúc
Tết của Bác Hồ, nên xin lật lại lịch sử để biết Bác làm thơ chúc Tết từ bao giờ.
Điều thú vị là, không phải đến khi trở thành
Chủ tịch nước (1945), Bác Hồ mới làm thơ chúc Tết, mà Bác bắt đầu làm thơ chúc
Tết từ những ngày Xuân đầu tiên trở về Tổ quốc ở hang Cốc Bó sau 30 năm bôn ba
tìm đường cứu nước. Đó là Tết Nhâm Ngọ 1942. Bài thơ Chúc năm mới in trên báo
Việt Nam độc lập số 114, ngày 1-1-1942. Bài thơ 10 câu, trong ý tưởng về Quốc
kỳ đã được tượng hình:
Chúc
toàn quốc ta trong năm này,
Cờ
đỏ ngôi sao bay phấp phới!
Năm
này là năm rất vẻ vang
Cách
mệnh thành công khắp thế giới.
Tháng 8-1942, Bác từ Cao Bằng sang Trung Quốc
họp, đến Túc Vinh (Quảng Tây) bị mật vụ Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng
9-1943 mới được tha. Vừa về nước, Bác Hồ viết bài Chào Xuân, in trên báo Đồng
Minh, Xuân Giáp Thân (1944), ký tên Hồ Chí Minh: "Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng/Viết bài chào Tết, chúc thành công!".
Xuân Bính Tuất (1946), mừng Cách mạng Tháng
Tám, mừng nước Việt Nam mới ra đời, Bác Hồ viết thư và thơ chúc Tết rất nhiều:
"Thư chúc Tết" đồng bào (có 4 câu thơ), in trên báo Cứu Quốc số Tết;
thơ chúc Tết phụ nữ Việt Nam in trên báo Tiếng gọi phụ nữ; thư chúc Tết Việt
kiều ở Lào, Xiêm; thơ chúc Tết báo Quốc Gia của các cụ nhân sỹ yêu nước Hà Nội:
Tết này mới thật Tết dân ta/Mấy chữ chào mừng báo Quốc Gia/Độc lập đầy vơi ba
cốc rượu/Tự do vàng đỏ một rừng hoa.
Từ đó, các Tết Đinh Hợi (1947), Mậu Tý (1948),
Kỷ Sửu (1949), Bác Hồ đều có thơ chúc Tết đăng trên báo Độc Lập, báo Sự Thật (Nhân
dân sau này). Trong bài Thơ chúc Tết năm Kỷ Sửu, Bác Hồ có 4 câu thơ đã trở
thành khẩu hiệu hành động của phong trào thi đua yêu nước của cả một dân tộc
suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ rất hào hùng: Người người thi đua/ Ngành ngành thi đua/ Ta nhất định thắng/ Địch nhất
định thua.
Thơ Chúc mừng Năm mới năm Canh Dần (1950), Bác
Hồ dự đoán kháng chiến "Chuyển mau
sang tổng phản công/ Kháng chiến nhất định thắng lợi". Đến Thơ chúc
Tết Xuân Tân Mão (1951), Bác "chỉ đạo": Thi đua chuẩn bị tổng phản
công kịp thời... Thơ chúc Tết của Bác Hồ năm 1952, 1953, Bác đều tập trung vào
động viên kháng chiến thắng lợi. Tết Giáp Ngọ (1954), Bác viết thư chúc Tết gửi
đồng bào, trong có có 2 câu thơ "tiên cảm" chính xác: "Quân dân ta nhất trí kết đoàn/kháng chiến,
kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công!".
Các Tết năm 1956, 1957, 1959, 1960, Bác vẫn có
thơ chúc Tết gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước. Những năm tiếp theo, Bác Hồ vẫn
đều đặn làm thơ chúc Tết in cuối Thư chúc mừng năm mới đầu năm dương lịch. Các
bài thơ này được in trang trọng vào Thiệp chúc Tết của Chủ tịch nước mỗi dịp
Xuân về. Có nhiều bài thơ rất hào sảng như Thơ mừng Xuân Tân Sửu 1961: Mừng năm mới, Mừng Xuân mới/ Mừng Việt Nam,
mừng Thế giới/ Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh/ Kế hoạch năm năm thêm phấn
khởi. Hay Xuân 1967 (Đinh Mùi), Bác có bài thơ chúc Tết với cảm hứng tươi
trẻ, âm hưởng sôi động:
Xuân
về xin có mấy vần thơ
Gửi
chúc đồng bào cả nước ta
Chống
Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin
mừng thắng trận nở như hoa
Xuân Kỷ Dậu (1969) là mùa Xuân thứ 79 của Bác
Hồ, mặc dù đã linh cảm mình "sẽ đi
gặp cụ Các Mác, cụ Lênin", nhưng Tết năm đó, Người vẫn làm thơ chúc
Tết rất phấn khích và hào sảng, rung động trái tim của đồng bào, chiến sĩ cả
nước:
Năm
qua thắng lợi vẻ vang
Năm
nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì
độc lập, vì tự do
Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến
lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc
Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!
Những năm đó, nhân dân cả nước hát vang bài hát
hào hùng phổ thơ chúc Tết của Bác. "Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" (chứ không phải tiêu diệt Mỹ - ngụy)
chính là đường lối cách mạng mà Bác "truyền đạt" bằng thơ. Từ Xuân
Nhâm Ngọ (1942) đến Xuân Kỷ Dậu (1969), 27 năm ấy, Bác Hồ đã làm hơn 30 bài thơ
chúc Tết. Bác viết: "Mấy lời thân ái
nôm na. Vừa là kêu gọi vừa là mừng Xuân". Nôm na mà toàn dân đều hiểu,
đều thuộc là ngôn ngữ của bậc Đại Nhân, Đại Trí vậy!
Khai bút đầu Xuân, làm thơ chúc Tết là cốt cách phương Đông của Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh!
Tác
giả: Lê Thị Phương Thảo
NHỮNG BÀI THƠ CHÚC TẾT CỦA BÁC HỒ
Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và nhân dân ta. Sinh thời, Bác đã có 24 năm cùng
toàn quân, toàn dân ta vui Xuân, đón Tết. Năm nào, Bác cũng viết thư hoặc làm
thơ chúc Tết. Trong từng lời thơ chân thành, giản dị mừng mùa Xuân mới của Bác
là niềm vui, niềm tin thắng lợi và vượt lên trên hết là tấm lòng của một vị
lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân, với đất nước.
Không phải đến khi trở thành Chủ tịch nước, Bác
Hồ mới làm thơ chúc Tết. Mà ngay từ những ngày Xuân đầu tiên trở về Tổ quốc sau
chặng đường dài hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu dân cứu nước, Bác đã bắt đầu
làm thơ chúc Tết. Đó là Tết Nhâm Ngọ năm 1942, bài thơ chúc Tết đầu tiên của
Bác “Chúc
năm mới” được in trên Báo Việt Nam độc lập số 114, ngày 01/01/1942:
“Chúc
toàn quốc ta trong nǎm này
Cờ
đỏ ngôi sao bay phấp phới!
Nǎm
này là nǎm Tết vẻ vang,
Cách
mệnh thành công khắp thế giới.”
Những vần thơ chúc Tết của Bác đã nhen nhóm lên
ngọn lửa của phong trào cách mạng Việt Nam, hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Và
trong ý thơ, ý tưởng về Quốc kỳ với cờ đỏ sao vàng đã được tượng hình, dự cảm
về thời cơ cách mạng thành công đang đến rất gần.
Quả thật đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám
thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đưa nhân dân ta từ thân phận
nô lệ trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới
trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vào
mùa Xuân độc lập đầu tiên của đất nước, Xuân Bính Tuất năm 1946, lần đầu tiên vào đêm giao thừa trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhân dân ta được sống trong những giờ phút đặc biệt, háo hức lắng nghe Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. Trong thời khắc thiêng liêng ấy, bài thơ "Chúc đồng bào" với những lời hân hoan, hào sảng mừng đất nước độc lập, tự do như một món quà tinh thần vô giá được truyền đi khắp mọi miền của Tổ Quốc, trở thành nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước trong học tập, thi đua lao động, sản xuất và chiến đấu:
“Trong
nǎm Bính Tuất mới,
Muôn
việc đều tiến tới.
Kiến
quốc mau thành công,
Kháng
chiến mau thắng lợi.
Việt
Nam độc lập muôn nǎm!”
Sau mùa Xuân độc lập đầu tiên, thực dân Pháp
trở lại với dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa. Lời thơ chúc Tết của Bác còn
là lời hiệu triệu toàn dân đoàn kết một lòng, anh dũng đấu tranh chống thực dân
Pháp, bảo vệ Tổ quốc. Một lần nữa, ngọn lửa truyền thống yêu nước, ý chí kiên
cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta lại bùng cháy trong những ngày
toàn quốc kháng chiến.
Suốt
9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, những bài
thơ chúc Tết của Bác luôn động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng cùng những dự báo lịch sử về tương lai của nước nhà, với niềm tin
tất thắng: “Kháng chiến nhất định thắng lợi!” (Tết Canh Dần
1950), “Nhiều xuân thắng lợi, càng gần thành công” (Tết Tân Mão 1951), “Nǎm mới thi
đua mới, Thắng lợi ắt về ta” (Tết
Nhâm Thìn 1952)…
Đáp lại tình cảm và niềm tin yêu của Bác, nhân
dân ta liên tiếp giành thắng lợi ở các chiến dịch tiến công: Chiến dịch Biên
giới năm 1950, chiến dịch Thu đông năm 1953 và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên
Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào
bàn đàm phán, ký kết với ta “Bản Hiệp định Giơnevơ”, công nhận độc lập, thống
nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Bước
vào giai đoạn 1954 - 1975, đế quốc Mỹ đổ quân vào can thiệp ở miền Nam, biến
miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, làm bàn đạp để
tấn công miền Bắc, nhằm tiêu diệt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình
hình mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tết Mậu Thân năm 1968 đánh dấu một bước chuyển
biến quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Và
bài thơ mừng Xuân 1968 của Bác như một hiệu lệnh tiến công:
“Xuân
này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng
trận tin vui khắp nước nhà,
Nam
Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến
lên! Toàn thắng ắt về ta!”
Mãnh liệt và truyền cảm, những câu thơ đã đem
đến niềm xúc động cho đồng bào, chiến sĩ cả nước một lòng hướng về miền Nam
ruột thịt, thân yêu. Và niềm hy vọng, niềm tin tưởng kháng chiến nhất định
thắng lợi mà Bác truyền cho cả dân tộc như kim chỉ nam, soi đường cho nhân dân
ta cùng tiến lên đánh thắng giặc Mỹ, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Ngay sau
giây phút Bác Hồ đọc thơ chúc Tết, cả miền Nam nổi dậy tiến công như vũ bão,
phá vỡ âm mưu xâm lược, và làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Mừng Xuân Kỷ Dậu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi thơ chúc Tết đồng bào, đồng chí bằng tất cả tình cảm và sự quan tâm, chia
sẻ, động viên chân thành nhất. Đây cũng là bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác gửi
toàn dân, toàn quân ta:
“Nǎm
qua thắng lợi vẻ vang,
Nǎm
nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì
độc lập, vì tự do,
Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến
lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc
- Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”
Lời thơ đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước,
truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. Đúng 6 năm sau, đại thắng mùa
Xuân năm 1975 với “Chiến dịch Hồ Chí Minh” lịch sử, nhân dân ta đã thực hiện
trọn vẹn lời mong ước cuối cùng của Bác trước lúc đi xa: Giải phóng hoàn toàn
miền Nam, non sông thu về một mối, Bắc - Nam sum họp một nhà.
Mùa Xuân năm 1975 như một điểm hẹn lịch sử, là
sự kết tinh của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn theo tư tưởng
Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tổ quốc Việt Nam
từ đây sạch bóng ngoại xâm, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục
công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập
quốc tế.
79 mùa Xuân của cuộc đời, Bác kính yêu đã dành
trọn cho dân, cho nước. Xuyên suốt 22 bài thơ chúc Tết, từ bài thơ đầu tiên năm
1942 đến bài thơ cuối cùng năm 1969, Bác đã thể hiện trọn vẹn tinh thần lạc
quan, ý chí quyết tâm mạnh mẽ cùng niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng
vẻ vang của nước nhà.
Đã 53 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng những bài
thơ chúc Tết cùng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người vẫn vẹn nguyên giá
trị và sống mãi trong lòng dân tộc, sống mãi với non sông đất nước, cổ vũ, động
viên đồng bào, chiến sĩ cả nước thi đua sôi nổi, hǎng hái tiến lên, hoàn thành
nhiệm vụ mới.
Một mùa Xuân mới đang về, Xuân Nhâm Dần 2022,
mỗi cán bộ, Đảng viên và các thế hệ người dân Việt Nam đều nguyện nỗ lực phấn
đấu, phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn,
vượt qua đại dịch, cùng chung sức chung lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày
càng phồn vinh, hạnh phúc như mong ước của Bác kính yêu: “Xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”./.
Tác
giả: Anh Đức
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI THƠ CHÚC TẾT LỊCH SỬ
Với Chủ tịch Hồ Chí
Minh, mùa xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước, dân tộc và từng người dân
Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về, Bác đều dành những lời thơ hay nhất,
những lời thăm hỏi ân cần nhất và cả những sự quan tâm thiết thực nhất đối với
mọi người dân Việt Nam.
Không chỉ ở Việt Nam
mà ngay cả trên thế giới, có lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị nguyên thủ duy nhất
chúc Tết đồng bào của mình bằng những vần thơ. Sinh
thời, Bác đã có 24 năm cùng toàn quân, toàn dân ta vui Xuân, đón Tết. Năm nào,
Bác cũng viết thư hoặc làm thơ chúc Tết. Trong từng lời thơ chân thành, giản dị
mừng mùa Xuân mới của Bác là niềm vui, niềm tin thắng lợi và vượt lên trên hết
là tấm lòng của một vị lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân, với đất nước.
Không phải đến khi
trở thành Chủ tịch nước, Bác Hồ mới làm thơ chúc Tết. Mà ngay từ những ngày
Xuân đầu tiên trở về Tổ quốc sau chặng đường dài hơn 30 năm bôn ba tìm đường
cứu dân cứu nước, Bác đã bắt đầu làm thơ chúc Tết. Đó là Tết Nhâm Ngọ năm 1942,
bài thơ chúc Tết đầu tiên của Bác “Chúc
năm mới” được in trên Báo Việt Nam độc lập số 114, ngày 01/01/1942:
“Chúc
toàn quốc ta trong nǎm này
Cờ đỏ ngôi sao bay phấp phới!
Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới"
Những vần
thơ chúc Tết của Bác đã nhen nhóm lên ngọn lửa của phong trào cách mạng Việt
Nam, hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Và trong ý thơ, ý tưởng về Quốc kỳ với cờ
đỏ sao vàng đã được tượng hình, dự cảm về thời cơ cách mạng thành công đang đến
rất gần.
Quả thật
đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành công dân của nước Việt Nam
độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự
do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vào mùa
Xuân độc lập đầu tiên của đất nước, Xuân Bính Tuất năm 1946, lần đầu tiên,
vào đêm giao thừa, trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhân
dân ta được sống trong những giờ phút đặc biệt, háo hức, lắng nghe Bác Hồ đọc
thơ chúc Tết. Trong thời khắc thiêng liêng ấy, bài thơ “Chúc đồng bào” với những lời hân hoan, hào sảng mừng đất nước
độc lập, tự do như một món quà tinh thần vô giá, được truyền đi khắp mọi miền
của Tổ quốc, trở thành nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với đồng bào và chiến
sĩ cả nước trong học tập, thi đua lao động, sản xuất và chiến đấu:
“Trong
nǎm Bính Tuất mới,
Muôn việc đều tiến tới.
Kiến quốc mau thành công,
Kháng chiến mau thắng lợi.
Việt Nam độc lập muôn nǎm!”
Sau mùa
Xuân độc lập đầu tiên, thực dân Pháp trở lại với dã tâm muốn cướp nước ta một
lần nữa. Lời thơ chúc Tết của Bác còn là lời hiệu triệu toàn dân đoàn kết một
lòng, anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ Tổ quốc. Một lần nữa, ngọn
lửa truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân
tộc ta lại bùng cháy trong những ngày toàn quốc kháng chiến.
Suốt 9 năm trường kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, những bài thơ chúc Tết
của Bác luôn động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
cùng những dự báo lịch sử về tương lai của nước nhà, với niềm tin tất thắng: “Kháng chiến nhất định thắng lợi!” (Tết
Canh Dần 1950), “Nhiều xuân thắng
lợi, càng gần thành công” (Tết Tân Mão 1951), “Nǎm mới thi đua mới, Thắng lợi ắt về ta” (Tết Nhâm Thìn 1952)…
Đáp lại tình cảm và
niềm tin yêu của Bác, nhân dân ta liên tiếp giành thắng lợi ở các chiến dịch
tiến công: Chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Thu đông năm 1953 và đỉnh
cao là chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc
thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, ký kết với ta “Bản Hiệp định
Giơnevơ”, công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam.
Bước vào giai đoạn
1954 - 1975, đế quốc Mỹ đổ quân vào can thiệp ở miền Nam, biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, làm bàn đạp để tấn công miền
Bắc, nhằm tiêu diệt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình
mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tết Mậu Thân năm 1968
đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta. Và bài thơ mừng Xuân 1968 của Bác như một hiệu lệnh tiến
công:
“Xuân này
hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
Mãnh liệt và truyền
cảm, những câu thơ đã đem đến niềm xúc động cho đồng bào, chiến sĩ cả nước một
lòng hướng về miền Nam ruột thịt, thân yêu. Và niềm hy vọng, niềm tin tưởng
kháng chiến nhất định thắng lợi mà Bác truyền cho cả dân tộc như kim chỉ nam,
soi đường cho nhân dân ta cùng tiến lên đánh thắng giặc Mỹ, bảo vệ độc lập tự
do của Tổ quốc. Ngay sau giây phút Bác Hồ đọc thơ chúc Tết, cả miền Nam nổi dậy
tiến công như vũ bão, phá vỡ âm mưu xâm lược, và làm phá sản chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của Mỹ.
Mừng Xuân Kỷ Dậu năm
1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thơ chúc Tết đồng bào, đồng chí bằng tất cả tình
cảm và sự quan tâm, chia sẻ, động viên chân thành nhất. Đây cũng là bài thơ
chúc Tết cuối cùng Bác gửi toàn dân, toàn quân ta:
“Nǎm qua
thắng lợi vẻ vang,
Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”
Đó cũng chính là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác. Lời thơ đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. Đúng 6 năm sau, đại thắng mùa Xuân năm 1975 với "Chiến dịch Hồ Chí Minh" lịch sử, nhân dân ta đã thực hiện trọn vẹn lời mong ước cuối cùng của Bác trước lúc đi xa: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, non sông thu về một mối, Bắc - Nam sum họp một nhà.
Thơ chúc Tết của Bác
luôn được nhân dân đón chờ trong đêm Giao thừa đón năm mới. Dù người già hay
trẻ, dù công nhân lao động hay cán bộ, chiến sĩ đang ở chiến trường, ai ai cũng
thấy ấm lòng, tăng thêm niềm tin khi được nghe giọng nói ấm áp, thiết tha,
truyền cảm từ những vần thơ của Người.
Và cả khi Bác không
còn nữa thì món quà tinh thần vô giá giữa thời khắc thiêng liêng ấy vẫn luôn là
điều gì đó rất thiêng liêng, nghe như tiếng của non nước, tiếng của ngàn xưa
vọng lại, nhắc nhở lớp lớp cháu con hôm nay biết trân trọng những giá trị quý
báu của độc lập tự do, của đoàn kết, hòa bình!
Mùa Xuân năm 1975 như
một điểm hẹn lịch sử, là sự kết tinh của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tổ quốc Việt Nam từ đây sạch bóng ngoại xâm,
cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
79 mùa Xuân của cuộc
đời, Bác kính yêu đã dành trọn cho dân, cho nước. Xuyên suốt 22 bài thơ chúc
Tết, từ bài thơ đầu tiên năm 1942 đến bài thơ cuối cùng năm 1969, Bác đã thể
hiện trọn vẹn tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm mạnh mẽ cùng niềm tin tất
thắng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nước nhà.
Đã 53 năm kể từ ngày
Bác đi xa, nhưng những bài thơ chúc Tết cùng tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Người vẫn vẹn nguyên giá trị và sống mãi trong lòng dân tộc, sống mãi với non
sông đất nước, cổ vũ, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước thi đua sôi nổi,
hǎng hái tiến lên, hoàn thành nhiệm vụ mới.
Một mùa Xuân mới đang
về, mỗi cán bộ, Đảng viên và các thế hệ người dân Việt Nam đều nguyện nỗ lực
phấn đấu, phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó
khăn, vượt qua đại dịch, cùng chung sức chung lòng xây dựng quê hương, đất nước
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc như mong ước của Bác kính yêu: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”./.
Tác
giả: Mã Giang Lân
THƠ CHÚC TẾT MỪNG XUÂN CỦA BÁC HỒ
Sinh thời, như thường
lệ, cứ đến thời điểm năm qua, Tết đến xuân về, Bác Hồ đều có thơ chúc Tết mừng
xuân. Tết này, xuân này chúng ta đọc lại những bài thơ ấy của Bác.
Hai
mươi bài thơ Tết của
Bác từ 1942 đến 1969 làm hiện lên một tầm nhìn, một tư thế, một tâm hồn lớn của
bậc lãnh tụ anh minh, sáng suốt trước những vấn đề của nhân dân, đất nước. Lời
chúc đầu năm, khai bút đầu xuân là một sinh hoạt mang rõ bản sắc văn hóa dân
tộc. Và bây giờ, giữa ngày Tết, chúng ta đọc lại những bài thơ chúc Tết mừng
xuân của Bác cũng là một nét truyền thống quý báu của dân tộc.
Năm
1942, sau khi từ nước ngoài trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác
viết bài thơ chúc Tết đồng bào cả nước và nhân dân tiến bộ thế giới: Mừng xuân
1942. Những lời chúc của Bác là những mong muốn tốt đẹp cho dân cho nước, cho
thế giới với tinh thần quốc tế cao cả. Sau này, những năm kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thơ Bác là những đúc kết các vấn đề trọng đại năm
qua, đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong năm mới. Cảm hứng lịch sử,
cảm hứng dân tộc hòa vào cảm hứng thơ ca một cách nhuần nhuyễn. Chúc năm mới
1947 là bài thơ chúc Tết kháng chiến đầu tiên của Bác. Chúng ta nhớ lại sự kiện
lịch sử ngày 20/12/1946, Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày
21/1/1947, tức ngày mùng Một Tết Đinh Hợi, Bác chúc năm mới: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió - Tiếng
kèn kháng chiến vang dậy non sông - Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
- Chí ta đã quyết,lòng ta đã đồng - Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! - Sức
ta đã mạnh, người ta đã đông - Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi! -
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”
Bài thơ thể hiện tinh thần cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." và khẳng định cuộc kháng chiến của chúng ta nhất định thắng lợi. Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: "Cả bài thơ phơi phới như buồm căng thẳng gió. Nó là lời của một lòng tin vững chắc của một con người đang chiến thắng.". Điều ấy hiện lên màu sắc âm thanh rực rỡ sôi động "vang dậy non sông", ý chí quyết tâm của toàn dân tộc tạo nên sức mạnh trong không khí ra quân đầu xuân "nhất định thắng lợi", "nhất định thành công". Lời thơ vang lên như lời hịch hùng tráng, thôi thúc "Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!"
Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc thi đua lao động xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng cuộc sống mới: “Đường lên
hạnh phúc rộng thênh thênh” (Mừng xuân 1961). Nhiều điển hình nổi lên trong
các phong trào thi đua yêu nước. Công nhân phất cao cờ Duyên Hải. Nông dân phất
cao cờ Đại Phong. Bộ đội phất cao cờ Ba Nhất... Miền Nam trực diện đấu tranh
với kẻ thù nhằm thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà, Thơ mừng xuân
1962, Bác chúc: “Cả năm châu phất phới cờ
hồng! - Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi - Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong -
Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới - Sức triệu người hơn sóng biển Đông...”
Miền
Nam đi trước về sau, miền Nam thành đồng Tổ quốc. Với miền Nam, Bác xúc động
nói: “Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở
trong tim tôi”. Bài thơ Chúc mừng năm mới, 1964 thấm thía tấm lòng nhân ái
bao la của Bác đối với miền Nam và cũng là đối với nhân dân cả nước: “Bắc Nam như cội với cành - Anh em ruột thịt
đấu tranh một lòng - Rồi đây thống nhất non sông - Bắc Nam ta lại vui chung một
nhà”. Khác với các bài thơ chúc Tết trước, ở đây lời thơ tha thiết, tình
nghĩa. Những người con trong một nước cùng chung sức đấu tranh cho mục đích
chung: Nam Bắc một nhà. Những lời thân ái ấy của Bác “vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân”.
Thời
kỳ cả nước trực tiếp chống đế quốc Mỹ, thơ chúc Tết của Bác có nhiều bài đặc
sắc, có sức rung động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của nhân dân. Ba năm 1967,
1968, 1969, cuộc chiến diễn ra ngày càng quyết liệt, cũng là thời điểm nhân dân
ta giành nhiều chiến thắng vẻ vang trên khắp mọi chiến trường. Chiến thắng ở
Khe Sanh, Dốc Miếu, Đông Hà, Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng... Cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 trên toàn miền Nam. Miền Bắc - hậu phương lớn
vững chắc thi đua sản xuất, chiến đấu anh dũng, đánh thắng cuộc chiến tranh leo
thang của Mỹ, bắn rơi hàng nghìn máy bay hiện đại của giặc... Trong không khí
ấy, Mừng xuân 1967, Bác gửi lời chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước. Lời thơ ung
dung thư thái, tin tưởng thắng lợi trong tay: “Xuân này xin có một bài ca - Gửi chúc đồng bào cả nước ta - Chống Mỹ
hai miền đều đánh giỏi - Tin mừng thắng trận nở như hoa”.
Tết
1968 - một cái Tết lịch sử, đánh dấu sự lớn mạnh phong trào cách mạng của cả
nước. Thơ Mừng xuân 1968 của Bác là một khẳng định và những dự cảm lớn lao về
chiến công, bừng bừng khí thế, lạc quan, cùng tiếng kèn xung trận, giục giã mọi
người xốc tới, toàn thắng: “Xuân này hơn
hẳn mấy xuân qua - Thắng trận tin vui khắp mọi nhà - Nam Bắc thi đua đánh giặc
Mỹ - Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
Lời
thơ Bác vang lên, đêm 29 rạng ngày 30/1, quân dân miền Nam đã nhất tề nổi dậy
giáng những đòn sấm sét vào đầu Mỹ ngụy. Tiến công nổi dậy diễn ra nhiều đợt
liên tiếp, tiêu diệt hàng vạn tên địch (trong đó có hơn một vạn lính Mỹ) thu và
phá hủy hàng triệu tấn bom đạn, phương tiện chiến tranh. Tết Mậu Thân (1968) ấy
thực sự là Tết Tổng tiến công vang động cả đất trời năm châu bốn biển.
Bài
thơ chúc Tết cuối cùng của Bác Mừng xuân 1969. Đây là một trong những bài thơ
hay nhất Người chúc Tết mừng xuân. Như chúng ta biết, đến năm này, tuổi Bác đã
cao, 79 tuổi nhưng giọng thơ, lời thơ rất trẻ trung, hào hứng, rộn ràng: “Năm qua thắng lợi vẻ vang - Năm nay tiền
tuyến chắc càng thắng to - Vì Độc lập, vì Tự do - Đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào - Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào! - Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
Tết này, đọc lại các bài thơ chúc Tết mừng xuân của Bác Hồ, nhất là ba bài thơ Mừng xuân 1967, Mừng xuân 1968, Mừng xuân 1969, chúng ta cảm thấy Bác vẫn đang và luôn gần gũi với mỗi người, mỗi nhà. Lấy cảm hứng từ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, thơ Bác tỏa lên hương sắc trí tuệ, tình cảm, lòng nhân ái, trách nhiệm của một lãnh tụ tối cao đối với nhân dân, đất nước… Những lời chúc của Bác, những ước mơ của Bác đã thành hiện thực vững chắc trong cuộc sống của mỗi người và cả dân tộc ta. Và lời thơ Bác cùng với giai điệu mượt mà, hùng tráng, sảng khoái của những bài hát phổ thơ Bác mãi mãi ngân vang trong tâm hồn chúng ta.
0 comments:
Đăng nhận xét