PHÓ TỔNG THỐNG JOE BIDEN
CŨNG “LẨY KIỀU”
*
Lời Nói Đầu
Bài viết Tổng Thống Mỹ Bill Clinton Lẩy Kiều gởi
đến trang web Câu Lạc Bộ Văn Chương (Hội Nhà văn Việt Nam) không lâu thì tôi
nhận được một bình luận thẳng thắn của bác Vũ Nho (chủ trang web). Nhận thấy
bình luận của bác chỉ ra mấy điểm rất hữu ích trong việc Lẩy Kiều nên tôi đã
dựa vào đó để thêm thắt vài điều trong bài viết mới này.
Cũng xin nói thêm, tên tôi là Phạm Đức Nhì chứ
không phải Phạm Đức Nhị.
Xin chân thành cảm ơn bác Vũ Nho
Bình
Luận Của Bác Vũ Nho
Đây
là quan điểm cá nhân của anh Phạm Đức Nhị. Về nguyên tắc "lẩy Kiều",
người ta chọn câu thơ phù hợp với hoàn cảnh đang nói đến ở trong tác phẩm
Truyện Kiều rồi LẨY ra. Không cần chú ý đến câu ấy trong đoạn thơ ra sao. Anh
Nhị vạch lá tìm sâu, không hiểu nguyên tắc đó, nên chê tổng thống Hoa Kì và các
quân sư! Tôi không đồng ý với anh, nhưng cứ đưa lên để rộng đường dư luận! Kính
báo!
Những
Điểm Hữu Ích
Bác Vũ Nho cho rằng:
1/ Về nguyên tắc “lẩy Kiều”, người ta chọn câu
thơ phù hợp với hoàn cảnh đang nói đến ở trong tác phẩm Truyện Kiều rồi “lẩy”
ra.
Tôi đồng ý với bác Vũ Nho nhưng viết gọn lại như
sau:
“Lẩy Kiều” là thấy câu thơ nào trong Truyện
Kiều phù hợp với hoàn cảnh thì “lẩy” ra.
2/ Không cần chú ý đến câu ấy trong đoạn thơ ra
sao.
Tôi không đồng ý với bác Vũ Nho ở điểm này.
3/ Anh Nhị
(Nhì) vạch lá tìm sâu, không hiểu nguyên tắc đó, nên chê Tổng Thống Hoa Kỳ và
các quân sư.
Điểm này tôi xin nhường sự phán xét cho độc giả..
Tôi sẽ đưa hai điểm 1 và 2 vào bài viết dưới đây.
“Lẩy”
Kiều, “Đọc” Kiều Hay “Trích” Kiều?
1/
Em gái nói với anh:
Ngoài kia trời nắng đẹp quá mà sao anh cứ ngồi ủ
rũ thế?
Anh “lẩy Kiều”:
Cảnh
nào cảnh chẳng đeo sầu
Người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ
2/
Nói với vợ bạn:
“Sao bà quản lý nó chặt thế? Bạn bè lâu lâu gặp
gỡ, bù khú một tý mà chẳng lần nào thấy mặt mũi nó cả.”
Vợ bạn trả lời: “Tại chồng tôi đào hoa quá, các
anh ơi.”
Rồi “đọc Kiều”:
Rằng
tôi chút phận đàn bà
Ghen
tuông thì cũng người ta thường tình
3/
Bác Cả mới trúng hai “quả” nhà đất được mấy tỉ mà
vợ chồng đã bỏ nhau rồi hả?
Và “trích Kiều”:
Dù
lòng đổi trắng thay đen khó gì.
Dù biết vẫn có người không đồng ý, ở đây tôi cũng
xin phép giữ chữ “lẩy” để “ăn khớp” với nhiều bài viết về đề tài “Các Tổng Thống (và Phó Tổng Thống) Mỹ ‘Lẩy
Kiều’”.
Dùng nhóm chữ “lẩy Kiều” kiểu này chỉ có nghĩa là
“thấy câu thơ nào trong Truyện Kiều phù
hợp với hoàn cảnh thì ‘lẩy’ ra.”
Dĩ nhiên, còn nhiều “kiểu” khác trong các “trò
chơi Kiều”; xin nhường cho các vị có những sở thích khác đó.
Tại
Sao Dân Việt Thích “Lẩy” Kiều?
Khi gặp một “cảnh đời” nào đó, muốn biểu lộ thái
độ, tâm trạng của mình thì “lẩy Kiều” là một cách ứng xử tao nhã, thanh cao.
Dưới đây là vài ý do:
1/ Được tiếp cận với một tác phẩm có giá trị nghệ
thuật cao của nước mình, của dân tộc mình.
2/ Trong Truyện Kiều có rất nhiều câu nét đẹp văn
chương siêu đẳng mà đa phần người Việt có chút hiểu biết về thơ ca, trong hoàn
cảnh riêng nào đó, cũng có thể thấy hợp với tâm trạng của mình một cách sâu sắc.
3/ Thỏa mãn lòng yêu thích và có cơ hội nâng tầm
thưởng thức thơ ca, văn chương.
4/ Có cơ hội tiếp xúc với bạn bè và những người
“đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”
5/ Được những người nghe (trong hoàn cảnh đó) có
chút nể trọng nếu câu “lẩy Kiều” của mình hay, xuất sắc.
Thế
Nào Là “Lẩy Kiều” Hay?
Có mấy điểm cần lưu ý:
1/ Chọn được câu Kiều có nét đẹp văn chương “cao
cấp”
a/ Ngôn ngữ đẹp, cao
sang; chữ, nhóm chữ nối kết ăn ý, nhịp nhàng, hợp lý.
b/ Câu gọn chắc.
c/ Ý sâu sắc, thâm thúy,
ý nhị.
2/ Hợp cảnh
3/ Hợp tình
4/ Nét đẹp văn hóa dân tộc: Không có cũng không
sao, nhưng có thi câu lẩy Kiều được đánh giá cao hơn.
Bàn
Lại Hai Câu Lẩy Kiều Của Tổng Thống Bill Clinton
Đó là hai câu:
Sen
tàn cúc lại nở hoa
Sầu
dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
1/ Nét đẹp văn chương
Ở đoạn Kim Trọng Nhớ Thương Kiều (câu 245- 260)
(1) cụ Nguyễn Du có hai câu thật tuyệt vời:
Sầu
đong càng lắc càng đầy
Ba
thu dọn lại một ngày dài ghê
(Câu 247-248)
Đây là hai câu đầy tính nhân văn, phổ cập rộng
rãi, không chỉ đúng với Kim Trọng mà còn có thể áp dụng cho rất nhiều người
hiểu biết và thích thơ ca (không chỉ riêng ở Việt Nam) trong hoàn cảnh tương tự
nào đó.
Còn hai câu:
Sen
tàn cúc lại nở hoa
Sầu
dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Câu 1795-1796)
thì nhóm chữ “Sầu
dài, ngày ngắn” (Sầu đầy mà thời gian ngắn) có ý hoàn toàn trái ngược nên
đã có mấy khuyết điểm sau:
a/ Dung lượng nỗi sầu và cảm nhận về độ dài thời
gian không đúng với quy luật thường tình như hai câu (Sầu đong – dài ghê),
bắt tội cụ Lê Văn Hòe phải vất vả quanh co chú giải (2)
b/ Các nhóm chữ trong hai câu không nối kết ăn ý,
nhịp nhàng, hợp lý.
Như vậy, chỉ riêng khía cạnh văn chương, hai câu
trên đã mắc phải hai lỗi khá nặng làm giảm nét đẹp của thơ.
2/ Không hợp cảnh, không hợp tình
Nếu đọc cả đoạn thơ
Lâm
Truy từ thuở uyên bay,
Buồng
không, thương kẻ tháng ngày chiếc than
Mày
ai, trăng mới in ngần
Phấn
thừa, hương cũ, bội phần xót xa
Sen
tàn, cúc lại nở hoa
Sầu
dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân
Tìm
đâu cho thấy cố nhân?
Lấy
câu vận mệnh khuây dần nhớ thương
(Câu 1791-1798)
sẽ thấy hai câu (Sen tàn – sang xuân) nằm giữa
một khung cảnh, một tâm trạng đau buồn đến mức tột cùng thê thảm (của Thúc
Sinh) chứ không phải “hết đông u ám là đến xuân tươi sáng” theo quy luật vận
động tất yếu của tự nhiên như Tổng Thống Bill Clinton muốn diễn tả.
3/ Gởi lầm thông điệp
Hậu quả là tương lai của mối quan hệ
Mỹ-Việt, nếu hiểu đúng nghĩa hai câu Kiều trên, sẽ chỉ là một đoạn đường
đen tối, không có cả chút ánh sáng cuối đường hầm.
Dĩ nhiên Tổng Thống Bill Clinton không có ý xấu
nhưng vì nghe lời quân sư “chưa hiểu Kiều thấu đáo” nên đã phạm một sai lầm
ngoại giao quan trọng - vừa ê mặt mình và nước Mỹ của mình lại vừa xúc phạm đến
đất nước Việt Nam nữa.
HAI CÂU “LẨY KIỀU” CỦA PHÓ TỔNG THỐNG JOE BIDEN
Trong diễn văn đón tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn
Phú Trọng ngày 08 tháng 07 năm 2015 Phó Tổng Mỹ Joe Biden đã “lẩy” hai
câu Kiều:
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
(Câu 3121-3122)
Ở hoàn cảnh của Kiều, nàng có suy nghĩ khác
- rất chua xót và tủi nhục :
Thiếp
từ ngộ biến đến giờ
Ong
qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy
chầy gió táp mưa sa
Mấy
trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
Còn
chi là cái hồng nhan
Đã xong
thân thế còn toan nỗi nào?
Nghĩ
mình chẳng hổ mình sao?
(Câu 3097-3103)
Để thông cảm tâm trạng nàng Kiều hơn mời độc giả
cùng tôi đọc một đoạn thơ:
Tôi
có quen
mấy
cô bán bar cho Mỹ
hết
chiến tranh
trở
lại cuộc sống thiện lương
lấy
chồng đẻ con
vợ
hiền dâu thảo
bán
buôn tần tảo
nuôi
con nên người
Con
trai
có
nghề nghiệp hẳn hoi
con
gái
quyết
không để đi vào vết xe mình đã đổ
Với
chòm xóm
biết
phận mình
khi
gặp gỡ
nói
năng khiêm tốn
cư
xử nhún nhường
cô
bác đều thương
không
ai nỡ nhắc đến quãng đời xưa cũ
Nhưng cái quá khứ làm đĩ đó như một vết nứt trong
tim mới tạm khép lại, chỉ đụng nhẹ là máu cũng có thể chảy lênh láng.
Bởi vì:
Làm
đĩ như Con Tư Gò Vấp
mỗi
lần đi khách
được
chia tiền chỉ vừa đủ tô bún riêu
làm
đĩ như Thúy Kiều
“Đĩ
có tàn, có tán
đĩ
có hương án thờ vua.” (3)
dù
bỏ nghề
cũng
đều mang tiếng là đã từng làm đĩ
Cho nên cái tiếng “đã từng làm đĩ” không dễ quên tí nào.(4)
Bởi vậy, khi cụ Nguyễn Du “mớm” vào mồm Kim Trọng 4 câu:
Trời còn
để có hôm nay
Tan
sương đầu ngõ vén mây giữa trời
Hoa
tàn mà lại thêm tươi
Trăng
tàn mà lại hơn mười rằm xưa
(Câu 3121-3124)
trong đó hai câu sau (Hoa tàn … rằm xưa) đặc biệt
để khen nàng Kiều – người vừa trải qua 15 năm lăn lộn trong chốn thanh
lâu - thì đúng là một lời khen đểu, và dĩ nhiên, vô cùng cay độc.
Những người thích Kiều, lẩy Kiều thường thuộc
Kiều. Đọc hai câu trên là họ đã liên tưởng ngay đến hai câu dưới để ý nghĩa hòa
quyện lấy nhau, để thấy cái đẹp của bức tranh tổng thể. Thế mà “luật chơi”
lại bảo “Không cần chú ý đến câu ấy trong
đoạn thơ ra sao” thì còn gì là giá trị văn chương đích thực của câu thơ ấy
nữa.
Chàng phiên dịch Anh Phạm (5) đã “gợi ý” để ngài Phó TổngThống Joe Biden
đưa hai câu này vào bài diễn văn của mình ca ngợi những ngày tươi sáng sắp đến
của mối quan hệ Mỹ - Việt thì thật là quá vô tình.
So với hai câu Kiều trong diễn văn của Tổng Thống
Bill Clinton thì hai câu của Phó Tổng Thống Joe Biden đỡ tệ hơn:
Trời còn
để có hôm nay
Tan
sương đầu ngõ vén mây giữa trời
1/ Nét đẹp văn chương khá hơn. (Có điệp ngữ Trời
trời nhưng chỉ là lỗi nhẹ, không đáng kể.)
3/ Không hợp tình
4/ Thông điệp có kèm lời khen đểu
Trong cuộc chơi “lẩy Kiều” này phía Mỹ chỉ mang tiếng là ngây ngô - hiểu hời hợt về
Văn Hóa Việt Nam - đưa ra hai câu Kiều thoạt nhìn thì có vẻ hợp cảnh
nhưng không hợp tình. Còn phía Việt Nam thì ôi thôi - bẽ bàng, ê mặt.
-------------
CHÚ THÍCH:
1/
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
Mây Tần khóa kín song the
Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao
Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao
Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng
(Câu 247-252)
2/
truyen-kieu-chu-giai.pdf (tusachtiengviet.com)
3/
“Đĩ mà có tàn
có tán, có hương án, có bàn độc”
Sau
được dân gian đổi thành:
“Đĩ
có tàn có tán
Có
hương án thờ vua”
Có
lẽ để êm tai hơn.
4/
5/
Mời nhấp chuột đọc thêm:
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
QUÊ NGHÈO, thơ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
PHẠM ĐỨC NHÌ
Địa chỉ:
Email: nhidpham@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác
giả gửi qua email ngày 11.02.2023.
- Ảnh minh họa cho bài viết được
sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét