THÁI HẠO - KẺ THÍCH LỘNG NGÔN - Tác giả: Hoàng Quý Bảo ; Đinh Hoàng Long giới thiệu

Leave a Comment


THÁI HẠO - KẺ THÍCH LỘNG NGÔN

 

Ở đời, thời nào cũng thế luôn có những kẻ “dở ông, dở thằng”. Mỗi khi kẻ này xuất hiện nó luôn làm người ta khó chịu. Nhẹ thì cau mày, nhíu trán; nặng thì muốn cho một cái vả vào mặt. Nhưng điều đáng nói và lạ thay, không biết kẻ này có hiểu hay cố tính không hiểu điều đó mà vẫn cứ nhơn nhơn. Một kẻ “dở ông, dở thằng” muốn đề cập trong bài viết này chính là Thái Hạo (tên thật là Lường Tuấn Tú) nay cũng đã ngoại tứ tuần. Gã vốn quê Thanh Hóa, tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học Sư phạm Huế và vào Bình Phước làm nghề dạy học. Không rõ tự bỏ hay bị đuổi mà chỉ sau 7 năm (2013-2020) gã đã trở thành “thầy giáo tháo giày” và … “mất dạy” đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong khi nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình kêu gọi lập những trại “cai nghiện thơ” thì gã nhảy vào làm thơ. Có lẽ cảm thấy thơ phú chưa đủ ép – phê, gã ngông nghênh bước chân vào “làng dân chủ” theo những bậc đàn anh là Nguyễn Xuân Diện, Chu Mộng Long; Võ sư Đoàn Bảo Châu…

Cũng giống như Chí Phèo, gã chửi tuốt, vớ cái gì gã cũng chửi. Chỉ có một điều khác, nếu như Chí Phèo chửi “ai đã sinh ra hắn” thì việc đầu tiên Thái Hạo lại chửi nền giáo dục, nơi đã cho gã làm thầy. Để biện minh cho sự “mất dạy” của mình, trong bài “Hiền tài là nguyên khí quốc gia?” gã viết: “Trong khoảng 5 năm tôi trực tiếp giảng dạy tại một trường chuyên, chỉ riêng tổ văn thôi đã có khoảng chục người ra đi …. Điều đáng nói là, những người ra đi ấy, hầu hết là cá tính, sắc sảo, giỏi chuyên và cương trực thẳng thắn, chí ít cũng là kẻ trăn trở với đời và với nghề …. Cứ thế, môi trường giáo dục trở nên một nơi căng thẳng mà “người này và kẻ kia đều ngó theo sức mạnh”.

Dễ thấy rằng Thái Hạo quá ngạo mạn và xấc xược. Với 7 năm làm nghề Thái Hạo làm sao có quyền và tầm nhìn để có nhận xét, đánh giá như trên. Chưa kể lại “đưa ít nhất 4 người về tổ mình” rồi “Ai cho tao làm người lương thiện”. Đúng là nực cười với gã hề này. Cần nhớ rằng Thái Hạo chỉ đại diện cho bản thân gã, không có quyền xuyên tạc, bịa đặt về tư cách, đạo đức của những thầy cô giáo chân chính dù còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn một lòng “tất cả vì học sinh thân yêu”. Chưa hết, để tấn công vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, Thái Hạo còn suy diễn rất hàm hồ, sai lệch rằng: “Mỗi đứa trẻ được sinh ra trong cái xã hội Việt Nam này là một bi kịch” và ảo tưởng cho rằng: “Đi học. Nếu có chút niềm vui nào đó thì dứt khoát không phải từ chính cái sự học ấy….học là nghĩa vụ, là trách nhiệm, trách nhiệm với cha mẹ, với cô giáo chủ nhiệm, với thầy giáo bộ môn, với “nhà trường thân yêu”, có khi còn cả với họ hàng và làng xóm. Mỗi ngày chúng bị nhồi vào đầu một mớ kiến thức mà không biết để làm gì; cứ nhồi, phòi ra thì nhồi vào lại, bằng phê bình, chỉ trích, nêu tên, khủng bố, mời cha mẹ, đe dọa lưu ban”.

Thương thay cho anh giáo mới chập chững vào nghề đã vội rời đi, không chịu ngẫm nghĩ câu nói của tiền nhân “nhân bất học bất tri lí” để buông ra những phát ngôn sàm bậy, đáng xem thường. Cũng nhằm công kích nền giáo dục nước nhà Thái Hạo còn bẻ lái: “Sự mất giá của nhà giáo không phải chỉ là chuyện lương mà là chuyện lương thiện. Nếu không có công đoàn độc lập để bảo vệ nhà giáo, không phân chia quyền lực trong nhà trường để cân bằng mọi thứ thì mọi lời hay ý đẹp cũng chỉ là khẩu hiệu” để chuẩn bị cho việc kêu gọi thành lập “công đoàn độc lập Việt Nam”, một luận điệu mà trước Thái Hạo nhiều kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền đã đưa ra.

Trong một bài viết gần đây trên mạng xã hội mang tên “Công đoàn trong mắt ai” sau khi xuyên tạc, bịa đặt về cái gọi là “nỗi khổ và những bất công mà công nhân đang phải trải qua trong các nhà máy xí nghiệp, đặc biệt là việc bị xúc phạm và rẻ rúng về nhân phẩm”, Thái Hạo đã lớn tiếng phủ nhận và kích động: “Chính thức thừa nhận sự mất vai trò của hình thức “công đoàn bù nhìn” hiện tại (không phải chỉ là trong các nhà máy xí nghiệp) là bước đầu tiên; tiếp theo là xây dựng các văn bản pháp quy để gấp rút độc lập hóa công đoàn. Đây là trách nhiệm của Quốc hội đối với toàn dân nói chung và người lao động nói riêng, không thể tiếp tục làm lơ nữa”.

Cần nói ngay, đây là một biểu hiện của một kẻ “dở ông, dở thằng”, nhai lại những điều mà những kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền đã rêu rao từ lâu, thậm chí chúng còn tổ chức khởi xướng và tự xưng “công đoàn độc lập Việt Nam”. Về động cơ, mục đích, những kẻ khởi xướng cho hội nhóm này đã tuyên bố trên các diễn đàn, mạng xã hội, cho thấy động cơ, ý đồ tiêu cực và họ biết những tổ chức, hội nhóm như vậy sẽ bị chính người lao động lên án nên không dám công khai, minh bạch, không tuân thủ các quy định luật pháp mà chọn theo hình thức âm thầm, tự phát.

Và cũng cần khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. Hiện nay Công đoàn Việt Nam đã tập hợp được khoảng 10 triệu đoàn viên và hàng trăm ngàn công đoàn cơ sở, chăm lo, bảo vệ kịp thời cho đoàn viên và người lao động, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Không biết Thái Hạo có cập nhật thông tin chính thống hay biết rất rõ mà cố tình lờ đi những thành tựu mà Công đoàn Việt Nam đã có được trong suốt hơn 90 năm qua để bẻ lái, đánh lừa dư luận, xuyên tạc, bôi đen sự thật nhằm hạ thấp uy tín, vai trò của Công đoàn Việt Nam nhân hiện tượng thời gian gần đây do ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa Nga và Ucraina, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp cùng với ảnh hưởng của hậu Covid-19, ở một số địa phương do số đơn hàng bị cắt giảm nên hàng trăm ngàn công nhân lao động ở các doanh nghiệp bị mất việc làm.

Thái Hạo có biết, những kẻ phủ nhận vai trò của Công đoàn Việt Nam và khởi xướng trào lưu thành lập cái gọi là “Công nhân độc lập Việt Nam” theo xu hướng tự do, thoát ly khỏi thể chế đều nhận thức đây là tổ chức bất hợp pháp, không được phép tồn tại, nhưng vẫn cố tình kêu gọi, vận động người dân tham gia với dụng ý xấu, đó là hành vi vi phạm pháp luật!

Xin nói lại lần nữa để Thái Hạo biết, mọi thứ đều có giới hạn. Tự do ngôn luận không bao giờ đồng nghĩa với ngôn luận tự do, để muốn nói gì thì nói. Nhà có gia phong, nước có quốc pháp, đừng có lộng ngôn, láo xược, xuyên tạc bậy bạ nhé!

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Thái Hạo0

- Các bài bình thơ0

- Các bài bình văn0

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

 l

Mời nghe Nghệ sĩ Thúy Minh diễn ngâm 

bài thơ THU LẠNH, thơ Đặng Xuân Xuyến:

Đinh Hoàng Long giới thiệu

Tác giả: Hoàng Quý Bảo - nguồn: ivanlevanlan

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét