SO SÁNH GIỐNG VÀ KHÁC NHAU
GIỮA TRẦN MẠNH HẢO VÀ NGUYỄN QUANG THIỀU
Gần tết, trổ tài làm vài món, xong, mang đến
nhà cho ông anh cùng quê ăn thử. Anh bảo: “Tôi
ăn thật chứ thử gì. Chú làm món nào cũng ngon”. Ngồi bàn, anh rót cho tôi
ly nước lá tía tô bảo chữa gút công hiệu lắm, rồi vì cũng là nhà thơ anh nói:
- Tôi mới được tặng tập thơ của Trần Mạnh Hảo
đây này. Nghe nói hôm giao lưu Trần Mạnh Hảo bảo nhờ anh Thiều có tư tưởng đổi
mới nên những bài thơ rất khó in bây giờ mới được in.
Tôi trả lời:
- Thực ra ông Hảo rất giống thằng Thiều ở tính
cơ hội, sự phản trắc, vậy mà suốt vài chục năm ông Hảo luôn đánh thơ thằng
Thiều. Thực ra chỉ do ông Hảo ganh ghét đố kỵ thôi, chứ chả phải vì tư tưởng
hay học thuật cao siêu gì.
Vậy là chỉ đi chơi thôi cũng lại gặp cái chuyện
tạo cảm hứng để có thể viết về cái mối quan hệ kỳ quái của bộ ba Đông La - Trần
Mạnh Hảo - Nguyễn Quang Thiều.
* *
*
Về nhà, nằm võng đung đưa, ngẫm lại, thấy Trần
Mạnh Hảo chỉ vì lòng ganh ghét, đố kỵ đánh thơ Nguyễn Quang Thiều mấy chục năm,
nên chỉ đánh cái vỏ hình thức, những cái vặt vãnh, còn cái chính là về nội
dung, tư tưởng của thơ Thiều thì ông Hảo lại lờ đi. Còn tôi cũng sai, khi gặp
Thiều tôi còn trẻ, trí tuệ cũng chưa chín, hành động nặng về tình cảm, thấy
Thiều tốt với mình quá mà bị đánh như vậy nên đã viết bảo vệ Thiều. Nhưng nội
dung thơ Thiều đã khiến tôi lăn tăn rất nhiều, nhưng rồi tặc lưỡi, đời chỉ
tương đối thôi, cứ đòi ai cũng tài, cũng tốt như mình mới chơi thì tôi biết
chơi với ai? Thật khó mà bảo vệ thơ Thiều, nhưng rồi tôi nhận ra Thiều có cách
viết mới, và tôi đã bám vào nó để chống lại Trần Mạnh Hảo, vì chính cái đó luôn
bị ông Hảo công kích hung hãn nhất.
Thật buồn cười khi bây giờ Trần Mạnh Hảo khen
và biết ơn “sự đổi mới” của Nguyễn Quang Thiều nên mới duyệt in thơ cho mình,
bởi từ rất lâu rồi, khi tôi còn chưa gặp Nguyễn Quang Thiều, lần đầu Trần Mạnh
Hảo “đánh” Nguyễn Quang Thiều lại chính là về cái “sự đổi mới”: “Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã lớn tiếng
tuyên bố trên các báo ở Thành phố Hồ Chí Minh rằng: “Thơ Việt Nam xuất phát từ
đầu óc tiểu nông nên thấp bé tủn mủn vặt vãnh không thể vươn lên cái tầm cao
ngất ngưởng của thơ Tây”. Vì thế: “Nguyễn
Quang Thiều đã sáng tác thơ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha, rồi tỷ mẩn
tự dịch thơ mình ra tiếng Việt Nam… Từ cách cảm, cách nghĩ, cách ví von, liên
tưởng, cách hành văn, kết cấu… tất thảy đều như… tây cả, tịnh không có chút
không khí Việt Nam nào, toàn là một thứ thơ tây giả cầy”. Không chỉ vậy,
Trần Mạnh Hảo có lần còn chửi thẳng Thiều là “một kẻ thô bỉ, thiếu văn hóa”:
“-… Chúng
ta hãy thử khảo sát một cơn mơ của tác giả:
… Trong
cơn mơ đói và buồn
Các
cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua
Như
dao sắc phất vào tôi tứa máu
Tôi
nấc lên một câu hỏi như người sặc khói
Rằng
nếu tôi lấy họ
Tôi
sẽ ngủ với họ thế nào…
Một
tay đàn ông mà hễ gặp đàn bà con gái nào đi qua, cũng đều mang ý nghĩ rằng nếu
ta mà lấy được mi, ta sẽ ngủ với mi như thế nào đây, thì tất người đàn ông kia
là một kẻ thô bỉ, thiếu văn hóa.”
(Hết trích)
Ngược lại, Nguyễn Quang Thiều cũng chửi lại
Trần Mạnh Hảo ghê gớm. Theo chính Trần Mạnh Hảo: “Vừa qua, chúng tôi có viết bài phê bình thơ ông Nguyễn Quang Thiều… Ông
Thiều không tranh luận lại mà lên mạng Internet chửi chúng tôi như một ả mất gà
rằng: “… với những gì anh viết về tôi (tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến
thơ ca của tôi) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thằng
đê tiện và bỉ ổi” … Ký tên Nguyễn Quang Thiều”. (Hết trích)
Vậy hai người từng chửi nhau kinh khiếp như vậy
sao giờ lại bắt tay nhau? Tất cả chỉ vì Chủ nghĩa Thực dụng, với những kẻ thực
dụng thì để đạt được lợi ích, chúng bất chấp lương tri, đạo lý, nhân nghĩa.
* *
*
Tôi nhận thấy Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Quang
Thiều có điểm giống nhau là cùng thiểu năng tri thức và nhận thức, tức không
hiểu được các vấn đề tri thức, và không nhận thức đúng về những vấn đề của đời sống.
Có lẽ do Trần Mạnh Hảo học dở dang, còn Nguyễn Quang Thiều học tiếng Anh thì
ngoài tiếng Anh Thiều không biết gì, mà tiếng Anh giỏi nhất thì vẫn thua đứa
trẻ con bên Mỹ. Tất nhiên, một người có lương tri và thiện tính không bao giờ
chê bai người kém thông minh và tật nguyền, nhưng đã dốt mà lại hay bi bô lăng
nhăng loại như Hảo và Thiều thì cần phải được chỉ bảo.
* *
*
Về tri thức, Nguyễn Quang Thiều biết thân biết
phận không nói năng gì, Trần Mạnh Hảo ngược lại, lại mắc bệnh vĩ cuồng, chỉ
biết mặt chữ nhưng lĩnh vực nào cũng dám xông vào, còn liều mạng phê phán, công
kích, phỉ báng cả những danh nhân vĩ đại. Tôi đã viết rất nhiều về sự hiểu sai
về tri thức của Trần Mạnh Hảo, nay chỉ nhắc lại vài ý.
Suốt một thời kỳ dài “yêu Mác”, Trần Mạnh Hảo
hay lấy Triết học Mác ra “đánh” người ta, dù không hề hiểu bản chất các khái
niệm. Trần Mạnh Hảo quy cho Giáo sư Lê Ngọc Trà là: “duy vật chủ quan”. Điều này rất buồn cười vì ai hiểu Triết học Mác
sẽ biết với duy tâm thì có “khách quan”, “chủ quan”, còn với duy vật thì không
có khái niệm “duy vật chủ quan”. Trần Mạnh Hảo dõng dạc: “Chúng ta đều biết, văn học là hình thái ý thức xã hội. Mà ý thức, theo
quan điểm duy vật biện chứng là hình thức phản ánh cao cấp nhất của con người”;
rồi: “Phản ánh luận Mác-xít của Lê-nin đã
chỉ ra rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách quan nếu không
thông qua con đường phản ánh”, v.v… từ đó Trần Mạnh Hảo đã quy kết Lê Ngọc
Trà “rơi vào duy tâm chủ quan”, cho “ý thức sinh ra tồn tại ư? Thế tư duy có
trước vật chất à?... Sao sách giáo khoa của chúng ta lại đi tuyên truyền cho
chủ nghĩa duy tâm thế?”. Đọc lại những dòng này không sao mà nín cười được,
bởi như vậy có khác gì ông Hảo năm 1998 đã vả gãy hết răng, thậm chí đập vỡ sọ
ông Hảo theo kiểu “cộng sản” Pôn Pốt khi “góp ý cho Đại hội Đảng lần thứ X”,
2006, đã ngông cuồng vận động: “chúng tôi
(Trần Mạnh Hảo) kêu gọi tất cả những nhà khoa học trong ngành khoa học nhân văn
(người Việt Nam) ở trong nước và nước ngoài... hãy vì dân tộc đau thương, bi
thảm và nước Việt buồn của chúng ta mà bỏ qua sĩ diện không thèm đối thoại với
“nhà cầm quyền Hà Nội độc tài, độc quyền chân lý…” đặng cùng nhau lên tiếng,
xem rằng: chủ nghĩa Marx rốt cục LÀ PHÚC HAY HỌA CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI”!
Trần Mạnh Hảo cũng rất dốt khi đồng nhất khái
niệm “chế độ tư hữu” với “tính tư hữu”, một đằng chỉ hình thái kinh tế - xã hội
của một xã hội, một đằng chỉ về bản tính con người. Vậy mà từ cách hiểu đó Trần
Mạnh Hảo dám kết án Mác một cách rất hung hãn như: “Việc chủ trương xóa bỏ triệt để tính tư hữu con người của Marx là hành
vi xóa bỏ chính con người, chống lại nhân loại phản động vô cùng tận của học
thuyết Marx”.
Chỉ là một kẻ ngông cuồng, vĩ cuồng mới dám
viết bậy bạ như vậy. Bởi trên nước Đức, quê hương Các Mác, tên ông vẫn được
vinh danh trên nhiều đại lộ. Trong những cuộc bình chọn nhà tư tưởng, ở ngay
các nước tư bản phát triển, Mác vẫn đứng hàng đầu. Nhà tỷ phú đầu cơ chứng
khoán George Soros viết: “Marx và Engels
đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây 150 năm” (Marx and
Engels gave a very good analysis of the capitalist system 150 years ago); John
Cassidy (tờ The New Yorker) cho rằng các nhà kinh tế đang “bước theo dấu chân
của Marx mà họ không biết” (without realising that they are walking in Marx's
footsteps). Vậy mà Trần Mạnh Hảo viết về Các Mác như thế này: “sai lầm chết người rất vĩ đại”; “thậm ngu
dốt”; “thô thiển và ngu ngốc”; “liều lĩnh nhất trong những người nói liều
lĩnh”; “một sự tối ngu dốt”; v.v…
Quả thật không thể có nơi nào trên trái đất có
một kẻ ngu dốt và láo xược đến như thế! Giáo sư Trần Chung Ngọc, một cựu sỹ
quan Ngụy, nhưng với tư duy khách quan của một Giáo sư Vật lý và cái tâm phá
chấp của một Phật tử, đã viết Trần Mạnh Hảo “phê bình láo lếu về Marx”, là “ngu
xuẩn và ngô nghê”; “chuyện phê bình
triết học không phải là chuyện để cho những người có trình độ như Trần Mạnh Hảo
có thể tùy tiện viết bậy”!
Trần Mạnh Hảo cũng rất dốt, hoàn toàn mù tịt
viết về Đức Phật Thích-ca: “chân đất cô
độc đi giữa vô minh để ăn mày chân lý”.
Trong Đạo Phật, việc đi khất thực là một pháp
tu để vừa xóa bỏ cái tôi kiêu mạn vừa làm cho các thí chủ tạo nghiệp lành,
hưởng phúc ở kiếp sau. Nên Đức Phật đi ăn mày là ăn mày thật chứ không phải “ăn mày chân lý” như Trần Mạnh Hảo “làm
văn” về Đức Phật ngô nghê như vậy. Chính Đức Phật do tu luyện đã giác ngộ, đã
vén bức màn vô minh chỉ cho nhân loại chân lý, viết như Trần Mạnh Hảo, đã vô
minh thì lấy đâu ra chân lý mà bố thí cho Đức Phật?
* *
*
Không dám vĩ cuồng như Trần Mạnh Hảo, nhưng
Nguyễn Quang Thiều lại có tài véo von như chim hót. Với dư luận chung chung thì
có người có thể thấy rất hay, nhưng với những người hiểu biết thì sẽ hiểu Thiều
không chỉ rỗng tuếch mà còn điêu trá, thậm chí nói ngược, xuyên tạc sự thật.
Trong “Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác văn
học về đề tài thiếu nhi và trao giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất”, Nguyễn
Quang Thiều kỳ công mời tham dự từ nguyên thủ quốc gia đến các tư lệnh ngành
liên quan đến văn chương. Tôi đã đặt câu hỏi: “Đây là phúc cho văn chương Việt Nam hay chỉ là tài che chắn sai trái,
lừa mị của Nguyễn Quang Thiều?” Trong buổi đó, Nguyễn Quang Thiều nói:
"Chỉ
có thể làm cho tương lai tốt đẹp, khi thấu hiểu hiện tại và chuẩn bị cho tương
lai dân tộc mình bằng cách chuẩn bị cho hiện tại với một trách nhiệm cao cả
nhất và ngập tràn tính nhân văn”.
Đây thực chất là sự điêu trá, lừa mị của Nguyễn
Quang Thiều nếu so với thực tiễn sáng tác của Thiều và những phát ngôn về các
tác giả tác phẩm khác.
Trong bài thơ “Con bống đen đẻ trứng”,
viết rõ là “cho hai con Thuật, Ngân”,
nhưng với cái nhìn bệnh hoạn như để doạ hai đứa con mình, Nguyễn Quang Thiều đã
bịa đặt, vẽ ra những khung cảnh rùng rợn, toàn những tan vỡ, sụp đổ trên quê
hương, đất nước Việt Nam: “Quanh các con
tôi thế giới đang tự sát”; “Những vòm cây tự xé rách lưỡi mình”; “Những dòng
sông tự cào tướp họng”; “Những trái cây tự rơi vào thuốc độc”; “những đền chùa
gục ngã trước những pho kinh phản bội”; “Những ô kính tự tát vỡ mình”; “Những
ngôi nhà cao tầng tự chặt xương sống mình”. Và, thật là phản giáo dục và
không “ngập tràn tính nhân văn” một
tí nào khi Nguyễn Quang Thiều nhồi nhét vào đầu óc non tơ của hai đứa con mình
cái hình ảnh rất không phù hợp này: “Những
hồ nước thủ dâm đục sóng”!
Không chỉ thế, Nguyễn Quang Thiều còn “đổi mới”
thơ tục tĩu, dơ dáy, phản thẩm mỹ, như viết trong tập “Lò mổ”:
Ngáp
ngủ đã đêm qua.
Chửi
tục đã đêm qua.
Gạ
gẫm làm tình đã đêm qua.
Âm
hộ đã đêm qua.
Dương
vật đã đêm qua...
Trên Vietnamnet.vn, 01/07/2020, Nguyễn Quang
Thiều và bà Nhà báo Thu Uyên cũng đã “hót” với nhau: “Chúng ta phải cứu lấy lòng nhân ái”, kêu gọi tài trợ cho chương
trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Nhưng thực tế, ông Lê Cao Tâm, người cùng
gia đình Thu Uyên là chủ của Công ty Sài Gòn buổi sáng, nơi làm sản phẩm cung
cấp cho chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, được tin đã đăng đàn tố cáo
chương trình đó “mượn cớ nhân đạo móc túi
bá tánh”. Ông Lê Cao Tâm cũng chỉ rõ nguyên nhân, động cơ và mục đích của
Thu Uyên “đánh” các nhà ngoại cảm. Đó là do “ban dự án” của chương trình “Trở về từ ký ức” gọi điện xin 10 tỷ ở Ngân
hàng Chính sách, nơi tài trợ cho “nhà ngoại cảm” Cậu Thuỷ, nhưng “điện tới,
điện lui sao đó rồi không được, thì tôi được bàn là, phải diệt hết tất cả những
nhà ngoại cảm… Nếu lúc đó mà Ngân hàng Chính sách tài trợ cho số tiền mà ê-kíp
và Ban Giám đốc Dự án này số tiền đó thì chắc “cậu Thuỷ” không đi tù… Cậu Thuỷ
lợi dụng anh linh các Liệt sỹ để kiếm ăn … Còn Chương trình “Trở về từ ký ức”
là được biến dạng để kiếm ăn dưới một dạng khác, cũng sử dụng HCLS… kiếm ăn một
cách cao cấp hơn…” (Lời của ông Lê Cao Tâm trong một video).
Đặc biệt, có thời điểm cả Nguyễn Quang Thiều và
Trần Đăng Khoa thi nhau chống Trung Quốc. Có lẽ cả hai muốn lấy phiếu bầu Chủ
tịch Hội Nhà Văn Việt Nam khi ông Hữu Thỉnh về hưu trong số rất nhiều hội viên
Hội Nhà văn Việt nam có thái độ chống Trung Quốc cực đoan. Có điều, là đảng
viên cán bộ cao cấp, là danh nhân của chế độ, lẽ ra cả “hai thằng này” phải hiểu
ý Đảng của mình là đối với Trung Quốc, nước ta “vừa hợp tác vừa đấu tranh”, dù có tranh chấp biển đảo thì “hai nước
vẫn thắm tình đồng chí, thắm tình anh em”, bởi dân ta từng khốn nạn, gần chết
đói ở thời kỳ ta coi Trung Quốc là “kẻ thù số 1”. Trần Đăng Khoa từng như phát
động chiến tranh với Trung Quốc đại ý rằng: ta không nên sợ Trung Quốc vì Trung
Quốc đang rất yếu; máy bay Trung Quốc ở xa sẽ không đủ xăng để bay đến Việt Nam
ném bom… Còn Nguyễn Quang Thiều nhân ngày Trung Quốc xâm lược biên giới nước
ta, Nguyễn Quang Thiều làm một bài thơ cho có cuộc chiến đó “bởi có những kẻ phản bội dân tộc”. Viết
vậy Thiều đã xuyên tạc, vì sự thật, Trung Quốc xâm lược Biên giới Việt Nam là
do ta không chịu liên minh với Trung Quốc để đánh Liên Xô, và sau 1975, ta đã đánh
tư sản mại bản Ba Tàu Chợ Lớn. Chưa hết, Thiều còn ám chỉ đường lối ngoại giao
của nước ta đối với Trung Quốc là sự “phản bội”, là “xảo ngôn”, là “xảo quyệt”;
v.v…
Nguyễn Quang Thiều cũng véo von ngược với sự
thật khi ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn “tìm đạo cho dân”, trong khi Nguyễn Huy Thiệp từng “nôn mửa vào cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc”, từng viết về con người trong các tác phẩm với
con mắt bất nhân: “Chẳng có khuôn mặt nào
đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng,
dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ”; tả một người đàn ông: “Lão già bị liệt, hai chân teo lại, lông chân
như lông lợn”, “Tôi rùng mình vì
trông thấy khuôn mặt ông ta: mặt đen và tái như da ở bìu dái, lông mày rậm,
răng vẩu mà vàng như răng chó”; viết về phụ nữ: “Đàn bà không có thơ đâu… Thơ phải cao cả. Mỗi tháng các bà hành kinh
một lần thì cao cả gì”; về chuyện loạn luân, chuyện bố chồng bắc ghế nhìn
trộm cô con dâu tắm, Nguyễn Huy Thiệp biện minh: “Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b.” Về cuốn “Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều cũng véo von là “chạm vào mẫu số chung nhân loại”, nhưng
chính Bảo Ninh đã thú nhận mình xuyên tạc sự thật khi miêu tả đội quân anh hùng
toàn là hiếp dân lành, hành lạc tập thể, hút hồng ma, trốn chạy, chôn sống tù
binh, con ra trận bố dặn đừng ngu mà chết vì lý tưởng, và coi cuộc kháng chiến
vĩ đại giành lại chủ quyền và nền độc lập của dân ta là “nỗi buồn”.
* *
*
Tôi đã viết, nếu Nguyễn Quang Thiều chỉ là một
nhà văn bình thường, dù Thiều có giỏi luồn lách, tham nhũng lợi danh, tôi chẳng
chấp làm gì. Đến nay Thiều đã được hầu hết các giải thưởng văn chương trong
nước, trừ Giải Hồ Chí Minh, tôi đã không hề đố kỵ, ganh gét, trong khi tôi biết
rất rõ sự hạn chế, bất tài, sai trái của Nguyễn Quang Thiều nhưng tôi chưa một
lần viết ra, thậm chí còn viết nhiều để bảo vệ Thiều khi bị Trần Mạnh Hảo, Đỗ
Hoàng chê bai dữ dội tài thơ của Thiều. Nhưng với tư cách Chủ tịch Hội Nhà Văn
Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều lại xây dựng tổ chức Hội theo khuynh hướng phản
văn chương, phản văn hoá, biến Hội Nhà Văn Việt Nam như cái ổ covid-19 lây lan
thì thật nguy hiểm, bởi nó sẽ phá huỷ cuộc sống tinh thần người dân. Mà theo
bài học từ chuyện Liên Xô sụp đổ, Nhà văn Yury Boldarev đã viết về tác dụng huỷ
diệt của sự phản văn hoá, của “Hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng” đã làm mục rữa
tinh thần người dân Liên Xô, mạnh hơn cả quân đội Đức Quốc xã. Vì vậy, hiểu
được sự tối nguy hiểm đó, tôi buộc phải lên tiếng!
Mời thư giãn với nhạc phẩm TẾT MIỀN TÂY
của Cao Minh Thu, qua tiếng hát nhiều Ca sĩ:
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Mạnh Hảo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0
- Các bài viết của
(về) tác giả Sương Nguyệt Minh0
- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
*.
Sài Gòn, 07-01-2023
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn
Hùng)
Địa chỉ: quận Bình Thạnh,
thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email:
datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 07.01.2023.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài viết
được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét