VÀI CHUYỆN VỀ ÔNG TỔNG CHỦ BIÊN NGUYỄN MINH THUYẾT - Tác giả: Đông La (Hải Dương)

Leave a Comment

 


VÀI CHUYỆN VỀ ÔNG TỔNG CHỦ BIÊN

NGUYỄN MINH THUYẾT



(Tác giả Đông La)

Hiện cộng đồng mạng đang giận dữ phê phán sách giáo khoa mà Tổng chủ biên là Nguyễn Minh Thuyết. Còn tôi quả là sốc, khi gần đầy tôi mới biết Chương trình Cải cách Giáo dục của Việt Nam lại được WB (World Bank Ngân hàng thế giới) là chủ đấu thầu, được chọn thành viên Hội đồng Cải cách Giáo dục. Và chỉ khi nào WB đồng ý phê chuẩn danh sách do Việt Nam "đệ trình" thì khoản "xin vay" 77 triệu đô la mới được giải ngân. Và trên Báo Thanh Niên, 03/01/2017 , ông Nguyễn Minh Thuyết cho biết: “Đến thời điểm này, Ngân hàng Thế giới mới có thư chấp nhận chính thức tôi là tổng chủ biên… Theo thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục Đào tạo với Ngân hàng Thế giới, người tham gia xây dựng chương trình không được là công chức của Bộ”.

Thật kỳ quái, Chương trình Cải cách Giáo dục của một nhà nước có chủ quyền lại được tuân theo một ngân hàng bên ngoài chỉ đạo: thành viên Hội đồng Cải cách Giáo dục không được là người của Nhà nước. Một dã tâm chống phá Việt Nam bằng giáo dục đã quá rõ, và phải chăng World Bank chọn Nguyễn Minh Thuyết là tổng chủ biên bởi ông ta đã có những “thành tích” nổi bật nhất? Vậy Nguyễn Minh Thuyết là ai?

 

Trong cái danh sách “KIẾN NGHỊ” thay thế Hiến Pháp để lật đổ chế độ có tên Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Vị Giáo sư này từng được dư luận “lề trái” coi như vị anh hùng trong việc đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức qua vụ Vinashin. Kết cục Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đo ván”.

 

Lúc đầu, với thông tin cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bao che cho lãnh đạo Vinashin dẫn đến chuyện làm thua lỗ cả 100.000 tỷ đồng, mọi người đã thán phục Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết khi đưa kiến nghị: “...trân trọng đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này, trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp, bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Uỷ ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra”.

Một số trang blog trong nước như boxitvn; blog Nguyễn Xuân Diện... lập tức đăng GIÁO SƯ NGUYỄN MINH THUYẾT GỬI KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP; và trên BBC, ông luật sư Trần Vũ Hải Kêu gọi Thủ tướng hay Phó Thủ tướng từ chức. Các đài báo tiếng Việt có tinh thần chống đối ở hải ngoại lập tức “vồ lấy chứng cớ” đua nhau lên tiếng, hô ứng.

 

Nhưng rồi sự việc lại không đơn giản như vậy.

Vào BBC thấy có bài viết Chính phủ đã “cảnh cáo Quốc hội” bằng 3 bài trên trang web của mình. Vốn là người trọng lý lẽ, tôi thấy vụ Vinashin này có nhiều vấn để cần phải tìm hiểu cho đúng sự thật.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trong phiên chất vấn sáng 23-11-10, hỏi:

Bộ trưởng có nói con số của tôi đưa ra trên dưới 100 nghìn tỷ là không chính xác… tôi lấy ở chính báo cáo của Chính phủ... Vinashin nợ 86565 tỷ đồng...”

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng:

“... tôi muốn khẳng định không có câu chuyện lỗ 100.000 tỷ. Nợ này là 86.000 tỷ để thấy đã là doanh nghiệp, đã là đầu tư phát triển thì phải có vay, có nợ”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:

“...Từ thua lỗ đó ở đâu ra, thưa Bộ trưởng nó nằm chính ở trong Báo cáo của Chính phủ và nằm ở trong kết luận của Bộ Chính trị. Báo cáo của Chính phủ nói: Tập đoàn thua lỗ không vay được vốn, mất khả năng chi trả”.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng:

“... điều bất thường của Vinashin tức là nợ này đã vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép... Nhưng không có nghĩa rằng số nợ này là số lỗ, số nợ này và số tài sản này đang nằm trên tài sản hiện hữu của Vinashin... Còn số lỗ chính thức thì đến năm 2009 báo cáo kiểm toán số lỗ của Vinashin là 1600 tỷ... chứ còn khẳng định là 100 nghìn tỷ lỗ là tôi khẳng định không có chuyện 100 nghìn tỷ lỗ”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:

“... Về Vinashin, chúng tôi xin nêu lại ý kiến Bộ Chính trị là Vinashin đứng bên bờ vực phá sản, theo Luật phá sản thì thực chất Vinashin phá sản rồi. Bây giờ vỡ nợ rồi, nhà cửa, tài sản chia năm xẻ bẩy ra rồi...”

Về điều này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết:

“...Không chỉ Việt Nam mà ngành đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ USD, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ USD. Cụ thể Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn do không có vốn tiếp tục, công nợ tăng cao, công ăn việc làm đình trệ, 8/12 tỷ USD hợp đồng bị hủy v.v...”

Như vậy, thực tế vụ Vinashin không phải thua lỗ hết 100.000 tỷ như ý ông Thuyết.

 

Trong phiên chất vấn sáng 24-11-10, GS Nguyễn Minh Thuyết chất vấn muốn quy trách nhiệm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Nghị định 132/2005 ... Khoản 4, Điều 4... quy định chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi quyết định dự án đầu tư, phê duyệt chủ trương mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê theo thẩm quyền. Tôi nghĩ là Thủ tướng nên dựa vào các quy định của pháp luật để xác định trách nhiệm cụ thể của mình”.

Để hiểu sâu hơn vấn đề và với tinh thần thượng tôn pháp luật, khi xem cụ thể NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 132/2005/NĐ-CP VỀ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY NHÀ NƯỚC mà Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhắc ở trên, về việc làm ăn thua lỗ, CHƯƠNG III, MỤC 2, Điều 16, khoản 3 ghi cụ thể:

Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định hoặc phê duyệt sai, không đúng thẩm quyền, làm công ty lâm vào tình trạng lỗ, mất vốn nhà nước”.

Và CHƯƠNG III, MỤC 2, Điều 18, khoản 3:

“… công ty hoạt động thua lỗ, thì Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị liên đới chịu trách nhiệm”.

Như vậy Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã sai.

 

Về vấn đề mà BBC đã lợi dụng đặt một câu hỏi đầy khiêu khích Chính phủ cảnh cáo quốc hội?, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chất vấn:

“... xin Thủ tướng cho biết là ai đã chỉ đạo đăng tải một số bài công kích, chụp mũ đại biểu Quốc hội ở trên website của Chính phủ. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội việc Chính phủ để đăng tải những ý kiến như vậy trên website của mình có phải là một hành động khôn ngoan không? có để cho dân thắc mắc về thái độ tự phê bình Chính phủ không? có để người ngoài lợi dụng không...”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

“... Tôi không chỉ đạo trực tiếp hay quản lý trực tiếp một tờ báo nào, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Còn website Chính phủ ... thuộc Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ đạo... phải thực hiện đúng quy định của pháp luật ... cũng như mọi tờ báo khác nếu đăng tải sai pháp luật, sai chủ trương của Đảng thì phải chịu trách nhiệm về việc đăng tải của mình. Còn việc nói khôn ngoan hay không khôn ngoan, tôi không biết việc đó nên nói thế nào, tôi chỉ yêu cầu làm đúng pháp luật. Tôi cũng đề nghị đại biểu Thuyết xem xét theo đúng pháp luật hay không? Đúng chủ trương của Đảng hay không? Tôi xin nói ý đồng chí nói có chỉ đạo hay không”.

Với những câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như vậy đã khiến Giáo sư Thuyết phải lúng túng khi bị Thủ tướng vặn lại. Khi được phóng viên VietNamnet hỏi sau cuộc chất vấn, ông Thuyết cũng phải thừa nhận: “Thật khó có thể hỏi thêm được Thủ tướng” (Theo VietNamnet).

 

Ngoài việc phạm tội của lãnh đạo Vinashin như Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Bộ Chính trị cũng kết luận Chính phủ có khuyết điểm chưa kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ năm 2006 - 2009.

Qua vụ Vinashin ta cũng thấy tầm lãnh đạo các đại doanh nghiệp của những doanh nhân thoát thai từ nền công nghiệp nhỏ, manh mún, còn rất thấp và non nớt. Các doanh nghiệp cũng cần phải thấy nền kinh tế nước ta còn là nền kinh tế phụ thuộc vào vốn, kỹ thuật, công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư... của nước ngoài; kinh tế thế giới bây giờ cũng như bình thông nhau, phụ thuộc lẫn nhau, nên phải hết sức thận trọng khi có tham vọng phát triển ngoài tầm tay của mình.

Vụ Vinashin là một trường hợp tiêu biểu của sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng với cái nhìn khách quan có trách nhiệm, qua sự tường thuật ở trên, ta thấy những câu chất vấn của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết không chính xác. Từ đó ta mới thấy, sự phản biện có trình độ, có trách nhiệm, để có hiệu quả cho sự phát triển đất nước thật không dễ. Sự chất vấn xuất phát từ suy diễn chủ quan, không theo lo-gic của chuyên môn và sự thật, lại lợi dụng dư luận với ý đồ xấu, những ý kiến của ông Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chỉ gây thêm sự bất ổn cho xã hội.

 

Mời thư giãn với nhạc phẩm THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT

của Đức Trí-Hà Quang Minh, qua tiếng hát Mỹ Tâm:

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Đông La0

- Các bài viết của (về) tác giả Dương Thu Hương0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Bình Phương0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

*.

Thành phố Hồ Chí Minh, 07/09/2023

ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)

Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn

Email: donglasg@gmail.com

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 08.09.2023.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét