8
LẦN ĐẠO THƠ VẪN ĐƯỢC KẾT NẠP
VÀO
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Từ năm 2013, tôi đã có 2 bài viết nói về
việc bà Dương Thiên Lý đạo thơ đăng trên báo Công luận và báo Sài Gòn Giải
Phóng theo đơn tố cáo của những hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bình Phước,
trong đó có đơn thư và kết luận của nhà thơ Thơm Nguyễn Duy , Chi hội trưởng
Chi hội Văn học - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước.
Theo đơn tố cáo và qua xác minh thì nhận
thấy bà Dương Thiên Lý đã có 5/8 lần đạo thơ của các tác giả sau:
Vụ thứ
nhất:
Đạo bài thơ Trên núi của nhà thơ Nguyệt Hồ
trong tập thơ Lời cô đơn (Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, xuất bản năm
2000). Năm 2003, Dương Thiên Lý đạo lại và sửa bài thơ trên thành Người tôi yêu
in chung trong tập thơ Tình yêu cuộc sống (Nhà xuất bản Thanh Niên).
Vụ thứ
hai:
Cũng trong tập thơ Lời cô đơn có bài thơ
Canh ba. Dương Thiên Lý đã “đạo” nguyên bản đem in chung trong tập thơ Lửa tình
yêu cùng các tác giả Ngân Hoàn, Hà Cao Khải, Phạm Thị Thu Hồng; giấy phép do
Nhà xuất bản Thanh Niên cấp năm 2002.
Vụ thứ
ba:
Bài thơ Trăng hạ huyền Hồ Gươm của nhà thơ
Nguyễn Vũ Tiềm đã in trong tập Sương Hồ Tây - Mây Tháp Bút, Nhà xuất bản Hội
Nhà văn ấn hành và đăng trên mạng xã hội của nhà thơ. Dương Thiên Lý đã lấy
nguyên bản và sửa lại đầu đề thành bài Mi trăng, rồi gửi đăng Tạp chí Văn nghệ
Bình Phước số 3-2011, phát hành tháng 4-2011.
Vụ thứ
tư:
Bài thơ Đất mũi của nhà thơ Trần Quang Quý
đã được đăng trên báo mạng, Dương Thiên Lý đã “đạo” gần như nguyên bản (cắt bài
thơ thành nhiều câu ngắn để làm thành bài thơ Phù sa Đất Mũi và gửi Tạp chí Văn
nghệ Bình Phước đề nghị đăng nhưng đã bị ban biên tập tạp chí này phát hiện.
Vụ thứ
5:
Bài thơ Miền ký ức của tác giả Trần Văn Hà,
hiện đang là sĩ quan quân đội, công tác tại Binh đoàn 16, được đăng trên Tạp
chí Văn nghệ Bình Phước số 1 xuân 2008.
Ngày 8-8-2013, Dương Thiên Lý đã “đạo”
toàn bộ ý thơ, thay đổi, thêm thắt một số câu và đặt tên khác là Cảm tác Bom Bo
do Dương Thiên Lý vừa mới sáng tác và đem ra giao lưu trong chi hội.
Khi được góp ý bà Dương Thiên Lý không
những không thừa nhận mà còn nói: “Tôi chỉ vì quá yêu thơ nên đã ghi nhầm lẫn
thơ của người khác vào tác phẩm của mình chứ không phải đạo thơ ai cả". Sau đấy,
Chi hội văn học Bình Phước đã bỏ phiếu kín đề nghị các hình thức kỷ luật. Kết
quả 16/28 phiếu đề nghị hình thức khai trừ khỏi hội.
Thế nhưng, không hiểu lý do gì, một tác
giả đạo thơ vi phạm bản quyền của người khác một cách trắng trợn và trơ tráo
như thế lại được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020???
----------
Nguồn:https://www.facebook.com/100024546406366/posts/843633739798165/
- Các bài viết của (về) tác
giả Phùng Hiệu0
- Điểm danh một số vụ đạo văn
ở Việt Naml
- Các bài viết của (về) tác
giả Phan Huyền Thư0
- Các bài viết của (về) tác
giả Nguyễn Phan Quế Mai0
- Các bài viết của (về) tác
giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Các bài viết của (về) tác
giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của (về) tác
giả Nguyễn Văn Song0
- Bạn đọc cảm nhận về
thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận bài
thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận về
một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ ĐÊM CUỒNG SAY:
Vũ Thị Hương Mai giới thiệu
Tác giả: Phùng Hiệu -
nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Bài viết nên đăng kèm ảnh bà Dương Thiên Lý để mọi người "chiêm ngưỡng"
Trả lờiXóa