(Nhà thơ Trần Nhuận Minh (đứng) phát biểu trong Hội thảo"Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”) |
PHẠM QUANG TRUNG
KHÔNG THẨM ĐƯỢC THƠ
Hiện tại có các Gs, Ts văn chương đang giảng dạy trong các trường đại học
không hiểu thơ ca, không thẩm được thơ, không biết bài thơ nào hay, bài thơ nào
dở, cứ khen bừa khen ẩu, khen vì nén bạc đâm toạc ti vi, khen kẻ có chức, kẻ có
tiền… điển hình như Phạm Quang Trung, Hồ Thế Hà, Văn Giá, Chu Văn Sơn…
Vừa rồi trên báo Quân đội nhân dân cuối tuần số 925 (1203) ngày 22 /9/
2013, Phạm Quang Trung lại bốc thơm Trần Nhuận Minh trong mục đến với bài thơ
hay, tán tụng Vô lối bài thơ Đà Lạt của Trần Nhuận Minh.
Nguyên văn:
Trần Nhuận Minh
ĐÀ LẠT
Ta lắng nghe man
mác tuổi sương chiều
Ngan ngát tím nỗi
bâng khuâng muôn thuở
Tiếng chuông cũ lên
rêu tầng tháp cổ
Mây chập chờn thức
ngủ trắng hàng thông
Em tìm ai áo tía
đến nao lòng
Môi ta chạm màu
nắng mòn nhạt thếch
Mối tình hoang xanh
rờn hương cổ tích
Mơ hồ giăng trong
sắc đắng hoa mua
Giọt mưa buồn gõ
xám mái Nhà vua
Yếm Hoàng hậu vắt
hờ vào xa thắm
Khói hồ biếc Xuân
Hương nồng nàn mà tỉnh lặng
Dính hồn ta hơn
nhựa đất bzan
Xinh đẹp hỡi sao em
im tiếng thế
Ta đi…
Trên đỉnh rừng
quạnh quẻ
Hồn ta bay như
những sợi tơ trời…
Chiêu 5 / 5 / 1992
Trần Nhuận Minh là nhà thơ đoạt nhiều giải thưởng, có cả giải thưởng Nhà
nước và giải thưởng Hội Nhà văn. Ông có nhiều bài thơ được. Ông cũng chỉ là nhà
thơ thường thường bậc trung trong dòng thơ tụng ca chế độ cộng sản. Bài thơ Đà Lạt là một trong nhưng bài thơ dưới
trung bình của ông, không nói là rất sáo, rất dở. Thế mà Phạm Quang Trung bốc
thơm như bốc thơ thủm Hoàng Quang Thuận. Bốc thơm Hoàng Quang Thuận, Thuận còn
cho 5 triệu đồng, chứ Trần Nhuận Minh chắc là không. Vì nhà thơ cũng không
giàu. Phạm Quang Trung dùng nhiều mỹ từ uốn éo để khen những cái không phải
thơ, chứng tỏ dự hiểu biết văn chương, thơ ca rất thấp và nói thật không biết
thơ hay, thơ dở.
Phạm Quang Trung tán dương không phải lối: “Tên bài thơ Đà Lạt gợi nhiều suy nghĩ trong tôi. Đã hẳn là nhà thơ muốn
phát hiện ra những nét riêng của thành phố nổi tiếng thơ mộng qua cảm nhận của
chính mình. Thật không dễ dàng gì. Lại bằng một bài thơ ngắn vỏn vẹn bốn khổ,
chừng trên một trăm từ. Thách thức phải nói là nghiệt ngã. Chỉ những bản lĩnh
thi ca cao cường mới dám chấp nhận. Trần Nhuận Minh đã chấp nhận. Nội việc làm
ấy thôi đã nói nhiều về tài năng của anh. Không đúng thế sao! Chẳng phải cgis
qua ý định, người đời cũng có thể xét đoán sức vóc trí lự của một con người.”
Ngôn ngữ Việt không còn từ nào để bốc thơm hay như Phạm Quang Trung được
nữa.
Cả bài thơ Đà Lạt, Trần Nhận
Minh dùng toàn từ chữ cũ mèm, sáo rỗng, hô khẩu hiệu tình ái, hô lời tán gải cũ
như hoang mạc: áo tía đến nao lòng, mối tình hoang xanh rờn miền cổ tích, giọt mưa buồn gõ xám, xinh đẹp hỡi sao em im
tiếng thế, môi ta chạm màu nắng mòn nhạt thếch… Những từ những chữ mà tiểu teen
bây giờ dùng người ta còn gạch bỏ.
Nhãn tiền hữu cảnh
đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi
tại thượng đầu
(Lý Bạch)
Cảnh đẹp trước mắt
không nói được
Bởi thơ Thôi Hiệu
đã trên đầu
(Đỗ Hoàng dịch)
Trước Trần Nhuận Minh đã có Đà Lạt
trăng mờ quá hay, quá tuyệt vời của Hàn Mặc Tử:
Đây phút thiêng
liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảm
thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối
trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý
thơ
Ai hãy làm thinh
chớ nói nhiều
Để nghe trong sóng
nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run
trong gió
Và để xem trời giải
nghĩa yêu…
Bài Đà Lạt của Trần Nhuận Minh
so với Đà Lạt trắng mờ như con giun
so với con rồng.
Ở những hoàn cảnh khác, nhà thơ Trần Nhuận Minh có những bài thơ hay. Vì
ông thực sự máu thịt với những bài thơ đó. Còn bài thơ Đà Lạt ông viết trong vội vàng, trong thoáng qua, không một chút kỷ
niệm, không một ái tình say đắm hoặc thương đau cho nên nó dở là tất nhiên. Vậy
Trần Nhuận Minh phải tưởng tượng, phải hư cấu, phải gào phải thét…Ông phải huy
động một lô một lốc từ ngữ sáo rỗng để làm bài thơ có tình, có hồn. Song ông đã
thất bại. Những từ hô khẩu hiệu tình ái đó đã giết chết bài thơ Đà Lạt của ông. Hại thay, mấy ông tiến
sỹ giấy, tiến sỹ bò không biết thơ ca nhắm mắt khen bừa, tán ẩu làm hại đến thi
ca, công chúng độc giả.
Và cũng xin ông Pgs, Tiến sỹ Phạm Quang Trung đã làm khổ sinh viên Tây Nguyên ngoài đời, đừng nên làm khổ bộ đội nữa!
Và cũng xin ông Pgs, Tiến sỹ Phạm Quang Trung đã làm khổ sinh viên Tây Nguyên ngoài đời, đừng nên làm khổ bộ đội nữa!
*.
Hà Nội,
ngày 24 - 09 - 2013
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng
Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của
tác giả gửi qua email ngày 16.02.2017
- Bài viết thể hiện
quan điểm của tác giả, không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. .
0 comments:
Đăng nhận xét