‘ĐÊM NAY
BÁC KHÔNG NGỦ’
VÀ 10 BÀI
CẢM NHẬN MẪU
*
ĐÊM NAY
BÁC KHÔNG NGỦ
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!
- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
*
MINH HUỆ
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 1
Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc,
tấm lòng, sự vĩ đại của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ
tác giả. Viết về Bác ta không thể không nhắc đến tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ
của nhà thơ Minh Huệ. Tác phẩm đã vẽ lên chân dung của vị lãnh tụ vừa giản dị,
gần gũi vừa vĩ đại, lớn lao.
Bài thơ chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng vô
cùng xúc động về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác với đồng bào, với những
người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu. Câu chuyện mở ra ở chiến khu vào một
đêm đông giá rét khi Bác ở trong rừng sâu cùng các chiến sĩ. Qua lời kể của anh
đội viên, ta thấy Bác hiện lên thật giản dị, đẹp đẽ.
Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị
lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người,
được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với
những người chiến sĩ. Anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Bác tuổi đã cao
nhưng vẫn sẵn sàng đi hành quân trong đêm mưa rét và ngay cả khi đêm đã về
khuya bác vẫn chưa ngủ:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm”
“Rồi
Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một
Sợ
cháu mình giật thột
Bác
nhón chân nhẹ nhàng”
Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa lo cho các
anh bộ đội ngoài kia phải chống chọi với cái lạnh, với sự nguy hiểm, Bác lo cho
chiến dịch, lo cho tương lai của đất nước. Những cử chỉ của Bác thật ân cần, ấm
áp, cái nhón chân nhẹ nhàng khiến người ta liên tưởng Bác như người cha đang
chăm lo cho những đứa con của mình.
Bởi vậy mà anh thanh niên đã phải thốt
lên: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Tình cảm yêu thương bao la
của Bác còn ấm hơn ngọn lửa thực kia, nó có sức mạnh không chỉ sưởi ấm cơ thể
mà còn có thể sưởi ấm cả tâm hồn, làm bừng lên tinh thần yêu nước của người
chiến sĩ.
Lần thứ ba thức dậy, anh giật mình vì vẫn
thấy Bác đang ngồi “đinh ninh”, anh nằng nặc, tha thiết mời Bác ngủ. Giọng anh
vô cùng chân thành, đó là lời nói sâu thẳm từ trong trái tim, thể hiện nỗi lo
lắng cho sức khỏe của Bác. Đáp lại anh, lời nói của Bác thật chân tình, ấm áp:
Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc.
Tình cảm yêu thương, quan tâm, lo lắng của
Bác cũng được thể hiện trực tiếp qua lời nói: Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ
không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công/…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời
sáng mau mau. Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng
hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho
dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển. Trước tấm
lòng của Bác, anh đội viên đã có một hành động thật tự nhiên, chân thành “anh
thức luôn cùng Bác”.
Bài thơ viết bằng thể thơ năm chữ giàu
nhịp điệu, gần gũi với lối hát dặm của Nghệ Tĩnh, dễ thuộc, dễ đi vào lòng
người đọc. Cùng với đó, tác giả sử dụng lớp ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, kết hợp
khéo léo các biện pháp tu từ: so sánh (Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa
hồng) ; biện pháp ẩn dụ (Người cha mái tóc bạc). Lối kể chuyện theo trình tự
thời gian hấp dẫn, diễn biến tự nhiên, hợp lí, tác giả đã khắc họa thành công
chân dung vị cha già của dân tộc.
Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ giàu cảm
xúc, dễ đi vào lòng người. Qua bài thơ ta không chỉ thấy tấm lòng yêu thương,
kính trọng của anh đội viên đối với Bác. Mà còn thấy được chân dung sáng ngời
của vị lãnh tụ vĩ đại với tấm lòng quan tâm, yêu thương sâu sắc nhân dân, bộ
đội.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 2
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ
sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã
trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác
Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng
lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính,
cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể
thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự
trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu
chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm,
có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và
Bác Hồ).
“Anh đội viên thức dậy
Thấy
trời khuya lắm rồi
Mà sao
Bác vẫn ngồi
Đêm
nay Bác không ngủ.
Lặng
yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm.
Ngoài
trời mưa lâm thâm
Mái
lều tranh xơ xác.”
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian,
không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên. Trong đêm khuya,
trời mưa, gió lạnh, anh đội viên thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Anh
băn khoăn thắc mắc, vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp
lửa. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ
ân cần của Bác. Anh xúc động hiểu rằng Bác đang lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho
chiến sĩ.
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng
nhìn lại càng thương
Người
Cha mái tóc bạc
Đốt
lửa cho anh nằm”
Trong lòng anh đội viên dấy lên tình cảm
yêu thương, kính trọng Người vô hạn.
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một
Sợ
cháu mình giật thột
Bác
nhón chân nhẹ nhàng ”
Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên
nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không
khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng
của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu
thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
“Anh đội viên mơ màng
Như
nằm trong giấc mộng
Bóng
Bác cao lồng lộng
Ấm hơn
ngọn lửa hồng.”
Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi
tỏ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách
nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông
Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu, trong đêm khuya, dưới mái lều tranh.
Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác.
“Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm
thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi
Bác chưa ngủ
Bác có
lạnh lắm không?”
Anh đội viên lo lắng tha thiết mời Bác đi
nghỉ, vì đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong
lòng anh.
“Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày
mai đi đánh giặc”
Nhưng Bác không trả lời câu hỏi của anh mà
ân cần khuyên nhủ:
“Không biết nói gì hơn
Anh
nằm lo Bác ốm
Lòng
anh cứ bề bộn
Vì Bác
vẫn thức hoài
Chiến
dịch hãy còn dài
Rừng
lắm dốc lắm ụ
Đêm
nay Bác không ngủ
Lấy
sức đâu mà đi?”
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn
chồn. Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là
linh hồn chiến dịch.
“Bác
vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.”
Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt
hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.
“Anh vội vàng nằng nặc Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi! Mời Bác ngủ!” Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không
tiếp tục được cuộc hành trình. So với lần trước, lần này anh đội viên năn nỉ
mạnh dạn hơn, tha thiết hơn.
“Bác thức thì mặc Bác
Bác
ngủ không an lòng
Bác
thương đoàn dân công
Đêm
nay ngủ ngoài rừng
Rải lá
cây làm chiếu
Manh
áo phủ làm chăn.
Trời
thì mưa lâm thâm
Làm
sao cho khỏi ướt!
Càng
thương càng nóng ruột
Mong
trời sáng mau mau.”
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến
sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
Lý do Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy
không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
“Anh đội viên nhìn bác
Bác
nhìn ngọn lửa hồng
Lòng
vui sướng mênh mông
Anh
thức luôn cùng Bác”
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội
viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc.
Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao
cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh
phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu
rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức
luôn cùng Bác.
“Đêm
nay Bác ngồi đó
Đêm
nay Bác không ngủ
Vì một
lẽ thường tình
Bác là
Hồ Chí Minh”
Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa
hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ.Nhà thơ đã
đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính
vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể
hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng
tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải
suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô
vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân,
Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác
kính yêu.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 3
Hình tượng Bác Hồ- vị cha già muôn vàn kính
yêu của dân tộc vẫn luôn sống mãi trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam.
Vì thế, có những vần thơ, những con chữ đã được cất lên nhằm thể hiện niềm cảm
phục, lòng biết ơn trước tấm gương vĩ đại đó, trong đó bài thơ “Đêm nay Bác
không ngủ” là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bằng thể thơ năm chữ cùng ngôn từ
đơn giản, tác giả Minh Huệ đã phác họa nên chân dung của Người hết sức gần gũi,
thân quen với tất cả niềm cảm phục.
Mặc dù Bác luôn dành được sự tôn trọng
tuyệt đối từ nhân dân nhưng Người không bao giờ tự tạo cho mình một cuộc sống
riêng tư mà luôn hòa mình vào cuộc sống của nhân dân lao khổ và những người
chiến sĩ ngày đêm đối mặt với lưỡi hái tử thần. Giữa đêm khuya, dưới ánh lửa
bập bùng, hình ảnh Người hiện lên rất đỗi bình dị, thân quen:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm
Ngoài
trời mưa lâm thâm
Mái
lều tranh xơ xác”
Chân dung Bác đã được phác họa dưới đôi
mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho
mưa gió giá rét ở ngoài kia. Người đã sưởi ấm trái tim người chiến sĩ không chỉ
bằng sự lắng lo, thao thức mà còn bằng những hành động cụ thể:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một
Sợ
cháu mình giật thột
Bác
rón chân nhẹ nhàng”
Với cương vị là một vị lãnh đạo nhưng Bác
vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Vì thế
Người luôn thấu hiểu những khó khăn, gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua
và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc
biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người
bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên
cảm thấy ấm áp:
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn
ngọn lửa hồng”
Và khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên
vẫn thấy Bác thao thức không ngủ. Sự thao thức đó xuất phát từ tấm lòng của một
vị lãnh tụ yêu nước thương dân, dành tình thương bao la, vĩ đại của mình cho
mọi chúng sinh:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm
nay ngủ ngoài rừng
Rải lá
cây làm chiếu
Manh
áo phủ làm chăn
Trời
thì mưa lâm thâm
Làm
sao cho khỏi ướt
Càng
thương càng nóng ruột
Mong
trời sáng mau mau”
Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không chỉ
thể hiện ở hành động quan tâm những người chiến sĩ đang yên giấc bên cạnh Người
mà tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi
với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác
hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô
cùng vĩ đại. Hình ảnh Bác trăn trở không nguôi giữa đêm khuya bên ánh lửa hồng
đã gợi nhắc đến hai câu thơ trong bài thơ “Cảnh khuya”:
“Cảnh
khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa
ngủ vì lo nỗi nước nhà”
(“Cảnh khuya”- Hồ Chí Minh)
Như vậy, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào,
Người vẫn lắng lo cho vận mệnh của dân tộc, thấu hiểu những gian khổ của nhân dân
cùng những hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt. Chính tấm lòng giàu lòng
nhân ái đó đã khiến cho anh đội viên cảm thấy ấm áp, cảm phục:
“Đêm nay Bác không ngủ
Vì một
lẽ thường tình
Bác là
Hồ Chí Minh”
Những câu thơ vang lên như lời đúc kết
mang tính chân lí về con người, về nhân cách của Bác. Việc Bác không ngủ đã trở
thành một lẽ thường tình. Trong cuộc đời làm cách mạng nhiều sóng gió, Bác đã
từng trải qua nhiều đêm không ngủ như thế nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm
lòng yêu nước thương dân và lo lắng cho vận mệnh dân tộc, cho thây sự hi sinh
thầm lặng của Người.
Như vậy, bằng thể thơ năm chữ, cách gieo
vần phù hợp với lối tự sự, kết hợp hài hòa giữa miêu tả, kể và biểu cảm, tác
phẩm “Đêm nay Bác không ngủ” đã vẽ nên bức chân dung ngời sáng của Bác với tình
yêu thương bao la rộng lớn. Đồng thời thể hiện sự cảm phục, tình cảm yêu mến
của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 4
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một
nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình
thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa
thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên
với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn
giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc.
Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không
gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu
ngữ trữ tình thẩm mỹ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ
tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm
chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét
qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình
bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim
lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người
Cha mái tóc bạc
Đốt
lửa cho anh nằm
Rồi
Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một
Sợ
cháu mình giật thột.
Bác
nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn,
cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha
mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú
đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa
mơ đầy ấn tượng:
Anh
đội viên mơ màng
Như
nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo.
Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác
"trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như
lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ
đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng
Bác cao lồng lộng
Ấm hơn
ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế
Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh
tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao
thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ
đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác
thương đoàn dân công
Đêm
nay ngủ ngoài rừng
Rải lá
cây làm chiếu
Manh
áo phủ làm chăn
Trời
thì mưa lâm thâm
Làm
sao cho khỏi ướt!
Càng
thương càng nóng ruột
Mong
trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh
Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái
tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt
lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác
Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự
gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác
vẫn ngồi đinh ninh
Chòm
râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh
đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô
cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao
Bác vẫn ngồi
Đêm
nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa
ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng: Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo
chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh
đội viên thức dậy
Thấy
trời khuya lắm rồi...
Lần
thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời
Bác ngủ Bác ơi!
Trời
sắp sáng mất rồi
Bác
ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ...
anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh
tụ:
Lòng
vui sướng mênh mông
Anh
thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể
hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối
với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài
ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung
đúc, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu
sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài
thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng
phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của
Bác.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 5
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một
trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với
nhiều thế hệ. Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong
chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu
năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt
Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ
trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà
thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu
sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm
yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa
lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công
trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ
của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm
nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp
miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động
được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không
gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai
nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Bài thơ có thể tóm tắt như sau:
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến
thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya,
trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên
bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba
thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức
luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và
anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn
và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Qua
đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào,
chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với
Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian,
không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên:
Anh
đội viên thức dậy
Thấy
trời khuya lắm rồi
Mà sao
Bác vẫn ngồi
Đêm
nay Bác không ngủ.
Lặng
yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm.
Ngoài
trời mưa lâm thâm
Mái
lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh... Anh đội
viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh
băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm
ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt
lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét
mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu
thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh
đội viên nhìn Bác
Càng
nhìn lại càng thương
Người
Cha mái tóc bạc
Đốt
lửa cho anh nằm
Rồi
Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một .
Sợ
cháu mình giật thột
Bác
nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém
chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ
nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn
con. Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của
Bác Hồ với chiến sĩ.
Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho
giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng
người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các
chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ
tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ
đội.
Anh
đội viền mơ màng
Như
nằm trong giấc mộng
Bóng
Bác cao lồng lộng
Ấm hơn
ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến
anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn
lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động.
Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng,
bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp
yêu thương.
Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa
khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya,
giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm
của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên
hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều
rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm
trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi.
Càng bồi hồi anh càng lo lắng khi thấy đêm
đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ:
Thổn
thức cả nỗi lòng
Thầm
thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi
Bác chưa ngủ
Bác có
lạnh lắm không?
Xúc động cao độ, anh đội viên tha thiết
mời Bác đi nghỉ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh. Bác không trả lời câu
hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
Chú cứ
việc ngủ ngon
Ngày
mai đi đánh giặc
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng vẫn thấp thỏm
không yên:
Không
biết nói gì hơn
Anh
nằm lo Bác ốm
Lòng
anh cứ bề bộn
Vì Bác
vẫn thức hoài
Chiến
dịch hãy còn dài
Rừng
lắm dốc lắm ụ
Đêm
nay Bác không ngủ
Lấy
sức đâu mà đi?
Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi
trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch. Bài thơ không kể về lần thứ
hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều
này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến
cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ
của anh có sự biến đổi rõ rệt.
Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác
ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang nghĩ ngợi chăm chú về
một điều gì đó. ... Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi
thấy:
Bác
vẫn ngồi đinh ninh
Chòm
râu im phăng phắc.
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy
nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự
lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì
hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
Anh
vội vàng nằng nặc
Mời
Bác ngủ Bác ơi
Trời
sắp sáng mất rồi
Bác
ơi! Mời Bác ngủ!
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến
sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
Bác
thức thì mặc Bác
Bác
ngủ không an lòng
Bác
thương đoàn dân công
Đêm
nay ngủ ngoài rừng
Rải lá
cây làm chiếu
Manh
áo phủ làm chăn.
Trời
thì mưa lâm thâm
Làm
sao cho khỏi ướt!
Càng
thương càng nóng ruột
Mong
trời sáng mau mau.
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác
không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác
đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ
ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian
lao vất vả của họ.
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội
viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc.
Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ
nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa
bình.
Được chứng kiến những hành động và lời nói
biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm
hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc.
Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai
cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng
vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác. Bài thơ thể hiện tình cảm chung
của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận
tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu,
biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải
suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy
nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm
nay Bác ngồi đó
Đêm
nay Bác không ngủ
Vì một
lẽ thường tình
Bác là
Hồ Chí Minh
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh
đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác - người Cha già thân thiết của quân đội
và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân
thành và sâu sắc. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác
không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là
nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là
đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ
chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước
và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh
tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành
trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên
mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những
bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối
diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác
giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào,
chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như).
Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn
dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính
yêu.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 6
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết
đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một
thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối
lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có
bài thơ "đêm nay Bác không ngủ"đã để lại trong lòng người đọc rất
nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến
trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh
tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm
lạnh,và được bắt đầu khi anh đội viên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức.
Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để
giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình
yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ.
Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được
nhìn nhận qua con mắt còn đang mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên.
Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi
ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
"Anh
đội viên thức dậy
Thấy
trời khuya lắm rồi
Mà sao
Bác vẫn ngồi
Đêm
nay Bác không ngủ.
Lặng
yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm.
Ngoài
trời mưa lâm thâm
Mái
lều tranh xơ xác"
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức
giấc. Anh đã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn
còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh
hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các
chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét
mặt đến cử chỉ của Bác.
"Anh
đội viên nhìn Bác
Càng
nhìn lại càng thương
Người
Cha mái tóc bạc
Đốt
lửa cho anh nằm
Rồi
Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một.
Sợ
cháu mình giật thột
Bác
nhón chân nhẹ nhàng"
Hình ảnh người cha già của dân tộc được
hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi
đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như
một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những
đứa con của mình.
Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong
giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìm vào
giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa
hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
"Bác
vẫn ngồi đinh ninh
Chòm
râu im phăng phắc. "
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy
nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự
lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì
hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
"Anh
vội vàng nằng nặc
Mời
Bác ngủ Bác ơi
Trời
sắp sáng mất rồi
Bác
ơi! Mời Bác ngủ!"
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến
sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
"Bác
thức thì mặc Bác
Bác
ngủ không an lòng
Bác
thương đoàn dân công
Đêm
nay ngủ ngoài rừng
Rải lá
cây làm chiếu
Manh
áo phủ làm chăn.
Trời
thì mưa lâm thâm
Làm
sao cho khỏi ướt!
Càng
thương càng nóng ruột
Mong
trời sáng mau mau. "
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác
không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác
đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ
ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian
lao vất vả của họ.
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội
viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc.
Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ
nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa
bình. Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được
tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi
niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác.
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một
người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng
miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.
Ở đoạn kết tác giả viết
"Vì
một lẽ thường tình
Bác là
Hồ Chí Minh"
Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu
sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ
đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ "lẽ thường tình"hiện ra trong
lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân
tộc.
Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha
già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người
chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho
chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 7
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài
thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong số đó, có bài thơ "Đêm
nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được viết giữa năm tháng
kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Bằng những vần thơ sâu
lắng, thiết tha, Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn
của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc, Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận, cùng
trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt.
Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao
người đọc một nỗi niềm xúc động. "Đêm nay Bác không ngủ"đã đọng lại
trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời
đêm lạnh giá. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hi sinh gian
khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc. Bác trầm ngâm, đăm chiêu lặng
lẽ...trong khi mọi người đang ngủ ngon. Bác xem những chiến sĩ như những đứa
con thân yêu của mình.Trong bài, nhà thơ đã viết:
"Người
cha mái tóc bạc
Đốt
lửa cho anh nằm
Rồi
Bác đi dém chăn
Từng
người, từng người một."
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con
tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ "từng người"đã
thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ. Đối với ai Người cũng
chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả. Làm cho
mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm
lạnh buốt. Trong bài, Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ
viết rằng:
"Ngoài
trời mưa lâm thâm
Mái
lều tranh xơ xác."
Chỉ qua hai câu thơ, tác giả đã thể hiện
được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu
Việt Bắc. Giữa làn mưa phùn dai dẳng, mọi người cùng nhau dựng lên lán trại
bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm. Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các
chiến sĩ lại được Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn, Bác yêu thương, chăm sóc từng
li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân
yêu của mình. Người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang
còn dở dang:
"Anh
đội viên thức dậy
Thấy
trời khuya lắm rồi
Mà sao
Bác vẫn ngồi
Đêm
nay Bác không ngủ."
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã
lột tả được tình cảm của Bác đối với dân tộc, với đất nước. Bác thức suốt đêm
với bao nỗi niềm, với bao tình thương. Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ
cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách. Bác là người cha già
của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm, đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ
sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng
"Không!"Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của
mọi người.
Sự "trầm ngâm trên nét mặt",
"lặng yên bên bếp lửa"đã thể hiện một tâm hồn đang nặng trĩu những
nỗi lo âu. Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một
khối suy nghĩ khổng lồ, Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm
cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông, với mọi người:
"Anh
đội viên nhìn Bác
Càng
nhìn lại càng thương
Người
cha mái tóc bạc
Đốt
lửa cho anh nằm"
Càng nhìn Bác, anh đội viên càng khám phá
ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân
tộc. Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của
Bác. Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt. Ánh lửa
Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu
nước từ tận đáy lòng, tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn
đêm lạnh giá.
Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân
nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công. Chính sự chăm chút của Bác
đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt
dào trong lòng, anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng
Bác cao lồng lộng
Ấm hơn
ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã
thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi
người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên
to lớn,vĩ đại, bóng hình ông "lồng lộng",ông tiên đã đem ánh lửa soi
sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.
Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa
cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con
của mình thật lớn lao và sâu nặng. Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt
khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần
thứ ba thức dậy
Anh
hoảng hốt giật mình
Bác
vẫn ngồi đinh ninh
Chòm
râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau
mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện
được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác, đối với người cha của
dân tộc. Cho dù nghe lời khuyên của Bác, anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh
thoảng lại tỉnh giấc. Anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn
ngồi lặng lẽ ở đó. Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ
ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
- Mời
Bác ngủ Bác ơi!
Trời
sắp sáng mất rồi
Bác
ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp
cụm từ: "Mời Bác ngủ, Bác ơi" diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng
cho sức khỏe Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết
mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :
Chú cứ
việc ngủ ngon
Ngày
mai đi đánh giặc
Bác
thức thì mặc Bác
Bác
ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị,
mộc mạc, Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,
Bác thức để lo cho non sông, đất nước, Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn
bao nỗi lo âu. Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác. Và để
cho anh đội viên khỏi phải băn khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ, Bác đã giải
thích:
Bác
thương đoàn dân công
Đêm
nay ngủ ngoài rừng
Rải lá
cây làm chiếu
Manh
áo phủ làm chăn
Trời
thì mưa lâm thâm
Làm
sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong
anh chiến sĩ. Hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh
muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một
vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha hiền hậu, Bác không chỉ lo những việc lớn mà
còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh "Anh đội viên
nhìn Bác, Bác nhìn ngọn lửa hồng" thật đẹp mà cao quý.
Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân
thành, cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người
dân Việt Nam. Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :
Vì một
lẽ thường tình
Bác là
Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản, dễ hiểu mà sâu
sắc. Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ
với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ "Lẽ thường tình" hiện ra trong
lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu. Đêm nay
không phải là đêm duy nhất Bác không ngủ, Bác đã thức rất nhiều đêm để suy
nghĩ, tìm đường cứu nước. Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng
như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi
lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương
cuộc đời chung,thương cỏ hoa.
Chỉ
biết quên mình cho hết thảy
Như
dòng sông chảy nặng phù sa.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 8
Nhắc đến danh nhân văn hóa thế giới, chúng
ta phải nhắc đến Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ
là người có trình độ học vấn uyên thâm, uyên bác, có trí tuệ siêu việt của thế
kỉ XX và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam. Đã có
rất nhiều tác phẩm văn học viết về Bác, trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác
không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ để lại những ấn tượng sâu đậm về Bác Hồ trong
lòng người đọc.
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được tác
giả sáng tác vào cuối năm 1950 dựa theo lời kể của một chiến sĩ tham gia chiến
dịch Biên giới. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trong những tháng
ngày trực tiếp chỉ huy tác chiến. Anh đội viên chính là người đã trông thấy Bác
đang thức, Bác thức chăm lo cho giấc ngủ chiến sĩ, đốt lửa giữ ấm cho họ:
“Anh đội viên thức dậy…
Mái
lều tranh xơ xác”
Hình tượng Bác hiện lên thật vĩ đại, cao
đẹp vời vợi nhưng lại hết sức gần gũi, ấm áp như ngọn lửa hồng. Trong khi mọi
người đã ngủ say một giấc dài, Bác vẫn ngồi đó trầm ngâm miệt mài với những suy
nghĩ về chiến dịch, mặc cho trời lạnh Bác vẫn ngồi ngoài đốt lửa cho các chiến
sĩ thêm ấm. Anh đội viên lặng lẽ nhìn Bác từ cử chỉ đến nét mặt:
“Anh đội viên nhìn Bác…
Bác
nhón chân nhẹ nhàng”
Bác quả thực là một người cha già của dân
tộc, một người cha đang chăm sóc giấc ngủ cho những đứa con chiến sĩ của mình.
Bác nhẹ nhàng đi đắp chăn cho từng người rất ân cần, dịu dàng như bàn tay người
mẹ, người cha dành cho đứa con thơ bé của mình. Bóng Bác nhìn sao mà thấy
thương, vừa thương lại vừa cảm động và trân quý biết bao, nó tỏa ra một hơi ấm
đến kì lạ và có khi còn ấm hơn cả ngọn lửa hồng kia. Lần thứ ba anh đội viên
thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ:
“Bác vẫn ngồi đinh ninh…
Bác
ơi! Mời Bác ngủ!”
Bác vẫn thức và vẫn tập trung cao độ cho
những suy nghĩ việc nước, anh đội viên lo lắng cho sức khỏe của Bác, lần này là
sự thảng thốt khi đã gần hết đêm, anh không còn thầm thì mà đã mạnh dạn năn nỉ
tha thiết mời Bác đi ngủ. Bác cảm nhận được lòng nhiệt tình của anh đội viên và
Bác đã giải thích lí do Bác không thể ngủ:
“Bác thức thì mặc Bác…
Mong
trời sáng mau mau”
Tấm lòng và tình yêu thương của Bác thật
bao la, Bác không ngủ vì nỗi lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài đường,
Bác cảm nhận rõ những gian khổ, thiếu thốn mà họ đang phải chịu và cũng lo cho
cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của nước nhà. Anh đội viên được thấu hiểu
nỗi lòng Bác và chia sẻ nỗi niềm cùng Bác nên vô cùng xúc động, thức luôn cùng
Bác.
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh
Huệ đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam một vị lãnh tụ vĩ đại với
tấm lòng cao cả, tình yêu thương bao la. Chúng ta đã được cảm nhận và hiểu thêm
về người cha già kính yêu của dân tộc với những giá trị sâu sắc.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 9
Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc,
tấm lòng, sự vĩ đại của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ
tác giả. Viết về Bác ta không thể không nhắc đến tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ
của nhà thơ Minh Huệ. Tác phẩm đã vẽ lên chân dung của vị lãnh tụ vừa giản dị,
gần gũi vừa vĩ đại, lớn lao.
Bài thơ chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng vô
cùng xúc động về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác với đồng bào, với những
người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu. Câu chuyện mở ra ở chiến khu vào một
đêm đông giá rét khi Bác ở trong rừng sâu cùng các chiến sĩ. Qua lời kể của anh
đội viên, ta thấy Bác hiện lên thật giản dị, đẹp đẽ.
Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị
lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người,
được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với
những người chiến sĩ. Anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Bác tuổi đã cao
nhưng vẫn sẵn sàng đi hành quân trong đêm mưa rét và ngay cả khi đêm đã về
khuya bác vẫn chưa ngủ:
“Lặng
yên bên bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm”
“Rồi
Bác đi dém chăn
Từng
người từng người một
Sợ
cháu mình giật thột
Bác
nhón chân nhẹ nhàng”
Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa lo cho các
anh bộ đội ngoài kia phải chống chọi với cái lạnh, với sự nguy hiểm, Bác lo cho
chiến dịch, lo cho tương lai của đất nước. Những cử chỉ của Bác thật ân cần, ấm
áp, cái nhón chân nhẹ nhàng khiến người ta liên tưởng Bác như người cha đang
chăm lo cho những đứa con của mình. Bởi vậy mà anh thanh niên đã phải thốt lên:
“Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
Tình cảm yêu thương bao la của Bác còn ấm
hơn ngọn lửa thực kia, nó có sức mạnh không chỉ sưởi ấm cơ thể mà còn có thể
sưởi ấm cả tâm hồn, làm bừng lên tinh thần yêu nước của người chiến sĩ.Lần thứ
ba thức dậy, anh giật mình vì vẫn thấy Bác đang ngồi “đinh ninh” , anh nằng
nặc, tha thiết mời Bác ngủ. Giọng anh vô cùng chân thành, đó là lời nói sâu thẳm
từ trong trái tim, thể hiện nỗi lo lắng cho sức khỏe của Bác.
Đáp lại anh, lời nói của Bác thật chân
tình, ấm áp: Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc. Tình cảm yêu thương,
quan tâm, lo lắng của Bác cũng được thể hiện trực tiếp qua lời nói: Bác thức
thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công/…Càng thương càng
nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau.
Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó
khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm,
dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la,
rộng lớn như trời biển. Trước tấm lòng của Bác, anh đội viên đã có một hành
động thật tự nhiên, chân thành “anh thức luôn cùng Bác”.
Bài thơ viết bằng thể thơ năm chữ giàu
nhịp điệu, gần gũi với lối hát dặm của Nghệ Tĩnh, dễ thuộc, dễ đi vào lòng
người đọc. Cùng với đó, tác giả sử dụng lớp ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, kết hợp
khéo léo các biện pháp tu từ: so sánh (Bóng bác cao lồng lồng/ Ấm hơn ngọn lửa
hồng) ; biện pháp ẩn dụ (Người cha mái tóc bạc) . Lối kể chuyện theo trình tự
thời gian hấp dẫn, diễn biến tự nhiên, hợp lí, tác giả đã khắc họa thành công
chân dung vị cha già của dân tộc.
BÀI CẢM
NHẬN SỐ 10
Bác Hồ vị cha già vĩ đại, vị lãnh tụ đáng
kính của dân tộc Việt Nam. Mỗi con dân Việt Nam đều có những hình dung khác
nhau về Bác, nhưng đều thống nhất ở điểm: Bác là con người của sự hài hòa giữa
cái giản dị và thanh cao, là người luôn lo cho dân, cho nước. Và trong bài thơ
Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ Bác cũng hiện lên dung dị, đẹp đẽ và
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào
nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:
Lặng
yên bên bếp lửa
Vẻ mặt
Bác trầm ngâm
Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa,
giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn
nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu
biết bao rét mướt, khổ cực. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của Bác.
Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người
chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng
và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác
giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm
hơn ngọn lửa hồng”.
Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối
với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá
của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một
người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác
không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm. Trái tim nhân hậu bao la,
tình yêu thương Bác dành cho đồng bào cũng được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong
một bài thơ khác:
"Bác
ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả
non sông mọi kiếp người"
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Đoạn đối thoại trực tiếp giữa anh đội viên
và Bác càng bộc lộ rõ hơn nữa những đức tính, tình cảm tốt đẹp ở Bác. Trước
thái độ năn nỉ mong Bác đi ngủ của anh đội viên, Bác tâm sự đầy chân thành và
xúc động: “Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân
công/…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau” . Làm sao có thể ngủ
được khi những chiến sĩ ngoài kia vẫn đang phải chịu khổ cực, gió rét.
Bác thương vô cùng những người chiến sĩ
khi họ được trang bị vô cùng ít ỏi, thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có lá cây thay
chiếu để nằm, manh áo mỏng manh dùng để làm chăn, trong khi thời tiết ngày càng
khắc nghiệt, những cơn mưa rả rích suốt đêm khiến cho cái lạnh càng trở nên giá
buốt hơn. Bởi vậy, một người cha như Bác sao có thể yên lòng mà ngủ ngon khi
những đứa con thương yêu của mình phải chịu cực khổ.
Tấm lòng, tình yêu thương bao la của Bác
dành cho mọi người đã khiến anh đội viên vô cùng cảm phục, yêu mến, cũng bởi
vậy mà “Anh thức luôn cùng Bác” , để chia sẻ nỗi lo toan, vất vả với Bác. Quá
trình tiếp xúc, chứng kiến những hành động, việc làm, những lời tâm sự chân
thật, đầy ấm áp của Bác đã đưa anh đội viên đi đến một nhận thức, một khái
quát: “Đêm nay Bác ngồi đó/ Đêm nay Bác không ngủ/ Vì một lẽ thường tình/ Bác
là Hồ Chí Minh”. Hai câu thơ cuối đã nói lên trọn vẹn tấm lòng bao la, tình yêu
thương tha thiết mà cả cuộc đời này Bác dành cho dân tộc, cho đất nước.
Qua lời kể của anh đội viên với lớp ngôn
ngữ giản dị, những hình ảnh so sánh đặc sắc (Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn
ngọn lửa hồng) , hoán dụ (Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm); điệp ngữ
(Đêm nay Bác không ngủ) ,… Ngoài ra, bài thơ như một câu chuyện, với sự sắp đặt
các sự kiện một cách tinh tế, khéo léo, tác giả đã lần lượt mở ra vẻ đẹp trong tâm
hồn, nhân cách của Bác. Với sự kết hợp hài hòa của tất cả các yếu tố nghệ thuật
trên, Minh Huệ đã dựng lên chân dung Bác Hồ vừa dung dị, đẹp đẽ vừa ngời sáng
nhân cách.
Đọc những dòng thơ cuối cùng, gấp lại
trang sách, hình ảnh của Bác hiện lên qua trang thơ thật đẹp biết bao. Vẻ đẹp
của bác là sự hòa quyện giữa cái bình thường và cái phi thường, giữa cái giản
dị và thanh cao của nhân cách, của tấm lòng bao dung, vị tha, luôn yêu thương
và quan tâm đến mọi người bằng cả trái tim chân thành và tin yêu.
------
Nguồn:
https://toplist.vn/top-list/bai-van-phan-tich-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-cua-minh-hue-hay-nhat-35681.htm
Mời thư giãn với
nhạc phẩm BÁC HỒ MỘT TÌNH YÊU BAO LA
của Thuận Yến, qua tiếng hát Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền:
-
ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -
(Bài viết không thể hiện quan điểm của trang
Đặng Xuân Xuyến)
Rất hay và bổ ích anh ạ
Trả lờiXóađúng đó bạn
Xóa