ĐỌC THƠ BÁC HỒ
Một lần trước ngày sinh Hồ Chủ tịch
(19-5-2000), tôi và anh bạn “Đệ nhất Hán ngữ” đang ngồi trò chuyện, anh đi lại
giá sách, lấy ra quyển từ điển “Hán Việt” của Thương vụ ấn quán Thượng Hải xuất
bản năm 1953, đánh dấu sẵn trang cần giở, cho tôi xem từ “hoa hồng”, người
Trung Quốc gọi là “nguyệt hồng”, còn từ “mai khôi”, tên hoa trong bài thơ “Vãn
Cảnh” của Bác được gọi là “hoa tầm xuân”, cùng họ với hoa hồng, có kèm theo cả
ảnh chụp của từng loại hoa. Thế là câu chuyện chuyển sang bài thơ “Vãn cảnh” đã
dịch trong “Nhật ký trong tù”.
Nguyên văn:
VÃN CẢNH
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình
Hoa hương thấu nhập lung môn lý
Hương tại lung nhân tố bất bình
Bản dịch bài thơ:
CẢNH CHIỀU TỐI
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa tàn hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình
Lời, ý từng câu nhìn vào bản dịch rất sát,
nhưng ngẫm nghĩ lâu, tứ thơ tưởng rất trọn vẹn lại gợi những băn khoăn: Bông
hoa nở rồi lại rụng một cách vô tình kia thì còn có gì bất bình gửi theo làn
hương vào trong ngục để kể với tù nhân? Có gì không ổn ở đây? Từ đó nẩy ra cái
lý cần được suy nghẫm: Hoa hồng còn được vun trồng, chăm sóc, nở ra, được người
đời chiêm ngưỡng ngắm nhìn, còn “tầm xuân” là thứ hoa đồng nội, mọc tự nhiên
nắng sương, mưa gió, nở rồi tàn, chẳng cần ai để ý, khen chê xấu đẹp, vậy thì
nó cần gì bất bình với ai? Từ “bất bình trong từ điển trên lại gồm 13 nghĩa,
trong đó có nghĩa “vô thường”, mang lẽ bình thường của cuộc sống sinh tử như
bông hoa tầm xuân kia. Với cách suy nghĩ ấy, chúng tôi thấy bài thơ chứa đựng ý
tứ khác - Bông hoa tầm xuân nở rồi rụng giữa sương gió, nơi đồng nội kia, khi
tươi thì nở lúc tàn rụng đều là lẽ tự nhiên của quy luật sống bình thường,
hương hoa theo gió giải khắp đất trời, khi thấu vào trong ngục như tâm sự với
người tù cái lẽ vô thường kia... mới hợp với tầm rộng mở của tâm hồn Bác. Từ
suy nghĩ đó chúng tôi đã dịch lại là:
CẢNH CHIỀU TỐI
Tầm xuân nở, tầm xuân lại rụng
Hoa tàn hoa nở giữa phong sương
Hương hoa chợt thấu vào trong ngục
Ngỏ cùng ai đó lẽ vô thường
-------------
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
- Bài thơ “Vấn
Thoại” của Hồ Chí Minh và quan hệ giữa tòa và bị canl
- Hồ Chí Minh và
người Mỹ trong cách mạng tháng 8l
- Đọc lại bài thơ
“Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minhl
- Đêm Nay Bác Không
Ngủ” và 10 bài cảm nhận mẫul
*.
CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 035.881.82.63
Email: haicv08@gmail.com
...........................................................................................................
- Cập
nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 10.12.2020.
- Ảnh dùng
minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
rất tuyệt vời, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa