(Thượng tọa Thích Chân Quang)
|
GIỚI TÍNH CỦA CON NGƯỜI KIẾP HIỆN TẠI
LÀ DO KẾT QUẢ CỦA NGHIỆP BÁO
(Trích trong NHÂN QUẢ XUẤT THẾ GIAN của Thích Chân Quang)
*
Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều
dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ
hay chất vô cơ. Ngay cả sự bùng vỡ một tinh cầu cũng chỉ là giai đoạn cho những
sự sinh hóa kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi
rụng cũng không nằm ngoài tiến trình sống của vạn hữu. Tất cả đều sống, đều
sinh hóa vô tận.
Tuy nhiên, sự sống biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá
trình giao phối của hai giao tử đực cái để cho ra đời những giống con tiếp tục
duy trì chủng loại. Giao tử đực có nhiệm vụ cung cấp cho đủ điều kiện để giao
tử cái nuôi dưỡng phát triển thai mầm lớn lên. Dường như giống cái có trách
nhiệm nhiều nhất trong việc sinh sản con cái. Giống đực chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ
ban đầu qua giao phối, có khi chỉ để tìm khoái lạc cho bản năng. Một vài giống
đực có giúp đỡ nuôi nấng vợ mình trong quá trình thai sản. Một số khác chỉ cung
cấp tinh trùng rồi chuồn êm, không một chút bận tâm vì bổn phận.
Con người cũng vậy, tình yêu và tình dục làm cho nam nữ gần gũi nhau để duy
trì nòi giống. Người mẹ mang nặng đẻ đau. Người cha làm lụng nuôi nấng. Đó là
mẫu gia đình bình thường trong xã hội. Nhưng sự khác biệt về vai trò, năng lực,
quyền hạn giữa nam và nữ đã là một vấn đề có ý nghĩa lớn. Một số dân tộc tôn
trọng phụ nữ và một số khác thì ngược lại. Thậm chí hiện nay tại một vùng quê ở
Á Châu, nếu biết được đứa con sẽ ra đời là con gái, người ta sẽ phá thai.
Trong kinh A Di Đà của Phật giáo Bắc Phương, hình ảnh một thế giới lý tưởng
là thế giới “không có người nữ và không có đường ác”. Quan niệm trọng nam khinh
nữ trở thành phổ biến suốt các đại lục từ Trung Đông qua Châu Á. Điều này có
thể giải thích theo luật cung cầu. Dường như tỉ lệ người nữ luôn luôn cao hơn
người nam trong cơ chế nhiễm sắc thể khi thụ tinh. Tỉ lệ nhiễm sắc thể có dạng
Y để tạo thành bào thai nam luôn luôn thấp. Thêm nữa, người nam do có sức khỏe
nên phải luôn luôn dự phần vào chiến tranh và không tránh khỏi chết chóc. Điều
này càng làm cho tỉ lệ nam nữ mất cân đối hơn. Khi nữ nhiều nam ít sự phân biệt
đối xử là một hệ quả tất yếu buộc phải xảy ra. Giá trị người nữ trở nên thấp
kém so với nam giới. Người ta thành lập ngày phụ nữ 8-3, người ta đấu tranh đòi
quyền bình đẳng cho phụ nữ... Tất cả những điều đó càng chứng tỏ rằng thực sự
phụ nữ đã từng bị ngược đãi. Ngoài lý do cung cầu để giải thích sự phân biệt
đối xử giữa nam và nữ, người ta còn đưa ra một số lý do về tính khí. Người nữ
được xem là hạng người yếu đuối, ích kỷ, gian trá, thâm hiểm... Đến nỗi chữ “gian”
của Trung Quốc được ghép bằng ba chữ “nữ” lại với nhau.
Triết gia Schopenhawer cay cú với người nữ không biết dường nào. Ông cho rằng:
“Chỉ có một người đàn ông bị mờ mắt vì sự thúc đẩy của xác thịt mới có thể tặng
danh từ phái đẹp cho cái giống người thấp bé, vai hẹp, mông rộng, chân ngắn
kia, vì toàn thể vẻ đẹp của giống này đều luôn kết chặt chẽ với bản năng tính
dục. Thay vì gọi họ là phái đẹp, để bảo đảm hơn, nên tả đàn bà là giống thiếu
thẩm mỹ...” (Luận về đàn bà)
Chỉ có luật Nghiệp Báo thì vô tư công bình thoát ra ngoài các định kiến của
con người. Nơi này người đàn bà phải quy phục với đàn ông thì tại một nơi khác
đàn bà là nữ hoàng. Nơi này người đàn bà phải chiều chuộng chồng thì ở nơi khác
người đàn bà được galant hết mực. Có những người đàn ông phải đi ăn xin trong
khi kẻ bố thí là một phụ nữ giàu có sang trọng. Biết bao nhiêu sinh viên nam
giới phải lẳng lặng nghe lời giảng sâu sắc của một nữ giáo sư đại học. Biết bao
nhiêu quyết định sáng suốt của một lãnh tụ là do gợi ý của vị phu nhân ở phía
sau... Dựa vào một tiêu chuẩn nào đó để đánh giá giá trị hơn kém giữa người nam
và người nữ là một điều thiên lệch bất công.
Trên bất cứ lãnh vực nào, nữ cũng như nam đều có khả năng đạt đến như nhau.
Mặc dù tỉ lệ thành công của người nam cao hơn người nữ rất nhiều. Số lãnh tụ
nam, bác học nam, nghệ sĩ nam luôn luôn đông hơn nữ. Một lý do vô cùng đơn giản
là vì người nam không bị gián đoạn bởi quá trình thai sản. Thời gian mang thai
và chăm sóc trẻ con đã làm gián đoạn sự nghiệp của người nữ, khiến cho họ không
thể nào thành công như người nam. Nhiều công trình đang thực hiện phải dang dở.
Nhiều khóa học phải bỏ ngang. người nữ đã khiêm tốn nhận lấy trách nhiệm nuôi
dạy con để cho người nam được liên tục trong quá trình tạo nên sự nghiệp. Sự
thành công của người nam chính là phần nổi của tảng băng rất dễ trông thấy,
trong khi phần chìm ở dưới là công lao của người nữ. Chính Đức Phật , giữa một
xã hội Ấn Độ trọng nam khinh nữ, cũng nói rằng: “Có nhiều người nữ còn tốt hơn
người nam”.
Tuy nhiên, một số sai biệt căn bản sau đây vẫn là tiêu chuẩn thông thường
giữa nam và nữ.
Một là sức khỏe. Tính trung bình sức khỏe của nam giới vượt hơn nữ giới. Vì
thế, tiêu chuẩn thi đấu thể thao của nữ luôn luôn được đòi hỏi thấp hơn của
nam. Hai là vóc dáng. Trung bình vóc dáng người nữ nhỏ nhắn hơn người nam. Nếu
đi sâu vào phân tích giải phẫu cơ thể thì còn rất nhiều điểm khác biệt, bên
cạnh hình thể, âm thanh người nữ cũng khác với người nam. Ba là tâm lý. Tính
chất đặc trưng của người nữ là kín đáo, rụt rè, kiên nhẫn, dễ xúc động, đa cảm,
nhẹ về lý trí, trực giác mạnh. Đôi khi người ta còn gán cho người nữ tính ích
kỷ, hẹp hòi. Bốn là sinh lý. Sinh lý giữa nữ và nam có rất nhiều sai biệt để
mỗi bên có thể thực hiện chức năng của mình. Các nội tiết tố, các thời kỳ hành
kinh, cấu tạo não, tổ chức sinh dục... làm phân biệt rõ nét hai giới tính.
Nhưng ngoài cấu tạo sinh lý, những tiêu chuẩn khác không lấy gì làm cố
định. Có những người nam mang nhiều tính chất của người nữ và ngược lại, cũng
có những người nữ mang tính chất của người nam. Có những người nam yếu đuối,
rụt rè, ích kỷ và cũng có những người nữ mạnh bạo, phô trương, rộng rãi. Rất là
dễ dàng để cho một người bị chuyển giới tính khi sinh sang một đời sống mới.
Nếu một người nam có tư tưởng khinh thường người nữ, có hành vi hạ thấp
nhân phẩm phụ nữ. Kiếp sau, anh ta sẽ sinh làm người nữ trong một xã hội có
truyền thống trọng nam khinh nữ để anh ta phải chịu đựng lại những đau khổ mà
anh ta từng gây ra cho nữ giới. Hoặc một chàng trai đa tình, suốt đời dẫm lên
không biết bao nhiêu cuộc đời của phụ nữ, kiếp sau anh cũng sẽ làm được người
nữ để chịu đựng sự bạc tình của người khác. Ngay cả một người chồng tốt, chung
thủy với vợ, nhưng đã làm cho vợ sinh đẻ quá nhiều. Kiếp sau anh cũng có thể
trở lại làm người nữ để chịu đựng cái cảnh mang nặng đẻ đau đầy ý nghĩa.
Thông thường, một người nam chuyển thân làm người nữ vẫn còn giữ lại nhiều
tính chất của người nam như cứng rắn, dạn dĩ, xốc vác. Đôi khi họ tự cảm thấy
bực bội vì thân thể nữ giới của mình. Ngược lại, có những người nữ hăng hái làm
việc từ thiện xã hội, xông xáo vào nơi nguy hiểm để cứu giúp nạn nhân, trong
tâm thích được làm người nam để tiện làm việc thiện. Đời sau họ sẽ chuyển thân
nam để tiện làm việc thiện, nhưng vẫn còn phảng phất một số tính chất của người
nữ như dáng đi mềm mại, giọng nói trong thanh.
Có một số người chuyển giới tính ngay trong kiếp hiện tại. Đang là người
nam, bỗng nhiên họ dần dần xuất hiện tính chất của người nữ như đổi giọng nói,
ngực và mông to ra, vai và eo nhỏ lại. Hoặc một số người không bị biến dạng về
hình thể nhưng luôn luôn mang một ý nghĩ mạnh mẽ rằng mình là người nữ, và đem
lòng thương yêu những người nam (hiện tượng pede). Sự chuyển đổi giới tính này
đều có nguyên nhân từ quá khứ. Hoặc là họ đã đủ duyên để làm nữ, khiến cho
nghiệp thúc đẩy tâm lý, sinh lý (tuyến nội tiết) hoặc phẫu thuật đưa họ sang nữ
giới ngay trong hiện tại. Hoặc sự trêu chọc kẻ ái nam ái nữ cũng tạo thành quả
báo lưỡng tính không rõ rệt nơi một người.
Thường thì người nữ nhiều tình cảm hơn người nam, do đó, dường như người mẹ
thương con nhiều hơn người cha. Tình thương của người mẹ là một hình ảnh đẹp đẽ
muôn đời được loài người ca ngợi. Chính tình thương con sâu đậm của người mẹ
làm cho người mẹ được phước rất nhiều mà đôi khi người cha không bằng được. Đó
là nói trong phạm vi gia đình. Nhưng khi bước sang lãnh vực xã hội, người nam
với tính chất hào phóng, gan dạ, xông xáo... đã chiếm ưu thế, đã đóng góp được
nhiều công sức hơn người nữ, và do vậy, phước cũng nhiều hơn.
*.
Thượng tọa THÍCH CHÂN QUANG
Địa chỉ: Chùa Phật Quang, Núi Dinh, ấp Chu Hải,
xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lời dẫn: Video này do một đọc giả gửi
đến trang nhà với lời đề nghị đăng lên để bạn đọc hiểu rõ “bộ mặt thật của tên thầy chùa phản quốc.”
Chúng
tôi post lên để bạn đọc cùng tham khảo.
.
Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:
...................................................................................................................
- Cập
nhật từ email: anhdungdao131@yahoo.com.vn gửi ngày 21.08.2015
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
Anh Đặng Xuân Xuyến cho đăng kèm video thích chân quang tuyên truyền phản Quốc là rất cần thiết. Những kẻ phản Quốc như tên thầy chùa thích chân quang cần được vạch trần bộ mặt thật của chúng với các Phật tử chân chính!
Trả lờiXóa