NGƯỜI BẮC - NGƯỜI NAM XÉT TRÊN NGUYÊN LÝ CÀN KHÔN - Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
NGƯỜI BẮC - NGƯỜI NAM
XÉT TRÊN NGUYÊN LÝ CÀN KHÔN
*
(Tác giả Nguyễn Hoàng Đức)
Tôi định viết về đề tài này lâu rồi, nhưng e nó là đề tài nhạy cảm vùng miền, giống như các đề tài nhạy cảm khác về sắc tộc,văn hóa, tôn giáo mà người ta vẫn khuyên không nên tranh luận. Thêm nữa, tôi quê Ninh Bình, đẻ và sống tại Hà Nội, nên khi viết rất có thể sẽ thiên vị mình giống như kẻ chơi cờ một mình, anh ta đưa tay ra phía đối diện đi hộ nước cờ của người khác, và anh ta luôn là người chiến thắng. Nhưng hôm nay, tôi viết bài này, nhân trang FB của giảng viên Chu Mộng Long đã viết trước hôm qua.

Trước hết, người Bắc và người Nam đều thuộc một phả hệ gia đình, mới đầu từ một cha mẹ ngoài Bắc do nhu cầu di dân, nên nhiều anh em phải di cư vào Nam để khai dân lập ấp mới. Vả lại, để chính xác hơn ở đây tôi sẽ dùng khái niệm của triết học “duy Bắc” và “duy Nam” như cách tương đối hướng về hai cực Bắc và Nam. Tôi xin nói luôn cái xấu căn bản của cả hai miền, để ngay từ đầu coi như tiền đề sám hối, tránh sa vào việc dựng nên hàng rào thiên vị bảo vệ mình, hoặc thổi kèn khen lấy. Bắc và Nam đều có cái xấu:
1- Người Bắc: Người Hoa nói “có trí thì trá”, nói chung những mưu mẹo nham hiểm, khôn ăn người ở người miền Bắc nhiều hơn. Nhưng vì khí hậu khắc nghiệt nên dân Bắc sống nguyên tắc và qui củ hơn, bởi nếu không sẽ bị trừng phạt liền. Vì có trí tuệ và sống nguyên tắc nên người Bắc truyền thống và cũng cổ hủ hơn.
2- Người Nam sống cởi mở chân thật hơn, nhiều cuộc cách mạng được khởi phát từ miền Nam (nói chung) như cuộc cải cách chữ quốc ngữ lại bắt đầu từ tờ báo phương Nam – Sài Gòn Gia Định… Nhưng ỷ vào khí hậu mát mẻ, người Nam lười nhác, sống tùy tiện, nông nổi, bồng bột hơn.
“Vô sỉ bất thành nhân”, người Việt chậm tiến vì cứ ai nói đụng đến mình thì giãy nảy phản ứng ngay, đó cũng là căn tính của nông dân và xã hội nông nghiệp. Chính vì thiếu tự sỉ mà Việt Nam hiện nay mới đội sổ thế giới, ăn cắp không chỉ nhiều nhất mà gấp bội thế giới, nước đôi trí trá, gian manh vụ lợi, lúc nào cũng thường trực “khôn ăn người”… Có thành phố nào đẹp và hoa lệ như Paris – được mệnh danh là đẹp nhất thế giới, vậy mà các nhà văn Pháp đua nhau dè bỉu một Paris đầy rẫy cống ngầm và tội phạm bẩn thỉu như cuốn “Những người khốn khổ” của Victor Hugo… văn hào Banzac nói xấu người miềm Nam thì thôi rồi lượm ơi, nhân vật Ratinhac (Rastignac )trong cuốn thuyết “Lão Gorio” được diển tả như một anh quê mùa, ngớ ngẩn, thô lỗ… với nhiều trang đầm đìa xấu xí, chứ đâu có được xuê xoa gượng nhẹ như anh Hai Lúa ở Việt Nam. Nhưng người Việt cũng có bản mẫu tự sỉ tiến bộ, đó là người Huế, khi bị hiền giả Lê Quí Đôn nhận xét “Nam đa trá, nữ đa dâm”, họ đâu có thể hiện bất kỳ sự phản ứng tự ái nào. Tại sao? Có phải vì người dân quí trọng cái nhìn nhận xét tầm cao của học giả lớn?! Chúng ta hãy nghe văn hào Lỗ Tấn sỉ vả người Hoa thế nào “Người Trung Quốc chỉ giỏi ăn thịt người!”
Tại điện Pantheon của nước Pháp, các nhà khoa học đã thí nghiệm về con lắc tự do, khi người ta du con lắc bất kể theo hướng nào thì ngay lập tức con lắc đều dịch chuyển về hướng Bắc Nam. Nhưng chiếc la bàn, dù kim có xoay tít, ngay đó nó định vị chỉ vào hướng Bắc. Những con sông đều chảy từ Bắc xuống Nam, và những con kiến rồi muôn loài đều di cư theo hướng đó. Những nhà tu thiền hay luyện khí công khi ngồi luyện thì mặt phải hướng về phía Bắc để nhận khí trời đất…
Về phong thủy, cảnh sơn thủy hữu tình thì đất miền Nam ít có. Mà nơi có núi cao sông sâu thì mới sinh kỳ hoa dị thào, người là hoa của đất, nơi non cao thủy viễn thường đắc địa sinh nhân tài hơn nơi nước bì bõm. Nền văn minh nhân loại như Hy lạp chẳng hạn thường sinh ở bình nguyên hơn là những vùng đất trũng. Còn phương Nam đi càng xa người ta càng thấy cảnh “sơn cùng thủy tận” – một cách gọi giành cho lạc hậu. Nói tổng phổ luôn, khi thế giới mở hội nghị phát triển cho các nước lạc hậu, để tế nhị, họ gọi là “các nước Nam Nam”. Khi tôi vào Sài Gòn, họ bảo, những gì nho nhã phải là Bắc Kỳ, ngay như các ca sĩ hiện đại hát, phải học theo giọng Bắc. Ngôn ngữ là trí tuệ! Ngôn ngữ của người phương Nam nói ngọng đến vài phụ âm như Quê hương thành “guê hương”, Việt Nam thành “Diệc Nam” rồi “ở trỏng” hay “Ở trển” … ngôn ngữ èo uột ẻo lả thế rất khó sinh ra nhà văn hay nhà bác học lớn?!
Giờ xin quay lại vấn đề Bắc Nam của chúng ta. Người Bắc giầu bản lĩnh, nghĩa khí hơn. Nhiều trai tráng trước kia theo Phan Bội Châu sang Nhật du học để tìm đường cứu nước, tất cả trai miền Nam sợ khổ đã bỏ về, chỉ còn lại trai miền Bắc. Xứ Bắc lạnh hơn nên người Bắc cũng có xu hướng hiếu khách hơn . Tuy vậy, có trí thì hay trá, nên người Bắc rất nhiều người sống lươn lẹo xảo trá, khôn ăn người. Người xứ lạnh hay sa mạc ra khỏi nhà mà không chuẩn bị kỹ như nước, chăn, giầy, lửa thì vong thân liền, nên họ thường sống rất nguyên tắc. Nhưng có nhiều nguyên tắc quá thường thành cứng nhắc và bảo thủ.
Người Nam do khí hậu mát mẻ, ấm áp, vận chiếc xà lỏn đi lung tung mà chẳng việc gì nên sống tùy tiện, dễ dã, lười nhác, vô nguyên tắc, nông nổi, bồng bột, thật thà hơn nhưng cũng bản năng hơn, và xứ nóng cũng ít hiếu khách hơn.
Xin có câu kết luận cho cả hai miền, vì miền Bắc gọi là lạnh, nhưng vẫn là xứ nhiệt đới nói chung: khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho tình dục và sinh sản, người xứ nóng thường ham tình dục mà ít tình yêu. Người xứ lạnh, khi mùa đông phủ tuyết đầy mái nhà và cửa sổ, trong nhà chỉ có hai người với nhau họ dựa cậy và tập yêu nhau đằng đẵng hết mùa đông này đến mùa đông khác…
Khi không có tình yêu thì cũng rất ít lý tưởng, vì lý tưởng là một tình yêu phóng rọi rất xa… Vì thiếu lý tưởng nên cái nhìn của Á Đông nói chung là rất gần, chưa nói đến chuyện chinh phục các vì sao, mà ngay chuyện lên Bắc cực hay xuống Nam cực cứu những con cá lớn mắc cạn, rất hiếm khuôn mặt Á Đông?! Ở các nước biết lo xa, người ta cấm đánh bắt trong mùa cá sinh sản. Còn dân ta đánh giậm tằm tăm bông bống xơi sạch, đó chẳng phải kiểu mẫu của cái nhìn thiển cận sao? Rồi ngay trên mặt phố, làm đường xong mới đào lên đặt cống… chẳng phải thứ ngu lâu khôn vặt vụ lợi của những con người tầm nhìn không vượt qua bụng ?!


Mời đọc thêm:



Mời thư giãn với nhạc phẩm CÁT BỤI
của Trịnh Công Sơn, qua tiếng hát Khánh Ly:
           
*.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
Địa chỉ: Số nhà 100, đường Nguyễn Xiển
(ngã 4 Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển)
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Email: Paulnguyenhoangduc@gmail.com






  ........................................................................................
- Cập nhật từ email: quanboyman1992@yahoo.com.vn gửi ngày 21.08.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 
.  

0 comments:

Đăng nhận xét