TỐ HỮU LẦN
ĐẦU
GẶP NGUYỄN
TUÂN
*
(110 năm sinh nhà văn Nguyễn Tuân & 100
năm sinh nhà thơ Tố Hữu)
(Tác giả Kiều Mai Sơn) |
Giữa năm 1946 được điện của Trung ương gọi ra Hà
Nội để làm công tác văn hóa. Tố Hữu lúc này mới là một “nhà thơ cộng sản trẻ
tuổi” qua tập "Thơ Tố Hữu" vừa được Hội Văn
Hóa
Cứu
Quốc xuất bản (Trần Huy
Liệu đề tựa). Ông băn khoăn ra chốn kinh kỳ nghìn năm văn vật ấy, hiện nay bao
nhiêu trí thức lớn, văn nghệ sĩ tài hoa. Chả lẽ đem mấy cây sách lý luận Mác -
Lênin mà thuyết giảng? Nhưng đã có quyết định của Đảng thì Tố Hữu phải chấp
hành.
Tại Hà Nội, Hoài Thanh gợi ý Tố Hữu gặp Nguyễn
Tuân - bậc văn tài xuất sắc, nhưng lại “chướng tinh”, kiêu kỳ - như ông được
nghe. Cuộc gặp lần đầu ở nhà Thủy Tạ - Bờ Hồ.
Nguyễn Tuân đang ngồi mình với ấm trà độc ẩm,
trông ra mặt nước, trầm ngâm. Tố Hữu lại gần, khẽ nói:
- Chào anh!”,
Nguyễn Tuân ngẩng đầu lên, nheo nheo mắt nhìn
tôi, vẻ xa lạ và khinh bạc. Tố Hữu nói tiếp:
- Anh không biết tôi đâu, nhưng tôi có biết anh,
chưa được gặp bao giờ, nhưng đã được đọc vài tác phẩm của anh.
Nguyễn Tuân chủng chẳng:
- Ông cũng là bạn đọc của tôi ư? Thì thế nào?
- Chẳng thế nào cả. - Tố Hữu đáp, cũng
bằng cái giọng hơi đùa - Nói thật, đọc anh
rất thú, anh đúng là ông thợ kim hoàn về chữ nghĩa. Nhưng đọc xong chỉ muốn đốt
trầm lên mà nghĩ chuyện đời xưa thôi. Nhìn cuộc đời hiện tại thì buồn quá. Anh
hay nói “thiếu quê hương”. Trước là thế thật, thiếu cả Tổ quốc nữa chứ. Còn bây
giờ…
Nguyễn Tuân nhỏm dậy:
- Bây giờ thì sao?
Tố Hữu:
- Sao à? Anh chẳng thấy cái gì ư? Cách mạng rồi.
Tổ quốc sống lại rồi. Hà Nội đang rầm rầm ngày đêm trên đường phố, ai cũng lo
bảo vệ chính quyền cách mạng. Mà bọn phản động và bọn Tàu Tưởng lại đang phá
rối lung tung. Thế mà anh còn ngồi đây, uống trà thản nhiên như một nhà ẩn sĩ.
Hay nhỉ!
Nguyễn Tuân nhìn Tố Hữu lần này ngạc nhiên thật
sự. Hình như lần đầu mới có anh chàng liều mạng dám húc đầu vào cái ông nổi
tiếng ngạo mạn ấy.
- Vậy thì cuối cùng ông muốn bảo tôi làm gì? - Nguyễn Tuân cứ gọi
Tố Hữu là “ông”.
Còn Tố Hữu cũng chẳng vừa:
- Tôi “bảo” ông thế nào được. Tự ông quyết định
lấy chứ. À mà quên, xin tự giới thiệu, tôi là Tố Hữu, cán bộ của Tổng bộ Việt
Minh. Tôi có thể giúp ông “xê dịch”, chữ của ông đấy, ông có bằng lòng không?
-------
P/S:
Hóa ra văn nhân tài tử các cụ đều nhìn nhau ban đầu bằng nửa con mắt, đầy khinh
bạc cả.
Mời thư giãn với nhạc phẩm ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG
của Lam Phương, qua tiếng hát Đan Nguyên:
*
KIỀU MAI SƠN (tên thật: Kiều Văn Khải)
Địa chỉ: Tòa soạn báo Nông Nghiệp Việt Nam
14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
.
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com ngày 07.04.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
Sao trang nhà lại đăng bài của tên cặn bã Kiều Mai Sơn? Thiếu bài đến mức phải đăng bài của loại cặn bã này à
Trả lờiXóa