(Nhà thơ Tô Thùy Yên) |
QUÊN TÔ
THÙY YÊN THÌ QUÁ TỆ,
HAY LÀ VẤN
ĐỀ CỦA 3 NHÀ THƠ…
*
(Tưởng nhớ anh tôi - Đỗ Ngọc
Thạch)
Chuyện chỉ là thế này... Bài
"Ba nhà thơ Việt tiêu biểu ở
Mỹ: Du Tử Lê, Trần Mộng Tú, Lê An Thế" tôi đăng trên Facebook
của mình hôm 23/2 vừa rồi [1], cách đây vài hôm nhà văn Vũ Thư Hiên
đã còm: "Tô Thùy Yên phiêu bạt
nơi nào?"
Đọc, khoái, vỗ trán cái đét,
nhủ "Trúng tổ con chuồn chuồn rồi!"
nhưng tôi nín. Nhớ lời thi nhân người Áo T. Adorno sau thảm họa diệt
chủng Auschwitz bởi Đức quốc xã mà rằng, dính dấp đến thơ trong đại họa Cô Vy
là điều dã man! (Tác giả Đỗ Quyên)
Đâu hơn 3 tiếng sau: "Quên Tô Thùy Yên thì quá tệ đấy, Đỗ Quyên ạ."
Mượn tiếng không được thất lễ
đàn anh văn nghệ, cái chính không thể lỡ duyên với nàng Thơ, mặc xác Cô Vy cú
này tôi đáp ngay: "Rất cảm ơn anh
ghé thăm và 'chỉ đạo' hay về một chuyện lớn liên quan đến sự giới thiệu tác giả
nói chung và thơ hải ngoại nói riêng. Thú vị, em từng tính có vài câu trong tút
ấy (vì sao chọn 3 bác này, trong khi có 2 VIP bự Thanh Tâm Tuyền & Tô Thùy
Yên). Ít hôm nữa em làm tút riêng anh nhé?"
Dịch giả tiếng Việt của Bông
Hồng Vàng - 1 bài thơ cực kỳ nhớn và quá ư đẹp được thực thi dưới dạng văn xuôi
thể ký tiếng Nga: "Mỗi người một
'gu'. Riêng anh đánh giá rất cao Tô Thùy Yên, còn hơn cả..."
VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI
Dù chẳng phải chuyên gia gì,
tôi lại đam mê phân loại, giới thiệu, chọn tuyển tác giả và tác phẩm. Đâu chỉ
trong văn chương. Hầm bà lằng, mọi lãnh vực, ngóc ngách. (Vừa thêm 3 kho bài
Đồng Tâm - cụ Kình; Cô Vy và cậu Hồ Duy Hải tùm lum, chửa hình dung sẽ
"phân" sẽ "loại" thế nào. Rõ khổ! Nhưng khổ sao bằng bao
nạn nhân chết oan chết nghiệt, bao người thân mang oan mang nghiệt?)
Thật ra cũng có khổ tí. Quen
rồi. Như các bà mẹ đông con. Hỏi đẻ có đau không. Đau gì mà đau, đẻ hoài hết
đau!
Không chỉ trong ngâm cứu tôi
khổ với trò phân loại. Hai tiểu thuyết ra lò trong 4 năm qua xét cho cùng đều
bị viết bằng "thi pháp" phân loại tác giả và tác phẩm. Với thơ ngắn
không rõ thế nào, chứ thấy nhà phê bình Nguyễn Đức Tùng từng nhận xét "thơ trường ca Đỗ Quyên có tính tiểu thuyết".
Khen hay chê? Tôi không biết. Chỉ biết thế là trong trường ca của mình cũng
có... "phân (loại)"! Hì hì...
Xin nói qua về một thành quả dù
chưa thành sách in chính thức: Chuyên luận "Trường ca Việt Nam: Tác giả và tác phẩm" mươi năm qua từng
cập nhật trên rất nhiều trang mạng, trong đó có Văn Chương Việt [2]. Diễn Đàn
(Paris) là nơi cho ý kiến và đăng tải đầu tiên khi bản thảo còn ít ỏi và sơ
khai chỉ với 123 tác giả. Bản thảo cập nhật 20/7/2017 Hội Nhà văn Việt Nam đã
đề nghị để cho in làm Tài liệu tham khảo (với nhuận bút chỉn chu).
Cụ thể, về số lượng, từ thời
Thơ mới tới nay (cập nhật mới nhất 1/5/2020), con số đang có là khoảng 482 tác
giả Việt Nam đã viết ít nhất 1 trường ca hoặc 1 bài thơ dài mang ý nghĩa tương
đương, với tổng số khoảng 1.257 tác phẩm gọi chung là trường ca.
Có một kiểu phân loại các nhà
phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam được làm theo cách cũng rất... khổ (công)
- "Nhìn nhận nhanh phê bình thơ
Việt hậu Đổi mới". [3]
*
Đâu là nguyên cớ của các cuộc
chơi trên?
“Từ thời niên thiếu, tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy: Hiểu
và giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy; Nghĩa là sắp xếp được tất
cả những dữ kiện vào các định luật phổ quát nào đó.”
Là của vĩ nhân vạn vật học
Charles Darwin đấy, tôi đã giăng trên mọi thứ viết lách liên quan.
Xin phép thổ lộ: "Ông
lớn" đó từng sinh sự với tôi. Hơn 50 năm trước, thi hết cấp II (hệ 10 năm)
tôi suýt trượt với môn Sinh vật (hình như 0 hay 1 điểm, sau nhờ khiếu nại lên
3-4 điểm gì đó.) Đề thi Sinh vật là về cách phân loại trong học thuyết Darwin.
Thằng học trò lớp 7 là tôi đã liều mạng "bịa" ra một khung bảng gồm
nhiều ô mục rồi thảy các lời đáp vô.
VẤN ĐỀ 3 NHÀ THƠ
Nhân vật khơi mở của bài là Tô
Thùy Yên thi nhân. A, không thấy ai nêu lên mặt báo rằng tên thật của ông cũng
sang cả đáo để: đã Đinh (họ nhà vua) lại còn Thành Tiên nữa. Đinh Thành Tiên.
Song thân của tiền bối quả có tầm nhìn khi sinh hạ đứa con sẽ trở nên một tác
gia - có thể hơi ngoa ngữ (nhất là với độc giả, thường là trẻ, ở trong nước mà
ít có dịp đọc thơ này hiểu người ấy) - được làm "vua" trở nên
"tiên" trong vài chủ đề của nghệ thuật thi ca Việt Nam hiện đại.
Đó là ý thức hiện sinh/bản ngã
trên cõi đời như một con người. Là thân phận Việt trong binh đao tao loạn như
một tráng sĩ. Là tính nhân bản và triết lý thi ca như một hành giả. Còn nữa...
Là một thư viện tuy nhỏ gọn nhưng bền chắc mà mềm mại lưu danh sự mềm mại mà
bền chắc của tiếng Việt...
*
Giữa các phương pháp nghiên
cứu, biên khảo thì Phân định (phân loại, nhận định) là một cách vừa cổ vừa tân.
Trong đó, phân loại (nói thế
thuận tai hơn là phân định) theo cơ số 3 là hình thức gọn ghẽ nhất, và nếu làm
đúng làm hay thì nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Dường như chưa thấy nhà nghiên
cứu nào đề xướng và chuyên tâm với hướng Phân loại theo cơ số 3, nâng nó lên
thành "phương pháp luận"? Tôi cũng mầy mò thử làm trong một số đề
tài, vụ việc... (Nhưng thật tình, đấy vẫn bị là phó sản từ các tìm hiểu ôm đồm,
to tát. Dư ế tư liệu, bị hối thúc bài thì nhích kho "khủng" ra làm
cho nhẹ bài sớm việc. Thế nên đang có cả kho ngổn ngang các "Phân loại
3" đầu cua tai nheo.)
"Ba nhà thơ Việt tiêu biểu ở Mỹ" dài rộng không quá 1 bàn
tay, vốn là sở đoản viết ngắn của tôi. Trông thế thôi, nó đã trải qua nhiều
cung bậc mươi năm qua. Nhà thơ Đặng Hiền đã còm với chẩn đoán đúng về
"bịnh táo bón" ở một bài phê bình.
*
Bây giờ là hồi đáp cho lời
phê/chê của nhà văn Vũ Thư Hiên:
Những nhận định về 3 nhà thơ kể
trên đại diện cho các nhà thơ gốc Việt ở Mỹ từng là một phần ở bài tiểu
luận "Văn học Việt ở ngoài
nước trong vài năm qua" [4] từ năm 2010 được đăng ở rất nhiều báo
chí in, trang mạng trong-ngoài nước.
Tại đó, kể cả khi dẫn danh sách
(mà danh sách ở một bài tổng quan thường tượng trưng, không chặt chẽ và nhất là
khó khách quan, toàn diện), tôi cũng không xướng tên hai cây đa cây đề Thanh
Tâm Tuyền (năm 2006 về hẳn với cõi Thơ) và Tô Thùy Yên (cũng mới đến chốn ấy
giữa năm ngoái 2019).
Thiển ý tôi, nhị vị nghiêng về
dòng văn học miền Nam trước và cả sau 1975, từ thành tựu tác phẩm; nội dung -
nghệ thuật sáng tác; và ảnh hưởng. Ngay khi tại thế ở ngoài hình chữ S, dáng
vóc của hai thi nhân vẫn lớn, tỏa bóng trên nền văn học Việt ngoài nước; và với
Tô quân còn vang danh giữa thi đàn quốc tế. Nhưng trên căn bản hương hoa
"quá khứ"; nhất là qua những sáng tác mới ở ngoài này, người ta khó
nhận ra cái gọi là bản sắc cộng đồng Việt hải ngoại để có thể nêu lên làm đại
diện. Khác với trường hợp Du Tử Lê.
Việc điều nghiên văn học theo 3
đối tượng có cơ sở văn hóa cùa nó.
Dân gian ta đã bảo rồi, "Vững như kiềng ba chân"; "Quá tam ba bận"; "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao.” Trung Quốc thì “Ba
chúng ta là một Gia Cát Lượng”.
Văn minh Đông phương coi số 3
biểu thị phong lưu, may mắn… Trong tiếng Trung Hoa, thấy bảo đọc nó giống như
các từ “ra đời”, “tiến triển”… Phong tục Tây phương: số 3 nói về sự sáng tạo và
sung sướng, hòa đồng và khách quan.
Ở văn xuôi, bộ ba tiểu thuyết
là đỉnh cuối cùng với các văn tài ôm mộng để đời. A, nhưng bên thơ hơi khác,
thử nêu ra cho các nhà thể loại học mệt đầu: Có lẽ thể thơ ngắn nhất của Trung
Hoa là tứ tuyệt 4 câu; với Việt Nam ta lục bát trần xì 2 câu; còn xứ Nhật lại
lừng danh nhân loại với Haiku 3 câu (đám trẻ trâu chọc là "3 que xỏ lá
thơ"... He he...)
Trong khoảng, ví dụ, 20-30 tác
giả vừa hợp gu cá nhân vừa trúng tiêu chí chung, thỉnh ra 3 tấm gương luôn là
bài toán không lời đáp "chuẩn không cần chỉnh". Phải lấy các tiêu
chuẩn theo kiểu Mặt trận Tổ quốc, nam phụ lão ấu; quân dân chính đảng; dân tộc
vùng miền; nhãn quan chính trị; rồi mới tới các yêu cầu văn học: thi pháp sáng
tạo, nội dung tư tưởng, nghệ thuật ngôn ngữ... Khó lắm! Khổ lắm!
Nâng lên đặt xuống, với nhánh
thơ người Việt ở Hoa Kỳ trong 15 năm qua: Bộ ba Du Tử Lê - Trần Mộng Tú - Lê An
Thế vẫn là một kịch bản khả ái và khả dĩ với tôi.
Có một "lăn tăn" ngay
từ hồi đó, nay vẫn "tăn lăn": 3 nhà bác trên đều thuộc dòng thế hệ di
dân thứ nhất, tuổi tác bác nào bác nấy rậm như rừng lại đều là dân gốc Bắc di
cư. Đã tính thỉnh Phan Nhiên Hạo - thế hệ thứ 2, xuất xứ viết lách, khuynh
hướng sáng tạo và hình thức di dân khác hẳn. Thế rồi tầm ảnh hưởng với cộng
đồng trong-ngoài văn học, độ liên tục sáng tác... lại đặt ra. Khổ cái thân tôi,
ham "phân" ham "loại" làm chi?
Đa tạ "cảnh giới Tô Thùy
Yên" đến từ Vũ Thư Hiên. [5]
----------
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
[1] Trước đó đã đăng tại
vanchuongviet.org "Ba nhà thơ Việt tiêu biểu ở Mỹ"":
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=25806
[2] - "Đến sự hiện đại hóa
thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt”":
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=22550
- "Trường ca Việt Nam: Tác giả và tác phẩm":
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/truong-ca-viet-nam-tc-gia-v-tc-pham-1/
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/truong-ca-viet-nam-3/
Bản năm 2011 đăng trong 1 lần:
[3] "Nhìn nhận
nhanh phê bình thơ Việt hậu Đổi mới":
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=22572
[4] "Văn học Việt ở ngoài nước trong vài năm qua":
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13199
[5] Bài được rút gọn, nhuận sắc từ FB Đỗ Quyên ngày 12/5/2020.
*.
Vancouver,
19/5/2020
ĐỖ QUYÊN
(tên thật: Đỗ Ngọc Thủy)
Địa chỉ: Melbourne, thành phố Vancouver,
tỉnh British
Columbia, Canada.
........................................................................................
- Cập nhật
từ email: tahongtruong@yahoo.com.vn ngày 29.10.2020.
- Bài viết
không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng
ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..
.
Đọc bài viết này chợt nhớ tới nhận xét của nhà văn Dương Thu Hương về các nhà phê bình văn học:
Trả lờiXóa"Tất cả bọn phê bình đều là dòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ là con chó ngao."
thấy thương các "nhà nhiều chữ" thích làm thầy thiên hạ quá.