TRUNG QUỐC KHAI TRƯƠNG NHÀ KỶ NIỆM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG - Tác giả: Nguyễn Công Khế (Quảng Nam)

Leave a Comment

TRUNG QUỐC KHAI TRƯƠNG NHÀ KỶ NIỆM

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

*

(Tin quan trọng từ trang của cựu thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Đình Bin - Tin từ Trung Quốc -21/7).

 

Ngày 20/7, Trung Quốc tổ chức Lễ khai trương Nhà kỷ niệm Chiến tranh biên giới Việt - Trung (hay còn gọi là Cuộc chiến phản kích tự vệ Trung - Việt) tại Công viên văn hóa du lịch Tái Thượng Quân, tỉnh Thiểm Tây.

Thượng tướng Tiền Thụ Căn, Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc; Trung tướng Trâu Canh Nhâm, Trung tướng Trương Kiến Thắng, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Lan Châu; Thiếu tướng Lưu Bồi Canh, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Thiểm Tây; Thiếu tướng Lan Hiểu Quân, Nguyên Phó Chính ủy Quân khu Cam Túc; Thiếu tướng Trần Đức Quang, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Thiểm Tây; Miêu Phong, Bí thư Khu ủy Khu Du Dương, thành phố Du Lâm… tham dự buổi Lễ.

Tại buổi lễ, Trâu Canh Nhâm, Trương Kiến Thắng, Lưu Bồi Canh, Lan Hiểu Quân, Trần Đức Quang tặng sách “Tổ quốc trong tim” cho Tăng Kính Tuyền, Mã Trung Tường, Triệu Tuấn Tân, Trần Uy Vũ, Trương Hồng Bân là đại diện cựu chiến binh tham gia cuộc chiến; Tiền Thụ Căn và Bí thư Khu ủy Khu Du Dương Miên Phong cùng khai trương “Nhà kỷ niệm Cuộc chiến phản kích tự vệ Trung - Việt”.

Nhà kỷ niệm về chủ đề chiến tranh Trung - Việt nằm trong Công viên văn hóa du lịch Tái Thượng Quân Thiểm Tây; địa chỉ tại Vịnh Bổ Long, thôn Kỷ Tiểu Than, thị trấn Kỳ Hà, Khu Du Dương, Thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, cách trung tâm thành phố 8km. Hiện đã xây dựng xong Nhà kỷ niệm tác chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, Nhà ký ức Nam Cương (biên giới phía Nam), Tháp kỷ niệm anh hùng cách mạng đỏ và các hạng mục trưng bày vũ khí mô phỏng, thể nghiệm huấn luyện quân sự, đi lại con đường trường chinh, xuyên rừng… Là khu công năng tổng hợp về giáo dục quốc phòng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục cán bộ đảng viên, giáo dục khoa học, đào tạo, hội nghị, nghiên cứu, tham quan, du lịch.

Tính đến nay, Công viên này đã tổ chức hơn 900 hoạt động đào tạo, giáo dục, huấn luyện quân sự cho học sinh trung tiểu học, cơ quan chính quyền, đơn vị sự nghiệp và cán bộ đảng viên, với hơn 110.000 người tham gia đào tạo. Các giới trong xã hội đến tham quan du lịch, thể nghiệm cuộc sống quân đội, tham gia giáo dục quốc phòng chủ nghĩa yêu nước lên tới hơn 1.2 triệu lượt người…

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Tiền Thụ Căn Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh, việc xây dựng Nhà kỷ niệm đã tạo ra một nơi quy tụ tình cảm cho rộng rãi cựu chiến binh tham gia chiến tranh, cung cấp cho xã hội một địa điểm tuyệt vời về giáo dục bồi dưỡng; trước chiến tranh, nó (nhà kỷ niệm) là người đi qua và người thu thập; trước tương lai, nó là người thừa kế và người lan tỏa. Với sự kết hợp giáo dục chủ nghĩa quốc phòng yêu nước khô khan với trải nghiệm huấn luyện quân sự, xuyên rừng, vui chơi… để những người đến tham gia nghiên cứu, học tập, du lịch có thể vừa giải trí vừa thể nghiệm cuộc sống quân đội, ôn lại lịch sử đỏ, kích thích nhiệt tình yêu nước.

Sau Lễ khai trương, các đại biểu đã tham quan Nhà kỷ niệm “Cuộc chiến phản kích tự vệ Trung - Việt”, Nhà ký ức biên giới phía Nam, cảm nhận về máu nhuộm đỏ lên cờ của nước cộng hòa. Nhà kỷ niệm “Cuộc chiến phản kích tự vệ Trung - Việt” và Nhà ký ức biên giới phía Nam được hoàn thành xây dựng vào tháng 05/2021. Với chủ đề về chiến tranh biên giới Trung - Việt, 02 công trình này đã thể hiện tinh thần Lão Sơn “không sợ khổ, không sợ chết, không sợ thiệt” và “chiến đấu gian khổ”, “cống hiến vô tư” của các anh hùng nhân dân, đã viết nên khúc hoan ca về bảo vệ nước nhà.

----------

Nguồn:https://www.facebook.com/khe.nguyencong.5/posts/970959446794036

. *

Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI

của Phạm Tuyên, do Tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiên:

*

NGUYỄN CÔNG KHẾ (giới thiệu)

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C3%B4ng_Kh%E1%BA%BF

 

 

 

 

 

 

- ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -

(Ảnh sử dụng minh họa trong bài được sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến)

.

0 comments:

Đăng nhận xét