VĂN
VIỆT TRAO GIẢI CHO THÁI HẠO:
"CÚ ĐẤM VÀO THƠ CÒN ĐAU MÃI"
*
Ng Lu:
Giải
Thơ Văn Việt lần thứ 7 đã trao cho Thái Hạo. Xin CHÚC MỪNG!
Thái
Hạo quê Thanh Hóa, tốt nghiệp sư phạm tại Đại học Sư phạm Huế, ngành ngữ văn.
Từng làm giáo viên và hiện đã nghỉ việc. Viết báo, phê bình văn học, làm thơ và
làm vườn.
TRƯỜNG
CA VỀ NHỮNG CON CHUỘT là một trong những bài thơ tiêu biểu của Thái Hạo.
Nguyễn Khôi:
VỚI NHÀ
THƠ THÁI HẠO
Cú
đấm vào Thơ còn đau mãi
Hoa đào lênh láng
máu Thi nhân
Mới biết Nghiệp Thơ
nguy hiểm thật
Tố Như từng hỏi “có ngu không”? (1)
—-
(1) Nhất sinh từ phú tri vô ích
Mãn giá cầm thư đổ tự ngu?
*
Hà
Nội 4/3/2022
NGUYỄN KHÔI
Paul Nguyễn Hoàng Đức:
VĂN THƠ CỦA MẤY ANH
BẢO VỆ CHUỒNG GÀ
GÁC CỔNG
(Nhân vụ nhà thơ Thái Hạo nhận giải thơ bị ăn đòn cơ bắp)
(Tác giả Nguyễn Hoàng Đức) |
Nhà
thơ Thái Hạo nhác nhìn cũng đã “mõm” già, vừa được giải thơ gì đấy, tôi thấy
nhà thơ Trần Mạnh Hảo có bài và giới thiệu. Tôi đã đọc kỹ bài thơ: thấy nó trăn
trở đau đáu hơn mức bình thường. Nhưng nhìn toàn cục: thì là thứ “khổ nhục kế”
khoe nghèo kể khổ. Đây cũng là cái mốt phổ biến của nhà thơ Việt Nam. Làm như
thể cứ kể khổ quê mẹ nghèo lắm là yêu quê mẹ tha thiết nhất, ngay cả nhà thơ
thần đồng Trần Đăng Khoa cũng mang cái mốt tương tự là “mẹ tôi là người đẹp nhất thế giới!” Nhưng có số đông các nhà thơ
khoe nghèo kiểu “quê tôi nghèo không có bát mà ăn” là để chìa tay xin ngân sách
của trung ương theo kiểu “Nghệ Tĩnh mình
ơi trung ương gọi lấy mì/ mẹ về quê mẹ tìm mấy con lươn…”
Thái
Hạo, nhận giải thơ gì tôi không nhớ rõ, nhưng nhìn thấy cái tên Hoàng Hưng chấm
giải/ một người mà tôi thấy cứ xoành xoạch lĩnh giải này lại phát giải kia. Làm
vậy nhưng tầm vóc đâu có ngóc lên được. Về già lại cố học đòi bắt chước cánh
mới lớn làm thơ tình dục để đổi niềm kiêu hãnh trên đầu xuống háng. Các cụ nói
rồi “khôn đâu đến trẻ khỏe đâu đến già”.
Người già sao không khoe sở trường của người già, lại đú theo bọn tuổi tin để
làm gì? Chẳng lẽ lại vô nghĩa và trống rỗng đến vậy?!
Việc
nhà thơ Thái Hạo bị ăn đòn, tôi nghĩ thế này (đây là phỏng đoán của tôi, nếu
sai tôi xin thứ lỗi. Nhưng phỏng đoán của tôi không vô trách nhiệm mà khả lý,
sẵn sàng đối thoại kể cả đối chứng), triết gia Aristote nói: “Bất công lớn nhất là về vinh quang”. Bất
công chia thóc ở sân kho hợp tác của mấy anh nhà nông chỉ là vài lạng, nhưng
bất công về vinh quang là xóa sổ “mua
danh ba vạn”.
Trình
độ nhà thơ Việt toàn ở mức bảo vệ chuồng gà gác cửa, cho ai vào thì được mà
toàn cho cánh hẩu của mình vào, như trao giải “chửi trộm gà” mới đây. Mới hơn là loại trừ nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng
Minh đã có quyết định là thành viên Hội Nhà văn, bị loại ra vì thơ tục cách đây
19 năm… thơ tục ư, ông chủ tịch làm cả chương thơ “ruồi ruồi ruồi ruồi ruồi… ruồi… ruồi (ruồi dài vài trang vô
tận)”, rồi “nhìn cô ấy tôi không
biết ngủ với cô như thế nào…” thì không tục và xú uế à?
Khi
đem cái trình độ bảo vệ làng nghĩa đen ra gác cửa thơ, có tạo ra bất công tuyệt
đối không? Thái Hạo được trao giải thơ sao lại phải ăn đòn cơ bắp nghĩa đen? Ở
đời không có lửa làm sao có khói?! Người Hoa có câu “giết vua, giết cha không phải việc xảy ra trong một ngày” mà nó
phải được ủ uất ức và âm mưu lâu rồi. Vậy thì liệu Thái Hạo bị ăn đòn chân tay
có hoàn toàn không dính mắc tới: các ông cậy quyền con dấu nghĩa đen để trao
giải cho nhau, đừng tưởng bọn tôi không làm được gì, các ông cậy quyền bất công
thì bọn tôi cậy sức để đáp trả?! Chúng ta hãy nhớ tất cả các cuộc thi của Hội
Nhà văn cuối cùng đều khép lại tranh luận, không cho bạn viết và bạn đọc tìm
kiếm sự xứng đáng của giải thưởng. Tại sao? Bởi vì các giải thưởng đó đi ngang
về tắt và không dám đối mặt trước sự chính đáng của mình?!
Tôi
xin có vài lời “thuốc đắng giã tật, sự
thật mất lòng” như vậy!
*
Hà
Nội. 11/3/2022
NGUYỄN
HOÀNG ĐỨC
Trần Mạnh Hảo:
THƠ
THÁI HẠO NHƯ KẺ MẤT TRÍ
NÓI TẦM PHÀO, TẦM BẬY
(Tác giả Trần Mạnh Hảo) |
Nguyên
Ngọc, Hoàng Hưng, Ý Nhi tiếp tục gây tội lỗi với Tiếng Việt: phá hủy thẩm mỹ
thi ca khi trao giải thơ Văn Việt 2022 cho một thứ ngôn từ lảm nhảm, điên
khùng, tào lao, bậy bạ, dễ dãi, ú ớ đến mất trí mạo nhận thơ có tên là
"thơ Thái Hạo". Toàn là những câu nói rất tầm thường năng xuống dòng,
không câu nào dính với câu nào, không có một câu thơ, dễ dãi, ấm ớ, vô nghĩa
như một kẻ mất lý trí nói tầm phào, tầm bậy.
Thơ Thái Hạo được
giải “Văn Việt” (Văn đoàn độc lập) nam 2022: (XEM XONG THƠ THÁI HẠO RỒI MỜI XEM
TIẾP BÀI NHÁI THƠ THÁI HẠO CỦA TRẦN MẠNH HẢO: “TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CÓC CHẾT”
ngay bên dưới bài được giải:
TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG
CON CHUỘT
I
Mẹ tôi sinh tôi một sớm mùa hè gió lào
cùng với bầu trời này
Và những củ khoai mọc mầm dưới gầm giường
Bố đi vào rừng thồ đá
Mẹ một mình cùng với những củ khoai
Và lũ chuột đào hang trong nhà
Tiếng khóc chào đời văng vào núi đá
Thanh Sơn
Núi xanh bạc phếch
Những cọng cỏ chân rết và cỏ lông lợn cũng đã hết
Người đi mót khoai dưới trăng lồng lộng
Và vục tay vào dấu chân trâu uống cạn đêm hè
Tôi lớn lên cùng những đám mây rách và cánh đồng lúa
lép
Cùng những con trâu gầy ăn vụng lúa ven bờ
Có những ông bảo vệ đồng rất dữ tợn
Ngày nào cũng say
Và bắt trâu về hợp tác
Chúng tôi đi theo khóc bầm cả chiều quê
Cùng những con quạ liệng trên đầu
Tôi lớn lên trên đồng gió thổi
Những cơn gió thổi than đỏ từ mặt trời
Cháy tan giấc ngủ dưới bụi cây
Cá chết trắng đồng
Cùng những người già
Được khiêng đi chôn bên sườn núi
Trâu bò giẫm nát
Mộ đất cát suốt mùa hè không xanh cỏ
Tôi lớn lên nghe ông tôi kể chuyện bác hồ
Làm tôi nhớ mãi những ông thánh ông tiên đầy phép lạ
Vừa yêu vừa sợ
Mơ hồ
Đồng chiều vàng vọt
Cùng những câu chuyện cổ tích của mẹ
Trên đồng mùa đông
Tím tái da thịt
Có những con quạ bay là là trên đầu
Tôi ước mình có 1 cái hang như những chuột kia
Để chui vào và ngủ hết mùa đông
Tôi thèm một cái ổ rơm
Và những củ khoai mọc mầm
Ngọt lịm
Tôi lớn lên
Da thịt chín dần
Mẹ bê thóc đi bán để mua sách cho tôi đi học
Tôi băng qua cánh đồng lúa lép
Băng qua triền núi lởm chởm những cái mả bị trâu dẫm
nát
Băng qua những cây dừa bị sét đánh cụt đầu
Băng qua những người đàn bà bị chồng say rượu đuổi
đánh khắp làng
Băng qua những căn nhà mái rạ mục đen
Băng qua những ngôi nhà xây bằng đá mười năm chưa
lợp ngói
Băng qua mặt trời lừ lừ đốt đỏ ban mai
Tôi về
Trăng trong vắt dưới đáy giếng
Nơi con cá rô tôi thả năm xưa
Gầy khô
Chỉ có chiếc đầu là to vĩ đại gắn trên cái thân bé tí
Những con quạ đã đi đâu mất từ lâu
Tôi lớn
Đi về thành phố xa
Bỗng gặp những con quạ thủa trước
Chúng về đây
Bay trên nóc phố
Bay trên sân trường đại học
Bay trên dãy nhà trọ tối đen
Tiếng kêu làm giật mình những trang sách gió lật đêm
mưa
Tiếng quạ trên cửa sổ
Kêu vào giấc ngủ
Kêu vào những năm không dám yêu em
Những con quạ đi lại trong thành phố
Với những đôi giày và những chiếc mỏ dài
Với bộ lông hạt cườm
Đứng ngắm hoàng hôn
II
Những con quạ buồn vui
Không biết
Xỏ tay túi quần nhìn nước Hương giang
Trôi
Không gợn sóng
Những ngày lũ về thành phố
Căn nhà trọ ngập đất đỏ từ đại ngàn đã chết
Đại ngàn không bóng cây
Những con chuột dưới cống leo lên
Đứng trong am cô hồn
Đứng trên bàn thờ
Ướt sũng
Run rẩy
Chắp tay bên bóng đèn quả nhót đỏ lòm
Những con chuột theo chân giường leo lên
Gậm nát đầu ngón chân cô bé sinh viên ở trọ
Những con chuột đêm đêm rình xem những sinh viên làm
tình
Trong nhà trọ tối tăm
Những con chuột đói lả trong những tháng mưa Huế
Không còn sợ người
Ngồi thu lu trên những bức tường
Nhai những đồng tiền âm phủ
Tôi đi
Dưới mặt trời vĩ đại
Những con quạ và những con chuột cũng đi theo
Tôi thành thủ lĩnh
Có những chiến binh rất ngầu
Oai vệ xuống phố
Gió thổi rung cầu Vỹ Dạ
Những con quạ dưới gầm cầu bay vút lên
Vũ điệu chào mừng thế kỷ 21
Rực rỡ trong chiều
Sông Như Ý đen kịt
Nứt ra giữa lòng thành phố
Xông lên mùi thời đại
Những con chuột gõ trống rền vang
Nhậm chức
Huy hoàng
Tôi cùng những con quạ và những con chuột
Tuyên thệ dưới mặt trời vĩ đại
Bên những lăng tẩm uy nghi
Sẽ xây dựng vương quốc vua chuột
Muôn năm
Đời đời sống mãi
Mộng lớn xây rồi
Tôi lại ra đi
Về miền đất đỏ hoang vu
Để đào những củ khoai mọc mầm
Ngọt lịm
Máu cao su trắng toát
Chảy đầm đìa trên mặt đất
Bên những cái lăng đá ong
Tiền sử
Những con chuột đã chiếm lấy những ngôi mộ
Làm nhà
Làm tình
Sinh con
Đào địa đạo không ngừng bên những bộ hài cốt
Và nhìn những người đàn ông đàn bà cạo mủ
Vụng trộm
Làm tình bên gốc cao su
Những người suốt đời sống dưới bóng râm của rừng cao
su cổ thụ
Không thấy mặt trời
Da xanh lẫn với màu lá
Đi lại quanh những cái lăng đá ong tiền sử
Có những con chuột chắp 2 tay đứng trên nóc lăng
Vái mặt trời
Chiều rụng
Không biết
Tôi ngồi làm thơ và suy tưởng triết học
Bên những con chuột ăn mủ cao su
Bên những người đàn ông và đàn bà vụng trộm
Bên những tòa nhà và bên những trường học không bao
giờ nghe thấy tiếng người
Chỉ rúc rích tiếng chuột kiếm ăn dưới cống
Tôi đốt một điếu thuốc trong chiều
Làm mây
Cho đỡ nhớ những ngọn núi
Cho muỗi đừng chích lên da
Những con chuột thèm nhai mặt trời
Đứng khấn trong bóng râm
III
Những con quạ đã bay về những bãi rác xung quanh thị
xã
Bỏ lại những con chuột
Với đôi tai dựng đứng
nghe mưa rừng về gào trong những tia chớp
Xé nát bầu trời phương nam
Những con chuột con và những con chuột già
Những con chuột từ thời tiền sử
Cùng tuổi thọ với những cái lăng đá ong sẫm màu
Rụng lông
Phơi bộ da màu bùn
nhăn nheo
Có những con dòi lúc nhúc trên lưng
Đi tìm mặt trời
Những người đàn ông và những người đàn bà vụng trộm
Đã bỏ đi biệt xứ
Những ngôi làng cũ bỏ hoang
Lau trắng và cỏ bạc đầu bay mù xứ sở
Những con chuột xưng vương
Bên những lăng tẩm đá ong
Mở hội
Cày nát vườn hoang tìm rễ cỏ tranh
Mặn
Để nuôi lại bộ lông dưới bóng râm xanh xao
Chuột mở hội bầu thiên tử
Để trị vì vương quốc
Thái bình
Muôn năm
Người về trên triền núi
Mặc khố vỏ cây
Hang đá làm nhà
Đào củ mài dưới trăng sao
Yêu nhau và đẻ trứng
Gọi nhau buốt vào vách đá
Tôi chở sách trên chiếc xe bò
Đi dưới mưa
Băng qua cánh đồng hoang
Băng qua những cái hang chuột khổng lồ
Băng qua thị xã không có ánh đèn
Chỉ thấy những quán massage đỏ lừ có những con chuột
lù lù đứng hai chân trên nắp cống
Ngắm trăng rằm
Lồng lồng đi qua bầu trời
Cơn mưa rừng không dứt
Xe bò sách của tôi nhão thành bùn
Sóng sánh
Đựng chi chít những vì sao rụng
Xe tôi đi qua những cồn cát
Ảo giác
Liêu xiêu mặt trời
Đi qua những dòng sông nằm chết thối
Trương sình
Đi qua vùng biển máu
Đỏ lừ hóa chất
Đi qua những người đàn ông có đôi dép nhựa sục bùn
ngồi nhai ổ bánh mì bên đường nhựa nóng
Hầm hập bụi cuốn
Đi qua những thiếu nữ tóc đỏ có bộ ngực phẳng lỳ
Những con chuột xỏ tay túi quần
Đứng canh gác xứ sở thiên đường
Tôi đi
Xe bò sách nhão bùn giấy
Chảy dài trên đường
Tan ra
hòa vào tiếng hú của những người đóng khố trên vách
núi
Tiền sử
Thiên đường.
*
Mùa Đông 2021
THÁI HẠO
TRẦN MẠNH HẢO nhái
thơ được giải thưởng VĂN VIỆT năm 2022 của ông Thái Hạo. NGUYÊN NGỌC, HOÀNG
HƯNG, Ý NHI là 3 kẻ phá thối thơ, phá thối văn học…chuyên dụ lớp trẻ ăn… bã mía
hậu hiện đại. Trần Mạnh Hảo chỉ nhái thơ Thái Hạo mấy đoạn thôi nha:
TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG
CON CÓC CHẾT
Một hôm mẹ tôi
Thương xót lòai cóc chết
Hu hu
Mưa nắng
Tôi mê man rau muống
Đứa nào giết các cậu con ông giời
Mẹ khóc thay mưa
Ối giời ơi
Xao nhãng sấm tháng ba gọi thơ hậu hiện đại
Những loài mọt cưa tham luận lửa
Rằng một hôm con vịt hóa con ngan
Nhân dân tự vệ
Cóc ơi cóc ơi cóc ơi
Chết thối lắm
Mẹ khóc mòn cả mũi
Kiếp nào kiếp nào có ai có ai
Mô phật
Mã pí lèng có nhái thi ca
Con ong vo ve trong vũng nước
Nhân sinh
Bế quan tỏa cảng tình tang tính
Ví dầu cóc chết có sao
Khóc lóc con cá lóc móc câu ơ ơ ơ
Nhất chi mai mít chín
Phét lác rồng tiên quốc ngữ mù
Chồm chồm chồm chồm
Nứng
Siêu vú siêu mông cóc
Ăn gì mà nhục dục cối xay
Tôi lội ra đồng lấm chân con muỗi
Ba nghìn thế giới xỉa tăm
Những quan niệm về mèo cứu thế giới
Voi huơ vòi meo meo
Chúng ta đi triết học chạy
Văn học vấp chân vào lịch sử
Ứa máu
Táng tàng tang
Con nhang thằng cuội khóc
Cóc cóc cóc
Chết rồi hả mẹ
Chúng ta thương loài gà
Te te nhân tính
Có đi không thì bảo
Hỡi nhân dân giun dế ri rỉ đêm
Mặt trăng
Con cù lèo khóc
Cóc ơi là cóc ơi
….
NGƯỜI NHÁI THƠ THÁI
HẠO MỆT RỒI, XIN CÁC BẠN NHÁI TIẾP.
*
Sài Gòn, 04/03/2022
TRẦN MẠNH HẢO
Tạ Duy Anh:
VĂN CHƯƠNG VIỆT
CÓ CÒN THỰC SỰ QUAN
TRỌNG?
(Nhân vụ Thái Hạo)
(Tác giả Tạ Duy Anh) |
Nếu
những gì kể lại của nhà thơ Thái Hạo là sự thật 100%, thì đất nước mình, vốn
rất ít đóng góp cho nhân loại những chuyện hay, nhưng lại kì tài trong việc tạo
ra những chuyện chả ra gì.
Còn nếu là do Thái
Hạo bịa ra, dù chỉ vài phần trăm, ông sẽ phải chịu sự phán xét nghiêm khắc về
mặt đạo đức.
Nhưng thông tin về
việc có những người lạ mặt, đóng vai côn đồ, luôn quấy rối các cuộc trao giải
của Văn Việt, thì tôi nghe đã nhiều?
Tôi phản đối mọi
hành vi khủng bố nhằm vào sáng tạo.
Nhưng có một câu
hỏi dành cho quý vị: Văn chương nước Việt liệu có còn quan trọng đến thế; khiến
phải tốn một nhân lực khổng lồ đến thế để giám sát nó mọi lúc mọi nơi?
Từ lâu, tôi không
còn quan tâm đến bất cứ nhóm, tổ chức văn chương nào, kể cả Hội nhà văn Việt
Nam, nơi về mặt lý thuyết, tôi vẫn là hội viên. Các giải thưởng lại càng tuyệt
đối không. Nhưng tôi luôn nghĩ, nếu có một trăm tổ chức, hoặc nhóm văn chương,
thậm chí nhiều hơn nữa, thì văn học nước nhà sẽ chỉ phong phú hơn, vui hơn, dân
chủ hơn, kích thích các nhà văn sáng tạo nhiều hơn, sự tử tế may ra cũng tăng
lên. Và vì thế, với mỗi nhóm, tổ chức ra đời, nên nhận được một bó hoa, ít nhất
cũng là thiệp chúc mừng, thay vì những cái dùi cui.
Một nền văn học
phải có rất nhiều người thành tựu, mới mong tôn cái nền chung cao hơn một chút.
Từ cái nền ấy, biết đâu sau đây dăm bảy chục năm, có ai đó nhô hẳn lên, giật
cái giải Nobel để không phụ lòng mong mỏi thiết tha của ngài Chủ tịch nước. Chứ
cứ cái kiểu hễ ai khác một chút, là chặn họng, thậm chí chặn đường đánh đấm cho
sưng mặt, hoặc tìm cách loại bỏ khỏi hệ thống truyền thông, thì chỉ nên mong
mỗi năm có một cái giải văn học Asean thôi, là vừa tầm!
Tiện đây tôi nói
thật: Vô phúc cho vị nào được Hội nhà văn đề cử tranh giải Nobel sắp tới. Bởi
nó sẽ là khởi đầu vĩnh viễn cho những cuộc đàm tiếu, nhạo báng có thể gây ê chề
vài thế hệ con cháu. Đã có “tấm gương” nhãn tiền rồi. Giờ đây, kể cả ngài ứng
viên kia có đào hang chui xuống đất cũng không thoát bị lôi lên cạo lông làm
“món nhắm” mỗi ngày!
Đã đến lúc phải trả
lại cho văn chương quyền sáng tạo như một thứ quyền riêng tư tuyệt đối. Vả lại
quyền thành lập các hội đoàn cũng đã là quyền Hiến định. Nhóm “Tự lực văn đoàn”
là một ví dụ mà chúng ta có thể nhắc mãi, về khả năng cống hiến cho văn hóa đất
nước những thành tựu khổng lồ như thế nào, một khi có tự do sáng tạo và tự do
ngôn luận.
Lịch sử rồi đây có
thể không biết, không nhắc đến Hội nhà văn Việt Nam, nhưng “Tự lực văn đoàn”
với chỉ 7 thành viên, tồn tại chưa đầy 10 năm, thì vĩnh cửu sống trong kí ức
dân tộc với niềm biết ơn ngày càng lớn.
Nói dại hồi đó, khi
Xuân Diệu đi nhận giải Tự lực văn đoàn mà cũng bị côn đồ đấm cho tím mặt, thì
chả biết chuyện bi hài gì sẽ đi vào lịch sử, gắn với tên ông? Chắc chắn là một
vết nhơ mà văn hóa Việt khó rũ sạch.
Các vị lo lắng làm
gì, bởi Văn chương nước Việt đang vô dụng hết cỡ. Hiện thực cuộc sống hấp dẫn
gấp bội, đau thương gấp bội, triết lý gấp bội, có tác dụng cảnh báo gấp bội,
thậm chí ấn tượng gấp bội về mặt tác động đến mỗi người, so với văn học cứ mỗi
ngày càng giống cốc nước đường pha loãng. Trong khi nhà văn thì cứ hèn dần đều
mỗi ngày. Sự thực là thế, có muốn nói khác cũng khó. Vì thế, càng nghiêm trang
với đủ loại hội nghị lớn nhỏ, càng ra vẻ thấy nó quan trọng, càng gán cho nó
các loại sứ mệnh, càng chỉ nực cười. Nó giống như ngồi bàn xem làm mõ hay làm
hề thì đằng nào danh giá hơn?
Thôi thì sẵn tiền,
sẵn quyền, cứ ban phát, bố thí thoải mái. Nhưng ngay cả mỗi năm ném ra cả chục
ngàn cái giải, thì cũng không khiến đống rác, ngày một cao, có thân phận khác.
Chia buồn với tai
nạn của Thái Hạo và mong ông không vì thế mà thù hận.
*
Hà Nội, 11/03/2022
TẠ DUY ANH
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Khôi0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Mạnh Hảo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0
- Các bài viết của
(về) tác giả Tạ Duy Anh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
Mời nghe đọc truyện ngắn CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ
của Đặng Xuân Xuyến, do Khề Khà Truyện diễn đọc:
- Nhà thơ NGUYỄN KHÔI tổng hợp và giới
thiệu -
(Ảnh sử dụng minh họa trong bài được sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến)
Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh cùng đồng bọn Giáng Vân, Mai Văn Phấn, Đỗ Doãn Phương, Phan Hoàng... là những kẻ phá thơ, giết chết thơ
Trả lờiXóaThơ của Thái Hạo như đầu b...
Trả lờiXóa