BẠCH DIỆP - VỢ XUÂN DIỆU - Tác giả: Nguyễn Bảo Sinh (Hà Nội)

Leave a Comment

 

BẠCH DIỆP -

VỢ XUÂN DIỆU

*

(Xuân Diệu- Ông hoàng thơ tình thất tình)

 

(Tác giả Nguyễn Bảo Sinh)

Bạch Diệp - đạo diễn phim “Ngày lễ thánh” đã được huy chương vàng toàn quốc và nhiều giải thưởng trên thế giới.

Bạch Diệp tài sắc song toàn, tâm hồn nhân hậu, được Hoàng Tùng làm mối cho thi hào Xuân Diệu - ông hoàng thơ tình.

Một vị bác sĩ khuyên Hoàng Tùng không nên thủ ác, Hoàng Tùng lờ đi.

Đêm tân hôn, vợ nằm trong màn hồi hộp chờ phút động phòng. Chờ mãi, chờ mãi, tiếng chuông đồng hồ cứ tích tắc, tích tắc… Xuân Diệu vẫn say đắm hí hoáy làm thơ. Bạch Diệp thông cảm với nhà thơ vĩ đại nên đành ôm gối nằm không.

“Khi mơ những tiếc khi tàn

Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không”

Tình trạng này vẫn cứ tiếp tục kéo dài hàng tháng. Bạch Diệp không chịu nổi đã hỏi thẳng Xuân Diệu. Diệu đành thú thật mình là ông hoàng thơ tình bị liệt dương, vì liệt dương nên khao khát tình yêu thành ông hoàng. Vợ bảo, sao anh không nói thẳng với em ngay từ đầu để bây giờ nát một đời hoa. Diệu bảo, anh đã nói với em và tất cả mọi người bằng bài thơ:

“Em hãy là nơi mấy khóm dừa

Dầm chân trong nước đứng say sưa

Để tôi là kẻ qua sa mạc

Tạm lánh hè gay thế cũng vừa

Rồi một ngày mai tôi sẽ đi

Vì sao ai nỡ hỏi làm chi

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá

Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì”

Anh là ông hoàng thơ vì liệt dương, em thông cảm cho anh. Anh tưởng nhan sắc diễm lệ, tâm hồn nhân hậu của em sẽ là thuốc chữa bệnh cho anh.

Bạch Diệp bảo, em không chấp nhân được sự nguỵ biện của anh, dùng đời em như thang thuốc. Em hận. Diệu vuốt tóc vợ hối hận nói, thật ra anh cũng có tội với em, nhưng anh không có cách gì khác vì nếu anh Hoàng Tùng giới thiệu mà anh không chấp hành kỉ luật của Hoàng Tùng nghĩa là chống Đảng. Thời ấy, Hoàng Tùng là vua của văn nghệ và báo chí, cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết.

Đến tuổi 80, Bạch Diệp sống cô đơn trong một căn phòng tối, không chồng, không con, lại bệnh nặng. Chống lại cô đơn, Bạch Diệp tụ tập, đi chơi cùng bạn bè, lấy cái náo nhiệt bên ngoài để lấp chỗ trống trong lòng. Nhưng cũng như Lý Bạch:

“Uống rượu tiêu sầu lòng thêm sầu

Rút gươm chém nước, nước chảy mạnh thêm”

Sau cuộc vui gượng cùng bạn bè, về nhà Bạch Diệp lại thấy cô đơn hơn: “cuộc thành bại cười già ra khóc”.

Tôi cùng Bạch Diệp, Lê Nguyên, Mã Thiện Đồng và bạn bè lên Sơn La chơi. Lê Nguyên và Bạch Diệp bồi hồi xúc động khi đi qua con đường Tây Tiến lên Tây Bắc, lòng mọi người âm vang khúc quân hành của Quang Dũng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùng

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Trong phòng khách sạn Sơn La đêm đó, mọi người ca hát thâu đêm suốt sáng. Thật ra, lúc này Bạch Diệp cố gượng vui vì tình bạn đã làm nguôi ngoai nỗi đau tinh thần và thể chất. Bạch Diệp đau chân đến tê dại, mỗi khi bước xuống thang khổ gấp trăm lần khi tuổi trẻ trèo qua dốc Cun đi kháng chiến.

Rồi Bạch Diệp cũng không thể dùng tinh thần vượt được bệnh tật. Bạch Diệp nằm bất động, chân sưng phù, hết đi chơi cùng bạn bè là hết niềm vui cuối cùng. Bạch Diệp nằm liệt giường, cô đơn không chồng không con, bạn bè đôi lúc mới có người đến thăm. Bát Phố nhớ như in hình ảnh Bạch Diệp ôm đôi mèo đến nhà mình. Bạch Diệp mắt đẫm lệ, nhờ Bát Phố chăm giúp đôi mèo mà Bạch Dịệp quý như con. Bạch Diệp bảo:

- “Tôi sắp về Tây Trúc rồi, chỉ thương hai cháu mèo mồ côi không nơi nương tựa, nhờ Bát Phố nuôi hộ đôi mèo là tôi mỉm cười nơi chín suối. Suốt đời tôi không quên ơn này.”

HỒNG NHAN BẠC MỆNH ĐA TRUÂN

SAO AI CŨNG MUỐN MĨ NHÂN LÀ MÌNH

------------

(Trích từ: BÁT PHỐ)

 

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ

GÁ TÌNH, thơ của Đặng Xuân Xuyến:


*.

NGUYỄN BẢO SINH

Địa chỉ: Nhà số 30, ngõ 167, Trương Định

Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

..........................................................................................................

- Cập nhật từ messenger facebook Vũ Thị Hương Mai ngày 11.05.2022.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét