BONG BÓNG
*
Cái
xe bán tải
màu đỏ
nổ
máy, từ
ngõ ông Kênh vụt
ra đường
lớn,
để
lại
một
đám
bụi
cuộn
lên theo gió. Bụi
bám bạc
cả
mặt
lá của
mấy
hàng chè hai bên ngõ. Từ ngày con
đường
lớn
được
mở,
ông Kênh trổ
ngõ mới,
xuyên qua nương
chè. Hơi
trái hướng
nhà một
chút nhưng
được
cái tiện
đường,
dễ
đi.
Ông tính khi nào làm nhà mới, xoay mặt ra đường
thì sẽ
đổ
bê tông cả
con ngõ cho sạch
sẽ.
Nhưng
bảy
năm
qua, hơn
chín chục
triệu
tiền
đền
bù đã
tiêu hết
mà ông vẫn
chưa
làm nổi
cái móng. Thành thử,
mỗi
lần
cắt
chè xanh dọc
ngõ, ông phải
ngâm nước,
rửa
đi
rửa
lại
nhiều
lần
mới
sạch.
Khép
vội
hai cánh cửa
gỗ,
ông bước
đến
bên cái bàn ngay giữa
gian khách. Cạnh
ấm
chè xanh, cái túi nilon màu đỏ vẫn còn đó. Tay
run run, ông lấy
ra một
thếp
tiền
500 nghìn đồng
còn nguyên giấy
niêm phong của
ngân hàng, lẩm
nhẩm
đếm
lại
một
lần
nữa.
100 tờ.
Tròn 50 triệu!
Đó là phần tiền người ta đặt cọc trước để mang sổ đỏ đi làm hồ sơ. Phần còn lại họ hẹn sẽ trả đủ cho ông
khi xong giấy
tờ.
Một tỉ sáu trăm bảy mươi lăm triệu!
Có
nằm
mơ
ông Kênh cùng không bao giờ nghĩ đến số tiền ấy. Từ ngày con
đường
lớn
nối
thị
xã Thanh Mai và Quý Hòa được
mở,
chạy
ngang thửa
đất
nhà ông, mảnh
vườn
chênh vênh bên ngọn
đồi
của
ông tự
nhiên có giá. Ai đi
qua cũng
xuýt xoa miếng
đất
đẹp
quá. Cả
trăm
mét bám mặt
đường,
đất
nở
hậu,
có chiều
sâu, đặc
biệt
là thế
đất
vững
chãi, lưng
dựa
vào núi, mặt
hướng
ra sông, chuẩn
thế
“tựa
sơn
hướng
thủy”,
thịnh
vượng,
phát lộc
phát tài theo phong thủy của người xưa.
Chợt có tiếng người nói
oang oang:
-
Chốt
chưa
chú? Mấy
tiền
một
mét? Cọc
mấy
rồi?
Lại là ông
Thế.
Cả
tháng nay, từ
khi biết
ông Kênh có ý định
bán đất,
gần
như
ngày nào ông Thế
cũng
sang, khách vừa
ra đến
đường
quan đã
thấy
ông thập
thò ngoài cổng.
Nghe cái giọng
khê khê quen thuộc
của
ông hàng xóm, bất
giác ông Kênh thấy
khó chịu.
Ông bán đất
của
mình mà cứ
có cảm
giác áy náy như
làm một
việc
vụng
trộm,
không chính đáng.
Nhét
túi tiền
vào trong hộc
tủ,
ông Kênh bước
ra:
-
Mời
bác vào nhà uống
nước!
Với tay lấy cái cốc đáy xỉn vàng vì
nước
chè đóng
cớm
lâu ngày, rót đầy
rồi
đẩy
nhẹ
về
phía bàn bên kia, ông nói như thanh
minh:
-
Đàn
bà đi
vắng,
nhà cửa
bừa
bộn
quá! Bác uống
tạm
cốc
nước
chè dạo
vậy.
Bữa
nay tôi om cả
ấm
tướng
rồi
mà vẫn
không đủ.
Khách khứa
ra vào suốt.
Chưa kịp nhấp một ngụm nước, ông Thế đã sốt sắng:
-
Ông biết
tin gì chưa?
Nghe bảo
đất
nhà ông Tâm bán xong xuôi cả rồi. Bốn sào hai
tỉ
sáu. Bớt
có vài triệu
tiền
lộc
lá. Khiếp
thật!
Rồi ông chép
miệng:
-
Chuyến
này mẹ
con bà Cảnh
có mà đứt
ruột!
Gần
cả
héc đất
mà có tỉ
chín bạc.
Vị
chi có mấy
tháng mà mất
hơn
ba tỉ!...
Chậc!...
Hồi đầu năm, chuyện bà Cảnh bán nửa mảnh vườn hơn tám sào
được
một
tỉ
chín trăm
triệu
khiến
cả
xã choáng váng. Ai mà tưởng tượng nổi một vạt đất trên đồi, xa
trung tâm, đường
đi
mùa nắng
thì bụi
cuốn
theo bánh xe, mùa mưa
trơn
trượt,
đất
toàn đá
ong, trồng
sắn
thì cây nhẳng
đuột, củ vừa nhỏ vừa xơ, trồng dứa thì lá đỏ ngoẻn, quả đến kì thu
hoạch
rồi
mà mắt
còn nhọn
tít lại
bán được
giá như
thế!
Con số
một-
tỉ-
chín được
nhắc
đi
nhắc
lại
suốt
mấy
tháng trong câu chuyện
của
người
làng: “Rõ là cái bọn
thừa
tiền,
bỏ
ra gần
hai tỉ
bạc
mua miếng
đất
cằn
đui
cằn
điếc, có trồng cây
thuốc
phiện
cũng
không gỡ
được
vốn”.
Người
thắc
mắc:
“Có tiền
tỉ
sao không mua đất
thành phố,
thị
xã, về
cái chốn
khỉ
ho cò gáy này mà làm gì?”. Người lại nghi hoặc: “Khi
nào làm xong giấy
tờ,
nhận
đủ
tiền
thì mới
chắc
chắn
được”,
người
nói như
đinh
đóng
cột:
“Bà Cảnh
chuyến
này có đi
sang Mỹ
ăn
chơi
cả
năm
cũng
không hết
tiền!”.
Cũng
có người
thở
dài: “Mấy
nhà nhận
được
cả
bì tiền
đền
bù đợt
mở
đường
lớn,
tưởng
đâu
ngồi
mát ăn
bát vàng cả
đời,
ai dè quên quên có vài ba năm, giờ mèo lại hoàn mèo
đấy”…
Người ta lại kháo
nhau hình như
có dự
án khu đô
thị
sắp
được
triển
khai, xóm Bắc
sẽ
là trung tâm nên đất
đai
vùng này đang
sốt.
Thửa
đất
của
bà Cảnh
mà phân lô, rao bán tầm
vai ba trăm
triệu
một
nền
thì quá rẻ,
mở
bán phát một
là hết.
Cả
làng cả
xã chả
ai biết
mặt
mũi
cái dự
án thế
nào, chỉ
thấy
giới
cò đất
lượn
khắp
làng trên xóm dưới.
Đi
đường,
thỉnh
thoảng
lại
gặp
dòng chữ
“bán đất”
kèm số
điện thoại được
ghi nguệch
ngoạc
bằng
sơn,
bằng
than, bằng
phấn
lên bờ
bao, tường
nhà, thậm
chí trên một
miếng
bìa cắt
ra từ
thùng mì tôm treo lủng
lẳng
trên cột
điện hay cây
cọc
cắm
tạm
bên đường.
Một
không khí phấn
chấn,
hồi
hộp,
căng
thẳng
len lỏi
vào từng
bữa
cơm
gia đình,
từng
cuộc
chuyện
trò, phường
hội.
Đất
đai
cũng
là chủ
đề
được
nhắc
đến
nhiều
nhất
trong các đám
ma, đám
cưới,
giỗ
chạp,…
Người
người
môi giới
đất
đai,
nhà nhà rao bán bất
động
sản
trên Facebook. Đến
cả
thằng
Lý nhà ông, trước
giờ
chỉ
biết
trồng
dứa,
chăn
bò, thỉnh
thoảng
dắt
buôn vài con trâu từ
xóm này sang xóm khác nay cũng tập tọe đi buôn đất. Nghe bảo nó đã đầu quân vào
công ty Đại
Phát, ngày nào cũng
dẫn
khách xem chỗ
nọ
chỗ
kia, hễ
mở
miệng
ra là miếng
này đẹp,
lô kia đầy
tiềm
năng,
giá ấy
quá hời,…
Chưa
bao giờ
người
ta nhắc
đến
tiền
tỉ
nhiều
như
thế!
Với
một
tỉ
chín cho hơn
tám sào đất,
bà Cảnh
đã
nổ
phát súng mở
đầu
cho phong trào bán đất
trong xã. Thế
mà sau chưa
đầy
nửa
năm,
mức
giá ấy
trở
nên quá bèo bọt.
Ông
Kênh gượng
cười:
- Đất
quê mình giờ
sốt
quá!
Ông
Thế
hạ
giọng:
-
Đau
nhất
là từ
hôm bán được
đất
đến
giờ,
chẳng
đêm
nào bà ấy
ngủ
yên được.
Chia kiểu
gì cũng
không vừa
ý mấy
đứa
con. Hết
đứa
này sang khóc đến
đứa
kia gọi
điện trách.
Có nhiều
tiền
cũng
khổ!
Ông
Kênh chợt
nhớ
hôm kia đi
chợ,
thoáng gặp
bà Cảnh
chỗ
hàng cá biển.
Khẩu
trang che nửa
mặt
rồi
mà vẫn
thấy
nước
da mai mái như
người
mới
qua một
trận
sốt
rét rừng,
đôi
mắt
cứ
buồn
rười
rượi!
Vợ chồng ông Cảnh ở cuối xóm siêng
năng
chăm
chỉ
nổi
tiếng
cả
nông trường
Thanh Xuân ngày ấy.
Oằn
lưng
trồng
dứa
bốn
chục
năm
trời,
gây dựng
cửa
nhà riêng cho mấy
đứa
con xong thì ông ngã bệnh rồi mất. May là
con cái đều
đã
trưởng
thành, tháo vát làm ăn,
nhà cửa
đàng
hoàng, có của
ăn
của
để.
Thằng
Thắng
làm cán bộ
xã, lấy
vợ
là giáo viên tiểu
học,
ông bà cho xây nhà ngay trong vườn. Thằng Lợi vào miền Nam làm
ăn
cũng
gom góp được
tiền
mua đất
cất
nhà trong ấy.
Con Chung là út, lấy
chồng
về
bên kia sông, chồng
đi
xây, vợ
bán hàng trên mạng,
nhà cũng
chẳng
thiếu
thốn
gì. Còn lại
một
mình trong căn
nhà cũ,
vườn
rộng,
chân yếu,
bà quyết
định
bán bớt
đất
lấy
tiền
sửa
lại
cái nhà và để
dành khi trở
trời
trái gió…
Ông
Thế
kéo ghế
lại
gần
hơn,
nói thầm:
- Cái thằng
Thắng
ngoài mặt
cứ
tỏ
ra đàng
hoàng, thế
mà tham thật
ông ạ.
Ai đời
đứng
ra bán đất
cho mẹ
mà còn chơi
bài lá mặt
lá trái. Có người
trả
tỉ
chín, bên mua tự
lo giấy
tờ,
nó nhận
cọc
rồi,
nhưng
gặp
người
trả
hai tỉ
ba, thế
là nó nhổ
cọc,
bí mật
bán cho người
thứ
hai. Bà Cảnh
với
mấy
đứa
em còn khoe nó có duyên bán đất, những tỉ chín bạc. Nó ăn tươi mấy trăm triệu của mẹ! Giờ lộ ra, mấy đứa em không
chịu,
đòi
chia lại.
Khổ
thân bà Cảnh,
nhà sửa
còn chưa
xong!
Rồi như chợt nhớ ra, ông
Thế
lại
hỏi:
-
Đất
nhà ta chốt
chưa?
Mấy
tiền
một
mét?
-
Chẳng
giấu
gì bác, tôi quyết
định
bán mười
mét, trăm
sáu một
mét. Họ
làm bìa.
-
Thế
cắt
vào sâu không?
-
Họ
đòi
cắt
vào 50 mét nhưng
tôi không chịu.
Dọc
đường
này người
ta chỉ
bán sâu đến
30 mét thôi. Nếu
muốn
cắt
50 mét thì phải
thêm 75 triệu
nữa.
-
Vị
chi là 1 tỉ
sáu trăm
bảy
lăm
triệu
cho 500 mét vuông đất.
Cả
tuyến
đường
này chưa
có ai bán được
giá ấy
đâu.
Ông
Kênh nén một
tiếng
thở
dài:
-
Nếu
không vì đợt
này kẹt
tiền
quá thì không đời
nào tôi chịu
bán đất.
Đất
ông bà để
lại,
mình phải
cố
gắng
mà giữ
cho con cho cháu chớ!
Già rồi,
ôm tiền
cho lắm
cũng
chẳng
để
làm gì, con cái nó sinh sự thì càng
mất
tình cảm.
Ông
lại
nghĩ
đến
thằng
Lý. Nó là con trưởng,
dáng người
với
khuôn mặt
giống
ông như
tạc
mà tính khí thì khắc
với
ông như
mặt
trăng
với
mặt
trời.
Khi biết
ông có ý định
bán bớt
đất,
nó kịch
liệt
phản
đối.
Bố
chỉ
loanh quanh bên ấm
chè xanh thì sao biết
được
tình hình thị
trường
bất
động
sản
biến
động
thế
nào. Dòng vốn
đang
ầm
ầm
đổ
vào đất
đai
ở
nông thôn. Nó làm trong công ty nên nó biết rõ lắm. Bọn nhà giàu
không ngu đâu,
cầm
tiền
trong tay, họ
biết
cách để
cho tiền
sinh năm
đẻ
bảy
ra ấy
chứ.
Ba cái lúc dịch
giã thế
này, sản
xuất
kinh doanh khó khăn,
bể
nợ
như
chơi!
Găm
tiền
vào đất
là chắc
ăn
nhất.
Ti vi báo đài
cứ
suốt
ngày ra rả
về
nguy cơ
vỡ
bóng bóng bất
động
sản.
Vỡ
thế
quái nào mà vỡ!
Xã mình trong vùng quy hoạch, đất đai sốt xình xịch, người ta đang khát
mua. Theo cơ
chế
thị
trường
mà nói là cung đang
lớn
hơn
cầu,
mình không có tiền
tỉ
trong tay thì mình giữ
đất!
Nó cười
khinh bỉ
mấy
ông tính chuyện
bán đất
lấy
tiền
gửi
ngân hàng để
ăn
già. Tháng được
vài đồng
lãi còm không đủ
đi
chợ
ăn
cá trích chứ
bở
gì, rõ là nông dân mắt
toét, tầm
nhìn không quá lũy
tre làng. Bán rồi
nghe giá đất
lên lại
chả
tiếc
hộc
máu mũi
ra đấy!
Nghe con nói, ông Kênh cũng băn khoăn, muốn đợi ít tháng
nữa.
Nhưng
Luận-
thằng
út thì cứ
giục
bố
bán đất
để
mua cho nó cái xe, trước
là phục
vụ
gia đình,
sau là chạy
dịch
vụ.
Ngày vài cuốc
tắc
xi, kiếm
dăm
bảy
trăm
bạc
vừa
nhàn thân lại
vừa
được
đi
đây
đi
đó,
gặp
gỡ
người
này người
kia, mở
mang tầm
mắt.
Bằng
lái thì đang
để
mốc
từ
năm
ngoái trong tủ
kia kìa. Học
hết
lớp
12, nó theo người
làng ra Hà Nội
kiếm
việc,
vừa
đổi
vài cái điện thoại, sắm được
cái xe máy thì gặp
dịch
bệnh,
công việc
không đều
nên bỏ
về.
Cả
mấy
tháng nay, suốt
ngày nó nằm
trên giường
ôm điện thoại, sểnh ra lại tụ tập cà phê
chém gió với
mấy
thằng
lêu lổng.
Ông sốt
ruột,
bảo
nó ra lô làm dứa
với
bố,
nó ngoay ngoảy
giờ
con không quen chang nắng, làm dứa vất vả mà lâu ăn, được
mùa mất
giá, được
giá lại
mất
mùa. Cứ
còng lưng
trồng
dứa
thì bao giờ
mới
phất
lên được?
Cũng
chẳng
thấy
người
làng đồn
nó tán tỉnh
yêu đương
gì cô nào. Có lần
ông nghe nó than thở:
“thời
buổi
này tay không cầm
cái chìa khóa ô tô, có nhắn tin thì
gái nó cũng
không thèm rép! Phải
có con xe bốn
bánh thì mới
tự
tin làm ăn,
kiếm
tiền,
kiếm
vợ”.
Giục
bố
bán đất
vài lần
mà không thấy
động
tĩnh
gì, cái mặt
nó cứ
lầm
lầm
lì lì, đến
bữa
bưng
bát cúi mặt
ăn,
chẳng
thèm nói lấy
một
tiếng.
Căng
nhất
là bệnh
tình của
bà, huyết
áp cao, thoái hóa cột
sống
nặng,
phải
lo sẵn
đó
vài ba trăm.
Thế
là cả
tháng nay, vì chuyện
đất
đai
mà bố
con, anh em khúc mắc
với
nhau.
Làm
ra vẻ
quan tâm, ông Thế
hỏi:
-
Thế
tình hình bà nhà ta sao rồi? Đỡ hơn chưa?
-
Vẫn
thế
bác ạ.
Nằm
châm cứu
với
điều trị Đông y cả tháng này
mà không ăn
thua. Ra Tết
gom đủ
tiền
có lẽ
tôi đưa
bà ấy
ra Hà Nội
một
chuyến.
Phải
mổ
thì may ra mới
đỡ.
Nhưng
bệnh
ấy
mổ
cũng
xanh chín lắm
ông ạ!
Bác sĩ
bảo
tỉ
lệ
thành công chỉ
60: 40 thôi, còn tùy cơ địa của từng người. Thôi
thì còn cơ
hội
cũng
phải
thử
một
lần
xem sao.
Uống một ngụm nước, ông Thế nhắc:
-
Thế
việc
hôm trước
tôi bàn với
chú, ý chú sao?
Cảm giác ngột ngạt lại ập tới. Cả tháng
nay, trong những
đêm
trằn
trọc,
ngoài nỗi
lo lắng
về
bệnh
tình của
vợ,
việc
làm ăn
của
vợ
chồng
thằng
Lý và tính khí ngày càng khó bảo của thằng Luận, ông còn
phải
nghĩ
về
lời
đề
nghị
của
ông hàng xóm. Con đường
mới
cắt
qua một
góc vườn
nhà ông Thế
rồi
san phẳng
nửa
vườn
chè của
ông Kênh. Thế
là, đất
nhà ông Thế
chỉ
bám đường
vài chục
mét trong khi ông Kênh có cả trăm mét, chưa kể một thẻo đất hẹp chạy dọc theo đường
lớn
dài hơn
mươi
mét, chỗ
mấy
cây đào
già, tiếp
giáp với
vườn
nhà ông Thế.
Đã
mấy
lần
ông hàng xóm đề
nghị
đổi
mấy
sào đất
đồi
trồng
dứa
lấy
dọc
đất
ấy
để
nắn
lại
mảnh
vườn
cho vuông vắn
hơn.
Hoặc
nếu
bán luôn thì giá nào ông ấy cũng mua. Ông
cũng
thấy
nếu
cắt
phần
ấy
sang cho hàng xóm thì đẹp cho cả hai mảnh đất. Ông đem chuyện này bàn
với
thằng
Lý. Nó cười.
Khôn thế
ai chơi!
Thế
giờ
bố
bảo
bố
muốn
mua thêm vài ba chục
mét bề
sâu trong vườn
của
ông Thế
để
dọc
đất
ấy
của
nhà mình đẹp
hơn
xem ông ấy
trả
lời
sao. Dăm
sào đất
đồi
hay trăm
mét vuông đất
vườn
thì không đáng
mấy
đồng,
còn chục
mét mặt
đường
đáng
giá cả
tỉ
bạc
của
người
ta. Giá đất
thì lên hàng ngày. Bố
cứ
để
đó
đã,
không phải
vội!
Ông
biết
nếu
bán theo giá thị
trường
thì cũng
khó, vì miếng
đất
ấy
không có chiều
sâu, trừ
cả
phần
lưu
không đường
bộ
nữa
thì chẳng
còn được
mấy.
Nếu
tính theo diện
tích mà bán thì lại
không được
mấy
đồng.
Khó nghĩ
quá! Đất
đai
thì quý thật,
nhưng
hai nhà lại
là chỗ
hàng xóm láng giềng.
Từ đời ông Nghĩa, bố ông Kênh,
di dân từ
dưới
xuôi lên đây
lập
nghiệp,
hai nhà đã
là hàng xóm thân thiết.
Vùng này dân ở
còn thưa
thớt,
anh em họ
hàng thì xa, thành thử
hai nhà gần
gũi
nhau hơn
cả
ruột
thịt.
Có việc
lớn
nhỏ
gì cũng
gọi
nhau. Bên này giết
con gà cũng
phải
múc sang bên kia một
bát. Trên lối
mòn ngang vườn
chè, tới
chỗ
gốc
xoài cát, xuyên qua hàng rào, đã bao lần cậu bé Kênh
chạy
sang nhà bên kia, lúc thì mời bác ông
sang uống
nước
chè, gọi
mấy
anh chị
em sang ăn
ốc,
lúc thì bưng
sang nửa
quả
mít hoặc
nhờ
người
lớn
sang khiêng hộ
con lợn...
Mỗi
lần
theo bố
về
quê nội
dưới
biển,
Kênh đều
thấy
bố
chọn
mua một
chai ruốc
loại
ngon đặc
biệt
để
biếu
bác hàng xóm. Nhà bác Thái đông con,
Kênh chơi
thân nhất
với
anh Thế.
Chưa
đi
học,
Kênh đã
theo anh Thế
chăn
bò, bẫy
gà rừng,
đốt
ong vẽ,
bắt
chim, câu cá, đặt
ống
lươn,
lấy
củi.
Có lần,
Kênh cưỡi
trâu vượt
sông Lại,
con trâu lặn
xuống
nước,
Kênh chới
với,
chính anh Thế
đã
lao ra kéo Kênh vào. Vẫn ám ảnh chuyện mẹ kể về những người cứu người đuối nước thường bị hà bá trừng phạt, mỗi lần anh em
thả
trâu ngoài bãi sông, Kênh cứ lo thấp thỏm... Lớn lên,
hai anh em lập
gia đình,
làm nhà trên đất
đai
bố
mẹ
để
lại.
Bây giờ,
chỉ
vì một
thẻo
đất
chó nằm
thừa
đuôi
mà bất
hòa với
hàng xóm, ông thấy
không đáng…
Bỗng có tiếng xe máy
bịch
bịch
ngoài sân, tiếng
chân chống
quẹt
xuống
nền
xi măng,
tiếng
chìa khóa lách cách. Thằng Lý! Bố cái thằng, làm gì
cũng
vội.
Mỗi
lần
nó chào về,
ông chưa
kịp
đáp
lời
đã
thấy
nó phi xe ra tới
tận
đường
cái rồi.
-
Bố
có còn coi thằng
này là con trai bố
nữa
không đấy?
Con buôn đất,
bố
bán đất
cho người
khác. Cả
làng cả
xã người
ta cười
vào mặt
nhà này!- Tay cầm
chùm chìa khóa, Lý hằm
hằm
bước
vào nhà.
-
Thế
hôm trước
tao hô bán trăm
sáu một
mét, đứa
nào bảo
hơi
cao, phải
chờ
vài năm
nữa
mới
mong bán được
giá ấy?
Mà thôi, tao đã
quyết
bán rồi!
-
Bố
sợ
con ăn
bớt
tiền
của
bố
như
thằng
Thắng
Cảnh
chứ
gì? Thằng
này nghèo thật
nhưng
không hèn! Vì vài đồng
bạc
mà trọng
người
dưng
hơn
con đẻ!
Mặt
đanh
lại,
đôi
mắt
một
mí như
lồi
ra, Lý gằn
giọng
từng
tiếng
một:
- Khi nào nằm
ra đấy
thì gọi
cái thằng
đó
đến
mà chăm!
Ông
Kênh đứng
bật
dậy,
chỉ
tay vào mặt
Lý:
-
Mày đừng
láo! Phần
bố
con mày nguyên năm
chục
mét đấy,
mày còn muốn
gì nữa?
Mày có lo được
cho mẹ
mày với
em mày không mà đòi
ôm lấy
cả?
-
Đã
thế,
bố
tách bìa sang tên luôn đi cho khỏi lằng nhằng. Vài bữa nữa thằng Luận nó đòi mua máy
bay thì đến
miếng
đất
đặt
bàn thờ
tổ
tiên cũng
không còn chứ
nói gì đến
phần
thằng
cháu đích
tôn của
bố!
Ông
Thế
lên tiếng:
-
Hai bố
con bình tĩnh
đi
đã
nào! Chuyện
đâu
còn có đó!
Lý nhìn sang ông Thế,
bật
ra một
tiếng
“bác” rồi
quay người,
bước
ra cửa,
lên xe, nổ
máy, phóng vụt
đi.
Biết thằng Lý từ ngày nó
còn ẳm
ngửa,
ông Thế
chả
lạ
gì cái tính nó. Lỏi
cho choắt
cả
người!
Nghĩ
lại
ông mới
thấy
mình dại.
Thằng
út nhà ông đi
xuất
khẩu
lao động
bên Nhật,
làm ăn
cũng
may mắn,
mỗi
năm
gửi
về
mấy
trăm.
Trả
hết
nợ
giấy
tờ,
còn đồng
nào ông ki cóp đem
gửi
ngân hàng. Tính ra bốn
năm
ròng rã nó lăn
lộn
xứ
người
giờ
không đủ
mua mười
mét đất
quê. Nếu
sớm
biết
đất
đai
tăng
giá thế
này thì ông đã
đầu
tư
cho nó mấy
mảnh.
Giờ
muốn
mua mỗi
thẻo
đất
bên đường
mà nghe chừng
khó khăn
quá. Thôi thì chỉ
còn cách dặn
ông Kênh xem xét, nếu
thuận
bán hay đổi
thì báo lại.
Uống
nốt
cốc
chè xanh, ông Thế
đứng
dậy
ra về.
Còn
trơ
lại
một
mình giữa
nhà, lòng ông Kênh nặng
trĩu.
Khuôn mặt
xương
xương
càng thêm khắc
khổ.
Những
nếp
nhăn
trên trán và quanh khóe miệng như hằn sâu thêm.
Bước
đến
cái hộc
tủ,
mở
túi tiền
ra nhìn lại
một
lần
nữa
rồi
ông lấy
cái áo cũ
bọc
lại,
đẩy
sâu vào bên trong, rút chìa khóa móc vào cái đinh sau tấm lịch. Lốc lịch mỏng dính
chỉ
còn lèo tèo vài ba tờ
nhắc
ông về
cái Tết
đang
cận
kề…
Ừ thì dẫu buồn hay
vui, giá cả
đất
đai
thế
nào, Tết
vẫn
cứ
đến.
Vả
lại,
ông đã
nhận
tiền
cọc
của
người
ta. Ra Tết,
ông mua xe cho thằng
út, đưa
bà ra Hà Nội
chữa
cái cột
sống,
rồi
xây một
căn
nhà. Ông sẽ
đổi
dọc
đất
ven đường
cho ông Thế,
tấc
đất
tấc
vàng cũng
không quý bằng
tình làng nghĩa
xóm. Nốt
vụ
dứa
này, ông sẽ
chuyển
sang trồng
keo hoặc
để
đất
cho vợ
chồng
thằng
Lý làm. Cả
đời
vất
vả
hi sinh rồi,
ông bà cũng
phải
sống
cho mình nữa
chứ.
Ông mở
điện thoại, gọi cho bà.
Nghe giọng
chậm
chậm
quen thuộc
của
vợ,
ông thấy
yên tâm, thoải
mái hơn
một
chút. Chỉ
cần
trời
cho bà khỏe
mạnh
trở
lại
là ông mãn nguyện,
còn những
tỉ
phú hay đại
gia bất
động
sản
này nọ,
ông nhường
người
ta...
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe AudioBook Chọn Lọc đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
NGUYỄN THỊ HÀ
Địa chỉ: Giáo viên Trường THPT
Quỳnh Lưu 4,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An.
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email:
nguyenhung967812@gmail.com ngày 11.03.2023.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài
viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
câu chuyện rất hấp dẫn
Trả lờiXóa