VỀ ÔNG CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM NGUYỄN QUANG THIỀU - Tác giả: Đông La (Hải Dương)

1 comment

 


VỀ ÔNG CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG THIỀU

*

(Tác giả Đông La)

Nguyễn Quang Thiều làm thơ từng bị Trần Mạnh Hảo chê là “lai Tây giả cầy”, thơ như “dịch xổi”, Nguyễn Quang Thiều khi phản bác đã thể hiện sự vĩ cuồng với tuyên bố ý, Thơ Việt như “dàn đồng ca tẻ nhạt”, “chưa vượt qua được vũng bùn tiểu nông”. Thực tế, Nguyễn Quang Thiều nói về thơ mình như vậy thì đúng hơn. Vì thơ Thiều chỉ quanh quẩn ở cái làng quê mình, không có những câu thơ, tứ thơ lớn chứa đựng tầm tư tưởng, nếu có lại sai sự thật, mang tư tưởng chống chế độ.

*

Cụ thể, Nguyễn Quang Thiều đã làm rất nhiều thơ về mặt xấu của thể chế chính trị và cuộc sống của người dân Việt Nam.

Chế độ xã hội nào cũng có những sai trái, tệ nạn, việc các nhà văn có tư tưởng, có trách nhiệm viết những tác phẩm phản biện, mang tính xây dựng là vô cùng cần thiết. Họ chính là những nhà văn bản lĩnh, có nhân cách cao quý, đáng khâm phục. Nhưng Nguyễn Quang Thiều không phải như vậy.

Trong bài “Những người đàn bà gánh nước sông”, Nguyễn Quang Thiều đã ám chỉ cuộc mưu sinh của dân Việt Nam dẫm chân tại chỗ, mẹ gánh nước sông thì truyền cho con gái gánh nước sông. Trong bài “Bầy chó của tôi”, Nguyễn Quang Thiều đã ám chỉ cuộc mưu sinh của làng quê Việt khốn khổ, man rợ như bầy chó, phải đổ máu để kiếm sống, “Con đến sau lại liếm máu bầy mình”!

Trong bài “Con bống đen đẻ trứng”, Nguyễn Quang Thiều cũng vẽ ra những khung cảnh rùng rợn, toàn những tan vỡ, sụp đổ trên quê hương, đất nước mình: “Quanh các con tôi thế giới đang tự sát”; “Những trái cây tự rơi vào thuốc độc”; “những đền chùa gục ngã trước những pho kinh phản bội”; “Những ô kính tự tát vỡ mình”; “Những ngôi nhà cao tầng tự chặt xương sống mình”.

Trong bài “Dưới trăng và một bậc cửa”, Nguyễn Quang Thiều cho rằng nguyên nhân của sự trì trệ, man rợ đó chính là do: “cố hương” của mình “mê mẩn và lạc đường/ Trong những cánh rừng đầy quỷ”; và trong bài “Những người đàn bà mùa đông”, Thiều viết những người phụ nữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của đất nước chúng ta như bị giam trong đáy “lưới”, thụ thai không sinh ra con trẻ mà chỉ đẻ ra “những quả trứng ung”, ám chỉ nước ta không sinh sôi, phát triển sẽ bị tuyệt diệt!

Tất nhiên đó chỉ là những cái nhìn bệnh hoạn của Nguyễn Quang Thiều, bởi Thiều có trình độ chính trị rất kém. Thiều cần phải hiểu thời kỳ khó khăn nhất của nước ta do sau Giải phóng 1975, nước ta bị đột ngột cắt viện trợ, phải gánh “cái của nợ” Việt Nam Cộng Hòa, chiến tranh hai đầu biên giới, bị bao vây cấm vận, lại chưa có kinh nghiệm làm kinh tế, v.v… chứ hoàn toàn không phải do “cố hương” của mình “mê mẫn và lạc đường/ Trong những cánh rừng đầy quỷ”.

Trong khúc “Hồi tưởng tháng 9”, Nguyễn Quang Thiều cũng viết về chuyện “lạc đường”, cho ở Việt Nam, chỉ những người mù mới không bị lạc đường, người dân Việt đã bị “lạc ngay trước cửa ngõ nhà mình”. Cũng mô-tip lộn ngược đó, trong “Bài ca những con chim đêm”, Nguyễn Quang Thiều viết: “trong ồn ã những ngôn từ khiếp nhược và lừa dối” chỉ “người đàn bà bị câm” mới có thể mang thai và “sinh ra được đứa bé cất lên được tiếng nói, chỉ ra con đường đến với hạnh phúc đích thực”. Trong bài “Hội giả trang”, Nguyễn Quang Thiều đã cho xã hội Việt Nam là xã hội của “những tay phù thủy cao tay”, "giả trang bằng chính mặt mình”. Buồn cười ở chỗ, những ngày hôm nay Thiều đã chứng tỏ mình đã “tiên tri” về sự “giả trang” trong cái bộ mặt “Chủ tịch Hội Nhà Văn” của chính mình.

Quả là xã hội Việt Nam còn nhiều yếu kém, tệ nạn, nhưng với con mắt khách quan, bao quát, sẽ thấy tổng thể nền kinh tế Việt Nam vẫn luôn phát triển với tốc độ hàng đầu thế giới; mức sống người dân so với ngày xưa rất cao; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế cũng rất cao; chứng tỏ Nguyễn Quang Thiều đã viết sai sự thật, bôi đen chế độ.

Đặc biệt, những năm gần đây, Nguyễn Quang Thiều không chỉ dừng lại ở lối viết ám chỉ mà nhân ngày Trung Quốc xâm lược biên giới nước ta, Thiều đã viết hụych toẹt ra, cho có cuộc xâm lược đó “bởi có những kẻ phản bội dân tộc”. Viết vậy, Thiều đã xuyên tạc, vì sự thật, Trung Quốc xâm lược Biên giới Việt Nam là do ta không chịu liên minh với Trung Quốc để đánh Liên Xô, và sau 1975, ta đã đánh tư sản mại bản Ba Tàu Chợ Lớn. Thiều còn ám chỉ đường lối ngoại giao của nước ta đối với Trung Quốc là sự “phản bội”, là “xảo ngôn”, là “xảo quyệt”; v.v…

*

Ngoài những ám chỉ, thể hiện tư tưởng phản chế độ, sau mấy chục năm Nguyễn Quang Thiều cũng “đổi mới” thơ, theo đuôi những người viết thô tục, dơ dáy, phản thẩm mỹ, phản văn chương.

Trong bài thơ “Câu hỏi cuối ngày” (Tập “Châu thổ”), Nguyễn Quang Thiều đã diễn tả cái tâm trạng mà theo Trần Mạnh Hảo là kẻ “thô bỉ”, “thiếu văn hoá” bởi khi gặp người đàn bà, con gái nào cũng nghĩ đến chuyện ngủ với người ta thế nào. Theo tôi viết vậy, Thiều đã không “thơ” một chút nào mà chỉ thể hiện bản năng của một con đực, thú tính!

Nguyễn Quang Thiều cũng bỏ tâm sức làm bài thơ nhìn trộm đàn bà “Tắm trong toilet không có rèm che”, nhìn trộm “Cuộc làm tình ban ngày/ Của những kẻ thất nghiệp”. Và, như còn sợ thơ mình thua “đổi mới” so với “anh em Sài Gòn”, Nguyễn Quang Thiều đã viết trong tập “Lò mổ”:

Ngáp ngủ đã đêm qua.

Chửi tục đã đêm qua.

Gạ gẫm làm tình đã đêm qua.

Âm hộ đã đêm qua.

Dương vật đã đêm qua...

*

Không chỉ sai trái, bệnh hoạn trong sáng tác thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng thể hiện trình độ văn chương yếu kém, và quan điểm thẩm mỹ sai trái khi tâng bốc một số tác giả, tác phẩm.

Nguyễn Quang Thiều từng ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp là “Nhà văn tìm đạo cho dân”, trong khi Nguyễn Huy Thiệp, khi trả lời nhà báo bên Thụy Điển, từng “nôn mửa vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc”. Nguyễn Huy Thiệp từng viết truyện ngắn cho Anh hùng Dân tộc Vua Quang Trung như tay du côn, giặc cỏ, “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”; trong truyện ngắn “Tướng về hưu” cho việc Bác sĩ phụ sản mang xác thai nhi về nấu cho chó, cho lợn ăn là “chẳng quan trọng gì”; mượn văn chương chửi đồng nghiệp bề trên: “nhét cứt vào mồm thằng Khải (ám chỉ Nhà Văn Nguyễn Khải) tài như cái đấu mà dám chê tiệc của vua nhạt”, và “xẻo dái thằng Thi (ám chỉ Nhà Văn Nguyễn Đình Thi) xem có còn dê được không?”; viết về con người với con mắt bất nhân, về người nông dân: “Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ”, về phụ nữ: “Đàn bà không có thơ đâu… Thơ phải cao cả. Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì cao cả gì”; về chuyện loạn luân, đã biện minh chuyện bố chồng bắc ghế nhìn trộm cô con dâu tắm: “Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi”; v.v… Nguyễn Huy Thiệp còn viết về chính trị: “Chính trị rặt trò mờ ám bỉ ổi”; về văn chương: “Văn chương là thứ bỉ ổi bậc nhất”.

Về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, xin nhắc lại, Nguyễn Quang Thiều cũng tâng bốc là “chạm vào mẫu số chung nhân loại”, nhưng chính Bảo Ninh đã thú nhận mình xuyên tạc sự thật khi miêu tả đội quân anh hùng toàn là hiếp dân lành, hành lạc tập thể, hút hồng ma, trốn chạy, chôn sống tù binh, con ra trận bố dặn đừng ngu mà chết vì lý tưởng, và coi cuộc kháng chiến vĩ đại giành lại chủ quyền và nền độc lập của dân ta là “nỗi buồn”.

*

Một người như vậy nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà Văn với số phiếu rất cao, vì thực tế rất ít người đọc và hiểu thơ Nguyễn Quang Thiều, nhưng ngoài đời Thiều lại có mối quan hệ rất rộng, rất khôn khéo lấy lòng người khác. Thiều làm thơ dở nhưng lại nói, như tôi hay viết là “hót véo von” rất hay, nên Thiều đã qua mặt được hầu hết Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, và họ đã bầu Nguyễn Quang Thiều là người lãnh đạo Hội của mình.

Việc Nguyễn Quang Thiều đoạt được chức Chủ tịch Hội Nhà Văn có lỗi của cựu Chủ tịch Hữu Thỉnh vì không làm tốt công tác cán bộ. Các thế hệ lãnh đạo trước cũng có lỗi khi trao giải thưởng thơ sai trái cho Nguyễn Quang Thiều, khiến nhiều người, riêng tôi lúc trẻ, đã bị lầm lạc trước các chuẩn mực của thơ ca.

*

Khi đoạt được chức Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyễn Quag Thiều đã có những hành động rất nguy hiểm khi xây dựng TỔ CHỨC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM THEO KHUYNH HƯỚNG PHẢN VĂN CHƯƠNG VÀ PHẢN CHẾ ĐỘ

 

* Về Inrasara, Chủ tịch Hội đồng Thơ:

Nguyễn Quang Thiều đã chọn Inrasara làm Chủ tịch Hội đồng Thơ, người khi tự vẽ chân dung mình trong bài thơ “Thằng hoang” đã tự hào về những thành tích bất hảo của mình: bỏ học, đi bụi đời, vì cho: trường học, gia đình, quê hương, tổ quốc, ý thức hệ, văn chương, triết lý “quá chật”, “không chứa đủ hắn”. Inrasara cũng tự khoe mình là kẻ bất nhân khi đã “tặng cho hoa hậu lớp Msa một bụng rồi bỏ đi mất tăm… mười năm chờ hết nổi nàng chửi gió đợi nó cho mệt cái lồn vụt cưới chồng Hamu Crok”.

Có sự tự khoe ngông cuồng, tục tĩu như thế bởi Inrasara đã viết theo tinh thần Hậu hiện đại, lộn ngược tất cả các giá trị từ đạo lý, thẩm mỹ cho đến nhân tính.

Inrasara còn thể hiện sự khao khát trả thù qua bài thơ mang đích danh “Trả thù”. Nhân danh yêu dân tộc Chăm, Inrasara đã trở thành kẻ chống cộng thứ thiệt khi viết: “… dưới thời đại Cộng Sản, Cham đang phải đối phó với nguy cơ khác kinh khiếp không kém, đó là sự đánh mất tinh thần sáng tạo”, và Inrasara tin rằng chế độ cộng sản của người Việt sớm muộn cũng đổ: “Sáng tạo, người Việt chả làm gì ra hồn, ngược lại với tình chất “quật khởi” của họ Dân tộc này (tức Việt) được cấu trúc bằng bộ gien kì lạ! Triều đại thay đổi vùn vụt, Đinh Lý Trần Lê hay Mạc Trịnh Nguyễn Tây Sơn, hoặc Cộng Sản gì gì sớm muộn cũng đổ...”

Inrasara từng viết về “thực tiễn sáng tác” Hậu hiện đại để giới thiệu, bảo vệ, cổ suý những tác giả làm thơ Hậu Hiện đại, đòi sự bình đẳng cho việc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, phản luân thường đạo lý. Inrasara cũng tán dương những câu “thơ” báng bổ cả Chúa, cả Phật, ủng hộ những “câu thơ” chửi bới, văng tục, chống phá, khủng bố!

 

* Về Chủ tịch và thành viên của Hội đồng Lý luận Phê bình:

Để thống nhất với việc chọn Chủ tịch Hội đồng Thơ là Inrasara thì Nguyễn Quang Thiều cũng đã chọn Chủ tịch và thành viên của Hội đồng Lý luận Phê bình là Nguyễn Đăng Điệp và Văn Giá, hai người từng là giám khảo cho Luận văn của Nhã Thuyên điểm 10.

Việc cho Luận văn của Nhã Thuyên (tên thật Đỗ Thị Thoan) điểm 10 thể hiện toàn bộ quan điểm chính trị tư tưởng, tư cách đạo đức, trình độ và tài năng văn chương của Nguyễn Đăng Điệp, Nhà Văn, Phó Giáo sư, đương kim Viện trưởng Viện Văn học; và của Văn Giá, Nhà Văn, Phó Giáo sư, nguyên là Trưởng khoa Lý luận - phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa).

Luận văn của Nhã Thuyên là một luận văn đã bị thu hồi, bởi Nhã Thuyên đã công khai tư tưởng phản động về chính trị khi xuyên tạc bản chất của Chủ nghĩa Mác, đã công khai ủng hộ “những kẻ phản đảng” khi viết: “Mở Miệng, sinh ra … để bị/ được gánh vác thêm vai trò của “những kẻ phản đảng””. Nhã Thuyên cũng đã ca ngợi những kẻ báng bổ Chúa và chống phá chế độ khi viết: “Mở Miệng … nơi tụ hội các anh em giang hồ… những kẻ sẵn sàng “đái vào Chúa”, phản kháng về chính trị, chống đối chính quyền”. Nhã Thuyên đã cho nhà thơ “có tài” là như sau: “các nhà thơ Mở Miệng … hé lộ phẩm chất của những kẻ có tài” khi viết: “Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời”/ “Tôi cải tạo âm hộ””. Giải thích sự văng tục trong thơ của Nhóm Mở Miệng, Nhã Thuyên viết: “Liên quan đến chính trị khi nó văng tục để chửi, để căm uất, … là cách nhổ vào ngôn ngữ tuyên huấn giả trá”. Chưa hết, Nhã Thuyên còn láo xược khi ca ngợi Nhóm Mở Miệng liều mạng làm thơ diễu nhại cả tác phẩm của Bác Hồ.

*

Khi luận văn Nhã Thuyên bị thu hồi, Văn Giá đã viết bài bênh vực Nhã Thuyên có câu: “Tôi nghĩ rằng, lâu nay xã hội Việt Nam chúng ta sống trong một chế độ toàn trị kéo dài, và thời hạn của nó thì không ai có thể lường hết được”.

Tôi đã viết: “Một cán bộ thuộc chế độ như Văn Giá lại trắng trợn nhai lại cái từ “toàn trị” mà những thế lực chống Nhà nước VN thường sử dụng để xuyên tạc thể chế chính trị “Đảng lãnh đạo toàn diện” ở nước ta. Một nhà văn, một Phó Giáo sư Văn học lại không phân biệt được “lãnh đạo toàn diện” khác với “toàn trị” chứng tỏ Văn Giá đúng là quá mất dạy và quá ngu dốt!”

Văn Giá đã cho chủ trương của Đảng “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là từ một “sáo ngữ” nay đã là “tử ngữ”, đã “kìm kẹp sự sáng tạo”. Có điều sự “sáng tạo” mà Văn Giá ca ngợi lại là loại thơ của nhóm Mở Miệng. Văn Giá “khâm phục” Nhóm Mở Miệng bởi tinh thần chống chế độ và đòi quyền tự do chửi bậy, tự do chống phá, tự do lật đổ: “Tôi nghĩ, nhóm Mở miệng là một nhiệt tình cách tân đáng khâm phục… biểu hiện hai vấn đề cơ bản: thứ nhất phản kháng lại thiết chế, đòi quyền thực thi dân chủ”. Như vậy, Văn Giá đã thể hiện mình là một kẻ phản động toàn diện, từ chính trị, giáo dục, thẩm mỹ, văn chương, đến văn hoá!

*

Nguyễn Đăng Điệp, đương kim Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, một người không chấm nổi một cái luận văn, sao làm tròn được cái trọng trách Viện trưởng Viện Văn Học?

Nguyễn Đăng Điệp thường chỉ bu theo dàn đồng ca của những Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Thiều, Lại Nguyên Ân, v.v… nhai lại những tư tưởng đổi mới văn chương sai trái của Nguyên Ngọc đã nhả ra từ mấy chục năm về trước.

Là Viện trưởng Viện Văn học mà Nguyễn Đăng Điệp hoàn toàn không nhận ra những sai trái tày trời của văn Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có những chuyện khiến cả Trần Độ lẫn Nguyên Ngọc bị mất chức.

Là một Viện trưởng Viện Văn học mà Nguyễn Đăng Điệp không có khả năng chỉ ra được vài nét thôi về diện mạo đúng đắn của văn chương đương đại Việt Nam, càng không chỉ ra được những vấn đề đúng, sai, cao thấp của các tác giả, tác phẩm, cũng không thấy cái sai trái, cái tai hoạ khi văn chương ở ta ảnh hưởng Hậu hiện đại. Sự bất tài về nghiên cứu văn chương, và với những quan điểm sai trái về chính trị tư tưởng, Nguyễn Đăng Điệp đã không làm tròn nhiệm vụ của một Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, đã làm những điều sai trái (như cho Luận văn Nhã Thuyên điểm 10), góp phần để xẩy ra cái tình trạng loạn chuẩn mực giá trị, lộn ngược các chuẩn mực giá trị của văn chương, để cho cái phản động, cái bẩn thỉu, cái ô trọc, cái tục tĩu, cái xấu xa, cái ác độc, nói chung là phản văn chương, phản văn hoá lên ngôi.

Đặc biệt gần đây trong vụ xét Giải thưởng Nhà nước, Nguyễn Đăng Điệp bị nhiều người tố cáo đạo văn, với nhiều bằng chứng mà tôi có góp phần chỉ ra tính chân thực.

*

Như vậy Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khi chọn Inrasara làm Chủ tịch Hội đồng Thơ, Nguyễn Đăng Điệp làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình đã xây dựng tổ chức của Hội, không phải theo tiêu chuẩn của một chế độ dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà cũng theo "đảng", nhưng như một băng đảng, gồm những kẻ đã có những quan điểm và hành động chống lại chính chế độ mà chúng đang ở trong guồng máy đó. Theo như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cả Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Nguyễn Đăng Điệp, và Văn Giá đều thuộc phần tử tham nhũng chính trị tư tưởng, tham nhũng tư cách đạo đức, tham nhũng danh tiếng!

Từ đó, Nguyễn Quang Thiều đã thành lập tổ chức Hội Nhà Văn Việt Nam theo khuynh hướng phản văn chương, phản văn hoá, mà theo bài học từ chuyện Liên Xô sụp đổ, Nhà văn Yury Boldarev đã viết về tác dụng huỷ diệt của sự phản văn hoá của “Hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng” đã làm mục rữa tinh thần người dân Liên Xô, mạnh hơn cả quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ và vũ khí hàng đầu, đã góp phần làm Liên Xô tan vỡ.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Kho sách0

- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

 

Mời nghe Audiobook Chọn Lọc đọc truyện ngắn

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)

Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn

Email: donglasg@gmail.com

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 13.07.2023.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

1 nhận xét: