THÁI HẠO SAO CỨ LÈM BÈM THẾ - Tác giả: Hoàng Tuấn Linh ; Đinh Hoàng Long giới thiệu

Leave a Comment

 


THÁI HẠO SAO CỨ LÈM BÈM THẾ

 

Người Việt sâu sắc gói những triết lý vàng ngọc về lời nói trong những câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Lời nói là điểm tựa, chân lý, là thước đo “người ngoan”: “Vàng thì thử lửa, thử than/ Đồng thau thử tiếng, người ngoan thử lời”! Thế nhưng thời gian gần đây lợi dụng sự bùng nổ của không gian mạng và quyền tự do ngôn luận, nhiều kẻ cứ mở mạng là… chửi! Họ không chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt, “anh hùng bàn phím” vô công rồi nghề mà đôi khi lại là những “nhà” này, “nhà” nọ. Có một vài nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu tên tuổi nhưng “phán” rất thiếu căn cứ khi có ý cợt nhà, chế diễu hình tượng người anh hùng dân tộc đã đi vào lịch sử, vào tiềm thức của hàng triệu người Việt. Có nhà khoa học được giải quốc tế đình đám, trong phút “bùng bột” viết mấy lời có ý xúc phạm tứ thần tượng dân tộc, lại còn khích bác thể chế chính trị… Hình như ông ấy đã “quên” được giáo dục ở chế độ này, lại vừa được nhận ân huệ lớn của Nhà nước… Lại có những nhà thơ muốn “nhìn nhận” lại “sự thật” lịch sử rằng ai mới đúng là người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập? Thậm chí có cần không cuộc kháng chiến chống Mỹ? Hay đó chỉ là cuộc “nội chiến”?… Khổ quá, những việc ấy đã có các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn, viện này viện kia nghiên cứu rồi. Mình có chuyên môn sâu đâu mà tham gia “phân tích, mổ xẻ” nhưng thực tế lại phán nhăng, phán cuội khiến dư luận bất bình và được một phen rối bời. Cứ dòng suy tưởng ấy chẳng mấy chốc họ trở thành những kẻ “tự diễn biến”, có những người đã trở thành những “con rối” trong tay các thế lực thù địch lúc nào không hay.

Bài viết này muốn đề cập đến một gã từng khoác áo “thầy giáo” những suy thoái trầm trọng, tự bỏ nghề và bước chân vào “làng dân chủ”. Y thường xuyên xếch mé, chửi bới, công kích chế độ đặc biệt với ngành giáo dục và những đồng nghiệp cũ của Y.  Đúng vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 Thái Hạo cho đăng bài viết “Nhà giáo”. Những tưởng đây là bài viết của nhà giáo viết về nhà giáo và nghề dạy học, chắc có nhiều điều tâm sự với ngành với nghề trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Nhưng không như vậy, với một tư duy hằn học, bất mãn, với góc nhìn thiển cận, Thái Hạo đã vội vã khái quát phủ nhận sạch trơn về nền giáo dục của Việt Nam khi cho rằng: “…sự lúng túng, rối rắm và bết bát của hệ thống giáo dục quốc dân”. Thái Hạo dựng nên một câu chuyện ở một xã nào đó, có 3 ông chú, học đại học dở dang, rồi về đi hàng xáo, làm thợ mộc, ấp trứng vịt, trứng gà nhưng đã có công “dạy học theo kiểu tranh thủ”, luyện thi cho học sinh trong xã và có “học sinh thi đỗ vào trường chuyên Lam Sơn”.  Đây rõ ràng là một câu chuyện vớ vẩn, ai ở trong nghề dạy học cũng đều biết rõ điều này. Sự thật là cũng có một số “ông chú”, “bà cô” tuy không một ngày bước qua Trường Sư phạm nhưng vẫn “dạy”, may mắn có một hai học sinh đỗ đạt thế là họ la toáng lên, nhiều người vì nhẹ dạ hay vì một lí do nào đó đã đưa con đến đây và hậu quả thì đúng là dở khóc dở cười. Nhưng rõ ràng với cách viết này của Thái Hạo đã mang tính châm biếm, xiên xỏ, mỉa mai, đó là 3 ông chú học đại học dở dang và vì lý do nào đó phải bỏ học, về quê kiếm sống bằng nghề “hàng xáo, làm thợ mộc, ấp trứng vịt, trứng gà” đã góp phần luyện thi, cho một số học sinh trong xã, không có tiền đi học thêm, chứ không phải hoàn toàn 3 ông chú này làm nghề dạy học, đào tạo học sinh ở xã đó “thi đỗ vào trường chuyên Lam Sơn”. Nên nhớ, các cháu này đã có 9 năm học tập tại trường phổ thông, được nhiều thầy cô giáo dạy dỗ, giáo dục và với khả năng tiếp thu kiến thức tốt, cộng với ham học và quyết tâm thi đậu vào trường chuyên, lớp chọn mới có kết quả đó, chứ không thể tự nhiên là “Các học sinh giỏi (đặc biệt là khối A) gần như đều bị học sinh của các ông chú này ẵm hết, đến nỗi các nhà trường lân cận đều phải ghen tỵ và khó chịu ra mặt”. Vớ vẩn!

Thái Hạo tự khoe là một tổ trưởng tổ Văn của một trường Trung học Phổ thông chuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước mà lại viết những câu văn, kể một câu chuyện như thế thì thật đáng xấu hổ. Thái Hạo phải thừa biết rằng hay giả vờ không biết, các tiêu chí hội tụ ở tại một học sinh có năng khiếu và tất nhiên, phải có những người thầy, cô có chuyên môn cao, tâm huyết giáo dục và rèn luyên. Cha ông ta thường dạy: “Không thầy đố mày làm nên”, nhưng trong đội ngũ giáo viên dạy chuyên còn lan truyền câu: “Không có trò giỏi, đố thầy làm nên”. Hãy thôi bịa ra những câu chuyện vớ vẩn để công kích ngành, công kích chế độ đi Thái Hạo nhé!

Gần đây, bằng con mắt, cái đầu và trái tim đen tối như vậy Y cho ra đời bài viết trên mạng xã hội với cái title: “Vì sao giáo viên bỏ việc?”. Vẫn bằng những giọng điệu lu loa vô lối vốn có Y cho rằng: “Mất dân chủ nghiêm trọng trong môi trường giáo dục, dẫn đến giáo viên không còn được tôn trọng, thân phận trở nên thấp hèn trước người quản lý (hiệu trưởng, cán bộ phòng – sở)… Tình trạng mất dân chủ đến mức kiệt cùng này, là một sự đả kích sâu sắc, làm tổn thương nặng nề những người có tự trọng, có ý thức phẩm giá. Nó tất yếu dẫn đến việc những người “thẳng lưng” sẽ rời bỏ nhà trường”. Cần phải nói ngay, đây là một thứ luận điệu của một kẻ “ăn ốc nói mò”, cố tình dựng chuyện. Chứng lý nào để Thái Hạo cho rằng: “Mất dân chủ nghiêm trọng trong môi trường giáo dục” trong khi chính các thầy cô giáo vẫn ngày đêm bám trường, bám lớp để thực hiện nhiệm vụ “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Có thể khẳng định môi trường giáo dục vẫn luôn là môi trường trong sáng, lành mạnh, ở đó các thầy cô giáo thường xuyên nêu chính kiến của mình, cùng nhau bàn bạc về những vấn đề dạy và học của trường, lớp mình, không có một vị hiệu trưởng nào có thể áp đặt được họ. Chính họ – những thầy cô giáo biết rất rõ chưa bao giờ có chuyện “không còn được tôn trọng, thân phận trở lên thấp hèn trước người quản lý”. Và cũng không có chuyện như Thái Hạo quy chụp rằng giáo viên “bị đối xử bất công, bị tước mất những quyền cơ bản, thường xuyên bị chỉ trích, phê bình, thậm chí bị trù dập …”. Thiết nghĩ, các nhà giáo đọc được những điều này, họ sẽ nhổ vào mặt Thái Hạo vì chính Thái Hạo đã xem thường và xúc phạm họ. Hãy thôi ngay những trò giả nhân, giả nghĩa của một kẻ đã từ bỏ một nghề nghiệp cao quý để bước chân vào làng dân chủ rởm với những trò xuyên tạc, kích động rẻ tiền.

Chưa hết, mới đây Thái Hạo lại có ra đời bài viết: “Khi công dân chọn im lặng làm lẽ sống”. Ở đó Y lại bịa ra một câu chuyện “sau những bài đầu tiên cùng cộng đồng lên tiếng về tình trạng liên kết bát nháo ở Vinh, thì sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có quyết định dừng môn kỹ năng sống… Sợ hãi đến như thế về một điều hoàn toàn không cần sợ, thú thực, tôi không hiểu nổi”. Có lẽ đúng như Thái Hạo nói “đây là một chỉ đạo công khai chứ không phải vấn đề gì bí mật hay nhạy cảm cả”, nhưng tại sao Thái Hạo lại phải nhờ chụp lại cái gọi là “tin nhắn chỉ đạo” và “vị giáo viên này đã không gửi ảnh chụp”? Xin thưa, đây là thông tin được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đưa ra tại Hội nghị triển khai chương trình tăng cường tiếng Anh, kỹ năng sống trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh vào chiều 15/9, nó được thông báo công khai bằng văn bản đến tận các cơ sở giáo dục trong tỉnh, hoàn toàn không bao giờ là “tin nhắn chỉ đạo”, vì đây là một việc làm bình thường và cần thiết. Thêm nữa, nếu có cái gọi là “tin nhắn chỉ đạo” thì ai đó cũng không ngu gì chụp lại để chuyển cho Thái Hạo, vấn đề ở chỗ người ta không phải là “sợ hãi” như Thái Hạo nói mà người ta đã hiểu cái mồm mép lu loa, xuyên tạc, bịa đặt của Thái Hạo.

Trong bài viết, Thái Hạo cho rằng “Chúng ta chia sẻ với nhau để cùng nhau biết sống có trách nhiệm hơn, đó là điều cần thiết nhất, không phải chỉ cho lúc này, mà là cho tương lai”. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng với cái cách “chia sẻ” của Thái Hạo như đã kể trên thì rõ ràng chỉ là cái cách của một kẻ xiên xỏ, đều cáng thường làm.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Thái Hạo0

- Các bài bình thơ0

- Các bài bình văn0

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

l

 

Mời nghe Nghệ sĩ Thúy Minh diễn ngâm

bài thơ VÁY CŨ, thơ Đặng Xuân Xuyến:

Đinh Hoàng Long giới thiệu

Tác giả: Hoàng Tuấn Linh - nguồn: ivanlevanlan

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét