TRONG CUỘC SỐNG
Người tử tế nào cũng có trong cuộc sống của họ đức
tính cao thượng, bao dung, độ lượng. Người cao thượng không trói tâm mình vào
danh vọng, lợi dưỡng, không phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình. Nhờ phẩm chất
cao thượng, người tử tế biết quan tâm tha nhân với động cơ trong sáng với hành
động cao quý. Trong mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm
việc trên tinh thần “quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm
chí có thể hy sinh các quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm để hướng đến đại cuộc.
Tử tế là phẩm chất cao quý của con người. Người tử tế, do đó, không chỉ là
người có phẩm chất cao quý mà còn là người biết sử dụng lòng tốt của bản thân,
chia sẻ những nổi khổ niềm đau trong cuộc sống, nhằm góp phần xây dựng cuộc
sống an bình hơn.
(Thượng tọa Thích Nhật Từ) |
1. Tấm
lòng nhiệt huyết
Về bản chất, người tử tế vừa rất nhạy cảm, vừa năng động và thích dấn thân.
Nhạy cảm với những bất công, cảm thông với những nổi đau, năng động với các
việc nghĩa, dấn thân vào các công việc đáng làm. Tất cả chỉ vì một tấm lòng:
không thể thờ ơ, bàng quang, lãnh cảm, an phận thủ thường, hay vô tích sự. Nhờ
phẩm chất này, người tử tế luôn chủ động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần
phụng sự tha nhân, xây dựng cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn.
Nói cách khác, nơi nào có lòng nhiệt huyết, nơi đó xuất hiện nhiều việc
nghĩa. Người nào có lòng nhiệt huyết, người đó sẽ không để cuộc sống của mình
trôi qua luống uổng và tiếc nuối. Với lòng nhiệt huyết, việc nặng thành nhẹ,
việc lớn thành nhỏ, việc khó thành bình thường. Nhiệt huyết vì việc nghĩa là
sức sống bùng cháy, mãnh liệt như mặt trời không ngừng sự chiếu soi. Với nhiệt
huyết, ta mở ra cho mình các cánh cửa cơ hội của việc nghĩa, việc có ích và giá
trị. Nhờ đó, cuộc sống này tăng thêm gia vị tình người.
2. Đức
tính cao thượng
Người tử tế nào cũng có trong cuộc sống của họ đức tính cao thượng, bao
dung, độ lượng. Người cao thượng không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng,
không phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình. Nhờ phẩm chất cao thượng, người tử
tế biết quan tâm tha nhân với động cơ trong sáng với hành động cao quý. Trong
mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm việc trên tinh thần
“quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm chí có thể hy sinh
các quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm để hướng đến đại cuộc.
Nói theo đức Phật, người tử tế với tâm cao thượng là người “vì phúc lợi, vì
an lạc, vì lợi ích cho số đông”. Với phẩm chất cao thượng, người tử tế sống rất
dung dị, thiết thân với cuộc sống, không ngừng nỗ lực phụng sự và đóng góp.
3. Biết
quan tâm và giúp đỡ nhau
Khi đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng các thực phẩm to hơn chúng,
dầu vất vã và nặng nhọc, chúng đã không quên chào hỏi nhau, thể hiện sự quan
tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa tình
người.
Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm
nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tha nhân làm cho cuộc sống trở nên
thân thiết, gần gũi. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người đang bí lối…
để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có.
Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa
hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức và trách nhiệm quan tâm đến người
thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời,
cao siêu, phi hiện thực. Từ những cái nhỏ nhặt, bình thương nhưng không tầm
thường, sự quan tâm của ta về cuộc đời sẽ giúp cuộc sống có ý nghĩa.
Các nghĩa cử như cha mẹ quan tâm chuyện học hành của con cái, con cháu quan
tâm đến sức khỏe của cha mẹ, làng xóm quan tâm lẫn nhau, mỗi người quan tâm đến
tha nhân trong tương quan xã hội… góp phần tạo nên văn hóa tình người. Quan
tâm, chào hỏi không phải là việc gì quá to lớn đến độ không làm được, do đó,
đừng để tâm mình trở nên khô khan, chai lì trước những bất hạnh của tha nhân.
Người thiếu quan tâm đến tha nhân chẳng khác nào có mắt mà không nhìn, có
tai mà không nghe, có mũi mà không thở, lủi thủi một mình, lầm lỳ, vô cảm! Quan
tâm bằng lời thưa hỏi. Quan tâm bằng hành động trợ giúp. Quan tâm bằng sự cho
đi… Đó là những nghĩa cử tạo nên niềm vui và hạnh phúc trong đời.
4. Biết
hiến tặng và ban cho
Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại trong tâm tưởng, mà cần
thể hiện qua hành động từ bi, nhân ái, vị tha, vô ngã. Người tử tế biết thống
thiết với nỗi đau của kiếp người, nên biết chia sẻ, hiến tặng, ban cho bằng cả
tấm lòng.
Giúp đỡ người khác thực ra làm cho chính mình trở nên cao thượng. Hiến tặng
cho người khác thực ra là đang góp nhặt phúc đức cho bản thân. Phụng sự cho
cuộc đời thực ra là đang làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa.
Không ai nghèo đến nỗi không thể cho người khác một cái gì. Cũng không ai
giàu đến nỗi có thể cho tất cả mọi người trên hành tinh này. Ai có tấm lòng đều
có thể ban cho. Chia cắt một phần chi tiêu không cần thiết của bản thân và gia
đình, tặng cho các mảnh đời kém may mắn hơn, là đang mang lại niềm hạnh phúc
với tâm niệm “ban cho như cứu khổ.”
Biết giúp đời, giúp người ta sẽ thấy rõ sống không phải là gom góp cho
riêng mình mà là ban tặng, dâng hiến. Như nguồn nước lưu thông, nước chảy đi
rồi lại chảy về, mang thêm phù sa bồi đắp… Người ban cho sẽ không mất đi những
thứ mình đang có, thực chất là làm cho những thứ mình sở hữu trở nên có ý nghĩa
hơn.
Cho người có hoàn cảnh ngặt nghèo một bát cơm, manh áo… là cho các con cá,
đôi lúc, không thể trì hoãn. Trong nhiều tình huống, ta không nên mặc cả với sự
cho. Trao tặng kiến thức, tư vấn nghề nghiệp, giúp đỡ cơ hội, chỉ dẫn lối đi… là
cho những chiếc cần câu, dù đòi hỏi tính công phu nhưng rất cần thiết.
Hiến tặng tạng, mô và hiến xác cho y học là đang trao tặng cho những người
hữu duyên cơ hội “được tái sinh” một lần nữa ngay trong kiếp sống hiện tại ngắn
ngủi này. Nâng đỡ người có khả năng, giúp đỡ người nghèo khó, dẫn dắt người bí
lối, truyền trao kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ sau… đều là những sự cho
có giá trị.
Cho một lời khuyên đúng tình huống có thể tạo nên sự lên dây cốt tinh thần.
Đưa tay xuống cứu vớt một mảnh đời, tạo cơ hội cho người ngã quỵ đứng thêm một
lần nữa… là những sự cho có ý nghĩa xây dựng cuộc sống.
Đừng lỗi hẹn với sự cho. Đựng chậm trễ và chần chừ. Đừng tiếc nuối và vô
cảm. Khi chết đi, không ai có thể mang theo bất cứ vật gì tùy thân. Do đó, khi
còn sống, đừng đánh mất cơ hội ban cho. Nói cách khác, người ban cho thì còn
hoài. Người giấu diếm, lẫn tiếc tài sản sẽ trở nên bủn xỉn, đôi lúc vô dụng.
Hãy tập thói quen ban cho, thay vì chỉ biết gom góp về…
Lòng tử tế còn có nhiều phẩm chất cao quý khác như chánh trực, can đảm, chí
công, vô tư, hy sinh, tận tụy… Lòng tử tế như một quặng mỏ, biết khai thác sử
dụng sẽ làm cho nó trở nên có giá trị hơn.
Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết đi. Hãy hít thở sự tử tế.
Hãy tiêu hóa sự tử tế. Hãy sống với sự tử tế.
Hãy trở thành người tử tế để không phải sống cuộc đời trong vô cảm, vô
tình, vô tâm, vô ơn, vô nghĩa.
*
Thượng tọa THÍCH NHẬT TỪ
Địa chỉ: Chùa Giác Ngộ, 92
Nguyễn Chí Thanh,
phường 3, quận 10, thành phố
Sài Gòn.
Email: thichnhattu@yahoo.com
.
.............................................................................................................
- Cập
nhật từ email tranchicuong27@yahoo.com.vn ngày 28.08.2016.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
TÀ SƯ
Trả lờiXóaHôm nay mình buộc phải chỉ đích danh một tà sư.
Đó là thượng tọa, tiến sĩ Phật học Thích Nhật Từ mà mình đã có lần đề cập, một "hành giả" nắm giữ nhiều chức vụ trong giáo hội, một sư "đại gia" trụ trì chùa trăm tỉ (mấy chùa liền), một MC của PTBH (ngoại cảm)...
Là người giảng Duy Thức học mà không hiểu Duy Thức là gì.
Là người giảng về Tịnh Độ mà không hiểu gì về Tịnh Độ.
Những "pháp ngôn" đáng khinh bỉ của ngài dựa theo chính trị, tuyên giáo, đám đông... mà uốn lưỡi.
Núp dưới danh nghĩa đạo Phật, tận dụng mọi cơ hội để bài xích tự do dân chủ, nhân quyền của Mĩ và phương Tây, phục vụ mục đích chính trị của bọn thân Tàu...
Đó là tâm địa nham hiểm, đầy tội lỗi của một tà sư, là sự u tối, vô minh của một tiến sĩ phá pháp...
Trích sau đây một phần "pháp ngôn" của ông ta:
"Chúng tôi xin trình bày chín chiến lược chính, mà hiện nay được xem là những mũi nhọn, dẫn đến thành quả cải đạo rất thành công của Công giáo và Tin Lành trên toàn cầu: Một - Núp sau các chiêu bài của phương Tây, nếu không khéo, chúng ta sẽ bị sập bẫy của các chủ nghĩa phương Tây, của các cường quốc phương Tây Âu, Mĩ. Ngoài ra các chiêu bài khác đó là họ đề cao tự do dân chủ, nhân quyền, mà các nước phương Tây đứng đầu là Mĩ, xem nó như là một bình phong rất đáng ngại, để tấn công những nước nghèo như Việt Nam và các nước khác ở châu Á, mở cửa cho phương Tây vào. Chúng ta mất đi rất nhiều các giá trị gốc..."