VƯƠNG TRIỀU HÁN
Năm 209 Tr.cn một cuộc khởi nghĩa to lớn của nông dân diễn ra do Trần Thắng
và Ngô Quảng lãnh đạo, làm cho nhà Tần hoàn toàn sụp đổ vào năm 206 Tr.cn.
Sau khi nhà Tần bị sụp đổ, Hạng Vũ Tôn Sở Hoài vương lên làm Hoàng đế, hiệu
là Nghĩa đế, Hạng Vũ tự xưng làm Tây Sở bá vương (gọi tắt là Sở Vương) đóng đô
ở Bành thành phong vương cho các tướng lĩnh, lập thành mười tám nước chư hầu.
Lưu Bang cũng là một trong những tướng lĩnh có công lớn trong việc đánh bại
nhà Tần. Sở Hoài Vương đã từng hứa ai vào được Hàm Dương trước sẽ được phong
vương. Lưu Bang đã vào được Hàm Dương trước tiên, nhưng Hạng Vũ cậy Hoài Vương.
Vì vậy Lưu Bang ôm mối hận trong lòng và chỉ chờ có thời cơ là đánh bại Hạng Vũ.
Năm 205 Tr.cn, Hạng Vũ bí mật giết chết Nghĩa Đế (Sở Hoài Vương). Vì vậy
các nước chư hầu bắt đầu nổi chống chọi với Hạng Vũ. Thừa cơ đó Lưu Bang nổi
dậy chống chọi với Hạng Vũ. Hạng Vũ lúc đầu có quân đông tướng mạnh nên giành
thắng lợi áp đảo. Lưu Bang yếu thế hơn nhưng nhờ có địa thế hiểm trở ở Hán
Trung, Ba Thục và Lưu Bang lại có nhiều mưu sĩ giỏi. Cuộc chiến giữa Lưu Bang
và Hạng Vũ là cuộc "Hán - Sở tranh hùng" diễn ra từ năm 205 Tr.cn đến
năm 202 Tr.cn. Cuối cùng Lưu Bang giành thắng lợi. Hạng Vũ bị thất bại ở thành
Cai Hạ, chạy đến đất Ô Giang (nay thuộc tỉnh An Huy) tự tử. "Hán - Sở
tranh hùng" đến đây kết thúc.
Lưu Bang được tôn lên làm Hoàng đế, hiệu là Cao Tổ Vương triều nhà Hán
chính thức được thành lập từ đây. Tuy nhiên trên thực tế nhà Hán được tính là
thành lập từ năm 206, khi Lưu Bang được phong làm Hán Vương ở đất Hán Trung, Ba
Thục.
Vương triều nhà Hán: Tây Hán và Đông Hán tồn tại tổng cộng được 397 năm.
Với 26 đời vua.
Thế thứ 26 đời đế vương nhà Hán cụ thể như sau:
1. HÁN CAO TỔ LƯU BANG
(256 Tr.cn - 194 Tr.cn)
Hán Cao Tổ tên là Lưu Bang, tự là Quý, quê quán làng Trung Dương, ấp phong
huyện Bái, quyện Tứ Thuỷ thuộc nước Tần thời chiến quốc (Nay là huyện Bía, tỉnh
Giang Tô). Thân sinh là Lưu Chấp Gia (thường được gọi là Lưu Thái Công), thân
mẫu là Vương Thuỷ.
Lưu Bang sinh năm Ất Tỵ 256 Tr.cn. Năm Lưu Bang ra đời cũng là năm Nhà Tần
diệt nhà Chu (Nhà Chu đến năm 256 đã bị diệt vong). Lưu Bang lớn lên có
vóc dáng cao lớn vạm vỡ trông rất đàng hoàng, cổ cao, mũi thẳng, râu quai nón,
mình cao bảy thước tám tấc. Tính tình rất rộng rãi đối xử với mọi người rất bao
dung và độ lượng. Lưu Bang thích làm điều thiện, ưa giúp đỡ người khác, nhưng
Lưu Bang cũng có tính phóng túng là mê cờ bạc và ham mê tửu sắc. Vốn xuất thân
từ nông dân nhưng Lưu Bang lại chán ghét công việc cày cấy và lại say mê tửu
sắc, thích gái đẹp, rượu ngon, nhưng cũng nhờ những đặc tính đó mà Lưu Bang
được bổ nhiệm làm đinh trưởng ở địa phương quê hương ông. Lúc bấy giờ Tần Thuỷ
Hoàng đang cai trị nhân dân Trung Quốc làm nhiều điều bạo ngược nên nhân dân
đứng lên khởi nghĩa khắp nơi. Năm 210 Tr.cn Tần Thủy Hoàng mất, một năm sau,
một cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã diễn ra với
quy mô vô cùng lớn, nghĩa quân do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo đã làm cho
nhà Tần sụp đổ mấy năm sau đó. Và trong thời gian trên, Lưu Bang cũng từ một
đình trưởng đã đứng về phía nghĩa quân chống lại nhà Tần.
Sở dĩ Lưu Bang đứng lên chống lại nhà Tần là do pháp luật của nhà Tần hết
sức nghiêm khắc, nhà Tần sử dụng đường lối pháp gia để trị nước, hễ vi phạm
luật là bị chém ngay tức khắc. Chính vì thế, Lưu Bang khi đang làm đình trưởng
ở địa phương, có một lần được lệnh áp tải một toán tù nhân của huyện Bái đến Lệ
Sơn đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành, trên đường phạm nhân bỏ trốn ngày càng
nhiều. Vì vậy Lưu Bang mà đến Lệ Sơn thì ông sẽ bị trị tội và Lưu Bang nghĩ
rằng đằng nào thì cũng chết, chi bằng cứ chống lại nhà Tần, biết đâu sẽ có ngày
giành được thiên hạ. Cho nên Lưu Bang đã thả nốt số tù nhân còn lại và trốn đi
cùng với mười dũng sĩ đó. Từ đấy Lưu Bang bắt đầu chiêu tập binh mã khởi nghĩa
chống lại nhà Tần.
Khi bắt đầu cầm quân, Lưu Bang đã khéo dựng một câu chuyện, đó là do mình
chém một con mãng sà to lớn, vì thế dũng sĩ ở khắp mọi nơi càng thêm kính nể
Lưu Bang và họ theo huyện lệnh ở huyên Bái, rồi dựng lên ngọn cờ chống lại nhà
Tần. Lưu Bang tự xưng là Bái Công, sau đó Lưu Bang dẫn nghĩa quân của mình đi
theo quân khởi nghĩa do Trần Thắng lãnh đạo và chịu sự chỉ đạo của Trần Thắng,
đó là năm 208 Tr.cn. Một năm sau, năm 207, Trần Thắng chết, Lưu Bang đã trở
thành Thủ lĩnh dẫn nghĩa quân đi dánh ở phía Tây, cùng lúc đó Hạng Vũ dẫn quân
nước Sở đánh lên phía Bắc, chiến đấu với quân Tần do tướng Chương Hàm thống
lĩnh.
Hạng Vũ vốn là cháu của Hạng Lương. Người nước Sở, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
từ đất Sở kéo sang Tần. Hạng Vũ cũng là một dũng sĩ. Hạng Vũ và Lưu Bang đã
thoả thuận với nhau, nếu ai vào được Hàm Dương trước thì sẽ được phong vương.
Do có trí lực Lưu Bang nhanh chóng vượt qua Nam Dương vượt Vũ Quang, tiến thẳng
đến kinh đô Hàm Dương của nước Tần. Tháng 10 năm 206 Tr.cn quân của Lưu Bang
tiến vào Hàm Dương, Vua Tần là Tần Tử Anh đã đầu hàng. Vương triều nhà Tần đến
đây bị diệt vong. Như vậy là Lưu Bang đã vào Hàm Dương trước Hạng Vũ. Lưu Bang
đã cho niêm phong các phòng, phủ và kho tàng cung điện của nhà Tần; đồng thời
Lưu Bang hạ lệnh cho quân lính của mình không được giết người vô tội, nếu ai
giết người thì phải đền mạng và Lưu Bang còn cho bãi bỏ tất cả những luật pháp
của nhà Tần chính vì việc làm có nhân nghĩa này của Lưu Bang đã làm thoả mãn,
khát vọng của nhân dẫn thời chiến quốc cho đến lúc bấy giờ, nên nhân dân nước
Tần hết sức vui mừng, ca ngợi Lưu Bang không ngớt lời. Như vậy là Lưu Bang lúc
đầu đã được lòng dân.
Nhưng thế lực của Lưu Bang lúc bấy giờ so với Hạng Vũ còn yếu, dù Hạng Vũ
đã vào Hàm Dương sau Lưu Bang, nhưng cậy có binh hùng tướng mạnh, với hơn 40
vạn quân, Hạng Vũ đã không thực hiện lời giao ước với Lưu Bang. Và Hạng Vũ còn
cho đốt phá kinh thành Hàm Dương, Lửa thiêu cung A Phòng hơn ba tháng đỏ rực cả
một vùng Trời. Lưu Bang vì yếu thế nên phải nhường kinh đô Hàm Dương lại cho
Hạng Vũ, còn mình thì rút quân về Ba Thục. Hán Trung làm Hán Vương. Lúc đầu tuy
trong lòng thuần phục nhưng Lưu Bang thực sự là chờ cơ hội thuận lợi để đánh
bại Hạng Vũ.
Lưu Bang vào Ba Thục thu nạp hiền tài, những tướng giỏi của Hạng Vũ như Hàm
Tín, nhưng Hạng Vũ vốn hẹp hòi, không biết người anh hùng, chỉ cho Hàn Tín giữ
chức quan nhỏ đó là chức Lang Trung thấp kém, Lưu Bang đã tìm cách lôi kéo và
thu phục được Hàn Tín và phong cho Hàn Tín làm đại tướng. Năm 206 Tr.cn cuộc
chiến tranh cuối cùng cũng diễn ra. Sau 4 năm chiến tranh cuối cùng thắng lợi
hoàn toàn thuộc về Lưu Bang. Năm 202 Tr.cn, Lưu Bang đã thống nhất toàn bộ
thiên hạ, nhà Tây Hán chính thức được thành lập từ đây.
Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Lưu Bang đã áp dụng hàng loạt các biện pháp để
củng cố nền thống trị của mình, như hạ lệnh giảm nhẹ tô thuế theo suất mười lăm
năm thu miễn trừ phu phen cho quân lính xuất ngũ. Và theo công trạng trong cuộc
chiến tranh mà thưởng đất đai nhà ở, ra lệnh cho dân chúng lưu tán khắp nơi trở
về quê quán làm ăn, trả lại chức tước rộng đất và cung cấp thêm cho họ. Tuyên
bố cho các nô tì bán thân được làm dân thường, thi hành chính sách trọng nông
ức thương, phát triển mạnh mẽ kinh tế nông thôn.
Nhưng bản chất của Lưu Bang vẫn không thoát khỏi tầm thường, đó là những
hạn chế của Lưu Bang, để bảo vệ, củng cố quyền lực của mình Lưu Bang đã chặt
bớt các vây cánh của mình. Những công thần những người đã có công lớn giúp mình
giành được thiên hạ như Hàn Tín. Anh Bố và Bành Việt đều bị Lưu Bang tìm cách giết
chết, việc làm của Lưu Bang tuy độc ác nhưng đó là một điều tất yếu. Chính vì
vậy mà sau đó tình hình kinh tế chính trị xã hội phát triển ổn định, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân Trung Hoa lúc bấy giờ được ổn định và được
nâng cao. Điều đó cho thấy Lưu Bang là một người thông minh và tài giỏi và đặc
biệt là việc biết dùng nhân tài để giúp mình việc thống nhất và cai trị thiên
hạ.
Năm Đinh Mùi 194 Tr.cn. Lưu Bang bị bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ được 62
tuổi. Tổng cộng thời gian làm vua của Lưu Bang là 12 năm (tính từ năm 206 Tr.cn
- 194 Tr.cn). Sau khi chết Lưu Bang được chôn ở trường Lăng và miếu hiệu thường
được gọi là Hán Cao Tổ. Lưu Bang từ một dân thường áo vải mà trở thành một vị
hoàng đế lập ra nhà Đại Hán, kết thúc một cách triệt để chế độ thế khanh thế
lộc mấy nghìn năm, mở ra một cục diện những tướng quốc áo vải, ảnh hưởng của
Lưu Bang với lịch sử Trung Quốc là rất lớn.
2. HÁN HUỆ ĐẾ LƯU DOANH
(211 Tr.cn - 187 Tr.cn)
Hán Hệ Đế tên là Lưu Doanh là con của Hán Cao Tổ Lưu Bang, mẹ Lưu Doanh là
Lã Trĩ. Năm 211 Tr.cn Lưu Doanh được sinh ra tại huyện bái tỉnh Giang Tô ngày
này.
Khi Lưu Bang áp giải từ tội phạm đến Lệ Sơn và đã thả số tội phạm đó rồi bỏ
trốn. Vì vậy Lưu Doanh, cùng mẹ và chị gái tức Lỗ Nguyên Công Chúa sau này, bị
liên luỵ bị giam vào nhà đá. Nhưng lúc đó nhờ có cuộc khởi nghĩa to lớn của
nông dân do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo, nhiều nhà tù của nhà Tần đã bị
phá huỷ. Vì vậy mẹ con Lưu Doanh đã thoát ngục. Đến năm 206 Tr.cn nhà Tần sụp
đổ, Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, sau đó gặp lại Lưu Doanh. Lưu Bang vào Ba Thục
- Hán Trung được phong Vương và Lưu Bang đã lập ra nhà Tây Hán, vì vậy Lưu Bang
đã phong cho Lưu Doanh làm Hán Vương khi đó Lưu Doanh mới 5 tuổi. Năm 204 Tr.cn
Lưu Doanh được lập làm thái tử. Ngôi Thái tử của Lưu Doanh sau này bị đe doạ
bởi vì Lưu Bang vốn háo sắc đã say mê Thích Phu Nhân và Thích Phu Nhân lại sinh
ra được Triệu Vương Như ý. Lưu Bang được sự tỉ tê của Thích Phu Nhân, đã nhiều
lần hỏi ý kiến các đại thần về việc phế bỏ thái tử Lưu Doanh để đưa Triệu Vương
Như ý lên thay. May nhờ có mẹ của mình là Hoàng hậu tìm mọi cách để thuyết phục
Lưu Bang. Cuối cùng ngôi vị thái tử của Lưu Doanh cũng được đảm bảo.
Năm 194 Tr.cn Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh là thái tử nên được
lên ngôi kế vị, lấy hiệu là Huệ Đế: Tuy lên làm vua nhưng kỳ thực Lưu Doanh
không hề có thực quyền mà mọi việc hoàn toàn do Thái hậu Lã Trĩ buông rèm nhiếp
chính.
Mẹ của Huệ Đế vốn gian xảo, độc ác muốn dùng họ Lã sẽ nắm hết quyền lực,
không muốn cho quyền lực rơi vào tay dòng dõi họ Lưu, cho nên kể cả việc Huệ Đế
lấy vợ cũng bị Thái hậu ép. Thái hậu đã cưới cô cháu ruột của Huệ Đế, tức là
con gái của Lỗ Nguyên Công chúa cho Huệ Đế, sau đó lập lên làm Hoàng hậu. Nhưng
hoàng hậu mới chỉ là một đứa bé, hơn nữa đó là một việc từ xưa tới nay chưa hề
có nó vi phạm đến luân thường đạo lý, mà Lưu Doanh lại là người nhân hậu nên vô
cùng đau buồn và không hề động chạm đến cô cháu gái đồng thời là hoàng hậu của
mình.
Mặt khác khi Huệ Đế biết được thái hậu đã độc ác trả thù mẹ con Thích Phu
Nhân một cách dã man mất hết tính người thì Huệ Đế vô cùng kinh tởm những việc
làm đó của mẹ mình. Nhưng không làm gì được. Cuối cùng Huệ Đế đắm chìm vào tửu
sắc, không hỏi han gì đến việc triều chính mà chỉ muốn chết thôi và thời gian
cứ như vậy trôi qua được bốn năm nữa, Huệ Đế Lưu Doanh đau buồn mà chết làm vua
được bảy năm, hưởng dương được 24 tuổi nhưng lúc chết vẫn chưa có con nối dõi.
Đó là năm 187 Tr.cn. Và khi Huệ Đế chết mọi việc triều chính nhà Hán đã do Lữ
hậu điều hành.
3. LÃ HOÀNG HẬU LÃ TRĨ
(241 Tr.cn - 188 Tr.cn)
Lã Hoàng hậu, tên là Lã Trĩ, tự là Hử Ngư. Sinh năm Canh Thân 241 Tr.cn,
quê ở Đôn Phụ Sơn Dương (nay là huyện Đơn tỉnh Sơn Đông). Thân sinh của Lã Trĩ
là Lã Công. Lã Công sau khi đến ở huyện Bái, quen biết Lưu Bang. Lã Công đã đem
gả Lã Trĩ cho Lưu Bang. Nhưng Lưu Bang rất hào sáng, phóng đãng, thích rượu chè
với bạn bè, đã hám rượu lại say mê tửu sắc. Lưu Bang còn thường tụ tập bạn bè
để đánh bạc. Vì vậy, khi Lã Trĩ lấy Lưu Bang, thì Lưu Bang lúc đó vẫn đang còn
rất nghèo, nhưng Lưu Bang vẫn quen thói ăn chơi; cho nên mọi kế sinh nhai lo
cho gia đình trong nhà đều do sự vun vén chăm lo của Lã Trĩ.
Lã Trĩ từ khi lấy Lưu Bang, không hề tỏ ra chê bai ghét bỏ, thấm thoát mấy
năm trôi qua. Lã Trĩ từ một cô tiểu thư yêu kiều đã trở thành một người nông
dân thực sự quanh năm vất vả ra ngoài đồng cày cấy để nuôi cả nhà. Lã Trĩ sinh
được hai người con, một trai, một gái con trai đặt tên là Lưu Doanh (tức Hán
Huệ Đế sau này) còn người con gái chính là Lỗ Nguyên Công Chúa sau này. Lưu
Bang làm một chức quan nhỏ ở trong huyện Bái. Một lần dẫn tù binh nhưng do trễ
hẹn vì đường đi khó. Pháp luật nhà Tần lúc bấy giờ rất hà khắc, việc Lưu Bang
không dẫn tù binh đúng hẹn đến nơi giải tù binh thì sẽ bị trị tội rất nghiêm.
Lưu Bang biết mình đã lỡ hẹn phải chịu tội, Lưu Bang không cam chịu, liền dẫn
tù binh đến Lệ Sơn, sau đó thả tù binh và bỏ trốn. Vợ con Lưu Bang bị liên luỵ.
Lã Trĩ và hai con bị quan phủ tóm cả đi giam vào nhà đá. Nhưng sau đó Lã Trĩ
may mắn thoát được, vì lúc bấy giờ quân khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng
đã đánh vào đến huyện Bái và phá nhà lao, cho nên Lã Trĩ đã được thả ra.
Về phần Lưu Bang cũng đi theo quân khởi nghĩa và làm tướng lớn của quân
khởi nghĩa.
Năm 206 Tr.cn Lưu Bang vào Hàm Dương. Hạng Vũ cũng vào Hàm Dương. Vương
triều nhà Tần bị tiêu diệt. Sau đó xảy ra cuộc chiến tranh "Hán - Sở tranh
hùng" rong thời gian đó Lã Trĩ dẫn hai con bỏ chạy khởi huyện Bái, trước
khi quân của Hạng Vũ đến, nhưng khi chạy đến Bào Trung thì bị lạc đường và Lã
Trĩ đã bị quân của Hạng Vũ bắt được, còn Lưu Doanh và Lỗ Nguyên thì may mắn
thoát được và gặp được Lưu Bang.
Tháng 9 năm 206 Tr.cn chiến tranh "Hán - Sở" tạm ngừng và Lã Trĩ
đã được Hạng Vũ đem Trả lại cho Lưu Bang. Vì vậy gia đình Lã Trĩ được đoàn tụ.
Năm 202 Tr.cn cuộc chiến tranh "Hán - Sở tranh hùng" kết thúc.
Lưu Bang giành thắng lợi. Sau khi bình định được thiên hạ, Lưu Bang lên ngôi
hoàng đế. Lã Trĩ được phong làm chính cung Hoàng hậu. Và từ đây cuộc đời của Lã
Hậu bắt đầu thay đổi. Vốn là một phụ nữ cứng cỏi. Quyết đoán và không phải là
một người đàn bà bình thường, Lã Trĩ vốn là một con người đầy thủ đoạn và gian
ác. Thỏ chết thì chó săn và chim ưng bị giết, đó là thuật dùng người thường
thấy ở các hoàng đế Trung Hoa. Lưu Bang sau khi đánh bại Hạng Vũ lên ngôi hoàng
đế. Các công thần như Hàn Tín Anh Bố và Bình Việt Lưu Bang đều có ý trừ khử.
Mọi việc này Lưu Bang đã được người vợ của mình là Lã hậu bày mưu tính kế, vì
vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Hàn Tín, Anh Bố và Bành Việt đều bị giết chết
một cách thê thảm. Lưu Bang thấy Lã hậu có mưu mẹo, nhưng cũng quá độc ác và từ
đó không dám coi thường Lã hậu.
Nhưng Lưu Bang vốn là một kẻ háo sắc, sau khi bình định được thiên hạ Lưu
Bang thường đi tìm nhiều người con gái đẹp để thoả mãn dục vọng của mình. Và
người được Lưu Bang sùng ái nhất là Thích Phu Nhân. Vì vậy Lã Hậu nổi thói ghen
và căm ghét Thích Phu Nhân đến xương tuỷ. Nhưng vì Lưu Bang còn sống nên Lã hậu
không dám làm gì. Lòng yêu mến bị mất đi nhưng dòng dõi vẫn giữ lại được. Lã
hậu phải ngậm hòn nuốt giận hơn 10 năm trời cho đến khi Lưu Bang qua đời vào
năm 194 Tr.cn. Lưu Bang đã mất bốn ngày, nhưng Lã hậu vẫn chưa cho phát tang,
vì Lã hậu định diệt trừ các công thần vây cánh, của nhà họ Lưu, nhưng do thế
lực của nhà họ Lưu còn quá mạnh. Lã hậu bèn quyết định làm tờ di chiếu cho Thái
tử Lưu Doanh lên nối ngôi (tức là Hán Huệ Đế). Còn mình thì lên làm thái hậu,
và đích thân điều hành triều chính. Và cũng bắt đầu từ đấy những thủ đoạn chính
trị, những cuộc trả thù độc ác và tàn khốc của Lã hậu thật vô cùng kinh khủng.
Việc đầu tiên là Lã hậu trả thù Thích Phu Nhân, Thích Phu Nhân bị phạt
xuống làm cung nô, mặc quần áo tù, hàng ngày giã gạo từ sáng đến tối. Để đề
phòng Thích Phu Nhân không may chống lại, Lã hậu dùng một kế độc ác nhất, cho
chặt chân tay của Thích Phu Nhân đi, mái tóc óng ả của Thích Phu Nhân bị gọt
trọc. Lã hậu còn cho móc cả mắt và dùng thuốc tống vào tai cho điếc rồi đổ thuốc
vào mồm cho Thích Phu Nhân uống để cho Thích Phu Nhân không nói được nữa và trở
thành người câm. Chưa dừng lại ở đó. Lã hậu còn thả Thích Phu Nhân vào một cái
chuồng kín đó là một cái nhà xí gọi là "chuồng lợn". Lã hậu còn cho
gọi Hán Huệ Đế đến xem. Hán Huệ Đế vốn là người có từ tâm nhìn cảnh tượng thê
thảm ấy Hán Huệ Đế chợt khóc rống lên. Hán Huệ Đế Lưu Doanh thấy mẹ mình sao
quá độc ác, phẫn uất kêu lên: - "Đây có phải do con người gây ra không? Ta
là con của Thái hậu, Thái hậu gây ra như thế này ta còn mặt mũi nào mà trị
thiên hạ nữa".
Sau đó Lã hậu còn sai người giết chết Triệu Vương Như Ý của Thích Phu Nhân.
Trả thù xong Thích Phu Nhân. Lã Hậu liền tuyển Hoàng Hậu cho Hán Huệ Đế Lưu
Doanh. Lã Hậu đã làm một việc kỳ quặc xưa nay chưa từng có, đó là đem con gái
của Lỗ Nguyên Công Chúa lúc đó mới chỉ là một đứa bé. Lã Hậu làm như thế không
còn coi luân lý ra gì. Cho nên Hán Huệ Đế Lưu Doanh vô cùng buồn và suốt ngày
đau khổ. Sức khoẻ sa sút, sau bảy năm làm vua, nhưng kỳ thực chỉ là một hoàng
đế bù nhìn. Năm 187 Tr.cn Hán Huệ Đế qua đời. Nhưng Hán Huệ Đế không có con
trai nối ngôi, Lã Hậu lập một đứa bé lên nối ngôi. Đứa bé đó được nói dối là
con của Hán Huệ Đế Lưu Doanh. Sau đó giang sơn như họ Lưu đã hoàn toàn rơi vào
tay nhà họ Lã. Anh em con cháu của Lã Hậu được phong tước vị và có đến bốn
người nhà họ Lã đã được Lã Hậu phong làm vương. Mục đích duy nhất của Lã Hậu là
củng cố quyền thống trị của mình.
Cũng trong năm 187 Tr.cn. Lã hậu đã giết chết Thiếu Đế để rồi tự mình lên
cầm quyền binh. Những năm cuối đời Lã Hậu muốn sau khi mình chết đi, quyền lực
giang sơn nhà Đại Hán sẽ vào tay nhà họ Lã nên Lã hậu đã giết chết rất nhiều
các vương công đại thần thuộc phe cánh của nhà họ Lưu. Nhưng ý đồ chính trị của
Lã hậu cuối cùng đã không thành. Và năm 180 Tr.cn Lã hậu đã mất, hưởng thọ được
61 tuổi. Sau khi Lã Hậu mất, tập đoàn nhà họ Lã nhanh chóng bị các vương hầu
nhà Hán tiêu diệt.
Như vậy, sau tám năm nhiếp chính, Lã Hậu một người đàn bà quyết đoán cứng
cỏi và độc ác, cuối cùng cũng đã gieo hoạ cho dòng họ Lã. Và từ đó trở đi nhà
Hán do Lưu Bang sáng lập ra lại bước vào thời kỳ phát triển ổn định và kéo dài
tồn tại được vài trăm năm nữa.
4. HÁN VĂN ĐẾ LƯU HẰNG
(201 Tr.cn - 157 Tr.cn)
Hán văn đế tên là lưu hằng sinh năm tân tị 201 Tr.cn. Thân sinh là hán cao
tổ (Lưu Bang) thân mẫu là Bạc Thị. Năm 193 Tr.cn Lưu Hằng được Hán Huệ Đế Lưu
Doanh Phong cho làm Vương ở đất Đại, định đô ở Tấn Dương và Lưu Hằng lúc đó
thường được gọi là Đại Vương.
Sau khi Hán Huệ Đế mất năm 187 Tr.cn, Lữ Hậu lên nắm giữ quyền triều chính.
Bảy năm sau Lã Hậu mất tập đoàn nhà họ lữ đã bị các đại thần nhà họ lưu như Chu
Bột và Trần Bình tiêu diệt. Tập đoàn nhà họ Lã vừa bị tiêu diệt các quan đại
thần đã bàn việc lập người lên kế vị ngôi hoàng đế. Đại vương Lưu Hằng đã được
mọi người đồng ý lập lên làm vua. Nhưng lúc đó Lưu Hằng đang ở đất Đại cho nên
Trần Bình và Chu Bột liền cho người đến đất đại đón Lưu Hằng vào cung.
Lưu Hằng về đến kinh đô Tràng An thì được thừa tướng Trần Bình cùng các
quan đại thần vui mừng chúc tụng tôn lên làm thiên tử. Tức là Hán Văn Đế, đó là
năm Nhâm Tuất 179 Tr.cn lúc bấy giờ Hán Văn Đế mới 22 tuổi.
Sau khi lên làm vua Hán Văn Đế cho người đến đất Đại đón thân mẫu là Bạc
Thị về cung và tôn Bạc Thị lên làm Hoàng thái hậu và phong cho Đậu Thị làm
Hoàng hậu, Hán Văn Đế còn xuống chiếu gia thưởng các công thần.
Trong lịch sử Trung Quốc Hán Văn Đế được xem là một trong những ông vua nổi
tiếng về tiết kiệm. Hán Văn Đế đã từng đích thân đi cày ruộng tịch điền để đơm
sôi cúng tổ tiên. Hán Văn Đế còn cho Hoàng Hậu Đậu Thị tự chăm lo việc kéo tơ
dệt lụa để phụng chế quần áo cúng tế, đối với các công chúa đồ vật yêu thích
như màn trướng cũng tuyệt nhiên không được thêu hoa không được xa xỉ v.v...
Hán Văn Đế một lòng lo yên nước trị dân, vừa dùng chính sách vừa lấy lòng
nhân từ, Hán Văn Đế ra tay cấp đỡ cho người nghèo, nuôi nấng người già cả cô
đơn, sai đồ sứ đi tuần hành trong thiên hạ để phân biệt những quận huyện nào
tốt xấu. Hán Văn Đế còn lệnh cho các quan lại ở các địa phương không được cống
những đồ quý giá, để ngăn chặn sự ăn chơi và hoang phí. Chính vì vậy mà Hán Văn
Đế nổi tiếng là Hoàng đế tiết kiệm. Cho nên chỉ mấy năm sau khi Hán Văn
Đế lên làm vua đất nước thanh bình, xa gần đều vui vẻ nhân dân yên ổn làm
ăn.
Nhưng lúc bấy giờ Nam Việt Vương là Triệu Đà vừa đánh bại được nước Âu Lạc
của Thụa Phán An Dương Vương. Triệu Đà cậy có thế lực mạnh ngồi xe hoàng ốc,
dựng cờ tả dạo tự xưng là hoàng đế. Chống lại nhà Hán thừa tướng Trần Bình định
cử binh thảo phạt Triệu Đà. Nhưng Hán Văn Đế cho rằng dùng binh đao chỉ khiến
cho quân đội mỏi mệt mà thắng bại còn chưa biết ra sao. Vì vậy Hán Văn Đế đã
thảo một bức thư dài, sai người đưa đến cho Triệu Đà nội dung chính của bức thư
Hán Văn Đế muốn nói với Triệu Đà hãy bỏ hiềm khích cũ, từ nay về sau thông sứ
qua lại như xưa và Triệu Đà hãy nên thuần phục nhà Hán. Triệu Đà sau khi xem
song thư của Hán Văn Đế đã rất cảm động và nói rằng mãi mãi sẽ làm phiên phục
đối với nhà Hán. Như vậy về mặt ngoại giao này và cả bốn vợ đều thán phục Hán
Văn Đế.
Nhưng mặt khác Hán Văn Đế lại say đắm ba người con trai và thường
"quan hệ" ân ái với họ như những người đồng tính, luyến ái với nhau.
Ba người con trai được Hán Văn Đế yêu thích có tên là Đặng Thông, hoạn quan
Triệu Đồng, và Bắc cung Bá Tử. Trong ba tên đó, thì Đặng Thông vốn không có gì tài
giỏi, nhưng trông hắn như tiên nữ, lại khôn khéo chăm sóc Hán Văn Đế từng li
từng tí. Vì vậy Hán Văn Đế đã đem đến cho Đặng Thông một cuộc sống phú quý trên
cả vương hầu. Một bước lên tận trời cao. Đặng Thông tiểu nhân đắc chí nên hết
sức hợm hĩnh, thực ra sở dĩ Đặng Thông được Hán Văn Đế ưa thích là vì một lần
Hán Văn Đế nằm mộng thấy mình đăng ở trên không trung chỉ cách linh tiêu Bảo
điện có vài sải tay, định nhún mình bay lên nhưng không đủ sức cơ hồ sẽ bị rơi
xuống đất. Đúng vào lúc đó, bỗng thấy một người đội mũ vàng cũng đăng ở trên
không thấy Hán Văn Đế không đủ sức bay lên, vội bay gần tới trước, dùng hai tay
đỡ chân Hán Văn Đế lấy hết sức nâng lên, Hán Văn Đế mới tới trời. Hán Văn Đế
thấy ơn người đó quá, cúi nhìn xuống dưới chỉ thấy sau lưng cái bóng anh ta và
phía dưới bóng, áo rách một lỗ rất to. Hán Văn Đế đang định gọi thì giật mình
tỉnh dậy và Hán Văn Đế tình cờ gặp người trong mộng, người đó chính là Đặng
Thông do Đặng Thông khi gặp Hán Văn Đế có mặc một cái áo đằng sau lưng có lỗ
thủng rất to giống như người mặc áo rách trong giấc mơ. Và từ đó Đặng Thông
thăng quan tiến chức ngày một to. Hán Văn Đế lại còn cho Đặng Thông cai quản mỏ
đồng ở quan thục, cho phép Đặng Thông tự đúc lấy tiền, việc làm này của Hán Văn
Đế xem ra có một chút hơi bất thường. Chính vì nhờ được tự đúc tiền mà Đặng
Thông đã thuộc loại giàu sang bậc nhất thiên hạ, thậm chí chẳng kém gì thiên
tử. Và điều đó cũng đã làm cho thiên hạ có nhiều đàm tiếu, và rất đông trong
những người ghen ghét Đặng Thông có thái tử Lưu Khải, và sau này khi lên làm
vua Lưu Khải đã giết chết Đặng Thông và tịch thu toàn bộ gia sản của Đặng Thông.
Còn về phần Hán Văn Đế, vài năm sau, năm 157 Tr.cn Hán Văn Đế bỗng nhiên bị
ốm nặng và do bị bệnh trĩ thuốc thang không có hiệu quả và đã đến lúc hấp hối.
Cuối cùng vào tháng 6 năm 157 Tr.cn. Hán Văn Đế băng hà tại cung Vị Ửởng ở
Trường An, hưởng dương được 44 tuổi. Tổng cộng Hán Văn Đế ở ngôi được 22 năm.
Sau khi chết Hán Văn Đế được chôn ở Bá Lăng. Miếu hiệu thường được gọi tắt là
Văn Đế.
5. HÁN CẢNH ĐẾ LƯU KHẢI
(188 Tr.cn - 141 Tr.cn)
Hán Cảnh Đế Lưu Khải sinh năm 188 Tr.cn là con của Hán Văn Đế Lưu Hằng. Năm
Lưu Khải được sinh ra thì Lưu Hằng mới 13 tuổi, và đến năm Nhâm Tuất 179 Tr.cn
khi Lưu Hằng được lập làm vua thì Lưu Khải 9 tuổi được lập làm thái tử. Và
trong suốt 21 năm làm thái tử thì địa vị của Lưu Khải không hề bị lung lay do
không có người tranh chấp, khi vua cha Lưu Hằng băng hà. Lưu Khải đã lên kế vị
vua cha đó là năm 157 Tr.cn khi vừa tròn 31 tuổi.
Sau khi lên làm vua được 8 năm đến năm 149 Tr.cn Lưu Khải lấy niên hiệu là Trung
Nguyên và niên hiệu này kéo dài được 6 năm đến năm 143 Tr.cn lại đổi niên hiệu
là Hậu Nguyên.
Từ khi lên làm vua, Lưu Khải đã củng cố quyền lực của Chư hầu, xoá bỏ tình trạng "đuôi to khó vẫy" và ra
sức dẹp yên bảy nước phiến loạn, tăng mạnh Trung ương tập quyền.
Lưu Khải tất cả có hơn 10 người con trai và đến năm Trung Nguyên thứ nhất
149 Tr.cn Lưu Khải đã lập người con thứ 9 là Lưu Triệt lên làm thái tử - tức
Hán Vũ Đế sau này, Lưu Khải còn lập vương thị làm Hoàng hậu. Nhưng về đời tư
hầu như các vị đế vương nhà Hán thường mắc bệnh háo sắc và đặc biệt là việc ái
mộ sủng ái nam sắc của các vị đế vương nhà Hán. Cũng giống như vua cha của mình
là Lưu Hằng, Lưu Khải cũng có điểm giống với phụ hoàng của mình, nhưng xem ra
còn hơi thua kém chút ít trong việc ban thưởng tiền bạc cho nhân tình của mình.
Tình hình đất nước thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải làm vua vẫn bình thường đất
nước không có nhiều biến động, nên suốt 16 năm làm vua Lưu Khải chủ yếu là ăn
chơi và hưởng lạc nên Hán Cảnh Đế Lưu Khải không có công dụng gì đáng lưu danh
sử sách như người con Lưu Triệt của mình khi lên làm vua.
Năm 141 Tr.cn Hán Cảnh Đế Lưu Khải qua đời tại cung Vị Ưởng, hưởng dương
được 47 tuổi. Sau đó người kế vị Hán Cảnh Đế là thái tử Lưu Triệt.
6. HÁN VŨ ĐẾ LƯU TRIỆT
(156 Tr.cn - 87 Tr.cn)
Hán Vũ Đế tên là Lưu Triệt, tự là Thông sinh năm Ất Dậu 156 Tr.cn. Lưu
Triệt là con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế Lưu Khởi, thân mẫu là Vương Thị.
Năm Kỷ Sửu 152 Tr.cn, Lưu Triệt được phong làm Giao Đồng Vương, khi đó Lưu
Triệt mới 4 tuổi. Ba năm sau, năm Nhâm Thìn 149 Tr.cn Lưu Triệt được lập làm
thái tử. Tám năm sau, năm Canh Tý 141 Tr.cn. Hán Cảnh Đế mất tại cung Vị Ương,
Trường An. Lưu Triệt lúc đó đang làm thái tử nên được lên kế vị, lúc bấy giờ
Lưu Triệt mới 15 tuổi.
Lưu Triệt lên làm vua hiệu là Hán Vũ Đế, và một năm sau năm Tân Sửu 140
Tr.cn Hán Vũ Đế đặt niên hiệu là Kiến Nguyên, đồng thời đây cũng là niên hiệu
đầu tiên được đặt của một đế vương và từ đó về sau, các Hoàng Đế Trung Quốc đều
đặt niên hiệu cho riêng mình.
Kể từ khi lên làm vua, Hán Vũ Đế đã thực hiện nhiều biện pháp để đưa đất
nước ngày càng trở nên hùng mạnh trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh
tế và ngoại giao đều được Hán Vũ Đế thi hành một cách xuất sắc.
Về mặt chính trị đối nội, Hán Vũ Đế đã chủ trương thi hành chính sách dẹp
hết bách giá, chỉ để cho Nho giáo được độc tôn. Hán Vũ Đế tăng cường chế độ tập
quyền ở Trung ương, thi hành sách lược tiêu diệt các vương quốc nhỏ bé đánh vào
bọn cường hào, tăng cường quyền lực của hoàng đế.
Về mặt đối ngoại: Hán Vũ Đế đã khuyếch trương thế lực, ngăn chặn được cuộc
xâm lược lúc nào cũng phải bận tâm của Hung Nô ở phương bắc từ thời chiến quốc.
Đồng thời để tỏ rõ mối tình hoà hiếu bang giao với Hung Nô. Hán Vũ Đế còn đem
các công chúa nhà Hán gả cho các vua Hung Nô.
Nhưng Hán Vũ Đế lại thi hành nhiều chính sách bóc lột nhân dân thậm tệ, vét
hết, vét sạch của cải trong dân, nên xem ra Hán Vũ Đế không được lòng dân lắm.
Năm Đinh Mùi 134 Tr.cn. Hán Vũ Đế đổi niên hiệu là Nguyên Quang. Và đến năm Quý
Sửu 128 Tr.cn Hán Vũ Đế lại đổi niên hiệu là Nguyên Sóc. Năm Giáp Dần 127 Tr.cn
Hán Vũ Đế nghe theo lời của Trung Đại phu Chu Phụ Yến, cho ban hành lệnh bắt
đầu chia phiên quốc như việc chư hầu phải gia ân cho con em, chia đất phong
vương, mục đích của Hán Vũ Đế là vừa tước bớt thế lực, chư hầu, vừa làm cho con
em họ vui mừng. Năm sau Ất Mão 126 Tr.cn. Hán Vũ Đế lại cho Trương Khiện đi sứ
Tây Vực lần thứ hai, (lần thứ nhất Hán Vũ Đế phải Trương Khiên đi sứ Tây Vực là
vào năm 138 Tr.cn, và Trương Khiên đã phát minh ra con đường tơ lụa nổi tiếng
của Trung Quốc) mục đích là để giao lưu buôn bán giữa Trung Quốc với các nước
Tây Vực và để các nước biết đến Trung Hoa.
Về mặt tư tưởng Hán Vũ Đế nghe theo chủ trương của Đổng Trọng Thư (179
Tr.cn - 104 Tr.cn) ban lệnh "Bãi truất Bách Gia", độc tôn Nho gia. Ở
Kinh Đô Trường An thiết lập thái học (đây là trường đại học đầu tiên của Trung
Quốc) tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy mà Nho gia đã
trở thành trường phái chính trị với nội dung là "nhân, lễ, nghĩa trí"
luôn luôn giữ được địa vị thống trị ở Trung Quốc nó kéo dài gần 2000 năm ở
Trung Quốc suốt thời kỳ phong kiến về sau.
Về mặt kinh tế, Hán Vũ Đế ban hành nhiều chính sách quan trọng đặc biệt là
năm 119 Tr.cn. Hán Vũ Đế cho khai thác muối và sắt thép. Hán Vũ Đế bổ nhiệm
Đông Quách Hàm Dương và khổng Cận làm Đại Nông vừa nắm độc quyền về muối, sắt,
thép, đánh mạnh vào bọn phú thương to lớn cho ngân khố triều đình.
Sau nhiều lần đấu tranh với bọn cường hào cuối cùng Hán Vũ Đế đã giành được
thắng lợi trong việc tiêu huỷ các loại đồng tiền mà cả nước chỉ thống nhất tiêu
loại ngũ Chu Tiền do Trung ương đúc ra.
Từ Kinh đô Trường An, Hán Vũ Đế còn cho xây dựng mạng lưới thương nghiệp là
đầu não Trung tâm kinh tế của cả nước, đặt các chức quan ở Bình Chuẩn, Quan
Quân chỉ chuyển lo vận chuyển mậu dịch ổn định giá cả, tất cả mọi mặt đều tốt,
vì vậy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời trong năm 119 Hán Vũ Đế còn cho đại quân đông đúc từ 10 đến 20
vạn đánh phá Hung Nô, nhiều lần giành thắng lợi, quân Hung Nô bại trận, người
và của tổn thất rất nhiều. Từ đó Quân Hung Nô chạy xa không dám quay lại, xoá
được nạn Hung Nô uy hiếp triều chính. Tuy nhiên chỉ được một vài năm sau, quân
Hung Nô lại uy hiếp Trường An, Hán Vũ Đế lại phải giảng hoà, và việc Tô Vũ
Tướng của nhà Hán phải chăn dê ở Hung Nô không phải là Hán Vũ Đế không biết,
nhưng Hán Vũ Đế đã không làm to chuyện đối ngoại đối với người Hung Nô.
Nhưng Hán Vũ Đế do tính tình hung bạo, nét mặt đanh ác, giết người không
ghê tay, nên trong dân chúng mọi người thường hù doạ nhau bằng tên của hoàng
đế. Trẻ con khóc mẹ nói đến tên Hán Vũ Đế là nín thít ngay. Những người yếu
bóng vía, mỗi khi Hán Vũ Đế xuất hiện trên đường đều không dám nhìn mặt và Hán
Vũ Đế cũng rất nghiêm khắc đối với các tướng lĩnh, sẵn sàng trị tội nếu họ làm
trái ý mình, hoặc làm cho mình bực tức. Chính vì vậy việc Hán Vũ Đế cho xử cung
hình "hoạn" Tư Mã Thiên (145 Tr.cn - 87 Tr.cn) nhưng Tư Mã Thiên đã
chịu nhục cố gắng sống để hoàn thành bộ "Sử Ký" nổi tiếng.
Nhìn chung Hán Vũ Đế Lưu Triệu là một vị hoàng đế hùng tài đại lược nổi
tiếng trong các vị hoàng đế của Vương triều nhà Hán. Hán Vũ Đế đã cai trị đất
nước được 54 năm, sau hơn nửa thế kỷ làm vua, Hán Vũ Đế đã củng cố giang sơn
nhà Đại Hán ngày càng hùng mạnh, và mở mang thêm về bờ cỏi.
Những năm cuối đời, Hán Vũ Đế sinh ra hà khắc, Thái tử Lưu Cự vốn khoan
hậu, thường phải thay đổi sửa chữa những sai lầm của Hán Vũ Đế, và hình chung
đã làm mất lòng các vị đại thần. Vì vậy trước mặt hoàng đế, các đại thần thường
thay trắng đổi đen gièm pha phỉ báng thái tử, làm cho Hán Vũ Đế hiểu nhầm thái
tử từ đó dẫn đến vụ án oan vu cổ trong cung nhà Hán “Thái tử Lưu Cư thắt cổ tự
tử”, hai người con của Thái tử cũng tự tử theo, còn Hoàng hậu vệ tử phu cũng tự
sát. Cuối cùng hơn một năm sau vụ án mới được sáng tỏ. Và Hán Vũ Đế đã vô cùng
ân hận, thương xót cho Thái tử Lưu Cư, cho nên tinh thần suy sụp nhanh khi lúc
về già. Hán Vũ Đế còn cho xây dựng một toà cung điện ở kinh thành Trường An đặt
tên là Tư Tử Cung (cung nhớ con), cho xây dựng đài vọng Tư ở văn Hương để giửi
gắm lòng thương.
Đồng thời những năm cuối đời của Hán Vũ Đế, xã hội bắt đầu xảy ra những
cuộc bạo động của nông nô nô tỳ và tiểu nông. Họ nổi dậy để chống lại chính
sách bóc lột thậm tệ của Hán Vũ Đế, nhưng các cuộc bạo động lẻ tẻ đó đều bị dập
tắt và bị dìm trong bể máu, nhưng qua đó nó cho thấy tình hình chính trị bắt
đầu bất ổn và sút kém. Cuối cùng vào năm Giáp Ngọ 87 Tr.cn Hán Vũ Đế Lưu Triệt
đã qua đời tại cung Ngũ Tạc (nay là Đông Nam huyện Chu Chí, tỉnh Thiểm Tây). Hưởng thọ 69 tuổi, tháng 3
năm Ât Mùi 87 Tr.cn nhập táng ở Mậu Lăng; miếu hiệu thường được gọi tắt là Hán
Vũ Đế. Tổng cộng Hán Vũ Đế ở ngôi được 54 năm và 11 lần đổi niên hiệu.
Trong số các lăng mộ của các vị đế vương nhà Hán, thì Mậu Lăng của Hán Vũ
Đế là tiêu biểu nhất, nó xứng đáng với tên tuổi và một thời của Hán Vũ Đế.
7. HÁN CHIÊU ĐẾ LƯU PHẤT LĂNG
(94 Tr.cn - 74 Tr.CCN)
Hán Chiêu Đế tên là Lưu Phất Lăng, sinh năm 95 Tr.cn, thân sinh là Hán Vũ
Đế, thân mẫu là Câu Dực Phu nhân. Hán Vũ Đế có sáu người con trai và Lưu Phất
Lăng chính là người con trai út của Hán Vũ Đế. Lúc Hán Vũ Đế về già lẽ ra phải
lập một trong số những người con trai lớn lên làm thái tử để sau này nối ngôi.
Nhưng vì Hán Vũ Đế không ưa tính cách của mấy người con trai lớn, cuối cùng Hán
Vũ Đế đã chọn người con trai út là Lưu Phất Lăng để truyền ngôi, trước khi
chết, Hán Vũ Đế đã di chiếu nhường ngôi cho Lưu Phất Lăng.
Vào năm 87 Tr.cn Hán Vũ Đế băng hà, đại tướng quân Hắc Quang, dựa vào di
chiếu phụng Thái tử Phất Lăng lên ngôi. Gọi là Hán Chiêu Đế. Bấy giờ Hán Chiêu
Đế mới được 8 tuổi nên lúc đó quyền hành trong triều do phụ chính Hắc Quang
trông coi. Hắc Quang là lãnh tụ ưa cố mệnh đại thần, kiêm việc thượng thư. Hắc
Quang làm việc rất cẩn thận và hết lòng phò tá Hán Chiêu Đế. Hán Chiêu Đế lúc
đó vì còn nhỏ, và thân mẫu cũng đã chết sớm cho nên mọi việc như ăn uống nằm
ngồi phải có người chăm sóc. Hán Chiêu Đế còn có người chị cả là Ngạc ấp Công
chúa đang goá chồng, vì thế Hắc Quang liền phong cho Ngạc ấp công chúa
chức cai trưởng để công chúa vào cung chăm sóc cho em mình là Hán Chiêu Đế,
những việc vặt bên trong giúp Hán Chiêu Đế đều do công chúa cai trưởng lo liệu.
Hắc Quang vốn là một đại thần liêm khiết chính trực, nhưng có nhiều kẻ gian
trong triều ghen ghét muốn hãm hại ông, vào năm nguyên thuỷ thứ bảy (niên hiệu
của Hán Chiêu Đế) năm 80 Tr.cn. Hán Nguyên Đế lúc đó được 14 tuổi và đã bắt đầu
làm việc triều chính như chuẩn tấu phê duyệt các văn bản. Đồng thời cũng trong
năm 80 Tr.cn Hán Nguyên Đế đổi niên hiệu là Nguyên Phụng. Có kẻ dâng mật tấu tố
cáo Hắc Quang, nhưng Hán Chiêu Đế biết rõ hết mọi việc nên không xử tội Hắc
Quang mà lại còn thưởng cho ông.
Năm 76 Tr.cn Hán Chiêu Đế lúc đó đã được 18 tuổi nên cũng sớm tiến hành
quan lễ, trưởng thành và làm lễ đại hôn với cháu gái của xa ky tướng quân Kim
Nhật Đê tể tướng quân Thượng Quan Kiệt, người con gái được cử hành đại hôn với
Hán Chiêu Đế có tên là An, lúc đó mới 12 tuổi và được lập làm hoàng hậu.
Năm 74 Tr.cn, Hán Chiêu Đế đổi niên hiệu là Nguyên Bình. Hán Chiêu Đế lúc
đó đã 21 tuổi. Vốn là một con người hiền lành và nhân từ. Hán Chiêu Đế thấy
nhân dân trong nước phải đóng nhiều tiền thuế thân, tiền thuế này nhân dân phải
đóng từ thời Hán Vũ Đế. Hán Chiêu Đế đã xuống chiếu giảm thuế cho nhân dân.
Thuở nhỏ Hán Chiêu Đế trông hết sức vạm vỡ, nhưng lớn lên thì Hán Chiêu Đế lại
bị suy nhược cơ thể không đủ dưỡng khí, đồng thời Hán Chiêu Đế cũng là con người
háo sắc, suốt ngày dâm dật nên không tránh khỏi chết yểu. Năm Nguyên Bình thứ
nhất, năm 74 Tr.cn Hán Chiêu Đế vừa tròn 21 tuổi bỗng nhiên mắc bệnh hiểm
nghèo, chữa Trị mãi không khỏi và mất tại cung Vị Ửơng. Cho đến lúc mất Hán
Chiêu Đế vẫn chưa có người con nào, coi như là đã bị tuyệt tự, sau khi chết Hán
Chiêu Đế được chôn ở Bình Lăng, miếu hiệu thường được gọi tắt là Hán Chiêu Đế.
Tổng cộng Hán Chiêu Đế ở ngôi được 13 năm.
8. HÁN TUYÊN ĐẾ LƯU TUÂN
(91 Tr.cn - 49 Tr.cn)
Hán Tuyên Đế, tên là Lưu Tuân, còn có tên gọi khác là Bệnh Dĩ. Hán Tuyên Đế
sinh năm 91 Tr.cn. Thân sinh có tên là Tiến. Thân mẫu là Vương Phu Nhân. Bệnh
Dĩ vốn là cháu bốn đời của Hán Vũ Đế. Những năm cuối đời, Hán Vũ Đế tính tình
thay đổi chém giết nhiều người. Cha, mẹ của bệnh Dĩ đều bị nhốt ngục và đều bị
tội chém, lúc đó bệnh dĩ vừa mới sinh ra còn đang quấn trong tã lót ở trong
ngục Trường An, khóc oa oa trong ngục vì đói sữa mẹ. Cũng may Bệnh Dĩ có diễm
phúc lớn nên được người coi ngục tên là Bính Cát đem về nhà nuôi. Sau khi Hán
Vũ Đế băng hà năm 87 Tr.cn có di chúc là đưa Bệnh Dĩ về kinh đô chăm sóc. Bệnh
Dĩ được Trương Hạ ở kinh đô hết lòng nuôi nấng chăm sóc, đến lúc khôn lớn,
Trương Hạ còn bỏ tiền ra để cho Bệnh Dĩ vào học ở một trường tư. Bệnh Dĩ có
tính thông minh, hơn nữa lại chăm chỉ học hành cho nên đã sớm bộc lộ là một anh
tài. khi Bệnh Dĩ lớn lên đã được Trương Hạ cưới vợ cho Bệnh Dĩ. Người con gái
đó là con của Hứa Quảng Hán, tên là Hứa Bình Quân, tài sắc vẹn toàn cả hai. Sau
khi lấy vợ, nhờ có nhà vợ giúp đỡ, Bệnh Dĩ có điều kiện chăm lo việc học hơn.
Năm 74 Tr.cn. Hán Chiêu Đế mất, nhưng do không có người để nối dõi. Chính
vì vậy Đại thần Hắc Quang lại bàn bạc với các quan trong triều tìm người dòng
dõi nhà họ Lưu để lập lên nối ngôi. Và Bệnh Dĩ nổi tiếng là người thông minh
hiền từ cho nên đã được chọn làm người lên kế vị. Vì vậy Hắc Quang đã cho người
đi đón Bệnh Dĩ về Cung Vị Ửơng, trước hết Hắc Quang xin Hoàng Thái Hậu phong
cho Bệnh Dĩ làm Dương Vũ Hầu, sau đó để quần thần dâng sở xin lập lên ngôi vua,
tức là Hán Tuyên Đế. Năm đó Hán Tuyên Đế được 17 tuổi.
Năm sau, Hán Tuyên Đế đổi niên hiệu là Bản Thuỷ. Và phong cho Đại tướng
quân Hắc Quang thực ấp một vạn bảy ngàn hộ. Xa ky tướng quân Trương Thế An thực
ấp vạn hộ, Trương Hạ là người có công nuôi dưỡng mình trưởng thành nên Hán
Tuyên Đế phong cho Trương Hạ thực ấp hai ngàn hộ. Năm người được Hán Tuyên Đế
phong cho tước hầu, tám người được ban tước quan nội hầu.
Năm 69 Tr.cn Hán Tuyên Đế đổi niên hiệu là Địa Tiết và mấy năm sau lại đổi
niên hiệu là Nguyên Khang.
Hán Tuyên Đế có sở thích là đi chơi, thích chọi gà cưỡi ngựa, thích du
hiệp, là người giỏi giang đa tài và hiếu học. Thời nhỏ Hán Tuyên Đế đã từng
phải sống cùng với những người dân bình thường, chính vì vậy sau khi lên ngôi
vua, Hán Tuyên Đế liền ra sức lo toan trị nước yên dân, phát triển sản xuất.
Đối với người Hung Nô, Hán Tuyên Đế cũng có kết giao hoàn hảo. Và sử thường gọi
thời Hán Tuyên Đế là thời Trung Hưng. Năm 49 Tr.cn có tin đồn rồng vàng xuất
hiện ở Quảng Hán, vì vậy Hán Tuyên Đế lại đổi niên hiệu là Hoàng Long và đây là
niên hiệu cuối cùng của Hán Tuyên Đế, bởi vì đến mùa đông năm đó, Hán Tuyên Đế
ốm nặng và trong lúc nằm mơ Hán Tuyên Đế mơ thấy có một con hổ trắng xông về
phía mình, tỉnh dậy Hán Tuyên Đế hỏi quan chiêm bộc xem lành dữ ra sao, thì được
quan chiêm bộc nói rằng việc này chỉ cần cầu cúng thì sẽ qua. Nhưng Hán Tuyên
Đế vẫn không qua khỏi và đã băng hà, hưởng dương được 42 tuổi. Sau khi chết Hán
Tuyên Đế được chôn ở Đỗ Lăng, miếu hiệu thường được gọi tắt là Hán Tuyên Đế.
Tổng cộng Hán Tuyên Đế ở ngôi được 25 năm và tính ra Hán Tuyên Đế đã bảy lần
thay đổi niên hiệu.
9. HÁN NGUYÊN ĐẾ LƯU THÍCH
(75 Tr.cn - 33 Tr.cn)
Hán Nguyên Đế tên là Lưu Thích, sinh năm 75 Tr.cn. Hán Nguyên Đế là con
trai trưởng của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân, thân mẫu là Hứa Bình Quân. Năm 67 Tr.cn
Lưu Thích 8 tuổi được lập làm hoàng thái tử. Ngôi vị thái tử của Lưu Thích cũng
có lúc bị lung lay, do Hán Tuyên Đế định phế bỏ Lưu Thích để lập Lưu Khâm lên
làm thái tử, nhưng vì mẹ của Lưu Thích là Hứa Bình Quân vốn là một người tài
sắc vẹn toàn, trước kia gia đình họ Hứa đã giúp đỡ Hán Tuyên Đế rất nhiều và
khi lên ngôi vua, Hán Tuyên Đế đã lập Hứa Bình Quân làm Hoàng hậu, nhưng Hoàng
hậu họ Hứa lại bị phu nhân của Hắc Quang là Hắc Hiến đầu độc giết hại. Lưu Tuân
- Hán Tuyên Đế vì việc đó mà đắn đo do dự không nỡ phế Truất ngôi thái tử của
Lưu Thích. Chính vì vậy Lưu Thích mới được kế vị ngôi vua sau này.
Năm 49 Tr.cn, Hán Tuyên Đế qua đời. Lúc bấy giờ việc tang chế xong xuôi,
Lưu Thích lên nối ngôi thiên tử, gọi là Hán Nguyên Đế. Năm sau, Hán Nguyên Đế
lấy niên hiệu là Nguyên Sở năm thứ nhất. Nếu như thời Tuyên Đế là một bậc anh
quân, sáng suốt, thì đến thời Nguyên Đế, sự sáng suốt không thể bằng vua cha.
Tuy Hán Nguyên Đế sau khi lên làm vua đã trọng dụng các nho sinh, giao cho Công
Vũ tiết Quảng Đức, Vi Huyền Thành, Khuông Hoành làm thừa tướng.
Hán Nguyên Đế vốn đa nghệ, giỏi sử, thích chơi đàn thổi sáo, còn thích tự
mình viết nhạc điền lời. Rồi tự đàn hát, và Hán Nguyên Đế còn nổi tiếng là đa
tình lãng mạn (chuyện của Vương Chiêu Quân sau này). Một con người thông minh
như Hán Nguyên Đế đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp tốt để xây dựng đất nước
khai thác đất đai, mở rộng biên cương, phát triển thành vùng rộng lớn bao la.
Tuy nhiên đó chỉ là ở giai đoạn đầu khi Hán Nguyên Đế mới lên làm vua. Còn về
sau đó Hán Nguyên Đế luôn luôn ốm, yếu, hàng ngày chỉ ở trong cung chơi bời với
các cung nữ.
Năm 43 TrCN, Hán Nguyên Đế lại đổi niên hiệu là Vĩnh Quang. Đến mùa đông
năm Vĩnh Quang thứ sáu lại đổi niên hiệu là Kiến Chiêu.
Trước đó vào năm 44 Tr.cn, Quân Hung Nô do chất Chi Thuyền Vu lãnh đạo đã
tấn công xâm phạm bờ cõi của nhà Hán. Hán Nguyên Đế nhân cơ hội này, thử ra tay
tổ chức Hán binh, phái nhiều tướng giỏi đi đánh Hung Nô. Cuộc chiến tranh diễn
ra vô cùng ác liệt, nhưng cuối cùng quân Hung Nô đã bị thất bại hoàn toàn, từ
đó uy danh của Hán Nguyên Đế được truyền đi khắp bốn biển, các nước xung quanh
đều thành tâm mến phục. Biên cương của nhà Hán được mở rộng thêm và đã hình
thành Đại đế quốc thống nhất cường thịnh uy trấn bốn biển. Đây cũng có thể được
coi là thời kỳ cường thịnh mới của nhà Tây Hán, biên giới phía bắc thì mở rộng
ra tận mạc bắc, phía đông bắc đến Liêu Ninh, Cát Lâm, Cao Ly, phía tây bắc mở
rộng toàn bộ vùng Tân Cương, phía nam đến đảo Hải Nam và phần lớn lãnh thổ Việt
Nam ngày nay. Phía tây nam thì đến Quý Châu Vân Nam ngày nay, và Hán Nguyên Đế
hết sức nghênh ngang đắc ý cho rằng không đời nào có thể sánh nổi, đất nước
ngày càng phát triển phòn thịnh, bọn Hung Nô không dám xâm phạm vào bờ cõi
triều đình mà thường xuyên phải vào triều cống nạp và cầu thần.
Nhưng thời gian đó cũng không được bao lâu, bởi vì sau đó Hán Nguyên Đế bắt
đầu ốm yếu và lại ham mê tửu sắc, tất cả mọi việc lớn về quân sự và quốc gia,
tất sẽ do một tay Thạch Hiếu sắp đặt bởi vì lúc đó Thạch Hiển được Hán Nguyên
Đế tin dùng.
Mùa xuân năm 33 Tr.cn, Hán Nguyên Đế lại đổi niên hiệu lần thứ tư. Và niên
hiệu lần này là Cảnh Ninh, lúc bấy giờ Thuyền Vu Chất Chi của Hung Nô đã chết,
và người lên thay làm Thuyền Vu của Hung Nô là Hồ Hàn Tà Hồ Hàn Tà muốn được
vào cung nhà Hán để gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế cũng đề phòng biên
cương lắm chuyện rắc rối, nên tính rằng tạm thời hãy ràng buộc, để tránh dân
mệt mỏi nhà nước thì tốn kém, mất nhiều công sức. Cho nên Hán Nguyên Đế đã
chuẩn tâu cho Hồ Hàn Tà vào kinh đô. Hồ Hàn Tà vào kinh đô lại xin được hoà
thân, tức là xin lấy công chúa nhà Hán. Hán Nguyên Đế cũng đồng ý ngay. Nhưng
sau đó Hán Nguyên Đế lại lo lắng bởi vì mọi lần việc gả công chúa cho các
Thuyền Vu là mang công chúa sang bên Hung Nô công chúa để gả cho Thuyền Vu
thường là các cung nữ, họ được phong làm công chúa rồi đem đến cho Thuyền Vu
Hung Nô, sự việc từ trước đến nay chưa bao giờ bị lộ. Nhưng lần này Thuyền Vu
Hồ Han Tà lại đang có mặt ở kinh đô, có nhiều tai mắt chân tay, cho nên Hán
Nguyên Đế sợ lộ là cũng phải. Mà đem công chúa thật để gả cho Thuyền Vu Hồ Hàn
Tà thì Hán Nguyên Đế lại không nỡ. Nhưng sau đó Hán Nguyên Đế cũng quyết định
chon một cung nữ để phong làm công chúa để gả cho Hồ Hàn Tà.
Nguyên các cung nữ ở trong cung có rất nhiều, phải tới hai, ba ngàn người.
Một Trăm người thì có đến 99 người chưa gặp Hán Nguyên Đế lần nào. Vì vậy có
nhiều cung nữ suốt đời ở trong cung cũng không được một lần tiếp kiến hoàng đế.
Và hoàng đế cũng không thể đi xem mặt hết các cung nữ. Vì vậy ở trong cung,
Hoàng đế có những hoạ sĩ cung đình luôn vẽ các bức tranh các cung nữ để dâng
lên nhà vua. Vì biết rõ việc này có tầm quan trọng như thế nào cho nên đa phần
các cung nữ đều muốn được gặp mặt hoàng đế, cho nên họ đã đút lót tiền cho các
hoạ sĩ để họ vẽ mình cho thật đẹp, để họ được gặp mặt hoàng đế.
Trong số các cung nữ thời Hán Nguyên Đế có Vương Chiêu Quân, một người đẹp
"Lạc Nhạn" nhưng vì Vương Chiêu Quân không chịu đút lót tiền cho hoạ
sĩ Mao Diên Thọ, nên Mao Diên Thọ đã vẽ nàng không thật sự đẹp và dâng lên
Hoàng đế vì vậy mà Hán Nguyên Đế đã không gặp Vương Chiêu Quân. Và trong lần
này, khi Hồ Hàn Tà vào kinh đô cống nạp và cầu thân, Hán Nguyên Đế không còn
cách nào khác, đành phải chọn liền một trong số các cung nữ để gả cho Huyền Vu
Hồ Hàn Tà, nhưng do có quá nhiều tranh vẽ các cung nữ, Hán Nguyên Đế ngạo xem
và lấy tay chỉ bừa vào một bức tranh và người trong bức tranh này chính là
Vương Chiêu Quân. Khi Vương Chiêu Quân bước đến nơi cử toạ của Hán Nguyên Đế
vái chào nhà vua. Hán Nguyên Đế chưa nhìn thấy nàng thì không sao. Nhưng vừa
nhìn thấy nàng, chợt giật mình kinh ngạc, hồn siêu phác lạc lên chín tầng mây
vì nàng đẹp quá. Và ngay sau đó khi trò truyện với Vương Chiêu Quân, Hán Nguyên
Đế mới biết nàng đã vào cung được ba năm nhưng do hoạ sĩ Mao Diên Thọ vẽ nàng
không đẹp vì nàng không đút lót tiền cho hắn. Hán Nguyên Đế rất muốn giữ Vương
Chiêu Quân lại, rồi lấy một người khác ban cho Hồ Hàn Tử nhưng hiếm vì một nỗi
lúc đó Hồ Hàn Tà cũng đang có mặt ở đó y cũng giật mình ngỡ ngàng trước sắc đẹp
của Vương Chiêu Quân và đôi mắt thì cứ nhìn chằm chằm vào Vương Chiêu Quân,
không chịu nhìn đi nơi khác. Thôi thì ván đã đóng thuyền khó thay đổi được. Hán
Nguyên Đế đành phải gả Vương Chiêu Quân cho Hồ Hàn Tà. Sau đó Hán Nguyên Đế bực
tức sai người chém đầu Mao Diên Thọ ngay lập tức. Và từ đó trở đi Hán Nguyên Đế
ngày đêm nhớ đến hình ảnh của Vương Chiêu Quân, mặc dù ở trong cung còn rất
nhiều cung nữ đẹp khác nhưng Hán Nguyên Đế vẫn không hề đoái hoài đến họ. Sau
đó Hán Nguyên Đế biết được Vương Chiêu Quân còn có một người em gái là tiểu
Chiêu Quân kém Vương Chiêu Quân hai tuổi nhưng tiểu Chiêu Quân cũng xinh đẹp
không kém chị mình. Tiểu Chiêu Quân đã lấy một lái buôn ở Tế Nam .
Mặc kệ cho Tiểu Chiêu Quân đã là nạ dòng. Hán Nguyên Đế vẫn quyết định đón Tiểu
Chiêu Quân về cung và phong nàng làm tiệp dư, suốt ngày vui thú với nàng ở
trong cung. Và chưa đầy năm khi Vương Chiêu Quân xuất gia. Hán Nguyên Đế lâm
bệnh nặng và băng hà khi đó mới được 42 tuổi đó là năm 33 Tr.cn. Sau khi chết
Hán Nguyên Đế được chôn ở Vị Lăng miếu hiệu thường được gọi tắt là Hán Nguyên
Đế.
10. HÁN THÀNH ĐẾ LƯU NGAO
(51 Tr.cn - 7 Tr.cn)
Hán Thành Đế tên là Lưu Ngao, sinh năm 51 Tr.cn. Lưu Ngao là con trai trưởng
của Hán Nguyên Đế (Lưu Thích). Thân mẫu là Vương Chính Quân. Năm 49 Tr.cn, Lưu
Thích lên làm vua hiệu là Hán Nguyên Đế phong cho Lưu Ngao làm thái tử, lúc bấy
giờ Lưu Ngao được 4 tuổi.
Lưu Ngao lớn lên trong thâm cung phồn hoa không phải lo lắng ưu phiền gì.
Và không hề xảy ra bất kỳ một biến cố nào về gia đình. Hồi còn nhỏ Lưu Ngao rất
ham học, học rất giỏi, đọc kinh thư, thích văn từ, rất độ lượng và nhân hậu với
mọi người nhưng dần dần lớn lên Lưu Ngao bắt đầu ăn chơi hưởng lạc rồi thích
uống rượu và ham mê tửu sắc, chìm sâu trong chốn thâm cung vui chơi suốt cả
ngày. Chính vì vậy về lúc cuối đời Hán Nguyên Đế định phế truất ngôi vị thái tử
của Lưu Ngao. Và đặc biệt là khi Hán Nguyên Đế lâm bệnh nặng, hai mẹ con Định
Đoà Vương Khang và phó Chiêu Nghi ngày đêm săm sóc bên giường, Hán Nguyên Đế đã
bị mẹ con họ làm cho xúc động, nên Hán Nguyên Đế định phế bỏ thái tử Lưu Ngao
để lập người khác lên thay thái tử, may lúc đó có người khuyên can, nên Hán
Nguyên Đế mới thôi. Ngay sau đó Hán Nguyên Đế mất, Lưu Ngao đang là thái tử nên
lên nối ngôi hoàng đế, hiệu là Hán Thành Đế. Năm sau, Hán Thành Đế đổi niên
hiệu là Kiến Thuỷ.
Sau khi lên làm vua, Hán Thành Đế ở lại trong nội cung chỉ biết hành lạc,
không đếm xỉa gì đến nỗi cơ khổ của dân gian, nhưng hiềm vì một nối, Hán Thành
Đế muốn có con để lập làm hoàng tử, nhưng Hoàng hậu Hứa Kinh chỉ sinh đẻ được
có một lần, và người con trai đó đã chết yểu khi mới được một tháng tuổi, và từ
đó về sau, Hứa hoàng hậu cũng không sinh nở được lần nào nữa. Còn các cung nữ
khác thì cũng khôg bao giờ sinh đẻ gì cả. Vì vậy Hán Thành Đế đặc truyền chiếu
chỉ cho chọn con gái nhà lành ở thôn dã đưa về hậu cung.
Những năm đầu, thời Hán Thành Đế làm vua, thiên tai, hạn hán, và lụt lội
xảy ra thường xuyên và ở nhiều nơi dân chúng chết rất nhiều. Vì vậy Hán Thành
Đế đành phải phong cho Vương Diễn Thế làm sứ giả đê điều, và việc đê điều đã
được Vương Diễn Thế làm rất tốt.. Hán Thành Đế thấy vậy, năm sau đổi niên hiệu
là Hà Bình, đó là năm 28 Tr.cn, Hán Thành Đế phong cho Vương Diễn Thế làm Quang
Lộc đại phu. Và cứ bốn năm Hán Thành Đế lại cho đổi niên hiệu một lần. Năm 24
Tr.cn Hán Thành Đế lại đổi niên hiệu là Nguyên Sóc. Năm 20 Tr.cn lại đổi niên
hiệu là Hồng Gia, năm 16 Tr.cn lại đổi niên hiệu là Vĩnh Thuỷ, năm 12 Tr.cn lại
đổi niên hiệu là Nguyên Đình, và năm 8 Tr.cn lại đổi niên hiệu là Tuy Hoà.
Hán Thành Đế thiên tính lãng mạng, tính tình phong lưu theo di truyền của
ông nội là Hán Nguyên Đế (Lưu Tuân). Sau khi lên làm vua Hán Thành Đế cũng có
gì phải lo lắng, cá tính bộc lộ triệt để. Hán Thành Đế thích thần tiên ma quỷ,
tin vào phương thuý bí thuật. Thành Đế trú trọng hình tượng, ngay đối với dung
nghi của mình cũng tu sửa trang sức vô cùng cẩn thận. Mỗi lần lên triều xuống
điện đều quần áo mũ mã chỉnh tề, không có gì có thể bắt bẻ được. Đặc biệt là về
tính cách khi đã ngồi lên xe không nhìn ngang ngửa, không cười không nói chỉ
trơ, nghiễm nhiên trông uy nghi như một đấng uy thần tôn kính, mang dáng dấp
thiên tử của một đất nước hùng mạnh.
Nhưng do Hán Thành Đế thích uống rượu, thích gái đẹp, suốt ngày chỉ ăn chơi
hưởng lạc ở trong cung và cũng có khi Hán Thành Đế đi chơi ngoài cung lạc bước
đến các nhà chứa. Hán Thành Đế lấy việc theo đuổi gái đẹp là chính. Luôn luôn
có kẻ hầu người hạ xinh đẹp phục dịch chăm sóc lúc ăn lúc ngủ. Về những năm
cuối đời Hán Thành Đế say mê hai chị em Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức, không
thèm để ý đến công việc triều chính, mọi việc đều phó thác cho Đại Tư Mã Vương
Căn.
Cuối cùng vào năm 8 Tr.cn. Sau một đêm hoan lạc với Triệu Hợp Đức, sáng hôm
sau, khi vừa thức dậy, Thành Đế còn chưa mặc xong quần áo bỗng nhiên ngã sấp ra
giường, không nói được câu nào vội vã băng hà. Hưởng dương 43 tuổi. Sau khi
chết Hán Thành Đế được chôn ở Diên Lăng và miếu hiệu thường được gọi tắt là Hán
Thành Đế, tổng cộng Hán Thành Đế ở ngôi được 25 năm, từ năm 33 Tr.cn đến năm 8
Tr.cn.
11. AI ĐẾ LƯU HÂN
(28 Tr.cn - 2 Tr.cn)
Lưu Hân sinh năm 28 Tr.cn là con trai của Lưu Khang. Thân Mẫu là Đinh Thị.
Lưu Hân là cháu của Hán Nguyên Đế Lưu Tuân. Năm Lưu Hân ba tuổi Lưu Hân được
lập làm Định Đào Vương. Năm 11 Tr.cn Lưu Hân cùng với em út của Hán Thành Đế là
Trung Sơn Vương Lưu Hưng vào triều tiếp kiến Hán Thành Đế. Thành Đế đã nhiều
lần thử tài Lưu Hân phát hiện thấy Lưu Hân thông minh nhanh trí tài cao, có thể
cho bồi dưỡng gây dựng được. Và lúc đó Hán Thành Đế lại chưa có con trai để nối
dõi, mà Hán Thành Đế chỉ thích nhất hai người là Lưu Hân và Lưu Hưng. Khi đó tổ
mẫu của Lưu Hân là phó thái hậu đã dùng nhiều lễ vật để hối lộ Triệu Hoàng Hậu,
Triệu Chiêu Nghi và Đại Tư Mã Vương Căn.
Đồng thời Vương Căn Vương Căn biết rất rõ việc Thành Đế không có con trai,
cũng muốn vì cây dây leo, Vương Căn liền khuyên Thành Đế lập Lưu Hân làm thái
tử. Vì vậy năm 10 Tr.cn Hán Thành Đế đã lập Lưu Hân làm hoàng thái tử. Hai năm
sau Hán Thành Đế Lưu Ngao bị bệnh qua đời thọ 43 tuổi. Lưu Hân lên kế vị là Hán
Ai Đế. Hán Ai Đế lên làm vua năm thứ 8 Tr.cn, Ai Đế vốn là vị hoàng đế không
hám sắc đẹp, thích kinh chuyện sách vở văn từ bác miễn. Lúc đầu mới làm vua Ai
Đế nổi tiếng là tiết kiệm, cát giảm chế độ tiêu dùng, tự mình xử lý việc triều
chính. Năm 6 Tr.cn lấy niên hiệu là Kiến Bình đến năm thứ 2 Tr.cn lại đổi niên
hiệu là Nguyên Thọ. Nhưng trong thời gian trên Ai Đế vẫn còn quá trẻ, không sắp
đặt nổi cục diện chính trị vì vậy triều chính ngày càng sa sút, phong khí ngày
một đồi bại. Các đại thần chính trực như Chu Bác, Ngũ Gia lần lượt bị sát hại.
Và nhiều đại thần khác đe doạ tính mệnh và gia đình họ, cho nên ai ai cũng lo
cứu lấy mình, triều đình tán loạn giang sơn xã tắc nhà Hán ngày một tồi tệ.
Từ đó Hán Ai Đế dần dần say đắm trong tửu sắc để tiêu giải u buồn. Hán Ai
Đế thấy rằng con trai đẹp cũng có thể ân ái mơn trớn, con trai đẹp cũng rất gợi
tình. Vì vậy Ai Đế đem lòng yêu mến gã Đổng Hiền đẹp trai, yêu đến tối tăm trời
đất không còn gì hơn được. Vì vậy thời Ai Đế hiện tượng đồng tính luyến ái lại
càng tăng, cao đến cực độ. Cho đến lúc sắp chết Ai Đế vẫn còn si tình vẫn còn
muốn được Đổng Hiền hầu hạ bên cạnh. Đến năm thứ 2 Tr.cn. Hán Ai Đế bị bệnh
nặng và qua đời ở tuổi 26. Làm vua được sáu năm. Sau khi Ai Đế chết, Lưu Khan
lên ngôi hoàng đế tức là Hán Bình Đế.
12. HÁN BÌNH ĐẾ LƯU DIỄN
(9 Tr.cn - 5 S.cn)
Hán Bình Đế, tên là Lưu Diễn, sinh năm 9 Tr.cn. Thân sinh là Trung Hiếu
Vương, thân mẫu là Vệ Cơ. Năm 1 Tr.cn Hán Ai Đế mất, nhưng do không có người
nối dõi. Vương Mãng triệu tập trăm quan trong triều, phụng chiếu chỉ của thái
hoàng thái hậu, giúp Lưu Diễn đăng quang lên ngôi Hoàng đế tức là Hán Bình Đế.
Lúc đó Hán Bình Đế mới 8 tuổi, cho nên không thể tự mình chấp chính được mà vẫn
do thái hoàng thái hậu lâm triều. Còn Vương Mãng là người phò tá chính. Lúc đó
Đại tư đồ Khổng Quảng tự thấy mình như thứ bù nhìn và tuổi tá thì cũng đã già,
cho nên Khổng Quang dâng sớ xin lui về nghỉ hưu, Thái hoàng Thái hậu ân chuẩn.
Và từ đó trở đi quyền hành về chính trị đều do Vương Mãng độc chiếm hết. Vương
Mãng tự ví mình với Chu Công, tất cả các quan lại đều muốn có chút hơi hưởng của
Vương Mãng, vì thế họ khen Vương Mãng là đức lan bến cõi không kém gì Chu Công
Đán Chu Công Đán là người có công phò tá nhà Hán đáng được gọi là An Hán Công,
tăng thêm thực ấp... Vì thế Thái hoàng thái hậu lập tức nghe theo, phong cho
Vương Mãng làm An Hán Công. Và đối với các quan lại bấy giờ nhờ Vương Mãng ban
cho chút bổng lộc, họ chỉ còn biết ơn đến An Hán Công, đối với Thái Hoàng Thái
Hậu và Hán Bình Đế, các quan lại hầu hết đều có cũng như không.
Năm thứ ba sau công nguyên. Vương Mãng đem con gái của mình gả cho Hán Bình
Đế. Khi đó Hán Bình Đế mới 12 tuổi. Vương Mãng lên làm Quốc trượng và từ đó trở
đi Hán Bình Đế chỉ còn là một ông vua nhỏ bù nhìn. Đến năm thứ 5 sau công
nguyên. Vương Mãng dẫn đầu quần thần đến Cao Miếu để lễ kim qui thần thiền, rồi
lại yết kiến thái Hoàng Thái hậu, bịa thêm ra những điều dối trá khác nữa, Thái
Hoàng Thái hậu đang định bác lại, thì Vương Mãng đã bất chấp mọi sự, xăm xăm
lên điện để đăng quang. Và cũng ngay hôm đó Vương Mãng cũng đổi luôn quốc hiệu
là Tân. Quần thần tung hô tân hoàng đế muôn năm. Và trước đó, vài ngày, Vương
Mãng thấy Hán Bình Đế thể hiện sự bất bình với mình, và nhân lúc Hán Bình Đế
tái phát bệnh do bị ốm, Vương Mãng đã bỏ thuốc độc vào rượu và ép Hán Bình Đế
uống. Uống sau, Hán Bình Đế tắt thở chết, đó là năm ất Sửu 5 S.cn. Hán Bình Đế
khi đó mới được 14 tuổi, tổng cộng làm vua được sáu năm.
13. HÁN NHỤ TỬ LƯU ANH
(5 S.cn - 8 S.cn)
Hán Nhụ Tử, tên là Lưu Anh, sinh năm Ất Sửu 5 S.cn. Thân sinh là Quảng Uy
Hầu Lưu Hiển. Lưu Anh là cháu 4 đời của Hán Tyên Đế.
Năm Ất Sửu 5 S.cn. Vương Mãng đầu độc giết chết Hán Bình Đế đổi quốc hiệu
là Tân, nhưng Vương Mãng cảm thấy điều kiện làm hoàng đế của y vẫn chưa đủ, cho
nên Vương Mãng chưa quyết định làm vua ngay mà y lại dựng lên một ông vua bù
nhìn nhỏ tuổi nữa. Và người được Vương Mãng chọn, lập lên làm vua chính là Lưu
Anh, khi đó Lưu Anh chưa đầy một tuổi. Sở dĩ Vương Mãng chọn Lưu Anh là vì Lưu
Anh đang còn bé, như vậy Vương Mãng sẽ trực tiếp nắm hết quyền hành trong tay
mình.
Từ năm thứ 5 S.cn Vương Mãng đã chính thức nắm quyền "nhiếp Hoàng
đế". Tức là giả hoàng đế, nghĩa là thay quyền hoàng đế để giải quyết mọi
việc. Việc làm của Vương Mãng cũng có một số người bất bình, họ muốn bảo vệ
ngôi vua cho nhà Hán cho nên họ đã đứng lên khởi nghĩa chống lại Vương Mãng,
nhưng việc này càng thúc đẩy Vương Mãng sớm đến với ngôi hoàng đế chính thức
hơn. Và cuối cùng sau khi Hán Nhụ Tử được ba tuổi, vào năm Mậu thìn 8 S.cn
Vương Mãng liền phế Hán Nhụ Tử, cho làm An Định Công, nhưng cũng rất may là Hán
Nhụ Tử đã không bị Vương Mãng giết chết. Và cuộc sống của Hán Nhụ Tử vẫn được
tiếp tục và được hưởng bổng lộc của Vương Mãng. Cuối cùng cho đến năm 20 tuổi.
Tính thời gian ở ngôi vua của Hán Nhụ Tử được ba năm. Sau khi Hán Nhụ Tử bị phế
làm An Định Công. Vương chiều Tây Hán đến đây chấm dứt. Bởi vì Vương Mãng cướp
ngôi lập lên nhà Tấn.
*
NGUYỄN
XUÂN
Địa chỉ: Thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm
huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Email: phamchienthang1980@yahoo.com.vn
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày 28.12.2015
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét