(Nguồn ảnh: Internet) |
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH
TRONG TỬ VI
Khi coi lá số, người luận giải bao giờ cũng ngó qua mối tương quan giữa
hành của bản Mệnh với hành của Cục, sao và cung an Mệnh theo quy luật sinh khắc
của Ngũ hành để tìm nhanh nét phác thảo chính của cuộc đời đưong số. Càng hội
tụ nhiều sự sinh nhập cho bản Mệnh thì lá số đó càng đẹp, đương số càng chiếm
được nhiều lợi điểm về sự may mắn, lộc tài... Ngược lại, hành bản Mệnh càng
chịu nhiều sự khắc nhập từ Cục, sao và cung an Mệnh thì lá số đó càng xấu, càng
kém may mắn và bất hạnh.
(Tác giả Đặng Xuân Xuyến) |
Khi xét về tương quan giữa hành của bản Mệnh với hành của Cục, sao và cung
an Mệnh, người coi số thường chỉ chú trọng tới Cục, sao và cung an Mệnh xem
sinh - khắc thế nào với hành của bản Mệnh, nhưng có người cẩn thận hơn còn xét
cả mối tương quan giữa sao và cung an Mệnh cũng trong mối tương quan ngũ hành
để chi tiết hơn hiệu lực của các tinh đẩu ảnh hưởng tới đương số như thế nào.
Việc xét tương quan Ngũ hành của bản Mệnh với Cục, sao và cung an Mệnh được
tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:
A. NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT:
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét về tương quan giữa
hành khí của sao và hành bản Mệnh.
Hành sao
sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành sao bị hao tổn, bị chiết giảm mà ảnh hưởng xấu
tốt của sao bị yếu đi nên Mệnh được hưng vượng lên, nghiã là sao làm lợi cho
Mệnh cho dù đó là cát tinh hay hung tinh. Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến
lợi ích trọn vẹn cho Mệnh nhưng nếu cát tinh lạc hãm thì Mệnh tuy cũng hưởng
lợi nhưng không được toàn vẹn vì sao bị hãm địa. Nếu là hung tinh sáng sủa thì
các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh lên và nếu hung
tinh lạc hãm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên ảnh hưởng
xấu của nó không thể tác họa mạnh tới Mệnh, trong khi bản Mệnh lại được hưng
thịnh vì đã được sao phù sinh.
Hành sao
đồng hành cùng hành Mệnh: Trường hợp này cả hai đều được hưng vượng lên. Mọi
ảnh hưởng tốt hay xấu của sao dù là cát tinh hay hung tinh lên Mệnh vẫn phát
huy mạnh mẽ ảnh hưởng của chúng, tuy nhiên bản Mệnh mang những đặc tính của sao
nên sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chỉ huy được sao một cách trọn vẹn vì
thế hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, do đó hành sao đồng hành với bản
Mệnh thì tốt nhất.
Hành
Mệnh sinh hành sao: Trường hợp này hành khí của sao được hưng thịnh
lên, trong khi bản Mệnh bị hao tổn. Vì hành khí của sao hưng thịnh lên nên cho
dù cát tinh có sáng sủa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh
bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Tệ hại nhất là khi hung tinh lạc
hãm sẽ gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó phát huy ảnh
hưởng.
Hành sao
khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm bó
tay không hoạt động được còn bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều, có nghiã
là sao hoàn toàn chủ động gây nhiều điều bất lợi cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh
miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng không đem lại điều gì tốt
lành cho bản Mệnh thậm chí còn làm cho Mệnh bị mệt mỏi, tuy nhiên vì là cát
tinh nên cũng đỡ lo ngại. Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh,
nhất là khi hung tinh hãm địa thì tính chất xấu của nó càng làm cho bản Mệnh
thêm bất lợi, nguy hại.
Hành
Mệnh khắc hành sao: Trường hợp này hành sao bị tổn hại, suy yếu nên
cường độ ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam
cầm bó tay không hoạt động được, nghiã là sao đó không thuộc về mình và bản
Mệnh không chỉ huy được sao. Dù là cát tinh sáng sủa hay lạc hãm thì Mệnh cũng
chịu ảnh hưởng không nhiều tính chất tốt (nếu sáng sủa) hay xấu (nếu lạc hãm)
của sao. Hung tinh đắc địa hay hãm địa cũng vậy, do hành Mệnh khắc hành sao làm
cho hành khí của sao bị suy yếu đi nhiều nên ảnh hưởng tính chất xấu tốt của
sao lên Mệnh không còn là bao trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động
được nên trường hợp này cũng không tốt cho bản Mệnh.
B. NGUYÊN TẮC THỨ HAI:
Xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung để xét đoán Mệnh thịnh hay suy
Hành
cung sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh nhờ được hành cung
sinh xuất nên bản Mệnh thêm vững chắc, hưng thịnh. Đây là trường hợp tốt nhất
khi xét mối tương quan giữa hành Mệnh và hành cung.
Hành
cung đồng hành cùng hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bình hòa
với hành cung nên cả 2 đều hưng thịnh nên không xấu. Vì không có sự sinh - khắc
giữa hành bản Mệnh và hành cung nên mối tương quan này không thật tốt, cũng
không thật xấu mà chỉ ở mức bình thường. Tuy nhiên, sự bình hòa về hành cũng
thêm một lợi điểm cho lá số nếu so với 3 trường hợp dưới đây.
Hành
cung khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị hành cung khống
chế, làm suy tổn sinh khí nên xấu nhất. Trong trường hợp này, bản Mệnh luôn bị
mỏi mệt, nguy hại và bất lợi nên rất cần có sự phù trợ của các sao để quân bình
sự bất lợi cho lá số.
Hành
Mệnh khắc hành cung: Trường hợp này hành bản Mệnh tuy khắc xuất hành
cung nhưng bản Mệnh cũng không được lợi ích gì, vì để làm suy yếu hành cung thì
hành bản Mệnh phải tổn hao nguyên khí nên bản Mệnh bị giam cầm, bó tay không
hoạt động được. Trường hợp này tuy không phải xấu nhất nhưng cũng là điểm bất
lợi cho lá số khi xét về tương quan giữa hành bản Mệnh với hành cung.
Hành
Mệnh sinh hành cung: Trường hợp này hành bản Mệnh sinh xuất cho hành
cung nên hành khí của cung được hưng vượng lên, tốt thêm lên nhưng
bản Mệnh lại bị tiết khí, hao tán vì thế nên xấu. Đây cũng là điểm bất lợi cho
lá số, rất cần có sự phù trợ của các sao để quân bình lại sự bất lợi cho lá số.
C. NGUYÊN TẮC THỨ BA:
Xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh với hành bản
Mệnh.
Tam hợp
cung Mệnh sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh được hưng thịnh nên
tốt nhất.
Tam hợp
cung Mệnh hòa hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh và hành của Tam
hợp cung Mệnh bình hoà, cả 2 đều được hưng thịnh lên, không có sinh - khắc nên
tốt. Tuy nhiên vì bình hòa nên mức độ tốt thua kém trường hợp Tam hợp cung Mệnh
sinh hành bản Mệnh.
Tam hợp
cung Mệnh khác hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị
chết nên xấu nhất.
Mệnh
khắc hành Tam hợp cung Mệnh: Hành bản Mệnh tuy khắc thắng (khắc xuất) nhưng cũng
chẳng được lợi ích gì vì bản Mệnh bị bó tay, không hoạt động được nên xấu.
Mệnh
sinh hành Tam hợp cung Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán,
suy kiệt nên xấu nhì.
D. NGUYÊN TẮC THỨ TƯ:
Xét tương quan giữa hành cung với hành sao. Nguyên tắc này tương đối không
quan trọng, chỉ mạng ý nghiã gia giảm chút ít.
Hành
cung sinh hành sao: Trường hợp này đẹp nhất vì sao được cung phù trợ,
nuôi dưỡng, bồi đắp nên hành khí của sao được hưng thịnh.
Hành
cung đồng hành với hành sao: Trường hợp này bình thường, không xấu, không tốt vì
hành của cung bình hòa với hành của sao nên hành khí của sao không thay đổi.
Hành sao
sinh hành cung: Trường hợp này xấu vì hành sao sinh xuất cho hành cung nên bị hao
tổn, tiết khí mà yếu đi.
Hành sao
khắc hành cung: Trường hợp này cũng xấu bởi hành sao tuy khắc thắng hành cung nhưng
không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được.
Hành
cung khắc hành sao: Trường hợp này xấu nhất vì hành sao bị khắc nhập
nên thiệt hại nhiều nhất, những ý nghĩa tốt đẹp của sao đã bị khắc chế mà kém
đi về hiệu lực.
E. NGUYÊN TẮC THỨ NĂM:
Xét tương quan giữa hành của bản Mệnh với hành của Cục.
Hành Cục
tương đồng với hành bản Mệnh: Trường hợp này cả hai hành không có sự
sinh - khắc nên cả 2 đều được hưng vượng lên nên tốt.
Hành Cục
sinh hành bản Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh được hành Cục phù trợ,
bồi đắp, nuôi duỡng vì thế mà được hưng thịnh nên tốt. Đây là trường hợp tốt
nhất khi xét về tương quan liên hệ giữa hành bản Mệnh với hành Cục.
Hành bản
Mệnh sinh hành Cục: Trường hợp này xấu vì hành Mệnh bị suy yếu do sinh
xuất cho hành Cục, trong khi hành Cục được hưng thịnh (nhờ được hưởng sinh
nhập) nên không tốt cho bản Mệnh.
Hành bản
Mệnh khắc hành Cục: Trường hợp này cũng không đẹp vì hành của bản Mệnh
tuy khắc xuất hành Cục nên cũng bị hao tổn hành khí vì thế mà bản Mệnh bị giam
cầm, bó tay không hoạt động được. Dẫu vậy, trường hợp này cũng không có hại, mà
chỉ ở mức trung bình.
Hành Cục
khắc hành bản Mệnh: Trường hợp này xấu nhất trong mối quan hệ giữa hành
Cục và hành Mệnh. Ở đây, hành khí của bản Mệnh bị suy thoái do chịu sự khắc
nhập từ hành Cục.
Mối tương quan ngũ hành của bản Mệnh với Cục, sao và cung an Mệnh được giản
tiện bằng những bảng dưới đây.
Lưu ý: Các ký hiệu được dùng trong Bảng tương
quan về ngũ hành như sau:
=> là sinh, = là bình hòa,
# là khắc
Nếu cung Mệnh có 2 chính tinh đồng cung, thì chỉ cần nắm vững quy tắc sau:
Nếu bản Mệnh được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhất; nếu bị khắc cả 2
cấp là xấu nhất. Bản Mệnh được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao
nào thì xấu về phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa
chính tinh với bản Mệnh. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh
giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan
trọng ở cấp thứ nhất.
Nếu cung Mệnh vô chính diệu, thì chỉ cần: Hành cung Mệnh phù sinh cho bản
Mệnh thì tốt, trái lại, nếu khắc với bản Mệnh thì xấu.
Nếu cung Thân có 2 chính tinh đồng cung, thì chỉ cần nắm vững quy tắc sau:
Nếu Cục được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhât; nếu bị khắc cả 2 cấp là
xấu nhất. Cục được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về
phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh của Thân
và Cục. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế,
nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trong ở cấp thứ
nhất… Như vậy, khi xem hậu vận con người, cần xét cẩn trọng cung Thân với Cục,
lấy đó làm cơ sở chính để đưa ra lời luận giải.
(Xem thêm:
*.
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét