(Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng, thứ 3, hàng đứng, từ phải qua trái) |
“EM CÒN
TRẺ VÀ EM KHÔNG THỂ BIẾT”
CỦA NGUYỄN
ĐỨC TÙNG
CÓ PHẢI LÀ
THƠ?
Từ Bài Thơ Của Ông
Nguyễn Khoa Điềm
Và Lời Bình Của Đỗ Trung
Quân
BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH GIÀ
(Có bức chân dung nhưng máy tôi không tải được)
Những giọt nước mắt
Thật buồn
Thật lặng lẽ
Trước bức chân dung
Người lính Điện
Biên vừa tròn trăm tuổi
Của một người tù.
Trận chiến Lịch Sử
Đã phá tung mọi
xiềng xích?
Người họa sĩ trẻ
Từ sau song sắt
Vẫn bình tâm
Dành lòng biết ơn
Không dứt
Cho một người lính
già.
*
19.9.2011
Nguyễn Khoa Điềm
Đỗ Trung Quân bình:
(Nhà thơ Đỗ Trung Quân) |
“Bức chân dung của đại
tướng Võ Nguyễn Giáp được vẽ bởi một tay thực sự chuyên nghiệp. Anh Cù Huy Hà
Vũ. Anh rất có tài!
Bài thơ của ông Nguyễn
Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những
dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma
hay đám cưới.
Thưa ông!
Nó không phải là thơ ạ!”
Tôi không biết thi sĩ Đỗ Trung Quân dựa vào đâu để
phán Bức Chân Dung Của Người Lính Già không phải là thơ.
Theo tôi thì ngắm bức chân dung của Đại Tướng Võ
Nguyên Giáp tác giả tâm đã đối cảnh và biểu lộ cảm xúc của mình trước tấm tình
của họa sĩ (Cù Huy Hà Vũ) đối với Đại Tướng.
Những giọt nước mắt
Thật buồn
Thật lặng lẽ
Trước bức chân dung
Người lính Điện
Biên vừa tròn trăm tuổi
Với những chi tiết ấy Bức Chân Dung Của Người Lính
Già đã xứng đáng được gọi là thơ. Bài thơ ấy hay hoặc dở lại là chuyện khác,
cần đến sự phân tích và bình phẩm kỹ lưỡng hơn.
Đến “Em Còn Trẻ Và Em
Không Thể Biết”
Của Nguyễn Đức Tùng
Hơn một tuần qua trang Facebook Tung Nguyen lại
rôm rả với bài “thơ tình thứ bảy” số 37 của anh.
EM CÒN TRẺ VÀ EM KHÔNG THỂ BIẾT
Em còn trẻ và em
không thể biết
Người ta sống lại
khi đã chết
Những người yêu
nhau thường cách biệt
Những người ghét
nhau ở bên nhau
Em còn trẻ và em
không thể biết
Những cây cối bên
đường cũng khổ đau
Khi chúng đứng một
mình trong gió rét
Hay khi chúng chụm
đầu chen chúc nhau
Em còn trẻ và em
không thể biết
Lúc nào nên kết
thúc lúc nào nên bắt đầu
*
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Bài này đăng trên Facebook ngày 03/03/2018. Cho đến khi
tôi viết những dòng chữ này đã có 150 likes, 7 lượt chia sẻ, khá nhiều bình
luận trong đó có 2 lời khen đắt giá từ 2 nhà lý luận phê bình nổi tiếng.
Văn Giá Ngô Một
bài thơ kiệm lời mà mở ra nhiều miền nghĩa...
Mai Văn Phấn Hay lắm, bạn
hiền Tung Nguyen
Phó Giáo sư/Tiến sĩ Ngô Văn Giá đã công khai công nhận đó
là “một bài thơ”; ông Mai Văn Phấn tuy chỉ nói “Hay lắm bạn hiền Tùng
Nguyễn”nhưng cũng ngầm công nhận đó là “một bài thơ” (hay). Còn lại tất cả
những lời bình và likes khác - hoặc công khai hoặc ngấm ngầm – cũng đã công
nhận đó là “một bài thơ”.
Riêng tôi, hôm nay được rảnh, tự nhiên hứng chí cho rằng
“Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết của
Nguyễn Đức Tùng không phải là thơ”.
Nói ngược ý với cả trăm người, quả thật, cũng hơi “ngán”.
Nếu lỡ lọt về phía “sai lầm” thì né bên nào cũng dính đòn. Không biết phần
chứng minh dưới đây có đủ sức thuyết phục để khỏi bị lãnh đòn không? Nhưng lãnh
đòn ở chốn văn chương cũng đâu có gì đáng sợ. Lại có cơ hội được mở mang kiến
thức. Và lời tuyên bố ngược đời ấy biết đâu lại tạo nên một cuộc trao đổi về
thơ lý thú.
Những “Bài Thơ” Không
Phải Là THƠ
(Tác giả Phạm Đức Nhì) |
Có hai đặc tính để nhận ra một “Bài Thơ” không phải là
Thơ:
1/ Nó hoàn toàn là sản phẩm của lý trí, đến từ bề mặt của
ý thức; tâm của tác giả chưa có cơ hội đối diện với, hoặc bước vào, khung cảnh
của bài thơ.
hoặc là:
2/ Tác giả đã bước vào khung cảnh của “Bài Thơ” nhưng
chưa có những câu Sinh Tình.
Sau đây là một số thí dụ trong các bài viết cũ của tôi,
nay tuyển chọn, sắp xếp lại để phù hợp với bài viết này.
1/
HÌNH VUÔNG
Muốn tìm chu vi
hình vuông
Lấy cạnh nhân bốn
lệ thường nhớ ghi
Diện tích hình
vuông khó gì
Lấy cạnh nhân cạnh
sai đi đường nào.
Môt ông thầy dạy toán nào đấy đã mượn thể thơ lục bát để
diễn tả một công thức toán cho học trò dễ nhớ. Nội dung của 4 câu lục bát hoàn
toàn là sản phẩm của lý trí, không có một chút cảm xúc nào. Đây không phải là
thơ.
2/
Con ơi, muốn nên
thân người,
Lắng tai nghe lấy
những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc
trong nhà,
Khi vào canh cửi,
khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách,
ngâm thơ,
Dùi mài kinh
sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được
nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt,
sau là ấm thân.
(Ca dao)
3/
Công cha như núi
Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ
kính cha
Cho tròn chữ hiếu
mới là đạo con
(Ca dao)
Một nhà nho đã đem quan niệm về chữ hiếu của Khổng Tử dàn
trải trong thơ lục bát để loan truyền trong dân gian. Đây chỉ là sản phẩm của
lý trí, tâm chưa đối cảnh, không có cảm xúc, không thể gọi là thơ.
4/
KINH PHÁP CÚ
Không làm các việc
ác
Tu tập các hạnh
lành
Giữ tâm ý thanh
tịnh
Là lời chư Phật dạy
Chỉ là lời chư Phật dạy, không cảm xúc.
5/
HÃY TIN CHÚA
Hãy tin nơi Thiên
Chúa
Hồn xác dâng cho
ngài
Hãy sống theo lời
Chúa
Chết, sẽ về nước
Trời
Đây chỉ là lời kêu gọi mọi người Hãy Tin Chúa, hoàn toàn
đến từ bề mặt ý thức, là sản phẩm của lý trí, không có bóng dáng cảm xúc nên
không thể gọi là thơ.
6/
HÃY MUA THUỐC SỐ 42
Ai khóc ngoài quan
ải?
Ai chưa đánh đã
chạy dài?
Thuốc này bôi một
tý thôi
Là trèo lên ngựa
vung roi cả ngày
Thuốc này, ôi thật
là hay!
Thuốc này tên gọi
là Xây Xập Zì (tiếng Hoa: 42)
Đây có vóc dáng là thơ nhưng chỉ là bài quảng cáo
thuốc “chơi lâu” ở các tỉnh biên giới phía bắc. Nó là sản phẩm của óc thương
mại, kinh doanh, không phải là những lời tâm tình, hàm chứa cảm xúc.
KHÔNG MUỐN MÀ PHẢI NÓI
Nói thêm về
bác Vượng:
Nếu bác có gì sai
Thì đã có pháp
luật.
Pháp luật không
chừa ai.
Bác chưa hề bị bắt,
Chưa bị tù, nghĩa
là
Bác là công dân tốt.
Tốt gấp vạn chúng
ta.
Tốt vì bác đóng
thuế,
Chắc nhiều lắm, rất
nhiều.
Tạo hàng triệu công
việc,
Tất nhiên cho người
nghèo.
Nhờ những người như
bác,
Tức kinh tế tư
nhân,
Kinh tế mới phát
triển,
Cuộc sống mới khá
dần.
Bác muốn tăng học
phí?
Quyền của bác chứ
sao.
Không thích thì mời
biến.
Bác không ép người
nào.
Dễ thấy một chấm
bẩn
Trên một tấm kính
trong.
Nhưng thấy cả tấm
kính,
Rất tiếc, thường là
không.
Không một ai hoàn
hảo.
Thị trường là thị
trường.
Có sai mới có đúng.
Chuyện ấy rất bình
thường.
(Thái Bá Tân)
Đây là một trong những “bài thơ” của Thái Bá Tân mà nói
đến thể loại có người đặt cho cái tên rất “chua”: Vè Thời Đại. Tôi không dám vơ đũa cả nắm, nhưng có thể nói khá
nhiều thơ của Thái Bá Tân thuộc loại này. Chúng như những bài giảng mạch lạc
của một thầy giáo có kiến thức, có khả năng sư phạm và có tài “chọn chữ xếp
vần”. Chúng đến từ bề mặt ý thức, là sản phẩm của lý trí nên thiếu cái điều
kiện cốt yếu để được gọi là thơ.
Cái điều kiện cốt yếu đó văn chương Việt gọi là “tức
cảnh sinh tình” -nghĩa là Tâm (không phải Trí) phải đối cảnh và có câu thơ
sinh Tình. La cà tán chuyện với mấy ông thi sĩ Mỹ thì được họ tặng cho 2 từ
tương đương “emotional connection” - có nghĩa là người viết phải có “dính líu
cảm xúc” với bài thơ. “Không Muốn Mà Phải Nói” của Thái Bá Tân không có cái
“dính líu cảm xúc” đó nên không thể gọi là thơ.
Trở Lại Với
“Em Còn Trẻ Và Em Không
Thể Biết”
Nếu đọc hết những thí dụ trên độc giả chú ý một tý sẽ
nhận ra Nguyễn Đức Tùng hình như đã đi lạc vào con đường của Thái Bá Tân. Anh giải thích
cho nhân vật “em” hiểu “vì còn trẻ nên có một số điều không thể biết”. Và sau
đó anh liệt kê những điều đó với “em”. Có thể nói trong Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết Nguyễn Đức
Tùng chỉ dùng kiến thức của mình “nói lý lẽ” với nhân vật “em”. Tâm của anh còn
chưa có cơ hội “đối cảnh” chứ đừng nói đến “sinh tình”.
Không Muốn Mà Phải Nói của Thái Bá Tân mặc dù ngôn ngữ
chắt lọc, lý luận mạch lạc nhưng do chỉ viết bằng cái đầu nên được tặng danh
hiệu Vè Thời Đại cũng không có gì quá đáng. Riêng bài Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết
của Nguyễn Đức Tùng vì chỉ là sản phẩm của lý trí nên dù “mở ra nhiều miền
nghĩa” và được nhiều người thích và khen ngợi, vẫn không đạt được danh
hiệu thơ mà phải xếp vào “thể loại khác”.
Kết Luận
Mức độ hiện diện của lý trí đóng vai trò quan trọng trong
việc thẩm định giá trị nghệ thuật của một bài thơ. Càng ít lý trí, cảm xúc càng
nhiều, bài thơ càng hay. Khi lý trí mất hẳn, cái tôi đích thực của thi sĩ được
hồi sinh; những gì viết ra là tâm tình Chân Thật của một Con Người (viết hoa).
Nếu kỹ thuật thơ đạt đến một trình độ nào đó, bài thơ sẽ có hồn.
Ngược lại, bài thơ càng nhiều lý trí thì càng “khô cứng”,
càng dở. Nếu đến mức để lý trí độc quyền điều khiển ngôn ngữ, thế trận của “bài
thơ” thì “bài thơ” đó sẽ không được gọi là thơ mà sẽ được xếp vào một “thể loại
khác”. Đây là trường hợp của Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết của
Nguyễn Đức Tùng.
Mời thư giãn với nhạc phẩm Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ
của Phan Huỳnh Điểu, qua tiếng hát Long Nhật:
*
PHẠM ĐỨC NHÌ
Địa chỉ: League
City , Hoa Kỳ.
Email: nhidpham@gmail.com
.
.
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 18.03.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét