Đọc “DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI” - Tác giả: Mạc Phong Tuyền (Thanh Hóa)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
ĐọcDỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI
(Cảm nhận văn chương)
*
DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI

có thể những lời tôi hứa hẹn...
đã trở thành giấc mơ nở trọn vẹn trên ngực em
không hề đơn điệu khi muốn thể nghiệm về nỗi nhớ
mùa thu lang thang tìm ánh sáng tỏa ra từ môi người
thật đẹp, dường như chính là sự quyến rũ
em yêu. gió và mưa tìm chỗ ký thác giai điệu
niềm hân hoan của những mầm sinh không cần thời gian giả định
ngôn ngữ mùa thu luôn thì thầm
cho dù tôi đang trôi như mây về cõi vô biên
nhưng lòng không nguôi ước vọng
em nào biết. tôi đếm từng khoảng cách bóng mình
trên bao con đường mặt trời rụng tím tia tử ngoại
chờ một giọng nói xuyên qua linh hồn
vỗ về những câu thơ già nua đợi giờ đột tử
em ơi. hãy nói với mọi người
có ngày tháng của mùa thu dịu dàng rất thực!
tôi đang hình dung về một nụ cười trong nguyên vẹn hồi ức
sẽ tươi thắm cho ngày mai cùng dự ngôn ca tụng tình yêu
*.
                       Tây Ninh/ Mùa Thu/2016
KHALY CHAM
(Tác giả Mạc Phong Tuyền)

LỜI BÌNH:
Một chiều Hà Nội mưa, tôi nhấp nháp những ngụm trà khôi khiết và mở giá sách thưởng thụ tặng phẩm là dòng huyết thi - tập: Giải Mã Khái Niệm - của bậc tiền bối nhà thơ KhaLy Chàm.
Đọc thơ của KhaLy bất giác tôi nghĩ về André Breton - người sáng lập văn học trường phái siêu thực của tinh hoa văn học Pháp cuối thế kỷ 19 và trải qua quá trình phát triển đã xác lập nên trường phái có tác động sâu rộng trên bình diện tòan thế giới. Ở Việt Nam, dưới ách đô hộ Pháp ngót một thế kỷ, song song với đó là hệ qủa truyền bá tư tưởng Pháp và sự tất yếu chuyển mình của nội tại nền văn học nước nhà hòa nhập vào dòng chảy lịch sử văn chương của nhân loại, vào thời kỳ thơ mới 1930-1945 đã xuất hiện mơ hồ mầm mống thơ siêu thực ở một số tác gia, trong đó đại diện tiêu biểu là nhà thơ cuồng nộ Hàn Mặc Tử. Sau thời kỳ thơ mới chuyển tiếp sang giai đọan thơ hiện đại, những tác giả Đinh Hùng, Trần Dần với các tác phẩm Mê Hồn CaLạc Hồn Ca cùng với Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Xanh... nổi lên với khuynh hướng tượng trưng và đâu đó "lấn sân" sang mảng siêu thực, với sự định hình đậm nét hơn về đặc trưng và dáng vóc của trường phái đó. Mãi đến giai đọan đương đại, tôi bắt gặp thơ Khaly Chàm, đó là vào thời điểm cuối những năm thập niên 90, qua quá trình khảo sát tôi nhận định: KhaLy Chàm là nhà thơ thực thụ của Việt Nam ở trường phái Siêu thực.

"có thể những lời tôi hứa hẹn...
đã trở thành giấc mơ nở trọn vẹn trên ngực em
không hề đơn điệu khi muốn thể nghiệm về nỗi nhớ
mùa thu lang thang tìm ánh sáng tỏa ra từ môi người
thật đẹp, dường như chính là sự quyến rũ"
Khổ thơ mở đầu với những thi tứ gợi mở, đi từ hiện thực tới ảo hình, đó là sự tương liên của "Lời hứa / giấc mơ". Từ xuất phát điểm là lời hứa hẹn về tình yêu, về cuộc sống của ngày mai với em, dẫn đến hai kết quả: Một là lời hứa ấy, giấc mơ ấy đã trở thành sự thật nở trên ngực em, từ "Nở" thật đắc địa khi đặc tả được vẻ đẹp của ước mơ như một bông hoa đến độ bung cánh khoe sắc hương, đó là sự viên tòan toại nguyện. Hai là, hiểu theo cách dụng ngôn đối lập, thì kết quả của lời hứa chỉ là sự ảo tưởng, như giấc mộng mơ mãi mãi không trở thành sự thật, còn đâu đó cất giữ trong tâm thức của tôi và trong lồng ngực - trái tim em. Đó là cách đặt vấn đề cho tòan bộ tác phẩm đầy thi vị và giàu tính trí tuệ, đó cũng là sự ám ảnh hòai niệm đằng đẵng với thời gian:
"Mùa thu/ lang thang/ tìm/ ánh sáng/ trên/ môi người.
Thật đẹp! Dường như đó là sự quýên rũ"
Một cách hiểu giản đơn: Chủ thể là nhân vật trữ tình - Anh, lang thang trong mùa thu để tìm em cùng nỗi nhớ và kỷ niệm. Hoặc ở cách suy luận tư duy hơn thì chủ thể đi tìm em không phải là một con người được giả định mà là một bản thể của tạo hóa đó chính là Mùa Thu, mùa thu vô cực về không gian và thời gian, đó là cách lấy sự mênh mông của vũ trụ để làm đối trọng và nhân cấp cảm xúc và công sức của cuộc tìm kiếm trở thành vô lượng, vô hạn, quả là sự đối xứng kì diệu. Ta đặc biệt quan tâm đến thi ngữ "ánh sáng" trong câu thơ thứ 4. Hiển nhiên "ánh sáng" không chỉ dừng lại ở lớp vỏ nghĩa đen thông tin cấp một mà đó lối ẩn dụ ánh sáng với ký ức,tình yêu, niềm tin, chân lý và đức hạnh... đó là sự quýên rũ mê hoặc của em dành cho tôi.
"em yêu. gió và mưa tìm chỗ ký thác giai điệu
niềm hân hoan của những mầm sinh không cần thời gian giả định
ngôn ngữ mùa thu luôn thì thầm
cho dù tôi đang trôi như mây về cõi vô biên
nhưng lòng không nguôi ước vọng"
Mùa thu là một dạng thể vô hình, mùa thu không có tâm hồn và ngôn ngữ. KhaLy Chàm đã biện giải mùa thu thành một thực thể con người sống động với đầy đủ lý tính và cảm xúc bằng phép nhân hóa vạn vật tồn tại trong mùa thu. Điển hình là gío và mưa đã có "bộ óc" để biến tiếng của mình thành một giai điệu và chọn cho bản nhạc ấy nơi có thể xác lập niền tin để "chọn mặt gửi vàng". Có lẽ dù ở trong hòan cảnh nào, ở độ tuổi nào "dù tôi đang trôi như mây về cõi vô biên" thì khát vọng và niềm lạc quan vẫn phun trào trong tâm khảm của KhaLy nên mới có ngữ cảnh về niềm hân hoan của những mầm sinh nảy chồi khoe lộc bất chấp rào cản thời tiết mùa thu và cũng thoát khỏi quy luật ấn định của thời gian.
"em nào biết. tôi đếm từng khoảng cách bóng mình
trên bao con đường mặt trời rụng tím tia tử ngoại
chờ một giọng nói xuyên qua linh hồn
vỗ về những câu thơ già nua đợi giờ đột tử"
Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật, là cứu cánh của văn học hướng tới giá trị đỉnh cao. Khaly đã vận luyện thế mạnh ngôn ngữ và tư duy siêu thực phi lý của mình để tác tạo nên chuỗi thi ảnh và cấu tứ độc đáo, có dải tần xúc cảm huyền bí và ám thị thông tin lý tính đa chiều, cuốn hút và khơi gợi sự tò mò khám phá của người thẩm thụ.
Sau những lời "độc thoại" trữ tình và đằm thắm với em, ở khổ thơ dưới, tác giả trở về với bản ngã của mình. Đó là bước chân của kẻ lữ hành, cô đơn đếm chiếc bóng của chính mình và đo khỏang cách vô hình của Anh và em trên mọi con đường đi qua, chiều chiều rụng tím tia tử ngoại. Thi ảnh "rụng tím tia tử ngoại" thực là tuyệt bút,thể hiện thuật miêu tả đạt đến trình độ kỹ xảo tạo hình. Và song hành cùng những dấu chân hoang đó là sự mòn mỏi của Anh - đợi chờ nghe được tiếng nói của em xuyên qua linh hồn, sưởi ấm lại tình yêu và con tim đã già nua theo tuổi tác, cũng là sự lão hóa của thơ - tiếng nói tâm hồn - chờ giờ đột tử. Đó là dự thức có tương quan tới hình ảnh ở khổ thơ thứ hai "dù tôi đang trôi như mây về cõi vô biên"  - cõi thác gửi một kiếp người.
"em ơi. hãy nói với mọi người
có ngày tháng của mùa thu dịu dàng rất thực!
tôi đang hình dung về một nụ cười trong nguyên vẹn hồi ức
sẽ tươi thắm cho ngày mai cùng dự ngôn ca tụng tình yêu.."
Đọan kết là một lời nhắn nhủ tự đáy tâm hồn của Anh dành cho em. Em ạ ! Dù chúng ta có đòan viên hoặc thời khắc em trở về thì anh đã ở bên kia cõi thế. Em hãy nói với mọi người về vẻ đẹp tình yêu và hoài vọng của đôi ta, về mùa thu và những kỷ niệm. Ở thực tại này, Anh đang hình dung về nụ cười nguyên vẹn, tinh khôi trong ký ức và vẻ đẹp của vạn sự thanh khiết mãi mãi là minh chứng cho giá trị chân lý bất biến "đẹp" của tình yêu....
Tổng thể bài thơ là một cuộc tìm kiếm tình yêu kỳ vĩ của một tâm hồn đến với một tâm hồn mà trong đó bóng dáng xác thịt thứ yếu đã nhường chỗ cho xúc cảm và trí tính linh thiêng. Một trăn trở không thể mài mòn của quá vãng nối liền tới thực tại và dự cảm về tương lai. Ở cả ba thế quá - hiện - lai thì với góc độ nào bài thơ cũng là một dòng chảy xuyên suốt ăm ắp tính trữ tình và sự ám ảnh.
KhaLy Chàm đang độc hành trên con đường đi tìm và khẳng định giá trị chân thiện mỹ tàng ẩn trong văn học theo cách của riêng mình. Thơ Khaly thóat xác khỏi ý thức hệ cổ điển, cùng với đó là sự khai phóng ngôn ngữ và cấu tứ tạo thành nghệ thuật thơ độc đáo. KhaLy kích thích cách thưởng thụ thơ của độc giả bằng ngũ quan với vật, việc, hiện tượng phản ánh đến chân thực bất ngờ, có thể nhìn, cầm, nắm, nếm, ngửi...trong thơ. Mặt khác cũng tạo ra điểm nhấn tư duy trừu tượng đòi hỏi người thẩm thụ đầu tư thời gian, dày công khám phá bằng tuệ cảm chất xám. Tòan bộ quá trình sáng tác là tầm nhìn "chiến lược" về những mật mã của mối quan hệ và mâu thuẫn tương liên giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội. Đó là tầm nhìn mang vóc dáng vũ trụ của một nhà thơ có biệt danh "Chàm Điên"
Khái luận thì KhaLy là một cây súng ít ỏi còn sót lại chiến đấu với những thế lực bóng đêm trị ngự trên bầu trời và cũng là cơn phong trần mang sự thịnh nộ thóat khỏi cõi thế tục.



Mời thư giãn với nhạc phẩm CÁT BỤI CUỘC ĐỜI
của Hà Sơn, qua tiếng hát Châu Thanh và Lê Sang:

.*
Hà Nội, 20.08.2016
MẠC PHONG TUYỀN
Địa chỉ: Hà Lâm, Hà Trung, Thanh Hóa
Email: macphongtuyen@gmail.com 
Điện thoại: 096.480.78.95




.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 20.06.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.

0 comments:

Đăng nhận xét