HONG CHỮ - AI NGƯỜI GIÃI CÁI TÂM ĐÂY - Tạp văn Nguyễn Khôi (Hà Nội)

Leave a Comment
(Làng Đá, Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên ; Nguồn ảnh: Đặng Xuân Xuyến)
HONG CHỮ - AI NGƯỜI
GIÃI CÁI TÂM ĐÂY
(Cảm đọc tập thơ “Hong chữ” của Đồ Cóc)
*
(Tác giả Nguyễn Khôi)
Thơ là trò chơi ngôn ngữ nhằm truyền đạt một tình, một ý. Như vậy: chữ nghĩa dành cho thơ không chỉ là công cụ mà còn là thể chất. Tiếng thơ là tiếng lòng, tiếng con tim mà thi nhân thể hiện bằng ngôn ngữ. Cử nhân Nguyễn Anh Tuấn (Thày Đồ Cóc) nói như xưa là đã qua “tứ trường” đủ điều kiện để “tiến vi quan, thoái vi sư”, nhưng thày đồ không theo lối quan trường (hoạn lộ) mà vui đi làm “Thày đồ” gõ đầu trẻ cho đến tận về hưu.
Về hưu, thày lại theo cái nghề trong sạch nhất thời nay là “Làm thơ chơi”, kịp thời “bắt mạch” @ internet và làm chủ các trang weblogs:
Nghĩa là dùng phương tiện đăng tải, truyền bá cái “tâm thơ” của thày giữa lúc thơ đương đại đang khủng hoảng (loạn) với các thứ cách tân: “thơ ai sáng tác người ấy đọc”. Với quan niệm “Làm thơ là làm với chữ, bằng chữ, nhưng là những con chữ được tẩy sạch nghĩa tiêu dùng để rồi phục sinh chữ bằng những nghĩa mới mẻ, trinh nguyên”…; số nữa là nhái thơ Haiku (Nhật) hoặc “Tân hình thức” (vắt dòng), thơ võng xuống…để rồi tự khen, tự thưởng, bỏ mặc phong trào thơ tràn lan “ghép vần” hoặc lẫn lộn giữa thơ và văn vần, giữa thơ và hò vè?...
Thày Đồ Cóc với cái “tâm thơ” trở lại cội nguồn thơ dân tộc truyền thống một cách nghiêm túc, bài bản, bằng những sáng tác có tính chất hướng dẫn .
Tập “Hong chữ” với các phần như
PHẦN I:
Ngón chơi thường gặp
“Thất ngôn bát cú” đủ cả “Cú trung đối”, “Tiểu đối”, “Họa áp vận”, “Họa ngược vận”, “Họa nối”, “Nhất thủ thanh”…
Tuy viết theo lối cổ thể, nhưng tác giả đã khéo vận dụng “Bình cũ rượu mới” không thiếu những ý mới, tứ lạ với những câu giàu hình tượng thơ như:
- Tỉa mấy cành đào cho thắm nụ
Vun vài gốc mận để tươi hoa.
- Hái quả chăm cây luôn hướng tới
Trồng người, dạy chữ vẫn làm theo
Rồi tác giả sáng tạo: “Chẻ câu lục bát
                           Dịu dàng
                    Câu hát buông lơi
                           Dịu dàng
               Mắt đánh, môi cười bên nhau.
PHẦN II:
Ngón chơi hiếm gặp.
Đồ Cóc đã làm được cái việc: “Đem chữ ra hong” với cái sự “chắp chơi- Trò chơi ngôn ngữ thơ thật là thú vị. Đến cái việc “chiết tự” chữ Quốc ngữ (vần a,b,c) - (xưa các cụ ta sành chiết tự chữ Hán) thì quả là độc đáo đáng biểu dương.
PHẦN III:
Thơ độc
Với những: “Ô thước Kiều - tung hoành”, “Lục chuyển hồi văn”, “Lục bát thuận nghịch” - thì quả là tay nghề chơi thơ của Đồ Cóc đã nâng lên mức tuyệt kỹ. Sựvận dụng sáng tạo này bổ ích, giúp các bạn thơ học tập, làm theo. Chao ôi! Thơ là tình người, tình đời “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Cái tiếng lòng, tiếng thổn thức của con tim với những oán giận, lo lắng, buồn rầu, vui sướng, đau thương… bằng sự “HONG CHỮ” Đồ Cóc đã cho ta thưởng thức cái “tâm thơ” - Chữ nghĩa của thày giáo Anh Tuấn. Thật đúng là “Một chữ TÌNH để duy trì thế giới; một chữ TÀI để tô điểm càn khôn” Hạnh phúc của người làm thơ là như vậy.

  
Mời thư giãn với nhạc phẩm XIN LÀM NGƯỜI HÁT RONG
của Trần Long Ẩn, qua tiếng hát Phương Thanh:
             
*
Hà Nội 03.02.2015
NGUYỄN KHÔI
Địa chỉ: P12A05 nhà 17T, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
Email: khoidinhbang@gmail.com
Điện thoại: 097.955.62.05  




............................................................................................................
- Cập nhật từ email: nguyenanhtuanhydc@gmail.com gửi: 29.07.2017.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét