TÌM HIỂU VỀ LUẬT NHÂN QUẢ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI - Tác giả: Vũ Quế Lâm (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
TÌM HIỂU VỀ LUẬT NHÂN QUẢ
TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
*
(Tác giả Vũ Quế Lâm)
Quy luật nhân quả là một quy luật tự nhiên xã hội phi tôn giáo nhưng trong suy nghĩ của nhiều người thì đây vẫn là quy luật còn mang nhiều màu sắc trừu tượng. Tuy nhiên quy luật này đã được tìm hiểu, áp dụng và chứng minh qua nhiều thế kỷ, hơn nữa đã có nhiều thế hệ các nhà triết học và các nhà nghiên cứu xã hội học khẳng định rằng đây là chuỗi những quy luật không thể phá vỡ trong vũ trụ về tự nhiên và xã hội.
Mời bạn đọc tham khảo một vài đặc tính quy cơ bản của luật nhân quả sau đây để giúp bản thân nhìn nhận về cuộc sống, tự nhiên và xã hội với cái nhìn rộng mở, tích cực hơn cùng lúc có thể tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc trong hành xử để cuộc sống của mình được bình yên và hạnh phúc nhất có thể.

NHÂN QUẢ LUÔN HIỆN HỮU TRONG CUỘC SỐNG
Quy luật nhân quả cho rằng những kết quả trong cuộc sống của bạn chắc chắn đều có một nguyên nhân nào đó. Nó còn gọi là quy luật sắp đặt của vũ trụ. Theo luật này thì mọi thứ diễn ra đều có lý do dù cho bạn có biết lý do đó hay không. Chúng ta sống trong vũ trụ có kỷ luật rồi bị chi phối chặt chẽ bởi quy luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các quy luật hay nguyên tắc khác.
Quy luật này phát biểu rằng những thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước thì chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ.
Tuy rằng nghe rất đơn giản nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Con người thường làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng và sau đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của chính mình. Luật nhân quả luôn luôn hiện hữu, nhưng chúng ta lại không thể nhìn ra. Đừng vì không thể nhìn ra mà chúng ta đánh mất niềm tin ở những điều cao cả. Hãy sống với niềm tin và sống xứng đáng, không chỉ cho bản thân mà còn cho thế hệ con cháu sau này. Hãy nhìn cuộc đời bằng con mắt khác đi.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA NHÂN QUẢ
Khi thực sự hiểu được luật nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì chắc chắn chúng ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bấp bênh.
Nhân thế nào thì quả thế ấy
Sự diễn biến từ nhân cho đến quả còn tùy thuộc vào các duyên. Nhân quả báo ứng có thể đến liền tức khắc như việc chúng ta đang đói chỉ cần ăn vào thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở một tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát những việc xảy ra trong hiện tại thì chắc chắn ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm xấu hay là tốt.
Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Theo quy luật nhân quả thì thành công hay là thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn đạt được nhiều kết quả tốt đẹp thì ắt phải biết gieo nhân thiện ích cứu vật giúp người. Quan điểm của đạo Phật: luật nhân quả báo ứng chính là nền tảng sống của muôn loài vật không một ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của mọi điều họa phúc nếu ta làm ác sẽ phải chịu quả khổ đau còn làm lành chắc chắn được hưởng phước tốt đẹp.
Nhân quả chi phối tất cả
Sở dĩ mọi thứ trên đời khác nhau vì được cấu tạo bởi nghiệp nhân khác nhau. Vì thế định luật nhân quả chi phối tất cả sự vật. Luật này không thiên vị và không bênh vực một ai. Không ai có thể phủ nhận hoặc sửa đổi định lý tất nhiên này. Nhân quả là một định luật rất phức tạp nó không hề giản dị như chúng ta thường hiểu. Sự liên hệ tương quan giữa nhân và quả thường tạo nên sự phức tạp và khó hiểu. Chính vì vậy mà những ai chưa nhận rõ sự tương quan này thường khó nhận thức được sự chính xác của luật nhân quả và gây nên những ngộ nhận.
Nhân quả nơi con người
Về phương diện thể chất thì thân con người là do tứ đại là do cha mẹ và hoàn cảnh nuôi dưỡng. Có thể thấy cha mẹ và hoàn cảnh chính là nhân còn bản thân người con khi đã trưởng thành là quả, và cứ tiếp nối như thế mãi nhân sinh quả không bao giờ dứt.
Cha mẹ gieo nhân nào thì con gặt quả ấy
Về phương diện tinh thần thì những tư tưởng và hành vi trong quá khứ sẽ tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống trong hiện tại tư tưởng và hành động quá khứ được xem là nhân còn tính tình nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả.

NHÂN QUẢ ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ
Luật nhân quả tránh cho ta những mê tín dị đoan cũng như những tin tưởng sai lầm vào thần quyền và cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật không có gì là mơ hồ, bí hiểm. Nó cũng phủ nhận luôn cái thuyết chủ trương vạn vật do một vị thần sinh ra và có uy quyền thưởng phạt muôn loài. Do đó người hiểu rõ luật nhân quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình không cầu xin một cách vô ích và không ỷ lại thần quyền.
Luật nhân quả đã phần nào giúp con người có sự tin tưởng nơi chính mình. Khi đã biết cuộc đời của mình do nghiệp nhân của mình tạo ra và bản thân mình chính là người sáng tạo nên cuộc đời mình. Lòng tự tin ấy được xem là một sức mạnh vô cùng quý báu làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh hăng hái làm điều tốt. Vì những hành động tốt đẹp ấy mà bản thân  họ trở thành những cái nhân quý báu đem lại những kết quả tốt đẹp.
Luật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản không trách móc. Người hay chán nản trách móc là vì đã có thói quen ỷ lại ở kẻ khác. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của mọi sự thất bại hay thành công sẽ lo tự sửa mình, không gieo nhân xấu để khỏi phải gặt quả xấu và tránh tạo giống ác.
Luật nhân quả là một định lý tất nhiên dựa vào nó chúng ta hiểu rằng mọi sự hưởng thọ dù tốt đẹp hay xấu xa của kiếp người ở hiện tại đều do nghiệp nhân đã làm trong quá khứ. Vì con người làm chủ chính mình và không ai có quyền can thiệp vào sự thưởng hay phạt của chính bản thân mình. Luật nhân quả giúp ta tin tưởng ở kết quả của những hành động mà chúng ta gây ra. Áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống sẽ giúp chúng ta trừ đi những bi quan, bất hạnh trong cuộc đời và đem lại cho chúng ta một đức tính can đảm và chịu đựng và mở rộng chân trời giải thoát giác ngộ cho chính mình.

NHÂN QUẢ TRONG QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
Tiến trình từ nhân đến quả có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong thực tại chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác. Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mìn và đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo đối với quy luật nhân quả, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp cũng như làm ác chịu quả khổ đau.
Nhân quả là gì?
Vũ trụ vạn vật không phải tuần hành nhưng biến dịch một cách tự nhiên vô lý mà nhưng tuân theo một cái luật chung. Luật đó là luật nhân quả. Luật này không phải do một đấng nào hay xã hội nào đặt ra mà chính là một luật thiên nhiên âm thầm lặng lẽ nhưng đúng đắn vô cùng.
Luật nhân quả trong Phật giáo
Luật nhân quả được quan niệm khác nhau thậm chí đang tồn tại sự khác biệt khác lớn. Phật giáo đối với vấn đề nhân quả có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt.  Nội dung lí luận nhân quả trong Phật pháp rất rộng. Nhân quả báo ứng là để con người hiểu hơn những vấn đề cốt yếu của cuộc sống song nó chỉ là hạt nước nhỏ bé trong biển luật nhân quả mênh mông của Phật giáo.
Luật nhân quả bắt nguồn từ Phật giáo
Theo những gì sách vở để lại và cả văn học truyền miệng thì triết lý nhân quả của cha ông ta có lẽ bắt nguồn từ đạo Phật. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ra đời vào  khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc Phật giáo với tinh thần bình đẳng từ bi đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành những giá trị tinh thần vô giá cũng như góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh người Việt. Quy luật nhân quả đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp và mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng hay kinh sách mà đã được thể hiện rõ nét qua cách sống cũng như qua ý thức thực hành một cách tự nhiên và dần trở thành một bản năng vốn có của con người.
Luật nhân quả có mặt khắp mọi nơi
Trong cuộc sống thông thường thì người ta hay bỏ qua luật nhân quả là bởi ít khi luật nhân quả đến ngay và đôi lúc con người không thể nhìn thấy mối đe dọa trước mắt để đề phòng. Luật nhân quả đôi khi nó đến từ từ như thể từng giọt nước rơi vào cốc rồi đến một lúc nào đó tràn ly không hay. Luật nhân quả có mặt khắp mọi nơi và nó luôn tồn tại mãi mãi.
Con người thường không sống đúng với quy luật nhân quả
Triết lý về luật nhân quả của cha ông ta có mặt trong mọi mặt của đời sống. Thế nhưng rõ ràng trong cuộc sống do những ham muốn của bản thân lớn hơn những hiểu biết của mình mà đôi lúc con người bất chấp cả quy luật nhân quả, để rồi sau này hối hận đến cùng cực. Nhất là ngày hôm nay khi mà cuộc sống càng ngày càng hối hả và sự cạnh tranh mỗi lúc một khốc liệt thì chính con người càng lúc càng bỏ qua quy luật nhân quả để rồi chuốc lấy những hậu quả cực kỳ tai hại. Cuộc sống chạy theo đồng tiền thì chắc chắn  đến một lúc nào đó, ngoài tiền ra con người chẳng có gì cả khi mà những thứ cách đây vài chục năm còn là hiển nhiên như không khí sạch và mát mẻ thì trong ngày hôm nay đã trở thành hiếm hoi và đắt đỏ.
Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người
Khi đã biết cuộc đời của con người do nghiệp nhân của mình tạo ra hãy biết bản thân mình là người thợ tự xây dựng nên đời mình và chính mình là kẻ sáng tạo mà không tin tưởng ở mình thì còn tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy chính là một sức mạnh vô cùng qúy báu có thể làm cho con người dám hoạt động cũng như dám hy sinh hăng hái làm điều tốt. Vì những hành động tốt đẹp ấy, mà họ biết sẽ là những cái nhân quý báu và đem lại những kết quả đẹp đẽ.
Trong xã hội hiện đại chắc chắn nhân quả được hiểu giống như một luật thưởng phạt công bình. Bởi thế mà có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác. Luật nhân quả theo quan điểm của Phật giáo đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy và nó không phải chỉ là luật thưởng phạt bình thường mà chắc chắn là một luật cần thiết cho nhu cầu đời sống và sự tiến bộ của con người.

ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ TRONG CUỘC SỐNG
Trong đời sống sinh hoạt của con người quy lại hai mặt chủ yếu là vật chất và tinh thần. Trong hoạt động tinh thần, đạo đức có một tầm quan trọng đặc biệt bởi đạo đức có mặt và xuyên suốt trong mọi hoạt động con người. Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều vận hành theo một quy luật chung trong một tiến trình tất yếu là nhân quả. Quy luật nhân quả dường như đã chi phối và tác động đến mọi sinh hoạt của con người.
Đạo đức là gì?
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra.
Nhân quả là gì?
Chúng ta có thể hiểu luật nhân quả như là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để có thể quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian. Chính vì lẽ đó luật nhân quả được cho là một đạo luật tự nhiên của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật.
Mối quan hệ giữa đạo đức và nhân quả
Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì mơ hồ hay bí hiểm. Nó vén tất cả những cái gì đen tối của mê tín dị đoan, đang bao trùm sự vật và phần nào phủ nhận luôn cái thuyết chủ trương vạn vật. Do đó, người hiểu rõ luật nhân quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, không cầu xin một cách vô ích, không ỷ lại thần quyền. Hơn nữa luật nhân quả luôn thúc đẩy con người sống trong đạo đức, nâng cao giá trị cũng như nhân phẩm của con người, tránh mọi điều ác và giúp con người làm mọi điều lành, giữ tâm ý trong sạch.
Cội nguồn của đạo đức nhân quả
Phật giáo không nêu lên vấn đề cội nguồn của mọi hiện hữu, gồm cả cội nguồn của đạo đức nhân quả, bởi vì mọi hiện hữu đều duyên sinh, vô tự tính. Nhưng ở mặt tương đối thì  Phật giáo ghi nhận có khổ đau do ái, thủ vô minh gây ra. Vấn đề thiết thực ở đây là dập tắt mọi nguyên nhân khổ đau ở từng cá thể. Do vậy, chuẩn mức đạo đức nhân quả chỉ có thể do các cá thể thể nghiệm và đặt ra, dựa vào hiệu quả đoạn diệt tham, sân, si. Không thể thiết lập các chuẩn mức đạo đức nhân quả dựa vào sự tướng biểu hiện bên ngoài của các hành động, bởi cùng một hành động có thể do nhiều động cơ thiện, bất thiện tác động khác nhau nên có giá trị đạo đức khác nhau.Con đường đạo đức Phật giáo vì thế là con đường tự giác, tự chứng và tự nguyện. Dù vậy, trước quy luật nhân quả quá mành rành thì bản thân con người vẫn phải nghiêm chỉnh hướng dẫn đời sống nội tâm của mình. Vì hạnh phúc của con người là mục tiêu của cuộc sống nên hạnh phúc của con người là giá trị chuẩn. Các giá trị khác là thứ yếu phải xếp xoay quanh cái trục giá trị đạo đức này.
Đạo đức nhân quả thể hiện cho điều gì?
Thể hiện bình đẳng giữa con người với nhau
Tư tưởng đạo đức nhân quả muôn thuở không bao giờ trở thành lạc hậu. Nó mãi mãi là mặt trời với nguồn sáng vô tận chân lý. Đạo đức nhân quả thể hiện bình đẳng giữa con người và con người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, không kể màu da, sắc tộc, tôn giáo quốc gia, văn minh hay chậm tiến. Không chỉ thế nó còn tạo nên tình thương yêu, gắng bó, tôn trọng sự sống muôn loài từ cỏ cây, chim muông, cầm thú… Chỉ có đạo đức nhân nhân quả mới giúp con người coi trọng, yêu thương và bảo vệ thiên nhiên . Cũng từ những việc đó, đạo đức nhân quả đã chuyển hóa mỗi con người, giúp họ trở nên cao thượng
Sẽ giúp giảm đi nhiều tệ nạn xã hội
Ngay từ đầu ở học đường nếu chuẩn bị cho lớp trẻ ý thức về đạo đức xã hội, về quy luật nhân quả thì chắc chắn xã hội cũng sẽ giảm đi khá nhiều tệ nạn như ngày nay. Một người quen nhận hối lộ hoặc móc ngoặt tham ô, được càng nhiều càng tốt, nhưng khi bị còng tay thì hối hận nghĩ rằng thà nghèo mà an lạc. Và cũng từng có những người khi ý thức về đạo đức nhân quả thì tự khắc thủ phận an thường, xài đồng tiền do mồ hôi nước mắt của mình làm ra để tâm hồn luôn thoải mái. Tình cảm và ý thức tôn giáo hỗ trợ một phần cho sự nhận thức hành động của một tín đồ, nhưng xa hơn luật nhân quả là một định luật không thuộc tôn giáo, không thuộc đặc tính xã hội mà là quy luật tất yếu của mọi chúng ta qua lời nói, hành động và ý tưởng để trở thành  đặc tính trong một xã hội văn minh tiến bộ. Những quốc gia văn minh họ kinh tởm loại văn minh sát hại động vật. Một xã hội thiếu tình cảm đối với động vật thì chưa nói đến tình cảm nhân loại chính vì thế nhiều quốc gia sát hại sinh vật nhiều quá cũng là những quốc gia liên tục gánh chịu thiên tai, tệ nạn xã hội tràn lan, lâm vào áp lực của chiến tranh và nền hòa bình khó mà lâu dài.
Là quy luật đời sống không ai tránh được
Ngày nay, khi xã hội phát triển đến một mức độ tột cùng thì mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều được giải quyết dưới lăng kính khoa học. Cuộc sống con người đang bị cuốn hút bởi những dòng thác vật chất, bởi sự bùng nổ của những khám phá và phát minh trong nghành khoa học hiện đại. Con người đang dần lệ thuộc và tỏ ra tự mãn trước  những thành tựu mà họ đã và đang đạt được. Trong xã hội lúc này xuất hiện những quan điểm cho rằng con người có thể cải tạo thiên nhiên và buộc thiên nhiên quay lại phục vụ cho những nhu cầu của con người. Trên phương diện vật chất ta không phủ nhận những thành tựu khoa học đạt được đã mang lại cho con người một đời sống đầy đủ và tiện ích hơn. Nhưng trên phương diện luân lý đạo đức của xã hội thì đạo đức nhân quả vẫn mãi là một quy tắc chuẩn mực mà con người không thể trốn chạy hay vượt qua. Dù con người có thành công đến đâu đi nữa thì vẫn không sao tránh khỏi những tác động âm thầm từ tính chất nhân quả. Bởi lẽ, chúng ta phải hiểu rằng tính nhân quả không phải là một sản phẩm do Đạo Phật tạo ra, mà nó là một quy luật tất yếu trong vũ trụ. Đức Phật chỉ là người khám phá và chỉ ra cho con người nhận biết. Cũng như bản chất Phật tánh của mỗi con người ai cũng có, nhưng do vô minh vọng tưởng ta không nhận ra được điều đó.
Là chuẩn mực ai ai cũng nên hướng đến
Đạo đức con người ngày càng bị tha hóa trước những lợi danh, vật chất. Trong một số gia đình truyền thống gia phong lễ giáo xưa nay là niềm tự hào của dân tộc nay đã bị đảo lộn. Thật đau lòng biết bao khi hàng ngày phải chứng kiến bao cảnh trái ý nghịch lòng, xem thường đạo đức. Trong đó cảnh con giết cha, chồng giết vợ, trò đánh thầy . . . không còn là điều xa lạ với xã hội ngày nay. Rồi lại những tệ nạn mại dâm, ma túy, trộm cướp, giết người … đang là ung nhọt đau nhức, nó làm băng hoại giá trị đạo đức con người và xã hội. Ngay cả những con người đại diện cho pháp luật, là bộ mặt cho xã hội cũng bị tha hóa bởi nạn tham ô hối lộ, khiến cho nền kinh tế trở nên chậm phát triển, bao người dân rơi vào hoàn cảnh khốn đốn. Tất cả những hiện tượng trên là dấu hiệu cho thấy sự suy thoái của những giá trị luân lý đạo đức con người. Hệ quả ấy là do đâu? Phải chăng do một bàn tay vô hình nào đó đang chi phối và làm thay đổi trật tự của xã hội. Không nói ra có lẽ ai cũng biết, hệ quả không ai khác hơn chính tự thân của con người tạo tác. Qua đó ta sẽ thấy rõ hơn quy luật của xã hội dưới sự tác động của tiến trình nhân quả. Một khi những thỏa mãn về nhu cầu vật chất đạt đến tột đỉnh thì yếu tố đạo đức con người ngày càng suy thoái. Làm thế nào để cân bằng một xã hội vừa đầy đủ những nhu cầu vật chất, vừa không đánh mất đi giá trị nhân văn đạo đức của con người. Từ  những hiện trạng trên cho thấy vấn đề luân lý đạo đức nhân quả trong xã hội cũng đang là thực trạng mà mỗi chúng ta cần nhìn nhận. Tuy nhiên, để cho lý nhân quả được trở nên thiết thực và cụ thể, đòi hỏi con người phải thật sự ứng dụng  vào đời sống một cách đúng đắn, hầu xây dựng một xã hội hướng thượng tốt đẹp.
Áp dụng đạo đức nhân quả vào đời sống như thế nào cho đúng?
Ngày nay, xã hội trở nên mất cân đối giữa đời sống tinh thần và vật chất. Nền khoa học thì phát triển mạnh mẽ như vũ bão, trong khi đó thì đời sống đạo đức con người ngày càng trở nên suy thoái. Tôn ty trật tự, luân lý đạo đức trong gia đình cũng như ngoài xã hội không còn nét đẹp truyền thống như xưa, mà dường như còn bị xem nhẹ. Một bộ phận giới trẻ ngày nay xem chuẩn mực đạo đức như một định kiến cổ hủ phong kiến. Chính bởi những đam mê dục vọng của cái gọi là thời buổi tân tiến hiện đại đã khiến cho bao con người trở nên điên đảo quay cuồng. Đó chính là những dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự suy thoái của nền đạo đức nhân quả trong thời đại mới. Trước những thực trạng ấy, vấn đề giáo dục đạo đức thông qua giáo dục  con người nhận biết và tin sâu giáo lý nhân quả càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Điều đó không có nghĩa là áp đặt cho thế trẻ một định kiến mà nhằm giáo dục hướng dẫn cho họ nhận thức đúng đắn về giáo lý nhân quả ở một góc độ thiết thực và khoa học nhất. Hơn nữa mỗi chúng ta cần áp dụng nó vào đời sống một cách thiết thực và có ý nghĩa nhất. Trong mọi cử chỉ nói năng hay hành động điều phát xuất từ những suy nghĩ thiện. Điều đó cũng có nghĩa là trước khi  làm một việc gì chúng ta phải nghĩ đến hậu quả của nó sẽ mang lại cho người khác hạnh phúc hay khổ đau. Nếu hạnh phúc ta nên phát huy, nếu khổ đau ta nên đoạn tận. Hành động phát huy và đoạn tận cũng chính là thanh lọc cho tâm ý luôn được thanh tịnh và trong sáng dưới sự soi sáng của giáo lý nhân quả.
Không thể có chuyện đời sống vật chất càng phồn thịnh thì con người càng hạnh phúc. Thế nên đạo đức nhân quả luôn phải được đặt lên hàng đầu cuộc sống xã hội và mỗi cá nhân. Từ đó nó toả sáng điều chỉnh mọi hành vi và dẫn dắt con người trên đường tiến hoá. Nhưng đó phải là nền đạo đức  nhân quả chứ không thể là thứ đạo đức chung chung hoặc đạo đức phục vụ cho một giai cấp hay một tập đoàn thống trị nào. Bản thân mỗi người cần nhớ rõ đạo đức nhân quả chính là chiếc la bàn cho họ trong đêm tối giữa cánh rừng mịt mùng vô minh.

   
Mời thư giãn với video ĐƯỢC PHẬT CHE CHỞ:
            
và video hài hước: KHÔNG TRÁNH NỔI SỐ
            
*
VŨ QUẾ LÂM giới thiệu
Địa chỉ: Thôn Thanh Thủy, xã Đông Xuân,
huyện Sóc Sơn, tỉnh Hà Nội.      





……………………………………………………………………………………………………………………………………..………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 12.10.2018
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến       
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.   

0 comments:

Đăng nhận xét