(Nguồn ảnh: internet) |
NÓI CHUYỆN CHỮ NGHĨA MÀ CHƠI:
NÓI VỀ HAI
CHỮ
TANG THƯƠNG
*
(Tác giả Thái Quốc Mưu) |
Sau khi làm xong bài thơ
CHÓ và NGƯỜI. Tôi email cho người bạn thơ (xin dấu tên) đọc chơi!
Lũ chó tranh ăn ở giữa đường
Đứng nhìn, nghe, thấy quá thê lương
Vì mồi cấu xé quên nòi giống
Bởi lợi giựt giành bỏ máu xương
Há mỏm cắn nhau gây bát nháo
Cất đầu đấu sức dựng tang thương
Bầy đàn bôi mặt quay lưng đấu
Chó cũng như người lắm nhiễu nhương.
*
Atlanta, USA, Feb 01,
2016
THÁI QUỐC MƯU
Lâu sau, người bạn ấy
phone hỏi tôi:
- “Bát nháo” là
tính từ, sao anh dùng “tang thương” mà đối lại? “Tang là dâu, thương
là Biển” hai chữ đều là danh từ mà anh!
Tôi đáp:
- Tang là dâu, Thương là
Biển, khi hai chữ dùng riêng thì nó là TỰ (chữ, một tiếng), thuộc về danh từ.
Nhưng khi ta kết hợp hai chữ “TANG + THƯƠNG” lại thành “TANG THƯƠNG” thì nó đã
cấu tạo thành TỪ (ngôn ngữ). Khi đã cấu tạo thành TỪ (ngôn ngữ) thì nó chuyển
thành tính từ kép. BÁT NHÁO đối bằng TANG THƯƠNG rất chính xác đó anh!
Ông bạn tôi vẫn nhất định
giữ ý của mình:
- TANG là DÂU, THƯƠNG là
BIỂN thì không đối với Bát Nháo được!
Tôi làm thinh, “chịu
thua”. Chúng tôi cùng cúp phone. Chừng năm, bảy phút sau, anh ấy gọi lại:
- Thái Quốc Mưu ơi! Đúng
rồi! Tang Thương có hai nghĩa như anh nói.
Tôi lại hỏi:
- Như vậy anh có hiểu hai
chữ TANG THƯƠNG nghĩa là gì không? – Anh ấy đáp:
- Nghĩa là tiều tụy, đau
khổ tận cùng. Đúng không?
Tôi cười đáp:
- Anh không nói, nhưng
tôi cũng biết chắc chắn anh vừa lật Tự Điển ra xem. Đúng không nè? – Anh ấy
cười khì.
Tôi tiếp:
- Tôi xin khuyên anh ĐỪNG
TIN VÀO TỰ ĐIỂN một cách máy móc. Đôi khi các nhà ngôn ngữ học viết Tự Điển
cũng sai tuốt luốt đó anh! Hai chữ tiều tụy để chỉ thể xác ốm o, còm cõi của
con người. Chứ chẳng liên quan gì đến hai chữ tang thương. Trong khi TANG
THƯƠNG nói về hoàn cảnh trong cuộc sống của con người.
- Vậy nó nghĩa là gì hả
“CHA”?
- Đúng nghĩa là: Tận cùng
của thảm cảnh. Hoặc, tận cùng của đau khổ, tận cùng của thê thảm, tận cùng
nghèo khó, tận cùng khốn đốn của một cuộc đời,…
Anh bạn tôi cười, tếu:
- Còn tận cùng của tận
cùng nữa. Hahaha!
Tôi ngắt tiếng cười của
anh ấy:
– Nghiêm chỉnh một chút
đi Cha! Nghe nói đây nè! Anh có biết vì sao biển lớn gọi là Dương, biển nhỏ gần
thềm lục địa gọi là Hải. Thế thì, tại sao người ta không nói TANG DƯƠNG hay
TANG HẢI mà NÓI TANG THƯƠNG? Trong khi chữ THƯƠNG cũng có nghĩa là Biển, mà có
Biển nào mang chữ THƯƠNG đâu?
Bạn tôi, có lẽ đang vò
đầu, tiếp theo tôi nghe anh chậc lưỡi:
- Chậc! cái nầy coi bộ
khó hiểu nha! Thôi “ông thầy” giải thích luôn đi!
- Thầy bà mẹ gì ta? Nghe
nè ông bạn! THƯƠNG có nghĩa là NGOÀI KHƠI của đại dương. Nơi có sóng to bảo
lớn, có thể nhận chìm tất cả tàu thuyền; tương tự như nỗi đau khổ tận cùng cũng
có thể “nhận chìm” cả đời người. Do đó, người ta mới ghép TANG với THƯƠNG để
nói về sự tận cùng của thảm cảnh nào đó.
- Nếu THƯƠNG là ngoài
khơi của đại dương, sao người ta dịch là biển mà không dịch Tang là Dâu, còn
Thương là “ngoài khơi đại dương?”
– Trời! Trời! Ông bạn tôi
làm mấy xị đế rồi mà “đầu óc sáng suốt” dữ vậy ta? Nghe nha, khi Tự (dấu nặng)
kết thành Từ (dấu huyền) để cấu tạo thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ sau khi chắt lọc
kết hợp nhau tạo ra thành ngữ, phương ngữ, ca dao… thì người ta chọn cách nào
cho không rườm rà và đơn giản nhất, dễ nhớ nhất, đồng thời còn liên đới với
nhau. Thương là ngoài khơi của đại dương, đó là giải thích theo chữ nghĩa. Thực
tế, Thương là BIỂN TRONG BIỂN, không có biển thì làm sao có BIỂN KHƠI cha nội?
Ngoài ra, hai chữ TANG
THƯƠNG còn là xuất xứ của câu thành ngữ, “Bãi Biển hóa Nương Dâu”. Đa số
các Từ Điển đều định nghĩa, “Thay đổi lớn lao trong cuộc đời!”.
Định nghĩa như thế hoàn
toàn SAI! Vì, câu thành ngữ, “Bãi Biển hóa Nương Dâu”, chỉ dùng để nói
lên sự bất hạnh, thiếu may mắn của cuộc sống ở con người.
Nếu, từ một kẻ nghèo khó
bỗng nhiên trở thành giàu có (chẳng hạn như trúng số), hoặc, kẻ ngu dốt bỗng
trở thành ông lớn,… là những “Thay đổi lớn lao trong cuộc đời!”.
Nhưng KHÔNG THỂ DÙNG CÂU
THÀNH NGỮ “Bãi Biển hóa Nương Dâu” ĐỂ NÓI VỀ SỰ THAY ĐỔI LỚN LAO CỦA CUỘC
ĐỜI NHỮNG KẺ ẤY.
Còn điều nầy nữa, có
nhiều Hán Việt KHI CẤU TẠO THÀNH TỪ, ta KHÔNG THỂ sử dụng nghĩa chính của TỰ
(dấu nặng), bởi sau khi cấu tạo thành TỪ (dấu huyền) thì nó hoàn toàn khác với
nghĩa gốc.
Thí dụ: Can, Đảm nghĩa
đen là GAN, MẬT (cả hai chữ đều là danh từ). Tuy nhiên, trong văn học chẳng
thấy ai nói hay viết “Ông đó GAN MẬT”… mà chỉ nói hay viết: “Ông đó CAN ĐẢM”...
Và, khi CAN (gan) kết hợp với ĐẢM (mật) thành CAN ĐẢM, thì hai chữ CAN ĐẢM đã
cấu tạo thành TÍNH TỪ, để chỉ tinh thần dũng cảm, khí phách hiên ngang của con
người. Và, đôi khi chỉ cả lòng dũng cảm ở những loài động vật khác.
- Đúng hỉ! Zdô cái coi!
Mời thư giãn với nhạc phẩm GIỮA MẠC TƯ KHOA NGHE
CÂU HÒ NGHỆ TĨNHcủa Trần Hoàn , qua tiếng hát Lê Sang:
*
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ:
6395 GlenBrook Dr.
Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: thaiquocmuu1@aol.com
Điện thoại: 404-747-5025
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản
tác giả gửi qua email ngày 10.12.2018.
- Bài viết không thể hiện
quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi
trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét