BÀI TRÍ
PHÒNG VỆ SINH
HỢP PHONG THỦY
*
Xin giới thiệu với
bạn đọc trang Đặng Xuân Xuyến bài tổng hợp về nguyên tắc thiết kế phòng vệ sinh
theo phong thủy để quý bạn đọc vận dụng vào việc bài trí phòng vệ sinh đẹp và
phong thủy.
NGUYÊN TẮC
THIẾT KẾ PHÒNG VỆ SINH THEO PHONG THỦY
Tọa hung hướng cát,
khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Đây là nơi thủy khí
rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đương vượng là Tây Nam hoặc Đông
Bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của
mọi người trong gia đình.
Không nên đặt ở
phía Nam
vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí nặng.
Nếu cần phải sửa
phương vị nhà vệ sinh thì không nên dẹp bỏ hết những cái cũ để xây phòng mới.
Xây một phòng vệ sinh mới là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi
nhà có diện tích tương đối hẹp. Bạn chỉ cần dời vị trí bồn cầu trong phòng vệ
sinh chệch khỏi hưởng cũ 15 độ là có thể cải sửa được phương vị của phòng vệ
sinh sang một hướng mới.
Không nên xây ở
giữa trung tâm của ngôi nhà vì sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến
vận khí của gia đình. Trung tâm của ngôi nhà tức là ở chỗ giữa của nhà giống
như tim của con người, rất quan trọng. Nếu nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ không phù
hợp, ấy là còn chưa nói đến mỹ quan cũng như không phù hợp với phong thủy.
Ngoài ra, nếu nhà
vệ sinh đặt giữa nhà, hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy quá phía dưới các
khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố
gì.
Khi thiết kế phòng
vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao
tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện.
Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng “quay
lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Cửa phòng vệ sinh
kỵ xung chiếu (đối diện) với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Phạm vào điều
kỵ này, tài vận gia đình sẽ bị đảo lộn. Trong trường hợp nhà bạn không thể cải
sửa được điều này thì tốt nhất nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau
cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh. Đối với nhà bếp, không khí cần
phải lưu chuyển mới tốt, vì vậy không nên để uế khí lẫn lộn vào.
Nếu diện tích cho
phép nên tách khu vệ sinh và phòng tắm ra làm hai hạng mục riêng biệt sẽ tiện
lợi hơn trong quá trình sử dụng. Có thể sử dụng cửa kính hoặc vách ngăn di động
để tạo ra hai trường khí riêng.
Việc bố trí nội
thất cho khu vệ sinh cũng cần lưu ý về tính thẩm mỹ cũng như tránh được những
tương tác xấu. Gương trong nhà vệ sinh không nên hắt ra cửa sẽ đẩy các dòng khí
xấu thoát ra ngoài và toả đi các không gian khác.
Đối với lavabo và
bồn cầu không nhất thiết phải coi trọng phương hướng mà cần linh hoạt cho phù
hợp với không gian sử dụng.
Khi sử dụng cửa vệ
sinh nên thường xuyên đóng. Bên trong lúc nào cũng phải giữ cho khô ráo và sạch
sẽ. Các thiết bị và đường ống nước không được để rò rỉ, thất thoát vì nguồn
nước cũng tượng trưng cho nguồn tài lộc trong nhà.
Một toalet nhiều
ánh sáng, thông gió tốt là rất cần thiết. Nên có những thiết bị khử mùi và quạt
thông gió. Nếu không gian rộng có thể đặt một số loại cây có sức sống tốt vừa
làm đẹp vừa giúp giảm bớt khí độc.
Đối với giường ngủ,
nếu hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc
giữa giường ngủ của chủ nhà trong phòng ngủ đều là những trường hợp không tốt.
Nếu đầu giường ngủ bị xung thì chủ nhân dễ mắc bệnh, suy giảm năng lực sinh
tài.
NGUYÊN TẮC
TRANG TRÍ PHÒNG VỆ SINH THEO PHONG THỦY
Theo xu hướng hiện
nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khu vực tắm và lavabo để tiết
kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Bạn có thể
dùng vách kính, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước…
để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình.
Nền của phòng vệ
sinh nên được thiết kế có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt; khi lát sàn nên chú ý
chọn loại vật liệu ít trơn trượt, dễ làm vệ sinh. Bạn cũng có thể dùng tấm thảm
cao su loại chống trơn trượt để trải trong phòng vệ sinh. Có điều loại thảm này
rất hay giữ bụi bẩn nên cần vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ.
Vì không khí của
phòng vệ sinh rất ẩm ướt, sự thay đổi giữa nóng và lạnh là rất lớn nên khi muốn
trang trí bằng cây xanh, bạn nên dùng bonsai để trang trí. Chúng vừa có tính
thẩm mỹ cao lại vừa nhỏ gọn.
Về màu sắc trang
trí, phòng vệ sinh là nơi thuộc Thủy, cho nên màu tốt nhất cho khu vệ sinh nên
là những màu sáng trắng thuộc Kim, màu lam thuộc Thủy. Những màu này dịu mát
mang tính dương, vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Có thể
sử dụng màu trắng, xanh da trời hay màu vàng nhạt. Tránh dùng màu sơn tường hay
gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian
phòng.
MỘT SỐ ĐIỀU
CẦN CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG PHÒNG VỆ SINH
Khu vực vệ sinh vốn
là nơi bài tiết các chất thải, tàng chứa nhiều uế khí nên về vị trí tất yếu
phải theo nguyên tắc “toạ hung” tức là nằm ở những cung xấu trong ngôi nhà.
Việc lựa chọn không gian đặt nhà vệ sinh cũng cần tránh vị trí trung tâm của
ngôi nhà (trung cung).
Đây là khu vực quan
trọng quản 8 cung còn lại, đòi hỏi phải luôn cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng,
nhất thiết không được bố trí vật gì tạo ra uế khí.
Nhà vệ sinh phải
đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên
tắc phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng
lành. Nhà vệ sinh, nhà tắm là chỗ đại tiểu tiện, tắm rửa làm sạch mọi dơ bẩn
trên người nên bản chất của nó không phải sạch sẽ, vì vậy không nên đặt nhà vệ
sinh ở hướng lành, nếu không sẽ làm cho các sao lành bị bẩn, ảnh hưởng đến vận
may của đất ở.
Nếu như nhà vệ sinh
nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt người vào cửa
sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy. Theo phong
thủy, điều này sẽ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con
người.
Việc đặt bể phốt
bên dưới cũng phải tuân theo hai nguyên tắc này. Nếu không thì sức khoẻ và tiền
tài của những người sống trong nhà sẽ không được như ý.
Phòng vệ sinh tốt
nhất nên “giấu” ở những vị trí khuất tầm mắt. Có thể tiết kiệm diện tích bằng
cách bố trí ở những góc không vuông vắn hoặc tận dụng gầm cầu thang nếu thoả
mãn điều kiện về phương vị.
Cửa vệ sinh tránh
đặt thẳng cửa ra vào sẽ làm cho những cơ hội và tiền tài của gia chủ sẽ trôi ra
ngoài hết.
Khu vực bếp nấu ăn
rất cần vệ sinh an toàn trong khi wc luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm. Hai khu vực này
không nên quá gần nhau. Nhất là cửa wc đối diện bếp nấu là đại kị. Theo Phong
thuỷ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ trong gia đình và dễ
phát sinh bệnh tật.
Cũng giống như bất
kỳ không gian sống khác trong nhà, nhà vệ sinh cũng cần được giữ gìn sạch sẽ,
thoáng đãng. Do đó, cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng
khí, luôn đón không khí trong lành.
Khi xây mới nhà ở,
một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm thành
phòng ngủ. Điều này không chỉ trái với phong thủy mà còn không hợp với vệ sinh.
Theo quan niệm của phong thủy học, nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ, cần được
đặt hướng dữ để trấn áp các sao dữ. Phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là tối kỵ
huống gì là cải tạo chúng thành phòng ngủ. Nên chăng chỉ cải tạo gian vệ sinh
thành nơi để đồ đạc thì có thể chấp nhận được.
Mời thư giãn với nhạc phẩm TÂM SỰ NÀNG XUÂN
của Hoài Linh, qua tiếng hát Như Quỳnh:
*
TẠ HỒNG TRƯỜNG
Địa chỉ: Khu đô thị mới, thị xã Phố Nối, Hưng Yên.
Email: tahongtruong@yahoo.com.vn
……………………………………………………………………………………………………………………………………..………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email
ngày 12.01.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét