(Nguồn ảnh: internet) |
CÓ THỂ TU THEO NGÀI
PHỔ HIỀN
ĐƯỢC KHÔNG
*
(Tác giả Đào Văn Bình) |
Trong
pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng
của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu
mười điều rộng lớn như sau:
Một
là lễ kính các đức Phật.
Hai
là khen ngợi các đức Như Lai.
Ba
là rộng sắm đồ cúng dường.
Bốn
là sám hối các nghiệp chướng.
Năm
là tùy hỷ các công đức.
Sáu
là thỉnh đức Phật thuyết pháp.
Bảy
là thỉnh đức Phật ở lại đời.
Tám
là thường học đòi theo Phật.
Chín
là hằng thuận lợi ích chúng sanh.
Mười
là hồi hướng khắp tất cả.
Sau
đó nhờ sự thưa hỏi của Thiện Tài Đồng Tử- một vị bồ tát sơ địa, ngài Phổ Hiền
đã giảng giải thêm về 10 hạnh nguyện này.
Trong
mỗi khóa lễ, chư tăng/ni đều đọc tụng mười hạnh nguyện. Đọc tụng để làm gì? Đọc
như một nghi thức hành lễ, đọc xong rồi quên, rồi bỏ đó, rồi ngày mai lại đọc
tiếp? Hay đọc để cho thấm vào máu, vào tim để tu theo? Ngày nay Đức Phật không
còn nữa cho nên một số điều không còn thực hiện được, như:
-
Lễ kính các đức Phật.
-Rộng
sắm đồ cúng dường.
-Thỉnh
Phật thuyết pháp.
-Thỉnh
Phật trụ thế, khoan nhập Niết Bàn.
Vậy
chúng ta phải hiểu như thế nào và tu như thế nào nếu muốn tu theo đại hạnh
nguyện của ngài Phổ Hiền?
1) Lễ kính các đức Phật.
Ngày
nay Phật không còn nữa cho nên chúng ta kính lễ ai? Chúng ta đảnh lễ tượng
Phật. Chúng ta đảnh lễ các tháp miếu thờ Phật. Chúng ta đảnh lễ các di tích mà
Phật đã sinh sống, đã đi qua, đã hành đạo hay khi Phật nhập Niết Bàn, đảnh lễ
xá lợi Phật.
Chúng
ta còn đảnh lễ tất cả các vị hiền-thánh đã tu theo Phật, các thiện tri thức
đang hoằng dương chánh pháp.
Chúng
ta còn đảnh lễ tất cả những ai có hạnh từ bi, có lòng khoan dung, có ý thiện
lành, có tâm bố thí, có hạnh nhẫn nhục. Đảnh lễ những đức tính cao quý này
chính là đảnh lễ chư Phật vậy.
Nhưng
khi đảnh lễ, theo ngài Phổ Hiền, chúng ta phải nguyện thanh thịnh ba nghiệp
Thân-Khẩu-Ý chứ không phải đảnh lễ khơi khơi cho có lệ.
2) Khen ngợi các đức Như
Lai.
Theo
kinh điển, trong tất cả các pháp hội, trước khi trình bày trước đại chúng, các
hàng đại bồ tát, đại sĩ, thiện tri thức đều khen ngợi các đấng Như Lai. Như
vậy, khởi đầu các buổi thuyết pháp, thay vì đi ngay vào đề tài, chúng ta nên
nói lời tán Phật giống như Đức Phật còn tại thế.
3) Rộng sắm đồ cúng
dường.
Ngày
nay Phật không còn nữa chúng ta cúng dường ai? Chúng ta cúng dường chư tăng/ni
để chư tăng/ni có phương tiện sinh sống và tu học. Tuy nhiên chúng ta phải nhớ
rằng chư tăng/ni không phải là Phật mà chỉ là đệ tử của Phật còn đang tu học,
cho nên chúng ta chỉ cúng dường cho những ai giới hạnh trang nghiêm. Tuyệt đối
không cúng dường cho những ai hành tà đạo, xa lìa giới luật và sống đời phóng
dật.
Tuy
nhiên cúng dường chúng sinh là quan trọng nhất. Chúng ta có rất nhiều cách cúng
dường chúng sinh như: Mở trường học, xây nhà thương, giúp đỡ học sinh nghèo,
cưu mang trẻ mồ côi, giúp người cô đơn bạc phước, xây cầu, tặng nhà tình nghĩa,
cơm chay miễn phí, an ủi người khi hoạn nạn…đều là những hành vi cao quý. Đức
Phật dạy rằng hằng thuận vì lợi ích chúng sinh là cúng dường chư Phật.
4) Sám hối các nghiệp
chướng.
Chỉ
có bậc tri thức, kẻ thiện lương mới thấy mình lỗi lầm. Kẻ hung ác không bao giờ
thấy mình sai trái. Sám hối để lương tâm thanh thản và nhắc nhở chúng ta sẽ
không còn làm chuyện xấu nữa. Sám hối là một phương thuật để tu hành.
Chúng
ta cần sám hối từ lúc chào đời, từ thuở ấu thơ đã làm cho cha mẹ buồn phiền.
Rồi
khi cắp sách đến trường chúng ta gây bao ai oán cho thầy/cô.
Rồi
khi vào đời chúng ta tạo bao đau khổ cho bạn bè và anh chị.
Chúng
ta cần phải sám hối xem trong cuộc đời chúng ta có bao giờ nói lời hung dữ, nói
lời lừa dối, nói lời đâm thọc, nói lời vu oan giá họa?
Chúng
ta cũng cần phải xét xem chúng ta có hạ nhục ai một cách quá đáng không?
Là
người có quyền thế chúng ta đã gây khổ đau nào cho xã hội?
Là
nhân viên thi hành luật pháp chúng ta có bao che cho tội phạm, các sòng bài,
các ổ mãi dâm các tổ chức buôn bán ma túy khiến gây đảo điên, bất công và băng
hoại xã hội?
Là
thương gia, nhà sản xuất chúng ta có lường đảo khách hàng, chế đồ dỏm, bơm hóa
chất vào đồ ăn khiến bao người mắc bệnh nan y không thuốc chữa?
Chúng
ta cần phải sám hối xem chúng ta có trốn thuế, qua mặt chính quyền, hối lộ để
làm ung thối quốc gia?
Là
quan tòa xét xử chúng ta có bất công khiến bao người bị hàm oan, kẻ có tội lại
được tha, kẻ thật thà lại lãnh án?
Là
nhà tu hành chúng ta phải xét xem chúng ta có lừa đảo tín đồ không?
Chúng
ta còn phải sám hối với bao loài vật mà chúng ta đã giết hại. Chúng ta sát hại
chúng không phải vì đói mà vì thú vui săn bắn, nhậu nhẹt khoái khẩu hay chỉ vì
tính hung ác.
Chúng
ta cũng cần phải sám hối vì đã tàn phá bao loài cây cỏ, núi rừng khiến gây cảnh
lụt lội, bão tố, cuồng phong, đất đai sụp lở.
Chúng
ta không những sám hối với người sống mà cả những người đã chết.
Chúng
ta cần phải sám hối tới ngọn ngành. Sám hối ngày đêm cho đến khi không còn gì
để sám hối nữa. Như thế mới gọi là sám hối nghiệp chướng.
5) Tùy hỷ công đức.
Chúng
ta phải thấy rằng làm thiện nguyện giúp đời là niềm vui. Làm thiện nguyện là
nuôi dưỡng tâm lành là nâng cao phẩm giá. Một đất nước sẽ hùng mạnh nếu
có nhiều người tham gia thiện nguyện. Một siêu cường hay đế quốc cũng sẽ xụp đổ
nếu con người chỉ biết ích kỷ, sống cho mình.
Bảo
nhau làm sạch đường phố là tùy hỷ công đức.
Bảo
nhau dọn vệ sinh các bãi rác, biển hồ sông suối, cho công viên khang trang sạch
sẽ là tùy hỷ công đức.
Bảo
vệ môi trường là tùy hỷ công đức.
Bảo
vệ loài tôm cá, bảo vệ rừng để cân bằng sinh thái là tùy hỷ công đức.
Tới
chùa làm công quả, dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự cho các buổi lễ lớn
là tùy hỷ công đức.
Của
ít lòng nhiều, không cứ là bao nhiêu đem cúng chùa là tùy hỷ công đức. Công đức
không tùy thuộc khối lượng khổng lồ mà là sự tăng trưởng tâm lành ngay trong
chính con người mình.
6) Thỉnh Phật thuyết
pháp.
Ngày
nay Phật không còn nữa cho nên chúng ta phải khuyến khích và kính trọng các đạo
sư giảng pháp. Khi pháp Phật lan truyền thì đạo còn và Phật vẫn còn ở với chúng
ta. Khi Phật pháp suy tàn, không còn ai nhắc nhở tới nữa thì đạo diệt và Phật
cũng không còn.
Thế
nhưng chúng ta phải biết phân biệt thế nào là tà sư thế nào là đạo sư. Có năm
tiêu chuẩn để thẩm định điều người đang nói, đang giảng là chánh pháp. Giảng sư
dù có nói gì đi nữa thì nó phải nằm trong Ngũ Pháp Ấn, đó là: Khổ, Vô Thường,
Nhân-Quả, Tánh Không và Niết Bàn. Ví dụ, một người trổ hết tài hùng biện nhưng
chỉ nói về phép mầu, Thiên Đàng, Địa Ngục, ban phúc, giáng họa, chỉ tập trung
vào cầu nguyện van vái mà không có pháp tu chứng trên bản thân mình... không hề
nói tới Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế thì chắc chắn đó là tu sĩ ngoại đạo,
không phải đạo sư, không phải là đệ tử của Phật.
7) Thỉnh Phật trụ thế.
Bây
giờ Đức Phật đã nhập niết bàn hơn 2000 năm, làm sao thỉnh Phật ở mãi với chúng
ta? Thế nhưng muốn Phật vẫn còn ở mãi với chúng ta, có hai cách:
-Hoằng
dương chánh pháp. Chúng ta phải làm thế nào để khắp nơi được biết về đạo Phật,
hiểu về đạo Phật rồi tu theo Phật.
-Mỗi
tăng/ni phải là hình ảnh sống động của Phật. Nếu tăng/ni hư đốn. Thuyết pháp
thì nói toàn chuyện trên trời dưới biển mà tham-sân-si vẫn còn, đạo hạnh không
có, vướng mắc vào những xấu xa của thế tục…thì đạo suy tàn và Phật cũng chẳng
còn ai nhắc nhở tới nữa. Hiện nay có thể Đức Đạt Lai Lạt Ma là hình ảnh tiêu
biểu của Phật Giáo, một đại đệ tử của Phật hoàn hảo về hai phương diện Từ Bi và
Trí Tuệ. Khi nào thấy tăng/ni mà như thấy Phật thì đạo hưng thịnh và
Phật vẫn còn ở với chúng ta. Khi nào thấy tăng/ni mà xa lánh thì đạo diệt.
8) Thường học đòi theo
Phật.
Thường
học đòi theo Phật là thể hiện những gì Phật dạy nơi chính bản thân mình chứ
không phải tối ngày tụng niệm những gì Phật dạy. Đạo Phật không phải là đạo để
thuyết giảng, không phải đạo của nghi thức thờ phượng, mà phải thể hiện ngay
trên bản thân mình. Sự chứng đắc được hiển lộ qua lời ăn, tiếng nói, cách đi
đứng nằm ngồi, cách cư xử, cách hành động lúc nào cũng an nhiên, tự tại, uy
nghiêm nhưng từ bi, sống ở trên đời, làm việc đời việc đạo nhưng không vướng
mắc chuyện đời. Như thế mới là học đòi theo Phật.
9) Hằng thuận lợi ích
chúng sanh
Chúng
sinh từ vô thủy đã sống trong tham-dục. Hàng bồ tát tu theo Phật phải nương
theo tham-dục của chúng sinh để giáo hóa chúng sinh. Chúng sinh có thể chỉ đến
chùa cầu tài, cầu lộc. Nhưng bồ tát nương theo đó mà giảng về lòng tham và thế
nào là tu phước. Chúng sinh có thể đến chùa để xin dâng sao giải hạn nhưng bồ
tát nương theo đó mà giảng về nghiệp báo và nhân quả. Chúng sinh có thể đến
chùa vì khủng hoảng tinh thần, bồ tát nhân đó mà giảng về hạnh vô úy. Chúng
sinh đến chùa xin làm lễ thành hôn (hằng thuận), dù biết rằng ái dục là cội
nguồn của khổ đau và sinh tử tương tục nhưng bồ tát nhân đó giảng về đạo vợ
chồng và hiếu đạo. Chúng sinh có thể đến chùa nói rằng, “Con bị ma nhập, quỷ
ám”. Bồ tát có thể tụng cho nạn nhân một thời kinh rồi khuyên nạn nhân về nhà
tập thể dục, ăn chay, tụng kinh sám hối, niệm Phật. Nếu có thể thực hành Thiền
Quán cho tình thần trở nên sáng suốt dũng mãnh…hy vọng có thể qua khỏi.
Nói
tóm lại, người tu hành theo Phật vừa lấy cứu cánh là giải thoát bản thân nhưng
cũng lấy mục tiêu giúp đời. Do đó những gì lợi lạc, an vui cho chúng sinh thì
bồ tát nguyện làm. Như thế mới gọi là hằng thuận lợi ích chúng sinh.
10) Hồi hướng khắp tất
cả.
Hồi
hướng về khắp tất cả là chuyển sự thành công của mình với lòng biết ơn tới tất
cả mọi người.
-Lãnh
đạo thành công tuyệt đỉnh nhưng phải hiểu đó là sự hy sinh, nỗ lực của cả quốc
gia dân tộc mà mình chỉ là người dẫn dắt.
-Vị
nguyên soái có chiến thắng lẫy lừng nhưng phải hiểu thành công đó có được là do
sự hy sinh xương máu của bao chiến sĩ và sự đóng góp của toàn dân ở hậu phương.
-Một
tỷ phú thành công trên thương trường là do công sức của bao nhân viên và tiền
bạc của người tiêu thụ.
-Một
đứa con thành công trên đời là do công ơn giáo dục của cha mẹ và thầy cô.
-Một
nhà văn nổi tiếng là nhờ độc giả. Truyện Kiều mai đây không được dạy trong văn
học sử, không còn ai đọc nó nữa thì Truyện Kiều cũng đi vào quên lãng.
Hồi
hướng về khắp tất cả là xả bỏ cái Ngã, là khiêm tốn, là chia xẻ niềm vui với
tất cả mọi người. Nói cho cùng ra, trên cõi đời vô thường này, chẳng có
gì là của mình. Hồi hướng về khắp tất cả là một hạnh hy hữu và vô cùng cao
thượng của Phật Giáo.
Tạm Kết Luận:
Đối
với kẻ ngoại đạo hay người không hiểu, thì đạo Phật chỉ là một đạo rất tầm
thường, yếm thế. Kinh qua lịch sử, đạo Phật không có một đế chế, không có
đạo quân chinh phạt, không có chiến thắng… để khiến nhân loại phải khiếp sợ. Mà
sự sợ hãi (khủng bố) lại là một nhân tố rất quan trọng để tin theo một tôn
giáo, nhất là tôn giáo thờ thần. Trong khi đó, đệ tử của Phật thì tương chao
dưa muối, cho gì ăn nấy, không rượu thịt, chân đi đất, quần áo thì chỉ là thứ y
phục của dân nghèo, phẩm phục không sa hoa, lộng lẫy.
Thế
nhưng khi nghiên cứu và tìm hiểu về nó thì đạo Phật là một đạo vĩ đại. Đạo Phật
là đạo của Trí Tuệ và Từ Bi. Nó hoàn toàn nhân bản, thực tiễn, không lấy phép
mầu của thần linh để làm nền tảng chiêu dụ tín đồ. Tính nhân ái của đạo Phật và
hàng đệ tử của Phật bao trùm cả thế giới, không chỉ xót thương loài người và
còn cả núi rừng, cây cỏ và thú vật. Đó là một đạo hy hữu của thế gian này.
Theo
như hạnh nguyện của ngài Phổ Hiền, người tu hành không thể thành Phật
thành bồ tát, không thể chứng quả nếu không phát nguyện đời đời, kiếp
kiếp làm lợi lạc cho chúng sinh, coi chúng sinh như cha mẹ mình. Vậy thì hạnh
nguyện của ngài Phổ Hiền rất phù hợp với thời đại ngày hôm nay. Do đó, ngoài
hàng ngũ xuất gia, hàng cư sĩ và Phật tử tại gia vẫn có thể tu theo hạnh nguyện
Phổ Hiền.
Đọc
tụng mỗi ngày và tùy duyên, tùy hoàn cảnh mà làm bất cứ việc gì, dù nhỏ bé mà
lợi lạc cho đời là tu theo ngài Phổ Hiền. Thế giới này sẽ trở thành Cực Lạc nếu
mỗi ngày, mỗi lúc, mỗi nơi có thêm một ngài Phổ Hiền Bồ Tát.
Xin
kính lạy ngài Phổ Hiền và tất cả các ngài Phổ Hiền của ngày mai.
*
California ngày 28/3/2019
ĐÀO VĂN BÌNH
Địa chỉ: Tiểu Bang California, Hoa kỳ.
Email: daovanbinh@sbcglobal.net
.
.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..………
- Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn gửi ngày
02.04.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét