(Cô giáo Trần Thị Lam cùng con gái Phan Thị Minh Phương) |
ĐÔI DÒNG VỀ BÀI THƠ
"ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ
"ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ
PHẢI KHÔNG ANH?"
*
(Tác giả Nhụy GiaLai) |
Cho phép tôi cúi đầu
kính phục cô TRẦN THI LAM - giáo viên dạy văn trường Trung học Phổ thông Chuyên
Hà Tĩnh, tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?" đăng
lên Facebook vào 20h ngày 25.04.2016, tới 23h ngày 26.04.2016 đã có hơn 2000
lượt chia sẻ. Vì lý do "tế nhị" Facebook của cô đã bị khóa lại, nhưng
bài thơ của cô đã lan tỏa rộng rãi và đi vào lòng người...
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ
PHẢI KHÔNG ANH?
Đất nước mình ngộ quá
phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân
không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn
bú mớm
Trước những bất công vẫn
không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá
phải không anh
Những chiếc bánh chưng
vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài
nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ
như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá
phải không anh
Biển bạc, rừng xanh,
cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì
đang chết
Những con thuyền nằm nhớ
sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá
phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã
gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì
để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà
không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về
đâu anh
Anh không biết em làm sao
biết được
Câu hỏi gửi trời xanh,
gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước
sẽ về đâu…?
*.
TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)
Đôi dòng cảm nhận:
Một bài thơ để đời, và
rất khó để có một bài thứ hai có thể thu gọn hiện thực và viễn cảnh của cả đất
nước, có sức lan tỏa chỉ trong vòng mấy câu thơ
Mở đầu:
Đất nước mình ngộ quá
phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân
không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn
bú mớm
Trước những bất công vẫn
không biết kêu đòi…
Những kẻ phản đối, quy
chụp, lăng nhục tác giả đã vin vào 3 câu thơ đầu để cho rằng bài thơ báng bổ,
phủ nhận cả lịch sử 4000 năm của cha ông. Họ không hiểu (do lười suy nghĩ?),
hoặc ngu dốt, thậm chí là cố tình không hiểu khi tách rời 3 câu đầu ra khỏi câu
cuối. Đất nước 4000 năm với lịch sử hào hùng chống ngoại xâm, một bề dày văn
hóa đặc trưng - sao bổng giật mình nhận ra là ”dân không chịu lớn“, “vẫn còn bú mớm”? Đơn giản VÌ - một chữ VÌ:
Trước những bất công vẫn
không biết kêu đòi…
Tố Hữu có câu: "Người ta lớn bởi vì ta cúi xuống".
Chưa bao giờ đất nước chịu hèn nhục, o ép trước ngoại bang như hiện nay. Chưa
bao giờ bất công xã hội trên mọi lĩnh vực nặng nề như hiện nay. Người dân vẫn
cứ mãi cam chịu, "vẫn không biết kêu
đòi", vậy thì “lớn” cái nỗi
gì? Cụ Tản Đà từng viết cách đây cả trăm năm: "Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con".
Không ai dám phê phán Cụ coi thường, phủ nhận lịch sử, truyền thống cha ông...
này nọ như cô Lam, bởi Cụ viết trong ngữ cảnh phê phán hiện thực xã hội đầy rẫy
bất công, con người yếu hèn, vô cảm trước cường quyền thời bấy giờ. Mà xã hội
bây giờ cũng có không ít sự tương đồng.
Vì sao nên nỗi??? Ta đọc
khổ thơ tiếp:
Đất nước mình lạ quá
phải không anh
Những chiếc bánh chưng
vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài
nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ
như cái móng tay…
Một sự so sánh khái quát
giữa VẬT và NGƯỜI, và có kỳ lạ không khi một đất nước lại xem trọng hình thái
vật chất, tâm linh giả tạo hơn cả tính mạng của con người? 8.000 lễ hội
mỗi năm- trung bình mỗi ngày có đến 22 lễ hội; có nghĩa lý gì khi đạo đức xã
hội, tình người ngày càng xuống cấp tệ hại? Những chiếc bánh chưng được làm
"vô cùng kỳ vĩ, những dự án và tượng
đài nghìn tỉ" thì khắp nơi trong khi tính mạng con người Việt Nam chỉ
nhỏ bằng "cái móng tay". Nhiều người vẫn bảo đất nước này rất an
bình, rất ổn định, không bạo loạn, không khủng bố... nhưng tại sao mỗi ngày
trung bình có 30 người ra khỏi nhà mà không trở về, có 205 người chết vì ung
thư, 10 người là nạn nhân của cướp giật? Rồi bao nhiêu điều bất công khác? Con
người trở thành nhỏ nhoi, không được tôn trọng thì trách sao những thứ vô giá
đã ngàn vạn năm SONG HÀNH CÙNG đất nước: rừng vàng, biển bạc, đồng xanh lúa
biếc…cũng đội nón ra đi
Đất nước mình buồn quá
phải không anh
Biển bạc, rừng xanh,
cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì
đang chết
Những con thuyền nằm nhớ
sóng khơi xa…
Đoạn tiếp theo tả chân
hiện trạng đất nước đang nợ nần, đang đứng trước nguy cơ phải cúi đầu với năm
châu... Phát triển nóng, hào nhoáng bề ngoài nhưng thiếu đi nền móng bền vững,
để rồi tất tật hậu quả đổ cho thế hệ con cháu mai sau:
Đất nước mình thương quá
phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã
gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì
để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà
không phải cúi đầu…
Di sản cho mai sau có
gì? còn gì? Ý tại ngôn ngoại, bài thơ chỉ cần tạo ra vài điểm nhấn để người đọc
tự liên tưởng đến những vấn đề bức bối khác. Cuối cùng với toàn cảnh thì đáp án
bài thơ bỏ ngỏ, để tất cả chúng ta cùng cảm nhận đau đớn, dằn vặt bởi câu
hỏi..."rồi sẽ về đâu?"
Đất nước mình rồi sẽ về
đâu anh
Anh không biết em làm
sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh,
gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước
sẽ về đâu…?
Ai, ai trả lời dùm...
câu hỏi thực ra chẳng dành cho ai cả, mà cho chính mỗi người chúng ta. Sự thức
tỉnh có thể là muộn màng nhưng - không - bao - giờ - là vô ích...
Mời thư giãn với nhạc phẩm TIẾNG ĐÀN BẦU
của Nguyễn Đình Phúc, thơ Lữ Giang, qua tiếng hát Kiều Hưng:
*
Tháng 05 năm 2016
NHỤY GIALAI
(tên thật: Phạm Văn Nhụy)
Địa chỉ: Số 177, đường Phạm Văn Đồng,
thành phố Pleiku, tỉnh Gialai
Email: nhuygialai@gmail.com
.
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 20.05.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét