(Nguồn ảnh: internet) |
MẤY CẢM NGHĨ
KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN
TIẾNG GỌI TỪ PHÍA MẶT TRỜI LẶN
*
(Tác giả Nguyễn Bàng) |
Một
truyện ngắn Nguyễn Quang Lập viết vào tuổi 30, cái tuổi đang soan mà sao buồn
làm vây!?
Truyện
kể về một con vẹt tên là Hơ rê đã được chàng trai Kon Lon người dân tộc tốt
bụng và vui tính, một chàng trai có một không hai của loài người, nuôi dưỡng và
rất yêu quý. Hơ-rê đã cùng Kon Lon, Kan Mây cùng dân làng tham gia đánh Mỹ. Nó
làm nhiệm vụ trinh sát cho đoàn “tải lương” Nó bay trước một quãng xa, hễ thấy
người thì kêu lên. Nó còn thêm cả nhiệm vụ đưa thư nữa. Trước đó, Kon Lon chẳng
bắt nó học tiếng người. Nhưng từ khi người yêu của chàng là nàng Kan Mây da
trắng, cái môi đỏ và hay cười bị thương rồi bị những già làng đã buộc nàng phải
rời khỏi làng vì phát hiện nàng đã mang thai với một ai đó, Hơ rê được chủ dạy
cho học tiếng người. Chỉ một cụm từ ba tiếng gọi “Kan Mây… về!, nó đã phải học
ròng rã ba tháng trời, tập mướt mồ hôi mới phát âm chính xác. Đó không phải là
tiếng gọi của Hơ-rê. Đó là tiếng thét đau buồn của chủ nó khi dấu vết Kan Mây
chỉ còn một sợi tóc bên bờ suối. Ý thức được, mình là giống chim mặc nhiên trở
thành một biểu tượng của dốt nát và dối trá, không được con người và cả loài
chim tin cậy nhưng được Kon Lon đã nói với nó trước lúc chia tay, kể từ đây
Hơ-rê không phải là con vẹt nữa, Hơ-rê là trái tim của chủ nó. Nó hạnh phúc và
đặt niềm tin về con người, đập cánh bay đi, bay mãi, gọi tên nàng Kan Mây vang
khắp các cánh rừng, bay và gọi không còn nhớ đã bao lâu, thời gian có thể đã
một năm, có thể đã một đời. Nhờ nghe tiếng kêu của nó, nàng Kan Mây đã trở về
ngây ngất trong hạnh phúc đoàn tụ với chồng và đứa con trai cùng dân làng cũng
tràn trề hạnh phúc say trong nhảy múa và hát của ngày lễ hội đâm trâu. Nhưng
không ai trông thấy nó. Không ai nghe tiếng gọi của nó đang đến ngày sức tàn
lực kiệt nhưng vẫn cứ mải miết đập cánh, mải miết gọi tên nàng…
Con vẹt
Hơ rê được nhân cách hóa nhưng truyện ngắn này rõ ràng không phải là truyện
dành cho thanh thiếu niên mà nó phù hợp cho tất cả mọi người vì mang nhiều ẩn ý
như một truyện ngụ ngôn hiện đại để thuyết minh cho một chủ đề luân lý cùng một
nhận xét về thực tế xã hội.
Với ẩn ý
ngụ ngôn, những bài học trong truyện của Nguyễn Quang Lập tự nó thoát ra từ cốt
truyện.
1- Cảnh
báo chiến tranh của loài người.
rong
nhận biết của con vẹt Hơ rê, loài người có một nhóm chuyên môn chuyện vạch “kế
hoạch” và họ luôn luôn bận rộn vì những “kế hoạch” như thế. Họ chia ra hai phe:
“Ta” và “địch” đánh nhau dữ dội, loài người gọi dó là chiến tranh. Cuộc chiến
tranh đang cuốn hút Hơ rê vào đã xảy ra rất lâu trước khi nó chưa có mặt trên
đời bởi có một nhóm người nào ở rất xa hè nhau khuân súng đạn cùng với các đồ
vật biết bay và chạy sang đây đòi chiếm các cánh rừng… Thế là xảy ra các cuộc
đánh nhau và chửi bới, vừa đánh nhau vừa chửi bới tức là chiến tranh.
Chiến
tranh trong mắt Hơ rê là những bộ mặt méo xệch của đoàn người tải lương xuống
dốc trong mưa, với những tiếng kêu đau đớn của người trượt chân, những tiếng
súng nổ dữ dội; với hình ảnh Kan-mây đang nằm ở phía sau một hòn đá đen, cạnh
gốc lim lớn. Nàng nằm sấp, gùi gạo văng ra xa, máu từ bả vai phun ngược lên
từng tia máu nhỏ. Rồi những họng súng đang chĩa vào ngực chủ nó…
Chính vì
những kế hoạch chiến tranh mà con người đã gây ra cho chính họ không biết cơ
man nào là đau khổ, tai hoạ… Loài chim cũng có từ đánh nhau, nhưng rất ít sử
dụng, lâu ngày cũng quên đi.
2- Cảnh
báo những luật lệ khủng khiếp của con người:
Kan Mây
xinh đẹp và dũng cảm cùng người yêu đi gùi gạo, tải lương ra chiến trường. Nàng
bị thương đau đớn như thế. Nhưng khi được cứu sống, “nàng không được đi gùi gạo
với đoàn “tải lương” nữa. Những già làng đã buộc nàng phải rời khỏi làng sau đó
một tháng. Người ta phát hiện nàng đã mang thai với một ai đó. Đây là một tội
nặng xếp hàng thứ ba sau tội giết người và phản bội. Một luật lệ khắc nghiệt
của làng đã định ra nhiều đời nay dành cho tội này: người đàn bà chửa hoang
phải rời khỏi làng sống cô độc bất cứ ở chỗ nào mà những người làng không còn
gặp được nữa. Nếu một người bất kỳ trong làng tình cờ bắt gặp thì kẻ có tội
phải rời đi chỗ khác xa hơn.”. Để rồi Kan Mây phải vật vờ lang thang như một
bóng ma, toan lao mình xuống suối nếu như đứa con trong bụng nàng không lên
tiếng đòi được sống.
3-Cảnh báo
thói vô cảm của con người.
Con vẹt
Hơ rê đã tham gia chiến tranh cùng dân làng như một con người thực thụ. Nó
không trèo đèo lội suối tải lương như con người. Nó làm trinh sát và đưa thư
cho đoàn tải lương. Nó không gian nguy như con người bị nhưng cũng dãi dầu mưa
nắng khổ ải: “Mưa tạt vào người nó làm cho các đám lông của nó dúm lại, hai
cánh như bị ngắn đi, cứng hẳn đi.” Nó đã đặt hết niềm tin vào con người khi Kon
Long nói với nó trước lúc chia tay, kể từ đây Hơ-rê không phải là con vẹt nữa,
Hơ-rê là trái tim của chủ nó. Nó đã đập cánh bay đi, bay mãi, gọi tên nàng Kan
Mây vang khắp các cánh rừng không còn nhớ thời gian, cho đến khi sức tàn lực
kiệt, nó vẫn mải miết bay và gọi. Vậy mà con người lại “coi cuộc kiếm tìm
Kan-mây và tiếng gọi khản tiếng của nó là một trò hề rất buồn cười.”, kẻ ném
đá, kẻ quăng gậy gộc vào nó coi như một trò chơi nhẫn tâm.
Con
người như thế nhưng loài người đã không tiếc công sức để viết ra bao nghiêu là
sách vở, những cuốn sách dày và đẹp, để cố gắng chứng minh điều họ nói con vẹt
là một biểu tượng của dốt nát và dối trá là đúng. Dối trá và dốt nát không có ở
loài người đâu, chỉ có ở những con vẹt thôi. Con vẹt Hơ rê đã ngao ngán kêu
lên: “Ôi con người! Con người… họ thật khác nhau. Nom bề ngoài họ cũng giống
như loài chim, chẳng mấy khác biệt. Thế mà họ lại rất khác nhau. Loài chim
không như thế, mỗi loại chim chỉ có một đức tính đơn giản và bất biến. Loài
người thì thật không hiểu nổi. Mỗi người có rất nhiều đức tính, mỗi đức tính
lại được phân ra nhiều loại đối chọi nhau. Chính vì vậy mà họ đã gây ra cho
chính họ không biết cơ man nào là đau khổ, tai hoạ… có phải thế không nhỉ?”
4- Cảnh
báo thói say sưa chiến thắng của con người.
Hơ rê dù đã thở dốc, run rẩy sau những ngày
rét mướt, không có hạt ngô nào dành cho nó để bay tìm gọi Kan Mây. Nhưng không
ai nói cho Hơ-rê rằng nó là con chim tuyệt vời nhất các loại chim, nó đã hoàn
thành nhiệm vụ. Người ta còn mê say với lễ đâm trâu trong khung cảnh hòa bình,
“cả già trẻ gái trai đang nhảy múa như điên bên một con trâu chết và đống lửa”.
Không ai nghe tiếng kêu của nó. Bởi họ đang sung sướng một cái điều gì đó, đến
nỗi họ chỉ biết nhảy và hát, không còn ai nghe ai…Cả Kan-mây, cái người mà
Hơ-rê đã giành trọn đời mình để đi tìm cũng chỉ biết ngây ngất trong hạnh phúc
riêng được đoàn tụ với chồng và đứa con trai mà nàng đã có được kể từ khi nghe
tiếng kêu của Hơ-rê. Cả Ko Lon, chủ của Hơ-rê, đang cùng với thằng con trai
nhập vào những vòng nhảy hung tợn của đám đàn ông. Tất cả đều tràn trề hạnh
phúc. Tất cả đang say…
*
Trong
lịch sử văn học toàn cầu, từ cuối thế kỷ 19, nhiều nhà văn đã bắt tay thực hiện
ý đồ gò văn xuôi vào quy luật của ngụ ngôn Thời hiện đại như F. Kafka với Vụ
án, H. Hesse với Chuỗi ngọc thủy tinh, E. Hemingway với Ông già và biển cả ,
v.v.
“Tiếng
gọi từ phía mặt trời lặn” của Nguyễn Quang Lập: Về cấu trúc bên trong, với
những hình tượng ngụ ý, kiểu hình tượng hướng tới tượng trưng; với lối nói bóng
gió đa nghĩa cùng sự súc tích về nội dung, khả năng mang nhiều tầng hàm nghĩa.
Về nghệ thuật, với cách dùng ẩn dụ nhân hóa để thuyết minh cho một quan niệm
nhân sinh và những nhận xét về thưc tế xã hội và con người. Hiển nhiên đây là
truyện kể có tính chất thế sự, một ngụ ngôn hiện đại hay và sâu sắc.
Nhan đề
truyện “Tiếng gọi từ phía mặt trời lặn” cùng đoạn kết: “Không ai nghe tiếng gọi
của Hơ-rê, không còn ai chú ý gì ngoài những vòng lượn hạnh phúc của chính
mình. Còn Hơ-rê, con chim tuyệt vời nhất của loài chim, vẫn cứ mải miết đập
cánh, mải miết gọi tên nàng…
Chính vì
thế, tiếng gọi của Hơ-rê mãi mãi nở thành những vòng sóng tròn, toả rộng dần,
lan xa… xa mãi” khiến người đọc như bị xé lòng.
Con chim
chiến công, con chim tình nghĩa quên cả thân mình, con chim đặt hết niềm tin
vào con người, những tưởng được con người gọi là trái tim của con người; vậy mà
chính con người không ai nghe tiếng gọi của nó, thậm chí có lúc còn muốn bắt
nó, đánh đuổi nó một cách nhẫn tâm vô cảm. Chỉ có mặt trời lặn nghe vang tiếng
gọi của nó. Nhưng than ôi, mặt trời lặn là lúc mặt trời đang đợi “chết” sau một
ngày tỏa sáng cho muôn loài!
Mời thư giãn với nhạc phẩm SẮC MÀU
của Trần Tiến, qua tiếng hát Trần Thu Hà:
*
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com
.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác
giả gửi qua email ngày 10.10.2019.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét