(Nhà thơ Chế Lan Viên) |
CHẾ
LAN VIÊN ĐÃ GIÚP
NHIỀU NGƯỜI PHẢN TỈNH
*
1.
(Tác giả Nguyễn Bàng) |
Trong
lịch sử văn chương, mới chỉ thấy hiện tượng tác giả này “phản” lại tác phẩm của
tác giả kia, nổi danh nhất như: “Phản chiêu hồn” (chống lại việc
chiêu hồn) của Nguyễn Du viết trong một chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1813 khi ngang
qua sông Mịch La. Nguyên do là Tống Ngọc, người cùng thời với Khuất Nguyên có
làm bài từ chiêu hồn gọi Khuất Nguyên về để sống lâu thêm với cõi đời trần thế.
Nguyễn Du chống lại ý ấy, khuyên hồn không nên trở về cõi trần đầy những bọn
quan lại gian ác; hay bài “Chiến tụng Tây hồ phú” của Chiêu Lì
Phạm Thái bày tỏ lòng trung của mình với nhà Lê ngược với bài “Tụng
Tây hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng vốn là tôi nhà Lê, sau làm quan với
Tây Sơn, viết bài phú này ca ngợi vua Quang Trung.
Nhưng ở
Chế Lan Viên, với “ba tập thơ di cảo
khổng lồ của ông được nhà văn Vũ Thị Thường (là vợ) công bố, trưng ra một Chế
Lan Viên khác, một Chế Lan Viên phản Chế Lan Viên, một Chế Lan Viên dùng thơ để
phản biện chính trị, để nói toẹt ra rằng ông đã bị lừa (bài “Bánh Vẽ”), ông đã có tội với nhân dân (bài “Trừ
đi”- các ông Cộng vào thì Chế ta Trừ đi), ông
đã đi nhầm đường…”. Tạm gọi ba tập di cảo khổng lồ đó là “Thơ phản thơ Chế
Lan Viên”. Đây cũng là một nét rất đặc biệt trong con người nhà thơ Chế Lan
Viên.
2.
Ngay từ
khi “Điêu
tàn” mới ra đời, Trương Tửu là người đầu tiên đã lý giải hiện tượng Chế
Lan Viên, một trong bốn nhà thơ của nhóm “Bàn thành tứ hữu” hay “Nhóm thơ Bình
Định”, theo cách gọi của người đương thời còn theo cách gọi của chính họ là
“Trường thơ loạn” (1936), gồm Chế Lan Viên, Quách Tấn, Hàn Mặc tử và Yến Lan.
Trong tứ hữu thì Hàn Mặc Tử đã qua đời năm 1940, Quách Tấn thì từ 1945 đến
1954, cùng gia đình tản cư về Bình Định, làm ủy viên Ủy ban ủng hộ kháng chiến,
thủ quỹ Mặt trận Liên Việt huyện Bình Khê. Sau 1954, ông hồi cư về Nha Trang đi
làm công chức tại Qui Nhơn, có lúc làm Phó tỉnh trưởng Bình Định, Công Ty du
lịch Huế, Phó tỉnh trưởng Khánh Hòa. Chỉ có Chế Lan Viên và Yến Lan là đi theo
cách mạng trọn đời
Trong
bài “Quan
niệm về thơ của Chế Lan Viên”, sau khi chép lại một đoạn trong bài Tựa
tập thơ Điêu tàn (1937) do chính Chế Lan Viên viết:
“Hàn mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi
thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ,
Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát
Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.”
Trương
Tửu nhận định: “Ông Chế Lan Viên đã khách
quan hóa cái chủ thể của ông. Nên ông lầm. Vì thi sĩ bao giờ cũng có khuynh
hướng chủ quan hóa cái khách thể của sự vật. Ông đã rời bỏ khuynh hướng ấy. Ông
đã phản cái bản tính thiên bẩm của mình. Ông có tội với Nàng Thơ.”
Trong
bài “Một
thi sĩ của Điêu Tàn” Trương Tửu lại nói: “Ông Chế Lan Viên đã quên mất cái Ta, chỉ còn sống trong cái Mê.”.
Nếu như
nhận định của Trương Tửu là đúng thì sau những cơn mê trong “Điêu
tàn”, Chế Lan Viên mê tiếp trong “Ánh sáng và phù sa” rồi mê “trói đám cầm bút lại cho dễ quản lý” Sau
khi đảng thấy cởi trói cho các nhà văn là hớ, là lợi bất cập hại. Chỉ đến cuối
đời mình ông mới tỉnh và nhớ đến cái Ta và với cơn tỉnh này ông đã để lại cho
đời ba tập thơ di cảo khổng lồ , nghe nói có cả ngàn bài thơ di cảo, cũng là lẽ
tât yếu của một thi sĩ của Điêu tàn.
3.
Tôi có
cảm nhận rằng, ông Trần Mạnh Hảo đã lý giải rất trúng trong hình ảnh “con nghé thơ” rồi “con trâu thơ”. Khi là con nghé thì ăn cỏ đồng xa hay ăn cỏ đồng nhà
là tùy vào người chăn dắt. Khi thành con trâu thì cày đồng đang buổi sớm, buổi
hôm hay đang buổi ban trưa; cày đồng sau hay đồng cạn là tùy vào người chủ
cày.
Lại có
người lại ví nhà thơ như con ngựa kéo cỗ xe văn nghệ, thế thì cỗ xe nặng nhẹ ra
sao, phải kéo trên con đường bằng phẳng hay con đường khấp khểnh gập ghềnh cũng
lại tùy vào người xà ích.
Chế Lan
Viên không nói mình là con nghé hay con trâu, con ngựa kéo xe, mà nói: “Lòng ta mục đồng / Cũng đi chăn đấy”… “Tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu”. Là mục
đồng hay là nhà thơ cưỡi trâu thì cũng phải cùng trâu đến những nơi được phép
của lệ làng mà thôi.
4.
Chỉ với
một tập thơ “Điêu tàn”, ba tập di cảo đồ sộ và một cuộc đời “chưa hề được cấp nhà một lần trong đời,
không bao giờ có được cái điện thoại. Cho đến khi mất, ông chưa hề được những
nhà xuất bản nhà nước tái bản một cuốn sách nào. Ông sống đạm bạc mà thanh cao,
tự tại nơi khuất nẻo xa xôi trong góc ngoại ô phía Tân Bình.”. Chỉ ngần ấy
thôi, cũng đủ để chúng ta trân quý Chế Lan Viên, thương cảm Chế Lan Viên,
ngưỡng mộ Chế Lan Viên.
Chắc giờ
này ở cõi vĩnh hằng, Chế Lan Viên cũng mỉm cươi vì mình đã phản tỉnh sáng mắt
sáng lòng, không chỉ cho riêng mình mà cho biết bao người đời nữa!
Mời thư giãn với nhạc phẩm ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG
của Lam Phương, qua tiếng hát Đan Nguyên:
*
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com
.
.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác
giả gửi qua email ngày 10.10.2019.
- Bài viết không thể hiện quan
điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét