CHU MỘNG LONG - NHÀ GIÀ MỒM, NON LÝ LUẬN - Tác giả: Tô Huy Thịnh (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
CHU MỘNG LONG -
NHÀ GIÀ MỒM, NON LÝ LUẬN
*
Trong bài trước, tôi đã nêu lên 8 điểm nhận định như điểm tựa lý luận của Chu Mộng Long, từ điểm tựa thiếu cơ sở ấy ông ta suy diễn, diễn giải sai ý của người khác như đúng rồi để làm luận cứ cho mình. Thuật ngụy biện này, người đọc nhanh không kiểm định đối chiếu sẽ nghĩ điều ông ta nói là chân lý. Ông ta thừa thắng xông lên, ngỡ tưởng lời của mình như thánh chỉ. Ông Chu Mộng Long không đi vào tranh luận trực tiếp mà quay ra tấn công cá nhân, quy chụp vô nguyên tắc, vô văn hóa như: Phao lồ 2, Phao lồ (w), hay đưa một hình của người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc bảo giống lời tôi (Tô Huy Thịnh)... Không biết ông ta còn chế tên tôi thành Tô gì nữa? Đây là cách nói ngô nghê, suy diễn mập mờ bẩn thỉu. Chính những kẻ tâm địa bẩn thỉu lại rất thích tráng men nhân cách đẹp. Nói như Chu Mộng Long có khác gì tôi bảo Chu Chuột Chù, Chu Hèn Hạ, Chu Xu Thời, Chu Cơ Hội, Chu giun đất, Chu Mõ Lo (w), Châu Mộng Lo (w) Châu Mi Hù? Liệu ông có nghe đặng? Hay giẫy nẩy lên với giọng đạo đức?
Mới đây trong bài viết: "Sự thành đạt của đĩ phu Bắc Hà" ông Chu Mộng Long tiếp tục nhắc tên tôi và trí trá trắng trợn đến mức nhét chữ vào mồm người khác khi cho rằng tôi, Lê Qúy Đôn và ngài Phao Lồ [ý chỉ bác Paul Nguyễn Hoàng Đức, rồi thầy trò nọ kia] khẳng định: "người Bắc thành đạt hơn người Nam!". Ông nên nhớ rằng, "trí trá" khác với "có trí thì trá", khác với "có trí thì phải trá", nhân tài khác với thành đạt dù có nét nghĩa giao nhau, thành đạt khác với nghĩa khí. Chu Mộng Long lập lờ, cá trích đánh lừa người đọc.
Với thái độ mục hạ vô nhân, xuyên tạc câu chữ, uốn bẻ bóp méo sự thật vô tội vạ cốt để thực hiện ý đồ của mình, điều đó chỉ có thể lừa gạt được trẻ mầm non, tiểu học. Ngay bài đầu tiên "Giải huyền thoại văn hóa Bắc Hà" viết về hồi ký của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Mộng Long đã viết "thấy các cụ ngoài Bắc đấm đá hại nhau và xỏ nhau kinh quá... Văn nghệ sĩ Bắc hà không chừa một thủ đoạn nào để hạ bệ nhau, làm thịt nhau". Điều này chẳng cần Bắc Hà, hay Nam Hà, tôi thấy nó đúng ngay với Chu Mộng Long. Ông chẳng từ một thủ đoạn nào kể cả bóp méo nhét chữ vào mồm người khác, như ở bài "Sự thành đạt của đĩ phu Bắc Hà" tôi đã dẫn ở trên. Nói như dân gian là: ăn không nói có, ăn ngọn nói hớt, ăn có nhai mà nói không nghĩ, vu khống để hạ người nâng mình thành "nhà giáo ngáo". Danh ngôn Campuchia có câu: "Lời nói lột ngôn ngữ, cử chỉ lột dòng họ". Nói là gieo, con người hơn loài vật ở tiếng nói nhưng nếu tiếng nói đó mà không theo sự thật lương tri, nói vống sai chỉ muốn tên mình nổi bật lên và chìm tên người xuống thì ắt sẽ phải gặt - con người còn không bằng con vật. Ông là đại diện tiêu biểu nhất của những thói hư tật xấu, cặn bã không chỉ một mà của cả hai miền cộng lại.
Không chỉ có vậy, trong bài về GS Nguyễn Đăng Mạnh ông Chu Mộng Long khảng định rõ quan điểm của mình: "Nói trước, tôi rất kính trọng cụ Mạnh như bậc thầy của mình. Nhưng đúng sai thì phải phân minh, vì điều cụ viết ảnh hưởng đến nhiều người"... "Và bây giờ cụ Mạnh viết trang hồi ký này đã gieo rắc thêm sự kỳ thị của thói kiêu ngạo Bắc hà mà tôi phải viết thẳng ra điều tôi biết để chữa lỗi cho cụ". Nhưng đến bài sau thì ông lại xoay chiều đổi gió, trở cờ, đổi màu thay sắc, trở mặt như bàn tay khi viết: "Nói thẳng tuột theo phong cách người Nam: những bài viết của tôi không phải đối thoại với cụ Mạnh, vì cụ Mạnh chỉ ngẫu hứng và có khi nói ngược cho vui". Thật đúng là lý lẽ lươn trạch, thủ đoạn chẻ đôi, phân hóa dần; luận điệu ngạo ngược tìm cách chuyển gánh nặng cho một người khác là một thủ đoạn cho thấy bộ mặt thật của nhà đạo đức nhiều mặt này.
Lý lẽ của ông Chu Mộng Long rất lộn xộn, tùm lum, vu hồi, thậm chí mâu thuẫn, rối rắm. Trong cái đống chữ nghĩa ngổn ngang chém gió đầy ngẫu hứng chưa tiêu hóa ấy, tôi sẽ lọc ra vài ý để quý vị thấy thuật xảo biện của vị tiến sĩ này. Dễ thấy, hầu như ông có gì, nghĩ gì, nghe, hóng hớt được gì đều tông tất ra như để rối loạn tinh thần của người khác, làm cho người khác chán mà bỏ cuộc. Cốt sao để hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn, quật cho một nhát chết tươi, nhưng tiếc rằng cứ ham luyện chưởng và công lực lại có hạn nên tẩu hỏa nhập ma là tất yếu. Một giảng viên dạy ít là còn để thời gian cho nghiên cứu, chứ không phải "ngáo phây" chạy theo sự kiện nhông nhông đủ các lĩnh vực để mong nổi tiếng nhanh. Không ngạc nhiên lắm khi sự nghiệp nghiên cứu của những tay giảng viên ngáo ngổ này rất tầm thường. Trong bài này, tôi chỉ tập trung vào bài: "Có trí thì mới trá" của Chu Mộng Long.
1. Trong các bài viết của ông Chu Mộng Long liên tục nói năng xách mé, xỏ lá, trịch thượng, giễu nhại, cười cợt thiếu nghiêm túc. Lèo lái như nâng lên đặt xuống, tự cho mình như một cái cân để đong đo người. Xin dẫn một số câu như: "Ngài Phao Lồ Nguyễn Hoàng Đức, gốc Bắc chính hiệu", "đầy lý trí thần thánh", "lại tự xưng là Triết gia số một, nhà thơ hàng đầu của Á châu, lẽ nào tôi không học được điều gì?"... [...]
→ Thủ đoạn công kích cá nhân, luận điệu cá trích khi đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề, vi phạm chính nguyên tắc mà Chu Mộng Long nói là việc nào ra việc nấy, cần phải phân minh. Đây là những yếu tố cá nhân ngoài văn bản, liên hệ gì với vấn đề đang trình bày? Ông ta chỉ nhằm mục đích mua vui, òi óc, dè bỉu hic-hic của mấy bà chợ quê hiếu kì chuyện phiếm.
2. "Khoan nói "có trí mới trá", việc đem một mảnh đất chỉ có 400 năm lịch sử so với mảnh đất có bốn ngàn năm văn hiến để so sánh nhân tài thì khác nào đem so sánh Mỹ với Anh?"
→ Ở đây ông Paul chỉ nói rất chừng mực là: "đắc địa sinh nhân tài hơn". Chỉ hơn thôi, và ông Long cũng không phủ nhận điều này, Bắc là gốc, là trung tâm của Nam cũng không sai trong việc nhìn nhận chung phả hệ, gốc của cuộc di dân. Còn hơn như thế nào, hơn bao nhiêu theo tiến trình lịch sử lại là việc khác. Nhưng đến đoạn dưới chính Chu Mộng Long lại mâu thuẫn [mục 5].
3. "Tôi không cần chứng minh điều tôi đã viết. Ngài cứ đi đường, hỏi đường, hỏi nhà và vào chỗ mua bán của người Bắc và người Nam, xem ai lịch sự, niềm nở hơn, ai thô lỗ hơn?"
→ Đây rõ ràng là thói kinh nghiệm chủ nghĩa. Chữ nghĩa bám vào hiện thực cục bộ rất hời hợt. Dựa vào cảm tính quần chúng, dùng những hiện thực nhỏ lẻ tiểu tiết mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu nào đó. Ở đây Chu Mộng Long chứng minh cho phẩm tính người Nam hơn người Bắc. Cạn luận cứ đến mức bê cả một bình luận tùy tiện của người đọc để khái quát hóa vội vã, không đúng chỗ.
4. Ông Đức viết: "Người Hoa nói có trí thì trá", nhưng trong một đoạn ông Long lại chuyển diễn thành "có trí thì phải trá"? Đây là hai luận đề khác nhau. Ông Long đã bóp méo và thổi phồng nhập nhèm hai cụm từ này. Điều này cho thấy khả năng đọc hiểu của ông rất tồi tệ, mà cũng chưa hẳn, vì bóp méo lái lệch có chủ ý như kéo dài tính tương đồng. Chúng ta phải hiểu rằng, có trí thì thường hay trá, nhưng không phải ai có trí cũng trá, hoặc muốn trá, hay trá được. Nếu ngu lâu trong đầu rỗng thì trá bằng cái gì? Bằng bùn đen và cứt trâu à? Một loại ngụy biện mệnh đề rời rạc rất thấp. Dùng hai mệnh đề có nét tương đồng với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận có lợi cho mình.
5. - "vậy trong lịch sử Trịnh/ Nguyễn phân tranh, phong trào Tây Sơn và cả hai cuộc kháng chiến từ chống Pháp đến chống Mỹ, những anh hùng hào kiệt miền Nam có vô số, ngài vứt bỏ đi đâu? Hay là ngài xem họ là những anh hùng thiểu năng trí tuệ bị người Bắc xỏ mũi?"
→ Trong bài: "Người Bắc - người Nam xét trên nguyên lý càn khôn", ông Đức chỉ nói hơn, kém trong tổng thể. Còn từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể thì lại cho ra kết quả khác, và phải đối chiếu trên nhiều tiêu chí khác nữa. Đây rõ ràng là luận điệu, lý lẽ của kẻ thiểu năng. Người ta nói là nói cái nhiều hơn, cái đa số. Vẫn là thao tác dựa vào cái cá biệt. Nguyên văn câu của ông Đức: "Giờ xin quay lại vấn đề Bắc Nam của chúng ta. Người Bắc giầu bản lĩnh, nghĩa khí hơn", "đắc địa sinh nhân tài hơn". Không ai bảo là không có mà ông Chu Mộng Long hỏi là "vứt đi đâu"? Ông Long vừa mắc lỗi đơn giản hóa vấn đề (cố tình biến một nhận xét khái quát chung thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại), đó còn chưa kể câu hỏi cuối là sự áp đặt đầy ác ý tức ngụy biện rơm (hỏi như cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm của người khác, để làm luận điểm tấn công. Không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn). Giọng điệu đầy hằn học, kích động, khoét sâu chia rẽ. Nhận định không vì tính khách quan, mà vì cái chắc chắn là, sẽ có nhiều người Like.
6. "Tôi không tin trí trá thì có nghĩa khí, vì trí trá thì ắt hẳn cúi luồn. Trí gắn với dũng thì mới có nghĩa khí, ngài Phao Lồ ạ".
→ "Trí trá" khác với "có nghĩa khí", ông Chu Mộng Long đang lập lờ chỗ này. Một kết luận lạc đề. Trong khi ông Đức viết rõ ràng: "có trí thì hay trá, nên người Bắc rất nhiều người sống lươn lẹo xảo trá, khôn ăn người". Nhớ rằng, hay trá và rất nhiều người chứ không phải là tất cả. Ông Đức không đánh đồng hai khái niệm này. Lập luận của ông Chu Mộng Long theo kiểu trùng đôi, từ việc suy diễn sai "có trí thì trá", "có trí thì hay trá" (câu của ông Đức) → đến→ "có trí thì phải trá"→ "trí trá" (câu của ông Chu Mộng Long) = nghĩa khí (kết luận của ông Chu Mộng Long). Ngụy biện đánh tráo luận đề, Chu Mộng Long thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình tranh luận. Ông Long luôn tục mọc ra các luận đề giả để áp đặt đối phương. Dẫu chúng có ảnh hưởng liên đới nhưng Chu Mộng Long lại viết như hai việc xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả rồi tiếp tục bổ sung ý nghĩa đưa ra kết luận của mình. Trá cũng phải xem xét trong từng trường hợp, trong chiến tranh người ta sử dụng mọi sự trá nhân danh chính nghĩa để đi đến chiến thắng cuối cùng. Tức một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhà ngụy biện Chu Mộng Long lại đơn giản hóa, tầm thường hóa thành một liên hệ đơn giản mà ai đọc cũng tưởng là ông ta có lý.
7. "Thưa ngài Phao Lồ, người Bắc tự hào có "trí mới trá" thì chỉ làm dân Nam ghét chứ không xem đó là "văn hóa cao"".
→ Lý lẽ tùy tiện, phi thể thức, điệp khúc (lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, Chu Mộng Long thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể là quái dở thế nào, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa). Ông Long tiếp tục lươn lẹo trí trá khi đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Từ điểm tựa này, ông Long tiếp tục suy diễn tùy tiện vô nguyên tắc, vô tội vạ: "Trí trá có mang lại thành công, nhưng chỉ mang lại lợi ích cá nhân bằng trò hút xương máu đồng loại". Chu Mộng Long làm người đọc lầm tưởng là có sự ca ngợi trí trá. Không ai ca ngợi trí trá, kể cả ông Đức - như tôi đã nói ở trên.
8. "Tôi không tin người Bắc ai cũng trí trá, trừ những kẻ trí trá đang lên ngôi "văn hóa cao". Tôi kết bạn rất nhiều bạn ngoài Bắc, họ thật sự có trí mà không trá, nên tôi rất quý mến và thậm chí coi như bậc thầy của mình. Còn nói thẳng câu này cho các bạn ngoài Bắc rõ: "Trí thì phải trá" chỉ có thể là hạng trí thức gian xảo, lưu manh. Do được xếp vào văn hóa cao mà loại này đang làm khốn đốn dân tộc cả hai miền...".
→ Không ai nói "Trí thì phải trá" cả (câu này là của nhà ngụy biện Chu Mộng Long)? Đúng là nhiều người miền Bắc có trí nhưng không trá và người miền Nam cũng vậy thưa ông. Nhiều trong số ấy là bạn tốt của ông, họ tranh luận từ tốn điềm đạm đúng mực ví dụ như ông Phượng Nguyễn, chứ không lý lẽ lộn xộn, suy diễn tùy tiện, thay đổi luôn xoành xoạch như ông. Và như thế chính ông không phải là bạn tốt của họ, chính ông trí thì ít mà trá thì nhiều. "Trí trá" cũng không đồng nghĩa với "văn hóa cao" như ông suy diễn tùy tiện. Khi ông nhắn cho các bạn ngoài Bắc rõ thì lòi ngay cái đuôi dựa vào đám đông, dư luận, đánh vào tình cảm lôi kéo quần chúng ủng hộ ông, dù ông có thòng rào câu cuối "làm khốn đốn dân tộc cả hai miền" đi nữa. Vì ông lợi dụng đám đông để có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Đối phương sẽ không có cơ hội để nói lại, vì chống ông là chống lại đám đông dư luận ào ào? Qua các comment, việc hùa theo những người dè bỉu Bắc, ca ngợi người Nam càng cho thấy rõ thủ đoạn chia rẽ xu thời cục bộ ngắn hạn này của Chu Mộng Long, dù nó được ngụy trang rất tinh vi.
9. "Trí của ngài Phao Lồ rõ ràng trá sang cái la bàn hàm ý muốn nói Bắc luôn là trung tâm, là khuôn mẫu trí tuệ cần hướng đến, dù là trí trá".
→ Bắt bẻ vô nguyên tắc, quy chụp lộn xộn trong câu "dù là trí trá". Ông Chu Mộng Long đang lí luận lươn trạch khi cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Ông cố tình xuyên tạc, bóp méo phát biểu của ông Đức, để làm luận điểm tấn công. Quanh co, luẩn quẩn đưa ra một kết luận lạc đề ['dù là trí trá'] chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Lợi dụng hậu quả "A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật". Kết luận ẩu, dù Chu Mộng Long không có đủ bằng chứng, luận cứ mà vẫn kết luận một cách vội vã, áp đặt, thiếu thuyết phục.
Tóm lại, toàn bài của ông Chu Mộng Long chủ yếu là sự xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ người khác; suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề. Thủ đoạn lập luận ngụy biện của Chu Mộng Long rất tầm thường: búa sua, tràn lan đại hải, phi logic, lặt vặt. Ông ta lặp đi lặp lại nhiều lần rồi bẻ lái ngôn từ liên tục để người đối thoại mệt mỏi không muốn nghe rồi bỏ cuộc. Dù ông ta có nhiều "khách" trên trang Facebook của mình cũng không nói lên được điều gì. Với cách viết trơn tru, trơn mồm, thuận tai được lấp liếm bởi các xảo thuật thòng trước, rào đón sau khiến người đọc như khoan khoái dễ chịu, nhưng đấy là những cảm giác giả tạo.
Ông Chu Mộng Long còn tận dụng cả sự lém lỉnh, láu cá, mánh khóe, cợt nhả, cười cợt, có khi gay gắt tấn công cá nhân một cách liến thoắng, chỉ nhằm mục đích thu hút người đọc thay vì cung cấp cho họ những nhận thức thật sự về sự thực khách quan và sự công tâm.
Tôi gọi những nhận định, khái quát của ông Chu Mộng Long là những lời nói có CÁNH mà không có CHÂN, có SẮC mà không có HƯƠNG. Toàn là những ngôn từ sáo, rỗng, bề ngoài có vẻ logic nên dễ thuyết phục đám đông còn nặng cảm tính, ít chịu suy nghĩ; không chịu đọc lại để kiểm chứng.
Tôi đã định dừng lại, nhưng "Cây muốn lặng, gió chẳng dừng". Cực chẳng đã, và đây là bài số 2. Nếu cần, tôi sẽ tiếp tục lột mặt nạ thói đạo đức nhiều mặt cơ hội, xảo biện, trí trá gà què ăn quẩn cối xay. Bất luận sự quy chụp, bôi bẩn, tạo giả thiết hay tiền đề giả như thế nào.

            
Mời thư giãn với nhạc phẩm BỐN CHỮ LẮM
của Phạm Toàn Thắng, qua tiếng hát Trúc Nhân và Thảo Nhi:
           
*.
TÔ HUY THỊNH
Địa chỉ: phóng viên Báo Hà Nội Mới
44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
.




  ........................................................................................
- Cập nhật từ email: quanboyman1992@yahoo.com.vn gửi ngày 13.09.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 
.  

0 comments:

Đăng nhận xét