(Nhà thơ Trần Nhuận Minh ; Nguồn ảnh: internet) |
TRẦN NHUẬN
MINH,
THI NHÂN -
“SĨ PHU BẮC HÀ”
*
(Nhà thơ Chu Vương Miện) |
Nhà thơ Trần Nhuận
Minh người tỉnh Quảng Yên xưa, nay là tỉnh Quảng Ninh, có một phần đất địa đầu
của đất nước chung biên giới với Trung Quốc,nguyên xưa nữa là Quảng An Châu, thủ phủ là Quận Yên Hưng, rồi theo thời
gian thay đổi chuyển thành khu Hồng Quảng (tức là Hồng Gai với Quảng Yên sát
nhập), rồi khu Hồng Quảng lại sát nhập với tỉnh Hải Ninh mà thành tỉnh Quảng
Ninh bây giờ, nơi đó có thành phố Hạ Long và có thị xã Móng Cái (Mong Thai) nay
cũng là thành phố. Tỉnh lị Quảng Ninh đặt ở thành phố Hạ Long, vốn là thị xã
Hòn Gai trước đây. Trần Nhuận Minh có tư gia ở thành phố Hạ Long, bên bờ Vịnh
Hạ Long nổi tiếng là kì quan của thế giới.
Nhà thơ Trần Nhuận
Minh nguyên quán ở làng Điền Trì rất nổi tiếng từ xưa, thuộc huyện Nam Sách
tỉnh Hải Dương (tỉnh Đông / xứ Đông). Làng anh trước đây thuộc tỉnh Quảng Yên.
Tôi biết Trần Nhuận
Minh qua các trang mạng ở trong và ngoài nước, mới hay anh là hậu duệ thuộc dòng
dõi Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, một vị anh hùng dân tộc và
một nhà thơ lớn ở thời Trần. Vậy là Trần Nhuận Minh cùng dòng với cụ Á Nam Trần
Tuấn Khải, nhà thơ nổi tiếng ở Miền Nam.
Sau cuộc chính biến
của Hồ Quí Ly, một vài chi họ của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải tồn tại
được vì có thông gia của Thượng phụ Thái sư Trần Nguyên Đán với Hồ Quí Ly, còn
các chi họ khác không ưng Hồ Quí Ly cũng bị Hồ Quí Ly tiêu diệt. Cụ thượng tổ
của Trần Nhuận Minh vì tránh Hồ Quí Ly mà trôi dạt đến Nam Sách giang, sau này
gọi là Điền Trì. Ở thời Lê, dòng dõi nhà Trần là Trần Nguyên Hãn có công giúp
Lê Lợi đánh giặc Minh rồi Lê Lợi lên ngôi vua và Trần Nguyên Hãn sau đó cũng bị
diệt cùng với Nguyễn Trãi.
Thời nhà Nguyễn có
một hậu duệ Thái sư Trần Quang Khải được phong làm tham tướng, nguyên là Tổng
Quản trấn nhậm tỉnh Quảng Nghiã - một nửa Châu Rí cũ. Hậu duệ của vị Tổng Quản
này là tướng Trần Nam Trung và thượng tướng Trần Văn Trà.
Các chi họ Trần còn
tồn tại vì phiêu dạt đến nhiều nơi, đường đất quá xa, nhà Hồ không thanh toàn
nổi, những chi họ Trần khác thì thay họ đổi tên, trốn đi nơi xa hơn để tồn tại
sinh sống, chẳng hạn như các cụ tổ của
nhà văn Cung Tích Biền, tên thật là Trần Ngọc Thao, ông anh là Trần Ngọc Tấn,
tổ tiên nhiều đời là Trần Lặn, Trần Lội, có nghĩa là trốn chạy vượt ao hồ sông
ngòi hiểm trở mà vào tận mãi trong Nam xa xôi.
Gần đây tôi mới
được biết, phu nhân nhà thơ Trần Nhuận Minh cùng quê quán với kẻ viết bài này,
ở ngay chỗ bến Đò Rừng, tức ngã ba sông Bạch Đằng chia 3 tỉnh Kiến An, Hải
Dương và Quảng Yên. Em của Trần Nhuận Minh là nhà thơ, nhà phê bình ưu tú loại
1 ở Việt Nam
đương đại có tên là Trần Đăng Khoa.
Tỉnh Quảng Yên xưa,
tuy nhỏ và nghèo, nhưng có hầm mỏ than và kẽm, đa số dân sống bẳng nghề lao
động chài lưới, làm nông và làm mỏ, nhưng có hai nhà thơ là Trần Nhuận Minh và
Trần Đăng Khoa. Trần Nhuận Minh đã được xuất bản đến 44 tập sách, có tập vào
ghi - nét quốc gia Việt Nam vì được tái bản nhiều lần nhất (22 lần), tính từ
năm 1975 đến nay. Anh đã được nhận 23
giải thưởng văn học các loại mà cao nhất là Giải Nhà Nước đợt 2 năm 2007. Một
nhà thơ tiếp theo mà tôi được biết ở tỉnh Quảng Ninh là nhà thơ Trần Tâm xuất
thân công nhân mỏ, một hiện tượng hiếm.
Gần đây, nhà thơ
Trần Nhuận Minh có một tập thơ là “Thành
phố Dịu Dàng" bị đình chỉ phát hành, dù sách đã bán hết từ 2 năm
trước đó, để sửa chữa hai bài thơ ngắn, mỗi bài 4 câu, bị cho là “chủ quan”
“không phù hợp”. Tôi đọc 2 bài đó thấy chả có gì, vì nhà thơ phản ánh cái điều
các báo ở Hà Nội đã đăng. Sau cũng do đọc mạng, tôi mới biết lí do chính là do
kiện cáo nội bộ vì tác phẩm được tỉnh Quảng Ninh tặng giải nhất trong một cuộc
thi. Sau đó 2 tháng, trên mạng đã đăng tin tập thơ “Thành phố Dịu Dàng” được tái bản và phát hành bình thường. Gần
đây, tôi có đọc bài Trần Nhuận Minh viết về nhà thơ Phạm Tiến Duật, đọc thấy
rất đau, nỗi đau của nhân dân, của thời cuộc, chứ không phải những nỉ non cá
nhân đau buồn như vài nhà thơ khác. Tôi cho rằng đây là những bài thơ mà chỉ có
kẻ chính nhân quân tử mới có thể làm được.
Tôi có đọc đâu đó
một bài thơ chữ Hán của một nhà nho rất khiêm nhường, viết tặng Trần Nhuận Minh:
“Thi huynh Đông tỉnh ngọa / Bắc Hà danh
sĩ trung / Thôi xao thi thiên thủ / Cốt cách tựa đông tùng ”. (Nghĩa là nhà
thơ đàn anh này, quê ở tỉnh Đông (Hải Dương) là một trong những danh sĩ của
Bắc Hà / đã làm đến nghìn bài thơ / Cốt cách như cây tùng mùa đông ). Các sĩ
phu xưa thường tự ví mình như cây tùng.
Đọc thơ Trần Nhuận
Minh tôi cũng thấy cái cốt cách đó của đám sĩ phu Bắc Hà xưa. Cũng là một phẩm
chất quí, hình như không có nhiều trong thơ Việt Nam đương đại.
Chúng ta đang ở vào
cái tuổi bẩy bó gập, chưa biết ra đi ngày nào. Cuối bài không biết phải gửi tới
nhau câu gì cho vui? Thôi thì đọc thơ Phùng Quán nhé:
"Người làm
xiếc đi trên dây rất khó
nhưng không khó
bằng làm nhà văn
đi trọn đời trên
con đường sự thật
yêu ai cứ bảo là
yêu
ghét ai cừ bảo là
ghét
dù ai ngon ngọt
nuông chiều
cũng không nói yêu
thành ghét?
dù ai giơ dao dọa
giết
cũng không nói ghét
thành yêu”
Viva nhà thơ Trần
Nhuận Minh!
Mời thư giãn với nhạc phẩm MỘT ĐỜI NGƯỜI, MỘT RỪNG CÂY
của Trần Long Ẩn qua tiếng hát Hồng Nhung:
Ca Li tháng 12.2017
CHU VƯƠNG MIỆN
(Tên thật Nguyễn Văn Thưởng)
Địa chỉ: Rancho Cucamongo,
bang California
- Hoa Kỳ.
Emali: chuvmien@yahoo.com
.
.............................................................................................................
- Cập
nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 17.12.2017.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét