THU TỨ NỊNH THỐI HỮU THỈNH TRƠ TRẼN, HÈN HẠ, VÔ LIÊM SỈ! - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment


THU TỨ NỊNH THỐI HỮU THỈNH
TRƠ TRẼN, HÈN HẠ , VÔ LIÊM SỈ!
*
(Tác giả Đỗ Hoàng)
Thu Tứ viết về thơ Hữu Thỉnh với một giọng điệu bợ đỡ, nịnh thối một cách trơ trẽn, hèn hạ rất vô liêm sĩ! Vì muốn làm cho Hữu Thỉnh và cấp trên Hữu Thỉnh "thỏa lòng bóng" (vừa lòng)
"Vì sao lần này lại xảy ra việc nông dân hóa chiến sĩ? Bởi sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo nhân dân đánh cho giặc Pháp đại bại, phải rút khỏi nước ta, thì ở Miền Nam dưới sự bảo trợ của siêu cường Mỹ một thiểu số ngang nhiên dựng lên một “nước”, chia hai Tổ quốc! Thế là làm giặc. Giặc thì phải đánh. Miền Nam nổi dậy, Miền Bắc chi viện Miền Nam đánh ngụy, đánh cả Mỹ và chư hầu khi chúng kéo vào cứu ngụy. Phải trái là hết sức rõ ràng, nên trong hàng hàng lớp lớp thanh niên ngày đêm xẻ dọc Trường Sơn đã không có chút nghĩ ngợi phân vân nào hết về ý nghĩa của việc mình làm, mà chỉ có vô cùng tha thiết một niềm nhớ quê. Người nông dân xa làng mạc ruộng đồng, nỗi ấy nói sao cho xiết! Chiến sĩ ở tiền tuyến mà đau đáu nhớ hậu phương, như thế có hại cho tinh thần chiến đấu chăng? Không hề, bởi chiến sĩ biết người ở hậu phương đặt hy vọng ở mình và đang nỗ lực tối đa để giúp mình chiến đấu mau thắng lợi. Họ nhận thức chỉ có một con đường về quê duy nhất, là “Đường tới Thành phố”! (Thu Tứ)
Viết thế, Cộng sản viết thì được. Nhưng hiện nay Cộng sản họ không viết thế và không nghĩ thế về những kẻ ở bên kia chiến tuyến. Người ta đang xem xét lại những người lính hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974 như Ngụy Văn Thà để tuyên dương công trạng chống giặc ngoại xâm. Nhiều nhà thơ ở quốc nội làm thơ ca ngợi Ngụy Văn Thà như một anh hùng chống ngoại xâm (Trần Mạnh Hảo)! Những từ ngụy quân, ngụy quyền, giặc... không còn áp đặt cho đồng bào miền Nam tạm chiếm nữa!
Có người còn nêu ý kiến mời những người lính, con cháu bên kia chiến tuyến trước đây trở về cùng nhân dân chống giặc Tàu!
Còn Thu Tứ chửi rủa cái "nước" mình, chửi rủa cha ông mình cạn tàu ráo máng để bà con cô bác khai trừ ra khỏi dòng họ mà không biết cái "nước" đó Thu Tứ được du học, được nghề sang, được ăn trên ngồi trốc... được tự do nịnh Cộng sản, vái từ dưới đít vái lên! Không khác gì đám bồi bút trong nước nâng bi Hữu Thỉnh để kiếm mấy cái chức tước, danh hiệu còm! Vô liêm sỉ!
Cái "nước"mà Thu Tứ chửi rủa nó có kinh tế rất khá, có giáo dục rất cừ, có "dân chủ "tương đối được. Còn cái "nác - nước" Thu Tứ nịnh, Thu Tứ với cái lý lịch bất hảo như vậy thì chỉ có bốc đất ngoài đồng suốt ngày, ăn cứt chó mà sống!
Hữu Thỉnh suốt đời chỉ là anh tuyên truyền cấp tiểu đội, hô hào xung phong "mẹ tập con đi, đảng dạy con đi, bác chỉ lối con đi" không hơn, không kém.:
"Bỏ lại đằng sau bao trận đánh
Kịp vào thành phố sáng tên Người
Độc lập theo tăng vào cổng chính
Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!"
(Hữu Thỉnh)
Viết sáo mòn, rỗng tuếch, khẩu hiệu còn hơn khẩu hiệu. Mấy ông tuyên huấn xóm, tuyên huấn xã đến bò sát đất mà học tập nâng cao tầm nhìn tư tưởng Mác Lênin (!)
Viết khổ thơ 4 câu mà lặp ngược lặp xuôi. Câu 2 có "kịp vào thành phố", câu 3 lại "tăng vào cổng chính". "Vào" chi mà nhiều rứa?
Thế mà Thu Tứ bốc thơm:
"Có biết bao nhiêu là thơ hay về người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam! Rất nhiều bài được làm bởi những người trực tiếp chỉ huy họ. Trong số cán bộ làm thơ về chiến sĩ, nổi bật nhất là Chính Hữu và Hữu Thỉnh. Có thể xem Hữu Thỉnh như “Chính Hữu thời đánh Mỹ”."
Thu Tứ không hiểu biết gì về thơ chống Pháp, chống Mĩ. Chỉ xét về mặt tuyên truyền cổ động để bộ đội đánh nhau, Chính Hữu chưa phải là "number one" - số 1. Chính Hữu còn xếp sau xa Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Trần Hữu Thung, Hoàng Trung Thung... Còn thi bá Quang Dũng, Hữu Loan... thì Chính Hữu đứng ngoài cửa mà nhìn! Nói Hữu Thỉnh là Chính Hữu thời đánh Mĩ là cách nói hồ đồ, xúc phạm Chính Hữu!. Chính Hữu cũng là tuyên truyền, tuyên huấn nhưng Hữu Thỉnh làm sao sờ tới:
"Chính Hữu rất giỏi thổi kèn
Cho các đồng chí xông lên diệt thù'"
(810 Văn sĩ Việt - Đỗ Hoàng)
Nhưng vẫn đẳng cấp rất nhiều bậc trên Hữu Thỉnh:
..."Chúng mang bom nghìn cân
Giội lên trang giấy
Mỏng như một ánh trăng ngần
Hiền như lá mọc mùa xuân

Ôi từng trang giấy
Trong lòng anh, đập khẽ, đêm nay
như bàn tay vẫy
như một bàn tay ròng ròng máu chảy!

Nếu em sống lại
Anh đi một nghìn đêm
Để giành lấy cho em
Một ngày không sợ hãi..."
(Chính Hữu)
Hữu Thỉnh thì:
"Hữu Thỉnh chẳng có bài nào
Xe tăng húc đổ tường rào thi ca"
(810 Văn sĩ Việt - Đỗ Hoàng)
"Bồ quân bên suối chín vàng
Biến thành chợ của họ hàng nhà chim
Đầu têu tu hú chạy lên
Sẻ con giục mẹ bỏ quên cả giày

Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận mọn nửa ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem.."
(Hữu Thỉnh)
Thật thua cả vè của mụ nghèo xã viên hợp tác xã!
Hữu Thỉnh không có bài thơ hay, câu thơ hay, suốt đời tụng ca, gõ mõ, mang tứ chứng "Thi Y": sáo, dở, nhạt, nhắng...
Những bài đưa vào sách giáo khoa ép học sinh học là những bài rất dở cả ý tứ, lập từ:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
"Vắt" - từ dùng rất thô lậu!
Thu Tứ tán:
Sang thu
 “Bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se
sương chùng chình qua ngõ
hình như thu đã về

sông được lúc dềnh dàng
chim bắt đầu vội vã
có đám mây mùa hạ
vắt nửa mình sang thu

vẫn còn bao nhiêu nắng
đã vơi dần cơn mưa
sấm cũng bớt bất ngờ
trên hàng cây đứng tuổi”.
Thu nhiều thơ lắm, nhất là khi đang “tới” hay “về”. Hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây hai mùa, nắng vẫn còn, mưa đã vơi, sấm thi thoảng chịu báo trước, hàng cây “tóc” ngày nào xanh um giờ bắt đầu xơ xác, ồ, cái cảm chớm thu của một người nó tinh tế và kỹ càng sao!
Thu Tứ học sửa chữa máy bay, không biết gì thơ phú để mà bình, phán! Lại khen thối bài
Thư mùa đông
...Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em... "
"Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em... " Nghe quá tởm lợm.
Không có sự liên tưởng, so sánh nào cổ quái như thế này! Ngày xưa đi lính thiếu gái:
"Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên"
(Ba năm chui lủi chiến trường
Gặp con lợn nái tưởng nường tiên sa - Đỗ Hoàng dịch)
người cũng không mường tượng tiếng guốc người nầm với vó ngựa (!)
Thu Tứ không hiểu văn chương thơ phú, bình rất ngô nghê, kệch cởm:
Sáng ra thêm bạc…”… Người mà như núi thì qua chả mấy mùa đông đầu sẽ trắng như bông! Ơ mà núi ở đây trùng trùng, sao “rét” đến thế nhỉ, chắc do không trao đổi được với nhau. Người thì tuy rất xa người nhưng nhờ thư xuống thư lên nên tóc tai chẳng đến nỗi nào, tệ nhất cũng chỉ tai thi thoảng nghe nhầm vó ngựa thành “tiếng guốc em”… Năm ấy hình như Hữu Thỉnh đã xuất ngũ, chuyển sang công tác văn nghệ. Vậy đây là nhà thơ đi thăm chiến sĩ, rồi nhập luôn vào vai chiến sĩ mà làm thơ. Còn việc nào tự nhiên hơn cho ông! Đã xẻ dọc Trường Sơn, giờ lên nằm trong những hầm xây bên vách đá sừng sững của biên cương phía bắc để nếm thứ mùi khác của núi non Tổ quốc, trải nghiệm thế này là hơi khó bì." (Hết trích)
Bài
Bầu trời trên giàn mướp
Là bài ăn cắp tứ của Nguyễn Duy "Bầu trời vuông" nổi tiếng trong chiến trương năm 1970 - 1972. Hữu Thỉnh là "chuyên gia" chuyên mô phỏng tứ của người khác nhưng viết rất dở. Bầu trời trên giàn mướp là một điển hình!
“thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp /
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
ngỡ như không phải vất vả chi nhiều

sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ
trời thu xanh và hoa mướp thu vàng
thưa mẹ
những năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ở
gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về
nên không dám
dù một giây xao nhãng
bầu trời này từng dẫn dắt con đi”.
Tại sao “sương mỏng thế” lại gây xôn xao? Chắc vì đó là một tín hiệu báo thu đã về, tuy còn “chập chờn”. Được cái, cái sương rất mong manh ấy không vội trôi đi đâu mất, mà “chùng chình qua ngõ” (xem bài “Sang thu”), ta được tha hồ ngắm nó để tiếp tục... mất bình tĩnh, chỉ biết kêu “thu ơi thu” mà không “biết nói thế nào”!
Tất nhiên ngoài “bầu trời trên giàn mướp”, quê hương Việt Nam còn vô số bầu trời khác. Cùng một Quê mà có biết bao nhiêu là quê! Trong “những năm bom” vô cùng ác liệt ấy, biết bao nhiêu “con” đã qua những bến phà đỏ lửa, đã nằm trong rừng già thâm u mà không “một giây xao nhãng / bầu trời (...) từng dẫn dắt (mình) đi”... (Thu Tứ)
*.
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52





  ........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 30.07.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..      

0 comments:

Đăng nhận xét