BÍ MẬT TRONG GIẤC MƠ
DƯỚI
ÁNH SÁNG KHOA HỌC
Năm 1953, Asielynskit và
Chraymonte - hai người Mỹ đã quan sát giấc ngủ của một số người và thấy rằng có
hai loại vận động thường diễn ra trong giấc ngủ của những người được quan sát
này. Một loại nhanh và một loại chậm. Dựa trên số người được thể nghiệm này, họ
đã nghiên cứu tìm hiểu điện cực của hoạt động não và phát hiện ra có một mối
quan hệ tương hỗ giữa sự vận động nhanh của con mắt được thể hiện ở điện áp
thấp và sóng điện với giấc mơ.
Một kết luận được đưa ra là:
Giấc ngủ ban đêm của con người có tính chất chu kỳ. Số lượng chu kỳ có
thể dao động từ 3 đến 6 chu kỳ tuỳ theo thời gian ngủ dài hay ngắn. Mỗi chu kỳ
bắt đầu từ ngủ sóng chậm (tức là sự vận động chậm của con mắt), kế đến là ngủ
"khác thường" (con mắt vận động nhanh). Hoạt động của mơ xuất hiện
chủ yếu ở nửa phần sau của chu kỳ tức là vào thời gian ngủ "khác
thường". Sau khi ngủ được từ 90 - 100 phút, ngủ "khác thường" sẽ
nảy sinh đuôi chu kỳ.
Tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến
độ dài ngắn của giấc mơ. Theo các chuyên gia thì khi còn nằm trong bụng mẹ,
thai nhi mơ suốt 24 giờ trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh thì mơ diễn ra khoảng
1/2 thời gian nằm ngủ. Ngược lại, ở người già thời gian nằm mơ chưa đầy 1 tiếng
đồng hồ mỗi ngày.
Giấc ngủ có chức năng khôi phục
lại sức khoẻ và tinh thần. Ngoài ra có ý kiến cho rằng giấc ngủ còn có tác dụng
duy tu hệ thống thần kinh, giấc ngủ làm cho hệ thần kinh sau khi thức dậy và
lúc ngủ sóng chậm phân tiết ra chất độc. Tuy nhiên điểm không khoa học của ý
kiến này là ở chỗ: trong thời gian ngủ "khác thường", đại não không
hề nghỉ ngơi và thần kinh ở trạng thái hoạt động mạnh mẽ. Như vậy thì không thể
duy tu được.
Một ý kiến khác lại phân dụng
kiểu phân tích đã được S. Freud nêu lên trong cuốn "Phân tích mộng"
xuất bản năm 1900 và tạo cho nó một cơ sở khoa học. Một tác dụng của ngủ
"khác thường" là loại trừ sự xung động bản năng. Chúng ta vẫn cho
rằng mỗi người đều có khả năng chi phối ý thức của mình. Thực tế không hẳn như
vậy vì mặt sau của ý thức là tiềm thức có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí thao túng
hành động của chúng ta. Tiềm thức hoạt động một cách tự do khi chúng ta ngủ, có
nghĩa là rất nhiều sự việc, suy nghĩ ta đã cố gắng kiềm chế vào ban ngày thì
ban đêm chúng lại xuất hiện tự do trong giấc ngủ của ta.
Một luận điểm khác nữa thì cho
rằng ngủ là để học tập, ngủ "khác thường" giúp tích lũy thêm tri thức
cho trí nhớ. Trí nhớ có thể sẽ bị rối loạn nếu không có ngủ "khác
thường". Vì thế nên việc ngủ nhiều của thai nhi và trẻ sơ sinh có thể là
do chúng cần nó để học tập. Giáo sư M. Juangle - người Pháp đưa ra cách giải
thích riêng của mình rằng ngủ "khác thường" là thời gian được sắp xếp
lại của sự di truyền.
Giấc mơ dù có được nhìn nhận
giải thích ở bất cứ góc độ hay những luận điểm khác nhau nào đi nữa thì nó vẫn
là một loại hoạt động cơ bản của con người. Tính mạng và sức khoẻ của con người
sẽ bị nguy hiểm nếu không có loại hoạt động này. Tuy nhiên, nhiều khi chính con
người lại sử dụng một số sản phẩm mang tính chất trấn áp gây ảnh hưởng xấu đến
giấc mơ. Chuông đồng hồ báo thức là một ví dụ. Con người cần ngủ say suốt chu
kỳ nhưng một phần sau của chu kỳ là giấc mơ lại bị cắt một cách đột ngột bởi
tiếng chuông báo thức. Một điều nguy hại nữa đối với giấc mơ là việc lạm dụng
một số dược phẩm gây mê, gây ngủ như thuốc an thần, thuốc ngủ. Khi chúng ta sử
dụng những dược phẩm này không những không đem lại một giấc ngủ sinh lý bình
thường mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ "khác thường". Khi ngưng dùng
thuốc, đại não cảm thấy cần có một thời gian để "truy lĩnh" giấc mơ
đã mất. Vì vậy nó gia tăng một cách đáng kể cho giấc ngủ "khác
thường" dẫn đến ác mộng. Điều này lại làm cho thể chất trở lại trạng thái
cần dùng thuốc an thần.
Thay vì dùng thuốc ngủ, chúng
ta uống nhiều rượu thì cũng dẫn đến tình trạng bức ngủ, làm giảm bớt phần ngủ
khác thường dù rằng cũng giống như thuốc ngủ, nó làm cho giấc ngủ đến dễ dàng
hơn.
Để có được giấc mơ trọn vẹn thì
một yếu tố rất quan trọng là chỗ nằm thích hợp và tư thế nằm thoải mái. Một yếu
tố khác làm cho hoạt động của giấc mơ trở nên nghèo nàn theo ý kiến của các
chuyên gia là do thiếu chất am - bu - min, đặc biệt là chất am - bu - min được
chiết xuất ra từ các loại thịt động vật. Mùa cũng là một yếu tố có ảnh hưởng
đến giấc mơ như mùa xuân được coi là mùa có lợi nhất cho hoạt động của giấc mơ.
Một lời khuyên được đưa ra là trước khi ngủ, mỗi người nên cố gắng suy nghĩ cho
việc ước giấc mơ sẽ đem lại cho mình một gợi ý nào đó thì thường đạt được một
giấc ngủ trọn vẹn và một giấc mơ đẹp. Có một hiện tượng kỳ lạ hay gặp ở một số
người khi ngủ là hiện tượng mộng du. Tại sao lại có hiện tượng này?
Theo các nhà khoa học mộng du
là một hành vi vô thức có liên quan với giấc ngủ. Nó là hiện tượng mà cho đến
nay vẫn rất khó giải thích một cách chính xác.
Các nhà nghiên cứu mộng du đã
phát hiện thấy có một số mộng du có liên quan tới trở ngại của công năng não.
Bình thường, trong khi ngủ, nếu
nhãn cầu chuyển động nhanh thì đại não sẽ truyền mệnh lệnh hành động cho hệ
thống vận động cơ bắp. Ví dụ nếu mơ thấy hoả hoạn, đại não sẽ ra lệnh cho hai
chân chạy mau. Nhưng con người còn có một cơ chế tự hãm khác, tức là có thể
khống chế việc truyền tín hiệu đến hệ thống vận động cơ bắp trong lúc ngủ giúp
con người ngủ yên. Nếu như mất đi cơ chế này thì con người sẽ sản sinh ra hành
động. Hiện tượng mộng du xuất hiện từ đây.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành
quan sát người mộng du và đưa ra số liệu thống kê như sau: đa số người mộng du
ở độ tuổi 15. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do đại não của độ tuổi này
thiếu công năng khống chế. Vì vậy, thường là đến tuổi trưởng thành thì chứng
mộng du sẽ tự động biến mất. Do đó, không cần phải chữa trị chứng này trừ phi
nó là bệnh do đại não gây nên. Đôi khi, chứng mộng du cũng có thể xuất hiện khi
tâm tính một người rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng quá mức. Nếu đã mắc
chứng này rồi mà tinh thần lại lo lắng hoảng sợ thì bệnh càng nặng thêm. Lúc
này, biện pháp trị liệu là phải loại bỏ trạng thái tâm lý tiêu cực này. Những
trường hợp mộng du do cảm nhiễm hay chấn thương não bộ hoặc có bệnh động kinh
gây ra thì phải đến bệnh viện kiểm tra và điều trị.
Một hiện tượng khác mà nhiều
người cũng hay gặp phải trong giấc mơ. Đó là những cơn ác mộng. Người ta cho
rằng ác mộng bao giờ cũng là điềm xấu, còn một số nhà tâm lý học, sinh lý học
và nhà y học hiện đại thì lại cho rằng có một mối quan hệ nào đó giữa ác mộng
với bệnh tật và họ vẫn đang nghiên cứu về mối quan hệ này.
Theo nghiên cứu của họ, một
người có thể sẽ mắc bệnh ngoài da nếu mơ thấy nhện, rắn độc và những động vật
đáng sợ khác; cần chú ý đến bệnh tim nếu mơ thấy bị người khác truy đuổi hoặc
rơi từ trên cao xuống vực sâu, muốn gọi mà không gọi được; nếu mơ thấy não
thường bị ép, khó thở thì cần lưu tâm đến bệnh phổi; nếu mơ thấy ăn phải những
thực phẩm ôi thiu thì có thể là điềm báo trước về bệnh dạ dày.
Các nhà khoa học giải thích
điều này như sau: Khi cơ thể bắt đầu có những mầm bệnh tiềm tàng, người bệnh
vẫn chưa cảm nhận được gì. Ban ngày khi tỉnh táo, đại não phải làm việc xử lý
rất nhiều những tín hiệu kích thích truyền vào từ bên ngoài nên nó bỏ qua những
kích thích nhỏ và yếu của mầm bệnh ở giai đoạn đầu. Đồng thời khi bệnh chưa
diễn biến theo chiều hướng xấu thì đại não có khả năng điều chế và thích ứng,
do đó cơ thể vẫn chưa cảm nhận được điều gì. Nhưng trong giấc ngủ ban đêm, các
hoạt động của đại não thay đổi hẳn. Lúc này, đa số các tế bào của đại não đã
chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi làm hạn chế tới mức tối đa sự truyền vào của
các tín hiệu kích thích mạnh từ bên ngoài; đồng thời giảm thấp công năng điều
hoà và thích ứng. Vào thời điểm này, chính những tín hiệu khác thường của mầm
bệnh trong cơ thể có thể khiến cho các tế bào ở những bộ phận tương ứng của đại
não bắt đầu hoạt động. Nhân cơ hội này, ác mộng sẽ xuất hiện. Trong ác mộng, có
thể xuất hiện những hình ảnh có quan hệ với những mầm bệnh tiềm tàng trong cơ
thể nên nó trở thành điềm báo về bệnh tật.
Tuy nhiên, chúng ta không nên
chỉ căn cứ vào những giải thích nói trên mà lo lắng rằng hễ có ác mộng là chứng
tỏ mình đã mắc bệnh. Điều này không cần thiết. Tốt hơn là chúng ta nên luôn
luôn có ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân và nên tìm ra nguyên nhân hai mặt
về cơ thể mình nếu thấy xuất hiện nhiều lần cùng một cơn ác mộng đó để có biện
pháp chữa trị kịp thời.
Có những giấc mơ mà ta tỉnh dậy
vẫn nhớ được rõ, trong khi có nhiều giấc mơ ta không thể nhớ nổi khi đã tỉnh
dậy. Nguyên nhân là do khi ta ngủ, độ sâu của giấc ngủ thay đổi theo chiều từ
cao xuống thấp. Sâu nhất là trong khoảng một hai giờ đầu của giấc ngủ, sau đó
độ sâu giảm dần. Vào lúc này, sự ức chế của vỏ não rất cạn, làm xuất hiện những
cảnh mộng rất giống với cuộc sống thường ngày, tính nhất quán của giấc mộng có
lúc khá mạnh nên sau khi tỉnh dậy, trong đầu óc chúng ta những hình ảnh của
giấc mơ vẫn còn lưu lại rất rõ và ta có thể tưởng tượng ra. Còn lúc giấc ngủ
vừa mới bắt đầu hoặc khi đã ngủ sâu thì các cảnh tượng, hình ảnh xuất hiện rất
mờ nhạt và lộn xộn, thời gian ức chế của vỏ đại não còn dài. Vì vậy vào sáng
hôm sau ta thường không nhớ được khi tỉnh dậy.
Một lý do khác nữa là những hồi
ức trong mơ về những việc ta thường gặp hoặc để lại ấn tượng mạnh thì lại
thường mơ hồ, mờ nhạt. Ngược lại, đối với một số sự việc xảy ra đã lâu trong
quá khứ, ta không quan tâm lắm thì chỉ cần thấy lại một lần, cảm giác kích
thích yếu sẽ được mở rộng trong khi ta ngủ làm xuất hiện lại một cách rõ ràng
cảnh tượng đó. Chính điều này cũng làm ta hoặc là không nhớ gì hoặc là nhớ rất
rõ những hình ảnh trong giấc mơ.
*.
NGUYỄN
TOÀN THẮNG giới thiệu
Địa chỉ: thôn Tống Vũ, xã Vũ Chính,
thành
phố Thái Bình
Email: nguyentoanthang77@gmail.com
.
..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 13.06.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích
đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét