TÂN HÌNH THỨC -
ĐẶC SẢN HAY MỲ ĂN LIỀN
*
(Tác giả Nguyễn Thế Duyên) |
Cách đây một vài năm tôi có đọc được bốn câu thơ đùa tiếu của
Bùi Hoàng Tám được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp dẫn như một dị bản:
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm qua nó bảo dí l… vào thơ
Vợ tôi nửa dại nửa khờ
Hôm nay lại bảo dí thơ vào l…
Đọc xong tôi cứ thắc mắc mãi. Cái hành động “Dí l..vào thơ”
Và cái hành động “Dí thơ vào l..”Có gì khác nhau đâu mà sao Nguyễn Huy Thiệp
lại tách riêng nó ra như vậy. Tôi không trả lời được cho đến tận hôm tôi đọc
tập “Hoan ca” thì tôi mới ngộ ra rằng: Hai hành động đó khác nhau
nhiều lắm.
Cách đây một vài năm tình cờ tôi có đọc trên diễn đàn Việt
Nam thư quán có một cô bé có cái nick “Hoangau” viết:
Làm thơ thì phải có vần
Nếu không em ứ mặc quần nữa đâu
Tôi đã bật cười khi đọc hai câu này nhưng ngẫm đi ngẫm lại
thấy cô bé ấy quả thật là sâu sắc. Con người! Theo thuyết tiến hóa là sự tiến
hóa của một loài linh trưởng mà thành nhưng từ khi hình thành phải cho đến tận
lúc con người tìm ra được cách lấy vỏ cây làm cái khố thì đấy là cái lúc con
người chính thức phát triển theo một quy luật khác hẳn với các quy luật của một
động vật. Một quy luật phát triển không chỉ đơn thuần là sinh tồn mà con người
bắt đầu phát triển với một tư duy mới “Tư duy thẩm mỹ”. Trong kinh thánh
cũng từng nhắc đến điều này. Khi Adam và Eva ăn trái cấm trong vườn địa đàng ăn
xong mới nhận ra rằng mình trần truồng là rất xấu hổ. Đức chúa trời đã tức giận
đày hai người xuống mặt đất và phán rằng: “Ta đầy các ngươi xuống đấy và các
ngươi phải lao động cực nhọc thì mới có mà ăn”. Và lúc ấy con người đã
chính thức tách ra khỏi động vật và phát triển theo quy luật mới. Quy luật của
con người.
Thơ cũng vậy! Vần của thơ nó cũng giống như y phục cả con
người. Nó tách thơ ra khỏi văn xuôi và phát triển theo một đặc trưng riêng. Nếu
y phục làm con người mỗi người đẹp một vẻ riêng biệt. Một cô gái mặc váy đẹp
một cách khác hẳn khi cô gái ấy mặc áo dài và càng khác hẳn nếu cô ta mặc một
cái quần vá chằng vá đụp với một cái áo bẩn thỉu và rách như tổ đỉa. Cái vần
của thơ cũng vậy. Cùng một ý thơ nhưng người này viết có thể tạo ra cho ta một
rung động thẩm mĩ khác hẳn với câu thơ của người khác. Tôi xin lấy ví dụ:
Gió xuân sao vô ý
Hà cớ động màn the?
Và câu
Bất ngờ ngọn gió lùa song cửa
Bừng tỉnh giấc mơ chợt thở dài
“Nguyễn Bích Thuần”
Rõ ràng hai câu thơ cùng một ý. Ở hai câu đầu nhịp thơ ngắn,
đứt đoạn. Chỉ cần một cơn gió nhẹ lay động tấm rèm thưa làm người cô phụ ngỡ
như chồng trở về vén rèm buốc vào. Nỗi đau sắc khía vào lòng người đọc. Ngược
hẳn lại hai câu thơ sau nhịp thơ kéo dài, triền miên, u uất. Nỗi đau như một
sợi tơ nhẹ quấn lấy hồn người đọc.
Hai câu thơ đưa cho ta hai rung động thẩm mỹ khác hẳn nhau
mặc dù cùng một ý: Cái gì tạo ra điều đó?
Đó chính là vần. Chỉ có thơ có vần mới có thể tạo nên được
nhạc tính của bài thơ và chính cái nhạc tính của câu thơ lại tạo nên được những
xúc cảm thẩm mĩ mà cái xúc cảm thẩm mĩ này không hề nằm trong ý thơ.
Tôi nhớ có một lần nói chuyện với một nhà thơ trẻ. Anh ta có
nói: “Thơ chủ yếu là ý tưởng”. Sai! Điều này sai ở hai điểm:
Thứ nhất - Câu thơ truyền cho ta những rung động thẩm mỹ
không chỉ thông qua ý tưởng. Nhiều câu thơ không hề có ý tưởng gì nhưng đọc lên
nó vẫn làm cho ta rung động ví dụ như bài thơ “Thơ sầu rụng”
Vầng trăng vừa độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
Để mái tóc vương vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
Năm năm tiếng lụa xe đều
Thời gian lạnh ngắt gió vèo trong mây
Nhẹ bàn tay!
Nhẹ bàn tay
Mùi hương hàng xóm xông đầy mái đông
Ta nghe thơ dậy trong lòng
Thời gian nhẹ rót một dòng buồn tênh
Đây là một bài thơ điển hình của tập thơ. Nó điển hình bởi vì
cách viết này là cách viết rất phổ biến trong thơ tân hình thức hiện nay. Thực
ra ý tưởng của bài thơ cực kì đơn giản: “Những cái gì nhỏ bé, vụn vặt vẫn
xảy ra hàng ngày đều sẽ được bỏ qua” Hoặc là “Mọi hành động dù là xấu xa
của ta khi sống sẽ được tha thứ sau khi ta chết đi”. Nó tương đương với câu
thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” của các cụ nhưng cái ý tưởng này lại
được dẫn dắt bằng những hình ảnh phi logic và cực kì phản cảm.
Đầu tiên tác giả đưa ra một quy tắc của toán học làm nền tảng
cho những suy diễn của mình. Tiếc rằng vì Đỗ Doãn Phương quá dốt toán nên đã
đưa ra một quy tắc toán học sai:
Số thập phân sau dấu phẩy dài quá có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0
Quy tắc này là sai. Khi làm tròn sau dấu phảy nếu nhỏ hơn 5
thì bỏ đi còn lớn hơn 5 thì cộng 1 vào hàng trước nó. Nhưng nhà thơ đã nhầm lẫn
một cách tệ hại đó là số sau dấu phẩy có thể bỏ đi (Bằng 0) nhưng số trước dấu
phảy không thể bỏ đi được (Không bằng 0) mà cuộc đời của một con người thì bắt
đầu từ những số đằng trước dấu phẩy. Từ một tiên đề sai đã dẫn Đỗ Doãn Phương
suy diễn đến một kết quả cực kì sai lầm:
“Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn”
Không! Quá khứ của con người không bao giờ được làm tròn. Đời
cha ăn mặn đời con khát nước. Đó là một đạo lý. Nhân cách của ta ngày hôm nay
thằng con ta sẽ học. Thằng bố là một thằng tham quan độc ác hãm hại dân lành
thì thằng con sẽ là một thằng vô lại bởi vì thằng con sẽ nhìn vào nhân cách của
thằng bố nó mà học hỏi.
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Cái câu ngạn ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” nó hàm ý về
sự tha thứ của người còn sống với người đã chết. “Tha thứ” điều đó
có nghiã rằng cái quá khứ của người đã chết không hề đuộc quên đi trong tâm trí
người còn sống.
Điều đáng nói ở đây không phải là cái sai của phần kết luận.
Điều đáng nói ở đây lại là để dẫn đến cái kết luận ấy Đỗ Doãn Phương đã sử dụng
những hình ảnh thô tục, phản cảm và cực kì kì quái:
Hai con thạch sùng làm tình không đủ ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ
Hay
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống ra chết
Trời đất ơi! Những câu viết như thế này mà có một tạp chí đã
xưng tụng Đỗ Doãn Phương là người “Quét sạch thơ trẻ hiện đại”. Còn tôi
khi đọc Đỗ Doãn Phương và những lời bình của Yến Nhi về thơ tân hình thức thì
tôi lại sực nhận ra cái hành động “Dí l.. vào thơ” và cái hành động “Dí
thơ vào l..” khác nhau nhiều lắm.
Tôi có đọc một bài viết của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông
than thở rằng: dạo này thơ dở lên ngôi.
Vợ Nguyễn Huy Thiệp khôn lắm chẳng dại đâu.; cũng như Nguyễn
Trọng Tạo, bà biết rằng bây giờ thơ dở và thô tục nhiều lắm nên bà chẳng đọc
thơ nữa. Khi có người hỏi bà “Dạo này chị còn hay đọc thơ nữa không?”
thì bà ta liền bảo “Dí l… vào đọc”có nghĩa là bà ta thực ra chẳng “Dí”
đâu. Nhưng khi có người bảo “Tập thơ này đuộc giải thưởng Hội nhà văn. Tưởng
hay, bà ta dở ra đọc, vừa đọc được vài bài thì bà điên tiết lên cầm cả tập thơ
“Dí vào”.
Thứ hai - Do nền văn hóa.
Thơ không vần được chấp nhận ở các nước châu Âu một phần do
nền văn hóa đọc của người dân châu Âu. Người châu Âu thích đọc tất cả những gì
mang một triết lý sâu sắc có tình khái quát cao bất kể đó là cái gì. Một phần
nữa là do phương Tây vốn có truyền thống tự do và dân chủ một cách thực sự
người ta luôn có quan niệm con người có thể viết bất thứ thứ gì mà người ta
thích. Chính vì vậy mà sách báo, tranh ảnh khiêu dâm được in bán một cách công
khai. Nhưng ở việt nam chúng ta thì khác.
Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh tự do, dân chủ. Tất nhiên
các bạn có thể viết như thế nào là quyền của các bạn tôi không có ý kiến. Ở đây
tôi chỉ bàn đến vấn đề “Tại sao thơ không vần không có người đọc? Và tương
lai của thơ không vần sẽ đi về đâu?”
Đừng tự ái và hãy dũng cảm, các cây bút hậu hiện đại, để nhìn
nhận một thực tế rằng: Hầu như không có người đọc thơ không vần.
Tôi kết luận như vậy không phải là một lời khẳng định vô căn
cứ. Để đưa ra kết luận đó tôi đã làm một cuộc điều tra nho nhỏ bằng cách hỏi
những bạn thơ của mình và thậm chí hỏi cả những bạn viết thơ không vần, Hỏi
những nhà giáo dạy văn và những thanh niên vẫn vào mạng đọc. Hầu như chẳng có
ai đọc thơ không vần. Nói chẳng có ai đọc thì cũng không đúng. Hầu hết họ đều
đã đọc nhưng hiện giờ họ không đọc nữa.
Tôi nhớ có một lần tôi nói chuyện với Quân Tấn, một nhà thơ
trẻ cũng hay viết thể thơ không vần. Tôi bảo anh ta hãy đọc cho tôi nghe một
bài thơ mà anh ta đắc ý nhất. Tôi tưởng anh ta sẽ đọc một bài thơ tân hình thức
. Nhưng không! Bài thơ anh ta đọc cho tôi nghe lại là bài thơ “Đêm Huyền
Diệu” Một bài thơ rất hay nhưng nó lại là bài thơ viết theo dạng cổ
điển. Điều đó nói lên cái gì? Các bạn hãy tự suy nghĩ.
Có một nhà thơ trẻ mang một bài thơ đến để xin ý kiến của
Tagor một nhà thơ lớn đuợc giải Nobel văn học. Bài thơ được viết bằng tiếng Anh
một ngôn ngữ rất thông dụng ở Ấn Độ thời bấy giờ (Vì Ấn Độ là thuộc địa của
Anh). Tagor hỏi nhà thơ trẻ.
- Anh viết cho người Anh đọc hay cho người Ấn chúng ta đọc?
Nhà thơ trả lời.
- Tôi viết cho người Ấn chúng ta.
- Vậy hãy viết bằng tiếng Hindu
Tagor trả lời và ông trả lại bài thơ cho nhà thơ trẻ.
Mọi nhà thơ vĩ đại đều chỉ thành công trên nền tảng một sự
hiểu biết sâu sắc về văn hóa của dân tộc mình. Đối tượng đầu tiên mà nhà thơ
phục vụ chính là dân tộc họ…
Chắc chắn đối tượng mà các nhà thơ không vần hướng tới là
đông đảo các bạn đọc chứ không phải là mấy ông giám khảo của Hội nhà văn. Thế
nhưng bạn đọc thì quay lưng còn mấy ông giám khảo thì xưng tụng cộng vào đó là
một vài cây bút mà tôi cũng không hiểu có nên gọi họ là những nhà phê bình văn
học không nữa cứ xưng xưng ca tụng lấy được mà không hề phân tích giảng giải
được cho người đọc nó hay ở đâu, hay ở điểm nào làm cho các nhà thơ không vần
vốn đã mắc vào chứng hoang tưởng, bệnh càng nặng thêm lên. Đấy là những nhà phê
bình vô trách nhiệm với cả người viết lẫn người đọc. Sao họ không bình một bài
thơ không vần để chỉ cho người đọc thấy nó hay ở điểm nào cách dùng từ độc đáo
ra sao. Bài thơ rung động thế nào. Tôi xin dẫn ra đây một bài thơ nữa trong tập
hoan ca để cho các bạn bình thử:
LỜI THÌ THẦM CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN
Sau cuộc yêu, họ nói với nhau:
- Em hãy ngửa đầu ra phía sau cho anh nhìn thấy bầu trời ở
bên trên chúng ta
- Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải
và bên trái
- Chúng ta hãy tắt đi những âm thanh của mình, để cùng nghe
những âm thanh khác.
- Hãy che lấp sự sống của mình, để cùng cảm nhận sự sống xung
quanh.
- Chúng ta hãy ra ngoài kia, hít thở bầu trời bao la
- Những hàng cây đổ ngược xuống dòng sông và mây trên trời
cũng theo xuống dưới đó
- Chúng ta sẽ uống no nê từ dòng sông, và rồi chạy tiếp lên
đồi cây
- Vừa chạy vừa găm vào thân thể mình những lá, hoa đá, sỏi.
- Và buổi chiều khi cơ thể chúng ta đã no đầy trở lại
- Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau.
*
(Đỗ Doãn Phương)
Con xin phép cụ Hoài Thanh xin bình thử bài này. Biết đâu đấy
có khi bình bài này xong con còn nổi tiếng hơn cả cụ vì gặp những bài thơ như
thế này cụ chỉ còn cách chắp tay mà lạy.
Vài lời bình cho bài thơ
Cuộc sống luôn luôn thay đổi sao ta cứ phải luôn luôn giữ
những cái cũ mãi trong đời? Sao cứ phải trai trên gái dưới như mấy anh nông dân
chân đất mắt toét để rồi lại sinh ra những đứa con như chí phèo thị nở? Hãy
cách mạng! Hãy thay đổi! và Đỗ Doãn Phương là một người như thế. Không nói
thẳng ra nhưng chỉ bằng cách mô tả vài động tác của cuộc chơi nhau đỗ doãn
phương đã chỉ cho chúng ta thấy đây là cuộc làm tình của những nhà cách mạng
Cảnh gái trên trai dưới:
Em hãy ngửa đầu ra cho anh nhìn thấy cảnh bầu trời bên trên
chúng ta
Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải
bên trái.
Vì sao nàng phải ngửa đầu ra thì chàng mới có thể nhìn thấy
bầu trời? Ta chỉ có thể trả lời: Vì nàng đang nằm ở trên còn chàng thì đang nằm
ở dưới và chàng muốn ngắm khuôn mặt rạng ngời của nàng dưới cái màu xanh thẳm
của bầu trời.
Đỗ Doãn Phương thật tài. Chỉ bằng hai câu người đọc có thể
hình dung ra ngay tư thế của hai người khi làm tình. Mấy người đã làm nổi điều
đó. Phải từng trải lắm hay phải xem những trang web đen nhiều lắm ngòi bút của
anh mới thể hiện được một cách tài hoa như thế.
Hãy lặng im em! Hãy tạm ngừng những tiếng thở hổn hển, những
tiếng rên đầy thỏa mãn của hai ta để lắng nghe “những âm thanh khác” đang hoan
ca với cuộc tình của hai đứa chúng mình… Hãy nhắm mắt lại em! Hãy quên đi cuộc
sống của chúng mình em sẽ thấy ái tình thật là kì diệu. Sau cái mệt nhọc của sự
đê mê em có thấy không cuộc sống thật là khác lạ. Tình yêu thật huyền diệu phải
không em? Chúng ta hãy tắt những âm thanh của mình để cùng nghe những âm thanh
khác. Hãy che lấp sự sống của mình để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.
Câu thơ của anh rất mộc mạc, tự nhiên nhưng nó lại chỉ cho ta
thấy những âm thanh sống động. Nó thật như cuộc đời vậy. Không hề nói đến những
tiếng rên rỉ, không hề đả động đến cái cảnh nằm dài thở dốc, nhưng chỉ với bốn
câu thôi chúng ta như được xem một bộ phim sex đầy gợi cảm.
Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Tình yêu là gì nếu như chúng
không bốc lửa không cháy hết mình?
Vừa chạy vừa găm vào mình những lá hoa đá sỏi.
Sao lại là “Chạy”? Có thể găm vào mình “Lá, hoa”
nhưng sao có thể găm vào mình “đá sỏi”? Tôi đã tự hỏi và chợt nhận ra
rằng mình đúng là một thằng cù lần ngớ ngẩn. Tác giả thật là tinh tế. Đây là
tác giả vẽ cho chúng ta cảnh lăn lộn quằn quại bốc lửa nhưng nhà thơ lại dùng
một chữ “chạy” để thách đố trí tượng tượng của người đọc. Nhưng câu cuối cùng,
câu kết của bài thơ mới là thần bút:
Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau
Đọc câu thơ này tôi lại sực nhớ đến hai câu Kiều:
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời.
Sau hơn hai trăm năm cụ Nguyễn Du đã có truyền nhân. Em!
Chúng ta hãy chơi nhau thêm một lần nữa. Đời còn là gì nếu như không có những
ngày “Khô kiệt nữa cho nhau”? Một triết lý mang đậm chủ nghĩa hiện sinh.
Bình dị mà sâu sắc.
Ôi! Nếu như có hội “Dí” nhỉ. Bài thơ này xứng đáng
được cùng một lúc hai giải văn chương.
--------------
Vài lời xin lỗi
Thực ra tôi cũng không muốn viết theo cái cách nặng nề, mỉa
mai như thế này đâu. Tôi đã nói chuyện và trao đổi nhiều lần với nhiều người
viết thể thơ không vần và tôi nhận thấy một điều họ bị mắc một chứng “Cuồng
sĩ” trong họ luôn có một quan niệm “Tại ông không đủ trình độ để cảm
nhận thơ tôi”. Thơ tôi đâu có dành cho những kẻ tầm thường như ông. Thậm
chí còn có vị hô “Kéo cổ Nguyễn Du xuống đất! Ta là đại thi hào duy nhất của
việt nam”. Họ đuộc một vài cây bút tung hô mà tại sao đuợc tung hô thì chỉ
có trời biết, đất biết và chính họ và những người tung hô họ biết.
Với mục đích thức tỉnh họ tôi buộc phải chọn cách viết này vì
với cách viết tranh luận thông thường không bao giờ họ tỉnh ngộ.
Bài viết đã đuợc viết từ lâu nhưng tôi không muốn đăng. Nay
tôi thêm vào một đoạn bình và đăng bài viết với một thiện ý chân thành. Các nhà
thơ! Thơ đang chết và các vị hãy làm cho thơ sống lại. Chứ không hề có ý định
chửi đời.
Xin lỗi tất cả mọi người vì những cái thô tục của bài viết.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Audiobook Chọn Lọc đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
NGUYỄN THẾ DUYÊN
Địa chỉ: số nhà
19 ngõ 695 phố Bạch Đằng,
Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
.
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email nguyenhung967812@gmail.com ngày 17.12.2020.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của
trang Đặng Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Bỏ tiền ra mua giải cho tập "thơ" "Hoan ca", "cây viết" Đỗ Doãn Phương đã thành công khi "tên tuổi được rầm rộ nhắc đến trên văn đàn". Chúc mừng!
Trả lờiXóa