THIÊN ĐỊA HỘI VÀ CÔNG CUỘC KHAI PHÁ PHƯƠNG NAM - Tác giả: Khuyết Danh

Leave a Comment

 


THIÊN ĐỊA HỘI VÀ CÔNG CUỘC

KHAI PHÁ PHƯƠNG NAM

*

Tam điểm ám tàng cách mệnh tông.

Nhập ngã Hồng môn mạc thống phong.

Dưỡng thành nhuệ thế tùng cừu nhật.

Thệ diệt Thanh triều nhất tảo không.

Bốn câu thơ trên là cái gì thế? Là tôn chỉ của Hồng Môn, đại để 4 câu trên nghĩa là: 3 điểm chính để làm Cách Mạng: Gia Nhập Hồng Môn, Thao dưỡng bản thân và quét sạch bọn Thanh cẩu không chừa một mống.

Vậy, Hồng Môn tức là một tổ chức Phản Thanh Phục Minh, nhưng tại sao lại là Hồng Môn chứ không phải Bạch Môn, Thanh Môn, Hắc Môn? - Là vì tôn chỉ của hội là Phản Thanh Phục Minh, mà vị vua vĩ đại nhất nhà Minh chính là Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, ông đặt niên hiệu của mình là Hồng Vũ, do đó chữ Hồng là tượng trưng cho nhà Minh vậy.

Về nguồn gốc, và cơ cấu tổ chức của Hồng Môn hay Thiên Địa Hội chúng tôi đã kể qua trước đây rồi. Hôm nay xin kể các hoạt động của hội này bên ngoài Trung Hoa, tại sao lại ở ngoài Trung Hoa? - Vì trong nước các anh bị đập cho thấy mẹ rồi, ko làm nổi trò trống gì cả nên đành dạt ra nước ngoài vọng về cố quốc. Mà số phận thật tình cờ, nhờ đợt chạy loạn này của anh em đã dẫn tới lịch sử khẩn hoang miền nam và thậm chí còn tiến tới thành lập hai tiểu quốc của người Hoa ở Nam Dương - Indonesia ngày nay.

 

I. HỒNG MÔN SANG VIỆT NAM

Thuở ban đầu người Việt còn chưa biết Thiên Địa Hội hay Hồng Môn là cái gì sất, chỉ biết rằng vào năm 1679, có một đoàn thuyền từ Quảng Đông - Quảng Tây xuôi xuống An Nam, cầm đầu là hai viên tướng nhà Minh Mạt là Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch. Nguyên là nhà Minh đã bị diệt vong từ năm 1638, nhưng những tôn thất, quan lại cũ của nhà Minh chưa cam tâm thất bại, họ chạy xuống phương nam, dựa vào Phước Kiến, Quảng Đông làm căn cứ chống Thanh. Nhà Thanh cũng chỉ cần nắm giữ phương bắc, các vùng phía nam giao cho các tướng cũ của nhà Minh đã đầu hàng, sử vẫn gọi là Tam Phiên. Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch đều là thủ lĩnh phiến quân chống Thanh tại Quảng Đông và đảo Long Châu, trong vùng quản hạt của phiên vương Ngô Tam Quế.

Năm 1673, Khang Hy đế quyết định triệt phiên, các phiên dò biết được bèn đánh trước. Nhưng Khang Hy đã có 1 kế hoạch chuẩn bị từ 5 năm trước, các phiên nhanh chóng rơi vào thế hạ phong, ngay cả đảo Đài Loan của Trịnh Kinh để lại làm chỗ dựa cuối cùng cho công cuộc phục Minh cũng mất. Thấy trước thế thất bại, các thủ lĩnh phản Thanh tính đường ... chạy và 2 trong số đó là Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch đã lưu lạc xuống An Nam. Hai ông này chạy xuống chỗ Đà Nẵng, khi đó thuộc Đàng Trong của chúa Nguyến và xin tá túc.

Thế tại sao hai ông này chạy xuống Đà Nẵng làm gì cho xa mà ko vào Vân Đồn hay Hạ Long? - Vì chính quyền Lê - Trịnh thời đó đã xưng thần với nhà Thanh. Đi tới chỗ chúng nó, nó lại đóng cũi giải ngược về Trung Hoa thì bỏ mẹ... coi như hai ông này nắm bắt thông tin kịp thời. Tuy nhiên, chúa Nguyễn cũng ko mặn mà gì lắm với mấy vị khách không mời này, vừa hay lúc đó nước Chân Lạp mới nhận chúa Nguyễn làm người bảo hộ, chúa Nguyễn biên thư cho vua Chân Lạp bảo cắt đất cho hai thằng đệ anh mới nhận, Nặc Nộn vua Chân Lạp thấy công văn cộp dấu đỏ chói thì gật sái cổ và chia cho Trần Thắng Tài vùng đất ở Đông Nam Bộ nay gọi là Cù Lao Phố - Biên Hòa ; Dương Ngạn Địch ko thích chung đụng nên đi xuống nữa về phía nam, đến cửa Soài Rạp thì quẹo vô và dựng lên Mỹ Tho Đại Phố aka Tiền Giang ngày nay. Cù Lao Phố và Mỹ Tho sau đó trở thành hai trung tâm phố thị, giao thương của Đông và Tây Nam Bộ trong những thập kỷ sau đó, những người Việt gọi những người này là Minh Hương, tức làng của người Minh.

Thế rồi sau đó lời qua tiếng lại sao đó hai thủ lĩnh của 2 nơi này ko thuận nên mang quân đập nhau, kết quả là phe Dương Ngạn Địch thua phải rút về, ko lâu sau đó Địch bị một bộ tướng là Hoàng Tiến phản thùng chém chết, chúa Nguyễn thấy loạn quá bèn xuống lệnh cho Trần Thắng Tài, lúc này đã đổi tên thành Trần Thượng Xuyên mang quân đi dẹp và giành thắng lợi. Từ đó Cù Lao Phố giữ thế độc tôn trong thương mại buôn bán ở Đàng Trong, cho đến khi bị băng cướp Tây Sơn lừng danh hỏi thăm hồi cuối thế kỷ 18 thì ko còn gượng dậy nổi nữa. Những người Minh Hương còn sống sót sau đó dời đến Chợ Lớn và phát triển như ngày nay.

 

II. HỒNG MÔN Ở NAM DƯƠNG

Người Hoa đã biết đến và định cư ở Nam Dương từ rất lâu trước đây, có lẽ từ đời Đường họ đã định cư trên hòn đảo này xen kẽ với các cư dân bản địa. Đến thời Minh Thành Tổ thì những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa lại càng làm tăng cường sự hiện diện của người Hoa trong khu vực này. Đến thế kỷ 17, người Hà Lan tìm ra nơi này và biến nó thành thuộc địa. Các bạn cần biết là tới tận đầu thế kỷ 20 này thì xứ Indonesia mới có hình dạng giống như chúng ta biế ngày nay, và đó là nhờ công của ... người Hà Lan. Chính người Hà Lan đã đánh chiếm từng hòn đảo riêng biệt và gộp lại thành 1 quốc gia với tên gọi là Indonesia. Nhưng đó là chuyện sau này, vào thời điểm mà tôi đang nói đây, tức thế kỷ 18, khi người Hà Lan đến đây họ đã lập ra các trang trại trồng mía, tiêu, gia vị, các nhà máy đường và bông. Mà đã mở nhà máy thì phải có công nhân, thời đấy đi lại khó khăn, thổ dân bản địa thì quen với săn bắn hái lượm hơn là sản xuất, thế là người Hà Lan phải thuê người Hoa. Thế kỷ 18, tại các vùng ven biển Trung Hoa như Quảng Đông, Phúc Kiến rộ lên phong trào đi Nam Dương làm phu, chính là thời điểm này. Anh em Trung Hoa đến đông quá, làm việc siêng năng, chuyên nghiệp quá, tiền chảy về công ty Đông Ấn Hà Lan đến nỗi sau này bọn Ăng-le còn phải ghen tị, phải mở một cái công ty Đông Ấn giống vậy mới chịu, hehe.

Tuy nhiên, nên biết rằng, người Hoa đi đến đâu thì bang hội theo đến đó. Thiên Địa Hội cũng mau chóng bén chân ở Nam Dương, ban đầu thì rất tốt đẹp, để tương trợ và giúp đỡ đồng bào Hoa Kiều với nhau, nhưng khi tổ chức trở nên lớn mạnh, rộng khắp thì đụng chạm với quyền lợi của nhà cầm quyền. Năm 1730, nhận thấy người Hoa ở Batavia - Jakarta ngày nay quá đông, lên tới 10.000 người, trong đó ko ít kẻ là những người lao động hết hợp đồng vẫn cố tình ở lại, những kẻ buôn lậu, cướp biển, vân vân và mây mây... sang đến năm 1740 thì người Hà Lan bắt đầu siết chặt lại việc quản lý người Hoa nhập cư, một sự kiện được xem như giọt nước làm tràn ly là một đợt dịch sốt rét vào cùng năm đó, ngày 25/7 chính phủ ra một sắc lệnh nhằm trục xuất những người "tình nghi" mắc bệnh lên tàu quay về Trung Hoa hoặc sang đảo Lan Ka (Srilanka ngày nay), tuy nhiên anh em hoa kiều lại nghe đồn rằng những con tàu chở người bệnh đó ko bao giờ đến nơi, họ chỉ chở người bệnh ra giữa biển rồi ném xuống, nhưng cũng có trường hợp người Hà Lan nhắm vào các nhà giàu có, liệt họ vào danh sách tình nghi rồi đòi trục xuất, buộc những nhà giàu có này phải nôn tiền ra chung chi. Mà cacc nên biết: Đã là người Hoa mà còn giàu có thì ít nhiều đều có dính đến bang hội.

Đỉnh điểm là 1 ngày nọ, người Hà Lan đã đến nhà Liên Phú Quang, bang trưởng người Hoa tại Batavia yêu cầu ông ta có lời với cộng đồng:

- Các lị ở đây đông quá dồi, lây là lất của Hà Lan à, hổng pải Trung Huê của mấy lị, mấy lị đi bớt đi hà.

- Hây dà, hổng lược à, tụi ngộ ở đây làm ăn, đóng thuế lầy lủ, sao kiu đi là đi được, hổng lược à... - Quang trả lời như thế.

- Lị mà hông kiu tụi nó dề bớt là đợt sau có tên lị trên tàu rời khỏi đây đó à...

- Hây dà, hổng tiễn à.

Cuộc nói chuyện đổ bể, sáng hôm sau, tất cả người Hoa làm trong các đồn điền mía, tiêu và các nhà máy nấu đường đều đình công. Các khu nhà của người Hoa ở ngoại ô đều đóng cửa kín mít, đây đó vang lên tiếng ... mài mã tấu. Toàn quyền Hà Lan lập tức hạ lệnh giới nghiêm, hạ lệnh cho quân đội sẵn sàng đáp trả bất cứ sự khiêu khích nào từ phía người Hoa. Người Hà Lan vẫn ko dám nổ súng trước vì e ngại Đại Thanh sẽ lấy cớ để nhảy vào Batavia, dù gì vào giữa thế kỷ 18 thì nhà Thanh hãy còn đang ở vào thời cực thịnh. Ngày 1/10, toàn quyền Valckenier nhận được tin báo khoảng 50 người Hoa đang tiến vào thành phố, ít lâu sau lại có tin một trung sĩ đã thiệt mạng, bèn ra lệnh cho quân đội nổ súng. Lập tức, xung quanh thành phố tiếng reo hò dậy đất, 10.000 người Hoa tay cầm mã tấu xông vào đánh chiếm thành phố. Quân Hà Lan ít hơn, co cụm lại để giữ các cơ quan chính phủ, người Hoa chiếm được các nhà máy, kho bãi và nổi lửa đốt, cả thành phố cháy sáng rực suốt mấy đêm liền. Ngày 7 tháng 10, quân tiếp viện được gửi tới Batavia, người Hà Lan cũng vũ trang cho những thổ dân bản địa, những người vốn ko quen với lao động công nghiệp nhưng cũng rất ghét người Hoa vì ... giàu hơn bọn họ. Đến ngày 9 tháng 10, người Hoa phải lùi về các khu ngoại ô của họ trước đó, từ ngày 10 đến ngày 12, quân Hà Lan thỏa sức cướp bóc và khủng bố tại các phố người Hoa, người ta nói binh lính giết người như giết cừu, kéo cả đại bác nã vào khu nhà dân, dù toàn quyền Valckenier đã lên tiếng chấm dứt hành động khủng bố người Hoa sau đó và hạ lệnh ân xá cho những người đang trốn trong các khu rừng nhưng trên thực tế phải tới giữa tháng 11 thì tình trạng cướp bóc mới giảm dần và người Hoa sau đó còn tiến hành chiến tranh du kích chống nhà cầm quyền đến tận 5 năm sau đó.

Đó là câu chuyện ở Batavia, nằm trên đảo Java. Xa hơn về phía bắc đảo Java là đảo Borneo, nơi đây cũng có sự xuất hiện của người Hoa, thậm chí người Hoa ở đây còn lập ra 2 vương quốc riêng của họ là Lan Phương và Đới Yên.

La Phương Bá là người ở Mai Châu – Quảng Đông, hồi trẻ tuổi nhiều lần tham gia khoa cử nhưng đều bị trượt. Vùng Mai Châu là nơi hoạt động mạnh của Tam Hợp hội, cho nên La Phương Bá và các bạn bè thân sau vài lần thi rớt đâm ra … hận triều đình bèn bí mật gia nhập Tam Hợp hội. Năm 1773, dưới đời Càn Long đế, có lẽ do có người cáo giác hay do triều đình truy quét dữ quá nên La Phương Bá và các bạn bè lên thuyền chạy xuống Nam Dương (Indonesia ngày nay) mưu sinh, thành lập ra “Thập bát huynh đệ hội”, sau đó năm 1777 thì anh em đổi thành “Lan Phương hội” theo tên hai người đứng đầu là Trần Lan Bá và La Phương Bá.

Năm 1776, Lan Phương hội đoàn kết được 3 vạn Hoa kiều, đánh bại nhiều tên cướp biển và người Hà Lan. Sau đó 20 vạn dân địa phương quy phụ. La Phương Bá lập ra nước Cộng hòa Lan Phương, bổ nhiệm 12 vị Tổng trưởng, đều là người Hoa. Diện tích đất nước này lên đến 200,000 km2. Bởi vì vốn thuộc Tam Hợp hội cho nên quân đội Lan Phương xưng là Tam Hợp quân. Khác với các đất nước phong kiến chuyên chế khác, tuy được người Hoa lập ra nhưng Lan Phương lại đi theo thể chế ... cộng hòa, tức là đứng đầu sẽ là các Đường chủ Thiên Địa Hội đứng ra đảm trách, và những người này sẽ đảm nhận theo nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ thì người khác lên thay. Khi có việc hệ trọng thì các chú bác trong hội họp lại cùng nhau giải quyết, y như ngày nay ta họp quốc hội. Tính ra đây là nhà nước cộng hòa đầu tiên ở Châu Á, dù nhà nước này ko thể nói là điều hành 1 quốc gia.

Năm 1780, La Phương Bá phái một huynh đệ của mình là Ngô Nguyên Thịnh mang theo người đi lên phía bắc mở làng lập ấp. Ngô Nguyên Thịnh là đồng hương của Bá, cùng bị truy nã, cùng trốn nã và cùng có công gầy dựng nên Lan Phương Quốc. Khi Thịnh đến vùng đất ngày nay gọi là Pontianak - người Hoa gọi là Đới Yên thì thấy dân chúng ở đấy khổ quá vì vua nước Đới Yên khi đó rất tàn bạo, nên dân tình oán thán căm hận. Năm 1783, Ngô Nguyên Thịnh làm binh biến giết chết vua nước Đới Yên, được dân Đới Yên ủng hộ làm quốc vương. Vương quốc Đới Yên thuộc về phía bắc của Borneo. Diện tích lãnh thổ ước chừng 120.000 km2. Đất nước này tồn tại gần 100 năm, có 3 vị quốc vương và 1 nữ vương là Ngô Nguyên Thịnh, vợ Ngô Nguyên Thịnh rồi đến con là Ngô Đức Khuê và cháu là Ngô Quảng Chuẩn.

Vương quốc Đới Yên và Cộng hòa Lan Phương có vận mệnh giống nhau, vào năm 1888, người Hà Lan có tham vọng mở rộng vùng chiếm đóng của họ nên mang quân đi chinh phục khắp các đảo, các tiểu quốc xung quanh. Lan Phương và Đới Yên đều bị người Hà Lan tiêu diệt. Cả hai nước này đều từng nhiều lần cầu nhà Thanh bảo hộ, xin gia nhập Trung Quốc nhưng bị Càn Long cự tuyệt với lý do là quốc gia do bọn "phản tặc" lập ra, có chuyện thì tự chịu, ko can hệ đến Đại Thanh.

*

TÁC GIẢ (đang cập nhật)

Địa chỉ: (đang cập nhật)

Email: (đang cập nhật)

Điện thoại: (đang cập nhật)

.

 

 


 

 

- THÁI QUỐC MƯU giới thiệu -

- Cập nhật từ email: thaiquocmuu1@aol.com ngày 16.05.2020.

 - Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

.

0 comments:

Đăng nhận xét