AI GIẾT ANH EM NGÔ ĐÌNH DIỆM - Tác giả Quốc Đại

1 comment

 

AI GIẾT ANH EM NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tác giả: Quốc Đại ; Nhà xuất bản Thanh Niên 1997

*

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã lãnh đạo một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Lúc 1h30 chiều, các sỹ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một cuộc họp tại một sở chỉ huy ở gần Tân Sơn Nhất, giả vờ như một cuộc họp thường lệ. Tướng Trần Văn Đôn đã thông báo một hội đồng cách mạng quân sự đang nắm quyền. Đại tá Tung, người có số phận đã được những người âm mưu đảo chính định đoạt trước, là người duy nhất không đứng dậy vỗ tay hoan hô thông báo này. Đại tá Tung bị bắt giữ và bị Nguyễn Văn Nhung (khi đó là Đại úy) đưa sang một căn phòng khác ở trong sở chỉ huy này, Đại tá Tung đã hét to “Hãy nhớ ai đã gắn sao cho tụi bay”. Đêm đó, Nguyễn Văn Nhung chở Đại tá Tung và em Đại tá Tung là thiếu tá Lê Quang Triệu đến một địa điểm bên ngoài doanh trại và bắn chết cả hai anh em. 

Sáng hôm sau, các lực lượng trung thành của họ Ngô đã sụp đổ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chạy thoát khỏi Dinh Độc Lập qua một đường hầm bí mật và trốn ở một ngôi nhà tại Chợ Lớn. Anh em họ Ngô đồng ý đầu hàng và đã được Trần Văn Đôn hứa cho đi khỏi đất nước một cách an toàn. Nguyễn Văn Nhung tham gia vào một toán sỹ quan dẫn đầu một số quân đến nơi trú ẩn của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu tại Nhà thờ St. Francis được xây thời Pháp và bắt giữ anh em họ. Một đoàn xe do tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy, gồm 1 chiếc thiết vận xa M-113, 4 chiếc xe jeep, và nhiều binh lính. Khi đoàn quân này rời nhà thờ, Dương Văn Minh ra hiệu cho Nhung bằng 2 ngón tay, tỏ ý ra lệnh bắn chết anh em Ngô Đình Diệm.

Sau cuộc bắt giữ, Nguyễn Văn Nhung và thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi chung với anh em Ngô Đình Diệm trong chiếc thiết vận xa và đoàn xe này đã quay lại Sài Gòn. Đoàn xe dừng lại tại một điểm giao cắt với đường sắt và theo ý kiến chung thì anh em họ Ngô đã bị giết chết trước đó. Một cuộc điều tra của Trần Văn Đôn đã xác định rằng Dương Hữu Nghĩa đã bắn anh em họ Ngô bằng một phát đạn bắn thẳng (tiếng Anh: point-blank range) bằng một khẩu súng bán tự động (Semi-automatic firearm) và rằng Nguyễn Văn Nhung đã bắn hàng loạt đạn khắp thân thể hai anh em Ngô Đình Diệm và đâm nhiều nhát dao vào thân thể hai anh em họ Ngô.

Trần Văn Đôn và và nhiều sỹ quan khác kinh ngạc khi thấy xác hai anh em Ngô Đình Diệm tại sở chỉ huy. Trần Văn Đôn gặp Dương Văn Minh trong văn phòng của tướng Minh và trong lúc họ đang cãi nhau, Mai Hữu Xuân đi vào phòng. Không hay biết Trần Văn Đôn đang ở đó, Mai Hữu Xuân ngắt lời và đứng nghiêm và báo cáo “Mission accomplie” (nhiệm vụ đã hoàn thành.)

Sau cuộc cuộc chỉnh lý ngày 30 tháng năm 1964, Nguyễn Văn Nhung bị bắt ngay. Ngày 17 tháng 2 năm 1964, sĩ quan Báo chí Bộ quốc phòng của tướng Nguyễn Khánh chính thức tuyên bố: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, sỹ quan tổng quát và tùy viên của Trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30 tháng 1 và giam tại Lữ đoàn nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám đã tụ vẫn bằng dây giày”.

Tuy nhiên dư luận cho rằng tướng Nguyễn Chánh Thi đã tham gia vào việc đánh đập tra tấn Nguyễn Văn Nhung cho đến chết. Bà Huỳnh Thị Nhi vợ Nguyễn Văn Nhung cho biết khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù bằng những đòn đấm đá của nhiều người. Theo báo Dân Ý xuất bản ở Sài Gòn, từ số 140 ngày 1/10/70 đến số 160 thì Thiếu tá Nhung đã “bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em Tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”.

Gần đây hơn, trong tác phẩm Sons and Brothers (“Các con trai và anh em trai”) in năm 1999, học giả giữ Thư viện Kennedy Richard D. Mahoney tiết lộ rằng Johnson đã nói cụ thể với phụ tá của JFK là Ralph Dungan vài ngày sau khi chôn cất JFK. Johnson kéo Dungan vào Phòng Bầu dục và nói: “Tôi muốn nói cho ông nghe tại sao Kennedy chết. Trừng phạt của thần thánh thôi. Ông ta đã giết Diệm, và rồi chính ông ta cũng lãnh chuyện đó”(326) [(Mahoney, Richard D., Son’s & Brothers (Arcade, 1999)].

 

Chương 1: Định mệnh đã an bài

Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát. Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chínhkhông cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết. Ngày 6-11- 1963, nhật báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thích “suicide with no hand” (tự sát không có tay) Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng. Người viết không dám làm công việc của một sử gia, mà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật.

GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG

Trước khi nhận định toàn bộ về con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông ta chúng tôi xin ghi lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời một Tổng thống “Việt Nam Cộng hoà”. Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26-10-1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng ai oán, thoáng buồn ông nói: ” Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi”. Trong thời gian này tinh thần của Tổng thống Diệm đang trải qua cơn dao động cực độ. Những nhân vật gần ông đều nhận thấy ông trở nên nóng nảy bất thường, hay thở dài, nét mặt đăm chiêu thoáng buồn. Có lẽ Tổng thống Diệm đã linh cảm được tai hoạ sắp đến với ông ta, gia đình và chế độ. Ông Ngô Đình Nhu lại càng biểu hiện một cách mau chóng. Ông Nhu già hẳn đi, nét mặt chảy dài. Bức hình của ông Nhu đăng trên tuần báo Express số 909 – (15-12-1968) chính là mấy bức hình chụp vào những ngày cuồi cùng trong đời ông. Khuôn mặt ông Nhu càng in một vẻ căm giận cùng với vẻ đẹp của đường nét điêu khắc.Tuy nhiên ông Nhu vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh và sẵn sàng đối phó… Sáng sớm ngày 30-10-1963 ông Diệm lững thững đi xuống vườn hoa trước cửa dinh Gia Long, ngắm mấy chậu non bộ nhỏ mới đắp xong và đặt dưới gốc cây. Ông bận bộ đồ xám nhạt, đội mũ len chống chiếc ba toong như khi đi thăm địa điểm dinh điền. Ông ngắm vài phút ngó lên bức ảnh lớn của ông treo cao đằng sau bàn giấy của ông Đổng Lý Bộ phủ Tổng thống rồi mỉm cười lên lầu.

TIẾP KHÁCH LẦN CUỐI

Ngày 31-10, hầm trú ẩn xây trong dinh Gia Long đã hoàn tất, để có thể chịu đựng được loại bom 500 kilôgam. Cũng vào ngày đó, ông Ngô Đình Nhu tiếp kiến các đại diện Uỷ ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo. Cùng ngày phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ Phật giáo miền Nam đáp máy bay ra Huế để tiếp tục cuộc điều tra. Đại sứ Cabot Lodge đã nhận được đầy đủ tin tức về kết quả và thái độ của Phái đoàn này tại Sài Gòn và thấy rằng sẽ bất lợi cho những toan tính âm mưu của ông. Vụ đàn áp Phật giáo phải được duy trì để lấy cớ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm như ông Lodge mong muốn. Sáng 1 nhằm vào ngày lễ các Thánh, côngsở đều được nghỉ, Tổng thống Diệm đã tiếp người bạn “đồng minh” Hoa Kỳ cuối cùng trong đời ông. Đó là Đô đốc Harry D.Felt, Tổng Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình dương. Đô đốc Harry D.Felt chắc hẳn biết rõ những gì xảy tới, trong mấy giờ nữa sẽ kết thúc chế độ của Tổng thống Diệm mà ông ta theo lễ nghi vẫn xưng tụng như một nhà lãnh đạo anh minh của miền Nam. Hồi 13 giờ 30 súng bắt đầu nổ từ nhiều nơi trong đô thành… Ai gây nên tiếng súng đó? Bắt đầu từ một thế lực nào? Tướng lãnh? Quần chúng? Mỹ? Thực ra, những âm mưu lật đổ Tổng thống Diệm đã sắp đặt từ tháng 5-1963, rồi được âm thầm tiến hành… Buổi tối ngày 28-10, do sự sắp xếp từ trước Trung tướng Trần Văn Đôn đã tiếp xúc bí mật với giới chức Mỹ tại nhà một nha sĩ (1). Tướng Đôn luôn luôn nhắc nhở người Mỹ giữ bí mật hoàn toàn và không thảo luận vấn đề này với bất cứ một ai, ông ta đã cố gắng thuyết phục Đại sứ Cabot Lodge chấp nhận chương trình hành động của nhóm ông và làm như thế nào để Hoa Kỳ đồng ý cho bật đèn xanh càng sớm càng tốt.

Lúc đầu nhóm đảo chính dự định khai hoả vào ngày 31-10 (theo sự Trước nữa, nhóm đảo chính cùng với sự đạo diễn của mấy chuyên gia CIA đã dự định đảo chính nhân ngày kỷ niệm 26-10. Nhưng đêm 25-10 ông Nhu đã nhận được báo cáo đầy đủ: Nhóm đảo chính với các tướng Đôn, Minh ra tay hành động trong cuộc duyệt binh tại đường Thống Nhất vào sáng 25-10. Dịp này sẽ bắt sống Tổng thống Diệm và ông Nhu sau đó sẽ thanh toán dinh GiaLong và thành Cộng hoà. Vào phút chót, ông Sinh Trưởng phòng CIA toà Đại sứ Mỹ (người thay thế Đại tá Rieharson) đã thông báo kịp thời cho Lu Conein biết là chưa thể bật đèn xanh bởi có kẻ trong toà Đại sứ Mỹ tiết lộ cho ông Nhu. Hiển nhiên là Cabot Lodge đã đóng vai trò một nhà “lãnh đạo” đứng bật đèn cho cuộc đảo chính 1-11-1963. Cabot Lodge được coi như tiếng nói có thẩm quyền của phe “Tự do” Harriman. Những nguyên nhân nào khiến cho Mỹ phải gấp rút tìm mọi cách lật đổ chế độ Tổng thống Diêm? Hẳn nhiên, về phía Mỹ không phải là nguyên nhân Phật giáo. Đơn giản vì quyền lợi nước Mỹ trước hết. Cái gai chính yếu của Đại sứ Cabot Lodge cũng như Smith Conein và nhóm đảo chính là tướng Tôn Thất Đính. Làm sao nhổ được cái gai này? Tuy nhiên, cho đến ngày 28-11 tướng Đôn có thể đã tạm yên tâm về mặt tướng Đính. Điều mà phe đảo chính lo ngại nhất là lực lượng đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung. Lực lượng này vẫn được coi như thành phần nòng cốt của chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 29-12, tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và từng là Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt di chuyển ra khỏi Sài Gòn. Đó cũng là một phần kế hoạch nhằm vô hiệu hoá những lực lượng trung thành với chế độ. Hơn nữa, tướng Đính đang được lòng tin cậy của ông Nhu. Theo dư luận đồn đại sau ngày đảo chính, ngày 1-11-1963 thì chính ông Nhu đã giao phó cho tướng Đính thực hiện một cuộc đảo chính giả với danh hiệu Bravo I và II nhằm phá vỡ kế hoạch đảo chính thực của nhóm tướng lĩnh đang liên kết với Cabot Lodge. Nếu thực sự cuộc đảo chính sẽ xảy ra, ông Nhu chấp nhận một cách không nghi ngờ việc tướng Đính “móc nối” với nhóm Đôn, Minh. Chính ông Nhu đã từng nói với tướng Huỳnh văn Cao: “Khánh với Đính là chỗ người trong nhà cả. Không lo”. Ông Nhu tuy cao tay lắm nhưng đâu có thể học được chữ ngờ qua trường hợp của tướng Đính!

Tương kế tựu kế, tướng Đính nắm cơ hội này để quật ngược lại thế cờ Không có sự tham gia của tướng Đính, cuộc đảo chính 1-11-1963 không thể thành công. Cái lối của ông Nhu là cái lối của một nhà chiến thuật và chiến lược, nhìn và tiên liệu quá xa phạm vi hạn hẹp của chiến thuật, giai đoạn. Hơn nữa, vì lòng tin cậy, ông Nhu đã chọn nhầm một người mà chính trước đây ông Nhu cho là “khó xài” Nhưng vẫn sử dụng vì cho rằng mình cao tay ấn. Mặt khác, trước đó Đại tá Đỗ Mậu quyền Giám đốc Nha An ninh quân đội, một môn đệ tin cậy của Ngô Đình Diệm đã phúc trình cho hai ông Nhu, Diệm biết Việt Cộng (2) đang tập trung tại vùng ven đô và âm mưu đánh phá Sài Gòn. Dĩ nhiên đây chỉ là bản phúc trình giả với mục đích làm lạc hướng theo dõi của chính quyền và đồng thời có cớ để phân tán một số đơn vị trung thành của Diệm ra khỏi Sài Gòn. Như vậy phe đảo chính sẽ giảm thiểu được sức chống đối của phe Chính phủ (3). Hồi 12 giờ 30 ngày 1-11, tướng Trần Văn Đôn cùng một số tướng tá nòng cốt triệu tập Hội nghị trong Bộ Tổng Tham mưu với sự tham gia của hầu hết các tướng lãnh và một số Tư lệnh quân binh chủng. Tướng Tôn Thất Đính không có mặt trong Hội nghị này, lúc đó ông ta đang phải túc trực tại tổng hành dinh Quân đoàn III. Người thì cho rằng đến giờ phút quyết liệt, phe đảo chính vẫn chưa tin hẳn tưởng Đính. Và có lẽ đó cũng là lý do tướng Đính không có mặt trong Hội nghị quan trọng đó.

THIỆN CHÍ NHÀ GIÀU

Theo tiết lộ của Georges Chaffard qua bài báo tựa đề La paix manquée en 1963 (4), để lôi kéo tướng Đính vào phe đảo chính, Mỹ đã trao cho tướng Đính một số tiền ứng trước là 1 triệu Dollars do kết quả sự thương lượng giữa tướng Đôn và Đại sứ Cabot Lodge ngày 24-10. Số tiền ứng trước này được coi là thiện chí cụ thể của Mỹ giúp phe đảo chính có chút phương tiện để thực hiện kế hoạch (5). Tưởng cũng nên nhắc lại, khoảng cuối tháng 10, dư luận trong chính giới và ngoại giao đoàn đã đồn đại về những hoạt động của nhóm mật vụ Pháp thuộc Sở “Hành Động” (Action) do tướng De Gaulle gởi qua Sài Gòn vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho hai anh em ông Diệm.

Sáng 1-2, Đại sứ Cabot Lodge hướng dẫn Đô đốc Felt đến dinh Gia Long thăm xã giao Tổng thống Diệm. Nhân dịp này Tổng thống Diệm đã Cabot Lodge biết. là đang có dư luận về một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống. Ông Diệm nói như thế là có ý bảo cho ông Cabot Lodge biết, ông ta luôn luôn theo dõi đường đi nước bước của Mỹ trong âm mưu lật đổ chế độ hiện hữu. Đại sứ Cabot Lodge vẫn một nụ cười vồn vã hứa chắc với ông Diệm, nếu có sự chẳng hay xảy ra như dư luận đồn đại, người Mỹ sẽ đảm bảo cho cá nhân Tổng thống.

Cũng vào khoảng thời gian đó, Đại tá Lu Conein đã đến gặp tướng Đôn và túc trực bên phe đảo chính trong suốt ngày 1 và ngày 2 tại Bộ Tổng Tham mưu. Ông ta là trung gian giữa toà Đại sứ Mỹ và phe đảo chánh. Hay đúng hơn, ông ta thủ vai trò của kẻ điều động và thực hiện kế hoạch đã được thảo luận và quyết định chung giữa toà Đại sứ Mỹ và phe đảo chính (6)? Khi ở dinh Gia Long trở về, Đại sứ Lodge đã nhận được đầy đủ tin tức từ Bộ Tổng Tham mưu báo cáo cho biết kế hoạch tiến hành. Rồi một ngày trôi qua như mọi người đều biết, cuộc đảo chính hoàn toàn thành công với sự xuất hiện của các tướng lãnh mang danh xưng là những con người cách mạng và ở trong tổ chức mới, lúc đầu mệnh danh “Hội đồng các tướng lãnh” sau đổi thành “Hội đồng Quân nhân Cách mạng”. Nhằm vào đúng ngày lễ các đấng linh hồn, một trong những ngày lễ quan trọng nhất của tín đồ Thiên chúa giáo, hai anh em Tổng thống Diệm cùng bị thảm sát sau khi đã dâng trọn những lời cầu nguyện cuối cùng tại nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, với sự chứng kiến của Linh mục Jean – Một Linh mục thuộc Hội Thừa sai Pa-ri (MEP). Chi tiết về cái chết của Tổng thống Diệm đến nay tuy không còn là điều bí mật song đã có quá nhiều những chi tiết mâu thuẫn nhau. Trong những giờ phút cuối cùng, Ngô Đình Diệm đã tỏ ra hoàn toàn mệt mỏi và không còn tin tưởng bao nhiêu khi phe đảo chính báo cho anh em ông biết là đã bắt Đại tá Tung và ông này cùng lực lượng của ông đã đầu hàng phe “Cách mạng” (7). Tổng thống Diệm bây giờ chỉ còn đặt tin tưởng vào Quân đoàn 3 của tướng Huỳnh văn Cao và nhất là Quân đoàn 2 của tướng Khánh mà ông Nhu hoàn toàn tin cậy. Song tướng Cao đã không làm được gì khác hơn. Sư đoàn 7 nằm trong tay Đại tá Nguyễn Hữu Có phụ tá Tư lệnh Quân đoàn. Anh em ông Diệm chỉ còn lại lực lượng phòng vệ trong dinh. Tất nhiên lực lượng này không còn phương thế hoạt động nào khác hơn là đành thúc thủ trong bốn bức tường thành Cộng hoà và dinh Gia Long. Trước một tình thế bi đát như vậy, ôngNhu quyết định ra đi – Tổng thống Diệm mặc nhiên chiều theo quyết định của em ” Đi mô… đi thì đi… ” Đó là lời nói gió cuốn mây trôi của Tổng thống Diệm. 8 giờ 30 Tổng thống Diệm, ông Nhu, Đại uý Đỗ Thọ và Đại uý Bằng rời khỏi dinh Gia Long trên bước đường của định mệnh. Khi tiếp thu dinh Gia Long, Trung tá Phạm Ngọc Thảo không tìm thấy anh em ông Diệm nên đã cấp báo cho tướng Trần Thiện Khiêm rõ. TướngTrần Thiện Khiêm ra lệnh cho Trung tá Thảo phải tìm kiếm…

Theo tiết lộ của những người trong cuộc, tướng Khiêm dặn Phạm Ngọc Thảo phải tìm mọi cách đón anh em ông Diệm, phải bảo vệ an ninh cho anh em ông ta, có được như vậy thì tướng Khiêm và phe của Trung tá Khải mới có thể thực hiện được kế hoạch lật ngược thế cờ. Khi được tin dinh Gia Long đã thất thủ thì lúc ấy chính là lúc trong Hội đồng Quân nhân cách mạng và nhóm tướng tá đảo chính cũng đã chia thành năm bảy phe qua những xu hướng chính trị và quyền lợi trái ngược nhau. Riêng Trung tá Phạm Ngọc Thảo từ trước ngày đảo chính đã có những liên lạc mật thiết với Đại tá Đỗ Mậu và tướng Khiêm. Ông Thảo là người được tướng Khiêm tin cậy và cả hai đều là những tướng tá được chế độ tin dùng. Riêng tướng Khiêm sau vụ đảo chính hụt, ông trở thành vị tướng lãnh thân cận của Tổng thống Diệm và được coi như người con “tin cẩn” trong gia đình Tổng thống.

Trong đường lối và trong thâm tâm của phe Phạm Ngọc Thảo chỉ muốn thay đổi cơ cấu của chế độ mà thôi…Song tình thế đã biến chuyển khác hẳn và trái với ước mong của Phạm Ngọc Thảo từ buổi đầu. Ông Thảo hẳn đã biết rõ những xu hướng khác nhau trong Hội đồng Quân nhân cách mạng trong đó đã có một xu hướng chủ trương phải giết anh em ông Diệm để trừ hậu hoạ và đó cũng là chủ trương của một số nhân vật Mỹ mà ông Fisthel là đại diện. ông này vẫn chủ trương: Chế độ Ngô Đình Diệm phải được cải tổ toàn bộ nếu Tổng thống Diệm không chịu thì Tổng thống phải ra đi hoặc bị thủ tiêu. Xu hướng thanh toán Tổng thống Diệm quy tụ ử mấy tướng lãnh đã sẵn lòng bất mãn với Diệm từ lâu…Đó là các tướng Trần Tử Oai, Mai Hữu Xuân. Mặc dầu những người như Trung tướng Trần Văn Đôn từng được chế độ của Tổng thống Diệm đặc biệt ưu đãi, tin cẩn trong suốt 9 năm cũng muốn thay đổi Chính phủ Diệm. Tướng Đôn liên tiếp được giao phó những chức vụ quan trọng, từ Tư lệnh vùng I đến Tư lệnh lục quân, rồi quyền Tổng Tham mưu trưởng. Ba tướng Đôn, Kim, Oai được coi là thành phần nòng cốt của Hội đồng Quân nhân cách mạng. Người Mỹ tin cẩn vào tướng Đôn hơn cả. Sở dĩ tướng Dương Văn Minh được Mỹ giao phó vai trò chính vì đối với quân đội lúc ấy và trong hàng tướng lãnh thì uy tín của tướng Minh nổi bật hơn cả. Có thể nói năm tướng Minh, Đôn, Kim, Oai, Xuân đứng riêng một phe.

Chưa có chứng cớ nào rõ rệt để nói rằng tướng Khiêm, Đại tá Mậu, Trung tá Thảo đứng về một phe khác không mấy thân thiết và tín cẩn đối với phe kia. Nhưng dù sao tướng Khiêm vẫn là người tỏ ra ôn hoà với chế độ Ngô Đình Diệm mà chính ông ta đã trưởng thành trong chế độ ấy. Còn Trung tá Phạm NgọcThảo – một tín đồ Thiên chúa giáo có đầu óc tiến bộ và quốc gia cực đoan, kể từ biến cố Phật giáo, ông quyết liệt chủ trương phải thay đổi thành phần và cơ cấu của chế độ. Trung tá Thảo là người thứ nhất đã can đảm trình bày với tướng Khiêm đang nắm quyền Tham mưu trưởng Liên quân, cái trục hên lạc thân thiết của Trung tá Thảo: Thảo, Mậu, Tuyến. Thảo là bạn tâm tình của bác sĩ Trần Kim Tuyến và chính Thảo cũng đã thẳng thắn tỏ bầy ước vọng và kế hoạch của ông cho bác sĩ Tuyến rõ. Kể từ đầu tháng 5-1963 theo sự lượng tính và tiên liệu của bác sĩ Tuyến nếu không kịp thời có một chương trình hành động để cứu nguy chế độ thì khó lòng ngăn ngừa được cuộc đảo chánh. Trung tá Thảo cũng lo âu như thế. Từ khi ông Tuyến ra đi thì Thảo không còn gì ràng buộc mật thiết với chế độ. Song Thảo vẫn tiếp tục móc nối với một số tướng tá vẫn được coi là người củachính quyền, nhằm thực hiện một cuộc đảo chính cốt sửa sai, hơn là san bằng đồng thời có thể ra tay trước phe tướng Minh và vô hiệu hoá mọi âm mưu trong kế hoạch của họ và lật ngược thế cờ để nắm phần chủ dộng. Thảo đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính 1-2-1963 và Thảo được đặt dưới quyền sử dụng trực tiếp của Khiêm. Dù chủ trương như thế nào, Thảo cũng đã là một trong những người thân tín của chế độ Diệm. Ông Thảo đã được Hội đồng Quân nhân cách mạng giao phó phần phát thanh. Đây mới là thứ vũ khí sắc bén nhất để xô đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ví như không có phần phát thanh từ lúc đầu thì cục diện chưa chắc đã thay đổi mau lẹ. Khi phe Minh, Đôn, Kim nhận được tin Ngô Đình Diệm đang ử chợ Lớn đã cấp tốc ra lệnh cho Đại tá Dương Ngọc Lắm’ đem thiết quân vận M 113 vào đón bắt. Đại tá Lắm lúc ấy đang nắm quyền Tổng giám đốc Địa phương quân (một trong số tướng tá được chế độ đặc biệt ưu đãi, tin dùng).ông Lắm là người theo đảo chính vào phút chót. Tất nhiên là ông đã không được sự tin cậy của phe chủ chốt. Do đó, Mai Hữu Xuân được Minh chỉ định đi theo giám sát Lắm. Tóm lại, đã có hai toán quân vào Chợ Lớn tìm bắt anh em Tổng thống Diệm. Mỗi toán có thể nói thuộc về một phe, nhằm mục đích riêng. Nếu Trung tá Thảo biết rõ anh em ông Diệm đang ở nhà thờ Cha Tam thì cái chết đã không đến với hai anh em ông Diệm, ít nhất là đã cứu thoát đượcông Diệm. Song Thảo lại chỉ đến lục soát nhà Mã Tuyên trong lúc anh em Tổng thống Diệm đang dâng lễ ở nhà thờ Cha Tam. ông Thảo trở về tay không đồng thời cũng mang theo sự thất bại của nhóm ông.Và có phải chính ông Diệm báo tin cho Khiêm để nhận sự đầu hàng và cho biết đang ở nhà thờ Cha Tam không? Một nghi vấn cho rằng: Có lẽ viên sĩ quan tuỳ viên của ông vào phút chót đã phản phúc và báo cho phe đảo chính biết nơi hai anh em đang trú ẩn. Sự thực không phải Đại uý Đỗ Thọ đã phản phúc. Đại uý Đỗ Thọ được Tổng thống bảo đi gọi điện thoại về Bộ Tổng Tham mưu cho Khiêm nhưng Thọ lại gọi điện thoại trực tiếp cho Đỗ Mậu là chú ruột của mình.Vậy thì hai anh em ông Diệm có đầu hàng phe đảo chính không? Những diễn biến tại dinh Gia Long và tại nhà Mã Tuyên từ 12 giờ 30 ngày1-2-1963 đến 4 giờ đêm ngày 2-2 sẽ giúp cho sử gia sau này đi đến một kết luận rõ rệt hơn.Khi Đại tá Lắm đem quân đến nhà thờ Cha Tam thì lúc đó Hội đồng Quân nhân cách mạng vẫn chưa có quyết định dứt khoát về số phận chung của anh em ông Diệm. Một người trong cuộc cho biết: “Anh nào cũng run hết trước một quyết định dứt khoát quan hệ đến sự thành bại của cuộc đảo chánh. Hội đồng chia thành 3, 4 phe: Một phe nhất định phải thanh toán ngay anh em ông Diệm. Tuy nhiên phe này chỉ rỉ tai bàn kín với nhau thôi. Phe khác chủ trương để anh em ông Diệm lưu vong ra ngoại quốc. Phe thứ ba giữ thái độ dè dặt… Phe quyết định thanh toán Diệm lấy cớ rằng, nếu anh em ông Diệm còn sống thì cuộcđảo chính sẽ bất thành, vì tay chân của ông không sớm thì muộn cũng sẽ phản công. Vả lại, phe này thấy rằng ngay trong Hội đồng Quân nhân cách mạng cũng đã quá phần nửa từng là người thân tín của Diệm và Nhu. Điều lo ngại hơn nữa là họ vẫn chưa nắm được tướng Tôn Thất Đính mà binh quyền đang nằm gọn trong tay Đính cũng như một số tướng tá khác như Nguyễn Khánh Quân đoàn II, Huỳnh Văn Cao Quân đoàn IV, Cao VănViên Tư lệnh nhảy dù và Huỳnh Hữu Hiền Tư lệnh Không quân (Hai sĩ quan Viên và Hiền đã thẳng thắn từ chối tham gia phe đảo chính). Giả sử nếu đưa anh em ông Diệm về trình diện Hội đồng Quân nhân cách mạng thì biết đâu sự hiện diện của anh em ông lại không thể làm nản lòng và gây xúc động lương tâm của những người thân tín eũ của ông. Nếu chỉ nhằm đến mục đích hoàn thành cuộc đảo chính và tránh mọi hậu hoạ thì phe này khi ra tay hạ sát Tổng thống Diệm cũng không có gì khó hiểu.


1. Theo bản báo cáo mật của Cảnh sát đặc biệt thuộc thẩm quyền của ông Dương Văn Hiếu – Phó Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia. 

2. Thời đó chính quyền Sài Gòn gọi những chiến.sĩ cách mạng là Việt Cộng viết tắt là VC. 

3. Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập ở miền Nam Việt Nam. 

4. Tuần báo Express số 909. 

5. Theo một tài liệu khác thì tướng Đôn đã nhận 3 triệu đồng VNCH để chia cho các đơn vị tham gia đảo chính và các tướng lãnh khác. 

6. Theo sự tiết lộ của Lu Conein thì ông được mời đến với tư cách Cố vấn Mỹ tại Bộ Nội vụ tham dự phiên họp thường lệ của Bộ Tổng Tham mưu và sau khi đảo chính xảy ra thì tướng Đôn giữ khéo Lu Conein ở lại Bộ Tổng Tham mưu như một thứ con tin và một bảo đảm an ninh cho các tướng lãnh. 

7. Chỉ phe cánh đảo chính. 

 

Chương 2: Người sống và người chết

1 giờ 30, Sài Gòn ngái ngủ trong ánh nắng gay gắt. Từng loạt đạn nổ làm thức giấc dân đô thành. Tin đảo chính lan truyền trong dư luận từ mấy tháng nay bây giờ đã thành sự thực. Nhưng ai làm vụ này và rồi sẽ ra sao? Ai sẽ lãnh đạo? Những khuôn mặt lớn nào sẽ xuất hiện? Lúc ấy, dám chắc rằng không một ai có thể nghĩ Phó Tổng thống Thơ sẽ làm “Cách mạng”. Nhưng cũng không ai ngạc nhiên thấy Trung tướng Dương Văn Minh trở thành Chủ tịch Hội đồng Quân nhân cách mạng. Sáng ngày 2-2-1963 Sài Gòn bừng bừng trong khí thế vũ bão. Đường phố đông nghẹt những người…Thế là cáo chung một chế độ! 9 giờ 15, Đài phát thanh loan tin: “Anh em ông Diệm và ông Nhu đã tự tử”. Tại sao lại tự tử? Từng đoàn thanh niên nam nữ kéo nhau đi đập phá trụ sở Việt Tấn xã và 9 tờ báo được coi là thân chính quyền Ngô Đình Diệm. 26 trụ sở các hội đoàn được coi là của chính quyền cũng bị đập phá tan hoang. Tướng Dương Văn Minh trở nên một thần tượng mới. Tướng Đôn, Đính được suy tôn như các vị anh hùng lỗi lạc. Tư thất của một số nhân vật thuộc chế độ cũ cũng bị đám đông kéo đến đập phá. Thiệt hại nặng nề về tư thất là các ông Ngô Trọng Hiếu,Cao Xuân Vỹ. Chế độ Ngô Đình Diệm cáo chung trước hết là do kết quả của những chùm mâu thuẫn nội bộ và sự góp công lật đổ chế độ của một số viên chức thư lại chỉ biết cúi đầu thi hành, không có một sáng kiến làm mới và xây dựng chế độ.

Anh đi đường anh tôi đường tôi

Sự xuất hiện của tướng Khánh trên chính trường miền Nam cùng với sự ủng hộ tích cực của Mỹ qua vai trò của Cabot Lodge cùng hai ông Minh, Thơ đã trở thành những người bạn tâm giao, thân thiết.

Ông Thơ, ông Minh cũng như tấm tình thân thiết đối với ông Ngô Trọng Hiếu và ông Huỳnh Hữu Nghĩa. Khi đảo chính thành công thì tứ tài tử chia làm hai ngả: ông Hiếu và ông Nghĩa rủ nhau vào khám Chí Hoà. ông Thơ và ông Minh lên đến hàng tột đỉnh “công danh”. Tại sao lại như vậy? Một lớp người từng lương cao bổng hậu của chế độ cũ song một phần thì nối tiếp nhau đi vào khám Chí Hoà, hay nếu không cũng bị vong gia bại sản. Còn một phần khác nối đuôi nhau tiến lên theo ngọn triều đổi ngôi, chẳng qua đó cũng chỉ là bức tranh “vân cẩu” muôn đời của thế sự. Những lý do nào đã khiến cho đôi bạn Thơ, Hiếu trong phút chốc kẻ được trọng hậu như một vì “bán anh hùng” còn người bị lên án như một hung thần “tay sai” của vợ chồng ông Nhu? Trước năm 1954, khi ông Thơ còn làm Tỉnh trưởng Long Xuyên, thì ông Hiếu làm Trưởng ty Ngân khố và hai người trở thành bạn tri giao thân thiết. Ngoài tướng Minh với ông Hiếu, ông Thơ còn một người bạn tâm giao khác là ông Huỳnh Hữu Nghĩa nguyên Bộ trưởng Lao động. Phút chốc thế sự đổi thay, anh đi đường anh tôi đi đường tôi… Ngô Trọng Hiếu sau khi ra tù, ở ngay trong một căn nhà bình dân trong xóm Thị Nghè, sáng chiều leo lên chiếc Vespa cũ gỉ để đi dạy học, vào lớp nói tiếng Tây, thả đàn ngâm Kiều, đọc Chinh phụ ngâm. Đêm đêm nằm vắt tay lên trán mà suy ngẫm trò đời. Cựu Phó Tổng thống Thơ từ ngày “thôi làm” Thủ tướng lui về vui thú trong cảnh toạ hưởng kỳ thành, lâu lâu đi Pháp một chuyến, đi Nhật một chuyến…Sự thực đối với chế độ cũ, Phó Tổng thống Thơ đã có công với rất nhiều người. Nhờ sự đề bạt của Thơ mà nhiều người có lương cao, bổng hậu, áo đạt lên Tổng thống Diệm (Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập ngày 7-7-1954, ông Nguyễn Ngọc Thơ đã đề nghị ông Ngô Trọng Hiếu là Tổng trưởng Thông tin nhưng có sự trục trặc nên ông Bùi Kiên Tín giữ chức vụ này). Chính ông Nguyễn Ngọc Thơ đã giới thiệu và vận động để Hiếu đi làm Đại diện Chính phủ tại Cămpuchia (hàng Đặc sứ). Sau này đôi bạn Hiếu, Thơ trở thành xa lạ nhau trước hết chỉ vì nguyên nhân: Hiếu được coi là người thân tín của Ngô Đình Nhu, còn Thơ lại được Tổng thống Diệm không những kính nể mà còn coi nhau như tình anh em. Ông Nguyễn Ngọc Thơ rất kiêng kỵ những ai được coi là “người” của ông Nhu. Tại sao như vậy? Báo chí ngoại quốc nói rằng tướng Minh bị ông Nhu ganh ghét và loại trừ. Điều đó có đúng không? ông Cố vấn Nhu đã nghĩ về tướng Minh như thế nào? Nhất là vai trò của Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ ra sao trong 9 năm của chế độ cũ và 3 tháng sau đảo chính?

Một công hầu

Sau ngày 1-2-1963, một số đông chính khách đã có bụng mừng thầm là phen này thế nào họ cũng được Hội đồng Quân nhân cách mạng chiếu cố. Cụ thể hơn là cố làm sao vận động cho mình và phe đảng mình được tướng lãnh và các “Thầy” đề bạt vào ghế nào đó trong Chính phủ mới, mà tướng Dương Văn Minh đang thăm dò để chọn một số vị “lương đống quốc gia” chèo lái con thuyền miền Nam Việt Nam trong một giai đoạn mới. Trong hai ngày 2 và 3-2 tướng Minh rất bận rộn và phải dành nhiều thì giờ tiếp xúc với một số chính khách có tên tuổi. Nhiều người được coi là có nhiều hy vọng được chỉ định làm Thủ tướng Chính phủ: Như Trần Văn Vân, Phan Huy Quát, Vũ Văn Mẫu, Trần Văn Hương, Nguyễn Ngọc Thơ… Ai cũng tưởng Hội đồng Quân nhân cách mạng sẽ không bao giờ đề cử cựu phó Tổng thống Thơ làm Thủ tướng vì như vậy rất “khó coi” nếu xét về tình cảm và “không thể được” nếu xét về lý. Song như lịch sử đã diễn biến, cuối cùng chỉ có ông Nguyễn Ngọc Thơ được quân đảo chính lựa chọn. Nói là Hội đồng Quân nhân cách mạng lựa chọn chỉ là cách nói theo nguyên tắc và trên văn từ. Thực tế không phải như vậy.

Bàn tay phù thủy

Trước khi Đại sứ Cabot Lodge thừa lệnh Wasingtơn cho bật đèn xanh vào giờ H để các tướng lãnh bắt tay vào đại sự thì cũng là lúc, trục liên lạc Wasingtơn Sài Gòn bắt đầu hoạt động từng giờ từng phút. Công việc đảo chính đã trở thành “thứ yếu” Điều quan hệ nhất đối với Wasingtơn là tìm được người thừa kế Chính phủ Ngô Đình Diệm cho hợp tình hợp lý. Cái tình ở đây phải hiểu là hợp với “hảo ý” của giới chức Mỹ, phải được lòng “các thầy” trong hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo và đồng thời có thể làm cho đồng bào Thiên chúa giáo được an tâm. Ông Lodge vốn là “cao thủ” trong ngành ngoại giao Mỹ và từ lâu bị nghi ngờ có những hoạt động riêng cho cơ quan CIA. Tuy vậy ông ta luôn luôn tỏ ra tôn trọng những nguyên tắc ngoại giao. Từ sáng ngày 2 ông Lodge đã tiếp xúc rộng rãi với ngoại giao đoàn nhất là mấy vị Đại sứ vốn được coi là “Voix” (1) có ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ tại miền Nam Việt Nam và cả khu vực châu Á. Toà Đại sứ mà ông Lodge quan tâm nhất đó là các Đại sứ Anh, Đại sứ Nhật sau nữa là Toà Khâm sứ đại diện cho Toà thánh Vatican tại miền Nam Việt Nam. Dĩ nhiên là Toà Khâm sứ đã hoàn toàn dè dặt và chỉ cư xử với ông Lodge theo mức độ ngoại giao bình thường. Lúc đầu đã có một vài ứng cử viên được giới chức Mỹ lưu tâm và dùng làm trái ball nhỏ để thăm dò. Đó là giáo sư Vũ Văn Mẫu, cựu Ngoại trưởng của Tổng thống Diệm. Một vài người Mỹ thuộc phòng chính trị toà Đại sứ Mỹ, cho rằng ông Mẫu vừa có tiếng trong giới ngoại giao, vừa có thành tích đối với Phật giáo nhân vụ giáo sư Mẫu “xuống tóc” và qua Ấn Độ hành hương để gọi là phản đối Chính phủ về vụ Phật giáo. ông Mẫu lại là một luật gia tên tuổi khéo léo mềm mỏng. Tuy vậy, một vài người Mỹ không bằng lòng vì một điểm duy nhất: giáo sư Vũ Văn Mẫu là người di cư. Lập trường của ông Mẫu lại không rõ rệt, ông không được lòng tin cậy của Phật giáo, cũng như các nhà “lãnh đạo mới”, đồng thời một số người khác lại coi giáo sư Mẫu như một người có trách nhiệm về sự ám sát tinh thần (Assassinat Moral) đối với chế độ của Ngô Đình Diệm. Theo giới am tường chính sự tại Hội đồng Quân nhân cách mạng thì ngay các tướng lãnh cũng “lờ mờ” không biết ai sẽ được chỉ định làm tân Thủ tướng và nhiều vị tướng trong Hội đồng cho đến phút chót mới biết được tin ông Thơ được chỉ định. Trọn ngày 3-2, giới chức Mỹ vẫn chưa dứt khoát “khuyến cáo” tướng Minh trong việc chỉ định ai. Ngoại trưởng Dan Rusk cũng như Thứ trưởng Harriman dĩ nhiên trong cương vị của mình không thể bày tỏ ý định nào. Nhưng qua những cuộc đàm đạo với Đại sứ Lodge và một số chính khách họ cũng đã hiểu được rằng: Người Mỹ muốn có một Thủ tướng thuộc tư tưởng “ôn hoà trung dung”, được hiểu theo nghĩa thư lại bàn giấy. Giới chức Mỹ muốn được tiếp tục đều đặn như không có chuyện gì xảy ra, nghĩa là ông Diệm chết là chuyện riêng, còn chế độ của ông thì vẫn cần phải duy trì, miễn sao thuận với tình cảnh mới. Sau này, người ta cho rằng, Đại sứ Lodge bị Phật giáo cho vào mê hồn trận và xỏ mũi và đồng thời Mỹ cũng như Hội đồng Quân nhân cách mạng đã bị chi phối bởi áp lực rất mạnh mẽ của phái Phật giáo. Sự thực như thế này: Hội đồng quân nhân cách mạng có thể chịu sự chi phồi mạnh mẽ như vậy, song ông Đại sứ Lodge thì không. Cái vẻ bên ngoài thì Đại sứ Lodge nghiêng hẳn về phía Phật giáo của các Thượng toạ Tâm Châu và Trí Quang. Nhưng trong đường hướng mới của Mỹ, ông Lodge đã “lựa chọn” phía Phật giáo Nam Việt (Mai Thọ Truyền). Đơn giản vì Phật giáo Nam Việt trong quá khứ được coi là hiền hoà, không có những tham vọng chính trị, là một tập thể tương đối thuần về phương diện tôn giáo. Hơn nữa phía Phật giáo Nam Việt sau ngày 1/02/1963 đã tỏ ra dè dặt hay đúng hơn là tách khỏi các thầy Tâm Châu và Trí Quang. Trong chiến thuật giai đoạn thì Đại sứ Lodge phải đi với Phật giáo của các thượng toạ Tâm Châu và Trí Quang. Trong chiến lược và từ cục bộ đến toàn bộ, thì ông Lodge không thể sử dụng người của khối này trong tư thế Thủ tướng Chính phủ vì đây được coi là khởi điểm của lộ trình mới. Do lẽ đó, Đại sứ Lodge đã khuyến cáo tướng Minh nên tìm người này người nọ. ông Lodge rất khôn khéo không chỉ rõ đích danh ai nhưng với một số tiêu chuẩn nào đó tướng Minh có thể tìm ngay được vị Thủ tướng hợp với ý ông lại hợp với ý Đại sứ Mỹ.

Tuồng mới kép cũ

Người đó, như lịch sử đã ghi: Theo Hiến ước tạm thời số 1: tướng Minh với tư cách Quốc trưởng đã chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thơ thành lập Chính phủ; Sắc lệnh lại do chính ông Nguyễn Ngọc Thơ ký đóng dấu. Thành phần gồm 14 Tổng Bộ trưởng chia ra 4 sắc thái rõ rệt:

1. Chuyên viên như kỹ sư Trần Ngọc Oánh, Phạm Hoàng Hồ.

2. Chính trị gia không “ưa” chế độ eũ (nhưng lại có ít nhiều liên lạc bí mật) là giáo sư Âu Trường Thanh.

3. Tướng lãnh gồm 3 vị được coi là thân cận của tướng Minh.

4. Còn lại là các vị thuộc chế độ cũ từng là then chốt trong guồng máy của chế độ đó (từng là Tổng thư ký Phủ Tổng thống như ông Nguyễn Thành Cung đến kỹ sư Trần Lê Quang là một chuyên viên được Tổng thống Diệm thương yêu và coi như người nhà. Một vài vị khác được coi là chế độ cũ nếu hiểu như một công chức và quân nhân của mọi triều đại). Những Tổng Bộ trưởng là người của chế độ cũ tuy được xài tạm, song trước hết phải là người của ông Thơ. Ông Thơ có thể chấp nhận một cách vui vẻ nếu cộng sự là “con cái” của Tổng thống Diệm song ông sẽ quay mặt đi và coi như kẻ đáng ghét nhất nếu ai đến với ông mà trước lại là con người được ông Ngô Đình Nhu tin cẩn trọng dụng. Đó cũng là đầu mối của tấn thảm kịch “của chế độ Ngô Đình Diệm”.

Việc chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thơ được làm Thủ tướng mặc dầu người Mỹ đã lượng tính được sự bất hợp tác của Phật giáo và các đảng phái, nhất là ông Thơ lại không thể tìm được cảm tình đối với đa số phật tử Hoà Hảo… Tất nhiên là Cao Đài cũng không ủng hộ. Biết như thế người Mỹ vẫn tiến hành và tích cực khuyến cáo tướng Minh. Bởi vì đơn giản là người Mỹ đã có sẵn một giải pháp mà ông Cabot Lodge đang bỏ túi. Tạm thời trong lúc chuyển tiếp phải có ông Thơ, cũng như khi “giải pháp ” ấy được ném ra tức là lúc tướng Nguyễn Khánh được đem lên diễn đàn thì ông Lodge vẫn phải khuyến cáo tích cực để tướng Minh đóng vai trò “tạm thời trong lúc chuyển tiếp”.

Chế độ Diệm không Diệm

Dù không được lòng ai, dù bị mang tiếng đã làm sống lại một chế độ ” Diệm không Diệm” song sự lựa chọn ông Thơ có nhiều cái hợp lý:

1- ông Thơ là bạn tri kỷ của tướng Minh.

2- ông Thơ đã quen việc trong 9 năm của chế độ cũ.

3- ông Thơ trước sau vẫn là Đốc phủ sứ với tất cả ý nghĩa của giới này trước năm 1945. ông Thơ dầu sao vẫn là một địa chủ nên người Mỹ có đủ yếu tố để tin tưởng vào lập trường địa chủ của ông,

4- ông Thơ tuy làm quan lại thời Pháp nhưng không phải là mẫu người được Pháp đào tạo từ truyền thống văn hoá Pháp như ông Ngô Đình Nhu hay kỹ sư Trần Văn Vân v.v.. Đó là điều mà người Mỹ rất ngại.

Có một dư luận trong chính giới thân Mỹ lúc ấy là: Nếu không có sự thảm sát anh em Tổng thống Diệm thì Đại sứ Trần Văn Chương đã trở về nước và ông có nhiều hy vọng là Thủ tướng. Song vì con rể ông bị ám sát, một nhạc gia tất nhiên không thể làm như vậy (đây chỉ là dư luận được tung ra để thăm dò tin tức vào lúc ấy. Cũng nên ghi thêm, ngày 28-10-1963 nguyên Đại sứ Trần Văn Chương đã lên tiếng công kích nặng nề chế độ Tổng thống Diệm và con rể ông).

Kể từ ngày 4-2, phe các tướng Minh, Đôn, Kim, Xuân, Đính trở thành ngũ hổ, song sự phân hoá trong Hội đồng Quân nhân cách mạng càng trở nên rõ rệt, mỗi bên đều đề cao cảnh giác. Một số các đơn vị tham dự đảo chính được điều động ra khỏi đô thành. Một số sĩ quan cấp tá như Phạm Ngọc Thảo bị theo dõi rất sát sao, Đại tá Đỗ Mậu được thăng Thiếu tướng, nhưng vô quyền (sau được bổ nhiệm là Tổng lãnh sự miền Nam Việt Nam tại Hồng Công).

Tuy mấy tướng lãnh như tướng Xuân, Đôn, Đính, Kim… đang có thực quyền sinh sát song sự hiện diện của một vài tướng lãnh cũng như sự xuất hiện của cựu Trung tá Trần Đình Lan đã làm cho giới chức Mỹ không hài lòng. Người Mỹ không những “kỵ” văn hoá Pháp mà “kỵ” cả những ai bị nghi ngờ “người của Pháp”. Như thế ta cũng hiểu được rằng, trong lúc mà Mỹ tin tưởng sẽ chiến thắng Cộng sản bằng con đường và nhận thức của Mỹ, thì ở đây, Mỹ có thể chấp nhận Cộng sản nằm vùng (nếu sự nằm vùng có lợi thế về phía Mỹ) song không thể chấp nhận sự hiện diện và thao túng của Phòng Nhì cũng như các tay phản gián Pháp.

Đó cũng là lý do khiến Trần Đình Lan cũng như Vương Văn Đông đã phải cuốn gói ra đi mặc dù hai người này đã có thành tích “diệt Cộng” khét tiếng những năm 1954 (Thực ra thì cơ quan CIA Mỹ cũng biết rõ rằng, Trần Đình Lan hay Vương Văn Đông sẽ không làm nên trò trống gì nhưng họ lại dùng hai sĩ quan thân Pháp này như một bằng chứng cho “hồ sơ” được gọi là trung lập của bộ ba Minh, Kim, Xuân và bằng chứng đó là một phần “luận cứ” để biện minh cho cuộc chỉnh lý của tướng Khánh).

Bàn tay móc nối

Khi Phó Tổng thống Thơ được chỉ định làm Thủ tướng và thành lập Chính phủ, đồng thời là lúc các đảng phái, Phật giáo cũng tiêu tan hy vọng mà họ vẫn hướng về Hội đồng Quân nhân cách mạng, coi như đấy là nơi sẽ có nhiều phép lạ xây dựng cơ đồ cho Việt Nam.

Thủ tướng Thơ trả lời báo chí là Thủ tướng đã có ý định từ chức Phó Tổng thống từ dạo tháng 9 tháng 10… nhưng Trung tướng Dương Văn Minh cản ngăn (?) vì sợ hỏng chuyện. Thủ tướng Thơ cũng cho biết ông có biết những kế hoạch lật đổ Tổng thống Diệm. Sau này, một vài người bạn rất thân của Thơ cho rằng, đó chỉ là cách Thơ biện minh cho sự hiện diện của mình khi được “cách mạng” trọng dụng. Sự thực, trước ngày 1-2-1963 kể cả bạn bè thân của Phó Tổng thống Thơ chưa bao giờ thấy ông ngỏ ý từ chức Phó Tổng thống, ông Thơ chỉ thực sự bị buộc từ chức Phó Tổng thống khi cuộc đảo chính thành công. Vai trò của ông Nguyễn Ngọc Thơ đã liên hệ như thế nào đối với Tổng thống Diệm và Trung tướng Dương Văn Minh sau này? Trước hết, tướng Minh khi còn là Trung tá đã được ông Nguyễn Ngọc Thơ đề đạt với Tổng thống Ngô Đình Diệm (1954) và cũng nhờ sự đề đạt của ông Thơ nên ông Diệm đã một thời hoàn toàn tin cậy tướng Minh. Khi Diệm còn hoạt động ở trong bóng tối, Huỳnh Hữu Nghĩa được coi là “cán bộ ” giao liên tin cẩn. Chính ông Nghĩa đã có công “móc nối”giữa anh em Tổng thống Diệm và Trung tướng Trịnh Minh Thế. Đồng thời Tổng thống Ngô Đình Diệm quen biết Thơ lại là người móc nối Trung tá Dương Văn Minh (1954) với Diệm. Đó cũng là cái”vòng vo thân hữu” trong giới chính trị miền Nam. Nhờ cái “vòng vo thân hữu” đó, nhiều khi không cần tài cho lắm, song nếu có anh em đưa đẩy đề đạt thì vấn đề tạo lập công danh kể như chuyện đi du ngoạn lại trúng số mà thôi.

Địa phương

Khi Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, có hai vấn đề mà Diệm quan tâm bậc nhất về phương diện nội bộ:

1-Yếu tố nhân sự và vấn đề nhân sự miền Nam.

2- Thành phần lãnh đạo trong quân đội. Ngô Đình Nhu mấy năm đầu vẫn quan niệm dứt khoát rằng: Bắc-Nam –Trung không thành vấn đề. Điều quan trọng họ có làm được việc không. Song Diệm tế nhị hơn ông em điều này: “Phải dùng người sinh quán tại miền Nam ít nhất cũng phải theo một tỷ lệ tương đối so với dân số nam phần”. Cũng bởi lý do đó, ngay từ buổi đầu, ông Nguyễn Ngọc Thơ đã được Tổng thống Diệm lưu tâm đặc biệt ông Thơ lại có một quá khứ “hành chánh” hợp với nhãn giới của Diệm vì Thơ là một Đốc phủ sứ.

Theo quan niệm của Diệm thì đó là một giới “biết việc” cho nên không chỉ một Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ được trọng dụng mà nhiều Đốc phủ sứ được Diệm đặc biệt cất nhắc, như trường hợp Đốc phủ sứ Hải, Đốc phủ sứ Công. Ngô Đình Diệm lại dùng Thơ như một tâm điểm để móc nối với hàng ngũ quan lại và địa chủ lại miền Nam. Trong hai năm đầu (1954-1956) Thơ đã thành công trong nhiệm vụ này. Uy tín của Thơ đối với Diệm ngày càng vững chắc, nhất là Thơ được coi như người có công lớn trong vụ tướng Hoà Hảo Ba Cụt cùng các vụ dàn xếp với mấy nhóm Hoà Hảo khác (2). Trong chế độ Ngô Đình Diệm có hai người được Diệm kính nể đó là Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Ngọc Thơ.

Riêng ông Thơ, Diệm thường xưng hô là “Ngài”. Diệm thường nói với Thơ đại khái như: ” Ngài thấy thế nào… Ngài đi thế tôi giùm việc này…” Trong những lúc không có mặt Thơ, ông Diệm vẫn thường: Một tiếng Phó Tổng thống, hai tiếng Phó Tổng thống. Cụ Phó như thế, Ngài như vậy. Rất ít khi Tổng thống Diệm gọi Thơ bằng “ông”.

Về phía quân đội, khi về nước chấp chánh, Diệm coi như “tay trắng” không – có một tên quân, không có một tướng tá nào được coi là “người của mình”..Trong lúc hoàn toàn thiếu người tin cẩn trong giới quân sự, Nguyễn Ngọc Thơ đã đề đạt Trung tá Dương Văn Minh. Tất nhiên là Diệm rất hoan hỉ chấp nhận. Từ đó Trung tá Minh được coi là sĩ quan cấp tá được Diệm yêu mến tin cẩn nhất. Trung tá Minh lần lượt được trao phó các chức vụ quan trọng như Tư lệnh chiến dịch Rừng Sát và Chiến dịch bình định tại miền Tây. Diệm vẫn thường coi tướng Minh là một thứ ” homme de bataille”… Sau vụ chiến thắng Rừng Sát, Đại tá Minh dẫn đầu đoàn quán tiến về Sài Gòn đi trên đại lộ Catinat rồi về dinh Độc lập… trước bao nhiêu tiếng hoan hô vang dậy. Báo chí lại được dịp thổi phồng, tán dương rất bay bướm. Tổng thống Ngô Đình Diệm buổi sáng hôm ấy đã đứng sẵn ở thềm dinh Độc Lập để dón mừng “Người anh hùng Rừng Sát”. Sau này Diệm thăng Đại tá Minh lên Thiếu tướng.

Tướng không quân

Xét về hai con người, thì một Phó Tổng thống Thơ và hai là tướng Dương Văn Minh, thì tướng Minh được Tổng thống Diệm trọng hậu ngay từ buổi đầu và nổi bật một cách dễ dàng. Minh trở thành ngôi sao sáng trong hàng tướng tá kể từ đầu năm 1955. Còn Thơ phải đợi đến năm 1956 mới được bổ nhậm Phó Tổng thống, mặc dầu đã tham gia Chính phủ đầu tiên của Tổng thống Diệm với tư cách Bộ trưởng Nội vụ (7-7-1954) song vai trò của Thơ còn lu mờ và chỉ như một viên chức phụ tá Thủ tướng. Tướng Minh càng ngày càng được Tổng thống Diệm tín nhiệm và yêu mến nhờ hội đủ được mấy điều kiện mà Diệm cho là xứng đáng theo hai tiêu chuẩn.

1. Tướng Minh có vóc dáng một tướng lãnh đường hoàng.

2. Tướng Minh không có những vụ lem nhem về vấn đề “vợ nọ con kia hay bài bạc”. Hơn nữa, do sự kính mến Thơ nên Diệm cũng mến trọng Minh.

Khi thành lập Bộ Tư lệnh hành quân Minh được chỉ định là Tư lệnh, lúc ấy Minh đã đeo ba sao và nguyên là Tư lệnh Quân khu Thủ đô (3). Giới thân cận với Diệm cho rằng Diệm đặc biệt lưu tâm đến Bộ Tư lệnh hành quân nên đề cử tướng Minh. Diệm coi đó là một tín nhiệm đặc biệt. Diệm rất mù mờ về lĩnh vực quân sự, hai tiếng “hành quân” đối với Diệm là một sự trọng đại. Khi chỉ định tướng Minh, Diệm đã cho rằng: Chỉ có tướng Minh mới xứng đáng, vì Tổng thống vẫn cho rằng tướng Minh là một “homme de bataile”.

Tuy vậy, tướng Minh lại không mấy ham ở chức vụ “không quân” này.

Tướng Minh thường tỏ ra không thiện ý với vị Trung tướng Tư lệnh Quân khu Thủ đô (trước ngày 11-2-1960). Tướng Minh vẫn phê bình công khai viên Trung tướng này “nhảy dù – đi tắt”..

Trước vụ 2-2-1960, chế độ cũ không hề thắc mắc tướng Mình, vì coi ông như người thân tín của “ông Diệm”. Nhưng sau ngày 2-2-1960, vì tướng Minh tuyên bố đứng trung lập giữa chính quyền và phe đảo chánh (4) rồi lại có báo cáo là trước ngày đảo chính tướng Đôn có vào Sài Gòn và gặp tướng Minh cũng như tướng Kim ở ngay Bộ Tư lệnh Hải quân, đó cũng là một lý do làm tướng Minh xa dần chế độ.

Nước với lửa

Giữa tướng Minh và ông Ngô Đình Nhu ít có sự liên lạc. Người thân cận nhất của Ngô Đình Nhu hiểu rõ hơn ai hết là Nhu để ý tướng Minh qua một vài biến cố quan trọng, như vụ Rừng Sát, chiến dịch thanh toán các lực lượng võ trang Hoà Hảo, vụ đảo chính hụt 2-2-1960, mặc dù Nhu có đọc trên báo Journal Extrême Orient thấy tường thuật tướng Minh tuyên bố “Je reste neutre” Nhu cũng làm thinh. Thực ra thì Nhu không để ý đến tướng Minh. Vì có “máu say” chính trị nên tướng lãnh như tướng Minh dưới mắt ông cũng chỉ là nhà quân sự bình thường. Nhu cho rằng tướng Minh có tài chiến đấu nhưng ở một mức nào thôi chứ không phải là một chiến lược gia quân sự. Nhu bắt đầu để ý tướng Minh kể từ tháng 9/1963, khi có những tin đồn về một cuộc đảo chính của tướng lãnh.

Nhưng tại sao tướng Minh lại “kỵ” ông Nhu và cho rằng ông Nhu “ghen ghét” với mình? Theo báo chí có một phần lý do thầm kín như thế này: Sau vụ thanh toán Bình Xuyên tại Sài Gòn và Rừng Sát, dân chúng loan truyền “huyền thoại” nhằm suy tôn tướng Minh, là tướng Minh tịch thu được bao nhiêu vàng bạc đều đem nộp cho Tổng thống. Lại có một nguồn tin khác trong giới chỉ huy quân sự tại Sài Gòn dạo ấy là, khi tướng Minh là Tư lệnh hành quân đi dẹp Bình Xuyên, tịch thu được rất nhiều “bao bố” giấy bạc. Nhiều bao bạc bị rơi xuống nước nên ướt đẫm. Số giấy bạc này được mang về phơi khô và “ủi” cho phẳng phiu ngay tại dinh Tỉnh trưởng Chợ lớn.

Sau đó, không hiểu được đem đi đâu và chia phần cho những ai? Có điều rõ rệt là chính quyền hồi đó không nhận được một đồng xu nào trong số bạc lớn này nếu có. Tuy vậy, chính quyền cũng không thấy lên tiếng về vụ tướng Minh đem nộp vàng bạc của Bình Xuyên cho Tổng thống Diệm cũng như số bạc lớn trên đây nếu có thì bỏ vào túi riêng của những ai? Phải chăng vì thế mà có sự tránh né.

Một lý do khác nữa khiến tướng Minh “kỵ” ông Nhu, đơn giản vì Phó Tổng thống Thơ cũng “kỵ” ông Nhu. Tuy được Tổng thống Diệm kính nể song Thơ lại tỏ ra không hài lòng với ông Nhu. Thường ngày, Thơ vẫn phải vào dinh nhưng chỉ vào thẳng văn phòng Tổng thống, đệ trình công việc có khi hàng tháng mới gặp ông Nhu một lần và hai người cũng chỉ trao đổi vài câu thăm hỏi xã giao. Ông Nhu thì cho rằng Thơ không biết gì về chính trị và cái khả năng hành chánh của Thơ cũng đã quá lỗi thời.

Nhưng ông anh kính mến Thơ thì ông em cũng phải kính mến… Dưới mắt ông Nhu, Phó Tổng thống Thơ cũng là người “được việc”, nhất là chịu khó đại diện cho Tổng thống trong các buổi hội hè, lễ nghi. Sự thực Nhu không bao giờ hỏi han Phó Tổng thống Thơ về các việc chính trị, Nhu cho rằng Thơ không có khả năng trong lãnh vực này. Ông Nhu không ghét ông Thơ trái lại tỏ ra có thiện cảm, nhất là ông Thơ lại khôn khéo và luôn luôn tỏ ra khiêm tốn bình dị (Tuy là Phó Tổng thống nhưng mỗi lần Thơ đi đâu đều im lìm… không kèn trống ồn ào, không cả xe hộ tống, ông lại có thói quen ngồi cạnh bên tài xế).

Vào năm 1957, khi tiễn chân Tổng thống Diệm đi công du tại Mỹ, Phó Tổng thống Thơ gặp ông Nhu tại Phi trường Tân Sơn Nhất đã nói nhỏ với ông Nhu: “Tôi không hiểu tại sao ông bác sĩ Tuyến cứ cho người theo dõi tôi hoài”. Mấy hôm sau, ông Nhu nói lại việc đó với Tuyến “Làm thế nào mà ông Phó Tổng thống lại phàn nàn như vậy”. Bác sĩ Tuyến rất đỗi ngạc nhiên vì không cử người làm việc đó. Và cũng không nghĩ đến làm việc đó.

Tới lui đúng lúc

Ông Nguyễn Ngọc Thơ đã có một hành động hết sức đẹp trong dịp cải tổ Chính phủ ngày 24-9-1954 (với sự tham gia rộng rãi của các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo) hành động đó như sau: ông Thơ nguyên Tỉnh trưởng Long Xuyên vốn là khu vực được coi như lãnh thổ của Hoà Hảo, giáo phái này đã từ lâu tỏ ra “thiếu thân thiện”, nếu không nói là hiềm khích đối với ông Thơ. Sau khi trở thành Bộ trưởng Nội vụ của Chính phủ Ngô Đình Diệm, ông Thơ lại càng bị Hoà Hảo nghi ngờ. Trong lần cải tổ Chính phủ vào tháng 9 kể trên, phe Hoà Hảo Trần văn Soái “lên tiếng” với Ngô Đình Nhu rằng: Họ chỉ tham gia Chính phủ với điều kiện này điều kiện kia trong đó có điều kiện không chấp nhận sự có mặt của Thơ trong thành phần nội các mới.

Tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối với lý do, từ ngày ông Thơ lên làm Bộ trưởng Nội vụ cho đến lúc ấy, chưa có một lầm lỗi nào, trái lại ông đã làm việc một cách tận tâm đắc lực. Ngô Đình Diệm nhất quyết không nhượng bộ phe Trần Văn Soái về điểm này. Khi hai bên Chính phủ và Hoà Hảo còn đang tranh cãi, ông Thơ biết sự việc này, chính ông nói với Diệm xin tự ý rút lui để Diệm xử trí với phe Hoà Hảo.

Vì biết phe Hoà Hảo coi Thơ như kẻ thù, Ngô Đình Diệm tìm cách để Thơ “vắng mặt” một thời gian, đó cũng là ý muốn của ông. Vì vậy, Thơ được bổ nhiệm làm Đại sứ cho Chính phủ miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm tại Nhật Bản. Vào tháng 4-1955 sau khi Chính phủ Liên hiệp quốc gia tan vỡ, Trần Văn Soái, Lương Trọng Tường từ chức…Hoà Hảo chống lại Chính phủ Ngô Đình Diệm và miền Tây mịt mờ khói lửa, ông Đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ được gọi về nước, vẫn giữ nguyên chức vụ Đại sứ, song ông được Tổng thống Diệm giao cho nhiệm vụ đặc biệt là giải quyết tất cả những vấn đề chính trị tại miền Tây. ông Thơ được coi là đại diện Thủ tướng Chính phủ Ngô Đình Diệm trong việc kiểm soát chiến dịch bình định và thu xếp vụ Hoà Hảo.

Sau khi vụ Hoà Hảo được coi như là thanh toán xong, ông Thơ trở lại Nhật, đó cũng là ý muốn của ông.

Thực ra thì ông Thơ muốn “làm mờ” vai trò của mình trong vụ Hoà Hảo nhất là vụ bắt tướng Hoà Hảo Lê Quang Vinh mà ông Thơ là người có trách nhiệm. Ông trở lại Nhật mặc dù Diệm có ý giữ ông ở lại nước nhận một chức vụ quan trọng hơn.

Ngày trở về

Tháng 3-1956, tướng Hoà Hảo Trần Văn Soái hợp tác với Chính phủ, tướng Dương Văn Minh họp báo nói về trường hợp quy thuận này, chiến dịch miền Tây được coi như kết thúc. Tướng Minh cho biết, trong chiến dịch Hoàng Diệu, Soái đã tịch thu được 20 ki lô vàng, 16,5 triệu tiền mặt, số tiền này Soái đem nộp cho Chính phủ và dùng xây cất một Cô nhi viện. Đồng thời 56 sĩ quan và binh sĩ Hoà Hảo đã về hợp tác với Chính phủ trong một buổi lễ tại Cái Vồn (8-3-1956). Vấn đề Hoà Hảo miền Tây coi như xong. ông Nguyễn Ngọc Thơ lúc ấy mới công khai tham chánh và được bổ nhiệm là Bộ trưởng Kinh tế thay thế Trần Văn Mẹo (16-5-1956).


Có tiếng, nổi tiếng 

Nhóm Hòa Hảo Trần Văn Soái tự Năm Lửa, Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ 

Tức Sài Gòn 

Báo Joumal Extrême Orent (13-11-1960 

 

Chương 3: Người sống và người chết

Tuy hai ông Diệm, Nhu muốn Thơ nắm Bộ Nội vụ vì Diệm coi đó là sở trường của ông Thơ, nhưng ông Thơ không nhận, chỉ thích Bộ kinh tế từ đó Thơ chính thức trở thành người của chế độ Diệm. Trong buổi tiếp tân vào tối ngày 26-10-1955, Thơ xuất hiện bên cạnh Tổng thống Diệm với tư cách Phó Tổng thống. Buổi tiếp tân hôm ấy,trong bộ nhưng phục mới của cấp tướng, Thiếu tướng Minh được mọi người chú ý đặc biệt, vì ông đã trở thành “con cưng” của chế độ Ngô Đình Diệm và đang được Tổng thống thương yêu. Bạn bè của Phó Tổng thống cũng lên vù vù từ đó.

Nỗi buồn nho nhỏ

Vì không mấy khi được ông Nhu tham khảo về chính sự, Phó Tổng thống Thơ mỗi ngày càng xa cách ông Nhu với mặc cảm rằng, ông Nhu chỉ là một Cố vấn. Đối với công quyền, ông không có một quyền hành nào, vì cố vấn không phải là một “titre oflciel” (1), phó Tổng thống Thơ mới là nhân vật số 2. Do đó ông phải hơn ông Nhu và sẽ không cần biết ông Nhu, chỉ cần biết Tổng thống. Tuy vậy, mỗi lần gặp ông Nhu, Phó Tổng thống Thơ vẫn mềm mỏng, khôn khéo và tỏ ra rụt rè. Tuy bên trong, có lẽ Phó Tổng thống Thơ vẫn không được hài lòng do một số những bất mãn nào đó, có khi chỉ là chuyện rất tầm thường.Thí dụ như vụ Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễu, Tỉnh trưởng Long Xuyên (1957). Thiếu tá Nhiễu được coi như người thân của gia đình Phó Tổng thống Thơ và được ông Thơ đề bạt làm Tỉnh trưởng nơi quê hương mình. Ông Nhiễu làm Tỉnh trưởng tỉnh này đã khá lâu. Sau vì một vụ “xì-căng-đan-tình-ái” Nhiễu bị mất chức, vì xì-căng-đan này đã làm sôi nổi dư luận miền Tây. Sự vụ là: Một sĩ quan cao cấp của Hoà Hảo bị bắt, ông ta có một cô vợ trẻ khá nhan sắc…Nghe đâu trong một dịp ông Nhiễu gặp mặt, mụ này đã làm ầm lên, gây xì-căng-đan lớn…không hiểu trong vụ này Hoà Hảo có âm ưu hạ uy tín ông Nhiễu hay không?

Ông bị thuyên chuyển và Thiếu tá Nguyễn Văn Minh được thay thế, Thiếu tá Minh là một sĩ quan trẻ, cũng có ít nhiều liên hệ với Phó Tổng thống Thơ. Trước khi làm Tỉnh trưởng Long Xuyên, Minh là Thanh tra Bảo an tại mấy tỉnh vùng Hậu Giang. Sau vụ này, Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ tỏ ra phiền muộn không ít. Thiếu tá Minh bị “phe” của Thơ nghi ngờ là người của ông Nhu. Đó cũng là lý do sau ngày 1-2-1963 Nguyễn Văn Minh bị “hành hạ” khá nhiều trước khi đi làm Tư lệnh sư đoàn 21 đặc biệt (1966).

Còn một chuyện “phiền muộn” khác nữa là năm 1957 Thiếu tá Nhan Minh Trang bị mất chức Tỉnh trưởng Rạch Giá. Phó Tổng thống Thơ không nói ra nhưng coi đó như một điều phiền muộn.

Thiếu tá Trang gọi Phó Tổng thống Thơ là “dượng ruột” (sau đảo chính được thăng Đại tá và từng là Chánh văn phòng của Thủ tướng Thơ, sau làm Tỉnh trưởng Gia Định). Về vụ này, chính đương sự là Thiếu tá Trang không lấy gì làm bất mãn, vì lỗi không do ông mà do sự “lem nhem” của ông Trưởng ty Quan thuế và sự không khéo của chính quyền khi lựa chọn người thay thế, đã không hỏi ý Phó Tổng thống Thơ, vì Thơ vẫn cho rằng mình rất am tường dân miền Tây, nhất là 3 tỉnh Châu Đốc, Rạch Giá, Long Xuyên. Đó cũng là một điều làm Thơ không hài lòng, chính quyền hồi đó đã không hiểu tâm lý dân địa phương, nên thay vì bổ nhiệm một Tỉnh trưởng sinh trưởng tại miền Tây thì lại cử Trung tá Hoàng Lạc là người Bắc di cư. Kinh nghiệm cho biết phàm những tỉnh miền Đông hay miền Tây đã có một sắc thái đặc biệt thì chính quyền không bao giờ được bổ nhiệm một ông Tỉnh trưởng là người Bắc hay người Trung. Có thể chính quyền hồi đó cho rằng Rạch Giá với khu định cư Cái Sắn phải gắn bó chặt chẽ với khối dân định cư thì Tỉnh trưởng là người Bắc sẽ thuận tiện hơn. Cũng cần phải ghi nhận: Thiếu tá Nhan Minh Trang rất có công lao trong sự thành lập khu dinh điền Cái Sắn.

Dù vậy đã tạo nên một số ngộ nhận, nhất là Trung tá Lạc trước khi làm tỉnh trưởng lại là Tư lệnh một Lữ đoàn.

Ngồi chơi xơi nước

Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như vậy. Đối với ông Thơ Chính quyền “của ông” lại gây cho ông một sự hiểu lầm to lớn khác. Khi Chính phủ cải tổ ngày 28-5-196l, ông Thơ bị mất chức Bộ trưởng Kinh tế cho dù ông được nâng lên hàng Bộ trưởng Đặc nhiệm phối hợp phát triển kinh tế. Nhưng ông Thơ cho rằng chức đó chỉ “ngồi chơi xơi nước”… ông đã hoàn toàn mất thực quyền về kinh tế. Tại một quốc gia tiến bộ, và trong một chế độ tiến bộ thì người lãnh đạo phải là người hoạch định và phối hợp kế hoạch chứ không thể là người chỉ biết cúi đầu thi hành kế hoạch. Nhưng chậm tiến như miền Nam Việt Nam thì người “lãnh đạo” không chịu như vậy họ chỉ thích đóng vai trò “thừa hành” để được thượng cấp sai khiến.

Từ một tâm lý lãnh đạo như vậy, nên chức Bộ trưởng Đặc nhiệm phối hợp đã chả “nước nôi” gì. Hơn nữa, người thay ông Thơ lại quá trẻ tức ông Hoàng Khắc Thành (em kỹ sư Hoàng Kinh, tốt nghiệp cao học thương mại). Nhất là ông Thành lại thuộc giới khoa bảng, mới hồi hương.

Trong khi đó ông Thơ tuy là Đốc phủ sứ song không phải là dân khoa bảng, ông Thành lại là người Bắc và bị coi là chân tay của Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần. Ông Thành là người trẻ, có khả năng, tính tình thẳng thắn, nhưng lại vụng về trong thuật xử thế cho nên ông Thơ cho rằng ông Thành đi thẳng với phủ Tổng thống về mọi vấn đề kinh tế, qua mặt ông là phó tổng thống.

Nội các Đệ nhất Cộng hòa (đứng đầu là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Ngọc Thơ)

Từ những sự kiện lặt vặt như vậy đã tạo cho Phó Tổng thống Thơ có mặc cảm bị tước đoạt quyền hành và cho rằng phe ông Nhu đã “chơi” mình.

Khi Thơ không còn làm Bộ trưởng Kinh tế thì ông Ngô Trọng Hiếu lại được cất nhắc lên làm Bộ trưởng Công dân vụ, một tay quán xuyến ba ngành Thanh niên, Thông tin và Công dân vụ (Thực tế chỉ có Công dân vụ). Ông Hiếu được coi là người của ông Nhu và mỗi ngày càng được chế độ Ngô Đình Diệm tin dùng. Có lẽ đó cũng là lý do khiến cho đôi bạn Thơ, Hiếu mỗi ngày càng thêm xa cách nhau.

Kể từ chiến dịch Rừng Sát uy tín của tướng Minh mỗi ngày một tăng lên trong Quân đội. Phải công nhận rằng. guồng máy tuyên truyền (Báo chí, Đài phát thanh) của chế độ cũ đã có công phát triển và hào quang hoá “anh hùng Rừng Sát”, nhất là từ đêm liên hoan tại vũ trường Pétrus Ký (1956). Các đoàn thể đã không tiếc lời ca tụng tướng Minh và các chiến binh Rừng Sát. Tướng Minh lại biết “tự làm vắng mặt mình” khi thấy cần, ít ồn ào và trầm lặng khó hiểu cho nên “huyền thoại Rừng Sát, miền Tây” lại càng có dịp thêu thùa hoa lá trong Quân đội, nhất là giới sĩ quan trẻ. Trước năm 1963, Tướng Minh cũng chỉ đủ dùng hàng ngày, không nghèo, không giầu đó là ưu điểm để tăng cường uy tín của ông trong giới trẻ.

Ngài ngoại trưởng

Như trên đã viết, nhiều tướng tá nhờ sự đề bạt của Phó Tổng thống Thơ nên suốt 9 năm cầm quyền của chế độ Ngô Đình Diệm đã được hưởng mũ áo xênh xang. Điển hình là ông Albert Nguyễn Cao.

Ông Cao khi là sĩ quan cấp uý từng là sĩ quan tuỳ viên của tướng Nguyễn Văn Hinh. Đáng lý ra khi tướng Hinh đại bại thì Cao cũng khó lòng tiến thân được. Nhưng rồi nhờ “uy thế” của ông Nguyễn Ngọc Thơ, Thiếu tá Cao từ trưởng khu dinh điền Cao nguyên leo lên Tỉnh uỷ trưởng dinh điền. Thời Nguyễn Khánh được phong Chuẩn tướng và là Đổng lý Văn phòng của tướng Khánh.

Bức tranh “vân cẩu” của thế sự đã diễn ra bao nhiêu “hình thù”, trong hào quang một phút rồi cũng chỉ đen tối trong một phút.

Đã có bao nhiêu huyền thoại xây trên sự đổ vỡ và cái hèn mọn nhất của con người. Cũng nên nhắc lại nhân dịp nhắc đến “huyền thoại” này “huyền thoại” kia… trong 7, 8 năm làm Ngoại trưởng thì giáo sư Vũ Văn Mẫu cũng là một huyền thoại. Mẫu vì được Diệm kính nể, cho nên mọi người cũng kính nể, có khi đến độ ” thần thánh” nhà trí thức đại khoa bảng này.

Giáo sư Mẫu là một luật gia uyên thâm (Thạc sĩ Tư pháp, giáo sư thực thụ của Đại học Luật khoa Sài Gòn). Sự ăn nói mạch lạc và cách đi đứng đường hoàng của ông đã dễ dàng thu hút được cảm tình và sự kính nể của Diệm. Nhưng ông Diệm “vỡ mộng” đau điếng khi ông Mẫu “xuống tóc”, cho đến lúc sau này Diệm vẫn biện minh cho lòng kính nể ông Mẫu “Ngài đàng hoàng đấy, nhưng phải làm thế cũng chỉ vì Ngài nể bà Ngoại trưởng” (ông Mẫu là người thứ hai sau ông Thơ được ông Diệm gọi là Ngài). Số là, giới cận thần tại dinh Gia Long và Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ cho biết: ông Ngoại trưởng rất “vị nể” phu nhân do bà đau yếu luôn luôn và bị mất một lá phổi. Phu nhân cũng như gia đình Ngoại trưởng rất mộ đạo Phật. Thế nhưng trong vụ Phật giáo trước tháng 8, Ngoại trưởng rất im lặng, không hề tỏ một thái độ nào có thể bất lợi cho vị Tổng thống và chế độ mà ông phục vụ.

Buổi sáng ngày 20-8, Ngoại trưởng Mẫu còn hướng dẫn tân Đại sứ Anh đến trình ủy nhiệm thư tại dinh Gia Long. Ông đã bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng ý với Chính phủ. Song buổi chiều ngày 21-8 đột nhiên ông Ngoại trưởng lại xuống tóc phản đối. Đó là một hành động đẹp theo tinh thẩn kẻ sĩ Phương Đông. Nhưng dư luận cho rằng ông phải làm thế vì phu nhân làm áp lực dữ dội quá. Sau này, ông Nguyễn Đình Thuần thuật lại: “Nếu ông ấy xuống tóc và xin đi hành hương, nhưng đừng làmcái việc cố vận động chạy chọt để đổi thật nhiều dollars, ba bốn ngàn gì đó thì cũng còn coi được”.ông Thuần mà phê bình giáo sư Mẫu thì kể cũng hơi lạ (Theo dư luận tại Viện Hối đoái thì phủ Tổng thống chỉ thị viện này để giáo sư cựu Ngoại trưởng được đổi 5.000 dollars). Vì tiếng súng đảo chính bùng nổ, ông Thuần tuy với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phụ tá Quốc phòng kiêm Bộ trưởng phủ Tổng thống) song lại chuồn leï nhất, đến nỗi trong dinh không còn biết ông ở đâu để liên lạc.

Cháy nhà ra mặt chuột

Đêm mùng 1-2, ông Thuần và ông Nguyễn Lương là hai Bộ trưởng đến trình diện tại Hội đồng Quân nhân cách mạng sớm nhất. Một vị tướng nói” Cháy nhà mới ra mặt chuột. Chế độ ông Diệm sụp đổ cũng chỉ vì có những Bộ trưởng như vậy. Khi đến trình diện thì rụt rè, khúm núm quá chả bù với khi còn thét ra lửa”.

Nhờ sự đầu hàng sớm như vậy, cũng như sự rụt rè khúm núm, sợ hãi Thuần và Lương được quân đảo chính cho về nhà thong dong. Ít lâu sau Thuần qua Pháp, vì vợ con đã ở sẵn bên đó. Còn Nguyễn Lương được thong dong đến một năm sau, thời tướng Khánh, ông bị bắt vì tội tham gia đảng Cần lao. Thật là số mệnh an bài…trước đó thì chả sao. ông Nguyễn Lương được đưa vào khám Chí Hoà hôm trước, thì hôm sau ông bị đưa lên xe ra máy bay trục ra Côn Đảo.

Cái gai cần nhổ

Chính phủ Nguyễn Khánh kết tội Nguyễn Lương là nhân vật cao cấp của Đảng Cần lao quả là bóp méo sự thật. Ông Lương thuộc hàng quan lại lớp cũ. Năm 1955, ông đã lên đến ngạch Chưởng lý toà Thượng thẩm. Khi giáo sư Vũ Quốc Thông giữ Bộ Y tế và Xã hội thì ông Nguyễn Lương làm Tổng Giám đốc Xã hội (Viên Chánh văn phòng của ông là Hoàng Thế Phiệt sau trở thành Nghị sĩ của Thượng viện Đệ II Cộng hoà) – Khi Nha Tổng Giám đốc Xã hội tách khỏi Bộ Y tế và trực thuộc Phủ Tổng thống thì đây là dịp ông Lương được gần Tổng thống Diệm.

Nhờ tài ăn nói lưu loát và am tường luật pháp, ông Lương rất được Tổng thống Diệm tín nhiệm. Đứng trước Tổng thống Diệm, Lương luôn luôn chấp tay cung kính… Rồi trở thành Cố vấn luật pháp của Tổng thống và sau được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn công chức cách mạng quốc gia.

Cái chết của Ngô Đình Diệm mang theo sự sụp đổ của chế độ Đệ nhất Cộng hoà, đồng thời tố cáo luôn bộ mặt thật của một số thư lại. Chính họ đã góp công lật đổ chế độ. Những viên đạn nổ vào đầu Ngô Đình Diệm chỉ là kết quả của bao nhiêu mâu thuẫn nội bộ sự phân hoá hàng ngũ quốc gia, đồng thời cũng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa Mỹ và Sài Gòn, hơn nữa là sự “thọc gậy bánh xe” của Pháp…

Năm 1963 con số cố vấn Mỹ tại miền Nam đã lên tới 14.000 người, đồng thời tại Bộ Ngoại giao Mỹ thành lập một Uỷ ban nghiên cứu hỗn hợp về sự sử dụng “sức mạnh” của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Uỷ ban ấy mang một danh từ thật đẹp “Việt Nam Task Force” mà người đứng đầu là Hilsman. Vấn đề chủ quyền quốc gia đối với ông Diệm đã trở thành đầu mối cho tấn thảm kịch Việt – Mỹ. Nếu Hilsman đặc trách Á châu sự vụ, có phận sự nghiên cứu những phương thức Mỹ nhằm tiêu diệt những người yêu nước tại miền Nam Việt Nam, thì song hành với công việc này Hilsman cũng đã “sửa soạn” theo kỹ thuật của Mỹ để “hạ” một Tổng thống cứng đầu thân Pháp như ông Ngô Đình Diệm. Lu Conein cũng như Smith và Hilsman, Fisthel nghĩa là cả guồng máy CIA đã góp công vào việc sửa soạn cuộc lật đổ này.


1. Chỉ người đứng đầu cơ quan. 

 

Chương 4: Trong thời gian của quyền uy và cô đơn

– Câu hỏi giao du

Sau ngày đảo chánh, một số đông các sĩ quan thuộc Liên đoàn liên biệt văn phòng Tổng thống đều bị bắt giữ. Mấy sĩ quan tuỳ viên đều phải trả lời một số những câu hỏi như: “Có thấy những người đàn bà nào vào phòng riêng của Tổng thống Diệm?” Tổng thống Diệm có “giao du” với bà Nhu không?”. Đại uý Lê Công Hoàn, một sĩ quan tuỳ viên phục vụ Diệm 5 năm đã trả lời trên giấy tờ: “Tôi quả quyết không bao giờ có chuyện như vậy nếu có mà tôi bảo là không tôi xin chịu mất đầu’’. Vậy thì sự tương quan trong nếp sống gia đình thường nhật giữa vợ chồng ông Nhu và ông Diệm ra sao? Tổng thống Diệm ở trong một căn phòng riêng, ngủ trên tấm phản gỗ.

Mỗi tối, một ông già Ẩn chăng màn sẵn, sáng sớm lại tháo gỡ. ông Diệm thường dùng bữa ngay trong căn phòng này. Ông vẫn ăn một mình trong suốt 9 năm, trừ những buổi tiệc tùng dạ hội. Đối với gia đình ông Nhu thì Diệm sống một thế giới riêng. Rất ít khi ông Diệm ăn cơm chung với gia đình ông Nhu. Hoặc khi sang phòng ông Nhu dùng cơm thì ông Diệm dùng món ăn riêng của ông. Vì vậy trong dinh có hai đầu bếp. Một đầu bếp của vợ chồng ông Nhu. Một đầu bếp của ông Diệm.

Thông lệ, mỗi buổi sáng sĩ quan tuỳ viên đem vào phòng ông một xấp báo đủ loại. Ông vừa đọc vừa ăn điểm tâm.

Thỉnh thoảng có gì đặc biệt lắm ông mới sang phòng vợ chồng ông Nhu ngồi uống nước, nói chuyện lan man. Theo sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn cũng như Đại uý Bằng, ông già Ẩn, thì anh em ông Diệm và ông Nhu không mấy khi hàn huyên tâm sự. ông rất kính trọng và vâng lời Đức cha Thục theo quan niệm “Quyền huynh thế phụ”.

Trước khi qua Roma, dự Công đồng Vatican II, Đức cha Thục vào dinh ở lại vài ngày. Như thường lệ Đức cha Thục vào chào anh em Tổng thống.

Theo sĩ quan tuỳ viên Hoàn thì anh em Tổng thống Diệm rất giữ lễ với nhau chứ không suồng sã tự nhiên. Khi về dinh, Đức cha Thục thường dùng cơm với ông bà Nhu và mỗi lần như vậy, Tổng thống Diệm lại ghé qua phòng ông em nhân tiện đáp lễ ông anh. Đức cha Thục nói gì thì ông Diệm nghe điều đó. Tuy nhiên, mỗi lần không vừa ý ông Diệm lại chỉ thở dài, cau có và hết sức bẳn gắt với sĩ quan tuỳ viên. Cũng không mấy khi ông bà Nhu vào phòng riêng của Tổng thống Diệm trừ mấy đứa con trai của ông Nhu.

Căn phòng riêng của Tổng thống Diệm vừa là phòng ngủ, vừa là chỗ làm việc, bao giờ cũng có cận vệ gác ở ngoài cửa cùng với một sĩ quan tuỳ viên túc trực ngày đêm (thay phiên nhau như làm việc theo từng “ca”). Bất kỳ một ai thăm viếng về phía quân sự đều qua tay sĩ quan tuỳ viên (sự sắp xếp do Tham mưu biệt bộ). Sự thăm viếng về phía dân sự và ngoại giao đoàn đều do Nha Nghi lễ đảm trách.

Không kể Đỗ Thọ đã chết, 3 sĩ quan tuỳ viên còn sống sau cuộc đảo chính 1963 (trong đó có Đại uý Lê Châu Lộc) cùng với Đại uý Bằng hầu cận đều cho biết: “Họ không hề bị ông bà Nhu chi phối. Gặp ông bà ấy thì chào hỏi vậy thôi. Họ làm việc trực tiếp với Tổng thông Diệm và làm việc theo kiểu “người nhà ” phi nguyên tắc luật lệ. Vào phòng ông Tổng thống lúc nào cũng được và cửa phòng ông không bao giờ khoá mà chỉ khép. Người được coi là ngang ngược và hay gây gổ với bà Nhu là Đại uý Bằng. Thế giới của ông Tổng thống là thế giới tình cảm”.

Quy tụ quanh ông, phái cao cấp là ông Võ Văn Hải, gần Tổng thống là ông Bí thư Trần Sử rồi đến 4 sĩ quan tuỳ viên, ông già Ẩn, Đại uý Bằng và mấy người thân cận khác. Tìm hiểu cuộc sống riêng tư và tâm tình của một Tổng thống không gì bằng tìm hiểu ngay những người thân cận quanh ông trong nếp sống thường nhật.

Viết về giai đoạn lịch sử 1955-1963 không thể bỏ qua phần tìm hiểu con người Tổng thống Ngô Đình Diệm để từ đó soi sáng một phần tâm lý chính trị.

Tâm lý chính trị này là một phần căn bản giúp cho sử gia dễ dàng phân tách và dẫn giải các sự kiện lịch sử qua hướng đi của nó,qua sự chèo lái của nhà lãnh đạo.

Tổng thống Diệm thích làm thơ. Tất nhiên là thơ Đường luật, ông còn biết vẽ và nét vẽ rất đẹp. Bức vẽ cuối cùng của ông là ngôi Thánh đường, dự định sẽ xây cất ở khu Phượng Hoàng. ông đã có ý định không ra ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 19 và sẽ lui về an dưỡng ở khu Phượng Hoàng.

Trước đó, đã có một dự án chỉnh trang toàn thể khu Cồn Hến tại Huế để làm nơi Tổng thống Diệm trở về vui thú điền viên. Khu này được coi là một trong mấy nơi thơ mộng nhất ở Huế, cách thôn Vỹ Dạ chỉ một con sông. Khi dự án được trình lên, Tổng thống không vừa ý và cho dẹp bỏ. Rồi tự tay ông phác hoạ khu Phượng Hoàng. Ngôi Thánh đường cũng tự tay ông vẽ. Tổng thống Diệm ưa thích đánh cờ tướng nhưng lại không phải là tay cao cờ.Nhiều lần, trong lúc cao hứng, ông cho gọi Đại úy Bằng và Ngô Đình Trác vào phòng riêng của ông bảo hai người đánh cờ để ông ngồi xem, ông có thể ngồi như vậy trong một, hai giờ liền.

Thú vui lớn nhất của ông là chụp ảnh và rửa hình. Thỉnh thoảng cao hứng ông lại đưa bọn con ông Nhu ra chụp một vài “pô” hay chụp mấy sĩ quan tuỳ viên. Tướng Lê Văn Kim được coi là “người bạn” của Tổng thống về phương diện chụp hình và rửa hình. Một lần vào năm 1961, vợ chồng bác sĩ Trần Kim Tuyến đang coi Ciné ở rạp Đại Nam thì có thuộc viên tìm đến, cho biết ”tổng thống điện thoại gọi bác sĩ vào dinh gấp”. Hai vợ chồng bỏ dở buổi Ciné trở vào dinh. Bà vợ ngồi dưới xe chờ chồng từ 10 giờ sáng tới gần 2 giờ chiều mới thấy chồng trở ra. Bác sĩ Tuyến được ông Tổng thống tiếp 4 giờ liền không ngoài việc máy ảnh và chụp hình. Vì Tổng thống mới mua một cái máy Canon, cho nên gọi ông Tuyến vào để chỉ cho cách sử dụng. Mỗi lần như thế ông Diệm rất vui, cởi mở.

Đặc biệt là Tổng thống Diệm không uống được rượu, chỉ cần uống một hớp nhỏ, mặt ông đã đỏ gay…Tuy vậy trong phòng ông cũng có một chai rượu nho, thỉnh thoảng ông nhấm nháp đôi chút và những lần như vậy giới hầu cận đều biết ngay là Tổng thống có chuyện vui. Đầu bếp trong dinh phải chế tạo riêng một loại sâm banh. Loại sâm banh này chỉ là nước ngọt cho vào chai và khi mở cũng nổ chát và sùi bọt như sâm banh thực. Khi tiệc lớn cùng với với các Đại sứ và quốc khách thì Tổng thống dùng sâm banh loại này. Tổng thống Diệm ăn uống không có giờ giấc nào cả. Bữa cơm chiều có thể là 8 giờ hoặc 10 giờ đêm…Khi gặp ai vui chuyện, ông Diệm có thể mạn đàm lan man cả 2,3 giờ liền. Ông hay dùng thứ Paté Chaud ở Bưu điện và ông cho là ngon tuyệt hạng.

Như trên đã viết ông Diệm rất kính trọng và vâng lời các anh. Ông lại luôn luôn sống xa mẹ. Sau khi từ chức Lại bộ Thượng thư triều đình Huế (1933) ông không về sống ở Phú Cam mà về ở trong một ngôi nhà của ông Ngô Đình Khôi tại Vĩnh Điện, Quảng Nam. Ngôi nhà đó chỉ có ôngDiệm và ông Bằng. ông Bằng lo việc cơm nước, quần áo và mọi sự cho ông Thượng thư, một vài tuần ông Diệm lại về Phú Cam một buổi, vài tháng lại vào Nam. Từ dạo đó, ông Diệm đã sống một cuộc đời khép kín, đi hay về không ai biết. Khi ông Ngô Đình Khôi bị giết năm 45, Đức cha Thục trở thành người có ảnh hưởng lớn nhất tới ông Diệm. Qua tập an-bum gia đình họ Ngô ta thấy đức cha Thục và ông Diệm hay cùng nhau chụp ảnh, hai người tỏ ra tương đắc.

Chúng tôi nêu lên sự kiện này như một sự kiện lịch sử để thấy rằng cái tình huynh đệ gia đình của một ông Tổng thống đã quan hệ đến cả vận mệnh quốc gia.

Năm 1963 là năm Ngân khánh của đức cha Thục. Theo truyền thống Thiên chúa giáo thì đây là một dịp trọng thể; đánh dấu thành công trongsự nghiệp của một đời tu hành. Lễ này thường do giáo dân đứng lên tổ chức để tỏ bày sự kính mến đối với bậc chăn chiên của họ. Giả dụ đức cha Ngô Đình Thục không phải là anh ruột của Tổng thống thì lễ này có tổ chức long trọng đến mấy cũng không có gì đáng nói, vì đó là sự thường tình trong nếp sống tôn giáo. Nhưng Đức cha Thục lại là anh ruột của một ông Tổng thống (chúng ta sẽ phân tích rõ ở chương Phật giáo 1963) nên đó là một vấn đề lớn.

Từ đầu tháng 1-1963, các giới chức địa phương và ở trung ương đã rộn dịp “góp công” vào việc tổ chức lễ Ngân khánh của Đức cha. Có một số địa phương tại miền Trung, Tỉnh trưởng lại đi thu góp tiền bạc để góp phần vào lễ Ngân khánh cho thêm phần long trọng. Rồi một Uỷ ban toàn quốc được thành lập đứng đầu là ông Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ, sau là bác sĩ Cao Xuân Cẩm cùng các uỷ viên gồm một số Bộ trưởng, Dân biểu, Linh mục Cao Văn Luận Viện trưởng Đại học Huế cũng được mời tham dự. Cha Luận lấy làm khó chịu song không thể khước từ nên phải nói:” Là một Linh mục sống trong địa phận của đức cha thì có bổn phận kính vâng Đức cha. Ông Bộ trưởng Giáo dục, Viện trưởng Đại học Sài Gòn cũng tham dự thì Viện trưởng Đại học Huế cũng xin về tham dự’’. Một mặt cha Luận biên thư cho ông Chủ tịch Quốc hội xin tham dự vào uỷ ban để cho vừa lòng đẹp ý người đến mời. Mặt khác, cha Luận đến gặp riêng ông Ngô Đình Cẩn vì cha Luận vẫn được coi là người có nhiều ảnh hưởng đối với gia đình họ Ngô (cũng như Linh mục Nguyễn Văn Thính, Linh mục Nguyễn Văn Lập, Linh mục Nguyễn Viết Khai). Cha Luận khuyên ông Cẩn nên tìm cách ngăn cản để làm thế nào lễ Ngân khánh tổ chức trong vòng thân mật và thu hẹp, vì từ ngày Đức cha Thục ra trọng nhậm giáo khu Huế đã gây nên nhiều ngộ nhận trong giới Phật giáo. Nếu lễ Ngân khánh tổ chức quá rầm rộ ngay tại cố đô Huế e rằng bất lợi. Ông Cẩn cho là phải và rất đồng ý với cha Luận, nhưng ông Cẩn cho biết: “Từ ngày Đức cha về đây, đức cha có coi tôi ra cái gì đâu. Tôi làm sao nói được xin nhờ cha vào Sài Gòn gặp Tổng thống để nói rõ sự lợi hại”. Hôm sau, cha Luận vào Sài gòn xin gặp ông Ngô Đình Nhu.

Ông Nhu cũng đồng ý như vậy và cho rằng không thể lẫn lộn tôn giáo với quốc gia, ông Nhu than thở với cha Luận là ông không biết làm thế nào vì nói thẳng sự thật sợ phật lòng Đức cha - bậc quyền huynh thế phụ đối với gia đình họ Ngô. Trước năm 1953 ông Nhu vẫn bị ngộ nhận làngười chống lại hàng giáo phẩm. ông Nhu phàn nàn với cha Luận đại ý:” Thân sinh tôi mất rồi thì chỉ còn đức cha là bậc quyền huynh thế phụ. Tôi không biết phải nói thế nào, Tổng thống thì cả nể Đức cha lắm. Từ ngày đức cha về Huế, ở đây tôi mới “rảnh rang”… Khi đức cha còn ở Vĩnh Long thì thứ bảy, chủ nhật nào bọn họ cũng rủ nhau xuống Vĩnh Long cả nội các, cả Quốc hội. Biết là phiền phức nhưng không làm thế nào được”. Ông Nhu lại một lần nữa nhờ riêng cha Luận nói rõ thiệt hơn với Tổng thống. Tất nhiên ông Nhu không dám nói thẳng với Tổng thống Diệm thì cha Luận sức nào dám nói thẳng sự hơn thiệt.

Mặc dầu lễ Ngân khánh đã được sửa soạn chu đáo nhưng không được như dự định, vì xảy ra vụ Phật giáo (ngày 8-5-1963).

Trước đó, Tổng thống Diệm cũng không dám bãi bỏ Uỷ ban toàn quốc như vậy. Song ông Chủ tịch Quốc hội là Chủ tịch Uỷ ban thì quả là điều “chướng mắt” khó coi, cho dù ông là giáo dân… Có lẽ vì vậy mà bác sĩ Cao Xuân Cẩm đứng ra làm Chủ tịch (?)… nhưng cũng không phá tan được sự ngộ nhận “dĩ công vi tư và lạm dụng ưu thế của Tổng thống Diệm”.

Hành hương Vĩnh Long

Tổng thống Diệm quá nặng tình nghĩa gia đình. Gia đình đó lại sống theo quan niệm “đóng cửa bảo nhau”. Cho nên, dù anh em mâu thuẫn bất hoà người bên ngoài cũng không mấy ai biết ngoại trừ những người thân cận sống lâu năm trong gia đình họ Ngô.

Trong 9 năm kháng chiến, Đức cha Thục không tỏ rõ một thái độ nào có thể minh chứng khuynh hướng chính trị của Đức cha. Khác hẳn với những giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu, giáo khu Vĩnh Long luôn luôn đứng ngoài vòng cuộc chiến. Những gia đình quen biết Đức cha Thục như Phạm Ngọc Thảo, Kiều Công Cung đã đi theo kháng chiến ngay từ buổi đầu cho đến năm 1954. Linh mục Lư Vinh cũng như ông Sáu Nhân (tức Hoàng Xuân việt) đều được đức cha gởi vào ở tạm tại Nhà dòng Đồng công Thủ Đức. Cha Lư Vinh đã có lần tâm sự rất nhiều về đức cha Ngô Đình Thục và đều cho rằng đức cha trước năm 1954 rất khác đức cha sau năm 1954 và càng ngày càng bị vây hãm, bị lợi dụng, dấn mình quá sâu vào đời sống chính trị của các em.

Vào khoảng tháng 6-1960, nhân một buổi lễ trọng thể tại Vĩnh Long (buổi lễ thuộc phạm vi tôn giáo), thế nhưng từ sáng sớm đã có hàng trăm xe hơi nối đuôi nhau trên con đường “hành hương” về Vĩnh Long. Hầu hết là các Bộ trưởng, dân biểu, tướng tá, công chức cao cấp. Vì có hàng trăm xe của nhân viên chính quyền cho nên Bắc Mỹ Thuận bị kẹt, xe hàng, xe dân bị ứ lại dài cả hàng cây số và phải đợi cả hàng 2,3 giờ mới được khai thông. Một nhà báo Mỹ cũng bị kẹt trong đám xe đó. Khi trở về Sài Gòn ông ta tỏ ý phàn nàn và phê bình gay gắt Lương Khải Minh.

Nhà báo Mỹ thì lúc nào chẳng tìm cách “xì-căng-đan” Lương Khải Minh tìm cách biện minh cho nhà báo vui vẻ, bỏ qua sự phiền muộn. Lương Khải Minh cho ông Ngô Đình Nhu biết rõ sự thật. Nhu đỏ mặt tía tai đập tay vào bàn rồi gọi điện thoại cho ông Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ: “Làm cái gì mà kỳ vậy. Xuống đấy làm cái gì mà lố vậy. Tôi nhờ ông bảo bọn họ ngưng ngay cái trò đó đi”.

Ông Nhu không thích là chuyện của ông Nhu.

Con đường Sài Gòn – Vĩnh Long vẫn tấp nập khách công hầu. Ông Nhu thường phàn nàn với Lương Khải Minh ” Bây giờ Nội các và Quốc hội họp ở Vĩnh Long mà!”.

Như trên đã viết, Tổng thống Diệm bị chi phối mạnh mẽ bởi tình nghĩa gia đình thân thuộc,chữ Lễ đối với ông là một điều quan trọng, không thể thiếu. Tiếc rằng chữ Lễ trong tinh thần Nho giáo tuy tạo được sự thể thống về phương tiện quốc gia, song thực tại của xã hội giữa thế kỷ 20 đã làm cho chữ Lễ của Tổng thống trở nên những hình thức phù du và làm cho ông lạc lõng và càng cô đơn xa lạ trong thế kỷ mà nấc thang giá trị cũ chỉ còn như một áng mây chiều.

Một bọn nịnh thần lại luôn luôn bám vào chữ Lễ cũ của ông Diệm để che đậy những manh tâm… Chữ Lễ với giá trị cao cả của nó trong tình nghĩa của nếp sống Đông phương lại trở thành chiếc gậy thần của một số “phù thuỷ”, họ xúm nhau lại suy tôn và thần thánh hoá Ngô Tổng thống… ông Tổng thống càng thêm lạc lõng và chữ Lễ biến thành vùng ảo tưởng bao bọc lấy ông.

Tổng thống Diệm làm việc ngay trong phòng riêng. ông ngồi trên chiếc ghế bành trước một chiếc bàn tròn và ở đó ông phê chuẩn, khán ký, cũng như xem xét hồ sơ công việc và bàn xét quốc sự. Nếu không phải tiếp khách ngoại quốc hay các phái đoàn, ông làm việc trong phòng cả ngày. Thường thường ông mặc chiếc áo dài đen. Không bao giờ ông Tổng thống mặc đồ ngủ để tiếp khách dù đó là mấy ông thợ chụp hình. Khi phải ra phòng lớn tiếp khách thì theo thói quen ông cũng xốc lại cổ áo nắn lại chiếc Cravate rồi cầm lược chải đầu, gọi bồi lau lại đôi giầy…

Chữ Lễ trong tinh thần Nho gia

Những ngày đầu vào dinh Gia Long làm việc, Lương Khải Minh còn trẻ, lại quen tính ăn mặc luộm thuộm. Mấy lần vào phòng làm việc của ông Tổng thống, chỉ mặc áo cổ bẻ, cộc tay bỏ ngoài quần và đi dép quai da, mà không để ý đến sự khó chịu của ông Tổng thống nên cứ tiếp tục ăn mặc như vậy. Sau Tổng thống Diệm gọi thẳng bà Nhu phiền trách: “Thiếm phải lo cho chú ấy ăn mặc đàng hoàng. Chú ấy ăn mặc lôi thôi mấy đứa nó bắt chước, mất cả thể thống. Thằng cha nó ăn mặc cái gì mà lôi thôi quá”. Từ đó Lương Khải Minh phải để sẵn trong văn phòng một bộ Complet, Cravate.

Nếu Tổng thống cho gọi là phải ăn mặc cho đầy đủ lệ bộ. Giầy mà không có giây thắt, ông Tổng thống cũng cho là một sự thất lễ. Một lần Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần vào dinh, mặc chiếc “Veste” mới may, xẻ phía sau lưng theo mode mới, liền bị Tổng thống nhìn một lúc lâu rồi khen “ông Bộ trưởng mua chiếc áo xẻ lưng đẹp quá hỉ?”. ÔngTổng thống cho rằng làm lớn ăn mặc như thế không hợp với thể thống. Từ đó, Nguyễn Đình Thuần biết ý phải cố ăn mặc làm sao cho vừa lòng Tổng thống.

Cũng vì một chữ thể thống mà một sĩ quan đã thắng được vụ kiện. Quan toà là ông Tổng thống, bà Nhu là nguyên cáo. Khi Quốc vương và Hoàng hậu Thái Lan qua thăm Sài Gòn thì bà Nhu đóng vai “tiếp viên của Quốc gia” (Hotesse) để ngênh đón Hoàng hậu Thái Lan về dinh Độc Lập chào Tổng thống theo nghi lễ, rồi trở về dinh Gia Long nghỉ. Tổng thống cũng đến dinh Gia Long để đáp lễ, cùng đi theo có bà Nhu. Lúc trở ra, bà Nhu đi sau Tổng thống. Viên sĩ quan hậu cần cản lại và nói “Bà không được đi cùng. Theo lễ nghi bà phải đi sau 5 phút.”. Bà Nhu nổi giận phản đối. Viên sĩ quan dẫn chứng theo “sách”: “Bà đâu có phải là vợ Tổng thống mà được phép trở về dinh cùng một lúc. Tôi cử theo lễ nghi của ông Hoàng Thúc Đàm. Tổng thống phải về dinh trước,năm phút sau bà mới được ra về”. Bà Nhu nổi giận mà đành chịu.

Nhưng sau đó bà về mách ông Nhu và sang tận phòng Tổng thống kiện. Tổng thống sai gọi viên sĩ quan hầu cận (Đại uý Bằng) và “đối chất”. Bà Nhu nói theo lẽ của bà Nhu.

Viên sĩ quan nói theo lẽ của viên sĩ quan và nhấn mạnh là, như thế để giữ thể thống Quốc gia. Ông Diệm không nói một câu rồi cho cả hai người ra về. Bà Nhu rất hậm hực về thái độ lặng thinh của ông anh Tổng thống. Sau buổi chiều ông qua phòng ông bà Nhu và tuyên án “Nó nói đúng. Tính nó ngang ngược như rứa, thôi bỏ qua”.

Người em của bà Nhu là Trần Văn Khiêm cũng đã gây nên nhiều sự phiền phức cho Tổng thống. Anh ta ưa phách lối, làm le và doạ nạt nhiều người. Có lần (tháng 10-1963) anh ta doạ ném lựu đạn giết chết cả nhà bác sĩ Trần Kim Tuyến. Sự lạm dụng và phách lối của Trần Văn Khiêm đến tai Tổng thống Diệm, ông cũng không biết làm thế nào hơn là ra lệnh cho sĩ quan hầu cận mở cuộc điều tra riêng. Việc đến tai bà Nhu. Bà tìm mọi cách che chở cho em rồi tìm cơ hội “mách” với Tổng thống về những “lạm dụng” của đám người thân bên cạnh ông ta. Do đó, trong 9 năm, ông Diệm luôn phải xử những “vụ án” ngay trong nội bộ của dinh.

Nhiều người thân của Tổng thống Diệm cho rằng, đó là nỗi khổ tâm mà ông không thể nói ra và mỗi lần như vậy ông lại càng thêm bẳn gắt. Ví dụ: Một lần đám con ông bà Nhu lấy bút vẽ bậy bạ lên tường dinh phía phòng Tổng thống, sĩ quan hầu cận đe nẹt thì đám trẻ lại nặng lời với họ rồi về mách mẹ. Bà Nhu, bênh con lại nặng lời và đổ thừa cho đám cận vệ vẽ bậy. Lời qua tiếng lại bà Nhu lại vào thưa kiện với Tổng thống vì viên sĩ quan đã dám hỗn xược với bà. ông Tổng thống lại mất công phân xử. Thường thường bao giờ ông cũng chỉ đỏ mặt, yên lặng, quay đi và lắng nghe hai bên trình bày, không nói một câu…Nếu cùng lắm thì chỉ phán quyết: “Thôi bỏ qua”.

Một lần khác, vào đầu năm 1958 khi chế độ Ngô Đình Diệm đang vào thời kỳ cực thịnh, một buổi tối bà Nhu bận đồ ngủ, mặc áo choàng vào phòng ông Tổng thống để kiện cáo một vài chuyện lặt vặt, ông già Ân khép cửa đi ra… Bỗng Tổng thống quát tháo rầm rĩ, bấm chuông gọi ông Ân và ông Bằng mắng vu vơ trước mặt bà Nhu. Từ buổi đó, biết ý ông Tổng thống nên mỗi khi bà Nhu vào phòng Tổng thống thì ông Ân hay ông Bằng phải có mặt hoặc sĩ quan tuỳ viên. Nếu không thì y như là có sự la lối. Thường thường nói chuyện với bà Nhu hoặc bất kỳ một người đàn bà nào khác, mặt ông Diệm đều đỏ gay, mắt nhìn đi chỗ khác và trả lời đứt quãng, nhát gừng.

Mỗi lần bà Nhu vào kiện cáo chuyện gì, ông yên lặng nghe. Khi bà ta đi ra cửa, ông lại lẩm bẩm nói nhát gừng: “Chuyện đàn bà con nít như rứa… thôi bỏ qua”.

Một lần khác bà Nhu vào kiện cáo chuyện gia đình dòng họ, Tổng thống Diệm vẫn yên lặng nghe, rồi nói: “Thím cứ về rồi tôi tính cho”, bà Nhu không chịu lại la lớn tiếng. Bất thần ông Diệm cầm chiếc gạt tàn thuốc lá ném về phía em dâu. Có lẽ ông ném vờ vậy thôi. Chiếc gạt tàn văng vào tường vỡ tung, bà Nhu mở cửa chuồn lẹ.

Những người thân cận chung quanh Tổng thống Diệm đa số đều phục vụ cho ông từ nhiều năm trước thời kỳ 1945. Riêng viên sĩ quan tuỳ viên thì do Nha Nhân viên Bộ Quốc phòng tuyển chọn và đề bạt. Trước năm 1960, mỗi tuỳ viên phục vụ trong thời gian 2 năm. Nhưng sau, thời hạn bất kể. Thông lệ mỗi năm vào lễ Giáng sinh ông ra lệnh cho gọi tất cả sĩ quan tuỳ viên cũ trở về dinh gặp ông và cho mỗi người một số tiền 2000$.

Đối với Tổng thống Diệm số tiền này là to quá. Rút tiền mặt chi cho ai đồng nào, ông thường đếm đi đếm lại rất cẩn thận.

Về cách chọn người của Tổng thống Diệm thì khó ai có thể lường trước được. Bác sĩ Tuyến xác nhận rằng: “80% các Tỉnh trưởng đều do ông Tổng thống chọn”. Khoảng năm 1958, Tỉnh trưởng Kiến Hoà lúc bấy giờ là một Thiếu tá người quen thân của Trung tá Phạm Ngọc Thảo và cũng là chỗ quen thân bác sĩ Tuyến. Một hôm, đương sự vào phòng Tổng thống trình bày công việc, bất thần Tổng thống hỏi: “Anh có biết sĩ quan nào quen việc hành chánh không chỉ cho hai người”.

Tất nhiên đương sự không dám hỏi thẳng Tổng thống dùng hai sĩ quan ấy vào việc gì, liền đáp: “Thưa có, hiện nay ở sở của con có hai sĩ quan con đang chờ lệnh bổ dụng mà con chưa biết đặt ở đâu. Hai sĩ quan này đều làm quận trưởng bên Gia Định vừa mới bị thay thế”. Tổng thống gật đầu: “Được rồi. Tên?”. Hai sĩ quan này là Đại uý Lê Minh và Trung uý Q. Rồi ông Diệm lấy giấy ghi tên hai người.

Theo thông lệ những việc nào có tính cách bí mật và tránh sự nhòm ngó của người xung quanh Tổng thống đều viết bằng chữ Hán. Cũng như người bồi phòng của Diệm, vì lo công việc hàng ngày trong phòng riêng của ông nên phải chọn một anh không biết chữ như bồi Bẩy Thạnh.

Khoảng 3 ngày sau, ông Đổng lý Quách Tòng Đức báo cho bác sĩ Tuyến biết là hai sĩ quan kể trên đã có nghị định bổ nhậm Tỉnh trưởng và Phó tỉnh trưởng Nội An, Kiến Hoà. Đại uý Lê Minh được lên Thiếu tá, Trung uý Q được lên Đại uý, Tuyến nghe tin này thì choáng váng cả người vì Thiếu tá Thảo bị thay thế là chỗ thân của ông. Riêng Lê Minh lại không muốn đi làm Tỉnh trưởng Kiến Hoà. Sau khi bị thay thế Quận trưởng, Lê Minh đã chán hành chánh chỉ muốn có một chỗ tốt tại Sài Gòn. Bỗng đâu chỉ vì một lời giới thiệu vu vơ, Lê Minh trở thành Tỉnh trưởng rồi sau này lại bị ông Tổng thống nổi giận cắt chức Tỉnh trưởng.

Trong 9 năm có rất nhiều trường hợp “trúng số độc đắc” như vậy. Một thí dụ khác vào khoảng năm 1962, lúc ấy Bộ trưởng bộ Tư pháp là ông Nguyễn Văn Lượng theo Lương Khải Minh, khi ông Bộ trưởng, bộ Tư pháp vào trình công việc của Bộ, rồi cũng bất thần bị ông Tổng thống hỏi: “Bên Tư pháp có ông thẩm phán nào biết việc hành chánh, quản trì nhân viên, ông Bộ trưởng tìm cho tôi hai người”. Bộ Tư pháp lúc ấy cũng có hai thẩm phán “ngồi chơi xơi nước” trong khi chờ lệnh bổ nhậm mới. Đó là ông Trần Thiện Đức, nguyên Biện lý ở Toà sơ thẩm Mỹ Tho vì có sự bất hoà chống đối viên Tỉnh trưởng địa phương nên tạm thời được rút về Bộ. Còn ông Khánh thuộc Toà Nha Trang vì vụ lỗi lầm gì đó nên bị thay thế và đang nằm đợi lệnh ở Toà thượng thẩm Huế.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Lượng đưa tên hai ông này trình lên Tổng thống Diệm, ông Tổng thống lại tự tay ghi chép. Ít hôm sau, có Nghị định bổ nhiệm ông Khánh làm đại biểu Chính phủ tại Cao nguyên Trung phần, ông Trần Thiện Đức làm Tổng đoàn trưởng Công dân vụ mà cả hai đương sự cũng không được thông báo trước.

Trước khi có Nghị định bổ nhiệm, họ nhận được lệnh vào trình diện cũng chỉ có mục đích để Tổng thống xem tướng. Nhiều trường hợp chỉ vì “xấu tướng” đã không được Tổng thống bổ nhiệm.

Riêng ông Đức vì sự giới thiệu tình cờ của ông Bộ trưởng Tư pháp mà trở thành Tổng đoàn trưởng Công dân vụ. Sau đảo chính 1963 ông bị điều tra “lên xuống” xem có phải là đảng viên Đảng Cần lao hay không, có chạy tiền để vào chức vụ ấy không.

Vụ xem tướng người của Tổng thống Diệm cũng có nhiều cái rất lạ. Như ông X, Tổng thống Diệm lắc đầu: “mặt thịt, vai u nó làm được cái gì”. Như ông Y, Tổng thống Diệm thấy ăn mặc đường hoàng, nói năng dõng dạc, đi đứng trang nghiêm, ông gật đầu: “Thằng đó khá”. Anh nào nói không ra hơi ngôn bất xuất khẩu, ông lắc đầu ngay… Nhưng anh nào “nói leo” chưa hỏi đã nói cũng khó lòng lọt vào mắt xanh của ông. Điều tối kỵ đối với ông là anh nào có vợ hai, bị báo cáo là bài bạc, nghiện hút. Ông ghê sợ sự nghiện hút và kẻ nào vợ nọ con kia. Thiếu tá Trần Ngọc Châu được ông thương vì có tài nói và thuyết trình rất lưu loát. Tướng Đôn được Tổng thống Diệm sủng ái vì được coi là quân nhân có tác phong, đi đứng và chào lính trang nghiêm. Phó Tổng thống Thơ dù lùn và lé nhưng Tổng thống Diệm coi như em vì “Cụ Phó chịu khó làm việc. Cụ Bà hiền đức”.

Làm lớn

Dù thế nào thì Tổng thống Diệm cũng vẫn là một ông quan trong tinh thần “phụ mẫu chi dân” và một ông quan trong giấc mộng kinh bang tế thế và được lập thành bởi tình thần nho gia “Dân chi sở ố, ố chi. Dân chi sở hiếu, hiếu chi”.. (Dân ghét cái gì, mình ghét cái đó. Dân thích cái gì, mình thích cái đó. Sách Đại học). Sở dĩ phải dẫn sách Đại học ở đây vì ông Tổng thống thuộc lòng sách này và thường đem từng câu ra giảng cho thuộc cấp. Khi trở thành Tổng thống thì ông quan ấy trở nên một vì Hoàng đế với tiêu chuẩn “Thừa thiên hành đạo”. Ông cai trị dân với một “thiên mạng” của nho gia. Cho nên ta thường thấy ông luôn nhắc đến chữ “Thành”. Chữ Thành lấy ở sách trung dung.

Nhưng từ giữa Thế kỷ 20 và trong thực tại ở miền Nam sau 1954, tuy tạo được quyền uy tối thượng, tuy giữ được thể thống quốc gia nhưng ông Tổng thống lại trở nên một pho tượng trong vườn ngự uyển. Trong khu vườn đó, ông tưởng ai cũng làm như ông và sống như ông sống. Ông lại qúa tin nơi mình với mặc cảm đầy uy quyền và ông ghen với uy quyền đó (i alouse de son pouvoir).

Ông làm việc theo lề lối của một vị đường quan và quần thần chủ nghĩa. Vì vậy mà công việc được giải quyết theo khẩu lệnh và quần thần cứ y như thế mà làm, không mấy ai dám ho he phản đối. Theo Lương Khải Minh làm việc trực tiếp với Tổng thống Diệm và ông Nhu trong 9 năm thì có thể nói nếu so với đức cha Ngô Đình Thục hay ông Cẩn, Tổng thống Diệm và ông Nhu đều biết ai hèn hạ ai tâng bốc, nhưng biết mà không nói, biết mà vẫn dùng. Sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn kể lại rằng: Có một lần vào năm 1962 ở dinhTổng thống trên Đà Lạt, ông Tổng thống cần đi gấp mà trong phòng lại không có đôi giầy. ông la bồi. Lúc ấy bồi lại đi đâu vắng. Sĩ quan tuỳ viên vẫn đứng yên vì lấy giầy cho Tổng thống không phải là công việc của anh những việc như thế để bồi nó làm. Tổng thống đã dặn vậy).

Thấy Tổng thống la bồi biểu đi tìm giày, một ông Bộ trưởng chạy đi tìm và mang giầy lại. ôngTổng thống mặt đỏ gay, nhăn nhó và gạt đi, nói một cách bực tức: “hừ hừ…để bồi nó làm”. Ông Bộ trưởng tái mặt vì ngượng và sợ. Sĩ quan tùy viên nhìn ông Bộ trưởng mỉm cười. Nhiều ông lớn tỏ ra hèn hạ một cách công khai đã bị ông Tổng thống mắng thẳng vào mặt. Riêng ông Nhu, một lần thấy một ông Đại uý mặc quân phục đeo lon, đẩy xe cho ông Ngô Đình Luyện dạo qua dinh (vì ôngLuyện đau chân nên phải ngồi xe có tay đẩy), ông Nhu cười “ruồi” chỉ cho một sĩ quan hầu cận của Tổng thống Diệm và nói: “Thằng cha sao nó lố như rứa”.

Còn bao cảnh hèn hạ tuyệt vời khác như ông Đ cúi đầu tháo dây giày cho cậu Luyện, ông L kia ăn dở chén măng cua ăn thừa của Đức Cha một cách hoan hỉ. Lỗi lầm tai hại của chế độ Ngô Đình Diệm chính là ở điểm đã mặc nhiên chấp nhận những cái hèn hạ như vậy của cộng sự viên qua cái bản chất hèn của con người họ. Mà ở những con người ấy lại tiêu biểu cho quốc gia ở một ngành này hay ở một địa phương khác.

Người ta thường cho rằng, trong 9 năm Tổng thống Diệm chỉ “làm vì” và ông Nhu bao thầu mọi việc. Bác sĩ Tuyến cho rằng “như thế rất sai sự thực” ông Nhu chỉ là một thứ bổ xung cần thiết cho ông Diệm. Kể từ năm 1962, và nhất là khi thành lập ấp chiến lược thì công việc mới bắt đầu dồn lại phía ông Nhu. Nó dồn lại một cách mặc nhiên và ông Nhu cũng mặc nhiên chấp nhận. Nhưng Tổng thống Diệm vẫn giữ quyền của ông mà không ai chia sẻ được, kể cả ông Nhu. Nhiều sự bổ nhiệm trong quân đội cũng như hành chánh khi đã có nghị định, bấy giờ ông Nhu mới biết. Nếu muốn đặt để ai ở một chức vụ quan trọng, ông Nhu chỉ đánh tiếng bằng những lời khen: “ông ấy, có khả năng, có tài về lĩnh vực ấy”. Khi chú Nhu đã nói như vậy thì ông Tổng thống tin ngay và chắc chắn đương sự được bổ nhiệm.

Nhưng nếu mọi việc không có ý của ông Nhu thì ông Tổng thống cũng không yên tâm. Như việc thảo diễn văn chẳng hạn. Những năm đầu thì do ông Trần Chánh Thành viết, sau này do ông Lương Danh Môn (Tổng thư ký Bộ Quốc phòng) hoặc khi nào rảnh thì do ông Võ Văn Hải. ông Hải đảm trách phần vụ viết diễn văn bằng Anh ngữ. Nhưng ai viết cũng đều phải qua tay ông Nhu đọc lại. Diễn văn quan trọng thì tự tay ông Nhu viết. Nhưng dù ai viết và ông Nhu đã xem lại Tổng thống thế nào cũng đọc kỹ và sửa một vài chữ mới bằng lòng. Một lần theo lời viên sĩ quan hầu cận (Đại uý Bằng): “ông Nhu đưa bài diễn văn qua phòng Tổng thống, ông đọc rồi lắc đầu quầy quậy”.

Về diễn văn phải viết bằng tiếng Pháp thì do ông Nhu viết. Về Anh văn do ông Võ Văn Hải hoặc Trương Bửu Điện và sau này là Tôn Thất Thiện viết. Dù vẫn phục ông Nhu về tài viết tiếng Pháp văn nhưng thế nào ông Diệm cũng đọc lại rồi giở từ điển ra coi, cân nhắc một vài “từ” cho chỉnh. Về Anh văn cũng thế, mặc dầu Tổng thống Diệm không có sở trường về Anh văn. Một lần viếng thăm một quân đoàn, ông tướng Tư lệnh của quân đoàn này đọc mấy lời: “Kính dâng Ngô Đình Diệm”…ông Diệm nhăn trán quắc mắt vì trong đó chữ Hán dùng sai. Buổi tối, trở về phòng trong lúc vui chuyện, ông bảo sĩ quan hầu cận: “Cái thằng nớ nó người Hoàng tộc sao mà nó ngu như rứa. Nó học hành đến đâu hè, ông thân sinh của nó xưa nghe giỏi chữ Hán…” Rồi ông nhớ mãi. Vào tháng 10-1963, có sự đề nghị của ông tướng này tham chánh, ông Tổng thống lại nhắc đến bài “Kính dâng” xưa kia và nói giận dữ. “Chữ, nó còn không thông thì nó còn biết cái mô tê chi”.

Như trên đã viết, ông Nhu là một thứ bổ sung cần thiết cho ông Tổng thống. Trong bất cứ một vấn đề quan hệ nào nếu không có ý kiến của ông em thì ông anh không an tâm.

Nhưng thế giới của ông anh là của riêng ông anh, ông em không thể nào “xía” vô. Hai thế giới cách xa nhau, màu sắc và bản chất cũng khác nhau. Căn phòng làm việc của ông anh Tổng thống thì hoàn toàn thiếu trật tự, giấy tờ hồ sơ ông để lung tung. ông làm việc không theo giờ ấn định, không có lịch trình. Theo Đại tá Đỗ Mậu, khi vào trình Tổng thống về việc A… nhưng chỉ ít phút sau ông hỏi qua việc B rồi lan man qua phạm vi tử vi tướng số. Ông thích hàn huyên tâm sự, thích nói chuyện đời xưa…Trái lại văn phòng làm việc của ông Nhu rất trật tự. Hằng ngày ông làm việc theo giờ giấc và đúng lịch trình. Ông làm việc tại văn phòng, phía sau bàn giấy là tủ sách.Hồ sơ để theo thứ tự và xếp từng loại. Sự ngăn nắp này cũng dễ hiểu vì ông là một tổng quản thủ thư viện và văn khố…Nhưng Tổng thống Diệm gặp đâu làm đó lại luôn luôn giải quyết công việc bằng khẩu lệnh. Theo Lương Khải Minh người ta thường cho rằng ông Nhu nói gì ông Tổng thống nghe nấy, điều đó không đúng…ông Tổng thống chỉ nghe ông Nhu về những vấn đề quan trọng thuộc lãnh vực chiến thuật và chiến lược. Ngoài ra, những vấn đề khác nhất là những vấn đề thuộc lãnh vực hành chánh và dinh điền, ông Nhu đôi khi phải nhờ đệ tam nhân can thiệp với ông Tổng thống. Đệ tam nhân đó có thể là ông Nguyễn Đình Thuần, vừa là người của ông Tổng thống và là người được lòng ông Nhu. Trường hợp bổ nhậm Nguyễn Xuân Khương là điển hình. Tuy ông được bác sĩ Tuyến giới thiệu với ông Nhu khi ông Nhu muốn kiếm một người làm Tổng Giám Đốc điền địa, có khả năng chuyên môn để phụ giúp Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa.

Trong giới kỹ thuật, Lương Khải Minh thấy ông Khương là kỹ sư chuyên về địa chánh, ăn nói lại lưu loát Nhờ đó ông Khương được cất nhắc. Vì đang chú trọng đến công tác chỉnh trang lãnh thổ nên Khương luôn luôn có dịp ở bên Tổng thống. Ông Tổng thống lại là người ưa thích xem hoạ đồ,nói chuyện đất đai lãnh thổ. ông Khương lại là người lanh chân, lẹ miệng nên được lòng Tổng thống. Từ khi địa vị đã vững vàng, theo sát chân Tổng thống, ông Thương lờ luôn cả ông Nhu, mọi việc ông Khương nhất nhất đều trình thẳng lên Tổng thống. Bởi vì nếu đã được lòng Tổng thống dầu rằng ông Nhu có ghét cũng không sao.

Tháng 6- 1963, Nguyễn Xuân Khương được cử thay thế Hồ Đắc Khương làm Đại biểu Chính phủ tại Trung Nguyên. ông Nhu chỉ được biết ông Tổng thống đã quyết định bổ nhiệm ông Khương, ông Nhu đành bóp đầu bóp trán: “Hắn thì biết gì về chánh trị mà cử ra đó” nhưng ông anh đã quyết định thì ông em đành phải nghe theo rồi tìm đệ tam nhân “nắm” Nguyễn Xuân Khương.

Một thí dụ khác, ông Võ Văn Hải và ông Nhu hai bên không ưa nhau, ông Hải có thành kiến và ghét luôn những người làm việc với ông Nhu, ông Hải công khai công kích bà Nhu.Thế nhưng, hai người vẫn làm việc song song đối đầu nhau. Có những việc mật, chỉ ông Hải biết mà ông Nhu không hay, cho dù không ưa ông Hải, ông Nhu cũng chả làm được gì hơn. Trong gia đình đó kẻ làm em phải chịu lép vế. Theo Lương Khải Minh nhiều vấn đề ông Nhu rất không đồng ý với ông anh và nhiều lần công kích, nhưng khi gặp Tổngthống Diệm thì ông Nhu lại ngồi lặng thinh không dám nói. Cũng như ông Cẩn ở miền Trung,ông không ưa gì bà Nhu, thường nặng lời công kích, mạt sát, nhưng khi gặp ông anh trai và bà chị dâu thì ông Cẩn lại lặng thinh.

Tuy cùng ở trong dinh, sống chết có nhau trong 9 năm, ông Nhu rất ngại gặp ông Tổng thống. Theo sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn, từ khi vào dinh làm việc, từ năm 1958 đến năm 1963, Hoàn chỉ đến chào ông Nhu lần thứ nhất khi nhận việc theo sự chỉ dẫn của Tham mưu Biệt bộ.

Lần ấy gặp ông Nhu, ông nhìn Hoàn mỉm cười, nói mấy câu ngắn ngủi: “Cám ơn, ở đây mà làm việc”. Ông Nhu hầu như không để ý đến thế giới của ông anh kể cả cộng sự viên thân tín của ông anh.

Trường hợp Lê Công Hoàn được gọi về dinh cũng đầy bất ngờ như bao nhiêu trường hợp khác. Anh đang phục vụ trong ngành Công binh tại Pleiku thì có công điện gọi về trình diện tướng Đính tại Ban Mê Thuật. Gặp Hoàn tướng Đính nói: “Anh về Sài Gòn trình diện Tổng thống”. Rồi ngay đêm đó, ông Đính cho một chiếc xe Jeep thật tốt có người hộ tống Hoàn đi suốt đêm từ Ban MêThuật về tới Sài Gòn, Lê Công Hoàn rất hồi hộp không biết số phận hên sui ra sao. Sáng hôm sau, dù qua một đêm hành trình mệt mỏi, để vào gặp Tổng thống Hoàn cũng phải quần áo chỉnh tề ngay ngắn… Nhưng gặp ai và ai đưa vào trình diện Tổng thống? Lúc ấy Lê Công Hoàn còn là Trung uý, nên Hoàn đến trình diện Bộ TổngTham mưu, ở đây lắc đầu không biết, Hoàn đến Bộ Quốc phòng, ở đây bảo qua lữ đoàn Liên biệt phòng vệ. Bộ Tư lệnh lữ đoàn cũng không biết và bảo qua Tham mưu Biệt bộ gặp Trung tá Cao Văn Viên. Bấy giờ mới tìm đúng chỗ. Sau đó Hoàn được Trung tá Viên đưa vào trình diện Tổng thống Diệm. Trước hết, Tổng thống lừ mắt nhìn Hoàn từ đầu đến chân, ông nhìn thật lâu có lẽ để xem tướng Hoàn, dùng người ông Diệm có thói quen bắt tướng. Một lát ông gật đầu, hỏi qua Hoàn về gia đình. ông hỏi Hoàn: “Đeo kiếng cận như vậy có bắn được không?” Lê Công Hoàn đáp: “Dạ thưa, gần thì con bắn được”. ông Diệm lại hỏi: “Trúng không?” Hoàn thưa: “Dạ bắn được thôi, con không dám nói là trúng”, ông Tổng thống gật đầu cười.

Năm năm sống cạnh Tổng thống Diệm, sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn cho biết rằng: Hoàn cũng chẳng có quan niệm nào về Đảng Cần lao, đã được ông Tổng thống tín nhiệm yêu thương thì khỏi cần đảng phái.

Mà ông Tổng thống cũng rất ít nhắc đến Đảng. “Việc đảng phái đã có chú Nhu lo”. Tổng thống thường nói vậy. Người không hề tham gia đảng phái chính trị nhưng Đại tướng Lê Văn Ty rất được ông Tổng thống tín nhiệm, thương yêu trong sự tương kính. Dù có chân trong Đảng hay được ông Nhu ông Cẩn tín nhiệm, nhưng Tổng thống không ưa gì thì đương sự cũng khó ngóc đầu lên được.

Ông Nhu làm việc và tiếp khách đều theo lịch trình đã ấn định sẵn. Kể cả lúc đi săn cũng thể theo chương trình. Một vài năm ông lại về Huế 10 ngày và đọc sách. Đọc sách cũng có chương trình. Bằng ấy ngày nghỉ sẽ đọc bằng ấy quyển. Mỗi lần đều có sổ tay ghi chép. ông Tổng thống thì không. Sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn cho biết: Mỗi lần ông Tổng thống đi kinh lý ở đâu,văn phòng đều có định trước chương trình. Ví dụ ông lên Đà Lạt thì 9 giờ thăm trường Võ bị, 14 giờ đi thăm ấp chiến lược… Rồi sẽ tiếp những ai. Tuỳ viên phải học thuộc lòng. Tổng thống hỏi nói ngay không bao giờ được lấy giấy ra coi. Tuy nhiên chẳng bao giờ Tổng thống theo chương trình, ngoại trừ trường hợp có các ông Đại sứ tháp tùng.

Việc tiếp khách cũng thế, theo nguyên tắc Tham mưu Biệt bộ sắp đặt để Tổng thống tiếp ai, giờ nào, ngày nào. Nguyên tắc ấy thực tế không bao giờ được tôn trọng. Viên chức văn võ đến ngồi chờ trong phòng khách rồi tuỳ theo chức vụ cấp bậc và công việc gấp hay không gấp, sĩ quan tuỳ viên sẽ mời từng người vào “hầu’. Lúc ấy ông sĩ quan tuỳ viên trở nên quan trọng, có thể nói, tuỳ viên “khoái ai” thì đưa người đó vào trước…Không có cảm tình thì dù ở cấp bậc cao cấp tuỳ viên vẫn có thể cho ngồi chờ hai, ba giờ. Có người Tổng thống tiếp năm, ba phút, có người được tiếp lâu hai, ba giờ. Phía tướng lãnh người tương đầu hợp ý với Tổng thống Diệm là Đại tướng Tỵ. Mỗi lần Đại tướng Tỵ vào dinh gặp Tổng thống sẽ lâu tới một, hai giờ. Mọi người đều xác nhận, tuy tướng Tỵ không có tài thao lược nhưng lại rất tốt bụng, tướng Tỵ không khúm núm, không quị luỵ, tướng Ty đề cử ai thì xem như chắc ăn 100%. Chính tướng Tỵ đích thân tuyển chọn Trung tá Sang lái máy bay riêng cho ông Diệm. Về nội bộ Quân đội, tướng Tỵ nói điều gì, Tổng thống Diệm tin điều đó. Tuy nhiên, tướng Tỵ đối với các tướng tá khác đều coi là đàn em, nên ông không gièm pha ai. Về việc tưởng thưởng Bảo quốc huân chương, Tổng thống “tiết kiệm” dè dặt. ông Tổng thống coi thứ Huân chương này như nấc thang giá trì cao nhất tiêu biểu cho chiến công và sự nghiệp của người được thụ lãnh. Nhưng tướng Tỵ đề nghị cho ai thì người ấy được ngay. Ngoài tướng Tỵ ra, khó lòng ai có thể đề nghị cho người này người kia được Bảo quốc huân chương.

Thí dụ trường hợp của Trung tá Khôi khi được cử làm Tuỳ viên quân sự tại nước ngoài. ông Khôi là một sĩ quan tham mưu, nên huy chương không có nhiều. Ra ngoại quốc là sĩ quan tuỳ viên như vậy thì hơi kỳ, nên có người vận động Tổng thống cho ông Khôi được Bảo quốc huân chương. Dù là người thân cận tín nhiệm xin cho ông Khôi song Tổng thống vẫn gạt đi. Cuối cùng ông Khôi nghe lời bạn cứ ra tiệm mua đại một cái Bảo quốc huân chương đeo vào ngực cho có thể thống.

Ông Nhu thì coi thường giai cấp quan lại cũ, ông Tổng thống vẫn hoài nhớ dĩ vãng xa xưa cho nên ông mới tái lập Kim khánh bội tinh. Lập lại cả chức vụ Chánh phó Tổng tại địa phương. Ông lại hay quan niệm gọi cấp bậc của thuộc viên từ thời Pháp. Chẳng hạn ông Tá X. ông Tổng thống lại thường nói: “à ông Đội phẩm” (ông này vốn thuộc hàng xuất đội) ông Y, ông Tổng thống quen biết từ xưa nên lại thường gọi: ”à ông Huyện… “Không phải cứ quen thân ông bà Nhu là được Tổng thống Diệm tín nhiệm, nhiều khi lại ở thế kẹt. Ngô Đình Diệm là người nóng tính nhưng cả nể.

Cũng vì sự cả nể nên bao nhiêu tai tiếng về vụ Trần Văn Khiêm đến tai ông, ông đều bỏ qua, chỉ vì Khiêm là em ruột bà Nhu (sau đảo chính 1963 Khiêm bị khép tội mật vụ).

Lương Khải Minh xác nhận, Khiêm chả có chức vụ gì cả, không một ai giao cho anh ta công việc gì. Nhưng dựa vào thế của người chị, Khiêm đã ra ngoài lộng hành, nhân danh người này người kia. Khi vào dinh thì chạy lăng xăng. Nể bà Nhu nên không ai để ý. Có mấy khi Khiêm đượcgặp Tổng thống Diệm đâu. Có một lần sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn ghi nhận: Hôm ấy Khiêm được Tổng thống Diệm cho gọi vào. Khiêm tưởng Diệm ban phát chức vụ bổng lộc, nên mặt mũi quan trọng, hất hàm bảo Đại uý Lê Công Hoàn “Nè, ông Đại uý ông đưa tôi vào gặp Tổng thống”, ông Hoàn nhã nhặn: “Thưa ông, Tổng thống đang bận, xin ông chờ”. Nhưng Khiêm ra vẻ quan trọng. “Tôi cần vào gặp Tổng thống ngay”. Nói xong Khiêm kéo tay nhìn đồng hồ rồi tiếp: “10 giờ tôi có hẹn gấp Tôi không thể chờ được lâu”, Hoàn đáp thủng thẳng: ‘Được xin ông cử chờ”. Đáng lý ra Lê Công Hoàn đưa Khiêm vào gặp Diệm ngay sau đó nhưng “trả thù” cho bõ ghét, nên Hoàn cứ để cho Khiêm ngồi chờ đến 11 giờ trưa mới dẫn vào yết kiến ông Diệm. Sĩ quan tuỳ viên vừa khép cửa đã nghe thấy tiếng ông Diệm la mắng quát tháo Khiêm thật dữ dội. Một lát sau Khiêm đi ra mặt tái xám, tiu nghỉu, cắm đầu rảo bước.

Khiêm không có một chức vụ, một vai trò nào, ấy thế mà ở ngoài ai nghe thấy Khiêm cũng ngán. Khiêm chỉ là thứ cáo mượn oai hùm. Dưới chế độ Ngô Đình Diệm không thiếu những kẻ cáo mượn oai hùm như Khiêm.

Nhưng bọn họ có khả năng tạo nên sự nghẹt thở trong các khối quần chúng, reo rắc thêm hoang mang trong dân gian, đi đến đâu chúng cũng nhân danh ông này, ông nọ để lấy le và để lường gạt cũng có…

Bất cứ một chế độ nào muốn vững vàng, muốn dân chúng tín nhiệm thì phải sáng suốt trừ ngay những thành phần cáo mượn oai hùm, nhất là chúng con cáo đó lại là bà con anh em của người cầm quyền thì sự tác hại của nó đối với chế độ không phải là nhỏ.

Gần những năm cuối cùng của chế độ, gia đình Tổng thống Diệm cũng bắt đầu phân hoá và mâu thuẫn lớn dần trong mấy anh em. Ông Nhu càng ít gặp ông anh Tổng thống. Nhiều việc ông anh tự quyết định mà không cần hỏi “chú Nhu”.

Ngoài miền Trung, Cẩn bắt đầu uống rượu.Trước kia Cẩn chỉ nhấm nháp chút đỉnh rượu lễ. Từ năm 1961,1962 Cẩn đã uống cả ly lớn. Mỗi lần say ngất ngư, ông ta lại thét, chửi mắng. Cố vấn thì càng thêm say mê săn bắn. Đại uý Thạp, tuỳ viên của ông cho biết rằng, có khi ông Nhu nằm dưới hầm săn cọp hai đêm liền. Có khi phải theo ông ta đi bộ cả ngày trong rừng già Phan Rang. Đó cũng là dấu hiệu báo trước sự thay đổi lớn trong nội tâm của những cột trụ chế độ đang ở giai đoạn suy tàn.

Trong năm 1963, giới thân cận Ngô Đình Cẩn cho biết: ông Cẩn ức mà thổ huyết ít nhất cũng ba lần.

Một lần ngồi ăn cơm với các anh, không biết anh em “xào nấu” nhau ra sao (người ngoài không thể biết được) Cẩn mặt đỏ gay rồi thổ huyết ngay trong bữa ăn (nói nôm na là tức giận mà hộc máu).

Cố vấn Nhu cũng như Ngô Đình Diệm bắt đầu bị ám ảnh nặng nề bởi tổ chức CIA. ông Nhu vẫn cho rằng CIA thuộc loại”…”thứ đó hết xài nổi”. Dạo ấy muốn dèm pha ai, hại ai chỉ cần cấp báo với ông Nhu “người ấy hoạt động cho CIA”, đương sự kể như tan tành công danh, mất chức nghiệp.

Thế giới của anh em Ngô Đình Diệm bắt đầu xa cách nhau. Xin đưa ra một thí dụ đã nói lên sự xa cách đó. Tháng 10-1963, Tổng thống Diệm với sự góp ý của Nhu đã ra lệnh giải tán ngay Văn phòng Cố vấn chỉ đạo miền Trung của Ngô Đình Cẩn, Diệm cho rằng mọi công việc đều do toà Đại biểu Chính phủ giải quyết…Đại uý Nguyễn Văn Minh rời khỏi chức vụ Chánh văn phòng Cố vấn chỉ đạo miền Trung. Đại uý Minh qua lời giới thiệu của cha Bửu Đồng (khi ông Minh còn đóng ở đồn Cửa Tùng) đã trở thành nhân vật cốt cán của Cẩn từ tháng 5-1954. Trong 9 năm sống ở bên cạnh Ngô Đình Cẩn, hầu hết trong gia đình họ Ngô từ Tổng thống đến Đức Cha không còn xa lạ gì Đại uý Minh… Minh trở thành người trong gia đình và rất được tin cẩn.

Tháng 10- 1963, bỗng dưng Đại uý Minh bị gọi vào Sài Gòn qua thủ tục hành chánh. Một thủ tục chưa bao giờ áp dụng đối với người trong nhà.Bộ Nội vụ theo lệnh Tổng thống đánh công điện cho Toà Đại biểu chỉ thị cho Minh vào trình diện Tổng thống. Mà Cẩn không được hỏi ý kiến. Điều ấy làm Cẩn tức giận không ít.

Khi vào gặp Tổng thống Diệm, Tổng thống vẫn vui vẻ hỏi: “Tôi nghe nói ở ngoài đó anh liên lạc với người Mỹ nhiều lần hỉ?” Đại uý Minh trình bày sự liên lạc của ông với Lãnh sự và Phó Lãnh sự Mỹ tại Huế. Đại cương ông Minh nói: “Con có gặp gỡ họ luôn. Đây là theo chỉ thị của ông Cậu ông Cậu bảo con nên tìm cách tiếp xúc người Mỹ và tìm hiểu xem thái độ của họ ra sao” – Tổng thống Diệm gật đầu không nói gì. Khi Đại uý Minh trở lại Huế vào gặp Cẩn và đưa cho ông ta xem sự vụ lệnh thuyên chuyển Minh lên trường Võ bị Đà Lạt thì vẻ mặt Cẩn lúc ấy đăm chiêu và lộ vẻ buồn rất sâu đậm. Ngô Đình Cẩn bảo Đại uý Mình: “Thôi thì anh cứ đi. ông Cụ làm thế này là ông Cụ đập vào mặt tôi”. Hôm ấy là ngày 28-10-1963. Đại uý Minh sau 9 năm phục vụ bên cạnh Ngô Đình Cẩn phải xếp hành trang rời bỏ cố đô Huế. Có điều đáng nhớ: Đại uý Minh sinh trưởng tại miền Bắc, khi trở thành Chánh văn phòng của Ngô Đình Cẩn mới trên 26 tuổi…Một số người vẫn cho rằng Cẩn không ưa người miền Bắc, nhưng trường hợp Đại uý Minh cũng như nhiều cộng sự viên thân cận của ông Cẩn gốc miền Bắc đã đủ nói lên đây chỉ là “dư luận”, có thể dư luận ấy xuất phát từ ngôn ngữ của Cẩn mỗi khi la hét những người gốc Bắc.

Đại loại sự xa cách trong gia đình họ Ngô là như vậy. Chỉ có thể nói là xa cách còn sự bất hoà không mấy ai biết được ngoại trừ người thân thiết của ba anh em ông.

Ông Tổng thống nóng nẩy chửi ai thì chửi thẳng vào mặt. ông Nhu không ưa ai nhưng vẫn cười nửa miệng, lạnh lùng khó hiểu. Ông Cẩn hay quát tháo, xử dụng ngôn ngữ bình dân với thái độ hách dịch kiểu Đổng lý thời xưa.

Uy quyền

Đáng lý ra, những tiểu tiết thuộc vấn đề nhân sự không nên trình bày, song có một điều: Chính những tiểu tiết vụn vặt nhiều khi lại làm hỏng đại sự. Ngô Đình Diệm có cái uy của người lãnh đạo tối thiểu, nhưng ông lại luôn luôn bị chi phối bởi những chi tiết vụn vặt do cá tính của ông cũng như sự dị biệt trong cá tính của anh em ông.Về Ngô Đình Nhu, ai cũng phải công nhận rằng ông ta rất giỏi, thông minh, am tường và thông suốt nhiều vấn đề, nhưng lại quá kiêu ngạo, tính tình lại lạnh lùng khép kín.

Tổng thống Diệm là một người giữ chữ Lễ, chữ Nghĩa theo tiết độ của nho gia đã trở thành cái khung chắc nịch nhốt ông vào trong đó. Do đó mà cái tôi tình cảm ( le moi sensible) của ông không thể hiện được ra ngoài để thâu phục nhân tâm và hỗ trợ cho cái uy sẵn có của ông. Sau 1963, phải nhìn nhận rằng, trong hàng lãnh đạo quốc gia tại miền Nam, chưa có một nhà lãnh đạo nào chứng tỏ có cái uy như ông. Đó là ưu điểm và là điều cần thiết số một của một ông Quốc trưởng. Không có uy thì quốc gia còn gì phép tắc, thể thống và uy quyền?

Những người thân cận đều xác nhận rằng: Phải sống lâu với Tổng thống mới nhận ra con người thực của ông. Con người ấy lại luôn luôn bị tình cảm chi phối, ông cả nể và cả nghe. Năm 1959 là năm ông đang say mê với công cuộc khẩn hoang và phát triển đồn điền. Cho nên nếu ai khéo nói, khéo trình bày hợp lý, là Tổng thống đều chấp thuận cho khai thác rừng để lập đồn điền. Tướng Xuân là một trong những người được ông cho phép khẩn hoang hàng trăm mẫu rừng tại Phước Long để trồng cao su. Có một báo cáo mật của địa phương cho rằng, ông Xuân chỉ giả vờ lấy cớ trồng cao su mà thực ra là để phá rừng lấy gỗ bán. Sau đó Ngô Đình Diệm có xem xét lại rồi gạt bản báo cáo đi, mắng một ông Bộ trưởng: “Bậy bạ. Người ta làm cho quốc gia mà mình cử phá”. ông Tổng thống tin mọi người cũng ngay thẳng như ông…Nên đã bao nhiêu giấy phép cho cúp rừng để lập đồn điền khai hoang nhưng “đồn điền” chỉ là cái cớ để loè Tổng thống mà thôi.

Định mệnh an bài

Khoảng năm 1956-1960 có tin đồn Đại tướng Thái Quang Hoàng sẽ thay Đại tướng Tỵ. Cũng như năm 1961, có tin tướng Khánh sẽ thay tướng Tỵ. Theo Lương Khải Minh, Đại tướng Tỵ là cánh tay mặt của Tổng thống Diệm. Nếu tướng Tỵ không đi Mỹ chữa bệnh thì chẳng bao giờ tướng Đôn trở thành quyền Tổng Tham mưu trưởng, như đã an bài, không ai lúc đó có thể ngờ rằng sự thay đổi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng lại trở thành một trong những yếu tố làm chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ.

Tổng thống Diệm được một bác sĩ Mỹ cho biết: Bệnh ung thư phổi của tướng Tỵ không thể nào chữa khỏi và chỉ còn chờ ngày chết. Những người thân xin để Đại tướng Tỵ qua Pháp điều trị, ông Tổng thống gạt đi và quyết định đưa Đại tướng qua Mỹ. Từ bao lâu rồi, ông Tổng thống yên trí chỉ có Mỹ mới giỏi về khoa học, Tổng thống muốn tự tay ông lo cho tướng Ty.

Trước ngày Đại tướng Ty lên đường sang Mỹ chữa bệnh, có đến cáo biệt Diệm. Hai người tâm sự một lúc lâu. Tổng thống hỏi: “Bà thân mẫu của Đại tướng còn không? ” Rồi Tổng thống tâm tình: “Tôi thì thân mẫu còn sống, thân mẫu tôi đã già rồi, tôi cũng phải cố giữ gìn thân thể để còn trả chữ hiếu cho mẹ”.

Tổng thống Diệm quý mến tướng Tỵ, trước hết vì tướng Tỵ thật thà lại hay hàn huyên tâm sự với Tổng thống. Tướng Tỵ có thể tiếp chuyện Tổng thống hàng nhiều giờ không phải là chuyện quốc sự hay quân cơ, mà thường là chuyện tình cảm. Tướng Tỵ là một trong mấy tướng chỉ xưng “tôi” mà không dùng tiếng “con” với Ngô Đình Diệm. Đại khái tướng Ty thường nói: “Thưa Tổng thống tôi… Tôi xin trình Tổng thống… Tôi xin thưa Tổng thống”. Tướng Tỵ ăn mặc rất chỉnh tề, đúng quân phong quân kỷ. Mỗi lần vào phòng Tổng thống tướng Tỵ đều chào theo đúng quy cách, đó là điều Tổng thống rất thích. Một ưu điểm khác nữa là tướng Ty không “xin xỏ” lôi thôi…không kéo phe kết đảng… ông nói năng dõng dạc, nhưng với Tổng thống lại tỏ ra rí rỏm, tâm tình tỏ ra tương đắc

Tổng thống Diệm tin cẩn tướng Tỵ từ năm 1954 trong vụ tướng Hinh. Lúc ấy tướng Tỵ đang làm Tư lệnh đệ nhất quân khu khi mà Tổng.thống Diệm không có hơn một đại đội phòng vệ dinh, thì chính tướng Tỵ đã âm thầm tìm mọi cách ủng hộ Ngô Đình Diệm. Tháng 9-1954, tướng Hinh dựa vào lực lượng quân đội viễn chinh Pháp quyết liệt hạ cho bằng được ông Diệm, thì tướng Tỵ bên ngoài vẫn giữ tư thế quân nhân thuần tuý, không đứng về phe tướng Hinh cũng không công khai ủng hộ Tổng thống Diệm, nhưng trong bóng tối ông đã có thái độ dứt khoát ủng hộ ông Diệm. Từ đó, ông Diệm cảm kích tấm lòng trung kiên của tướng Tỵ. Ông Nhu không ghét tướng Tỵ nhưng cũng không có nhiều thiện cảm đối với vị tướng xuất thân từ thế hệ lính Pháp. Giao lưu tình cảm và công việc giữa tướng Tỵ và ông Nhu gần như không có. Cả năm, tướng Tỵ mới gặp ông Nhu vài ba lần và mỗi lần đôi bên chỉ chào hỏi xã giao.Riêng tướng Tỵ, tỏ ra khâm phục ông Nhu và dành cho ông một sự kính trọng đặc biệt.

Sau vụ đảo chính hụt 2-2-1960, Tổng thống Diệm lại càng thương yêu tướng Tỵ và hai con người cùng lớp tuổi đã trở thành đôi bạn tri kỷ.Cũng sau cuộc đảo chính hụt ấy, một số nhân vật cao cấp có ý tìm cách để Tổng thống Diệm thay thế tướng Tỵ. Nhưng tướng lãnh lúc ấy xem ra cũng không còn ai hơn tướng Tỵ – người được điểm này lại mất điểm kia – ông Tỵ là loại “chung chung” tuy vậy ông cũng bị một số tướng tá trẻ gièm pha, nhất là một số tướng tá thuộc hàng con cưng của ông Cẩn.

Thời Đệ nhất Cộng hoà, uy quyền tập trung vào một ông Tổng thống, do đó chức Phó Tổng thống của ông Thơ vẫn ở tư thế một viên chức cao cấp hơn là một Phó Tổng thống. ông Thơ không có huy hiệu riêng – ngoại trừ những lần đại diện Tổng thống tham dự những buổi lễ lớn – Xe của Phó Tổng thống không có hiệu kỳ cũng không cắm quốc kỳ. ông đi làm bình thường như một công chức: ngồi cạnh tàixế và cũng không có xe Harley hộ tống.

Riêng Đại tướng Tỵ là người thứ hai của Đệ nhất Cộng hoà được chia sẻ quyền uy với Tổng thống. Mỗi lần ông vào dinh là một sự uy nghi…hơn cả ông Bộ trưởng Quốc phòng. Tư dinh của tướng Ty ở đường Cường Để, được xây dựng trên một ngọn đồi, chính là do chỉ thị đặc biệt của Tổng thống Diệm. Từ năm 1956, gần như không có một cuộc kinh lý nào của Tổng thống Diệm mà không có mặt Đại tướng Tỵ.

Khi biến cố Phật giáo bùng nổ thì Đại tướng Tỵ lâm trọng bệnh. Khi tiễn chân Đại tướng Tỵ, Tổng thống Diệm tặng cho ông một chuỗi hạt và nói “Đại tướng nhớ cầu nguyện cho tôi… Tôi cầu xin ơn trên phù hộ cho Đại tướng” – Tướng Tỵ là một thứ tín đồ công giáo trong tâm hồn – ông thuộc nhiều kinh Công giáo và có lòng sùng mộ Đức Mẹ rất đặc biệt. Mặc dầu gia đình tướng Tỵ là Phật giáo thuần thành. Tổng thống Diệm ngậm ngùi phàn nàn với Đại uý Bằng: ‘ Đại tướng khó qua khỏi… bệnh của Đại tướng không biết. sống chết thế nào, khó qua khỏi năm nay”. Tổng thống Diệm đỡ vai tướng Tỵ và đi cùng ông xuống đến tận thềm dinh Gia Long. Cánh cửa xe đóng lại, tướng Tỵ cúi đầu chào, Tổng thống vẫy tay với một vẻ ngậm ngùi.

Tổng thống Diệm chỉ định cho Bộ trưởng phụ tá Quốc phòng phải tổ chức nghi lễ tiễn chân Đại tướng Tỵ một cách trọng thể đặc biệt. Ngày Đại tướng Tỵ ra phi trường Tân Sơn Nhất đáp máy bay đi Hoa Kỳ, ông đã được hưởng đầy đủ nghi lễ dành cho vị Thống soái. Cửa phòng khách danh dự (VIP) của phi trường được mở rộng…Đây là một vinh dự đặc biệt vì chỉ có Tổng thống mới đi qua cửa này…Trước năm 1963, phòng khách danh dự phi trường Tân Sơn Nhất được xem như là nơi tiêu biểu cho uy quyền và thể thống quốc gia. Dù là ông Ngô Đình Nhu, Đức cha Thục, Phó Tổng thống Thơ, Chủ tịch Quốc hội vẫn đi vào phi trường theo ngả thông thường. Năm 1961, vợ chồng ông Nhu công du qua Ma Rốc với tư cách đại diện chánh thức của Tổng thống Diệm thì lần ấy phòng khách danh dự mới mở cửa đón tiếp.

Tuy là Tổng Tham mưu trưởng nhưng Đại tướng Ty có uy thế rất nhiều so với Bộ trưởng phụ tá Quốc phòng, đó là một ưu đãi đặc biệt của Tổng thống Diệm đối với ông.

Tại Mỹ, khi nghe tin Tổng thống Diệm bị sát hại, Đại tướng Tỵ bàng hoàng rồi ôm mặt khóc. Sau này hồi hương, mỗi lần nghe ai nhắc đến Tổng thốngDiệm thì Đại tướng Tỵ lại than thở: “Hồi ông tiễn chân tôi qua Mỹ, ông Cụ tưởng tôi chết…Ai dè ông lại chết trước tôi”. Trước giờ phút lâm chung, tướng Tỵ vẫn giữ trong tay chuỗi hạt của Tổng thống Diệm, ông coi đó như là một kỷ vật thiêng liêng.

Mối tình bí mật của Tổng thống Ngô Đình Diệm

Có một sự thực đã như thứ hoả mù bao trùm miền Nam từ hơn chục năm qua: Đó là sự hiểu lầm, nghi quẩn lo quanh và dư luận.

Dư luận bao giờ cũng chỉ là dư luận. Thế nhưng dân chúng vốn dễ tin, dễ nghe cho nên dư luận về một người này hay một chuyện kia được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, dư luận mặc nhiên trở thành sự thực. Hay ít ra cũng như thực. Rồi dân chúng sống trong sự thực đó mà phản kháng, mai mỉa hay bằng lòng với nó. Về sự hiểu lầm, nghĩ sai cũng thế, ngày này qua ngày khác, tích luỹ lại rồi bộc phát tuỳ theo hoàn cảnh mà trở nên ân oán nhau.

Những người trong Chính phủ “quốc gia” miền Nam, tuy đứng cùng trong một chiến tuyến, nhưng rồi vì ngộ nhận, vì chính kiến dị biệt, về đường lối và cách thể…trong hơn 10 năm qua, những con người “quốc gia” ấy đã quay lưng lại nhau “ra lườm vào nguýt và đánh đấm” nhau rất “chí tình”.

Nói về sự ngộ nhận thì có cả trăm hình thức ngộ nhận. Từ đó dân chúng sẵn sàng “thêu hoa dệt gấm” cho nhau bằng cả cái gia tài tiếu lâm vô hạn.Về Tổng thống Ngô Đình Diệm chẳng hạn. Trước đây có dư luận truyền trong dân chúng là ông Diệm bất lực. Do đó Tổng thống Diệm không lập gia đình và cứ đứng gần đàn bà thì ông ta hay thẹn thùng. Nhiều người, kể cả những người gần gũi Tổng thống nhất cũng như trong hàng ngũ đối lập,đều thắc mắc về tiểu tiết mà họ cho là hấp dẫn, ly kỳ cần phải tìm hiểu: “Tổng thống có như một người bình thường về cơ quan sinh dục không”? Cái quan hệ gấp trăm ngàn lần thì chả để ý, song cái “tiểu tiết” đó xem ra thiên hạ thắc mắc lắm. Rồi ngườí ta sáng tác ra nhiều giai thoại rất ly kỳ và rất phù hợp với bản chất ưa trào phúng và tiếu lâm của dân chúng. Ông Phạm Văn Nhu, nguyên Chủ tịch Quốc hội thời Tổng thống Diệm trong buổi trà đàm cho biết rằng, ông và Tổng thống Diệm thân nhau từ năm 11, 12 tuổi ở xứ Huế. Những năm thơ ấu đó trong lúc hai người sống rất tự nhiên theo sự tự nhiên của tuổi trẻ, Phạm Văn Nhu không thấy có gì khác lạ nơi con người NgôĐình Diệm, nghĩa là Tổng thống Diệm hoàn toàn bình thường về cơ thể như tất cả mọi người. Điều này thiết tưởng cũng nên tìm hiểu vì ai cũng hiểu rõ rằng, yếu tố sinh lý trong một con người đã rất quan hệ đến đời sống tâm lý con người đó.

Năm 1948, cựu Thượng thư Ngô Đình Diệm vào miền Nam, khi thì ở Vĩnh Long với anh là Ngô Đình Thục, khi thì lên Sài Gòn lưu ngụ tại khu Thánh đường Saint Pierre. Có một thời gian ông Diệm đã sống tại nhà Cha Tam ở Chợ Lớn.

Khu Thánh đường ấy, 15 năm sau (1948-1963) ông Diệm trở lại lần cuối cùng rồi vĩnh viễn ra đi về cõi thiên cổ. Ông Diệm thích tâm sự hàn huyên với cha Tam, nên dù di đâu xa, ông vẫn lưu nhớ. Khi ở Vĩnh Long về Sài Gòn ông Diệm thường đến làm việc, họp với nhóm Tinh thần và Hoa Lư tức là hai tờ báo hoạt động theo khuynh hướng xã hội Công giáo, trụ sở của nhóm Tinh thần và Hoa lư đặt một phòng trên tầng lầu hai của cư thất luật sư Lê Văn Kim (vị luật sư đậu nhiều bằng cấp khác nhau. Năm 1945 bị Nhật giết vì cho rằng luật sư Kim là gián điệp của quân đội Đồng minh). Ông Diệm hằng ngày đến trụ sở này để làm việc với một số cộng sự, trong số đó có Giáo sư Phạm Văn Nhu vừa từ Huế vào.

Giáo sư Nhu cho biết, anh em ông vẫn “tiếu lâm” với nhau sau những giờ làm việc mệt nhọc và cũng là cách để đỡ nhớ vợ con.

Nhưng mỗi khi ông “Thượng thư” đến thì anh em ông lại phải bắt tay vào làm việc hội họp. Ông Diệm không thích chuyện tếu.

Nhưng ông có thể ngồi nói chuyện liên miên hằng hai, ba giờ hết chuyện đất nước đến chuyện tây chuyện Mỹ, chuyện trên trời dưới biển.Những lúc tâm sự như thế, ông Diệm cười rất có duyên và yêu đời hơn cả những dân có “tình ái” yêu đời.

Năm 18, 19 tuổi, khi ông Diệm còn đang là sinh viên trường Hậu bổ, vào một buổi sáng mùa hè nọ, ông đang ngồi đọc sách trên lầu tại nhà chị gái tức bà Cả Lễ, thì ba bốn cô gái Huế đến chơi nhà bà Cả. Vốn là những tiểu thơ khuê các trong một thời mà làn sóng lãng mạn phương Tây đang đổ xô vào tâm hồn giới trẻ (tiểu thuyết Tố Tâm năm 1922 là một thí dụ).

Các nàng tiểu thơ kia đã tìm mọi cách chọc ghẹo, chài mồi cậu ấm Diệm, tuy lùn nhưng có bộ mặt điển trai. Vào một thời đại “phi cao đẳng bất thành phu phụ”, và ở giữa đất kinh thành của vua chúa quan quyền thì tất nhiên là cậu ấm Diệm trở thành đối tượng cho lòng say mê của biết bao nhiêu tiểu thơ. Nhưng hôm ấy, trước sự chài mồi, chọc ghẹo của các cô, cậu ấm Diệm bỗng nhiên nổi nóng, đứng trên lầu mà mắng các cô, những rằng “con gái gì mà hư thân trắc nết như rứa”.

Thêm vào đó, cậu ấm Diệm khi còn học ở trường Pellerin đã từng nuôi mộng đi tu để trở thành một sư huynh sau này. Từ buổi cậu bất thần nổi giận với mấy cô, cả vùng Phú Cam các cô rỉ tai nhau: “Cậu Diệm sợ đàn bà con gái”. Cũng từ đó khi trở thành Tri phủ Hoà Đa, Tuần vũ Phan Thiết, ông Diệm đã “ở vậy” dù có rất nhiều gia đình “đường quan vị vọng” đánh tiếng gả con gái cho.

Cho đến năm 1948, khi ông Diệm đã gần ngũ tuần, giới thân cận của ông không ai nghe thấy ông nói về chuyện đàn bà con gái.

Phần vì nể ông, cho nên trong những lần trò chuyện với ông cũng chẳng ai đề cập làm chi. Lại có một số người “đạo đức giả” mỗi khi gặp ông chỉ nói toàn chuyện đạo đức tu hành thánh hiền. Hoá cho nên trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, ông Diệm đã không có dịp nào sử dụng ngôn ngữ về thế giới đàn bà và tình ái. Rồi dần dần, mỗi khi nhắc đến ông Diệm, người thân và cộng sự của ông đã chỉ coi ông như một người đàn ông đứng riêng trong một thế giới không vướng mắc mùi ”tục luỵ”.

Bí mật của những điều thầm kín

Sau này khi ông Diệm chấp chính cho đến năm 1963, người ta lại càng hồ nghi, rồi trở nên tin tưởng ông “bất thường sinh lý”. Quanh cái tiểu tiết đáng tò mò này giới có ăn học lại thường đem ra phân giải theo sự ăn học. Giới bình dân thì lại rỉ tai nhau theo cái máu trào phúng của giới bình dân. Về điều gì chứ cái sự liệt của một người không đi tu dân Việt ta coi bộ không chịu và người đó bị coi là dân khó tính, dân không chịu chơi, dân mất thăng bằng và hay quan trọng hoá. Sau vụ 2-2-1960, một luật sư – người của chế độ cũ – lúc ấy đã phẩm bình trong hơi men chếnh choáng, đại ý rằng “ông Diệm thì liệt, ông Nhu thì coi bộ “lãnh cảm ” nên bà Nhu mới tha hồ không chế tung hoành, theo cái luật âm thịnh dương suy”.

Như trên đã viết, ông Diệm là một người bình thường trong phần “cơ cấu quan trọng của thân thể “, giáo sư Phạm Văn Nhu kể lại như sau:

Vào một buổi sáng đẹp trời, năm 1948, ông Diệm từ nhà thờ Cha Tam đến tìm ông Nhu ở trụ sở nhóm Hoa Lư Tinh thần (nhà luật sư Lê Văn Kim). Hôm ấy, ông Diệm vui tươi lắm, mất hẳn sự ưu tư khắc khổ. ông Nhu nghĩ trong bụng: Có lẽ,”Cụ Thượng thư” mới nhận được tin gì tốt lành đây ông Diệm bảo ông Phạm Văn Nhu: “Mọi công chuyện hãy xếp lại đó sáng nay bọn mình đi chơi sở thứ’. ông Nhu đi mượn một chiếc xe hơi Limousine của một vị tướng Cao Đài, rồi hai người “thả ga” lên dọc sở thú. Dọc đường ông Diệm đề nghị “Bọn mình ghé tiệm nào đấy uống ly café chơi”. Và đó cũng là một điều lạ khiến ông Nhu thắc mắc: “Hẳn ông ấy phải có một chuyện chi quan hệ lắm đây”… Sau tuần café sữa, hai người lên sở thú, đi một vòng thưởng ngoạn cỏ cây hoa lá chim muông. Nhưng xem chừng ông Diệm có điều gì “nao nức” khác hơn là chuyện đi chơi sở thú. Ở sở thú ra, ông Diệm có vẻ ngần ngại, đắn đo một lúc lâu rồi bảo ông Nhu: “ông cho tôi lên đường Pasteur nơi ngã tư Pasteur và đường Legland De Lahraye (tức Phan Thanh Giản hiện nay). Đến nơi, ông Diệm bảo ông Nhu khoá xe rồi đi theo ông.. Hai người vào một căn nhà trên tầng lầu hai (một dãy nhà dài, gồm nhiều căn và hầu hết đều là nhà công chức người Pháp). ông Nhu chỉ hỏi: “ông vào nhà ai ở đây?”. ông Diệm vẻ mặt tươi hẳn lên và đáp: “Tôi vào đây thăm con mệ nó”. Lần đầu tiên ông Nhu nghe thấy ông Diệm nói đến “con mệ nó”, ông đi thăm “con mệ nó”. Trước khi vào nhà ông Diệm nói: “Con mệ nó hiền đức lắm” – ông Diệm gõ cửa, một người đàn ông trạc 50 tuổi ra mở cửa, vừa trông thấy ông Diệm, ông ta đã cúi đầu kính cẩn thưa: “Mời cụ lớn vào”. Ông Diệm hỏi ngay “Bà có nhà không “ Người đàn ông thưa: “Bẩm cụ lớn, bà con mới ra Nha Trang, mời cụ lớn vào nhà dùng nước đã ” – Vẫn theo lời giáo sư Phạm Văn Nhu, ông Diệm đang tươi vui bỗng nhăn mặt lại, không vui. ông nói trống không “lạ chi hè, đi Nha Trang mà không cho biết hỉ”. ông Diệm đứng bần thần một lúc rồi hỏi người dàn ông: “ông có biết bà ra Nha Trang ở nơi mô không, ông có địa chỉ không” Người đàn ông đáp là có biết. Ông Diệm bỗng vui hẳn lên rồi líu tíu quay sang phía ông Nhu: “ông có mang giấy bút, ông ghi lại cho tôi ngay”.

Ông Nhu thì nghĩ bụng hẳn ông Diệm hay lui tới căn nhà này luôn cho nên gia nhân mới thân mật, mời chào như vậy.

Căn nhà đó lần đầu tiên ông Phạm Văn Nhu đến thăm và ông cũng là người duy nhất được ông Diệm tin cẩn cho đi theo. Khi đã có địa chỉ trong tay rồi, ông Diệm rất mừng trở về và bảo ông Nhu phải sửa soạn hành lý đi ra Nha Trang ngay để thăm “cho biết”.

Dọc đường trở về nhà ông Diệm đã tâm tình với ông Nhu là “con mệ nó” tuy lấy Tây, tuy là hạng đàn bà bị người khinh rẻ, nhưng lòng dạ tốt lắm và rất thương đồng bào. Nhờ “Con mệ nó” (ông Diệm nhắc đi nhắc lại nhiều lần) ông ñaõ cứu được nhiều người quốc gia1 bị mật thám bắt. ông Diệm cho biết thêm, chồng “con mệ nó” là người Pháp tòng sự tại Sở Mật thám liên bang Bót Catinat (Surreté Fédérale) mỗi khi có bạn bè hay người quen thuộc phe quốc gia bị mật thám bắt ông Diệm lại nhờ “con mệ nó” lập tức, chồng “con mệ nó”, can thiệp trả tự do ngay”.

Sau này cũng vì một vụ can thiệp như vậy do ông Diệm cậy nhờ qua trung gian là “con mệ nó” người chồng Pháp của bà ta bị thải hồi sau phải lên Đà Lạt làm cho một hãng sửa xe hơi. Rồi người chồng của bà ta bị chết trong một tai nạn máy bay trên không phận Sài Gòn.

Ngày hôm sau hai ông đã có mặt tại Nha Trang. ông Nhu đi kiếm địa chỉ trước, để về cấp báo cho ông Diệm “con mệ nó” của ông đang ở nơi mô. Khi gặp mặt bà ta, ông Nhu mới ngã ngửa người kinh ngạc. Người đàn bà này không ai khác hơn là cô gái Huế mới thuở nào hai người từng quen mặt biết tên và cô gái Huế xinh tươi thuở ấy cũng đã từng biết mặt, nghe tên “cậu ấm Diệm”.

Qua bao nhiêu năm xa cách, ông Nhu không hiểu từ một duyên cớ nào cô ta đã phải đem thân lưu lạc đến tận đất Sài Gòn và trở thành vợ một người da trắng. ông Nhu cho biết thêm: “Đây là người đàn bà thuộc loại sắc nước hương trời, ăn nói lại duyên dáng mặn mà”. ông Diệm đã tâm tình với ông Nhu: “Tôi thương con mệ nó hiền đức, tuy lấy Tây mà nó vẫn còn tình, còn nghĩa với người đồng bào”.

Bà ta ra Nha Trang lần ấy để thăm xứ Thuỳ Dương lần cuồi cùng, trước khi sang Pháp sống lưu lạc nơi quê chồng. Một nhà thơ Pháp từng than thở cho nỗi đoạn trường ân ái “Mon coeeur à son secret, mon amour à son mystère…” (2) Biết đâu ông Diệm đã chẳng từng nuôi cơn mộng sầu nhớ thiên thu của tình trường. Chỉ biết rằng, vẫn theo lời giáo sư Nhu từ đấy rồi…thôi, riêng ông không bao giờ còn nghe thấy ông Diệm nhắc lại, ba tiếng “con mệ nó” với bao nhiêu nao nức như lần đi thăm sở thú và đến Nha thành…

Một số người có khuynh hướng thần thánh hoá Ngô Đình Diệm (mà cựu bộ trưởng Trần Chánh Thành là một), nên đã dựng lên những câu chuyện đầy bí ẩn về đời riêng của ông ta.


1. Chỉ người của Ngô Đình Diệm. 

2. Trái tim tôi thuộc về điều bí mật của ông ta, tình yêu tôi thuộc về sự huyền bí của ông ta. 

 

Chương 5: Tổng thống Diệm và Công giáo

Chúng tôi đơn cử một thí dụ về “mặc cảm Công giáo” đối với Tổng thống Diệm. Vào lần cải tổ Chính phủ năm 1961. ông Nhu được uỷ thác tìm một nhân vật giữ chức vụ Bộ trưởng Tư pháp.

Ông cho mời bác sĩ Tuyến bàn luận và ngỏ ý:

– Tôi muốn mời một luật sư

Suy nghĩ một lát, ông nói:

– Giới thẩm phán thì có chuyên môn nhưng “Sans caractère politique”. Bác sĩ Tuyến đáp: Trong hoàn cảnh này, ông Cố vấn nên chọn người trong giới thẩm phán.

Ông Nhu băn khoăn:

– Khó lắm. ông Sĩ đó cũng là thẩm phán!

Bác sĩ Tuyến trình bày:

– Giới thẩm phán có nhiều người rất khá.

Ông Nhu hỏi:

– Ai đấy? Liệu có làm được gì không hay cũng chỉ như…gagner quelque chose!

Bác sĩ Tuyến đề nghị:

– Phía nguời Bắc tôi thấy có ông toà Nguyễn Văn Lượng. Phía người Nam tôi thấy có ông toà Trần Minh Tiết.

Ông Nhu không ngần ngại chấp nhận để ông toà Trần Minh Tiết giữ Bộ Tư pháp vì ông Tiết có ba ưu điểm: Người Nam, thẩm phán cao cấp và ở tuổi tráng niên.

Vì biết tính ông Diệm nên “chú Nhu” đưa cả Trần Minh Tiết và Nguyễn Xuân Lượng để tuỳ ý ông Diệm lựa chọn. Trước đó ông Nhu đã hết lời khen ngợi nồng nhiệt ông toà Trần Minh Tiết trước Tổng thống Diệm. ông Tổng thống chọn Trần Minh Tiết theo đề nghị của “chú Nhu”. Ông Nhu biết tâm lý ông anh nên đề nghị mà như không đề nghị. Muốn tiến cử ai, ông Nhu thường dùng lời nói khéo léo, gián tiếp khen ngợi nhân vật này. Trường hợp ông Trần Minh Tiết ông Nhu nói đại cương: “Tiết tương đối trẻ, tôi nghĩ giới thẩm phán tín nhiệm ông ta lắm… Tiết làm việc hăng hái…”. ông Nhu chỉ cần nói như vậy là coi như ăn chắc. Nhưng nếu ông Nhu đề cử đích danh ai và có tính cách chỉ định thì coi như thất bại, ông Tổng thống sẽ lờ đi luôn. Nhưng sau một đêm thì ông thay đổi ý kiến ngay và gọi ông Nhu vào cho biết ông chọn thẩm phán Nguyễn Văn Lượng. Ông Nhu trở về phòng gọi bác sĩ Tuyến vào cho hay: “Tổng thống nói cái gì cũng công giáo…công giáo”. Thẩm phán Trần Minh Tiết có ưu điểm là người Nam điều mà ông Tổng thống lưu ý trước nhất, nhưng ông Tiết lại là tín đồ Thiên Chúa giáo. ông Nguyễn Văn Lượng là một Phật tử, được trao chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Theo Lương Khải Minh, trong 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm, mọi sự bổ nhiệm cao cấp đều căn cứ theo hai yếu tố địa phương và tôn giáo vì ông Diệm muốn như vậy. Một trong mấy cộng sự thân tín của ông Tổng thống lại là một Phật tử như trường hợp ông Võ Văn Hải. ông Hải theo ông Diệm từ hồi còn thiếu niên, Bộ, Sở nào mà nhiều viên chức cao cấp người Bắc, ông Tổng thống cũng không chịu hoặc nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ông cũng không ưng. Cuối cùng Bộ Tham mưu của Nhu đưa ra một giải pháp:

Nếu Bộ trưởng là người Nam thì ông Đổng lý sẽ là người Bắc, ông Tổng Giám đốc sẽ là người Trung. Trên thực tế, giải pháp này rất khó thực hiện vì vấn đề địa phương nếu có kỳ thị thì chỉ linh cảm thấy sự kỳ thị chứ thực ra làm gì có kỳ thị. Trước sau chỉ có mặc cảm và thành kiến địa phương do địa vị, quyền lợi tạo nên mà thôi.Vấn đề tôn giáo cũng vậy. Trong cuộc sống chung giữa cộng đồng dân tộc từ trước đến nay không có vấn đề kỳ thị tôn giáo, song trên phương diện quốc gia nhiều cái vụn vặt và tầm thường lại dễ dàng tạo nên những hiện tượng như là kỳ thị tôn giáo.

Những cuộc rước xách với cờ xí rợp trời của tôn giáo cũng là những lý do vụn vặt từng tạo nên ngộ nhận. Tín đồ Thiên Chúa giáo lại hay tổ chức rước xách như vậy.

Tuy là việc thiêng liêng và phải được chính quyền tôn trọng, nhưng nó cũng dễ dàng tạo nên sự khó chịu của những người không cùng tôn giáo.Mỗi khi có cuộc rước xách đồng bào Thiên Chúa giáo lũ lượt kéo đi và có khi kéo dài cả hàng cây số, giao thông bị tắc nghẽn. cũng dễ dàng gây nên sự khó chịu cho người không cùng tôn giáo.

Linh mục X đến thăm Lương Khải Minh ông Minh phàn nàn:

– Cho đến nay, tôi cũng không hiểu sao mối bất đồng giữa cha Lê Hữu Từ và Linh mục Hoàng Quỳnh lại như vậy… Chính quyền này là một chính quyền chống cộng mà đức cha Lê cũng như cha Quỳnh đều là những chiến sĩ chống cộng.

Linh mục X đáp:

– Thực ra thì có nhiều nguyên nhân. Theo tôi, điều mà làm cho Tổng thống Ngô Đình Diệm giận nhất là dạo cuối năm 1954, cha Hoàng Quỳnh lại uỷ cho Trần Thiện tổ chức một trung đoàn Bắc tiến tại Bình Tây do Bình Xuyên tài trợ.

Lương Khải Minh biết vụ đó và cho rằng, trong tình thế nguy nan lúc ấy, cha Hoàng Quỳnh uỷ cho Trần Thiện làm như vậy chỉ vì cha có ý nếu chính quyền Ngô Đình Diệm bị Pháp lật đổ thì ít ra công giáo di cư còn có lực lượng để tự vệ.

Linh mục X cho biết Linh mục mới vào yết kiến Tổng thống Diệm, Linh mục phàn nàn về việc Tổng thống Diệm có vẻ cấm đoán giáo dân treo cờ giáo hội. Lương Khải Minh cho biết:

– Cách đây không lâu tôi cũng đề cập đến vấn đề này. Nhưng xử ta ở trong một tình trạng chậm tiến thì cái gì nó cũng chậm tiến cả..

Linh mục X nói:

– Cờ giáo hội là cả một sự thiêng liêng, cấm đoán sao được.

Lương Khải Minh đáp:

– Sự thục thì như vậy nhưng trên phương diện quốc gia thì cờ giáo hội Công giáo trước hết là quốc kỳ của Vatican. Tổng thống cũng có lý. Thời gian du học tại Pháp lại không thấy giáo dân Pháp treo cờ Vatican đầy đường như tại Việt Nam.

Linh mục X nói:

– Pháp là một chuyện, Việt Nam là chuyện khác. Trên phương diện bang giao quốc tế thì Vatican đối với Việt Nam là hai quốc gia. Nhưng Vatican tiêu biểu cho cho thần quyền đối với chúng tôi.

Linh mục X băn khoăn:

– Nếu tôi trình việc này với Đức Tống Giám mục Nguyễn Văn Bình thì chỉ tạo thêm sự hiểu lầm giữa Chính phủ với hàng giáo phẩm. Sau vụ bất hoà giữa Tổng thống Diệm và Đức cha Simone Hoà Hiền tôi nghĩ giới Công giáo cũng buồn lòng không ít.

Lương Khải Minh góp lời bàn:

– Cha nên gặp ông bộ trưởng Bùi Văn Lương. Theo tôi, tổng thống nói thì nói thế thôi nhưng mai một là quên ngay. Tôi nghĩ cũng cha nên gợi lại.

Đề cập đến vụ đất tại khu vườn cao su Phú Thọ, Linh mục X nói:

– Hai bên còn đang giằng co, chúng tôi ở giữa bị kẹt. Nhưng khu vườn cao su Phú Thọ trên giấy tờ hợp pháp là tài sản của giáo khu Sài Gòn. Đức cha Nguyễn Văn Bình ngài quá hiền lành nên không quyết liệt đấy thôi. Tại sao Tổng thống lạ ingăn cản không cho giáo khu Sài Gòn được phát triển, chỉnh trang khu vục này mặc dù giáo khu SàI Gòn là sở hữu chủ.

Lương Khải Minh đáp:

– Tôi cũng biết vụ đó. Mới hôm qua, tôi đưa các cháu đi dạo qua khu này. Khu đất rộng bao la. Nhưng Cha nghĩ coi Tổng thống đã quyết định thì không cách nào ngăn nổi. Nhưng đã thấy nhiều gia đình đến chiếm ngụ. Hình như đã có chương trình phân lô.

Linh mục X nói:

– Giả dụ, Giáo khu cứ cho giáo dân đến xây dựng nhà cửa và phát triển, ông nghĩ sao?

Lương Khải Minh đáp:

– Theo tôi ông Nhu chả dám nói với Tổng thống về tôn giáo, chỉ có Phó Tổng thông Thơ có thể nói với Tổng thống thì Tổng thống mới tin. Tôi nhớ từ dạo 1959-1960, Tổng thống đã cho lập chương trình chỉnh trang khu đất này. Chắc là chưa có ngân khoản nên chưa thực hiện.

Nếu Tổng thống làm thế thì gặp phản ứng lớn. Tài sản của Giáo khu Sài Gòn chứ đâu phải của Quốc gia mà Tổng thống cho chỉnh trang sát nhập vào đô thành.

Tổng thống Diệm rất ghét những chuyện “Áp phe xin xỏ”. ông là người Quốc gia cực đoan, cho nên cứ cái gì dính với Tây là ông không chịu. Nếu ai hay tổ chức nào dùng áp lực đòi ông giải quyết thì không giải quyết được gì cả. Vụ cờ “Giáo hội Vatican” chỉ một ngày sau là êm rồi không ai nhắc tới nữa.

Nhưng đến ngày Phật đản năm 1963 thì vụ cờ quạt lại nổ tung. Chính quyền ra lệnh cấm treo cờ vào dịp này.

Sáng ngày 5-8-1963 ông Đổng lý Quách Tòng Đức vào phòng Tổng thống để nhận chỉ thị, bỗng dưng Tổng thống Diệm có thái độ giận dữ. ông la mắng vu vơ: ‘Đã ra chỉ thị mà không thi hành, quốc gia này còn chi là thể thống”. Tổng thống Diệm trong giây phút nóng giận như thế đã chỉ thị cho Đổng lý Đức đánh công điện về thể thức cấm treo cờ tôn giáo. Thực ra không có chuyện cấm treo cờ Phật giáo mà chỉ ấn định lại thể thức treo cờ tôn giáo tại nơi tôn nghiêm. ở nơi tôn nghiêm thì quốc kỳ phải được tôn trọng trên hết. Điều này rất đúng; mặc dầu tôn giáo là thiêng liêng nhưng trong cộng đồng dân tộc với nhiều tôn giáo khác biệt thì quốc gia phải trên hết. Quốc gia đứng trên tập thể. ông Đổng lý vốn là một công chức gương mẫu lại có tính nhẫn nại và bao giờ cũng tuân hành đúng y lời chỉ của Tổng thống nên ngày hôm sau, bức công điện được gởi đi. Trong Phủ Tổng thống không một ai hay kể cả ông Ngô Đình Nhu.

Tại Huế, cố đô của những lăng tẩm chùa chiền, ngày lễ Phật đản mỗi năm đều như đại hoa đăng. Đồng bào Phật giáo ở đây chiếm đại đa số. Huế từ bao nhiêu năm vẫn là một hình ảnh của Thuận Hoá, của Phú Xuân, của tiếng chuông Thiên Mụ và ấp ủ trong chiếc nôi ru bằng từng hồi kinh chùa Báo Quốc, Diệu đế, Từ đàm. Cho nên, lễ Phật đản là một dịp thiêng liêng trọng đại. Trước ngày lễ, từ nhà đến chùa chiền đã tấp nập và cờ xí rợp trời. Phật kỳ tung bay nơi nơi. Mọi năm vẫn như thế.

Bỗng dưng chỉ vì một cái công điện, Huế bắt đầu đổi thay và chuyển mình. Ngọn lửa nào đó gặp cơn gió lớn bắt đầu bốc cao.

Hậu quả

Vụ cấm treo cờ Phật giáo chỉ là nguyên nhân gần tạo nên cuộc biến động 1963. Giả thử không có vụ Phật giáo thì cũng có một vụ khác. Tuy nhiên vụ Phật giáo lại trầm trọng quá và hậu quả của nó thực ghê gớm và kéo dài mãi mãi đến sau này.Về vụ Phật giáo nếu xét theo khía cạnh chính trị thì chính quyền Ngô Đình Diệm đã mắc phải một lỗi lầm lớn. Nếu cắt nghĩa theo sự an bài của định mệnh (nếu cho là có định mệnh thì vụ Phật giáo quả là một “định mệnh” đối với Tổng thống và chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngay khi được hình thành chế độ Ngô Đình Diệm đã có sẵn cái mầm của sự tan rã…chế độ Ngô Đình Diệm cáo chung vào ngày 1-11-1963 nhưng nó đã có khởi điểm của sự cáo chung ấy từ nhiều năm trước.

Cá nhân và tập thể

Nhiều người ngộ nhận rằng, Thiên Chúa giáo luôn luôn đứng đằng sau lưng “Ngô Tổng thống ” và một lòng hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm. Điều này không đúng. Nếu có thì chỉ có những cá nhân theo Thiên Chúa giáo hết lòng với chế độ Ngô Đình Diệm.

Vụ “Chủng viện” năm 1958-1959 là một thí dụ.Vụ Chủng viện được coi như hành động của chánh quyền Ngô Đình Diệm nhằm hạn chế tự do của hệ thống giáo dục Công giáo. Tổng thống Diệm đã từng sống trong tu viện và hiểu rõ hệ thống giáo dục trong tu viện quan trọng như thế nào đối với Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Tại quốc gia phương Tây, hệ thống tư thục cũng như các Chủng viện đều được hưởng một quy chế tự do trên tinh thần tôn trọng tôn giáo, song vẫn được phép phát triển theo từng sắc thái và khuynh hướng riêng.

Thế nhưng Tổng thống Diệm tuy là một tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng ông lại làm trái tinh thần ấy và với quy chế tư thục, ông Tổng thống đã “thế tục hoá” hệ thống giáo dục Chủng viện và hạ thấp giá trị của các Chủng viện bằng cách xếp Chủng viện ngang hàng với trường tư. Hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo Việt Nam coi đây là một sự cưỡng chế tự do trong ngành giáo dục của Thiên Chúa giáo.

Các Linh mục thuộc nhiều địa phận đồng loạt đứng lên phản đối. Sự thực, nếu không bị kẹt vì đức cha Ngô Đình Thục và nhất là Đức Khâm sứ toà thánh lúc bấy giờ hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo không dễ gì để chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định một cách cứng rắn như vậy. Đức Khâm sứ toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng trước sau Tổng thống Diệm vẫn không thay đổi lập trường.

Mọi sự dàn xếp bên trong cũng không đi đến đâu. Một số Linh mục xin vào yết kiến và trình bày nguyện vọng, Tổng thống nghe rồi nói ngắn ngủi: “Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong Giáo hội”.

Linh mục Joseph: “Xin Tổng thống cứu xét lại Các Chủng viện không thể nào đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của một Giám đốc Nha tư thục”.

Tổng thống Diệm nhìn ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục rồi mắng vu vơ: “Anh không hiểu gì luật lệ cả Anh phải chỉ vẽ cho người ta. Anh cứ ngậm miệng hoài”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục tự nhiên bị lôi vào vòng chiến và bị mắng oan trước mấy vị Linh mục. Đó cũng là cách mà Tổng thống Diệm thường hay xử dụng để biểu lộ thái độ tức giận. Nói đúng ra thì ông đã mắng xéo các vị Linh mục đang hiện diện trước mặt.

Trước khi vào yết kiến Tổng thống Diệm thì Linh mục nào cũng mạnh miệng. Một Linh mục hăng hái nhất nói: “Tôi sẽ nói thẳng cho Tổng thống rõ – Tôi sẽ nói hết không nể nang gì cả”. Tuy nhiên, khi gặp Tổng thống Diệm, các Linh mục mỗi người chỉ nói vài ba câu rồi im lặng, nghe Tổng thống Diệm thuyết giảng.

Kết quả, Tổng thống Diệm không nhượng bộ. Giáo hội Thiên Chúa giáo đành chịu vậy nhưng trong lòng vẫn hậm hực. Vụ Chủng viện đến tai Toà thánh Vatican. Tuy Toà thánh không có một phản ứng nào (vì đường lối ngoại giao đối với Chính phủ Ngô Đình Diệm) nhưng có lẽ do vụ chủng viện vào năm 1960, khi mà đức cha Ngô Đình Thục qua La Mã xin triều kiến Đức Giáo Hoàng, đức cha đã phải chờ đợi cả nửa tháng mới được vào triều kiến. Kể từ vụ Chủng viện, mối bang giao giữa Toà thánh Vatican và chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên lạnh nhạt, bên ngoài không mấy ai rõ.

Trong khi đó Tổng thống Ngô Đình Diệm lại cho rằng Toà thánh Vatican không ủng hộ chính quyền của ông một cách cụ thể.

Kể từ năm 1956 khi đã thành lập nền Đệ Nhất Cộng hoà, Tổng thống Diệm ngỏ ý muốn thiết lập bang giao với Vatican trên cấp bậc Đại sứ (Nonce). Tin đưa đi đưa lại và dàn xếp cả mấy năm vẫn không đạt được kết quả mong muốn.

Ông Ngô Đình Nhu đã hiểu rõ được thế lực của Vatican trên thực tế. Ngoài Anh, Pháp Mỹ thì Vatican cũng là một “Voix”1 trong thế lực quốc tế.Nếu được Vatican ủng hộ công khai thì chế độ miền Nam vừa có bề thế vừa tạo được một số yếu tố quan trọng để áp đảo miền Bắc trên mặt trận ngoại giao.

Cuộc dàn xếp đã âm thầm diễn ra trong 7, 8 năm. Bác sĩ Tuyến cũng như Đại sứ Nguyễn Dương Đôn (tại Ý) Đức Khâm sứ Brini, Ngoại trưởng Việt nam Cộng hoà, ông Ngô Đình Nhu đều là những người đóng vai trò tích cực trong cuộc thảo luận để thiết lập bang giao với Vatican qua một đường hướng mới. Ta có thể mô tả cuộc dàn xếp đó theo một hình thức đối thoại như sau:

– Tổng thống Diệm: Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi độc lập. Miền Nam là một lãnh thổ có chủ quyền, là một quốc gia muốn nối liên lạc với Vatican trên cấp bậc Đại sứ.

– Toà thánh Vatican: Vatican biết rõ như vậy. Trên phương diện tinh thần, Vatican ủng hộ Việt Nam Cộng hoà và cư xử với Chính phủ như một quốc gia độc lập. Nhưng trên thực tế Việt Nam còn bị chia cắt Miền Bắc do cộng sản nắm chính quyền, trên thực tế họ vẫn là đại diện có thẩm quyền của một nửa lãnh thổ Việt Nam và ở đó, Giáo hội vẫn có trách nhiệm với giáo dân. Hàng Giáo phẩm Miền Bắc vẫn thuộc quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng.

Và Toà thánh Vatican còn dè dặt chưa thể dứt khoát, nhiều người thường lầm tưởng Khâm sứ Toà thánh tại Việt Nam tương đương với một Đại sứ và như vậy Toà thánh đã công nhận và thiết lập quan hệ bang giao với miền Nam Việt Nam. Sự thực vị Khâm sứ chỉ là vị đại diện có tính cách tôn giáo (Délégué Apostohque). Khâm sứ Toà thánh tuy đi xe mang số dành cho ngoại giao đoàn và được hưởng quy chế ngoại giao thì đó chỉ là trường hợp đặc cách.

Cấp bậc của vị Khâm sứ chỉ được xếp ngang hàng với một Tổng lãnh sự. Từ khi tuyên cáo thành lập chế độ Cộng hoà, Tổng thống Diệm rất mong mỏi được Vatican “chiếu cố” nâng hàng Khâm sứ lên hàng Đại sứ.

Vatican vẫn hờ hững. ông Ngô Đình Nhu đưa ra một điều kiện trong trường hợp Vatican chấp nhận đặt Đại sứ tại Sài Gòn. Điều kiện ông Nhu muốn Toà thánh chấp nhận lại quá tế nhị, nhưng thực tại miền Nam phải nêu như vậy: Tổng thống là một tín đồ Thiên Chúa giáo. Mà Thiên Chúa giáo chỉ có gần 2 triệu người trong tổng số 14 triệu dân miền Nam Việt Nam. Nếu Toà thánh đặt Sứ thần tại Sài Gòn thì vị Sứ thần đó có nên từ chối chức vị Niên trưởng ngoại giao đoàn không”.

Toà thánh vẫn im lặng. Nhưng ông Nhu và Bộ tham mưu của ông lại băn khoăn: Trường hợp Vatican chấp thuận đặt Đại sứ tại Sài Gòn, lợi thì có lợi nhưng lại gặp một số tiểu tiết rất tế nhị theo truyền thông ngoại giao.

Vị Đại sứ Toà thánh đương nhiên trở thành Niên trưởng Ngoại giao đoàn (một chức vị danh dự nếu không có Đại sứ nào ở miền Nam Việt Nam lâu năm nhất so với các Đại sứ khác). Như vậy sẽ không thuận lợi đối với tâm lý quần chúng nhất là quần chúng chiếm 85% không Thiên Chúa giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, Ba hai, Phật giáo, Khổng giáo…) Vì rằng, nếu là Niên trưởng Ngoại giao đoàn thì vị Đại sứ Toà thánh phải xuất hiện hàng đầu trong các cuộc lễ nghi chính thức và chính ông sẽ đại diện đoàn Ngoại giao chúc mừng Tổng thống theo truyền thống Ngoại giao quốc tế, hoặc can thiệp đến quyền lợi của Ngoại giao đoàn. Đây quả là một vấn đề nan giải.

Cuối cùng theo ý ông Nhu thì cứ tạm thời duy trì như cũ, nghĩa là giữ nguyên cấp bậc Khâm sứ Mặt khác, Đại sứ Việt Nam Cộng hoà tại Ý sẽ linh động giao thiệp hẳn với Vatican theo mức quan hệ bình thường.

Như trên đã viết, Tổng thống Diệm là một nhà quốc gia cực đoan. Trong đời sống cá nhân của ông thì tôn giáo là thiêng liêng nhất nhưng trong đời sống quốc gia nhiều khi địa vị tôn giáo đã trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên nhiều chuyện vặt vãnh rất không đáng nói lại trở nên những yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý, quần chúng có mặc cảm rằng Tổng thống Diệm đã “Công giáo hoá ” quốc gia Việt Nam Cộng hoà. Chẳng hạn sau mỗi bài diễn văn hay thông điệp Tổng thống Diệm bao giờ cũng kết luận: “Xin ơn trên phù hộ cho chúng ta ” Sự thực đó là thành ý của ông và ông muốn chứng tỏ ông chống lại chủ nghĩa vô thần và tin nơi Thượng đế. Nhưng đồng bào không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo lại cảm thấy khó chịu mặc dầu chữ phù hộ là một chữ quen dùng trong các lời khấn vái và văn sử cúng tế ông bà.

Trên thực tế thì ông Diệm luôn luôn tỏ ra khó tính đối với Thiên Chúa giáo và nhất là những cha cố “cầu cạnh”. Với mặc cảm thượng tôn uy quyền quốc gia, Tổng thống Diệm qua nhiều trường hợp đã tỏ ra quá coi thường trong cách xử sự với hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo.

Theo giới thân cận, vào khoảng tháng 3-196l một vị Linh mục thừa phái từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn và xin gặp Tổng thống Diệm. Sĩ quan tuỳ viên vào trình:

“Thưa, có cha P xin vào hầu Tổng thống”. Tổng thống Diệm hỏi: “Còn có những ai ngoài đó”. Sĩ quan tuỳ viên kể thêm một số nhân vật quan trọng ngồi chờ ngoài phòng khách để được vào tiếp kiến. Khi nhắc đến Thiếu tá Nguyễn Văn Minh,Tỉnh trưởng An Giang, ông Tổng thống nói “Gọi nó vô”. Ông Tổng thống tiếp 3 người khoảng chừng 2 giờ sau đó mới bảo sĩ quan tuỳ viên: ‘Mời ông cha vô”. Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi không đầy nửa giờ. Sau đó, thấy ông Tổng thống giận dữ mặt hầm hầm.

Sau này Linh mục P tiết lộ: Linh mục đã trình bày thẳng thắn với Tổng thống về một số Linh mục miền Nam Việt Nam có những lạm dụng quá đáng về việc khai thác rừng lấy gỗ bán và làm cho thường dân rất bất mãn, nhất là đồng bào Thượng.

Một tuần sau, bất thần Tổng thống Diệm đi kinh lý Cao nguyên. Sau đó có những chỉ thị rất nghiêm ngặt về việc khai thác rừng.

Lần ấy ông nổi giận mắng Đại tá Lê Quang Trọng Tư lệnh sư đoàn 23 “Mi làm Tư lệnh trông coi lãnh thổ mà mi không biết chi hết”. Ông Tổng thống ra lệnh: “Bất kỳ ai phá rừng chặt cây mi bắt bỏ tù cho ta”. Ông nhắc đi nhắc lại trong cơn tức giận “Bắt bỏ tù, bất kỳ ai”.

Từ đó Tổng thống lại càng có mặc cảm đối với một số cha hay có tính “lo toan chạy chọt”.

Tuy vậy tại các địa phương cũng như các cấp chỉ huy vì hèn cũng có, vì nhu nhược cũng có, vì quá sợ thượng cấp cũng có cho nên đã xúm nhau bợ đỡ các vị Linh mục tất nhiên là một thiểu số. Họ ngán “các cha cố” vì cho rằng. các cha cố có ảnh hưởng rất nhiều tới Tổng thống và nói gì Tổng thống nghe nấy. Do vậy, cứ áo dài đen vào cửa công nào thì công việc đều sẽ qua trôi chảy.Trong sự lạm dụng về những vụ lặt vặt như xin giấy tờ, xin môn bài cho đạo hữu, xin hợp thức hoá đất đai v.v.. Những “áp phe” (2) vặt vãnh đó đã gây nên nhiều chuyện ngộ nhận.

Song thực tế giới thân cận nhất tại dinhTổng thống đều xác nhận rằng Tổng thống Diệm (khác với ông Nhu và ông Cẩn) ông đều luôn hết lòng, cung kính hàng giáo phẩm. Nhưng ngoài Đức cha Ngô Đình Thục thì chẳng một ai có thể lay chuyển được ông Tổng thống… Nhiều Linh mục được ông hỏi ý kiến nhưng hỏi để mà hỏi thế thôi.

Linh mục Hồ Văn Vui được coi là một tu sĩ có nhiều uy tín trong giới Thiên Chúa giáo tại miền Nam. Dạo năm 1958, Linh mục Vui đã nhiều lần công khai phê phán chế độ và trong một bài thuyết giảng tại nhà thờ Đức Bà, Linh mục Hồ Văn Vui đã lên tiếng phê bình Chính phủ một cách vô tư thẳng thắn. Khi nghe được tin Linh mục công kích Chính phủ, Tổng thống Diệm tỏ vẻ tức giận:

Nhà thờ là nơi tôn nghiêm tại sao lại đưa chính trị vào vô đó mà công kích Chính phủ.

Ông Nhu cũng tỏ vẻ tức giận nói với bác sĩ Trần Kim Tuyến: Tại sao Đức cha Simone Hoà Hiền lại để cho Cha Vui nói lôi thôi như vậy, việc nhà thờ tại sao lại đem chuyện nhà nước xía vô. Giận Linh mục Vui thì ít, nhưng không bằng lòng đức cha Hoà Hiền thì nhiều.

Lời nói đi thì nhẹ, nói lại thì nặng. Tổng thống Diệm lại bị mấy ông Dân biểu và Bộ trưởng “xàm tấu” rằng: “Cha Vui công kích Tổng thống thế này, kết án Chính phủ thế kia”. Do đó càng tạo nên hố sâu ngăn cách cho nên thay vì tìm gặp Linh mục để tỏ rõ sự tình, ông Ngô Đình Diệm với uy quyền của một Quốc trưởng không gặp linh mục và cũng không công khai bày tỏ thái độ nào với địa phận Sài Gòn. Mặt khác ông lại bảo ông Chủ tịch Quốc hội và vài ông Dân biểu (là những giáo dân thuộc địa phận Sài Gòn) tìm cách khác để đức cha Simone Hoà Hiền thuyên chuyển Linh mục Vui đi một nơi khác.

Qua vụ cha Của và cha Vui, giáo dân miền Nam tuy ngoài mặt vẫn vui vẻ với chính quyền nhưng thâm tâm đa số có mặc cảm rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã xử ức họ và coi thường giới công giáo Việt Nam.

Riêng vụ cha Của thì lỗi cũng không phải do nơi cha mà quy hoàn toàn trách nhiệm cho Tổng thống Diệm cũng là oan. Số là sau khi quân đội Viễn chinh Pháp rút lui một vài sĩ quan người Pháp đã bán rẻ cho cha Của mấy chiếc xe thuộc loại phế thải. Sau Nha Công an Nam Việt do Trung tá Trần Bá Thành là Giám đốc đã làm nổ tung vụ này. Sự việc xảy ra mấy hôm sau mới đến tai Tổng thống Diệm. Nhưng ông lại không can gián và cứ để mặc đấy cho toà xử để làm gương, nếu xét thấy có tội…Vụ này Trung tá Thành muốn chứng tỏ tinh thần vô tư và cứng rắn của Công an và ông đặt Tổng thống Diệm trước một việc đã rồi.

Việc xét xử cha Của tuy tình ngay nhưng lý gian, đã gây nên mâu thuẫn trầm trọng giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và giáo dân thuộc Địa phận Sài Gòn.

Lúc ấy dư luận xầm xì rằng, nếu cha Của thuộc đia phận Vĩnh Long của đức cha Ngô Đình Thục thì cho dù, có phạm pháp thực cũng không sao. Dư luận lại xầm xì rằng: Cha Của là con tốt thí vì sự bất hoà giữa đức cha Simone Hoà Hiền và gia đình Tổng thống Diệm.

Từ đó sự liên lạc giữa Địa phận Sài Gòn và gia đình Tổng thống Diệm càng trở nên lạnh nhạt xa cách. Cuối cùng đức cha Simone Hoà Hiền lên trọng nhậm Địa phận Đà Lạt cũng là một cách tế nhị của Giáo hội Thiên Chúa giáo muốn tìm lại không khí tốt đẹp giữa chính quyền Ngô ĐìnhDiệm với địa phận Sài Gòn qua một con người trung dung hiền dịu là đức cha Nguyễn Văn Bình.

Chùm mâu thuẫn và ngộ nhận

Năm 1961, 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngồi trên một nồi “Súp de” sôi bỏng đầy mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa chính quyền với các “khối quần chúng”, mâu thuẫn giữa chính quyền với quần chúng trong hệ thống ấp chiến lược của chính quyền, mâu thuẫn ngấm ngầm giữa chính quyền và các tôn giáo trong đó có cả Thiên Chúa giáo. Mâu thuẫn và nứt rạn phân hoá ngay trong giới thân cận của Tổng thống Diệm, mâu thuẫn giữa ông Nhu với ông Cẩn, mâu thuẫn giữa ông Cẩn với đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục. Rồi còn bao nhiêu những “mâu thuẫn” ở ngay trong hàng ngũ thượng tầng của chế độ. Cái chùm mâu thuẫn này không phải là mâu thuẫn về chính kiến mà lại mâu thuẫn do những cá tính dị biệt cùng thành kiến và ngộ nhận. Người có quyền thế nếu có thành kiến với ông A và ông A là Phật giáo, rồi ông A bị thất sủng thì y như rằng thành kiến cá nhân trở thành kỳ thị tôn giáo. Rồi ông Bộ trưởng người Nam có thành kiến và ngộ nhận về ông C do đó ông C bị thất sủng, ông C là người Bắc thì y như rằng thành kiến và ngộ nhận trở thành kỳ thị Nam-Bắc… Chúng tôi nêu ra hai trường hợp sau đây để có thể thẩm định ông Diệm có kỳ thị tôn giáo không? Đó là trường hợp ông Võ Văn Hải, Chánh Văn phòng đặc biệt của Tổng thống và ông Nguyễn Đình Thuần. Ông Hải là người thân cận của Tổng thống Diệm và như ruột thịt của ôngDiệm khi ông Diệm chưa chấp chánh. Có thể nói, hai người đó một già, một trẻ keo sơn với nhau như định mệnh đã an bài, và không thể rời bỏ nhau được. Nếu đòi hỏi điều kiện khoa bảng thì ông Hải là một nhà khoa bảng. Ông Hải lại là người cần cù biết việc, có đủ lòng tin cẩn của Diệm. Nhưng trong suốt 9 năm ông Hải phải đóng vai trò của một người bị “ông Diệm sáng cằn nhằn, chiều la lối”. Song ông Hải trước sau vẫn chỉ là một Chánh Văn phòng bù đầu suốt tháng năm và ông đã không hề được chế độ đặt ông ở một vị trí khác (người nào ở trong trường hợp ông Hải mà chẳng mơ ước có thể thi thố được tài năng). Ông Hải lại kỵ ông Nhu.

Phải công nhận rằng, ông Hải tuy thân thiết với Diệm nhưng ông giữ được sự khí khái và lại xa cách ông Nhu. Đó cũng là lý do ông Hải là một Phật tử thuần thành, sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo…nhưng không phải vì lý do tôn giáo khác biệt mà ông Hải không được làm việc trong bộ này hay bộ khác…ông Diệm coi ông quá thân thiết và chức vụ Chánh Văn phòng chính là phần trái tim ông Diệm trao cho ông ấp ủ khiến ông Hải phục vụ hết mình, nhưng bổng lộc của chế độ thì lại do những ai “nhanh chân lẹ miệng thụ hưởng”.

Trong chế độ có rất nhiều người ở vào trường hợp ông Hải…nhưng lại được ông Diệm tin yêu, tín nhiệm như ruột thịt. Vấn đề tôn giáo ông không quan tâm vì nếu quan tâm thì hẳn nhiên ông Hải không được tin dùng…Tuy có điều, ai được ông Diệm coi như tâm huyết thì nhiều khi lại có cảm tưởng bị thất sủng, bỏ rơi. Đồng thời có một số người khác “may tay” lại lên như diều gặp gió. Đó là trường hợp ông Nguyễn Đình Thuần. Ai cũng biết, ông Thuần là “đàn em” của ông Trần Trung Dung, và đã làm báo cho ông Dung từ ngày còn ở Hà Nội. Ông Dung được coi như một bạn bè thân thiết của Ngô Đình Nhu. Ông thuộc gia đình công giáo đại gốc.

Khi ông Dung là Bộ trưởng Phụ tá Quốc phòng thì cất nhắc đàn em là Nguyễn Đình Thuần lên Đổng lý Văn phòng. Ông Dung tuy là thân cận của ông Nhu và cũng là hàng con cháu trong gia đình nhưng đến năm 1960 thì ông Dung rời bỏ Bộ Quốc phòng (18-10-1960) và ông Thuần được cử thay thế. Dạo ấy có dư luận cho rằng ông Dung bị ông Thuần “đá” và tranh chức Bộ trưởng. Sự thực không đúng như vậy.

Tuy tin cẩn ông Dung nhưng ông Diệm lại không “chịu” cách thức làm việc của ông. Ông Diệm vẫn thường cằn nhằn “Ông ta làm Bộ trưởng Quốc phòng mà không hiểu công việc gì cả. Khi hỏi đến chỉ nói những vấn đề đâu đâu”. Ông Dung tuy xuất thân từ một Tri huyện nhưng có lẽ cái “chất Tri huyện” chưa thấm sâu vào mạch máu ông cho nên ông không có cái cần cù mẫn cán của một người ngồi viết công văn, đọc báo cáo và ghi nhớ hồ sơ, cho nên khi ông Diệm hỏi đến các công việc gì ở Bộ Quốc phòng thì ông Dung chỉ tường trình một cách tổng quát.

Tổng thống Diệm không chịu như vậy, cho nên ông phải gọi thẳng ông Đổng lý. Ông Đổng lý Thuần vốn là người thông minh, sắp đặt công việc có hệ thống tuy bị ghi nhận là quá lanh chân, lẹ miệng. Có lẽ nhờ vậy, mỗi khi ông Diệm hỏi đến công việc ông đã trả lời rất vừa ý ông Diệm. Hồ sơ này thế này, hồ sơ này thế kia…Mà thực ra trên phương diện tổng quát, ông Thuần lại thiếu khả năng của một Bộ trưởng Quốc phòng vào thời chiến. Thế nhưng ưu điểm của ông là “Tổng thống gọi thì thưa ngay, hỏi hồ sơ nào thì có liền”.

Do đó, thay vì tìm sự công tác trên bình diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng ở nơi ông Trần Trung Dung, thì ông Diệm lại chỉ sai phái và hỏi han ông Đổng lý. Khi ông Dung vào làm việc với Tổng thống thì chỉ muốn mau chóng trình bày một cách tổng quát rồi tuỳ nghi thi hành, ông Thuần thì trái lại sẵn sàng có thể ngồi đến bao giờ cũng được để nghe lời ”dạy”. Vốn là người cô đơn khắc kỷ và ưa được dài lời chuyện trò lan man qua công việc Tổng thống Diệm đã tìm được một người vừa ý như ông Thuần luôn luôn biết lắng nghe và làm rất vừa ý. Ngày này qua tháng khác và luôn chứng tỏ tài mẫn cán, ông Thuần trở thành người Tổng thống Diệm coi là giới “biết việc”. Khi luật sư Nguyễn Hữu Châu rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Phủ Tổng thống, ông Diệm chưa biết tìm ai thay. Ông Nhu biết ý ông anh nên để tuỳ ý ông anh “để ông muốn tìm ai thì tìm”, ông Nhu cũng không đoán nổi ông anh sẽ chọn ai. Có điều là cho đến phút chót khi Tổng thống Diệm quyết định chọn ông Thuần làm Bộ trưởng Phủ Tổng thống, thì chính ông Nhu vẫn tưởng ông Thuần sẽ được ông Diệm bổ nhậm là Đặc sứ tại Tunisie. Ngay ông Thuần cũng không hay biết. Khi Lương Khải Minh gọi điện thoại báo cho ông Thuần hay: “Moa có lời mừng cho toa”. Ông Thuần ngạc nhiên: “Thưa anh có chuyện gì vậy?” “Toa được cử làm Bộ trưởng Phủ Tổng thống”. Cho đến lúc ấy ông Thuần mới biết là mình đã được ông Diệm tín nhiệm ở chức vụ quan trọng như vậy.

Ông Thuần trở thành Bộ trưởng Phủ Tổng thống sau này kiêm nhiệm Bộ trưởng phụ tá quốc phòng (thay thế ông Trần Trung Dung) rồi lại được tạm giữ chức Bộ trưởng phối hợp An ninh (Chính phủ cải tổ ngày 28-5-1961). Giới thân cận phủ Tổng thống cho rằng: ông Thuần là người biết “chiều ý” Tổng thống đến tuyệt mức.

Cái sự lên như diều gặp gió của ông Thuần cũng như sự “dẫm chân một chỗ” của bao nhiêu người khác đã tạo nên mầm bất mãn tuy không ai nói ra, và cái mầm bất mãn “trong nhà” đã không bùng nổ vì còn một Tổng thống Diệm. Vì thế những mâu thuẫn không tạo nên sức ép và những tia điện.

Trong cuộc tiếp xúc và tâm tình với các “nhân chứng ” thân cận Tổng thống Diệm, chúng tôi thấy rằng phần lớn những cộng sự viên thân tín của ông đều là Phật giáo. Điển hình là ông Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần, bác sĩ Bùi Kiện Tín, ông Võ Văn Hải, Đại tá Đỗ Mậu cũng như Trung tá Cao Văn Viên. Các Tư lệnh lữ đoàn Liên biệt phòng vệ phủ Tổng thống như Đại tá Hoàng Văn Lạc, Trung tá Lê Ngọc Triển đều là Phật giáo ngoại trừ Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, vị Tư lệnh cuối cùng của Lữ đoàn này là tín đồ Thiên Chúa giáo. Vì ông Tổng thống mặc cảm với Thiên Chúa giáo nên nhiều viên chức Công giáo ở trung ương đã không được Tổng thống Diệm cất nhắc nên chức vụ quan trọng…Tư lệnh các binh chủng như lữ đoàn nhảy dù, Lữ đoàn Thuỷ quân lục chiến trước sau từ Đại tá Đỗ Cao Trí, Nguyễn Chánh Thi đến Cao Văn Viên và Trung tá Lê Nguyên Khanh đều là Phật giáo…Vậy thì Tổng thống Diệm có kỳ thị Phật giáo hay không, sử gia sau này sẽ phán đoán công minh. Điều rõ rệt là Tổng thống Diệm quá nhiều mặc cảm và thành kiến sâu nặng đối với một số chánh khách thuộc Đảng Đại Việt gồm quan lại đã từng tham chánh dưới thời Thủ tướng Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Tâm…


1. Tiếng nói quan trọng 

2. Vụ buôn bán làm ăn 

 

Chương 6: Từ chế độ Ngô Đình Diệm

và cái chết của ông Ngô Đình Cẩn

Cái chết của một Tổng thống như ông Ngô Đình Diệm, tất nhiên không phải là một sự vô lý đơn giản như người ta thường nghĩ. Nó đã được sửa soạn tinh vi, vì làm thế nào để giết một ông Tổng thống đã cầm quyền 9 năm không phải là chuyện “tuỳ hứng”.

Người em út

Quanh cái chết của Tổng thống Diệm đầy rẫy những sự vô lý nông nổi bi thảm. Sau khi ông chết đi, lại còn bao nhiêu sự vô lý khác. Chữ vô lý ở đây xin được hiểu theo sự suy đoán trong bản chất và tinh thần Việt Nam vốn trọng tình cảm, sự trung hậu và lễ nghĩa.

Một trong những sự vô lý đó là cái chết của ông Ngô Đình Cẩn người em thứ 5 của Tổng thống Diệm. Cái chết này đã được công khai hợp pháp hoá vì ông Cẩn được ra toà xét xử. Nếu bị viên công tố gay gắt buộc tội thì cũng chả có cái gì vô lý. Khi đảo chính bùng nổ thì Tướng Đỗ Cao Trí đang là Tư lệnh Vùng I chiến thuật. Ông tướng này là người có thẩm quyền duy nhất tiếpthu toàn vẹn những gì có ở bên trong căn nhà tổ ấm của gia đình họ Ngô. Ông Cẩn tưởng đã thoát thân…dù tấm thân chỉ còn hai bàn tay trắng. Trong cuốn Việt Nam Crisis, hai tác giả Stephen Pan và Daniel Lyons đã viết như sau:

“Ông Cẩn lúc đầu ty nạn tại nhà dòng Chúa Cúu Thế. Nhưng những người từng được ông giúp đỡ sợ rằng: Nếu chứa chấp ông, sẽ có thể bị các nhà lãnh đạo đảo chính nghiêm trị nên ông Cẩn phải qua toà Lãnh sự Mỹ tại Huế xin trú ẩn. Toà Lãnh sự này phải xin chỉ thị của toà Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Đại sứ Hennry Cabot Lodge trả lời rằng Lãnh sự Mỹ không được phép cho ông ta ty nạn nhưng lại, đồng thời ra lệnh đưa ngay ông Cẩn vào toà Đại sứ Mỹ. Nhưng khi ông Cẩn đến Sài Gòn toà Đại sứ Mỹ liền trao ông Cẩn cho Hội đồng quân nhân cách mạng xét xử. Theo nguồn tin có thẩm quyền mà hai tác giả được biết, toà Đại sứ Mỹ đã hội ý với Hội đồng quân nhân cách mạng và buộc Hội đồng phải cam kết 3 điều kỉện thì toà Đại sứ mới dẫn độ: 1) Phải được xét xử minh bạch và công khai. 2) Không được đối xử tàn nhẫn. 3) Không bị bắn hoặc giết”.

Stephen Pan và Daniel Lyons viết: “Trong tình cảnh lúc bấy giờ, nếu tin tưởng vào cuộc xét xử minh bạch, công khai thì thật là ngây thơ. Mặc dù trong thời gian đó, ông Cẩn đang bị yếu nặng với hai căn bệnh áp huyết cao và tiểu đường. Với cách đối xử rất tồi tệ lại thiêú thuốc men, chăm sóc trong tù thì ông Cẩn chắc chắn sẽ không sống thêm được bao lâu.

Nhưng dù quá yếu đến nỗi không đứng nổi, ông ta vẫn bị cột vào cái trụ đứng và bị bắn”.

Stephen Pan và Daniel Lyons thắc mắc: Người ta còn nhớ hồi tháng 8-63 một nhà sư (…) đã lánh nạn trong toà đại sứ Mỹ và được Đại sứ Cabot Loadge bảo vệ an toàn trong 9 tuần lễ, nghĩa là cho đến ngày hai anh em ông Diệm bị giết. Hãy để cho lịch sử phán xét nhũng sự việc mâu thuẫn như trên”.

Nếu ông Cẩn bị đem ra xử bắn trước cuộc chỉnh lý của tướng Khánh, thì cũng có thể giải thích được. Nhưng ông Cẩn lại bị xử tử khi tướng Khánh lên cầm quyền và Cabot Lodge vẫn còn tiếp tục là Đại sứ ông Lodge thường được coi như quan thầy quyền uy của tướng Khánh. Mấy ngày sau cuộc chỉnh lý, người ta cho rằng rất có thể ông Cẩn được tha và cho xuất ngoại. Vì dù sao tướng Khánh cũng là một trong mấy người con tinh thần của ông Diệm và tướng Khánh đã trung thành với ông Diệm cho đến phút cuối cùng dinh Gia Long bị mất vào tay quân đảo chính. Chiều ngày 11 tướng Khánh từ Pleiku còn gọi điện cho tướng Cao ở Cần Thơ, hối thúc ông Cao đem quân về cứu Tổng thống Diệm. Tướng Khánh cho biết không thể đem quân về được vì Quân đoàn 2 quá xa…Tướng Cao tin cho tướng Khánh rõ là tướng Minh, Khiêm và các Đại tá Đỗ Mậu, Nguyễn đức Thắng hứa là bảo đảm tính mạng Tổng thống Diệm và ông Nhu. Tướng Khánh trả lời: “Không tin được tụi nó đâu chúng nó nói vậy mà làm khác”. Tướng Khánh vẫn giữ lòng trung thành cho đến phút chót. Thế nhưng…quyền lợi cá nhân và địa vị đã thay đổi lòng người.

Khi ông Cẩn bị đưa ra toà, người ta vẫn tin rằng có thể ông sẽ bị xử qua loa. Khi bị kết án tử hình người ta vẫn tin ông Cẩn sẽ được Quốc trưởng Dương Văn Minh chấp thuận đơn ân xá.

Cuối cùng vào một buổi chiều ánh nắng còn chan hoà, tử tội Ngô Đình Cẩn được khiêng ra pháp trường trong vòng thành khám Chí Hoà. Tay bị trói chặt vào cây cột giữa pháp trường và bị bắn gục trước sự chứng kiến của những người trước kia ra vào dinh ông Cẩn thường khúm núm như gia nhân. Đại sứ Lodge là người đã buộc “Hội đồng Quân nhân cách mạng” phải cam kết không được xử bắn ông Cẩn, khi ông Cẩn nhận từng loạt đạn, Lodge vẫn còn là vị Đại sứ Mỹ đầy uy quyền tại miền Nam Việt Nam. Rồi có các giả thuyết được nêu ra:

1. Ông Khánh làm như thế để chiều lòng những áp lực khác đang đè nặng lên ông.

2. Ông Khánh chủ trương thanh toán ông Ngô Đình Cẩn vì áp lực của “những người” từng ra luồn vào cúi dưới trướng “Cố vấn chỉ đạo”…

3. Ông Khánh chủ trương thanh toán ông Cẩn chỉ vì vụ “tài sản” của ông Cẩn mà ông Khánh đã được chia phần kể từ khi ông ra nhậm chức Tư lệnh Vùng chiến thuật I thay thế tướng Trí.

Sét đánh ngang đầu

Sáng ngày 2-11 -1963 tại tư thất ông Cẩn chuông điện thoại reo vang. Âm vang của hồi chuông thật rền rĩ réo rắt trong buổi sáng tinh sương. Điện thoại gọi từ Đà Nẵng. Đại uý Minh nhấc máy lên. Từ phía đầu dây bên kia, vẫn giọng tướng Trí ngập ngừng, cắt quãng, rời rạc. Lời tướng Trí được ghi nhớ như sau: “Anh thông báo ngay cho Cậu biết, Sài Gòn vừa báo tin cho tôi hay là Tổng thống và ông Cố vấn chánh trị đã tự tử chết rồi. Tôi không hiểu ra sao nữa…”. Đại uý Minh chân tay bủn rủn, có cảm tưởng như đang nghe điện thoại trong cơn mê của giấc ngủ say. Ông hỏi đi hỏi lại tướng Trí hai ba lần. Tướng Trí xác nhận: “Sài Gòn vừa báo cho tôi hay nhu vậy”..Lúc ấy Đại uý Minh mới tin đây là sự thực – một sự thực phũ phàng ngoài trí tưởng tượng của ông. Nhưng tưởng tượng quả là vô lý? Khi báo cho ông Cẩn hay hung tin này, ông Cẩn vẫn không tin và nói: “Làm gì có chuyện động trời như vậy”. Nhưng Tổng thống Diệm và ông Nhu đã chết… dù ông Cẩn có không tin là thực thì sự thực vẫn tàn nhẫn xảy ra như thế.

Ngay lúc đó, Đại uý Minh cho người đi báo hung tin cho cha Thuận. Sáng ngày 2- 11 màn tang đã bao phủ căn nhà tổ ấm của gia đình Tổng thống Diệm ở miền Phú Cam nơi hai anh em ông Diệm đã sinh ra và lớn lên. Lúc đó chung quanh ông Cẩn vẫn còn đầy đủ các cộng sự viên thân tín, trong đó có ông Đào Quang Hiển Giám đốc nha Công an Trung nguyên Trung phần.

Rồi chiều mùng 2, buổi chiều nặng nề như những phiến đá đè nặng trên phận người mong manh. Khoảng 1 giờ 30, Đại uý Minh được lệnh của ông Cẩn gọi điện thoại cho tướng Trí và mời tướng Trí ra Huế để báo cáo cho ông Cẩn rõ nội vụ. Huế cho đến lúc ấy vẫn tương đối yên tĩnh.

Khoảng 3 giờ, bỗng nhiên đoàn thiết giáp của thiếu tá Tuấn đến bao vây vùng Phú Cam và căn nhà ông Cẩn (Thiếu tá Tuấn sau thăng Trung tá và bị chết thảm trong biến cố Tết Mậu Thân tại trường Thiết giáp Gò Vấp Sài Gòn). Tình hình Huế bắt đầu ngột ngạt, dao động và như cây nước giữa biển nặng đang bắt đầu vỡ ra và dâng cao. Trong giờ phút cuối cùng này, một nhân chứng thuật lại: ông Cẩn đã mất tinh thần vì xúc động trước cái tin hai ông anh bị giết chết. Chung quanh ông vẫn còn đầy đủ cộng sự viên như Minh, Trọng, Độ…

Khoảng 9 giờ đêm mùng 2, Huế bắt đầu chuyển động như cơn sóng trong trận cuồng phong. Trời tê buốt hoang vắng và đầy đe doạ, bất trắc thê lương. Dân Huế vây quanh radio nghe đài Sài Gòn, BBC và VOA… Hồi hộp, rung động, kích thích… Rồi một nhóm người tự động quy tụ lại như một hình thức Hội đồng Quân nhân cách mạng. Đứng đầu là Trung tá Mô, Thiếu tá Hiếu và ông Đào Quang Hiển. Ba viên chức này đến gặp Đại uý Minh đòi đưa họ vào gặp ông Cẩn. Lúc ấy đoàn thiết giáp của Thiếu tá Tuấn đang bao vây nhà ông Cẩn nhưng chỉ có tính cách giữ gìn an ninh trật tự và theo lời tướng Trí là “để bảo vệ sanh mạng của ông Cẩn và đề phòng một khi dân chúng làm hoảng”…quân đội có thể can thiệp kịp thời.

Thể theo yêu cầu của Trung tá Mô cũng như Thiếu tá Hiếu…Đại uý Minh vào tìm gặp ông Cẩn trong khi đó 3 viên chức vẫn đứng chờ ở ngoài. Nhà lúc ấy vắng ngắt không còn ai, không khí đầy một nỗi bi thương đổ vỡ. Bé gái Kính cho Đại uý Minh hay là ông Cẩn đã trốn khỏi. Để đánh lạc hướng phe ông Mô, Đại uý Minh cho bọn ông Mô hay là ông Cẩn hiện đang bị mệt và đang nằm nghỉ, mai sẽ vào gặp sau. Thực ra lúc ấy ông Cẩn đã vào trú ẩn tại nhà dòng Chúa Cứu thế.

Tẩu vi thượng sách

Trong bước đường cùng thì trong 36 kế, “tẩu vi thượng sách” chước “chuồn” vẫn là hơn cả. Tuy nhiên ông Cẩn rời căn nhà tổ ấm cùng với cơn đau của loài chim bị bắn trúng cả hai cánh khi đang tung bay.

Qua ngày thứ 3, Huế vẫn còn tương đối yên tĩnh, tuy trong dân chúng bắt đầu chuyển động, đang bắt đầu một trận cuồng phong cho sóng đổ lên cao. Từ Đà Nẵng, tướng Trí gọi điện thoại cho biết ông sẽ trở ra Huế với tư cách đại diện cho Hội đồng Quân nhân cách mạng.

Lúc ấy, ông Cẩn bắt đầu lâm bệnh, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt như lạc mất tinh thần. Ông xúc động một cách khó tả trước cái chết của hai ông anh.

Bên cạnh ông trong những giờ phút đó vẫn còn một số cộng sự viên thân tín như cha Thuận (người cháu ruột của ông). Cho đến giờ phút đó vẫn không thấy ông Cẩn quan tâm gì đến tiền bạc tài sản. Khi Đại uý Minh vào thăm ông (tại một căn nhà trong nhà dòng Chúa Cứu thế) ông rớm nước mắt và nói: Thôi hết rồi Minh ơi. Và những người có mặt đều khóc theo ông.

Ông Cẩn nằm trên giường nệm, vắt chân chữ ngũ, nước mắt giàn giụa trên gò má. Căn bệnh áp huyết của ông bắt đầu tái phát.

Ông bảo Đại uý Minh gọi điện thoại cho tướng Trí, nhắn tướng Trí vào Huế ngay để ông có đôi điều dặn dò.

Huế lúc ấy bắt đầu sôi động. Thiếu tá Hiếu, Trung tá Mô, ông Đào Quang Hiển và một số “bá quan văn võ “ đã đứng về phe đảo chính. Biến chuyển mau lẹ quá. Huế ngỡ ngàng, rồi Huế bùng lên trong cuộc nổi lửa.

Chiều 3-11, tướng Trí từ ngoài Đà Nẵng vào Huế. Quân đội vẫn làm chủ tình hình Huế.

Không có tiếng súng nổ, không đổ máu. Sự lặng lẽ trong cơn dao động hoang mang. Ảnh của Tổng thống Diệm vẫn còn được treo ở nhiều công sở. Người đầu tiên mà tướng Trí tìm gặp lại là Đại uý Minh. Đây là mẩu đối thoại giữa hai người:

– Bây giờ Cậu ở đâu? Tướng Trí hỏi.

– Cậu đang ở trong nhà dòng Chúa Cứu thế. Đại uý Minh đáp.

– Anh em cứ an tâm, không có gì phải lo sợ. Mọi việc ở ngoài này đã có tôi.

– Là sĩ quan của quân đội, tôi phải tuân theo lệnh của Thiếu tướng.

– Anh cho tôi gặp ông Cậu. Tôi ra đây với tư cách đại diện Hội đồng Quân nhân cách mạng – Lời tướng Trí.

Lúc ấy ông Cẩn vẫn nằm trên chiếc giường sắt, cơn đau đã bớt. Ông lấy trầu ra ăn. Ông Cẩn cho gọi một cộng sự viên thân cận và nói giọng thều thào “Chiếc bao bố ném ở dưới gậm giuờng (trong căn nhà Phú Cam) trong đó có 24 ki lô vàng. Chiếc valise gồm một số gia bảo và qúy vật v.v.. Mày lo liệu giữ gìn không thì tụi nó lấy hết. Số bạc mặt tao vẫn để trong tủ…”. Ông Cẩn còn dặn dò thêm: “Mày trao cho Trí giữ hộ… Cứ trao cho Trí không sao đâu”.

Buổi chiều ngày 3 -11 tại nhà dòng Chúa Cứu thế, không khí thê lương ảm đạm như một ngày cuối đông miền hàn đới. Tình hình Huế lúc ấy đã náo động.

Cha bề trên Nhã cúi đầu lần hạt đi đi lại lại trên hành lang, cha Nhã hỏi Đại uý Minh: “Anh đã đi tìm cha Thuận chưa”… Hai người nhìn nhau lặng lẽ, nỗi buồn thật mênh mông. Đại uý Minh lên phòng ông Cẩn…Lúc ấy ông Cẩn vẫn nằm vắt chân chữ ngũ, mắt ông đỏ ngầu vì khóc…Tướng Trí cũng vào phòng ông Cẩn cùng với Đại uý Minh. Đỗ Cao Trí vẫn niềm nở và trọng vọng ông Cẩn như xưa, ông giơ tay chào theo kiểu nhà binh. ông Cẩn ngước mắt nhìn tướng Trí không nói một lời nào. Đôi mắt ông nặng trĩu nỗi đau thương. Dường như lúc ấy ông Cẩn như muốn khóc. Mẩu đối thoại giữa tướng Trí và ông Cẩn được ghi lại như sau:

– Hội đồng Quân nhân cách mạng uỷ con xin thưa lại với Cậu, Tổng thống và ông Cố vấn chết là do tai nạn ngoài ý muốn của các tướng lãnh.

Tướng Trí không dấu nổi xúc động, ông yên lặng một lúc rồi nói tiếp:

– Chuyện đã xảy ra như vậy bây giờ biết làm thế nào. Con được Hội đồng Quân nhân cách mạng uỷ cho đến đây để xin thưa với Cậu, Hội đồng Quân nhân cách mạng kính mời Cậu tham gia và xin mời Cậu đứng trong thành phần của Hội đồng.

Ông Cẩn đưa mắt nhìn một vài người thân yêu. Mọi người yên lặng. Tướng Trí nói trong niềm xúc động:

– Việc đã xảy ra như vậy thì thế nào, Hội đồng Quân nhân cách mạng cũng áp dụng một số biện pháp đối với cậu, như tịch biên tài sản…Con nghĩ Cậu nên tính xem thế nào… Cậu có thể đưa cho con giữ hộ.

Chuyện trò với ông Cẩn một lát rồi tướng Trí ra xe cùng về với Đại uý Minh.

Lúc ấy tại vùng Phú Cam vẫn yên tĩnh. Đoàn Thiết giáp của Thiếu tá Tuấn đang giữ phận sự canh phòng và kiểm soát chặt chẽ. Nhà ông Cẩn vắng lặng chỉ có con bé Kính, một vài gia nhân. Con bé Kính sau này cho biết, Vali và bao bố vàng được đưa lên xe Jeep, rồi đoàn tuỳ tùng rời khỏi tư thất ông Cẩn.

Ông Lãnh sự

Từ khi tướng Trí và Đại uý Minh đi khỏi, bên cạnh ông Cẩn không còn ai. Một vài người thân yêu ngơ ngẩn ở trước cửa nhà dòng có ý đợi. Đại úy Minh xem ông Minh có quyết định sang tị nạn ở toà Phó Lãnh sự Mỹ hay không. Buổi sáng ở nhà Đại uý Minh, ông Phó Lãnh sự Mỹ có đến tìm gặp và đề nghị:

– Nếu Đại uý và gia đình cũng như viên chức nào thấy ở ngoài này không có an ninh và nguy hiểm cho tính mạng, tôi mời tất cả qua tị nạn tòa Lãnh sự.

Đại úy Minh đáp: Xin cảm ơn ông Lãnh sự, có lẽ không cần thiết.

Ngày 2-11-1963 chính là ngày sinh nhật của ông Cẩn…ông có ngờ đâu đó cũng chính là ngày ông phải để tang hai người anh trai…Sau khi ôngCẩn sang tị nạn tại nhà dòng Chúa Cứu thế thì ông Lãnh sự và Phó Lãnh sự có tìm gặp Đại uý Minh và đề nghị đưa ông Cẩn qua toà Lãnh sự tị nạn cho an ninh hơn và ông cam kết sẽ để ông Cẩn được hưởng quyền lợi tị nạn như toà Đại sứ Mỹ đã dành cho Thượng toạ Trí Quang trước đây.

Nhưng ông Cẩn chỉ bằng lòng qua đó tị nạn với điều kiện ông phải được đem theo thân mẫu tức bà Ngô Đình Khả… Lãnh sự Mỹ không chấp nhận điều kiện này. Hơn nữa, các cộng sự viên thân tín tỏ ý dè dặt vì không hiểu lòng dạ của người Mỹ ra sao.

Ngày 5/11 tướng Trí được lệnh của quân đảo chính đưa ông Cẩn về Sài Gòn cùng với bà cụ Khả. Lúc ấy bà cụ Khả vẫn chưa biết tin Tổng thống Diệm và ông Nhu bị thảm sát, vì trong nhà cố giữ kín tin này. Bà cụ Khả đã trên tuổi 90 và bán thân bất toại từ lâu…

Khi về Sài Gòn thì mẹ con đôi ngả. Ông Cẩn vĩnh viễn xa mẹ từ buổi ấy. Ông bị giam trong một căn phòng “ghê rợn” nhất của khám Chí Hoà.

Cái đau khổ lớn của tù nhân không phải vì thân thể bị câu thúc mà trước hết đau khổ vì cô đơn. Nỗi cô đơn như một phi tần trong chốn lãnh cung. Có ai trải qua cơn phong trần mới thông cảm được nỗi “giết nhau chẳng cái lưu cầu, giết nhau bằng cái u sầu độc chưa” Trên sáu tháng trời ông Cẩn đã chết mòn trong cái u sầu thê lương như vậy của một cấm phòng đầy oan trái và hồn ma. Chắc hẳn trong những đêm dài thao thức, ông Cẩn chỉ còn sống theo dĩ vãng huy hoàng, 9 năm trong đó bao nhiêu công hầu đã đến với ông, van lậy ông, một điều cậu, một điều con để mong ông ban phát bổng lộc.

Điều đau khổ nhất đối với riêng ông Cẩn là những ngày tháng ông phải sống xa mẹ. Từ ấu thơ cho đến ngày lao lý, ông Cẩn không bao giờ phải sống xa mẹ. Trong gia đình Tổng thống thì chỉ có một mình ông Cẩn sống cạnh mẹ. Ông Diệm cho đến Đức cha Thục, ông Nhu, ông Luyện mỗi người mỗi ngả một năm mới về thăm mẹ đôi ba lần. Theo nhân chứng, ông Cẩn được thân mẫu thương yêu nhất mực về đức hiếu thảo. Kể từ ngày bà cụ Ngô Đình Khả bị bán thân bất toại, suốt ngày nằm trên ghế tựa, ông Cẩn luôn luôn có mặt bên cạnh không chịu xa mẹ lấy một đêm.

Thế mà những ngày ấy ông phải sống xa mẹ. Và ngày 20-4-64, Toà án “cách mạng” tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn mà chánh thẩm là Đại tá Đặng Văn Quang (vợ chồng Đại tá Quang vốn là con đỡ đầu của thân mẫu Đức cha Nguyễn Văn Thuận chị ruột của ông Cẩn). Trước toà ông Cẩn nói: “Tôi quân sự không biết, hành chánh không biết, học tầm thường làm sao ra lệnh cho ai được?”. Bốn ngày sau khi tuyên án, ông Cẩn đệ đơn xin ân xá và 2 ngày sau nữa tướng Dương Văn Minh bác đơn xin ân xá với tư cách Quốc trưởng. Trong thời gian này, tướng Khánh đã “đau đầu”, rồi bối rối không biết làm thế nào để giải quyết mọi việc cho mọi bề êm đẹp. Bao nhiêu cuộc tiếp xúc, bao nhiêu cuộc trả giá, tấm thân của ông Cẩn trở thành món hàng để “bên này đưa ra điều kiện này bên kia đặt điều kiện khác”. Chữ “nếu” làm cho ông Khánh bù đầu. Nếu không giết ông Cẩn chúng tôi sẽ có thái độ, hoặc không ân xá cho ông Cẩn chúng tôi sẽ hành động”. Các cố vấn của tướng Khánh thì cho rằng “Trong vụ này Thủ tướng cứ coi như vô can. Việc xử thế nào là do Toà. Việc ân xá hay không là do tướng Minh.

Nếu tướng Minh ân xá thì hợp ý với Thủ tướng và có thể xoa dịu được phe bên này, mà áp lực “búa rìu”của phe bên kia sẽ đổ hết vào đầu ông Minh và ngược lại…”. Cộng sự viên thân tín của tướng Khánh lúc ấy đều là những người cùng chống chế độ Ngô Đình Diệm và bị giam cầm như Phạm Thái, Tổng Trưởng thông tin hay thuộc Đảng Đại Việt như bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, Phó Thủ tướng hoặc thuộc “gà nhà” như luật sư Nghiêm Xuân Hồng, Bộ trưởng phủ Thủ tướng…

Hôm xử bắn ông Cẩn tại khám Chí Hoà, buổi sáng ông Khánh uống một hơi hết ly rượu mạnh, mắt ông lại lồi hẳn ra.

Chết vì của

Qua lời nguyền phục hận cho anh em Tổng thống Diệm mà tướng Khánh đã nhiều lần tỏ bày… ai cũng tưởng ông là một người một lòng một dạ sống chết với anh em ông Diệm. Nhưng với tướng Khánh thì “lời nói gió bay lên trời”, thảy đều không quan trọng.

Sau khi đảo chính thành công, hầu hết các tướng tham dự đều được vinh thăng, nhưng trường hợp tướng Khánh lại bị chậm trễ. Trong quá khứ và thuở còn mang lon cấp tá, tướng Minh và Khánh quá biết rõ nhau. Đã từ lâu, không ai ưa ai. Ngày 5-2, tướng Khánh ở Pleiku bay về Sài Gòn một mặt trình diện tướng Minh. Mặt khác chạy lon. Vốn là người láu cá vặt, nên tướng Khánh chạy qua “cửa” Thủ tướng Thơ, và biết rằng ông Thơ hay bị xiêu lòng nếu chịu khó năn nỉ. Hơn nữa, ông Thơ vẫn có lòng tốt đối với bọn em út. Quả nhiên tướng Khánh đã thành công. Thủ tướng Thơ gọi điện thoại cho tướng Minh để “xin lon” cho tướng Khánh và ông Minh cũng đồng ý cho ông Khánh lên Trung tướng. Sáng hôm sau, tướng Khánh lại đến tư thất của Thủ tướng Thơ năn nỉ. Việc thăng Trung tướng, Thủ tướng Thơ đã dàn xếp xong.

Tướng Khánh nóng lòng nên cho người lên phố mua cặp sao ngay. Tại tư thất, Thủ tướng Chính phủ vẫn còn mặc áo Pyjama, vốn là con người xuề xoà, không kiểu cách, Thủ tướng Thơ đã gắn lon Trung tướng cho Nguyễn Khánh trong lúc ông đang mặc đồ ngủ.

Thực ra thì tướng Khánh cũng chẳng thương xót gì Tổng thống Diệm. Đối với ông ai cũng có thể là người “tri kỷ”, ai cũng có thể là bạn đường…Người như tướng Khánh khó lòng giữ được sự trung nghĩa.

Vì tướng Khánh không chỉ bắt cá hai tay mà ba bốn tay. Cùng một câu chuyện, gặp ông A, tướng Khánh nói thế này, gặp ông B tướng Khánh lại nói cách khác.

Ngày 9-5-1964, ông Cẩn bị xử bắn tại khám Chí Hoà thì Phan Quang Đông bị xử bắn tại Huế. Ông Khánh bay ra Huế để lấy lòng dân chúng từ một trung tâm tranh đấu… nhưng ông lại bị dân chúng vây tại dinh tỉnh trưởng Thừa Thiên. Ông phải “trốn lủi” đi cửa sau rồi dùng trực thăng rời khỏi cố đô.

Sau một ngày hành trình toát mồ hôi, lại bị dân chúng la ó đả đảo, hôm ấy ông Khánh tìm lại giấc ngủ bình an sau khi ông Cẩn đã ra người thiên cổ. Chết là hết, ông Khánh được bình an vì những tưởng ông Cẩn sẽ mang theo tất cả những bí mật về phần tài sản của ông. Sự đời đâu có đơn giản như vậy. Cái kim trong bọc để lâu ngày cũng lòi ra, huống chi tài sản của ông Cẩn không phải là ít từ của chìm của nổi. Nhiều người thân tín trong gia đình ông Cẩn cho rằng “Ông Cẩn chết vì tài sản đó”. Để gây quỹ cho đoàn thể Cần Lao, trong 9 năm ông Cẩn đã uỷ tên cho một số người đứng tên quản trị. Ông X đứng tên và quản trị một cơ sở kinh doanh này. Ông Y được trao phó đứng tên mua một thửa đất kia. Trong cái valise của ông Cẩn lại chất đầy những quý vật rồi lại có một trương mục tại ngân hàng do mấy người trong Đoàn thể đứng tên. Nếu ông Cẩn còn sống, các đương sự sẽ khó lòng chiếm đoạt nổi. Có thể tướng Khánh đã được chia một phần tài sản ấy về mặt của nổi để gọi là dùng vào quỹ mật.

Tại nhà dòng Chúa Cứu thế ngày 3-2 khi được quân đảo chính mời tham gia, một vài người thân tín của ông Cẩn đã đề nghị: “Tình thế đã như vậy rồi nay Hội đồng mời Cậu tham gia thì Cậu cứ tham gia. Bao nhiêu tài sản, của cải của đoàn thể hiện do ai đứng tên, do ai cất giữ cậu khai hết rồi đem nạp cho Hội đồng để xung vào công quỹ Quốc-gia”. Nếu ông Cẩn nghe lời nhân chứng B, công khai hoá tài sản và đem nạp cho Quốc gia thì ít nhất cũng không ai có thể nuốt được hết cho dù có “chấm mút” ít nhiều.

Nói về tài sản của ông Cẩn, giới thân tín của ông đều ngao ngán: “Ông Cẩn không bao giờ tin nhũng cộng sự viên thân cận của ông mà ông vẫn cho rằng quá trẻ không hiểu gì về vấn đề kinh tài cho đoàn thể”.

Dạo năm 1961 nhiều đảng viên Cần lao bị thương, đau yếu túng quẫn, Đại uý Minh có đề nghị: “Cậu trích một số tiền trong quỹ đoàn thể giúp đỡ những người đã ph ả i hy sinh hay thương tích vì quốc gia và đoàn thể”. Lúc ấy ông Cẩn nói: “Tiền đâu bây chừ…tao làm gì có tiền”. Mấy cộng sự viên rất đỗi ngạc nhiên, không hiểu tiền bạc bấy lâu nay đi về đâu và ở những tay ai? Vào khoảng năm 1959, có người đề nghị ông Cẩn mua lại một số đất của hoàng tộc. Ông bảo Đại uý Minh và mấy người thân tín cùng ông đi coi xem đất cát ra sao. Một người lên tiếng cản ngăn: “Con nghĩ Cậu không nên làm như vậy. Mình vừa truất phế Bảo Đại xong bây giờ lại đứng ra mua lại đất đai của Hoàng tộc thì cho dù có trả tiền theo thời giá vẫn bị mang tiếng ” ông Cẩn đáp: “Tao một thân một mình thì cần chi. Lo là lo cho bọn bay, đoàn thể mà không có vốn liếng thì làm sao hoạt động được? Tụi bay còn trẻ biết gì”.

Từ đó mấy cộng sự viên thân tín không ai đả động gì đến việc này dù họ cũng biết rõ ông Cẩn đã uỷ cho ai lo phần kinh tài. Theo người biết chuyện thì mẹ con bà Luyến và một số người khác đã làm hỏng ông Cẩn, nhất là vấn đề kinh doanh tiền bạc. Rồi khi tàn cuộc thì những “ai đó” phỗng tay trên. Trong suốt 9 năm cầm quyền đã có biết bao ông bà lớn tâng bốc bà Luyến lên mây xanh, một tiếng Dì, một tiếng Mợ. Một đằng Cậu Cẩn, một đằng Mợ Luyến. Do đó đã gây nên bao nhiêu dư luận xấu xa. Mà bà Luyến tuy anh em con dì với anh em ông Cẩn nhưng lại chỉ là thứ gia nhân lo việc nội trợ trong nhà.

Phú hộ đồng quê

Trong 9 năm ông Cẩn đã cho tiền thiên hạ rất nhiều. Bản thân ông vốn là cậu ấm con quan Thượng thư Lễ bộ nhưng ông lại là con người tiêu biểu cho trạng thái quê mùa. Thường ngày, ông dùng cơm với cá kho, dưa chua. Ngay nhà ông bao giờ cũng muối sẵn từng vại dưa, vại cà, có khi ông còn tỉ mẩn đi muối hàng vại “dưa rau muống”. Một sáng kiến khá kỳ cục…vì chưa thấy ai dùng rau muống để muối dưa, vì ông lại không ăn được vây yến hay sơn hào hải vị!. Nhà ông ở Phú Cam nuôi hàng trăm con chim bồ câu. Nuôi là để dành dấy thôi. ông Cẩn có tâm lý một nhà giàu xứ quê cho nên cái gì ông cũng thu vén chắt chiu, cái gì cũng cho vào trong kho hết, trong kho của nhà ông chứa đựng không biết bao tranh sơn mài đồ gốm, đồ cổ. Dĩ chí có nhiều người biếu ông miếng gỗ cẩm lai ông cũng cho cất vào kho để dành.

Ngày 1-2 là sinh nhật ông cho nên khách bốn phương đổ về Huế tấp nập với bao nhiêu quà, ông không ăn, trong nhà cũng không thể ăn hết, tuy vậy dù là quà thuộc về thực phẩm, ông cũng đem cho vào kho cất đi. Mấy hôm sau để thối ra đấy người nhà lại mất công đem đi đổ… Con người ông Cẩn là một thế giới đầy mâu thuẫn, ông vừa có cái cốt phong kiến của con quan, ông lại có tính thu vén chắt chiu của một phú nông, cùng cái hách của Tổng lý thời xưa. ông có bản chất và sắc thái của một ông già nhà quê. Ngoài thú câu cá, ông còn tự tay vót tre đan rổ rá. Rổ rá trong nhà ông phần lớn là do ông đan lấy và ông coi đó như một sinh thú.

Công lý

Ngày 20-4-64, ông Cẩn được xét xử trước Toà án. Ông Cẩn cũng bị khép vào các tội như Phan Quang Đông chỉ khác tội cố sát. Trên đây, xét từ nguyên nhân sâu xa thì ông Cẩn chết vì lý do tài sản. Nhưng ra toà, bản án tử hình dành cho ông lại bắt nguồn từ vụ án gián điệp miền Trung với Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Đắc Phương bị người của ông Cẩn xô từ trên lầu xuống và Phương chết như vậy tức là Phương bị cố sát chứ không phải Phương tự tử (?).

Buổi sáng ngày 20-4, khi toà xử, có vợ Nguyễn Đắc Phương ra làm nhân chứng. Một vài tờ báo mô tả rằng: ‘Người vợ của ông Phuơng vì thương chồng phẫn uất quá nên ra toà bị ngất xỉu”. Một người ở Huế biết quá rõ bà Phương nói rằng: “Bà Phương mới sinh được hai tháng đã phải ra toà nên ngất xỉu”. Tại sao lại như thế? Chồng bà đã chết từ lâu cơ mà? Đại cương vụ án gián điệp tại miền Trung như thế này:

Hồ sơ vụ này đã có từ thời ông Giám đốc Công an Trung phần Nguyễn Chữ. Đầu năm 1960 mấy Linh mục Đà Nẵng có lên gặp Đức Tổng giám Mục Ngô Đình Thục trình bày về việc một số người bị bắt oan trong đó có cả tín đồ Thiên Chúa giáo. Đức cha Thục thay vì hỏi thẳng Phan Quang Đông (vì Đông có trách nhiệm trong vụ này) ngược lại Đức cha Thục lại vào thẳng Sài Gòn trình bày nội vụ với Tổng thống Diệm, sau đó Tổng thống Diệm ra lệnh cho Đại tá Đỗ Mậu mở cuộc điều tra.

Đại tá Mậu đánh công điện cho Đại uý Thích, Trưởng khu An ninh Huế điều tra vụ này. Dĩ nhiên là động đến ông Cẩn, Đại uý Thích không dám đơn phương tiến hành. Đại uý Thích đến xin gặp Đại uý Minh bàn luận cùng ông Minh nên xử trí như thế nào. Ông Minh cho rằng, vụ này nên hỏi lại Phan Quang Đông và báo cho Đông biết sự thể nó như vậy. Sau đó sẽ trình báo với ông Cẩn.

Đại uý Thích vào gặp ông Cẩn trình bày về bức công điện từ Sài Gòn. Phản ứng đầu tiên là ông Cẩn tái mặt, ông bảo Thích điều tra lại xem có điều gì oan ức không. Ông Cẩn nói: Giết oan người ta thì Chúa phạt đến đời con đời cháu. Sau An ninh Quân đội điều tra thì đều xác nhận vụ án gián điệp có thật.

Ngày 20-4, Toà xử ông Cẩn về vụ ấy.

Người tử tù

Một viên giám thị tại khám Chí Hoà (từng có nhiệm vụ canh gác phòng ông Cẩn) đã kể lại với chúng tôi: Có một đêm đã khuya lắm, anh ta đi qua phòng ông Cẩn, tò mò nhìn qua lỗ khoá. Anh ta thấy ông Cẩn đi đi lại lại quanh phòng rồi ông gục đầu vào tường. Anh nghe thấy tiếng ông khóc nấc. Sau đó anh thấy ông Cẩn đi lại phía giường.

Ông quỳ dưới chân tường gục đầu vào nệm, anh vẫn nghe thấy tiếng ông khóc nấc. Một lần khác có việc vào phòng ông, ông lại có vẻ bình thản và hỏi: “Chú có nghe tin tức gì ở ngoài nớ không?”. Tất nhiên là anh ta chỉ ầm ừ rồi mau chóng đi ra (vì sợ bị nghi có liên lạc với tù nhân)… Lần nào gặp, ông Cẩn cũng có lời hỏi han anh như: lương bao nhiêu, có đủ ăn không, mấy con, bố mẹ còn không, có nuôi được bố mẹ không?

Buổi sáng ngày ông Cẩn ra pháp trường, người con gái bà Ấm (cháu gọi ông Cẩn bằng cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm ông với sự hiện diện của viên chức quản lý. Chị ta giơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là năm giờ bị xử). ông Cẩn khẽ gật đầu. Vì không nén được xúc động, người cháu gái khóc bù lu bù loa và nặng lời nguyền rủa những ai phản phúc với ông cậu mình. Ông Cẩn thì vẫn điềm đạm. Lời ông nói với cô cháu gái được ghi nhận như sau: “Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có ngày như thế này”.

Buổi chiều, có những viên chức đã đưa ông từ trại giam ra pháp trường: Đại tá Trang Văn Chính, Giám đốc Cảnh sát Đô thành, Trung tá Nguyễn Văn Đức, Uỷ viên Chính phủ và luật sư Võ Văn Quang cùng một số viên chức khác và có cả bà Ấm, người chị ruột của ông Cẩn.

Trước đó ông Cẩn bị bệnh sưng khớp xương và những tháng nằm trong tù ông gần như bị tê liệt, mỗi khi đi đứng phải có người xốc hai vai.

Song buổi chiều ra pháp trường một số người hiện diện đều ngạc nhiên, da mặt ông ta tự nhiên đỏ hồng, từ trên lầu xuống nhà ông vịn tường mà đi không cần người xốc nách. Ông vẫn thường nói với chị ông và các cháu (trong đó có bà Trần Trung Dung) “Không việc gì phải khóc lóc hay chửi rủa ai. Cứ cầu nguyện cho người ta. Cậu làm chính trị cậu đã nghĩ đến ngày phải như thế này”.

Đại tá Chính và mấy người khác lên tiếng chào ông, ông cúi đầu thi lễ: “Xin chào các ngài”. Mọi người đều công nhận ông có vẻ thản nhiên và khoẻ mạnh hơn mọi ngày thường.

Khi ra pháp trường ông Cẩn lẻ loi một mình. Mặt ông vẫn thản nhiên, ông bị trói vào cột (như báo chí đã tường thuật). Trung uý Bảo, sĩ quan báo chí Phủ Thủ tướng là người duy nhất đại diện báo chí nhà nước có mặt tại “sân bắn” lúc ấy. Trung uý Bảo thuật lại: Hai bàn chân của ông chỉ có năm ngón chấm đất, gót chân lơ lửng. Ông Bảo tiếp lời: Biết đâu lúc ấy ông Cẩn không nhận ra tôi Trung uý Bảo đứng cách tử tội Ngô Đình Cẩn 15m về phía tay mặt. Đằng trước ông Cẩn là toán quân thực thi nhiệm vụ. Sau toán quân cách là báo chí. Do tình cờ của số phận, Bảo lại có mặt trong tư thế đại diện chính quyền trong buổi xử bắn ông Cẩn. Thật là éo le.

Nhân chứng nói: “Nhìn ông Cẩn lúc ấy tôi rướm nước mắt song vẫn cố tình làm ra vẻ thản nhiên”. Định mệnh lịch sử có thật hay sao? Trước đó Bảo được Trung tá Khôi cho ra Huế mang thư riêng đến ông Cẩn.

Khi được Đại uý Minh đưa vào yết kiến, Trung uý Bảo rất ngạc nhiên. Ông Cẩn nằm trên chiếc ghế xích đu kê ở hàng hiên. Ông đang nhai trầu bỏm bẻm. Thấy Bảo ông Cẩn ngồi nhỏm dậy và tự tay kéo ghế mời ngồi. Ông gọi đích danh Bảo rồi hỏi thăm chuyện trò lan man về tình hình Sài Gòn, về gia cảnh và công việc làm ăn của Trung uý Bảo.

Vẫn khuôn mặt cũ, buổi chiều hôm ấy ra pháp trường, Trung uý Bảo thấy ông Cẩn vẫn giữ vẻ bình thản, da mặt đỏ hồng.

Rồi một loạt súng nổ, ông Cẩn trở về cõi thiên cổ.

Trước đó ông ta từ chối không chịu bịt mắt. Nhưng Trung tá uỷ viên Chính phủ nói “Đây là luật lệ bắt buộc như vậy”. Ông Cẩn đành chịu, ông cũng không quên lên tiếng xin mọi người tha thứ cho ông và những người đồng đạo có mặt lúc ấy đã đọc cho ông một kinh lạy cha trong đó có câu “Xin cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ và tha tội chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”. Khi bị trói vào cột, ông Cẩn được gặp riêng cha Thính thuộc dòng Chúa Cứu thế là vị quan linh hướng của ông. Rồi sau là luật sư Võ Văn Quan… Luật sư Quan nói chuyện với ông Cẩn một lúc, rồi đưa tay gỡ cặp kính trắng trên mắt ông, không khí thật trầm lặng và căng thẳng trong nỗi thê lương. Cha Thính quay đi… mắt vịLinh mục long lanh hạt lệ. Luật sư Quan khẽ thở dài như tiếc thương cho một phận người.

Chỉ một loạt đạn thứ nhất, ông Cẩn đi ngay. Đầu ông gục xuống, lắc lư…

Trung uý Bảo đến bên ông… Màu da đỏ hồng biến thành mầu xám nhạt. Không ai giữ được tiếng thở dài nghẹn ngào. Ông được tháo dây trói và đặt trên băng ca khiêng trở lại khám đường. Bảo đi theo. Trong gian phòng hoang lạnh, không còn ai ngoài Bảo, người hiến binh áp giải và lát sau thì bà Ấm lật đật chạy vào. ông Cẩn nằm trên băng ca, phủ tấm vải trắng loang lổ máu. Người chị ông khóc rưng rức, nước mắt giàn giụa trên gò má. Thế là xong một đời người.

 

Chương 7: Trường hợp bà Ngô Đình Nhu

Bà Ngô Đình Nhu có điệu bộ vóc dáng của một minh tinh màn bạc hơn là một phu nhân theo cốt cách Đông phương. Trong 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm bà được suy tụng như một Đệ nhất phu nhân. Chính cái danh xưng này đã không thuận tai và làm cho dư luận đàm tiếu không ít. Ông Nhu tuy là một Cố vấn chính trị Phủ Tổng thống, nhưng trên danh nghĩa ông không có một vị thế công quyền. Ông Tổng thống sống đời độc thân mà người em dâu lại được “suy tôn” như Đệ nhất phu nhân thì điều đó quả chướng tai, vì nó không chính danh và hợp với chữ Lễ.

Nhưng từ nguyên do nào đã đưa bà Nhu lên địa vị một người đàn bà “uy quyền” khiến bao nhiêu khách công hầu của chế độ phải ra luồn vào cúi và coi bà như một nữ lãnh tụ? Ai phong cho bà Nhu tước vị Đệ nhất phu nhân? Không ai phong cho bà cả. Nếu có thì chỉ có cơ quan Thông tin thỉnh thoảng qua một vài bản tin, qua bích chương đã “bốc” bà lên hàng tột đỉnh công danh đó.

Xin trở lại quá khứ: Tháng 4-1955 khi Sài Gòn đang ngút ngàn khói lửa, Bình Xuyên quyết ăn thua đủ với chính quyền, gia đình bà Nhu vẫn còn ở căn nhà của bác sĩ Cao Xuân Cẩn trước dưỡng đường Saint Pierre Sài Gòn.

Khi thu hồi dinh Norodom, Tổng thống Ngô Đình Diệm dành một phòng phía bên -trái cho vợ chồng ông Luyện. Trong hai người em dâu thì Tổng thống Diệm quý bà Luyện hơn. Giữa vợ chồng ông Luyện với Tổng thống Diệm có sự thân mật đậm đà và không xa cách như vợ chồng ông Nhu. Từ khi trở về nước chấp chính cho đến tháng 4-1955, vai trò của ông Ngô Đình Luyện mới là quan trọng. Vai trò của ông Nhu lúc ấy còn mờ nhạt…

Nhưng có một điểm tâm lý như thế này: Tuy rất quý vợ chồng ông Luyện nhưng ông Luyện lại chỉ có toàn con gái. Tổng thống Diệm không thích cháu gái, ông rất yêu mến đám con trai của bà Nhu. Đó cũng là lý do dễ hiểu, khi cha con ông Ngô Đình Khôi qua đời (1945) thì mấy chú con trai của ông Nhu là kẻ nối dõi tông đường của dòng họ Ngô Đình. Ngô Đình Trác đứng vào hàng đích tôn thừa tự và là bực trưởng của gia đình Ngô Đình sau này. Mấy chú con trai của ông Nhu trở thành nhịp cầu nối tiếp giữa vợ chồng ông Nhu và Tổng thống Diệm mặc dầu bản chất giữa Tổng thống Diệm và ông Nhu rất khác biệt nhau. Anh em không mấy khi gần nhau qua những phút tâm tình hàn huyên. Nhưng mấy đứa cháu trai lại trở thành nguồn hứng thú tinh thần của Tổng thống Diệm và đó cũng là nguồn hy vọng của ông Tổng thống còn nặng lòng với nho giáo…trong tình cảm gia dình. Chính cũng nhờ ở điểm có mấy người con trai cho nên bà Nhu dã dễ dàng tạo được tư thế trong gia đình nhà chồng.

Khi trận chiến giữa Bình Xuyên và chính quyền bùng nổ, Đại tá Huỳnh Văn Cao bàn tính với Thiếu tá Vinh làm thế nào để di tản gia đình bà Nhu vào trong dinh, nếu không Bình Xuyên có thể làm “hoảng”, giết ông bà Nhu hoặc bắt cóc mấy đứa con của bà để làm điều kiện thương thuyết. Ý kiến này mọi người đều cho là phải. Trước đó Tổng thống Diệm cũng tỏ ý băn khoăn ngỏ ý với ông Bằng “Mi bàn với Vinh và Cao làm sao che chở gia đình ông Nhu ở Saint Pierre…Bình Xuyên nó làm dữ quá.”.. Mấy hôm sau, gia đình bà Nhu di tản vào dinh Độc Lập, ở trong một gian phòng phía góc trái. Lúc đầu ông Nhu nằm ghế bố vì không có giường…

Bà Nhu tuy chỉ học hết lớp Đệ tam (classe de seconde) trường Albert Sarraut Hà Nội nhưng bà lại có một trì thông minh thiên bẩm. Sinh ra trong nhung lụa, lại thuộc gia đình quan lại vọng tộc, bà Nhu từ tấm bé đã ở trong một môi trường tháp ngà, hầu như không liên hệ với nếp sống Việt Nam. Có thể nói, bà thuộc một giai cấp không có trong xã hội Việt Nam. Cái giai cấp đó được hình thành trong chiếc nôi văn hoá của phương Tây. Bà là thứ trưởng giả thứ thiệt. Nhưng thứ trưởng giả này là một chất hỗn hợp giữa bản chất hoàng phái (dòng máu bên ngoại) cùng quan lại vọng tộc (dòng máu bên nội qua gia đình ông Trần Văn Thông). Thân mẫu của bà là cô gái Huế thuộc hàng khuê các sông Hương núi Ngự. Thân phụ bà tuy hiền lành nhưng trong con người của ông Trần Văn Chương đã có tới 80% chất Tây. Quê nội trong Nam, quê ngoại ở xứ Huế, lại sinh trưởng ở đất Bắc, bà trở thành một thứ lưu dân giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Từ nhỏ học trường Pháp, và trong gia đình sống theo lối Pháp, cha mẹ con cái chỉ nói tiếng Pháp như một ngôn ngữ mẹ đẻ, bà Nhu trở thành một thứ đầm con khi còn cắp sách đến trường.

Tóm lại, môi trường và nếp sống của bà hoàn toàn xa cách với nếp sống của quảng đại quần chúng Việt Nam. Khi trở về làm dâu họ Ngô Đình bà Nhu trở nên lạc lõng.

Giữa hai họ Ngô Đình và Trần Văn tuy là dòng quan lại cũ nhưng họ Trần Văn đã “tây hơn cả tây”. Họ Ngô Đình trước năm 1945 thường bị giới đường quan phê phán là “quê”. Quê có nghĩa là không biết ăn chơi, không có một đời sống thích nghi với nếp sống phương Tây và hầu hết giới quan lại thời đó đều coi đây là hình ảnh mâu thuẫn và hoàn toàn khác biệt giữa hai gia đình thông gia, Ngô Đình và Trần Văn. Qua tấm ảnh trong album của gia đình Ngô Đình chúng ta thấy cụ ông Ngô Đình Khả đứng cao lênh khênh, mặc áo đại quan, đeo bài ngà kim nhưng chiếc quần lại cao quá mắt cá chân, rộng thùng thình. Ông là hình ảnh một vị thượng quan thế kỷ 18. Bà Khả thấp, mặc áo dài đen, quần thì ống thấp ống cao, bế con. Chung quanh hai ông bà là một đàn con yêu vận quốc phục. Riêng Tổng thống Ngô Đình Diệm lại mặc một bộ đầm sọc (loại tây đã phế thải) và đi chân đất. Nhìn cảnh đó, ta có ngay một mối cảm tưởng sâu xa về cảnh hàn vi của một Lễ bộ Thượng thư Nam triều còn gia đình bà Nhu thì trái hẳn, ông Trần Văn Chương mặc Smoking rất đúng điệu trưởng giả Anh quốc…Bà Chương lộng lẫy trong áo dài gấm, vấn tóc trần. Chính ảnh một phu nhân tân thời vào những năm 1930…trong khi con cái bà Chương đều mặc “đầm” rất đúng điệu. Chú con trai mới mấy tuổi cũng Com lê hoàn toàn trưởng giả.

Trong gia đình ông Trần Văn Chương, vợ chồng con cái đều dùng tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Bà Nhu vốn đã nổi tiếng là một mệnh phụ giao du rất rộng. Bà thuộc loại “đầm galăng”.

Được ấp ủ và giáo dục trong một trường Tây phương, khi còn đi học bà đã nổi tiếng là một tiểu thư lả lướt, lãng mạn.

Ông Nhu vốn là bạn của vợ chồng luật sư Chương. Cuộc tình duyên giữa chú Nhu và cô bé Lệ Xuân là một cuộc tình duyên “chú cháu”. Chú lớn hơn cháu trên cả hai mươi tuổi.

Kể từ năm 1945, gia đình ông Nhu trải qua cuộc “phong trần” khi thì ở Đà Lạt, khi thì ở Sài Gòn…ông Nhu “thất nghiệp”… 6, 7 năm trời. Khoảng thời gian này đều do tay bà Nhu tần tảo thu xếp. Từ nếp sống một tiểu thư trưởng giả đổi qua vai trò người vợ một ông chồng “lừng khừng và thất nghiệp chính trị” bà phải lo toan mọi bề và thời gian này với một người như bà Nhu không tránh khỏi tâm lý của kẻ tự tôn với dĩ vãng vàng son và tự ti với hiện tại cam go đầy sinh kế.

Dù có sự trợ cấp của Đức cha Thục, gia đình vẫn không thoát khỏi cơn khủng khoảng kinh tế kéo dài 6 năm. Thời gian này, chuyện xô xát giữa đôi vợ chồng trẻ khó bề tránh khỏi. Theo sự tiết lộ của một số gia nhân thân cận…thì bà Nhu luôn luôn to tiếng… với ông chồng. Ông Nhu không biết kiếm đâu ra tiền, mọi sự đành “một tay nhờ mụ nó”. Khi một người đàn ông, dù người đàn ông đó là loại siêu đẳng nhưng từ một điếu thuốc cũng do tiền vợ mua thì tất nhiên do kết quả tiệm tiến của một quá trình tâm sinh lý người đàn ông đó không thể nào không bị vợ chi phối. Vợ không khinh đã là đại phước lắm rồi. Nếu vợ vẫn trọng vọng mình thì lại càng tạo nên yếu tố tâm lý giúp cho ngườivợ dễ dàng khuất phục ông chồng và quyền uy của người vợ theo thời gian mà thấm vào trái tim và trí óc ông chồng, không bao lâu quyền uy của chồng trở thành quyền uy của vợ. Ông Nhu ở trong trường hợp này.

Kể từ năm 1952, tình trạng kinh tế gia đình của vợ chồng ông Nhu càng thêm sa sút, đến độ tê liệt. Bà Nhu đã phải bán hết nữ trang. Từ năm 1952 chiếc vòng bà đeo cổ cuối cùng cũng phải đem đi phát mại. Khi ông Nhu quay sang làm tờ Tuần báo Xã hội thì cảnh nhà lại càng tệ hại. Những cộng tác viên của ông dạo đó phải mua tặng ông Nhu từng bao thuốc, đãi ông từng bữa quà sáng. Quần áo của ông Nhu cũng đã xác xơ. Ông chỉ còn lại một vài bộ đồ lớn còn lưu giữ từ thời tiền chiến. Bà Nhu thì đi xe đạp…ông chồng Nhu vẫn đi ké xe “muôn thuở” từ năm 1945 cho đến 1954.

Bản chất ông Nhu vốn trầm lặng một cách khó hiểu, cho nên cứ mỗi lần bà Nhu la lối là ông ngồi im không một lời nói năng, nét mặt chảy dài. Xì căng đan như một biến cố tâm lý trong đời ông là dạo cuối 1953 bà Nhu đã doạ tự tử sau một trận xô xát. Trước sau ông Nhu vẫn là kẻ thua cuộc vì bất lực trong cuộc âm mưu sinh kế cho gia đình. Nguyên nhân chỉ vì cạn tiền không còn cách nào xoay xở để sinh sống. Với một con người trí thức cỡ nặng như ông Nhu trong tình cảnh ấy kéo dài qua nhiều năm thì áp lực và ảnh hưởng của vợ đối với chồng (nhất là chồng già vợ trẻ) mỗi ngày càng thấm sâu lan rộng… do đó bà Nhu càng dễ dàng khuynh loát, khống chế bao toả mọi việc…từ gia đình riêng đến giao tế bên ngoài. Trước năm 1952 đối với vợ ông là người cứng rắn, không thích ai bàn tính chuyện thế sự với bà vợ…mà ông cũng không bàn thảo gì với bà vợ còn non trẻ.

Ông vẫn coi vợ là một cô cháu gái ngây thơ. Nhưng bà Nhu lại nhiều lần muốn chứng tỏ mình không còn nhỏ dại và đủ khả năng để giúp chồng làm việc lớn. Trong vụ tranh chấp giữa tướng Hinh và Tổng thống Ngô Đình Diệm, bà đã chứng tỏ bà có khả năng thực. Dạo ấy bà Nhu đã len lỏi đến nhiều nơi để vận động ông tướng Hinh và kể cả chuyện tham gia sách động biểu tình tháng 9 năm 1954. Giữa lúc tình hình gay go nhất, bà Nhu nhảy vào vòng với một lập trường dứt khoát là phải đuổi cổ anh “tây con” sang Pháp. Tháng 4 năm 1954, khi Tổng thống Diệm nhận được điện của Quốc trưởng Bảo Đại triệu qua Cannes, bà Nhu đã mạnh bạo tỏ thái độ quyết hệt và tìm cách ngăn không cho ông anh chồng sang Pháp và chủ trương lật đổ ông Vua này. Về vụ Bình Xuyên bà cũng nhảy vào vòng (dù không ai yêu cầu) nhưng bà lại chứng tỏ có khả năng và nhiều sáng kiến trong việc giúp anh và chồng giải quyết đại sự trong một tình thế sôi bỏng.

Khi gia đình bà Nhu dọn vào dinh Norodom, lúc đầu chỉ có tính cách ở tạm ít lâu để lánh nạn Bình Xuyên. Gia đình ông Luyện tự động nhường căn phòng phía bên trái dinh cho vợ chồng ông anh và dọn ra ở toà nhà trắng phía đường Nguyễn Du. ông bà Nhu ở căn phòng này cho đến vụ ném bom 27-2-1962.

Trong gia đình, ngoài Đức cha Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm thì không ai ưa bà Nhu cả. Riêng ông Luyện lại coi thường bà chị dâu và tỏ ra bất mãn khó chịu mỗi khi thấy bà chị dâu “can dự vào” chuyện quốc sự. Sự bất đồng giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt qua vụ truất phế Bảo Đại. Ông Luyện là bạn thân của Bảo Đại từ hồi còn đi học và chính ông đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ tướng Hinh và Bình Xuyên. Ông Nhu thì chủ trương phải truất phế cựu Hoàng Bảo Đại và thành lập chế độ Cộng hoà, dĩ nhiên là bà Nhu hùa theo. Bà lại thường dùng những ngôn ngữ đao to búa lớn…Thái độ và lời nói của bà vừa lấn át người đối thoại, vừa như mệnh lệnh khuất phục kẻ đối lập với bà. Trong thời gian 3 tháng qua Pháp để dàn xếp với Bảo Đại vào đầu năm 1955 lúc ông Luyện trở về thì quyền Cố vấn đã hoàn toàn nằm trong tay ôngNhu, có nghĩa là bà Nhu cũng tham gia ít nhiều vào quyền Cố vấn đó. Tổng thống Diệm đã dặn riêng mấy người thân cận như Đại uý Cao, Thiếu tá Vinh như “ở nhà có chuyện gì xảy ra đừng có kể lại cho ông Luyện nghe”. Ý Tổng thống Diệm không muốn làm phật lòng ông em út mà Tổng thống I)iệm thương nhất trong nhà, nhưng ông lại nể ông Nhu hơn và phục cái tài của ông em học giả. Từ dạo đó, quanh Tổng thống Diệm đã chia thành hai phe, một phe thân ông Luyện, một phe thân ông bà Nhu. Mấy gia nhân thân cận như ông Bằng cũng bắt đầu công khai va chạm với gia đình bà Nhu.

Sở dĩ phải mô tả và nhận định về con người và bản chất thực của bà Nhu ở thiên bút ký này là vì những tình cờ của lịch sử và số phận hẩm hiu của Việt Nam, bà Nhu đã có cơ hội tham dự ít nhiều vào một số biến cố lịch sử năm 1963. Điều quan trọng hơn là bà Cố vấn Nhu có một phần trách nhiệm trong biến cố đó.

Vấn đề đại sự quốc gia nhiều khi lại bắt nguồn từ những sự việc rất tầm thường. Biến chuyển lớn của lịch sử hơn một lần lại bùng nổ từ những xúc cảm và ý kiến phiến diện của cá nhân lãnh đạo cùng những ảnh hưởng cảm tình chung quanh cá nhân đó. Biến cố 1963 đã nói lên điều này và bà Nhu đã góp phần “đổ dầu thêm vào lò than hồng năm 1963″.

Chẳng hạn như chiếc “ghế khoái lạc ” của bà Nhu được triển lãm tại Phòng Thông tin Đô thành năm 1964 (đây chính là chiếc ghế ngồi uốn tóc).Từ năm 1962 thì bà Nhu không ra tiệm cắt uốn tóc nên một tiệm uốn tóc ở đường Catinat đã đưa chiếc ghế này vào dinh, mỗi tuần cho thợ vào một lần, chiếc ghế đó bỗng nhiên được đặt tên là ghế khoái lạc để chứng tỏ tội ác của bà Nhu cùng chế độ Ngô Đình Diệm… chiếc ghế khoái lạc đó đã ít nhiều kích động quần chúng tạo dựng nên bao nhiêu điều đáng tò mò qua con người đầy sôi nổi như bà Nhu.

Trong 9 năm đã có biết bao nhiêu “sự thực” như vậy được diễn tả một cách mê ly gay cấn trong dư luận quần chúng. Mà sự thực về bà Nhu như thế nào? Trước hết, nếu nói về tội thì bà có một “tội lớn” như thế này: “Bà không biết gì về chính trị nhưng lại hăng hái tham gia chính trị”.

Sinh trưởng trong nhung lụa của một tháp ngà trưởng giả Tây phương, không thích nghi với đời sống của quảng đại quần chúng, nhưng lại công khai nhảy ra hoạt động hàng đầu…Tất nhiên bà phải dấn mình vào thực tế nhưng lại không thích nghi được, thực tại trở nên đối địch với chính bản chất trưởng giả và xa lạ quần chúng của bà. Thực ra thì chính quyền dạo đó cũng muốn tạo lực lượng phụ nữ…Vì đây là một lực lượng đáng kể và nếu biết cách tổ chức và vận động thì lực lượng này là một hậu thuẫn to lớn. Bà Nhu có thể làm được điều đó cùng với ưu thế và quyền hành (trong bóng tối mà trong bóng tối mới là quan trọng). Bà Nhu lại quyết tâm hoàn thành gíâc mộng trở thành lãnh tụ của giới phụ nữ miền Nam Việt Nam. Ngay trong gia đình nhà chồng -một gia đình thượng quan nho phong – bà Nhu còn không sống được cho thích nghi với đời sống, huống chi quảng đại quần chúng, nhất là quần chúng Việt Nam vốn trọng nam khinh nữ, người dân Việt Nam vốn chỉ tôn mộ khâm phục những người như bà huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Ánh, Phan Bội Châu phu nhân…

Những lý do nào khiến bà Nhu tạo được cơ hội nhảy vào sân khấu chính trị và từ năm 1956 bà đã gây được nhiều thanh thế trong dư luận quốc nội và quốc ngoại…Nói là bà quá ồn ào nhưng ồn ào có kỹ thuật trình diễn. Lý do gần như là tầm thường nhất đã giúp bà Nhu thành công trên con đường của bà, trước hết và đáng kể chỉ vì bà Nhu trở thành con dâu trong gia đình họ Ngô và độc quyền dành cho họ Ngô mấy cậu con trai để nối dõi tông đường (mãi sau này ông Luyện mới có con trai). Tổng thống Diệm độc thân và mấy đứa cháu trai trở thành nhu cầu cần thiết cho đời sống tình cảm của một con người còn nặng lòng với gia tộc và truyền thống như Tổng thống Diệm. Sau nữa là dù Phủ Tổng thống đã có Nha Nghi lễ, có Sở Nội dịch, ông Tổng thống Diệm vẫn cần phải có một phụ nữ để lo toan công việc tiếp khách và nhiều vấn đề khác thuộc phạm vi giao tế nhân sự mà thiếu một người đàn bà cũng gây nên nhiều nan giải, bế tắc. Bà Nhu lại có sở trường giao thiệp, có đôi chút khiếu thẩm mỹ. Trong khi Tổng thống Diệm cũng như ông Nhu hoàn toàn mù mờ về thẩm mỹ và giao tế (lo toan việc nội trợ đều một tay bà Nhu điều động) như trang hoàng phòng khách, sắm sửa các đồ trang trí và trang sức. Bà lại luôn luôn tỏ ra con người mẫn tiệp, tháo vát và khéo léo (khi tiếp phái đoàn ngoại quốc) Bà lại nói Pháp ngữ và Anh ngữ rất lưu loát.

Từ tư thế một nữ tiếp viên của dinh Độc Lập, lại thêm tham vọng lãnh tụ của phụ nữ cùng với uy thế và quyền hành của chồng và anh chồng, bà Nhu được mặc nhiên chấp nhận trên thực tế một uy quyền bất khả kháng và uy quyền đó, cách này hay cách khác dã chi phối ít nhiều trong sinh hoạt quốc gia và công vụ.

Lực lượng phụ nữ của bà Nhu qua phong trào Phụ nữ Liên đới lại chỉ gồm toàn vợ mấy ông lớn cho nên không có tính cách quần chúng và chỉ nặng về trình diễn. Khi các bà lớn trình diễn chính trị thì quả thật không hấp dẫn được ai và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Bà Nhu chịu đọc sách lại có ông chồng “Cố vấn”, nên bà cũng có chút kiến thức. Tuy kiêu ngạo và tự tôn nhưng gặp việc khó khăn nan giải, bà vẫn chịu khó tìm hiểu ý kiến qua một vài cộng sự viên thân cận của ông Nhu.

Bà đối đáp rất mau lẹ, phản ứng kịp thời. Đó là ưu điểm của bà. Nhưng trong hoạt động chính trị, phản ứng nóng nảy bốp chát của một người đàn bà ở địa vị bà Nhu đã trở nên bất lợi cho bà. Khuyết điểm lớn của bà là đã không tạo được những cử chỉ phong độ, ngôn ngữ hấp dẫn được quần chúng kể cả giới phụ nữ.

Nếu ý thức được như vậy, lý ra bà Nhu phải hoàn toàn đứng trong bóng tối một cách khiêm nhường, đằng này bà Nhu lại xuất hiện với tất cả sự lộng lẫy loè loẹt với chiêng trống nhịp nhàng của một số các bà tướng tá, Bộ trưởng, Tổng giám đốc và kể cả mấy vị tu mi ” râu mày nhẵn nhụi”…

Trước hết là dịp lễ Hai Bà Trưng, bà Nhu muốn làm sống lại khí thế của hai vị nữ anh hùng Dân tộc này…và có nhẽ bà Nhu cũng muốn nhân cơ hội trở về nguồn lịch sử để tạo một thần tượng dẫn đạo phụ nữ. Theo bà Nhu “Nam giới có Lê Lợi, Quang Trung thì nữ giới cũng có Hai Bà Trưng như Pháp có Jeane d’Arc”. Trước năm 1963, lễ hội Hai Bà Trưng được mô tả như một lễ Quốc Khánh, không có ai công khai phản đối được. Nhưng vì trình diễn quá nhiều nên lại không thuận tình. Xin dẫn chứng về cái gọi là không thuận tình như thế này:

Lễ đài trần thiết thật long trọng tôn nghiêm có bàn thờ, có tàn lọng, có đồ bát biểu, gươm đao, khí giới… trên bục lớn của lễ đài trải nhung đỏ (màu tiêu biểu cho sự thiêng liêng của dân tộc ). Lễ nghi dành cho bậc anh hùng dân tộc như vậy là đúng. Nhưng người chủ lễ rất quan trọng. Dư luận luôn lưu ý về điểm này. Bà Nhu với tư cách đại diện phụ nữ Việt Nam và Đại diện Tổng thống, nhất là Đại diện Tổng thống nên bà được hưởng đầy đủ nghi lễ, nào là xe dành riêng cho Tổng thống lại có đoàn xe Harley hộ tống, khi đến lễ đài lại có đủ mặt Bộ trưởng, tướng lãnh tăm tắp đứng lên “kính chào” theo nghi lễ quân cách. Trên nguyên tắc thì đúng là vị đại diện của Tổng thống đuợc quyền hưởng nghi lễ như vậy.

Nhưng thực tế chính trị và tâm lý truyền thống Việt Nam không chấp thuận như vậy. Dù cho là vợ một Tổng thống, người Việt cũng cảm thấy khó chịu. Nếu vợ ông Tổng thống cũng được hưởng nghi lễ đón tiếp dành riêng cho vị nguyên thủ quốc gia ở Tây phương thì lại khác, huống chi bà Nhu chỉ là em dâu một Tổng thống vốn được tôn trọng theo hàng trưởng lão quốc gia. Do đó mà dư luận bàn tán mỉa mai thành ra “kính chẳng bõ phiền ” không ít, giọng nói của bà Nhu qua các bài diễn từ cũng là một thất lợi vì giọng tuy mạnh thật, tuy có lửa nhưng lại vốn ra vẻ lãnh tụ, như răn dạy, truyền bảo, thêm vào đó tiếng nói lại thiếu ngọt ngào truyền cảm, thiếu nữ tính…

Khi đã có quyền hành, có địa vị (dù là trong bóng tối ) và một uy tín cần phải được bảo vệ trong tư thế lãnh đạo… ông Nhu hay ai cũng không thể làm cách nào khác hơn là nhịn một người vợ hay lớn tiếng, dám làm những việc động trời như bà Nhu…ông Nhu trở thành bất lực không thể ngăn cản vợ… đó chỉ là hậu quả bản chất của kẻ nhu nhược.

Vả lại dưới con mắt chủ quan của ông Nhu thì người vợ ông không làm gì quá đáng, trái lại công việc của bà Nhu lại hợp lý và hữu ích cho quốc gia. Lấy việc bà tham gia Luật gia đình là một thí dụ.

Kể từ tháng 12-1957, Quốc hội họp bàn sôi nổi về dự án của Luật Gia đình, bà Nhu đã từng bỏ phòng họp ra về với thái độ, ngôn ngữ rất ngang ngược ngạo mạn. Đối với một tín đồ Thiên Chúa giáo thì đời sống lứa đôi chỉ có một vợ một chồng và không được li dị, vấn đề đa thê không cần đặt ra. Nhưng xã hội Việt Nam không phải là xã hội phương Tây và dân chúng Việt Nam không phải tất cả đều là tín đồ Thiên Chúa giáo Thiên Chúa giáo chỉ chiếm (15% dân số) cho nên Luật này trên lý thuyết thì hay song thực tế không phù hợp với bản chất và nếp sống của quảng đại quần chúng lúc bấy giờ. Hơn nữa giới âm thầm phản đối chính là giai cấp tướng tá và công chức cao cấp cũng như những công kỹ nghệ gia giàu có, phần lớn các vị này đều bị kẹt nếu không có vợ bé thì cũng lén lút giao du.

Bà Nhu đã lý luận ” Đã đến lúc người phụ nữ đứng lên bình đẳng với người chồng ngay trong phạm vi gia đình, chỉ một vợ một chồng thôi… chỉ những kẻ hư hỏng không ra gì mới lấy vợ nhỏ rồi bỏ phế gia đình”. Bà Nhu vẫn tin là mình đi đúng đường với chủ trương cách mạng xã hội, giải phóng phụ nữ của thế giới, trước hết từ gia đình, để từ đó ra ngoài xã hội. Lý luận và chủ trương của bà nghe xuôi tai và hợp lý. Nhưng điều căn bản là cải tạo xã hội, không phải chỉ bằng một biện pháp, ban hành một vài đạo luật.

Có thiện chí và hăng say song bà Nhu vẫn bị phản đối, dân chúng lại thờ ơ. Trước hết vì bà Nhu không nắm được một vài định luật rất giản dị, đơn giản của chính trị (Những nhà lãnh đạo của chính quyền ông Diệm sau 1963 đều mắc phải lỗi lầm như vậy, vì là một thứ lãnh tụ “non” thiếu học tập thiếu kinh nghiệm, không có căn bản chính trị ).

Một trong những “định luật chính trị ” căn bản của người lãnh đạo là không bao giờ được lấy chủ quan của mình để biến đổi khách quan (tức thực tại chính trị ) nhưng ngược lại phải biết biến hoá chủ quan lãnh đạo của mình. Và dung hoà chủ quan với khách quan tức là hoà đồng bản thân với thực tại để nắm thực tại.

Bà Nhu là người có tài thực, có thiện chí, song tính kiêu ngạo và chủ quan cũng đã đủ làm cho bà trở thành đối tượng cho bao nhiêu điều phẩm bình, dị nghị đàm tiếu…Mẫu người như bà Nhu sẽ dễ dàng thành công trong xã hội Mỹ. Ngôn ngữ cử chỉ cùng những phản ứng lanh lẹ của bà sẽ dễ dàng thu hút được đám đông. Nhưng đám đông trong quần chúng Việt Nam lại trở nên xa cách với ngôn ngữ, dáng điệu và cử chỉ của bà Nhu. Qua mấy lần ra ngoại quốc tại Maroc, Brasil…bà Nhu đã thành công nhờ ưu điểm trên. Còn chuyến đi giải độc tại Hội nghị Quốc tế nghị sĩ tại Belgrade (Nam Tư 1963 ) và Mỹ quốc bà Nhu đã chứng tỏ được khả năng đặc biệt của mình và nhất là tại Mỹ quốc bà đã gây được nhiều sóng gió làm kinh động chính quyền Kennedy và Đảng Dân chủ Mỹ. Nhưng với xã hội Việt Nam, bà hoàn toàn thất bại trước đám đông.

Người ta tự hỏi, tại sao một trí thức như ông Nhu lại không kiềm chế được người vợ? ông Nhu sợ vợ? Nói cho ngay tình thì ông Nhu không phải là một người sợ vợ, ông rất ghét “chuyện đàn bà dính vô”, nhưng ông đã bị bà dắt mũi.

Bộ Luật Gia đình đã gây sôi nổi trong dư luận một thời. Thực tế thì Luật ấy cho đến khi ban hành và thực thi cũng không tạo được một tác dụng lớn lao nào trong tầng lớp dân chúng. Phản ứng của dân chúng đối với Luật gia đình không có gì đáng quan tâm, vì luật pháp hãy còn hết sức xa vời so với quảng đại quần chúng Nam Việt Nam bởi nó không công bằng với tất cả…Dù có luật hay không luật, đời sống vợ chồng trong giới bình dân đều dựa trên căn bản tình cảm “yêu nhau giá thú bất luận tất”. Nhưng đối với giới thượng lưu và nhất là giới tướng tá và công chức cao cấp tuy ngoài mặt hân hoan chào mừng Luật Gia đình,nhưng trong lòng đau đớn không ít và chính mấy giới này đã góp công không nhỏ trong việc tạo dựng “dư luận xấu” về bà Nhu. Một số quan toà xuất thân từ hàng quan lại thuộc địa, trở thành nạn nhân thứ nhất của Luật gia đình. Có ông Toà hai ba vợ…như vậy thì trách chi không oán ghét bà Nhu. Bà Nhu thường bàn luận với mấy cộng sự viên của ông Cố vấn chính trị như thế này ” Kinh nghiệm trong gia đình nội ngoại của tôi, tôi biết quá rõ. Ai có vợ nhỏ thì đang trong sạch cũng trở thành tham nhũng, gia đình chia rẽ, rồi dòng con này, dòng con kia cứ lung tung lộn xộn”. Khởi từ kinh nghiệm này, bà Nhu quyết thanh toán chế độ đa thê, mà bà nghĩ rằng nếu hoàn thành là bà đã giải phóng cho nữ giới cái thảm cảnh gia đình vợ nọ con kia (chém cha cái kiếp lấy chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng). Trước diễn đàn Quốc hội năm 1957, cũng đã có nhiều dân biểu mạnh dạn lên tiếng công kích dự án Luật này. Bà coi mấy ông dân biểu không đi đến đâu cả…bà Nhu coi thường không muốn nói là khinh miệt một số dân biểu như vậy cũng có nguyên nhân. Vì rằng bà cũng biết rõ chân tướng của các ông (Đời tư lẫn đời công cũng chẳng có gì đẹp đẽ). Chức dân biểu của họ phần lớn cũng do “công ơn ban phát…”. Do dó mà phản ứng của một số dân biểu trở thành vô hiệu.

Trong một phiên họp vào khoá đầu năm 1959, bà Nhu công khai đả kích một số dân biểu ngay tại diễn đàn Quốc hội và cho rằng “Ai chống đối Luật Gia đình chỉ là những kẻ ích kỷ hèn nhát muốn lấy “vợ lẽ”. Thái độ chống đối đó thật là hèn”. Mấy ông dân biểu quyết làm lớn vụ này và đòi bà Nhu phải xin lỗi…về thái độ hống hách của bà. Sau đó bà Nhu tỏ ra phục thiện và ra một thông báo cải chính là bà không nói các dân biểu “thật hèn” nhưng bà chỉ nói dân biểu “thất hẹn”.Cách cải chánh của bà kể ra cũng thông minh và khéo léo.

Tất nhiên ai cũng hiểu rằng, không ai lại nói “thái độ thất hẹn” cả. Nhưng ở đây bà bẻ quặt hai chữ thật hèn thành thất hẹn. Bà đã “chơi chữ ” mộtcách thông minh và đúng lúc. Mấy ông dân biểu đành chịu đựng một cách hoan hỉ. Phụ hoạ với bà Nhu còn một số nữ dân biểu thuộc “gà nhà”. Nhưng hầu hết trình độ chính trị còn non kém lại thiếu thông minh nên mới có một nữ dân biểu lớn tiếng bênh vực luật gia đình và đưa ra một “định thức”: Đàn bà đẻ ra đàn ông. Nhờ câu nói “phàm phu tục tử “này mà cả mấy năm trời báo chí có đề tài đem ra “thị phi”.

Thực tế là Luật Gia đình có nhiều điểm phù hợp với tinh thần thượng tôn hạnh phúc và bảo vệ trật tự xã hội qua trật tự gia đình. Thế nhưng lại có một số điều quá khắt khe, không phù hợp với thực tế, thiếu căn bản của một tinh thần xã hội trong truyền thống Việt Nam. Do đó mà cái hay cái đẹp đều bị che lấp bởi cái dở… Khi một người nhìn trang giấy trắng thường chỉ chú ý đến một vết mực đen (dù vết mực có nhỏ và ở ngoài lề). Bà Nhu hãnh diện với Luật gia đình nhưng luật ấy có tác dụng không lại là chuyện khác. Sau đó bà lại đưa ra dự án Lành mạnh xã hội. Trước đó tháng 5-1958 tại Quốc hội bà Nhu đưa ra đề nghị thành lập phong trào Phụ nữ Liên đới và kêu gọi các bà vợ công tư chức quân nhân tham gia phong trào. Quốc hội khóa II (tháng 8-1959) đã có 9 nữ dân biểu trong đó có bà Nhu. Bà lại khởi công hoàn thành dự án Luật “Lành mạnh xã hội”. Sau cái tên này bị đả kích nên được đổi thành Luật Bảo vệ luân lý (ban hành năm 1962 bị bãi bỏ sau đảo chính bằng sắc luật 2-1963).

Dự luật này cũng gây sôi nổi không ít. Xét cho công bằng, khi đưa ra dự luật này, bà Nhu nắm ngay được chính nghĩa vì rằng chỉ có một thiểu số là nạn nhân của Luật Bảo vệ luân lý. Thiết tưởng dù là ở một thời đại nào, ở một chế độ nào, (ngoại trừ chế độ của những kẻ hãnh tiến ăn chơi sa đoạ và coi nhảy đầm như một lý tưởng đáng tôn thờ) không ai có thể tán thành cho các thiếu niên uống rượu hay hút thuốc hoặc ủng hộ cho nạn phá thai, đồng bóng. ấy thế mà người ta vẫn chống đối và hè nhau tạo nên niềm công phẫn. Bà Nhu lại trở thành trung tâm của bao nhiêu mũi dùi dư luận. Dĩ nhiên luật ấy cũng có những điểm quá đáng và thiếu thực tế.

Trên quan điểm quần chúng cũng như phong tục truyền thống dân tộc thì dự Luật Bảo vệ luân lý của bà Nhu là một công trình tốt đẹp với thành ý xây dựng rất rõ rệt, 15 triệu đồng bào bất quá chỉ có vào khoảng nửa triệu ảnh hưởng đến luật này, nhưng chính lớp người thiểu số đó lại có tác dụng sa đoạ hoá xã hội miền Nam Việt Nam và đồng thời vong bản hoá bản chất dân tộc cũng như bôi đen cả tập tục tốt đẹp của xứ sở. Do đó không thể nào buông thả cho một thiểu số này sống phóng đãng được trong khi quảng đại quần chúngvẫn phải sống đời lầm lũi cơ cực và trong khi mà nếp sống của quảng đại quần chúng vẫn tập thành trên căn bản của truyền thống cao đẹp.

Về công trình này, bà Nhu đứng hẳn về phía quần chúng, lập trường là lập trường xã hội dân tộc. Nhưng bà lại gặp phải phản ứng dữ dội tuy ngấm ngầm. Nhiều tướng tá hay một số công chức cao cấp đều mê cái món nhảy đầm. Các bà lớn thì bài bạc.

Phần nhiều con các ông lớn thì rượu chè thuốc sái (con nhà nghèo và trung lưu thì lấy tiền đâu ra)…Các vũ nữ lại là một thành phần liên kết ruột thịt với một số tướng tá công chức cao cấp, công kỹ nghệ gia ăn chơi và giới “văn minh ” đô thị. Bà Nhu vô tình đã đụng độ với những địch thủ ghê gớm đó.

Quảng đại quần chúng từ nông thôn đến giới trung lưu không ai chê trách gì Luật Bảo vệ luân lý (có hay không đối với họ không quan trọng) nhưng một giới khác thì Luật này trở nên quan trọng.

Việc cấm nhảy đầm của bà Nhu cũng gây bất mãn lớn trong giới ngoại kiều tại Sài Gòn (Tây phương coi nhảy đầm là một nghệ thuật, một trò giải trí thanh lịch truyền thống). Trong một cuộc gặp gỡ mấy bà, ông Taylor không đề cập đến vấn đề nào khác hơn là chuyện nhảy đầm. Ông cho rằng sự cấm đoán như vậy là kỳ quái, lỗ mãng, sống sượng.

Đáng lý chuyện nhảy đầm nếu cấm thì cũng nên linh động uyển chuyển, nhưng kẻ thi hành lại quá hăng say trong việc lập công. Trường hợp nữ giới thuộc lãnh sự đoàn người Liban, cư ngụ tại đường Trương Minh Ký, đã bị nhân viên công lực gây phiền phức, tạo nên dư luận không tốt trong giới ngoại giao.

Bà này đã có tuổi. Nhân dịp một tàu hàng Líban cập bến, một số thuỷ thủ đồng hương của bà đến thăm rồi nghe nhạc theo vũ điệu… Thế là cảnh sát cũng ập vào lập biên bản đem về bót. Rất nhiều trường hợp như thế đã xảy ra. Giới ngoại kiều càng thêm bất mãn và đó cũng là một sự bất lợi về “ngoại giao”. Trong khi triệt để cấm nhảy đầm thì mấy ông tướng tá vẫn cứ lén lút du dương.

Riêng về việc cấm nhảy đầm, bà Nhu tỏ ra dè dặt. Bà cũng là dân nhảy nổi tiếng từ thuở còn đi học tại Hà Nội. Cấm nhảy đầm sẽ động chạm đến nhiều ông tai to mặt lớn. Trong một phiên họp của Ban chấp hành Phụ nữ Liên đới, vấn đề nhảy đầm được mổ xẻ cặn kẽ. Phiên họp này quy tụ rất nhiều quý bà “lừng danh”. Một số ý kiến cho rằng chỉ giới hạn việc nhảy đầm mà không nên cấm tuyệt đối. Một bà tướng Tổng Thư ký của Phong trào Phụ nữ Liên đới lại “bảo hoàng hơn vua” đã yêu cầu “Bà Cố vấn” phải cấm triệt để. Bà Nhu vẫn lững lờ chưa quyết định hẳn, nhưng cuối cùng vẫn quyết định cấm nhảy.

Việc cấm nhảy đầm được nhiều “bà lớn” tán thành triệt để vì các đức ông chồng quý của các bà đều thuộc loại hảo ngọt lẫy lừng.

Thế nhưng cấm là một chuyện còn nhảy vẫn nhảy. Nhiều tướng tá vẫn “lén lút mở bar” ngay trong doanh trại hay tư dinh.

Ai đã ở Nha Trang vào những năm 1960-1961 đều biết rõ chuyện ông Đại tá chỉ huy trưởng Đồng Đế vẫn mở bar đều đều, lại cho sĩ quan hầu cận về Sài Gòn kiếm vũ nữ và bao dàn cả tuần.

Chuyện nhảy đầm lậu tại Nha Trang, Đà Nẵng cũng như Pleiku do mấy ông tướng tá cao cấp đỡ đầu đều lọt vô tai Tổng thống Diệm. Ông Tổng thống cố ý làm ngơ.

Nhờ những yếu tố nào mà bà Nhu tạo được uy quyền trên thực tế? Đơn giản nhất là nhờ sự khôn khéo tinh ranh và nhiều sáng kiến với một tiềm lực tinh thần mạnh mẽ trực giác, bà Nhu đã ảnh hưởng sâu xa trong đời sống của năm anh em trong gia đình từ Tổng thống Diệm đến Ngô Đình Thục và kể cả ông Ngô Đình Cẩn.

Ông Cẩn được coi là chống đối bà Nhu kịch liệt và chửi đổng chị dâu cũng không tiếc lời, nhưng ông Cẩn chỉ chửi “đổng” thế thôi. Trong gia đình ông vẫn chịu lép vế. Thí dụ trong việc lập Phong trào Phụ nữ Liên đới, ông vẫn bĩu môi khinh bỉ “Mấy con mụ đó mần được chi, chỉ ăn hại”. Trước năm 1961, nhiều bà vợ của các ông lớn tại miền Trung cũng muốn lập Hội để có ăn, nhưng ông Cẩn ghét như vậy nên đành chịu.

Khi bà Nhu nhúng tay vào quyết định phát triển phong trào ra miền Trung… ông Cẩn đành chịu thua. Bà lại còn chỉ thị cho Huế, Đà Nẵng phải tuân theo ý bà. Bà rất coi thường ông Cẩn nhưng cũng chỉ để trong lòng.

Dịp ra Huế chủ toạ thành lập Phong trào là cả một việc trọng đại. Chung quy bà đã áp đảo được chú em chồng. Trước hôm đó, cả một đại đội phủ Tổng thống được gởi ra Huế để lo việc an ninh cho bà Cố vấn. Giới chức thẩm quyền toát mồ hôi vì phải lo tổ chức sao cho long trọng. Ông Cẩn trong lòng tức tối nhưng phải đành chịu và chính ông cũng phải đứng ra đôn đốc cho các giới chức lo liệu thực chu đáo. Điều nực cười nhất là hôm lễ khai mạc, bà Nhu như một nữ hoàng thì cậu Cẩn rụt rè khiêm tốn như một công tử miền quê có chút uy quyền. Trước đám đông ấy cậu Cẩn chẳng còn gì… khiêm tốn, bé nhỏ, nhọc nhằn. Trong khí đó từ cách đón tiếp đến chiếc ghế ngồi, qua ngôn ngữ và cử chỉ bà Nhu lấn át hoàn toàn chú em chồng.

Đây là lần đầu tiên ông Cẩn đành chịu khuất phục uy quyền của bà chị dâu, người mà ông Cẩn rỉ rả công kích nhiều khi dùng cả chữ “con mụ” và “lăng loàn” để chỉ.

Khi bà Nhu trở về Sài Gòn thì Phụ nữ Liên đới cũng theo bà đi luôn. Miền Trung vẫn là đất của ông Cẩn… Phụ nữ Liên đới chỉ được “phép” phát triển tại Nam phần và mấy tỉnh Cao nguyên.

Sở dĩ, trước mặt bà Nhu ông Cẩn phải chịu khuất phục vì bà ta đã biết sử dụng cái bề thế của bà chị dâu trong gia đình vốn khắt khe với những tôn chỉ lễ giáo. Còn Tổng thống Diệm thì như thế nào?

Điểm quan trọng sau đây đã giúp cho bà Nhu thành công trong công việc thuyết phục ông anh Tổng thống.

Thí dụ điển hình vẫn là những quan niệm về luân lý của bà Nhu. Quan niệm đó rất thích hợp với quan niệm và bản chất nho sĩ cũng như tu đức Thiên Chúa giáo trong con người của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Khi bà Nhu đưa ra dự án Luật “Bảo vệ luân lý” (lành mạnh hoá xã hội) thì trong gia đình họ Ngô hoàn toàn tán đồng và còn khích lệ. Nhưng báo chí và Quốc hội lên tiếng công kích, bình phẩm (tất nhiên là yếu ớt), Tổng thống Diệm lại cho rằng dư luận lầm lẫn vì có nhiều người ganh ghét bà Nhu mà tìm cách nói xấu gièm pha. Bà Nhu đã trình bày với ông anh Tổng thống như thế nào mà được Tổng thống dễ dàng chấp nhận và hết sức tán trợ.

Trước hết xin đơn cử một vài chi tiết đã thể hiện quan niệm luân lý và tâm tính bất thường của Tổng thống Diệm qua khía cạnh này. Dạo năm 1959 một thời đại “vàng son” của Hội bảo vệ luân lý do linh mục Hoàng Yến làm Chủ tịch. Linh mục Hoàng Yến tất nhiên không thể thoát khỏi những lý do “méo mó nghề nghiệp ” qua quan niệm tu đức và luân lý giữa thế giới tu hành và xã hội ngoài đời. Linh mục Yến qua nhưng lần đi quan sát ngoài phố, chụp được một số ảnh tượng bán thân và khoả thân trưng bày tại mấy tiệm bán đồ điêu khắc và mỹ thuật, trong đó có mấy bức tượng được coi là hoàn toàn “loã lồ” trưng bày tại tiệm Mai Lĩnh, đường Phan Thanh Giản. Thêm vào đó còn cả một số hình đàn ông đàn bà, trai lẫn gái tắm chung ở một bể tắm (dĩ nhiên là mặc đồ tắm).

Đối với một người bình thường và qua những quan niệm bình thường trong đời sống thì những hình ảnh trên đây không có gì đáng chú ý. Tượng phụ nữ loã thể chỉ là một công trình của nghệ thuật. Trai gái tắm với quần áo tắm hở hang cũng là chuyện quá thông thường.

Nhưng nó lại trở nên quan trọng trước mắt một vị Linh mục Hội trưởng Hội bảo vệ luân lý. Linh mục Hoàng Yến làm một phúc trình dài kèm theo hình ảnh gởi lên cho ông Diệm.

Chỉ mới xem qua những tấm hình đó, ông Tổng thống đã đỏ mặt, bất thần nổi giận. ông dùng bút đỏ phê vào bản phúc trình “Ông Lương, cấm ngay”. Nguyễn Lương lúc đó là Tổng giám đốc xã hội. Nhận được bản phúc trình trên ông Lương đã hết sức lo âu, không biết phải xử trí như thế nào. Ông đành hỏi ý kiến của một số người trong Phủ. Tất nhiên là không có một ý kiến nào khác hơn là tìm cách khôn khéo nhất để áp dụng lệnh của ông Tổng thống. Ý kiến được nêu ra như sau: ông Nguyễn Lương cho người đến một vài tiệm mỹ thuật như tiệm Thế Hệ nói khéo để họ thông cảm trưng bày một cách kín đáo bức tượng bán thân loã thể. Hai hôm sau ông Nguyễn Lương vào trình Tổng thống với hồ sơ đầy đủ để tỏ ra rằng đã tuân theo chỉ thị của thượng cấp.

Tổng thống Diệm lại vui vẻ gật đầu: ” Ờ, ừ thôi được ” Từ đó ông Tổng thống quên cả chuyện cấm trai gái tắm chung, cũng như chuyện cấm trưng bày tượng bán thân.

Với một quan niệm luân lý khắt khe và quá cổ như vậy lại có những phản ứng bất thường nên ông Diệm dễ dàng bị bà Nhu thuyết phục. Đây là một pha thuyết phục ông của bà Nhu do sĩ quan hầu cận kể lại (khi vào phòng Tổng thống trình bày việc gì thì luôn luôn phải có sự hiện diện của một sĩ quan hầu cận hay tuỳ viên).

Bà Nhu thuyết phục ông Diệm để ông chấp nhận Luật bảo vệ luân lý, đại cương như sau: Luân lý Việt Nam hiện nay đang suy đồi. Trẻ con thì hư hỏng, người lớn thì bài bạc sa đoạ… Một người như Tổng thống Diệm nghe nói như vậy thì tất nhiên là phải lo lắng cảm phục người em dâu nổi tiếng là văn minh tân thời nhưng lại tỏ ra thoát xác, biết nghĩ tới con đường thánh thiện. Bà Nhu biết điểm yếu của ông anh chồng… nên chỉ đưa ra đoạn mở đầu như vậy nhằm gây xúc động. Sau đó bà mới trình bày những biện pháp giải quyết.

Những biện pháp ấy đều lý tưởng cả. ông Diệm cho là em dâu có thành ý muốn xây dựng đất nước. Bà nhảy đầm thì rất tài hoa, mà nay thì lại đề nghị cấm nhảy thì ai mà không cho là hy sinh đáng quý. Ông Tổng thống đã tin tưởng như thế rồi thì đề nghị nào mà ông không chấp thuận.

Khi ông Tổng thống để hết mình ủng hộ dự Luật ấy thì còn ai dám chống đối. Một vài dân biểu lên tiếng công kích một số sai lầm và sự không thực tế của dự Luật này. Tuy nhiên sự công kích chỉ là dàn cảnh để tạo ra dư luận có vẻ dân chủ thế thôi.

Trong những buổi họp của Ban chấp hành Phụ nữ Liên đới bà Nhu trở thành một chiến sĩ tiên phong trong cuộc giải phóng phụ nữ. Còn thực tế có giải phóng không thì 9 năm qua đã trả lời đầy đủ. Tuy nhiên phải công minh mà nhận rằng bà Nhu đã làm được nhiều điều, dù làm theo chủ quan của bà. Chẳng hạn như vấn đề cấm triệt để thiếu niên không được uống rượu, hút thuốc lá, cấm hẳn bài bạc (trừ món tổ tôm được toà án cho là không thuộc loại đổ bác sát phạt). Bà Nhu có một ý kiến như thế này về giá trị thân xác đàn bà. Tưởng cũng nên ghi lại đây về việc cấm thi sắc đẹp của đàn bà, bà cho rằng “Thời Trung cổ người Tây phương trưng bày nô lệ tại phố cho bọn nô lệ xếp từng hàng cho nguời ta đến xem xét đánh giá như mua bán súc vật, con này mông to, con kia ngực nở con nọ giống tốt…Với những giá bao nhiêu. Thi sắc đẹp tuyển lựa hoa khôi của phương Tây xuất phát khởi thuỷ từ các cuộc mua bán nô lệ thời Trung cổ. Ở xứ ta không chấp nhận được cái trò đó”.

Bà Nhu nói riêng với bà Lương Khải Minh: “Ăn mặc hở hang, để cả ngực cả đùi cho đàn ông họ nhìn ngắm rồi họ đánh giá, họ cho điểm làm như vậy ô nhục lắm, hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ ngang với nô lệ thời Trung cổ. Phụ nữ Á đông không thể chấp nhận được như vậy…”. Cho nên ông Diệm cũng như ông Nhu và những người hiểu biết không đến nỗi nông cạn lắm đều cho là bà Nhu có thiện chí và sáng suốt. Do đó mới có vụ cấm luôn các cuộc thi sắc đẹp, tuyển lựa hoa khôi và kể cả thi lực sĩ khỏe đẹp. Bà Nhu luôn nhắc nhở “đàn ông họ ích kỷ lắm… Phụ nữ không thể là trò chơi cho họ mua vui được. Mãi dâm và gái nhảy là những việc ô nhục đồi bại nhất cho những người phụ nữ”.

Giá như bà Nhu không phải là em dâu của Tổng thống đương nhiệm thì thiện chí và những cố gắng giải phóng của bà Nhu thật đáng ca ngợi.

Nhưng ở đây lại khác. Trong khi bà cố gắng hoàn tất dự Luật Gia đình cũng như dự Luật Bảo vệ luân lý thì trong gia đình từ thành đến tỉnh và nhất là trong giới thượng lưu đã đồn đại rất nhiều về những cái gọi là “lem nhem bê bối” thuộc đời tư của Bà. Dư luận thì nhiều lắm. Nhưng đâu là bằng cớ? Tuy vậy quần chúng đông đảo vẫn lập luận rằng “nếu không có lửa thì sao có khói”. Rồi một số “phu nhân ” vây bủa quanh bà xem phần đức hạnh cũng không có gì được bảo đảm cho lắm của bà. Quan trọng là chỗ đứng. Chỗ đứng của bà Nhu không thuận lợi cho mọi đề xướng cải cách của bà khi những cải cách đó hoặc còn quá sớm hoặc không phù hợp với tập quán cổ truyền. Dư luận thêu dệt rất nhiều về cuộc tình của bà với ông tướng Đôn… lại có dư luận cho rằng Nolting bị bà Nhu mê hoặc trong lưới tình dục. Tục ngữ có câu”ghét ai ghét cả đường đi lối về”. Trong 9 năm qua với cử chỉ và ngôn ngữ của mình, bà Nhu đã làm cho nhiều giới và nhiều người “mếch lòng” thực. Cái dễ ghét rất giản dị vì tâm lý và truyền thống không ưa đàn bà múa may hay lợi dụng chức vị của chồng mà “lớn lối” – chỉ nguyên một chuyện sử dụng ngôn ngữ đao to búa lớn của bà đã làm cho người ta dễ ghét. Trong cái dễ ghét đó tất nhiên là do sự ghen tức nhau. Các ông thường bị ảnh hưởng của các bà. Các bà thấy bà Nhu như vậy nếu không có cơ hội được gần bà thì trở nên ghen ghét nói xấu. Ai nói xấu thì không đáng kể chứ đàn bà nói xấu nhau thì quả là một nghệ thuật qua khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng. Nhiều câu chuyện “mê ly gay cấn ” chung quanh con người bà Nhu hầu hết do một số phu nhân dựng đứng lên…rồi lan rộng ra dư luận và dư luận lâu ngày trở nên như là thực.

Tổng thống Diệm không được nghe những dư luận đó và chỉ nhận được những lời công kích bà Nhu qua việc làm của bà. Một số báo Mỹ tiết lộ bà Nhu có một gia tài đồ sộ tại Braxin (đồn điền café) và Thuỵ Sĩ. Tổng thống Diệm không tin vì ông vốn có thành kiến với báo chí Mỹ. Còn sự công kích Luật Gia đình cũng như Luật Bảo vệ luân lý ông đều cho là ganh tị phá hoại và do một số người có vợ nhỏ “dông dài ham chơi” nên cố ý phá bà Nhu.

Tóm lại, bà Nhu hiểu rõ tâm tính và cuộc đời của ông anh chồng. Bà lợi dụng ngay những đặc điểm đó để tạo ảnh hưởng với ông Diệm. Khi đã tạo được ảnh hưởng với ông Diệm…thì hàng bộ trưởng, tướng tá đối với bà chả có nghĩa lý gì cả. Tuy vậy, vì biết rõ tính ông anh, bà Nhu không bao giờ công khai bày tỏ một ý kiến nào về hoạt động của Chính phủ cũng như các nhân vật văn võ. Trước mặt ông Diệm, bà luôn tỏ ra rằng mình chỉ biết lo công việc của phụ nữ. Khi nào có đại biến như vụ tướng Hinh, vụ Bình Xuyên và cuộc đảo chính hụt 2-2-1960 bà Nhu mới nhảy vào vòng.

 

Chương 8: Ảnh hưởng của bà Nhu đối với Đức cha Thục

Ảnh hưởng của bà Nhu đối với Đức cha Ngô Đình Thục như thế nào? Ảnh hưởng ấy người ta chỉ có thể cảm thấy một cách bàng bạc. Mỗi khi về ở dinh, Đức cha Thục đều dùng cơm chung với gia đình ông Nhu. Trong bữa cơm thân mật gia đình đó anh em tỏ ra tương đắc từ chuyện hàn huyên đến việc quốc gia đại sự. Bà Nhu không những đóng trọn vai trò của người em dâu mà luôn luôn tỏ ra là một con chiên hết sức kính cẩn, vâng phục một vị Giám mục. Bà theo đạo chồng (gọi nôm na là Đạo theo) nhưng từ ngày vào ở trong dinh bà tỏ ra là một tín đồ ngoan đạo. Mặc dầu đã mấy lần bà Nhu công khai phê bình một số Linh mục với lời lẽ phạm thượng sỗ sàng, nhưng với ông anh chồng là đức cha thì lại khác, Đức cha Ngô Đình Thục thường ngợi khen bà Nhu trước mặt nhiều người “Bà cố vấn tốt đạo lắm, siêng năng xưng tội rước lễ lắm”. Chỉ một lời khen đó ta cũng thấy Đức cha tin tưởng người em dâu như thế nào.

Về mặt tâm lý, ảnh hưởng của bà Nhu đối với Đức cha Ngô Đình Thục cũng dễ hiểu. Dù là Giám mục hay ở một tước vị cao sang nào cũng vẫn chỉ là một con người cùng với những “yếu điểm tâm lý ” của con người. Kinh nghiệm và sách vở đã cho ta thấy, trong một sứ Đạo với một vị Lịnh mục già thì bà quản gia mới là người có ảnh hưởng nhiều nhất đối với Linh mục.

Trường hợp Cha Ngô Đình Thục cũng không thoát khỏi những phản ứng tự nhiên đó.

Những phản ứng thân yêu trong trái tim con người tương tự như của bà mẹ đối với cậu con trai hay một ông bố già đối với một người con dâu hiếu thảo khéo léo.

Mỗi khi Đức cha Thục về dinh Độc Lập thì bà Nhu lo toan từ món ăn thức uống và lúc đó trước mặt đức cha bà Nhu chỉ là một cô em gái ngoan, dịu hiền ăn nói ngọt ngào dễ thương.

Đức cha đã dùng tất cả mọi ảnh hưởng của mình để hỗ trợ hai dự luật của bà Nhu, nhất là Luật Gia đình. Đức cha Ngô Đình Thục hết lòng hỗ trợ và bênh vực Luật Gia đình cũng là điều dễ hiểu vì nó đã thể hiện đầy đủ tinh thần luyến ái quan Thiên Chúa giáo. Với một tín đồ Thiên Chúa giáo thì việc cấm li dị là điều hiển nhiên theo phép hôn phối.

Bà Nhu lại có sáng kiến đưa ra Luật ấy lẽ dĩ nhiên, ông anh đức cha phải lấy làm cảm phục và cho rằng cô em dâu đã làm những việc cao quý trong tinh thần Phúc âm.

Từ Luật Gia đình cùng những ngôn ngữ cử chỉ khéo ăn khéo ở của bà Nhu đã giúp bà tạo được những yếu tố sống động gây ảnh hưởng mạnh mẽ nơi cha Ngô Đình Thục. Nhưng Luật Gia đình đã làm cho bà thất bại hơn là những dư luận đồn đại về đời tư của bà. Bởi luật đó chỉ tạo nên những thị phi và đàm tiếu của quần chúng. Trên thực tế, trai gái vẫn tự do giao du, lấy nhau cứ việc lấy nhau, hôn thú chưa phải là điều chính yếu.

Luật cấm con ngoại hôn không được hưởng gia tài, không được hưởng một quyền lợi của người cha nhưng thực tế thì người Việt vẫn sống theo một thứ luật bất thành văn trên tinh thần con nào cũng là con.

Dư luận đàm tiếu không phải là đàm tiếu về nội dung luật đó. Hầu hết quảng đại quần chúng có mấy ai tìm hiểu luật pháp mà biết nó hay hoặc nó dở. Duy có một điều Luật Gia đình của bà Nhu cấm không cho đàn ông lấy vợ nhỏ, nhưng cô chánh văn phòng của bà (gọi là cô cho danh chính vì, theo luật thì cô chưa lấy chồng) ai lại không biết cô là vợ nhỏ của một ông văn nhân (thường tình nếu cô ta không phải là chánh văn phòng của bà Nhu thì chả ai chú ý thị phi, vì vợ lớn vợ nhỏ cũng đều là vợ cả miễn sao được chồng thương yêu). Đằng khác dư luận giới cao cấp không ngớt bàn ra tán vào về đời tư của mấy bà “lớn ” trong Ban chấp hành Phụ nữ liên đới. Nào là vợ nhỏ sau “đá vợ cả” của ông tướng để lên ngôi chính thất. Nào bà tá B vốn đã có một đời chồng rồi sau “mèo chuột” bỏ chồng lấy ông tá B… Dư luận đàm tiếu tùm lum như vậy. Mà dư luận ấy có thật chứ không phải do sự thêu dệt. Nhưng từ đó dư luận được dịp phụ đề thêm “hoa lá”. Đó cũng là một cái nguy cho một cá nhân trong guồng máy lãnh đạo khi cá nhân đó trở thành một cái đinh của dư luận. Trong khi đó, nhờ Luật Gia đình cũng như những công tác xã hội mà bà Nhu đề ra, càng làm tăng cường ảnh hưởng của đức cha Thục.

Ảnh hưởng của bà Nhu đối với ông chồng

Còn ông Nhu? Giới thân cận nhất của ông đều xác nhận trước năm 1955, bà Nhu không tạo được ảnh hưởng chính trị nào đối với ông chồng “đa mưu túc kế” rất uyên thâm. Nhưng nó lại như thế này, từ khi ảnh hưởng tâm sinh lý của bà vợ đã dễ dàng biến thành ảnh hưởng chính trị… Trước năm 1945, ông Ngô Đình Nhu chỉ coi bà vợ như một cô em gái không biết gì về chính trị. Nhưng mấy năm sau, trong văn phòng của ông lại treo một bức hình bán thân của bà vợ tràn đầy nhựa sống. Một người thường thì không nói làm gì nhưng ở vào trường hợp của ông Nhu và nhất là con người trí thức như ông Nhu, thì khi treo bức hình đó ngay tại văn phòng chính thức của một vị cố vấn chính trị Phủ Tổng thống quả là điều chướng mắt… Đáng lý ra nên treo trong phòng riêng. Dĩ nhiên ông Nhu cũng cảm thấy như thế khi tự tay bà treo bức hình đó, song ông Nhu không phản đối.

Bức hình treo ở một nơi trang trọng trong văn phòng đã đủ nói lên việc ông Nhu chấp nhận sự hiện diện của bà vợ trong đời sống của mình (vì văn phòng ấy là nơi ông Nhu tiếp quan khách ngoại quốc, bộ trưởng, tướng lãnh, quan sĩ…nghĩa là đủ mặt mọi giới). Qua sự kiện này cũng đã đủ nói lên ảnh hưởng của bà Nhu, đã chinh phục toàn diện được con người ông chồng mà nhiều khi chính ông Nhu cũng không biết, ảnh hưởng của bà vợ đối với ông chồng là một cuộc hành trình bằng những chất liệu “vô hình ” thấm dần vào tim vào óc nói ra không được mà chỉ mơ hồ cảm thấy hoặc không thể cảm thấy và chỉ có người ngoài mới nhìn rõ được.

Bởi vậy cô nhân tình của một nhà lãnh đạo nhiều trường hợp lại ảnh hưởng sâu xa đến chuyện quốc gia đại sự mà chính nhà lãnh đạo đó cũng không hay. Do vậy, nhà lãnh đạo dù tài ba cũng cần phải đặt mình trong guồng máy lãnh đạo và phải chấp nhận mọi sự và phê bình về cá nhân mình qua những nhân viên của trong guồng máy.

Tuy vậy giới thân cận với ông Nhu biết rõ rằng ông không bao giờ nghe vợ bàn góp ý kiến. Sự thực một người tự kiêu như ông Nhu, với khả năng tri thức như vậy khó lòng có thể tin theo ý kiến của bà vợ còn nhỏ tuổi, mà trước mắt ông, bà vẫn chỉ là hình ảnh một nữ sinh trường Pháp, chưa đậu tú tài. Tuy nhiên, đã có một vài trường hợp ngoại lệ ông Nhu theo ý kiến của bà, nhưng đó chỉ là ý kiến xuất phát từ khả năng trực giác dồi dào của một người đàn bà thông minh, nhạy cảm (qua vụ đảo chính hụt 2-2-1960).

Nhưng ông Nhu vốn sợ “xì căng đan” đó cũng là yếu điểm của ông. Bà Nhu vốn nóng như lửa nói năng bất chấp và dễ gây gổ làm lớn chuyện. Hễ một khi bà vợ lớn tiếng thì ông Nhu đành im. Quá lắm thì ông Nhu chỉ đập bàn mắng mấy câu tiếng Pháp cho thoả lòng rồi đành chịu thua (giới có học bị vợ lấn át và mang tiếng sợ vợ phần lớn cũng chung một cảnh ngộ tâm lý như vậy). Ông Diệm cũng là người sợ sự lớn tiếng gây gổ. (Đại uý Bằng kể lại, một lần ông Diệm bảo Bằng đi theo sang phòng ông bà Nhu. Ông Tổng thống đang có điều gì vui mừng. Nhưng đến cửa phòng nghe thấy bà Nhu đang la lối ông chồng, ông Diệm quay gót trở về phòng khẽ lắc đầu). Cứ nhận diện ông Nhu theo tướng số thì khuôn mặt ông không phải là người “sợ vợ”.

Còn một chi tiết nhỏ này cũng đủ chứng tỏ, ảnh hưởng của bà Nhu đã thâm nhập sâu xa trong con người ông chồng: Trước kia ông muốn hút bao nhiêu thuốc lá thì hút, nhưng kể từ năm1959-1960, bà Nhu giới hạn ông, mỗi ngày bà tự chia cho ông một vài điếu, hút cho đỡ nhớ mà thôi. Nhiều khi một điếu được cắt làm đôi. Một người nghiện thuốc lá nặng như ông Nhu mà đành chịu cũng là một điều lạ lùng.

Trước năm 1955 ông Nhu là người ăn mặc xuề xoà… Khi trở thành cố vấn chính trị ông cũng vẫn thế, nhưng ông Diệm không bằng lòng vì cho rằng ăn mặc như vậy “mất cả thể thống… thím phải lo cho chú ấy ăn mặc đàng hoàng”. Từ đó tự tay bà Nhu lo liệu cho ông chồng, bà lựa chọn cho ông từng chiếc Cravat. Ngay văn phòng làm việccủa ông, bà Nhu cũng tự tay trang trí cho có ngăn nắp, mỹ thuật. Một người già mà được cô vợ trẻ săn sóc thương yêu như vậy ai mà không cảm động. Từ chỗ cảm động đến chỗ bị “chi phối âm thầm” không bao xa.

Ảnh hưởng của bà Nhu đối với đức ông chồng mỗi ngày càng mạnh, đó cũng là điều dễ hiểu xét theo khía cạnh tâm lý. ông Nhu không phải là người ăn chơi, trước năm 1954 thì chìm đắm trong thế giới sách vở, sau năm 1954 sống trong một thế giới kín cổng cao tường của Phủ Tổng thống. Ông Nhu cũng không phải là người quảng giao nên ít bạn bè. Rồi tuổi ông mỗi ngày một cao… Cô vợ với tuổi hồi xuân càng trở nên “ngào ngạt yêu thương” đó mới là nguyên nhân thầm kín tạo cho bà Nhu một “uy quyền” đối với ông chồng. Thứ uy quyền chỉ có thể cảm thấy nơi ông chồng có đời sống nội tâm…Bà vợ trái ngược, bà ham mê hoạt động hoà vào cuộc sống bên ngoài…Đó không phải là hai thái cực quá chi phối mà là hai “hố” mâu thuẫn để tạo thành một hậu đời sống vợ chồng theo một tương quan tình cảm.

Một vài nhân vật thân cận nhất của ông Nhu bị ông cho ra “rìa” vì thất sủng trước hết do sự bất hoà và bất đồng với bà Nhu. Nói rằng ông Nhu nghe vợ thì không đúng…Nhưng quả vì sợ vợ mà ông đã bỏ rơi một vài người thân cận… Thật dễ hiểu, trong đời sống phòng the, nay nghe bà vợ rủ rỉ bên tai: “Thằng ấy nó như thế như thế” mai lại nghe bà vợ phàn nàn: “ông ta như vậy như vậy”. những lời nói ngọt ngào đó lúc đầu ông chồng bỏ qua vì cho rằng: “Chuyện đàn bà…đàn bà lắm chuyện” nhưng lâu ngày thì chuyện đàn bà biến thành chuyện đàn ông. Trong cái thời đại quân chủ, bao nhiêu bậc vua chúa đã mất ngai vàng vì nghe vợ thủ thỉ bên tai. Ở miền Nam này cũngvậy, bao nhiêu lãnh tụ đảng phái mất cả anh em đồng nghiệp rồi hủ hoá cũng một phần nghe vợ với cung cách trên. Muốn loại bỏ nhưng ảnh hưởng tiệm tiến vô hình đó thì lãnh tụ phải được biến thể theo khách quan của thực tại lãnh đạo. Thực tại lãnh đạo gần nhất là những người cận thân. Nếu nghe vợ hay vì cách này hay cách khác qua ảnh hưởng của vợ mà làm xa cách cộng sự thì sứ mệnh lãnh đạo không còn nữa. Bông hoa hồng của bà vợ cài trên ve áo và cái đinh ốc trong guồng máy mà mình lãnh đạo cả hai đều quan trọng nhưng làm thế nào để không vì bông hoa hồng mà làm mất chiếc đinh ốc của guồng máy đó mới là điều quan trọng.

Đó là một cuộc cách mạng nhạy cảm nhờ sự tham dự ngạt ngào hương thơm của phái yếu. Vậy thì muốn mưu đồ đại sự cũng cần có yếu tố nhạy cảm và phái yếu bổ xung để gợi cảm và xung động quần chúng. Vậy thì sự thành lập phụ nữ Liên đới cũng như tổ chức bán quân sự của Phụ nữ (tuy chỉ có hình thức để biểu dương) quả là điều cần thiết cho những chiến thuật chính trị.

Nếu như bà Nhu chỉ đứng bên trong lèo lái và chọn một người tương đối xứng đáng đứng ra thành lập thì quả là tốt hơn. Nhưng đây thì lại khác, bà Nhu vừa là tác giả lại đóng luôn vai trò diễn xuất của “kép “chánh.

Ông Nhu cũng như Tổng thống Diệm có “dính dáng” vào sự thành lập phong trào đó không? Có thể nói ông Diệm thấy cô em dâu làm được điều tốt với chủ ý hỗ trợ chính quyền tất nhiên ai ở địa vị ông cũng không có lý do gì ngăn cản. Còn ông Nhu? ông cũng không đóng vai trò giật dây trong phong trào đó. Khi thấy việc làm của vợ có ích lợi cho chế độ thì ai ở địa vị ông cũng không có lý do gì ngăn cản. Mà thực ra thì ông Nhu muốn cản cũng không được.

Giới thân cận được biết rằng, đối với bà Nhu thì “việc ông ông làm, việc tôi tôi làm, miễn sao tôi không chống lại ông”. Nhiều việc bà Nhu cứ “làm đại” nếu ông chồng biết thì sự đã rồi. Tuy nhiên những việc “làm đại ” đó đối với ông Nhu đều là những việc hợp lý.

Dư luận trước năm 1963 cho rằng, ông Nhu bị vợ “chế ngự, áp đảo”… Nhưng điều đó không đúng. Trong các việc chính sự quốc gia, có bao giờ ông hỏi “ý kiến” bà vợ đâu. Nhưng có điều như thế này, ông Nhu cũng phải ngán sự nóng tính và dữ dằn như hổ lửa của bà Nhu. Một lần bà Nhu hỏi ông chồng trước mặt một số người thân trong đó có bà Lương Khải Minh: “Tại sao mấy ông ấy (tức các ông lớn ) lại khiếp tôi quá dữ vậy”. Ông Nhu mỉm cười trả lời: “Tui cũng còn khiếp bà nói chi mấy ông ấy”.

Bà Nhu áp đảo được nhiều nhân vật cỡ lớn trước hết nhờ yếu tố bạo ăn bạo nói của bà. Trong các buổi họp Ban chấp hành Phụ nữ Liên đới, bà Nhu chủ toạ và hầu như chỉ có một mình bà ta độc thoại. Các bà khác ngồi lặng thinh lắng nghe chăm chú và luôn tỏ rõ sự thán phục. Một lần nọ vào năm 1962 một bà Liên đới đi họp muộn, bà Nhu hỏi lý do thì bà kia thực thà trình bày là có một vài nhân vật Mỹ đến thăm ông chồng do đó đến muộn. Trước đông đủ mọi người bà Nhu lớn tiếng: “Tiên sư mấy thằng Mỹ”.

Đại để lời ăn tiếng nói của bà Nhu có những sỗ sàng như vậy.

Nhưng nó lại quá sức thất lợi về phương diện giao tế chính trị. Chửi Mỹ sỗ sàng như vậy vào năm 1963 quả là “liều” nếu không phải là bà Nhu thì không ai trong giới quan chức chính quyền dám ăn nói như vậy. Nhưng bà Nhu nói, với tư cách Chủ tịch phong trào Liên đới lại là vợ một Cố vấn chính trị thì hẳn rằng giới chức Mỹ phải đặc biệt lưu ý (trong đám người hội họp hôm đó dĩ nhiên là phải có một vài bà về nói lại với ông chồng và ông chồng nói lại với Mỹ).

Ngày 20-5-1958 trong một phiên họp Quốc hội, bà Nhu đã đưa ra một đề nghị thành lập một Phong trào phụ nữ với danh xưng “Phụ nữ Liên đới Việt Nam” và yêu cầu Liên Đoàn công chức để cho các bà vợ công chức được phép tham gia. Bốn năm sau phong trào đó mới được ông Diệm chính thức chấp nhận và được thừa nhận là một Hội đoàn Công ích (SL 84 Việt Nam l3-4-1962).

Như trên đã viết, phong trào này không đạt được “quần chúng tính”. Trước sau đây chỉ là một hội đoàn của các phu nhân, vợ công chức, các nữ công chức và nữ quân nhân. Vì vậy hội đoàn ấy được xem như một hội đoàn bán chính thức của chính quyền.

Ban chấp hành Trung ương ngoài một số nữ Dân biểu “gà nhà” của bà Nhu còn hầu hết là vợ một số công chức cao cấp và tướng tá. Vai trò của các bà cao thấp tuỳ thuộc theo địa vị người chồng cùng sự khôn lanh nịnh bợ bà cố vấn.

Một bà là vợ một ông tướng nên được làm Tổng thư ký, một bà là vợ ông Bộ trưởng nên được cất nhắc làm Phó Chủ tịch v.v…Chúng tôi không bao giờ làrn công việc “bới móc” chuyện “đàn bà con trẻ” nhưng chuyện “đàn bà” của Phong trào Phụ nữ Liên đới lại có liên hệ đến sự tồn vong của một chế độ. Đáng lẽ, một phong trào như vậy thì phải tìm những phụ nữ có khả năng, có học vấn (học vấn không có nghĩa là có bằng cấp). Nhưng ở đây thì lại khác. Tuy bà X là vợ tướng lãnh thật nhưng chỉ vì “đàn ông quan tắt thì chầy, đàn bà quan tắt nửa ngày nên quan” cho nên bà ta chỉ có trình độ “biết viết” nhưng nhờ địa vị chồng nên phút chốc đã leo lên địa vị “lãnh tụ” của phong trào. Như vậy phong trào ấy làm sao có lãnh tụ tốt, có sáng kiến tốt cho được. Tuy phong trào cũng có một vài bà luật sư, nhưng đa số chỉ là độc giả của tờ báo “SM” và nữ khán giả có một số bà chuyên mộ điệu tuồng “cải lương”…nếu không thì lại chỉ lo toan áp phe làm giàu. Bởi vậy mới có một bà Liên đới, phu nhân một bộ trưởng khi ngồi vào bàn hội nghị với tư cách chủ toạ đã lên tiếng ngay “Thưa chị em hôm nay đại diện bà Cố vấn tôi tuyên bố bế mạc hội nghị”. Cả hội nghị đều ngỡ ngàng tại sao chưa khai mạc lại bế mạc, sau mới rõ bà bộ trưởng sử dụng chữ bế mạc thay cho chữ khai mạc? Rồi một phu nhân khác trong dịp đi vận động tranh cử (Khoá III ) đến một trại gia binh đã nói với các bà vợ các quân nhân ở đấy rằng: “Chồng tôi làm đến bộ trưởng… chồng tôi chức cao như vậy tôi đâu có ham, nhưng vì thương chị em tôi mới ra ứng cử để bênh vực quyền lợi cho chị em”. Bằng một giọng lớn lối như vậy bà Bộ trưởng đã khiến các bà vợ lính la ó…nhún vai nhổ nước bọt…Bà ứng cử viên dân biểu phải chuồn lẹ. Đại để các bà có những lỗi lầm ấu trĩ như vậy nhưng mấy bà lại “đua nhau” tham gia công tác phong trào để được bà Cố vấn sủng ái rồi chỉ định ra tranh cử dân biểu (khoá III. Trong Quốc hội Phong trào Liên đới đạt được 22 ghế dân biểu).

Tất nhiên cũng không ai quá khắt khe chấp nhất những “lỗi lầm đáng bỏ qua ” của quý bà. Nhưng có điều quan trọng như thế này: Các bà đã làm cho các ông mâu thuẫn, hiềm khích nhau…Rồi Chính phủ trở thành “Chính phủ đàn bà”.

Bà Nhu trao cho bà tướng X công tác A. Bà tướng X hoàn toàn “mù tịt ” nhưng cứ nhận đại rồi về nhà trao trách nhiệm thực hiện cho ông chồng, ông chồng lại gọi thuộc viên trao phó…Thuộc viên hùng hục làm cho xong vì họ đã thuộc lòng: ” Lệnh của bà mới là điều quan trọng!!” ông chồng nào “nể vợ” thì làm tốt, ông nào “cứng đầu” với vợ thì làm qua loa. Hậu quả không những các viên chức cao cấp phải làm thêm công việc của các bà vợ mà còn tạo nên sự ganh ty suy bì…Bà X tâng công “Việc của em bà Cố trao phó cho em làm xong ngay còn việc của chị Y… chị ấy dựa vào thế lực chồng chị ấy chỉ có chỉ tay năm ngón!”.

Còn một điều đáng nói nữa là dư luận quần chúng quanh bức tượng Hai Bà Trưng được dựng tại công trường Mê Linh (bến Bạch Đằng tháng 3-1962). Bức tượng Hai Bà sáng 2-11-1963 đã bị làn sóng biểu tình của học sinh sinh viên hè nhau kéo đổ rồi chặt đầu lôi quanh các đường phố, chỉ vì bức tượng đó giống bà Nhu và con gái bà tức Ngô Đình Lệ Thuỷ.

Nhưng nguyên do từ đâu mà lại giống như vậy? Có phải mẹ con bà Nhu làm mẫu cho điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế tạc tượng ấy không (ông Thế đạt giải Á nguyên La Mã về điêu khắc).

Bức tượng Hai Bà Trưng thật “kính chả bỏ phiền”. Bao nhiêu lời đàm tiếu chung quanh bức tượng đó. Mà sự đàm tiếu cũng rất phải, vì đây là sự bôi lọ anh hùng lịch sử. Lạ thay càng nhìn kỹ thì pho tượng càng giống hai mẹ con bà Nhu. Cũng vì vậy mà pho tượng trở thành trung tâm của bao nhiêu lời phê phán nghiệt ngã. Người thức giả trung dung cũng phải lên tiếng: “Pho tượng sừng sững thế kia thì còn gì là thể thống quốc gia. Lịch sử cũng chẳng còn giá trị gì nữa”. Rồi người ta suy luận rằng: “Bà Nhu dám can đảm dựng tượng mình như vậy thì chuyện gì mà bà ta không dám làm?”.

Cách ăn mặc của bà Nhu cũng tạo nên nhiều dư luận bất lợi cho bà trong quần chúng. Bà luôn luôn “cách tân” các kiểu áo dài phụ nữ. Kiểu áo hở cổ mà hiện nay các bà các cô thường mặc thì chính bà Nhu đã “khởi đầu” từ dạo năm 1958. Rồi một số bà Liên đới cũng “a dua” mặc theo. Bà Nhu phỏng theo kiểu áo dài Việt Nam và áo dài của phụ nữ Chiêm Thành để tạo thành áo dài của bà. Áo dài của bà lại thường thêu hoa lá và chim phượng hoàng. Một bức ảnh cho ta thấy bà Nhu mặc một chiếc áo hở cổ, ngay trước ngực thêu một con chim phượng hoàng…bà Nhu coi đó như một việc “cách mạng” chiếc áo dài Việt Nam.

Bà Nhu không muốn một ai phê phán mình. Tất nhiên như vậy thì chỉ chấp nhận sự ca ngợi tán tụng. Bất kỳ ai tỏ ra nổi hơn bà một chút, khác hơn bà một chút cũng đủ bị bà làm cho “thất sủng”. Khi bà vợ bị thất sủng thì ông chồng cũng dễ dàng bị thất sủng. Người đàn bà có tài và thông minh hầu hết đều mắc phải cái tật xấu này. Bà Nhu bị nhiều người ghen ghét, bị dư luận dân chúng chỉ trích nặng nề và nghiêm khắc trước hết do sự xuất hiện nặng về phần trình diễn của bà cùng tính cao ngạo và cố tạo ra vẻ có uy quyền để được mọi người thán phục tôn trọng.

Nếu so với nhiều bà tai to mặt lớn hiện nay thì sự trưng diện áo quần của bà Nhu hãy còn giản dị lắm. Nhiều bà lớn bây giờ đeo cả hạt xoàn kim cương giá 3,4 triệu đồng với kẻ hầu người hạ như một lãnh chúa cùng sự ăn chơi bài bạc vô cùng sa đoạ. Nhưng chỉ có một giới nào biết rõ mà thôi. Song dù bà Nhu có cố tình có lúc mặc đồ nội hoá, không đeo kim cương hạt xoàn lộng lẫy thì dân chúng mọi giới vẫn chĩa mũi dùi vào bà. Tại sao? Giản dị vì bà lại tiêu biểu cho một phần uy quyền của chế độ, uy quyền ấy không được chính thức công nhận, nhưng thực tế thì không ai chối cãi được.

Bà Nhu sống trong khung cảnh “kín cổng cao tường” cho nên dễ dàng trở thành nơi “thâm cung bí sử”. Dân chúng bao giờ cũng tò mò muốn tìm hiểu sự thật, cho nên khi thấy cảnh bà Nhu đi xe hơi lộng lẫy, ăn mặc diêm dúa, lính tráng theo hầu canh gác cẩn mật, bằng ấy thứ làm cho dân chúng dễ dàng liên tưởng đến sự xa hoa đài các. Rồi thân hình của bà Nhu nữa, căng đầy nhựa sống và trang sức như một tài tử, dân chúng lại càng dễ liên tưởng đến một ẩn dụ sinh lý. Bởi vậy mới có dư luận hàng ngày cho bà Nhu tắm bằng sữa tươi để giữ cho nước da được đẹp.

Sau 1-11-1963, đã biết bao dư luận được dựng lên xung quanh bà Nhu…nhất là một số chuyện tình ái lăng nhăng… Không hiểu xuất phát từ đâu có một số hình ảnh loã lồ của bà Nhu và mấy bà Liên đới được tung ra công chúng và nói rằng bà Nhu buộc mấy bà Liên đới phải chụp ảnh loã lồ như vậy để bà giữ làm điều kiện, ấy thế mà dư luận có vẻ tin thực. Tấm hình loã thể của bà Nhu cũng vậy, nhìn qua thật là giống, nhưng so sánh, một người Việt Nam như bà dù nở nang nhưng với 4 mặt con và trên 40 tuổi không thể nào có bộ ngực tròn trĩnh và eặp giò chắc nịch như vậy. Tấm thân từ cổ trở xuống phải là tấm thân của một cô gái Tây phương khoảng 22, 23 tuổi.

Sự thực thì ai cũng biết rằng, những tấm hình trên đã được các tay thợ ảnh lành nghề ráp nối lại. Nhiều bà tai to mặt lớn đã bị bọn “bất lương” tống tiền bằng cách doạ đăng báo hình ảnh loã thể.

Sau đảo chính 1963, bà Nhu được mô tả như một “ác phụ dâm loàn”. Tại sao như thế? Gia dĩ trong quá khứ bà đã gây nên nhiều nỗi bất bình nhất là ở giới thượng lưu.

Ngô Đình Nhu: Ông cố vấn

Ông Nhu đậu cử nhân văn chương Đại học Sorbonne Pa ri và tốt nghiệp trường Chartes.

Danh từ riêng “Chartinste” chỉ những người tốt nghiệp trường Chartes của Pháp cũng đồng nghĩa với sự uyên bác thông thái. Trường Chartes không tới 100 sinh viên nhưng thư viện lại chứa đựng 100.000 tài liệu và sách thuộc mọi ngành. Giáo sư hầu hết là học giả và các ông Hàn lâm. Mỗi lớp chỉ giới hạn 20 sinh viên. Tuy ấn định tú tài II mới được thi vào, nhưng sinh viên đều phải học qua hai năm luyện thi vào trường Chartes (tại trường danh tiếng Henri IV). Cố giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu bạn học của ông Nhu cũng theo học tại trường Chartes nhưng bị loại vì sự thi cử rất khắt khe. Trong 4 năm học sinh viên chỉ có quyền thi trượt một lần và mỗi năm chỉ có một kỳ lên lớp. Mỗi khoá năm thứ I vào khoảng 20 sinh viên thì khi tốt nghiệp chỉ lọt chừng một nửa. Chương trình học thuật là mênh mông. Tiếng La-tinh là ngôn ngữ thông dụng.

Sinh viên phải am tường về cổ tự, phải học về công văn thư, học Pháp chế sử… Ông Ngô Đình Nhu đã được đào tạo trong môi trường khoa bảng uyên thâm đó.

Khi về nước ông trở thành quản thủ thư viện. Tại Tổng thư viện Hà Nội ông được mô tả như một “con mọt sách”. Quả thực một nửa đời người ông đã chìm đắm trong thế giới suy tư và chữ nghĩa kim cổ. Hai tác giả mà ông Nhu mê say và nghiên cứu rất kỹ đó là Thánh Ghandi và Mao Trạch Đông (tức từ triết lý bất bạo động đến triết lý cách mạng bạo động).

Cho đến nay nhiều người vẫn phê bình ôngNhu là thâm hiểm, hẹp hòi. Sự thực thì ông quá kiêu ngạo và tự tôn. Hơn nữa ông lại vụng về lúng túng trong sự giao tế. Ông lại nói rất kém (tiếng Việt cũng như tiếng Pháp) và lại là người ít nói. Nhưng ông lại là người có khả năng tiên liệu, đa mưu túc kế. Với cuộc sống khép kín như vậy nên ngay cả cộng sự viên cận thân với ông trong 7, 8 năm cũng khó hiểu ông.

Cuộc đời Ngô Đình Nhu được coi là “phong trần” kể từ năm 1945. Khi chiến tranh Việt -Pháp bùng nổ tại Hà Nội thì ông Nhu cùng Hoàng Bá Vinh chạy về vùng ngoại ô Hà Nội. Rồi ngày đêm qua sự hướng dẫn của Hoàng Bá Vinh, Nhu trốn về Phát Diệm và lưu ngụ tại Nhà Chung. Ở đây ít ngày, Nhu được hướng dẫn vào Thanh Hoá.

Trong thời gian này ông chịu ơn các Linh mục địa phận Thanh Hoá. Sau này ông còn nhớ mãi ân nghĩa đó. Linh mục Trọng đã phải cho ông Nhu mượn tấm áo Linh mục để hoá trang trên bước đường trốn tránh.

Khi trở về Sài Gòn ông Nhu “thất nghiệp chính trị” và “trùm chăn” để chờ thời. Từ đó sinh kế trong gia đình đều do một tay bà vợ lo liệu. Trong thời gian này, ông cộng tác chặt chẽ với Linh mục Parell trong việc nghiên cứu chính trị và xã hội.

Vốn là con người lạnh lùng nên đời sống tôn giáo của ông Nhu cũng lạnh lùng. Tổng thống Diệm mộ đạo bao nhiêu thì ông Nhu thờ ơ bấy nhiêu. Đức tin của ông thật mạnh mẽ nhưng ông không biểu lộ đức tin đó bằng những hình thức nghi lễ. Tổng thống Diệm thì xưng tội rước lễ thường xuyên, ông Nhu trái lại không mấy khi rước lễ, xưng tội. Đại úy Bằng một người sống lâu năm trong gia đình họ Ngô cho biết, có khi cả năm sống trong dinh cũng không thấy ông Nhu xưng tội rước lễ.

Mỗi lần xem lễ trong dinh, hai hình ảnh thật trái ngược: Tổng thống Diệm thì đăm đăm đọc kinh, coi sách lễ, ông Nhu tuy cũng quỳ gối nhưng hình như chỉ quỳ thế thôi. Lần nào, ông anh cũng mở từng trang sách lễ rồi trao sách lễ cho ông em,chỉ rõ từng trang. Ông Nhu cầm lấy nhưng chỉ cầm chiếu lệ mà không đọc.

Một cộng sự viên thân cận khi đề cập đến Thiên Chúa giáo đã nói với ông Nhu: “Thánh Bernard cho rằng trong nhà thờ người ta thờ Chúa bằng chén vàng chén bạc, ngoài cửa nhà thì con chiên chết đói”, ông Nhu gật đầu đắc ý: “Đúng, đúng như rứa”. Mỗi lần nghe họ đạo nọ xây nhà thờ nguy nga, họ đạo kia dựng bức tượng Đức Mẹ rất lớn, ông Nhu lại nhăn mặt khó chịu vô cùng, nói với chung quanh: “Tại sao không xây nhà thương trường học mà cứ phải xây nhà thờ”.

Ông Nhu rất ít tiếp xúc với các vị Linh mục trừ một số Linh mục thân thiết trong gia đình. Mỗi khi phải tiếp một vị Linh mục nào ông coi như chuyện bất đắc dĩ và tiếp cho mau chóng.

Ông thường tâm sự: “Nhiều cha hay lợi dụng lắm chỉ lo affaire này kia”.

Dư luận cho rằng, ông chống lại hàng giáo phẩm nhưng Linh mục nhận định: “ông theo đạo một cách khác, ông không coi thường các hàng giáo phẩm nhưng không cho là quan trọng đến mức độ phải tôn thờ quỵ luỵ”.

Con người ông Nhu thật khó hiểu và ông không bao giờ tâm sự với ai, dè dặt mọi cuộc tiếp xúc không muốn đi ra ngoài và dè dặt với từng lời nói. Người ta vẫn có thành kiến cho rằng ông Nhu thâm độc và chủ trương độc tài. Trái lại ông có vẻ phóng khoáng và có tầm nhìn cởi mở của một chánh khách tây phương. Người độc đoán phải là Tổng thống Diệm, ông Nhu thì lại khác. Nhiều sự kiện đã chứng tỏ điều này.

Thí dụ về kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khoá II (31-8-1959) trong đó có bác sĩ Phan Quang Đán dẫn đầu tại quận II với 33. 166 phiếu và tiếp theo là Cụ Phan Khắc Sửu và ông Nguyễn Trân (nguyên Tỉnh trưởng Mỹ Tho) Tổng thống Diệm quyết định phải loại 3 dân biểu này bằng mọi cách, nhất là ông Phan Quang Đán và Nguyễn Trân.

Cả tháng trời ông Diệm cho gọi các luật gia như ông Trần Chánh Thành và giáo sư Vũ Văn Mẫu, để nghiên cứu làm thế nào dùng biện pháp của luật để loại các dân biểu.

Ông Nhu nói với bác sĩ Trần Kim Tuyến: “Làm chi mà quá như vậy. Thì người ta đắc cử thì để người ta vô Quốc hội, người vô làm được cái gì… Có 3 người như vậy đâu có nhiều mà phải làm như vậy…”. Ông Nhu tỏ ra rất khó chịu và hoàn toàn bất đồng với Tổng thống Diệm về vấn đề này. Cuối cùng để chiều ý ông anh ông Nhu đành chịu. Tuy vậy riêng cụ Phan Khắc Sửu vì biết rõ uy tín cũng như đức độ của cụ trong dân chúng, nên ông Nhu đã uỷ cho ông Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa liên lạc với cụ Sửu và dàn xếp mời cụ Sửu vào dinh Độc Lập gặp riêng ông Nhu. Cuộc gặp gỡ giữa cụ Sửu và ông Nhu lâu cả hơn một giờ. Theo bác sĩ Tuyến thì cụ Sửu cũng như ông Nhu tỏ ra thông cảm và cởi mở (cụ Sửu bị bắt trong cuộc đảo chính hụt 2-2-1960 song cụ bà vẫn được tiếp tục lãnh lương dân biểu).

Thu xếp xong vấn đề cụ Phan Khắc Sửu nhưng còn hai trường hợp ông Phan Quang Đán và Nguyễn Trân, ông Nhu để mặc ông anh quyết định.

Hơn nữa, đối với ông Nhu thì cụ Phan Khắc Sửu mới là điều quan trọng, vì không ai phủ nhận được đời sống đạo đức và thành tích tranh đấu của cụ trong dĩ vãng.

Sau đó thì Uỷ ban Hợp thức hoá quyết định không thừa nhận hai dân biểu kể trên. Đây cũng là một vết đen lớn của Quốc hội Đệ nhất Cộng hoà và dù cách nào hay dựa trên căn bản pháp lý cũng không thể biện minh cho sự vi phạm quy chế dân chủ một cách quá rõ rệt như vậy.

Về việc loại trừ bác sĩ Phan Quang Đán khỏi Quốc hội, xét về tâm lý cũng dễ hiểu. Bác sĩ Đán trúng cử tại một đơn vị chính Tổng thống Diệm đi bỏ phiếu và ở ngay khu trung tâm Sài Gòn. Vả lại Tổng thống Diệm đã biết rõ con người ông Đán, khi gặp ông bên Mỹ. Ông Nhu thì cho rằng ông Phan Quang Đán không quan trọng “Cứ để cho hắn vào”. Nhưng Tổng thống Diệm không chấp nhận. Đây cũng là điều quá hẹp hòi và sai lầm. Nếu cứ để ông Đán vào Quốc hội thì sớm muộn gì ông Đán cũng bị “cháy” do chính ông “đốt” ông. Nhưng khi loại ông Đán thì chính là cơ hội tạo cho ông Đán thêm nhiều tiếng tăm uy tín trong dân chúng, mà thực ra uy tín đó hết sức bấp bênh.

Dạo đó dư luận đồn đại rằng, chính quyền Ngô Đình Diệm cố loại Phan Quang Đán vì ông Đán có thể sẽ tranh cử Tổng thống và ông Đán là “con bài nặng ký” của Mỹ. Dư luận cũng cho rằng ông Ngô Đình Diệm ghen tức với uy tín của ông Phan Quang Đán. Sự thực thì năm 1955 chính quyền Ngô Đình Diệm đã chấp thuận cho ông Đán hồi hương mà không do áp lực của Mỹ. Một vài lần ông Diệm có ý dành cho ông Đán một ghế Bộ trưởng không mấy quan trọng, nhưng ông Đán lại quá nhiều tham vọng muốn trở thành một lãnh tụ đối lập trong khi ông không có thực lực nhân dân, không có một số người cần thiết. Điều đó ông Nhu hiểu rất rõ nên để mặc ông Đán ăn nói rộng rãi trước các sinh viên Y khoa năm IV và sinh viên trường Cán sự y tế. Khi về nước, bác sĩ Đán được mời vào dạy môn y tế công cộng và y tế dự phòng tại hai trường Y khoa và Cán sự y tế (55- 56).

Ông Nhu chấp nhận những cá nhân đối lập cùng những ý kiến đối lập. Cũng vì vậy, Tổng thống Diệm quyết định loại Phan Quang Đán và Nguyễn Trân thì ông Nhu lại không đồng ý và cho rằng cứ để họ vào Quốc hội. Với một Phan Quang Đán, ông Nhu đã nhiều lần “miệt thị” và sẵn một thành kiến là Phan Quang Đán hèn, hết chạy theo Pháp và Bảo Đại bây giờ lại trở cờ.

Khi qua Mỹ Phan Quang Đán móc nối được mấy tay thượng nghị sĩ và một vài viên chức CIA thì Phan Quang Đán lại trở cờ theo Mỹ. Ông cũng biết rõ, Phan Quang Đán không có một thực lực nào, Đảng Dân chủ của ông ta chỉ là đảng ma và thứ đảng phái “cò mồi” cho Mỹ.

Ngay trong dinh Độc Lập đã có sự đối lập rồi. Một bên là Tổng thống Diệm với các ông Võ Văn Hải v.v..Một bên là ông Nhu với mấy cộng sự viên thân cận. Ông Võ Văn Hải theo Tổng thống Diệm từ thời thiếu niên, một Phật tử thuần thành, nhưng đối với ông Nhu lại “mặt trăng mặt trời”. Sau cuộc đảo chính hụt 2-2-1960 ông Hải bị nghi oan có liên hệ với phe đảo chánh, ông tức giận làm một bản phúc trình dài gởi thẳng Tổng thống Diệm và kết luận đại ý rằng: “Tôi theo Tổng thống, trung thành với Tổng thống, tôi chỉ biết một lòng với Tổng thống thôi…”

Bản phúc trình ấy có ý nói gián tiếp là không cần biết ông Nhu, ông Nhu được xem bản phúc trình đó không biết lòng dạ ông thế nào nhưng không tỏ thái độ gì cả. Rồi mỗi người mỗi phận, mỗi việc.

Nói năng kém hoạt bát, giao tế lại ngượng ngùng. Đó là cái yếu nhất của một nhà chính trị. Ông Nhu mấy lần cũng cố gắng mở cuộc tiếp xúc với một số chính khách nhưng cũng vì sự giao tế ngượng ngùng mà kết quả không đi đến đâu, không tìm được sự hợp tác.

Sau cuộc đảo chính hụt 2-2-1960 ông Nhu được khuyến cáo cần phải mở rộng chính quyền phải kết hợp các thành phần vẫn được coi là đối lập. Một cộng sự viên được ông Nhu uỷ cho vai trò móc nối và dàn xếp. Nếu mời các chính khách vào dinh Độc Lập thì rất bất tiện. Vả lại các vị này vốn mặc cảm sợ mang tiếng “luồn lọt”. Do đó phải tổ chức cuộc gặp gỡ ở bên ngoài.

Lần thứ nhất cuộc gặp gỡ được tổ chức ở nhà riêng của giáo sư Vũ Quốc Thúc. Nhưng khi ôngNhu đến thì ông lại trở thành người cô đơn lạc lõng. Mấy vị chính khách thì ngồi tận xa còn mình ông trơ trọi trên chiếc ghế bành, kết quả không đi đến đâu, và không cởi mở với nhau được những gì cần cởi mở.

Lần thứ hai tại nhà riêng bác sĩ Phan Huy Quát. Lần này khá đông, nhưng khi ông Nhu đến thì mọi người lại né tránh, ông vẫn là người trơ trọi. Vốn ít nói, lại nói “trọ trẹ” khó nghe nên ông càng thêm trơ trọi. Trong khi đó không ai gợi chuyện để hiểu tính nhau và tìm đường thông cảm với nhau.

Người ta cho rằng, ông Nhu thâm hiểm, nhưng sự thực như trên đã viết, tâm hồn ông quá khép kín, vui buồn không bộc lộ ra ngoài, không mấy khi tâm sự với ai kể cả người thân. Ông lầm lì, trù tính những gì không ai hay biết.

Nhưng ông lại là người biết nghe cộng sự viên trình bày những điều hợp lý, phải lẽ. Nhưng có mấy ai trình bày nguyện vọng thực của mình để ông có thể nhìn rõ thực trạng?

Đối với một công việc dù quan hệ đến đâu nếu do tay ông giải quyết thì ông giải quyết ngay, không do dự.

Thí dụ năm 1957, nhân một chuyến đi dạo quanh đô thành, Tổng thống Diệm đi qua bến Bạch Đằng…ông nổi giận đùng đùng vì cảnh bến sông thật là “bê bối”… hàng quán san sát, chiêu đãi viên cùng thực khách đùa giỡn lả lơi, ông Diệm sau đó chỉ thị cho giới chức đô thành phải giải toả ngay, ông Tổng thống cho rằng thủ đô là tiêu biểu cho thể thống quốc gia để cho hàng quán tùm lum ở bến sông, ở hè phố như vậy thì còn gì là thể thống. Theo quyết định của Tổng thống, Đô trưởng Sài Gòn khẩn cấp ra lệnh giải toả. Hàng ba trăm bạn hàng dọc theo bờ sông bến Bạch Đằng và một số nơi khác ở các vỉa hè lớn bị giải toả Trước khi giải toả họ chỉ được thông báo và thông báo một cách cấp kỳ như vậy trong một thời gian quá ngắn làm sao thu xếp được công ăn việc làm.

Các bạn hàng cấp tốc quy tụ lại thành một nghiệp đoàn để tranh đấu (đặt dưới sự bảo trợ của Tổng Liên đoàn Lao công) do ông Nguyễn Văn Vượng làm Chủ tịch và dự định biểu tình làm lớn chuyện. Ông Nhu biết được như vậy thì tìm cách giải quyết ngay. Ông cho gọi ông Nguyễn Văn Vượng vào dinh để giàn hoà.

Nếu ông Diệm quá khắt khe trong quan niệm luân lý và thuần phong mỹ tục thì ông Nhu lại tỏ ra rộng rãi, mặc dù ông không phải là người bài bạc ăn chơi.

Khoảng năm 1959 Tổng thống đi xe từ trại Quang Trung về đến ngã ba Chú Ía (gần nhà thương Cộng hoà) thì có cả mấy chục cô gái giang hồ phấn son loè loẹt dừng bên đường vẫy tay cười nói, ông Tổng thống mặt đỏ bừng bừng: “Mấy con mụ đó nó làm chi mà dị hợm rứa” (chữ dị hợm này, Tổng thống Diệm đã dùng để nhận định về con người ông Phan Quang Đán). Viên sĩ quan tuỳ viên cứ ngay tình nói thẳng: “Bẩm, mấy đứa nó là gái giang hồ, vùng này nhiều lắm”. Ông Tổng thống lại hầm hầm mặt đỏ gay: “Thằng tỉnh trưởng nó làm chi đó hỉ… “

Khi trở về dinh, ông Diệm cho gọi Đại uý Bằng đến hỏi kỹ về chuyện này. Sau đó ông bảo Tổng Giám đốc Cảnh sát đô thành, Tỉnh trưởng Gia Định và Trung tá Cao văn Viên phải thân hành lấy xe đi một vòng kiểm soát xem thực hư thế nào. Các viên chức trở về dinh đều xác nhận là có nhiều gái giang hồ tại mấy vùng ngoại ô như Lăng Cha Cả vùng nhà thương Cộng hoà. Ông Giám đốc Cảnh sát đô thành (Trần Văn Tư) phải một phen xanh mặt. Mấy hôm sau Tổng thống Diệm ra lệnh bãi chức một loạt Cảnh sát trưởng thuộc Đô thành và Trưởng ty Cảnh sát Gia định. Vụ này làm “rung động” giới chức Cảnh sát cao cấp ông Nhu cứ nhăn mặt lắc đầu: “Làm chi mà quá đáng như rứa”. Ông cũng thường nói với các cộng sự viên: “Cấm là cấm vậy thôi chứ nạn mãi dâm làm sao hết được tập trung bọn nó sang cả vùng Cầu Hàn cho dễ kiểm soát bệnh tật”.

Ông Nhu quan niệm rộng rãi như vậy cũng dễ hiểu vì ông cũng không lạ gì nạn mãi dâm tại thành phố Paris nơi ông đã lưu trú nhiều năm. Theo Lương Khải Minh ông Nhu khác hẳn với ông Diệm, ông không quan tâm đến chuyện vụn vặt. Điều quan trọng với ông là “Chơi thì cứ chơi nhưng kín đáo đừng gây nên tai tiếng”. Ông thường nói: “Bọn Cảnh sát cao cấp nó cũng ăn chơi hủ hoá ghê lắm, nhưng nó kín đáo…chơi thì chơi nhưng chịu làm việc có suy nghĩ”. Cái chết của tướng Hồ Văn Tố vì bệnh thượng mã phong làm cho ông Diệm mặt chảy dài, thở phì phì tức giận…ông Nhu chỉ lắc đầu: “Làm thì không lo làm…lúc nào cũng chỉ có “con chim” trên đầu”. Nhưng ông có cái rộng rãi này thì cũng vấp phải những định kiến hẹp hòi khác, nhiều khi rất quá đáng nhu đứng ở tư thế một nhà lãnh đạo chính trị. Trường hợp đối xử với một số đồng bạn cũ của ông cũng gây ra tai tiếng không ít và do đó người ta cho rằng ông Nhu theo chính sách “vắt chanh bỏ vỏ”.

 

Chương 9: Chế độ Ngô Đình Diệm và người Mỹ

Sau vụ biến cố đẫm máu tại Đài Phát thanh Huế 4 ngày, ông Nhu đã cho nổ một trái bom làm rung động giới ngoại giao Mỹ, khi ông Nhu tuyên bố với phái viên tờ Washington Post “Cho đến lúc này Chính phủ Việt Nam cộng hoà không thấy cần thiết một số cố vấn quân sự quá lớn, cho nên Việt Nam Cộng hoà có thể yêu cầu Chính phủ Mỹ cho rút một nửa số cố vấn quân sự Mỹ, tức là chỉ nên duy trì 7, 8 ngàn là đủ (Washington Post 12-5-1963). Cũng vào thời gian này ông Nhu nói với giáo sư Bửu Hội “Đã đến lúc mình phải xét lại sự viện trợ và hợp tác của Mỹ. Anh có thể giúp tôi tìm sự ủng hộ thân hữu của Pháp và các quốc gia Bắc Phi. Trong tình thế hiện nay chúng ta phải đi đến một modus vivendi thoả ước với Bắc Việt”. Sáng chủ nhật hôm ấy ông Nhu cũng lặp lại câu nói như vậy với một vài cộng sự viên thân cận. Nhưng ai nấy đều cho rằng con đường mà ông Nhu sắp đi tới rất nguy hiểm. Nhưng ông Nhu vẫn chủ quan cho rằng kế hoạch ấp chiến lược và đường lối ngoại giao mới qua trục Paris và Á phi sẽ tạo cho miền Nam đủ tư thế chấp thuận thoả ước với miền Bắc. Nhưng ông Nhu quên rằng với 16 ngàn cố vấn Mỹ và mỗi ngày Mỹ phải chi trên một triệu dollars cho cuộc chiến tại Việt Nam (1963) thì không dễ gì Mỹ có thể để cho ông Nhu tự do hành động khác với những đường lối của họ.

MỘNG ƯỚC HIỆP THƯƠNG HAI MIỀN NAM BẮC

Trước năm 1961 Ngoại trưởng Pháp Couve de Murviìle sau cuộc tiếp xúc với ông Nhu tại Paris (196l) đã phê bình ông “Ngô Đình Nhu là một người có nhiều ảo tưởng”. Ông Murville cũng như bác sĩ Trần Kim Tuyến cho rằng phê bình như vậy cũng có phần đúng. Theo ông Tuyến “ông Nhu là một chính khách có suy tư về chính trị, có khám phá, có sáng tạo trên bình diện chiến lược. Nhưng thực tại tình hình chính trị miền Nam chính nó đã làm cho suy nghĩ của ông Nhu trở nên ảo tưởng”. Một buổi sáng trời trong xanh, ông Nhu mỉm cười mô tả một cách đầy thi vị với ông Tuyến: “Buổi sáng Việt Nam mầu trời pha lê, toa thấy chiến tranh phi lý quá hỉ. Bọn nó (tức Mỹ) như con hổ bị thương, chúng sẽ cho dollars để Phật giáo phá moa… Nhưng chế độ này thì phải tồn tại”.

Khi ông Nhu toan tính bắt tay với miền Bắc Việt Nam thì trước hết ông đã gặp phản ứng hết sức bất lợi cho kế hoạch riêng của ông… Phản ứng đó xuất phát ngay từ tập thể Thiên Chúa giáo và nhất là một số người khối dân di cư.

Một số trong khối người đó từng hậu thuẫn vô giá cho chế độ Ngô Đình Diệm, những ngày đầu 1954-1955. Tuy toan tính của ông Nhu không mấy ai biết nhưng hẳn nhiên không thể qua mắt được các đức Giám mục Thiên Chúa giáo. Đức cha Lê Hữu Từ có thể là người được biết quá thông suốt về những toan tính của ông Nhu. Điều này cha Jean (một Linh mục người Pháp lúc đó đang sống tại Sài Gòn) đã có nhiều cơ hội được am tường một cách tương đối rành rẽ. Sau cuộc biểu tình dữ dội của Phật giáo ngày 17-7, phản ứng của Mỹ hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Đài VOA thông tin và bình luận một cách có thiện cảm hay đúng hơn là đã gián tiếp ca ngợi cuộc đấu tranh của Phật giáo. Cha Jean được mời vào dinh gặp ông Nhu. Cuộc gặp gỡ kéo dài trong hai tiếng đồng hồ. Ông Nhu đã đề cập về cuộc xuống đường của Phật giáo ngày 17, ông nói: “Tôi có nhiều bằng chứng là hiện nay Cộng sản đã thao túng phật giáo. Rất nhiều cán bộ Cộng sản cải trang vào đó với tư cách Phật tử hay các nhà sư”.

Cha Jean chỉ lắng nghe mà không đáp. Ông Nhu với thái độ giận dữ: “Tôn giáo là tôn giáo, quốc gia là quốc gia. Tổng thống không thể nào nhượng bộ họ được nữa. Đã đến lúc Chính phủ phải có biện pháp mạnh. Nếu Chính phủ hạ lệnh thì chỉ trong vòng một ngày, quân đội và cảnh sát có thể dẹp tan phong trào tranh đấu này”.

Cha Jean đáp: “Thưa ông Cố vấn, đây là vấn đề nguy hiểm và rất tế nhị… vấn đề Phật giáo theo tôi biết đã có tầm mức quôc tế. ông Cố vấn có thể nào tìm được cách giải quyết tốt đẹp hơn là đàn áp không”.

Ông Nhu lừ mắt nhìn cha Jean, ông lắc đầu: “Đến nay thì không còn cách nào giải quyết tốt đẹ pnữa. Hiện các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang bất mãn với Phật giáo, họ đang thúc xúi Tổng thống hạ lệnh cho họ được phép dẹp cho yên”. Cha Jean không còn biết nói gì hơn. ông Nhu lại tiếp tục: “Tôi hiểu, nhiều kẻ đang âm mưu gây rối miền Nam… Chính phủ không thể tha thứ bất cứ một cuộc nổi loạn nào”.

Bất chợt ông Nhu hỏi cha Jean: “Phía Hoa kiều Chợ Lớn cha thấy thái độ chung của họ như thê’ nào”. Cha Jean đáp “Hoa kiều tại Việt Nam như ông Cố vấn đã rõ, họ chỉ biết làm ăn buôn bán”. Ông Nhu nói: “Cha có thể giúp tôi làm mộ tviệc riêng?”. Cha Jean đáp: “Tôi sẵn sàng nếu thấ ycó khả năng”. Ông Nhu ngần ngại rồi đi thẳng vào câu chuyện: “Cha có thể giúp tôi một việc quan trọng này ngoài cha, Tổng thống không muôn uỷ thác cho một ai”.

Ông Nhu lại yên lặng hút thuốc lá lâu hàng 5, 7 phút. Đoạn ông nói: “Cha sang Đài Loan giúp Chính phủ được không”. Cha Jean chưa trả lời, ông Nhu nói tiếp: “Cha có đủ uy tín nói chuyện với Chính phủ Đài Bắc, làm sáng tỏ cho họ rõ là Việt Nam Cộng hoà không bao giờ chủ trươg và kỳ thị tôn giáo. Cuộc tranh đấu của Phật giá ođang bị lợi dụng”. Cha Jean đáp: “Thưa ông Cố vấn, tôi nghĩ việc này ông Cố vấn nên tiếp xúc thẳng với Dại sứ Đài Bắc hoặc nếu không ông Cố vấn có thể uỷ thác cho ông Bộ trưởng Ngoại giao”.

Sự từ chối khéo của cha Jean làm ông Nhu mất bình tĩnh: “Bộ trưởng Ngoại giao ấy à? ông ta không làm được cái chi hết. Còn ông đại sứ Đài Bắc, cũng đang bị dư luận đầu độc. Tôi muốn cha sang Đài Loan nói cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch biết rõ sự thực và cha nói giùm Chính phủ Đài Bắc phải chấm dứt ngay chiến dịch báo chí ở Đài Loan hiện đang xuyên tạc Chính phủ Việt Nam Cộng hoà và họ đang cổ vũ cho cuộc tranh đấu của Cộng sản duới chiêu bài tôn giáo”.

Cha Jean nói: “Xin ông Cố vấn cho tôi trình bày ý hiên. Theo tôi, có thể nói Cộng sản len lỏi vào hàng ngũ tranh đấu của Phật giáo nhưng tôi tin rằng cuộc tranh đấu này vẫn có tính tôn giáo đấy chứ. Tôi không tin Thượng tọa Thích Tâm Châu hay ông Mai là Cộng sản. Đại sứ của ông Tưởng Giới Thạch cũng đã nói với tôi nhu thế. Xin ông Cố vấn thông cảm cho sự khó khăn của tôi, tôi xin không thể nói gì khác hơn là như vậy”.

Ông Nhu hỏi: “Ngay cha cũng tin vào dư luận là Tổng thống sẽ thương thuyết với Bắc Việt”. Cha Jean đáp: “Đó là điều làm tôi ngạc nhiên”. Cha 1ại hỏi “Chắc chắn ông Cố vấn có theo dõi hoạt động của “Uỷ ban Hoà bình phục hưng miền Nam”(Comité pour la Paix et la Rénovation du Sud Việt Nam). Ông Nhu “à” một tiếng khá lớn lắc đầu với thái độ khinh miệt “Tôi biết tổ chức ấy là một con số không, do một số người Pháp đỡ đầu. Trần Văn Hữu chắc cha biết rõ?” Cha Jean đáp “Tôi có gặp ông ấy một vài lần”. Ông Nhu bỗng cao hứng nói một hơi thật dài. Đến nay cha Jean chỉ còn nhớ lại một số nét chính đại cương: “Trần Văn Hữu hiện nay đang được nhóm Paul Devinat Bolaert, Pignon đỡ đầu, hắn đòi biết gì không? Hắn đòi phải lật đổ Chánh phủ này, nghĩa là xoá bỏ chế độ này, sau đó tổ chức một chánh phủ liên hiệp, có Mặt trận Giải phóng tham gia và miền Nam sẽ trung lập” Cha Jean lại hỏi: “Thưa ông Cố vấn nghĩ như thế nào về đề nghị của ông Hữu?”. Ông Nhu đáp: “Đó là một đề nghị trẻ con, tôi không quan tâm, nếu có nói chuyện trung lập thì chỉ nói với Bắc Việt thôi chứ Mặt trận Giải phóng chỉ là một tổ chức phiến loạn”. Cha Jean nhân cơ hội này lại hỏi “Thưa ông cố vấn, ông có nghĩ đến vấn đề nói chuyện với Bắc Việt không?”.

Ông Nhu mỉm cười: “Đó là vấn đề chính mà hôm nay tôi cần gặp cha và nhờ cha giúp tôi”.

BẮT TAY VỚI CỘNG SẢN CHỈ LÀ CHIẾN THUẬT TRẢ ĐŨA HOA KỲ

Qua cuộc tiếp xúc với ông Nhu, cha Jean nhận thấy ông Nhu đang trải qua cơn dao động với một thái độ quyết liệt. Về vấn đề bắt tay với Bắc Việt, ông Nhu tỏ ra hết sức dè dặt. Ông vẫn không tin tưởng vào thế trung lập mà liên hiệp với Bắc Việt lại càng không thể có. Ông Nhu nhắc đi nhắc lại với cha Jean: “Cha đã hiểu biết nhiều về Cộng sản.. Chắc cũng biết rõ là Tổng thống ghét Cộng sản như thế nào”. Sau đó ông rất dè dặt tâm sự: “ Trong tình thế này Hoa Kỳ cứ gây khó khăn mãi cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tôi phải lựa chọn”. Ý ông Nhu muốn nói là ông phải lựa chọn một thế đứng mới làm điều kiện trả đũa áp lực của Hoa Kỳ. Cha Jean cũng nhận thấy chưa bao giờ ông Nhu lại tỏ vẻ tức giận Hoa Kỳ như vậy. Trong cuộc gặp gỡ hôm ấy, ông Nhu muốn nhờ Cha Jean qua Đài Loan rồi trở về Paris. Về việc qua Đài Loan ông Nhu cho biết ông rnuốn nhờ cha Jean nói với nhà cầm quyền Đài Loan biết rằng, Tổng thống Diệm vẫn giữ vững lập trường chống Cộng không có vấn đề liên hiệp, tuy nhiên ông Nhu nhấn mạnh “Tuy nhiên nếu quốc gia chống Cộng như Trung Hoa dân quốc1 không giúp đỡ tích cực Việt Nam Cộng hoà và không làm cách nào cho Mỹ bớt gây rối Miền Nam thì buộc lòng Việt Nam cộng hoà phải chọn lựa, nghĩa là sẽ có chuyện ngưng bắn và thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Bắc Việt”.

Điểm sau cùng mà ông Nhu nhấn mạnh “Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn ủng hộ Trung Hoa Dân quốc và chính vì thế mà Hoa kiều tại Việt Nam Cộng hoà đã hưởng mọi ân huệ. Nếu tình thế thay đổi nghĩa là khi Chính phủ Việt Nam Cộng hoà buộc lòng phải bắt tay với Cộng sản Bắc Việt thì lúc ấy Hoa kiều không còn được hưởng ân huệ như vậy và các tổ chức chìm nổi của Chính phủ Đài Loan tại miền Nam Việt Nam cũng sẽ khó khăn rồi tự nó tan rã”.

Trước khi ra về ông Nhu nắm chặt tay cha Jean tiễn ra tận hành lang, ông nhắc đi nhắc lại: ”Bất cứ một người Công giáo nào cũng không thể nghi ngờ được lập trường chống Cộng của Tổng thống”. Ông Nhu ngập ngừng khẽ nhún vai, dáng điệu ấy cho đến nay cha Jean vẫn chưa thể quên. Ông Nhu nói: “Lập trường chống Cộng phải đi song song với lập trường dân tộc. Nếu Hoa Kỳ không tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam thì buộc lòng Tổng thống sẽ phải xét lại công cuộc viện trợ. Chắc Cha đã rõ nhiều quốc gia sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam, Tổng thống sẽ cân nhắc lựa chọn”. Trong buổi tiếp xúc này, ông Nhu nói có vẻ muốn thanh minh hai điểm quan trọng.

1) Không có chuyện đàn áp Phật giáo.

2) Tập thể Công giáo cứ yên tâm và tin tưởng vào lập trường chống Cộng của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Từ Cha Jean cho đến bác sĩ Trần Kim Tuyến và giới thân cận với ông Nhu đều nhận định rằng ông Nhu muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, muốn tìm một thế đứng mới, nhưng chuyện mưu đồ bắt tay với Cộng sản chỉ là một chiến thuật mặc cả với Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ lại dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” quật ngã ông Nhu, khi họ cố tình cho rằng ông Nhu bắt tay với Cộng sản. Một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng hoà đã bị Hoa Kỳ lung lạc tinh thần bằng cái dư luận: ông Nhu định điều đình với Cộng sản. Thực sự cơ quan CIA không thiếu gì phương tiện, nhất cử nhất động của ông Nhu không qua khỏi con mắt của CIA. Có lẽ vấn đề ông Nhu bắt tay với Cộng sần không làm Mỹ lo ngại bằng vấn đề bang giao Việt-Pháp mỗi ngày càng thêm tốt đẹp, sau nữa là thái độ quá cứng rắn của ông Diệm trước những đề nghị của Mỹ mà ông Diệm cho rằng xâm phạm đến chủ quyền miền Nam Việt Nam (như vụ Cam Ranh, đề nghị đặt Cố vấn Mỹ cạnh Tỉnh trưởng Việt Nam, lập phòng Dân vụ Mỹ cạnh Toà Đại biểu Chính phủ. Sau năm 1963 những vấn đề này được Chính phủ sau đảo chính thoả mãn ngay).

Trước năm 1962, bang giao Việt – Pháp vẫn tẻ lạnh như buổi chợ chiều. Chánh phủ De Gaulle không một chút thân thiện nào đối với Việt Nam Cộng hoà. Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu thì Tổng thống Diệm do sự thúc đẩy của ông Nhu đã gián tiếp ngỏ ý muốn qua hành hương tại Lourdes và nhân cuộc hành hương này tướng De Gaulle sẽ chính thức mời Tổng thống Diệm thăm viếng Paris. Song điều đó bất thành.

CHẮP NỐI DUYÊN XƯA

Theo cha Jean thì không phải chỉ năm 1963 ông Nhu mới nghĩ đến chuyện phát triển bang giao Việt – Pháp và tìm điểm tựa mới nơi chính phủ De Gaulle. Năm 1961 trong chuyến du hành qua Maroc dự lễ đăng quang Đức vua Hassan II ông Nhu nhân dịp này ghé qua Paris với tư cách riêng. Tuy vậy ông Nhu cũng đến thăm xã giao Ngoại trưởng Pháp Couve de Murville. Tuy với tư cách riêng Ngoại trưởng Couve de Murville cũng mở dạ tiệc khoản đãi ông Nhu với sự hiện diện của Đại sứ Laloutte và ông Étienne Manach đặc trách Á Châu sự vụ tại Bộ Ngoại giao Pháp. Tuy không đạt được một kết quả cụ thể nào nhưng chuyến thăm viếng Paris lần này ông Nhu đã phá được bầu không khí tẻ lạnh giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với Pháp. Kể từ năm 1961, ông Manach trở thành nhịp cầu thông cảm giữa hai Chính phủ. Hơn nữa vẫn theo cha Jean, ông Manach rất có thiện cảm với ông Nhu – một cựu sinh viên trường Cổ học Paris- đó cũng là điểm hào quang dễ dàng thu hút sự cảm phục của giới ngoại giao Pháp. Trước năm 1960, các cha thừa sai Pháp (MPE) từng tỏ ra bị lạnh nhạt bởi chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng sau năm 1960 thái độ của ông Diệm đã thay đổi. Tổng thống Ngô Đình Diệm trở lại ưu ái các cha thừa sai Paris, đặc biệt những cha hoạt động tại Cao nguyên thì Tổng thống mỗi ngày càng thêm tín nhiệm và kính phục. Đó cũng là tia sáng soi đường cho quan hệ thân thiện với Pháp. Một trí thức cỡ như Ngô Đình Nhu tất nhiên dễ dàng thông cảm với Pháp hơn. Cái văn minh cơ khí của Mỹ có tiền dollars viện trợ dù to tát như thế nào cũng khó lòng đè bẹp được cái tinh hoa văn học Pháp, đã tiêm nhiễm sâu xa trong con người trí thức như Ngô Đình Nhu.

Đó cũng là điều dễ hiểu khi ông Nhu giơ bàn tay tiếp nhận người bạn Pháp. Đó cũng là lý do dễ hiểu tại sao những năm 1960-1961 chính quyền Ngô Đình Diệm cho mở hàng loạt các toà Đại sứ tại các quốc gia Á Phi thuộc ảnh hưởng của Pháp. Trong một bài báo nhan đề “La Paix manquée en” của ký giả Georges Chaffard (Express số 990) nhận định rằng trong cuộc gặp gỡ. Couve de Murville – Ngô Đình Nhu (1961) đã không đạt được kết quả vì ông Nhu tự ái. Couve de Murville lại tỏ ra lạnh nhạt. Chaffard viết: “ông Couve de Murville tin rằng bởi thế nào chuyến sang Pháp lần này ông Nhu cũng ve vãn Pháp, nhưng ông Couve de Murville đã thất vọng vì trong suốt bữa tiệc ông Nhu chỉ đề cao chính sách của anh em ông, ca ngợi khu trù mật và tự hào về chế độ Ngô Đình Diệm đang mạnh”. Vẫn theo Chaffard thì ông Etienne Manach linh cảm rằng ông Nhu sang Pháp không phải chỉ để nói những lời “suông” như vậy ông Etienne Manach lại bố trí một cuộc hội đàm Ngô Đình Nhu với Couve de Murville khi ông Nhu từ Rabat (Maroc) trên đường ghé về qua Ba lê. Cuộc hội đàm không đi đến đâu… nhưng đó là cái mốc lớn mở đầu cho giai đoạn mới mà Đại sứ Lalouette đóng một vai trò quan trọng. Đại sứ Lalouette đã hiểu rõ sự rạn nứt trong mối tình đồng minh Mỹ- Diệm. Sự mâu thuẫn giữa Việt-Mỹ ngày càng gia tăng và ông Nhu đã hơn một lần gián tiếp ngỏ ý cho Đại sứ Lalouette hay rằng đã đến lúc Pháp-Việt phải cải thiện quan hệ bang giao và người Pháp có thể đóng một vai trò quan trọng tại bán đảo Đông Dương. Đại sứ Lalouette trở thành người bạn thân của cả Tổng thống Diệm lẫn ông Ngô Đình Nhu. Lalouette đóng vai trò biện hộ cho chế độ Ngô Đình Diệm trước thái độ nghi ngờ của tướng De Gaulle – vì De Gaulle vẫn chưa quên bài học đau đớn 1954-1955, một mặt bị Mỹ đá khỏi Việt Nam một mặt chính quyền Ngô Đình Diệm tẩy chay Pháp. Theo Georges Chaffard nhận định thì theo ông Lalouette anh em ông Diệm quá nhiều tự ái dù anh em ông ta muốn ve vãn Pháp đến mức nào đi chăng nữa, anh em ôngDiệm cũng không nói thẳng ra được. Dần dần, tướng De Gaulle ngả theo chiều hướng thuyết phục của Đại sứ Lalouette.

Nghĩa là: Với sự mâu thuẫn Việt-Mỹ, khi mà ông Nhu muốn tìm một thế đứng mới, thì đây là một cơ hội tốt nhất để Pháp nhảy vào Đông Dương, đóng vai trò mới.

Tưởng cũng nên ghi lại một biến cố ngoại giao đáng cho Hoa Kỳ lo ngại. Tháng 2-1963, một phái đoàn dân biểu của chính quyền Ngô Đình Diệm chính thức qua viếng thăm Pháp quốc do ông Trương Vĩnh Lễ hướng dẫn, gồm có các dân biểu Nguyễn Hữu Chỉnh, Hà Như Chi, Nguyễn Quốc Hưng, Trần Văn Thọ. Phái đoàn dân biểu Việt Nam Cộng hòa được đón tiếp một cách khác thường, Tổng thống De Gaulle đã tiếp phái đoàn tại điện Elyssée và cuộc hội kiến kéo dài 35 phút. Báo chí Pháp trong ngày 14-2-1963 đã nhận định về cuộc hội kiến này. Tờ Le Monde cũng như France Soi coi đây là một biến cố lớn, một khúc quanh quan trọng trong cuộc bang giao Việt-Pháp. Ngày 15-2, Thủ tướng Pompidou cùng với Ngoại trưởng Couve de Murville đã thảo luận rất lâu với phái đoàn dân biểu Việt Nam Cộng hòa với sự tham gia gần như đủ mặt giới danh thương và kỹ nghệ Pháp. Người hoan hỉ nhất trong dịp này là Đại sứ Lalouette. Ông Đại sứ đã thành công trong chặng đầu…Từ đó trở đi, Đại sứ Lalouette trở thành một Đại sứ quan trọng sau Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Phản ứng của Hoa Kỳ như thế nào? Dĩ nhiên Hoa Kỳ không thể công khai phản đối mối tình Việt-Pháp nhưng Hoa Thịnh Đốn bắt đầu phản công lại.

Đại tá Lansdale Fishel người đã từng ủng hộ hết lòng Tổng thống Diệm trong thời gian 1954-1955 thì 1963 lại là người tích cực vận động lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Fishel từng lưu ngụ tại miền Nam Việt Nam và đã từng cộng tác với chính quyền Ngô Đình Diệm thì 1963 ông lại chủ trương phải lật đổ ngay Ngô Đình Diệm dù phải dùng biện pháp sắt kể cả việc thanh toán cá nhân Tổng thống Diệm.

CHÍNH HOA KỲ ĐÃ ĐẨY ÔNG NHU VÀO THẾ CHÂN TƯỜNG

Kể từ khi Trung Hoa Dân quốc thiết lập một số đài kiểm thanh tại Nam Việt Nam (chẳng hạn Đài Kiểm thính Phú Bài Huế) thì hiệu năng tình báo gia tăng mạnh mẽ. Điều đáng kể những đài kiểm thính này đều đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Sở nghiên cứu chính trị. Nhân viên Trung Hoa Dân quốc tự coi như nhân viên của sở nghiên cứu chính trị Nam Việt Nam. Không những đài kiểm soát được toàn bộ các làn sóng điện của Bắc Việt, Lào mà còn bao trùm cả miền Hoa Nam. Tuy nhiên có một điều Hoa Kỳ không vừa ý là kết quả khai thác của đài kiểm thính đã không được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Mãi sau này, khi cuộc chiến bộc phát mạnh, Hoa Kỳ mới thiết lập một Trung tâm Kiểm thính khác (1962) gần Bộ Tổng Tham mưu để họ sử dụng riêng trong phạm vi cơ quan MACV2.

Qua vụ Đài Kiểm thính ta cũng thấy rõ một phần nào bản chất viện trợ của Mỹ tại xứ này. Rồi vụ Đài Phát thanh Sài Gòn nữa. Khoảng đầu năm 1960 Tổng thống Diệm muốn gia tăng hiệu năng vô tuyến truyền thanh thì đài Sài Gòn lại quá yếu. Ngân sách không cho phép phát triển theo ý muốn, để đương đầu với hiệu năng quá lớn mạnh của Đài phát thanh Hà Nội. Tất nhiên là phải yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ. Song người Mỹ chỉ đồng ý viện trợ máy móc tối tân cùng với chuyên viên điều khiển của họ. Tổng thống Diệm cho rằng đây là một trò chơi nguy hiểm. ông Nhu cũng lo ngại vì nếu máy móc đặt trong tay chuyên viên Hoa Kỳ thì nếu có một biến cố lớn xảy ra, Hoa Kỳ có thể chơi xấu và phá đám bằng khả năng kỹ thuật của họ. Phía Nam Việt Nam có đề nghị Hoa Kỳ huấn luyện chuyên viên của mình và chỉ cần viện trợ máy móc cũng quá đủ. Đề nghị này không được Hoa Kỳ chấp thuận, cuối cùng Tổng thống Diệm cũng bỏ qua không nhắc nhở đến nữa.

Kể từ năm 1962 thế lực Mỹ mỗi ngày càng gia tăng và bao trùm nhiều ngành sinh hoạt quốc gia, chiến tranh càng lan rộng thì thế lực Mỹ cũng có nhiều cơ hội thuận tiện nhất để khống chế chế độ Ngô Đình Diệm. Theo bác sĩ Tuyến thì ông Nhu tâm sự rằng: “Ngân sách quốc phòng tăng như rứa, viện trợ như rứa… buộc phải tìm lại thế quân bình. Chiến tranh càng kéo dài càng bất lợi cho chế độ. ” Theo ông Nhu (thường thổ lộ ý kiến với bác sĩ Trần Kim Tuyến cũng như một số cộng sự viên thân cận) thì chiến tranh sẽ phải sớm chấm dứt. Một là dốc toàn lực để đè bẹp Cộng sản. Nếu hai bên còn nghiêng ngửa và chiến tranh có chiều hướng kéo dài thì phải tìm cách chấm dứt bằng giải pháp chính trị. Ông Nhu tin tưởng ấp chiến lược là một căn bản và một ưu thế cho giải pháp chính trị để chấm dứt chiến tranh. Khi khả năng quốc phòng và chiến tranh phải tuỳ thuộc vào viên trợ Mỹ thì sự mất mát chủ quyền là một điều khó có thể tránh khỏi. Theo Lương Khải Minh cũng như những nhân vật trọng yếu gần Tổng thống Diệm thì vấn đề chủ quyền quốc gia đối với Tổng thống Diệm là vấn đề số 1. Chủ quyền quốc gia gắn liền với tính tự ái quá cao của ông Tổng thống. Bằng chứng là năm 1961, 1962 các cố vấn quân sự Mỹ khuyến cáo chính quyền Ngô Đình Diệm bãi bỏ ngành hiến binh. Lúc đầu Tổng thống Diệm có vẻ thuận ý qua lời trình bày của Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần. Ông Thuần cũng chỉ trình theo đề nghị của cố vấn quân sự Mỹ. Tổng thống Diệm có một điểm do dự là hiện ngành hiến binh, đang phục vụ đắc lực, ông Tổng thống vẫn tin tưởng vào hiến binh vì cho rằng hiến binh “làm việc đúng đắn rành luật pháp”. Nhưng sau đó Tổng thống Diệm cho xếp lại và vẫn duy trì ngạch hiến binh. Tổng thống Diệm bảo ông Thuần: “Cứ thư thả, không có gì thay đổi hết, họ (tức Hoa Kỳ) nói sao mình làm vậy thì còn gì là thể thống quốc gia”. Sự thực lúc đầu Tổng thống Diệm cũng nghiêng theo lời trình bày của ôngThuần nhưng bỗng hầm hầm nổi giận khi ông Thuần cho biết, cố vấn quân sự Mỹ muốn bãi bỏ ngành hiến binh chỉ vì quân đội Hoa Kỳ không có ngành này ( MP đảm trách mọi việc). Cố vấn quân sự Mỹ cho rằng đã có quân cảnh rồi thì hiến binh không cần thiết và sẽ có riêng loại quân cảnh hiếnbinh. Cố vấn Mỹ cho biết, nếu không bãi bỏ ngành hiến binh thì Hoa Kỳ không thể dành một ngân khoản viện trợ cho một ngành không cần thiết như vậy. Tổng thống Diệm coi đây là một áp lực và vô tình đã xúc phạm đến tự ái của một vị Tổng thống cai trị dân theo quan niệm “thiên mệnh”. Do đó mà ngành hiến binh bao nhiêu lần có tin đồn bãi bỏ rồi rút cuộc vẫn được duy trì cho đến ngày sau đảo chính 1-11-1963.

Trên đây là một vài sự kiện trong bao nhiêu sự kiện khác và đó cũng là một nguyên nhân đẩy ông Nhu vào một sự lựa chọn mới.

KHÔNG THỂ LÀM TAY SAI MỘT CÁCH TRƠ TRẼN

Mâu thuẫn Việt-Mỹ càng trầm trọng khi chiến cuộc mỗi lúc càng gia tăng. Trước hết Việt-Mỹ đã xung khắc ngay từ buổi đầu của cuộc hôn nhân. Nói đúng hơn, miền Nam Việt nam trở thành một phận gái hẩm hiu do cảnh ngộ của lịch sử mà phải ép duyên gán nợ cho một anh chồng trọc phú. Xin trở lại vụ đài phát thanh để dễ dàng sáng tỏ tính chất xung khắc qua cuộc hôn nhân miễn cưỡng này. Tổng thống Diệm khao khát có được một đài phát thanh tối tân và hiệu năng của nó có thể tương đương với đài Hà Nội, trước hết vì đòi hỏi phải có một chiến lược chính trị trường kỳ tại Bắc Việt với hiệu năng lớn mạnh của đài Sài Gòn thì chính quyền miền Nam mới để dành một chương trình đặc biệt hướng về toàn thể miền Bắc và xa hơn nữa là Lào và Bắc Thái Lan là nơi có hàng ngàn Việt kiều cư ngụ. Đài Sài Gòn không đủ khả năng hoạt động trong một khu vực rộng lớn như vậy. Chính quyền miền Nam đành bó tay vì Hoa Kỳ từ chối lời yêu cầu tối tân hoá đài Sài Gòn. Trong khi đó thì Hoa Kỳ sẵn sàng viện trợ cho Nam Việt Nam một đài tiếp vận địa phương (mà ngân khoản tổn phí có thể gấp đôi ngân khoản tối tân hoá đài Sài Gòn).

Tại sao có vụ mâu thuẫn kỳ cục như vậy? Điều giản dị là Hoa Kỳ muốn độc quyền truyền thanh “tiếng nói chống cộng” của họ qua bức màn sắt Hoa Kỳ không muốn miền Nam được quyền “chia sẻ”… Cho đến lúc bấy giờ đài Sài Gòn vẫn không có gì khả quan hơn xưa. Điều mà trước năm 1963 Tổng thống Diệm ao ước có một chương trình phát thanh đặc biệt hướng về miền Bắc (với một hiệu năng tối đa) thì đã có (1964-1970) nhưng chương trình ấy lại nằm trong hệ thống đài VOF (Voice of Freedom) tuy đài đặt ngay tại Sài Gòn và do nhân viên người Việt đảm trách nhưng thực chất của nó là của Hoa Kỳ qua miệng người Việt.

Tóm lại Hoa Kỳ quan niệm Đài Phát thanh Sài Gòn chỉ có một nhiệm vụ thông tin tuyên truyền trong lãnh thổ miền Nam còn miền Bắc đã có Hoa Kỳ lo liệu (trước hết là Đài VOA sau là Đài VOF). Trí thức Ngô Đình Nhu thúc thủ trong một thực tại viện trợ như vậy thì chỉ còn con đường là cam phận làm tay sai một cách thiếu thông minh và trơ trẽn. Ông Nhu lựa chọn một thế đứng mới tức là lựa chọn một con đường giải thoát khỏi ông chủ keo kiệt. Tiếc thay con đường đó lại đem đến sự giải thoát vĩnh viễn cho ba anh em ông Nhu. Nói ra những mâu thuẫn Việt Nam Cộng hoà và Mỹ thì nhiều lắm. Mâu thuẫn về quan điểm lập trường…mâu thuẫn về chiến thuật, chiến lược.v.v. Khi ông Nhu trở lại thân thiện với Pháp, thì chỉ là một chiến thuật tạo thế chân vạc và cũng là điều kiện doạ Hoa Kỳ “nếu anh bắt bí tôi quá tôi bỏ anh…”

“Tôi sẽ không cô đơn. De Gaulle đã sẵn sàng”. Một khi De Gaulle thân thiện với miền Nam thì lẽ dĩ nhiên Sihanouk sẽ không theo đuổi chính sách thù nghịch với miền Nam nữa và đó cũng là con đường đưa đến thoả hiệp với miền Bắc. Trước sau cái gút của vấn đề chỉ là Pháp. CIA không khi nào để cho miền Nam một mặt sống vì viện trợ Mỹ, một mặt lại đưa tay nắm bàn tay De Gaulle (vẫn bị coi như kẻ thù của Mỹ) CIA không e ngại những toan tính của ông Nhu trong việc tìm một thế thoả hiệp với Cộng sản Bắc Việt nhưng CIA coi việc miền Nam thân thiện với Pháp là một biến cố nguy hiểm và phải đập vỡ từ trong trứng nước.


1. Tức Đài Bắc 

2. Cơ quan tình báo quân sự Mỹ. 

 

Chương 10: Cái thế của kẻ khó ăn đong

Riêng những công tác tình báo tại miền Bắc (phần đầu đã nói sơ qua) thì Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam đã bất đồng sâu xa. Chính quyền miền Nam muốn chú trọng về tình báo chiến lược, Hoa Kỳ ngược lại chỉ chấp thuận những hoạt động có tính cách tình báo chiến thuật. Phương tiện hoạt động của Sở nghiên cứu lúc đầu đều tuỳ thuộc vào khả năng viện trợ của Mỹ. Mà Mỹ viện trợ cho từng điệp vụ và những vụ này phải là những công tác phối hợp tay đôi (Việt và Mỹ). Năm 1957, chính quyền miền Nam rất muốn thực hiện một kế hoạch tình báo chiến lược tại miền Bắc, trước hết nhằm vào các vùng thượng du (Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Lai Châu, Hoà Bình) sau là hai miền Bùi Chu, Phát Diệm. Nếu kế hoạch này được thực hiện với phương tiện dồi dào thì sẽ tiến đến sự thành lập một Mặt trận giải phóng miền Bắc làm động cơ phát động du kích chiến đấu chống cộng từ mỗi cục bộ địa phương nhằm đến toàn bộ miền Bắc.

Muốn được như thế đòi hỏi một ngân khoản quá lớn lao và một sự đài thọ liên tục và dồi dào. Cuối cùng kế hoạch ấy chỉ còn là mộng ảo và Hoa Kỳ chỉ thoả thuận tài trợ cho những điệp vụ phối hợp có tính trắc nghiệm khả năng tình báo (cả miền Bắc lẫn miền Nam). Những điệp vụ phối hợp đó chỉ nhằm thả người ra miền Bắc với nhiệm vụ thâu lượm tin tức, gây rối phá hoại như phá hoại đường xe lửa, ném lựu đạn, đặt chất nổ, nghĩa là hoàn toàn có tính cách chiến thuật giai đoạn. Chống Cộng mà lại chống ngay trong vùng Cộng sản (Bắc Việt) thì như thế quả thật là ngây ngô lố bịch vì không khác gì kẻ cho ăn đong giữa khi đói kém, khốn nỗi miền Nam lại vào thế của kẻ khó ăn đong mà Hoa Kỳ thì nắm hầu bao rất chặt.

Đại cương sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam là như vậy.

CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM – SIHANOUK VÀ MỸ

Trong khi Hoa Kỳ tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại miền Nam thì ngược lại họ vẫn củng cố Sihanouk mặc dầu ai cũng biết Sihanouk chỉ là con cờ của Pháp phải duy trì bằng bất cứ giá nào tại Đông Dương.

Năm l956 ông Ngô Đình Nhu qua Campuchia cùng với chủ trương ve vãn Sihanouk. Lúc ấy Hoa Kỳ chưa phải là thế lực đáng kể tại bán đảo Đông Dương. Và Hoa Kỳ tán trợ đường lối ve vãn Sihanouk của ông Nhu. Theo bác sĩ Trần Kim Tuyến thì ông Nhu được Sihanouk đón tiếp một cách trọng thể. Tuy không có nghi lễ chính thức nhưng ông Sihanouk đã dành cho ông Nhu một ngoại lệ, nghĩa là tiếp ông như một quốc trưởng. Sau đó Sihanouk chính thức được mời qua thăm Việt Nam Cộng hoà và dịp này Sihanouk được đón tiếp hết sức trọng thể. Cuộc hội đàm Sihanouk-Ngô Đình Nhu được coi là rất tốt đẹp. Nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm vốn là người không khéo léo trong sự giao tế qua hình thức nghi lễ nên theo bác sĩ Tuyến, trong cuộc gặp gỡ Sihanouk, Tổng thống Diệm vẫn giữ vẻ mặt trang nghiêm đạo mạo…Do đó mà thiếu sự thân mật cởi mở cần phải có đối với một người khôn khéo và có tài “diễn xuất” như Sihanouk.

Kết quả là khi trở về nước Sihanouk lại tiếp tục chính sách ve vãn Cộng sản và bất thân thiện với miền Nam. Cũng từ đó Việt Nam Cộng hoà và Campuchia giữ miếng nhau. Theo bác sĩ Tuyến, ông Nhu chủ trương “phải triệt hạ cho bằng được Sihanouk”. Khi ông Nhu chủ trương như vậy thì Hoa Kỳ tiếp tục ve vãn Sihanouk. Một xa lộ thênh thang nối liền Campuchia với Sihanoukvilie được Mỹ thực hiện để làm quà dâng cho ông vua xứ chùa tháp. Rồi một bệnh viện lớn cũng được Hoa Kỳ xây cất tại Campuchia. Nhưng Sihanouk vẫn tiếp tục chính sách riêng của ông ta và tiếp tục công kích Mỹ. Xa lộ Nam Vang biệt thự Sihanouk do Mỹ viện trợ khánh thành chưa được bao lâu thì Trung-cộng lại nhảy vào viện trợ cho Campuchia và dựng lên cả một hệ thống cột điện chạy dài trên xa lộ của Mỹ. Bệnh viện tại Nonpênh do Mỹ xây cất thì lại do Liên Xô viện trợ máy móc cùng các đồ trang bị thuốc men với một số bác sĩ Nga. Dù ve vãn, Mỹ vẫn bị Sihanouk đá bay khỏi Campuchia.

Tuy vậy, Mỹ vẫn cố gắng tìm mọi cơ hội ve vãn Campuchia và đồng thời ngăn chặn không cho miền Nam phá Sihanouk. Hậu quả là Mỹ vẫn “tay trắng” tại Campuchia. Nhưng Mỹ muốn tách biệt miền Nam với Campuchia. Chúng tôi kể lại đây một câu chuyện mưu sát Sihanouk do miền Nam chủ động, nhưng Mỹ lại chịu tai bay vạ gió và nồng độ chống Mỹ của Sihanouk càng tăng. Đây cũng là một thí dụ cho biết rằng đối với Mỹ thì đừng có do dự khúm núm và phải đặt Mỹ vào trước những việc đã rồi và phải trói chặt chân họ vào những biến cố. Và ta phải làm chủ biến cố. Chính sách chủ nhân ông độc quyền của Mỹ, dân nhược tiểu phải biết điều đó. Tháng 8 năm 1963, bà Ngô Đình Nhu nói trong phiên họp Phụ nữ Liên đới rằng “Phải trói chân, trói tay mấy thằng phiêu lưu đó (ám chỉ Mỹ) mà hành hạ”. Câu nói đó tuy có đại ngôn nhưng nghĩ lại cũng đáng cho ta suy nghĩ. Trở lại câu chuyện ám sát Sihanouk năm 1961 thì đó cũng chỉ là ” trước ám sát Sihanouk ” “sau hành hạ Mỹ cho vui”. Số là, sau khi ông Ngô Trọng Hiếu rời khỏi chức vụ đại diện Nam Việt Nam tại Campuchia thì toà đại diện Nam Việt Nam vẫn duy trì cơ sở như cũ. NamViệt Nam-Campuchia tuy rất căng thẳng nhưng chưa đến nỗi đoạn giao. Mặc dù vậy cơ quan tình báo Phủ Tổng thống vẫn nhận được chỉ thị phải “hạ” Sihanouk bằng bất cứ cách nào. âm mưu này muốn đạt được kết quả thì trước hết phải canh chừng Mỹ. Xử lý chức vụ đại diện lúc ấy là ông Phạm Trọng Nhơn một điệp viên của Nam Việt Nam hoạt động tại Nonpênh có biết được một kỹ sư Mỹ (có trách nhiệm thiết lập xa lộ Nonpênh vườn Sihanouk) là chỗ quen thân của họ Sihanouk. Bà mẹ Sihanouk lại nổi tiếng là người thích nhận hối lộ và quà biếu. Điệp viên này được mật lệnh của Phủ Tổng thống là phải bám sát viên kỹ sư người Mỹ và tìm cánh “khai thác” ông ta nếu có thể được. Điệp viên kể trên báo cáo cho cơ quan tình báo Phủ Tổng thống biết là viên kỹ sư Mỹ sắp lên đường về Mỹ qua ngả Hong Kong. Ngày lên đường về Mỹ viên kỹ sư người Mỹ có đến chào cáo biệt Quốc trưởng Sihanouk và Hoàng Thái hậu. Đó cũng là ngày Sài Gòn bật đèn xanh cho phép các điệp viên hành nghề. Réseau tại Nonpênh có chuyển về Sài Gòn một tấm danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ này cùng bút tích của ông ta. Lập tức cơ quan tình báo Phủ Tổng thống in lại một số danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ (rập đúng y khuôn) và trao phó cho một chuyên viên nghiên cứu kiểu chữ của ông ta và sẽ giả mạo kiểu chữ này cho công tác điệp vụ. Kế hoạch được trình bày lên ông Nhu và ông hoàn toàn tán thành. Sau đó hai chiếc vali tuyệt đẹp được dùng vào việc giết Quốc trưởng Sihanouk. Chiếc va li thứ nhứt thì bình thường trong đựng một số kỷ vật quý giá xuất xứ tại Hong Kong. Chiếc vai thứ hai chính nó sẽ quyết định số mạng của Sihanouk, trong đó ngoài một số kỷ vật còn có một cái hộp ngà hảo hạng xuất xứ từ Đài Loan, một loại chất nổ ghê gớm cực mạnh (dành cho các điệp viên) được cho vào hộp cùng với một bộ phận cơ bẩm tinh vi khác và bộ phận này được nối với nắp va li khi mở vali thì tự động chất nổ sẽ bộc phát ngay. Sau khi hoá trang và làm dấu cẩn thận… hai chiếc vali này được đưa lên xe mang biển số ngoại giao của ông đại diện Phạm Trọng Nhơn. Chính ông Phạm Trọng Nhơn có nhiệm vụ chuyên chở hai chiếc va li này lên Nonpênh nhưng ông cũng không biết được “nội dung” ra sao và ông Nhơn cũng chỉ “cảm thấy” có chuyện gì khác lạ sắp xảy ra.

SIHANOUK THOÁT CHẾT VÀ KẾ HOẠCH CỦA ÔNG NHU BẤT THÀNH

Nhờ xe mang biển số ngoại giao đoàn của ông Phạm Trọng Nhơn nên hai chiếc vai “nguy hiểm” đã vượt qua biên giới và đến toà Đại diện hoàn toàn tốt đẹp. Tại Sài Gòn, cơ quan tình báo Phủ Tổng thống theo dõi từng giây phút với bao nhiêu lo âu hồi hộp. Nếu như bị tình báo Campuchia khám phá thì bang giao Campuchia -Nam Việt lần này sẽ đứt đoạn luôn không còn gì hàn gắn được nữa. Ông Ngô Đình Nhu cùng mấy cộng sự viên thân cận đã tính toán thế này: nếu giết được Sihanouk thì việc đầu tiên phải đưa Sơn Ngọc Thành về Campuchia để làm chủ tình hình.

Ngoài mấy điệp viên chủ chốt thì Toà đại diện Nam Việt Nam không một ai hay biết gì về âm mưu này, kể cả ông đại diện Phạm Trọng Nhơn cũng chỉ được “rỉ tai” sơ qua là sẽ có một vụ nổ lớn.

Theo kế hoạch đã dự định, điệp viên Nguyễn Nhơn cải trang thành một nhân viên của nhà thầu Mỹ nơi mà viên kỹ sư Mỹ này phục vụ. Khoảng 9 giờ sáng, điệp viên Nhơn dùng xe hơi vào Hoàng cung xin yết kiến viên Giám đốc Nghi lễ Hoàng cung để trao tặng phẩm của viên kỹ sư Mỹ. Nhơn nói là viên kỹ sư Mỹ khi ghé qua Hong Kong đã mua hai vali tặng phẩm này để gửi tặng Quốc trưởng Sihanouk và ông Giám đốc Nghi lễ.

Giám đốc Nghi lễ Hoàng cung Campuchia cũng là chỗ bạn thân của viên kỹ sư Mỹ nên không do dự gì cả và ông vui vẻ nhận hai va li quý giá. Chiếc va li thứ nhất tặng viên Giám đốc Nghi lễ cùng với danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ và trên danh thiếp không quên viết mấy dòng thăm hỏi.

Sau vụ ám sát hụt này, báo chí Campuchia đã có dịp tường thuật khá đầy đủ. Riêng về phía tình báo Phủ Tổng thống lúc bấy giờ được báo cáo nội vụ như sau: Khi viên Giám đốc Nghi lễ mở chiếc va li phần tặng của ông ta thì chiếc vali này chứa đựng toàn tặng phẩm đắt tiền. Sau đó, ông ta đem chiếc va li vào phòng khách riêng của Sihanouk. Chiếc vali này niêm phong kỹ càng đề chữ “Kính tặng Hoàng Thái hậu và Quốc trưởng Khmer”, cùng với phong thư đựng tấm danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ với những lời lẽ rất đẹp “kính thăm” và chào cáo biệt Hoàng Thái hậu và Quốc trưởng Sihanouk. Phòng khách lúc ấy lại có mặt cả hai mẹ con Sihanouk. Nhưng lại nhằm đúng vào giờ Thái tử Sihanouk và Hoàng Thái Hậu phải ra đại sảnh để tiếp đón phái đoàn sinh viên Trung Quốc cùng đi với một số sinh viên Campuchia.

Thái tử Sihanouk vừa cất lời khuyên nhủ sinh viên thì một tiếng nổ kinh hoàng làm rung động cả hoàng cung. Số là, khi Sihanouk và Hoàng Thái hậu ra đại sảnh tiếp sinh viên thì có nhẽ, viên Giám đốc mở vali lấy tặng phẩm để dâng Thái tử nên chiếc vali phát nổ, viên Giám đốc Nghi lễ chết tan thây. Cả thủ đô Nonpênh náo động. Buổi phát thanh vào lúc 12 giờ trưa đài VOA cũng như Matxcơva đều loan tin và cho biết vắn tắt Thái tử Sihanouk thoát hiểm, nhưng dân Campuchia lại không tin và cho rằng Sihanouk đã chết tan thây.

12 giờ trưa nghe tin đài VOA, cơ quan tình báo Phủ Tổng thống đã lấy làm mừng và sửa soạn thực hiện giai đoạn II, nghĩa là cấp thời đưa Sơn Ngọc Thành về nhưng chỉ ít phút sau, một tài liệu gởi về Sài Gòn cho biết, âm mưu bất thành. Cho đến lúc ấy, toà đại sứ Mỹ vẫn chưa được biết tình báo Nam Việt Nam chủ động vụ này. Nhưng chỉ một ngày sau thì báo chí Campuchia đều chĩa mũi dùi vào Mỹ và quả quyết Mỹ âm mưu sát hại Thái tử Sihanouk. Bang giao Mỹ Campuchia lại thêm một lần nữa trở nên căng thẳng. Có một điều lạ là Campuchia không nghi ngờ Sài Gòn. Hoa Kỳ lãnh đủ cơn tai bay vạ gió này. Dư luận báo chí Campuchia lại có dịp được ồn ào và mạt sát Mỹ thậm tệ, nhất là mấy nhật báo La Dépêche Cambodge, Bang Khoeum Monous. Sau đó ít lâu một người Nam Việt bị bắt vì Campuchia tình nghi ông ta là nhân viên tình báo CIA có liên quan đến vụ mưu sát Sihanouk. Thực ra Phạm Quang Tòng (tên đương sự) hết sức oan uổng ông ta chỉ làm nghề viết báo. Đương sự bị kết án tử hình. Mãi gần đến sau cuộc đảo chính của Lonnon ông ta mới được trả tự do.

Cuộc mưu sát Sihanouk bất thành nên kế hoạch đưa Sơn Ngọc Thành về Nonpênh đành xếp lại Nam Việt Nam bắt đầu nghiên cứu một kế hoạch mới mà Sơn Ngọc Thành sẽ giữ vai trò chủ chốt.

Trước vấn đề nan giải này, ông Nhu hỏi bác sĩ Tuyến xem có cắt xén ngân sách và ngoại viện được không. Điều này không thể được vì sẽ lộ ngay và khi toà đại sứ Mỹ biết được thì họ sẽ không bao giờ chấp thuận dùng khoản tiền ngoại viện để viện trợ cho họ Sơn. Do đó chỉ còn cách trích trong quỹ đen của Phủ Tổng thống. Nếu dồi dào phương tiện thì Sơn Ngọc Thành có đủ khả năng phát triển tổ chức của ông ta đến mức độ lớn mạnh. Nhưng rút cuộc ông ta đành thúc thủ trong một hoàn cảnh hết sức thiếu thốn. Mỗi tháng Phủ Tổng thống chỉ có thể viện trợ cho Sơn Ngọc Thành vài ba trăm ngàn bạc mặt.

Tuy có điều số tiền này được trao tận tay họ Sơn và ông ta có thể chi tiêu như thế nào tuỳ ý. Điều đó theo bác sĩ Tuyến đã làm cho Sơn Ngọc Thành rất cảm động vì tuy nhận tiền của Nam Việt Nam nhưng ông ta vẫn không bị xúc phạm vì lòng tự ái quốc gia của một lãnh tụ.

Nơi ăn chốn ở và sự di chuyển của Sơn Ngọc Thành hoàn toàn bí mật. Cơ quan CIA của Mỹ cũng biết nhưng không có một phản ứng nào, vì lẽ tiền của Nam Việt Nam tài trợ cho Sơn Ngọc Thành không thuộc ngân sách ngoại viện. Đầu năm 1960, lực lượng họ Sơn quy tụ khoảng hơn 400 cây súng phân tán trong hai vùng mật khu Châu Đốc và Bình Long. Sĩ quan Nam Việt Nam trực tiếp đảm nhận huấn luyện và làm cố vấn cho lực lượng võ trang này. Tuy họ có tinh thần chiến đấu hoàn toàn gan dạ nhưng lại hoàn toàn thiếu về mọi phương diện nhất là vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong khi đó Hoa Kỳ thì vũ khí đổ đi không hết, nhưng tuyệt nhiên Hoa Kỳ không viện trợ cho lực lượng của Sơn Ngọc Thành lấy một cây súng Garant. Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng chỉ còn cách vơ vét một số khí giới thuộc loại phế thải của Pháp, như MAT 49, MAS 36 để giúp họ Sơn. Nếu nói rằng Mỹ viện trợ vũ khí cho Nam Việt Nam và Nam Việt Nam có toàn quyền sử dụng vũ khí ấy thì không đúng. Cố vấn Mỹ kiểm soát một cách khắt khe nên Phủ Tổng thống không thể dùng một khẩu Garant M1 của Mỹ để tặng họ Sơn. Bởi nhất nhất đều không qua được con mắt dòm ngó của tình báo Mỹ. Về phía Tây, Sơn Ngọc Thành được Thái Lan yểm trợ nhưng bản doanh vẫn là Sài Gòn.

Trên đây cũng tạm đủ nói lên sự mâu thuẫn và bất đồng giữa Việt – Mỹ.

CHỦ TRƯƠNG CỦA HOA KỲ THEO NGÔ ĐÌNH NHU LÀ MỘT SỰ LƯỜNG GẠT XẤU XA

Kể từ năm 1959, theo bác sĩ Trần Kim Tuyến thì ông Ngô Đình Nhu chủ trương quyết hạ cho bằng được Sihanouk, vì nếu không chính Sihanouk sẽ là một mũi dùi đâm cực mạnh ngang hông Việt Nam Cộng hoà. Biên giới Việt – Campuchia nếu còn Sihanouk thì đây sẽ trở thành vùng chiến thuật bất khả xâm phạm của Cộng sản. Đối với Sihanouk, ông Nhu chỉ có hai giải pháp: một là lật nhào ông ta, hai là trở lại ve vãn thân thiện với ông ta. Giải pháp ve vãn thân thiện đã bất thành cho nên miền Nam chỉ còn một cách là đương đầu quyết liệt với Campuchia.

Con đường này lại đi ngược với chủ trương của Mỹ. Kể từ năm 1960 khi chiến cuộc gia tăng và nhất là trận đánh Kiến Phong (tháng 10-1960) giữa lực lượng chính quy của Cộng sản với tiểu đoàn 1 nhảy dù, người Mỹ mới bắt đầu nhận ra sự thật: Campuchia đã trở thành căn cứ đại an toàn của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lực lượng Cộng sản đã xuất phát từ bên kia lãnh thổ Campuchia tiến qua đánh Kiến Phong. Tuy biết sự thật như vậy nhưng Mỹ vẫn giữ chủ trương ve vãn o bế Sihanouk. Không phải tất cả các chiến lược gia Mỹ không hiểu rõ tầm mức quan trọng của lãnh thổ Campuchia đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng lúc ấy Washington vẫn còn chủ trương giới hạn cuộc chiến trong cục bộ miền Nam. Đầu năm 1963, với trận Ấp Bắc tuy không có gì đáng gọi là một trận thua lớn (sự thiệt hại của Việt Nam Cộng hoà được coi là cân bằng) nhưng Hoa Kỳ lại lợi dụng trận đánh này và ồn ào gây áp lực mạnh với Tổng thống Kennedy buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thay đổi chiến thuật. Cũng từ năm 1963 Hilsman nhận định rằng, phải thay đổi thái độ với Sihanouk nghĩa là chấm dứt giai đoạn o bế ve vãn. Trong khi đó thì ông Ngô Đình Nhu lại làm ngược lại, nghĩa là bắt tay với Pháp tìm ở De Gaulle một điểm tựa, ông Nhu cũng đồng thời cũng muốn hâm nóng lại mối bang giao Việt-Campuchia đã nguội lạnh từ lâu. Hoa Kỳ coi chủ trương này như một mối đe doạ cho thế đứng của họ tại bán đảo Đông Dương. Bởi vì Hoa Kỳ muốn đẩy mạnh cuộc chiến, muốn mở rộng địa bàn hoạt động, thì toan tính của ông Nhu lấy Pháp làm thế tựa, tìm ở Campuchia một thái độ trung lập tích cực (nghĩa là trung lập giữa Việt Nam Cộng hoà và Bắc Việt) thì chủ trương ấy tự nói lên tính cách đe doạ nguy hiểm đối với toan tính của Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do khiến người Mỹ nóng lòng muốn thanh toán ngay Ngô Đình Diệm. Ngày 19-7-1963 Nghị sĩ Wayne L. Morse thuộc Uỷ ban Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố. “Việt Nam không đáng nhận được sự hy sinh của một trẻ em Hoa Kỳ”. Ông còn nói rằng, không đồng ý cho một đồng Dollars nào nữa để ủng hộ một chế độ độc tài tàn bạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm; Tại sao như thế?

ĐƯỢC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NGƯỜI CAMPUCHIA NĂM 1959 COI ĐÓ NHƯ MỘT THẮNG LỢI

Trong vụ tranh đấu Phật giáo 1963, Campuchia được ghi nhận là nước công kích chính quyền Ngô Đình Diệm mãnh liệt nhất. Ngay từ tháng 7-1963, khi cuộc tranh đấu của Phật giáo trở nên mãnh liệt thì Sihanouk đã tìm mọi cách vận động khối người Việt gốc Campuchia tham gia cuộc tranh đấu này với chủ ý lật đổ cho kỳ được chế độ Ngô Đình Diệm. Nhưng Sihanouk đã không thành công như ý muốn. Bởi cộng đồng người Việt gốc Campuchia tại miền Tây vốn có cảm tình đặc biệt với cựu Thủ tướng Sơn Ngọc Thành và dĩ nhiên trong hoàn cảnh lúc ấy Sơn Ngọc Thành phải giữ thế trung lập giữa chính quyền Nam Việt Nam và Phật giáo. Nói đến cộng đồng người Việt gốc Campuchia thì không thể nào bỏ qua thế lực của các sư sãi Campuchia. Các vị sư sãi này luôn luôn là các vị thủ lãnh có uy quyền đối với đồng bào họ và đa số lại có cảm tình đặc biệt với Sơn Ngọc Thành. Khi phái đoàn Phật giáo đến yết kiến Tổng thống Diệm vào ngày 15-5 (sau vụ nổ Đài phát thanh Huế ) Hoà thượng Lâm Em đã phát biểu: “Được gặp Tổng thống như thế này tôi thấy tốt đẹp lắm”. Từ đó, tuy có tiếng trong Ủỷ ban Liên phái nhưng Hoà thượng Lâm Em, cũng như cư sĩ Sơn Thái Nguyên vẫn giữ thái độ ôn hoà đối với chính quyền Ngô Đình Diệm nếu không muốn nói là họ vẫn giữ thái độ thân thiện với chính quyền. Nhờ vậy trong suốt cuộc đấu tranh chống Phật giáo năm 1963 người Việt gốc Campuchia tại miền Tây vẫn thụ động. Những tỉnh có nhiều người Việt gốc Campuchia (chiếm đa số) như ở Trà Vinh, Sóc Trăng đều không có một phản ứng đáng ghi nhận. Trong bốn vùng chiến thuật thì vùng bốn nhất là miền Tây kể từ tháng 5 đến ngày 1-11-1963 được coi là yên tĩnh về Phật giáo. Mặc dù Sihanouk có sự hỗ trợ của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam song ông vẫn không sao khích động được cộng đồng người Việt gốc Campuchia để họ đứng lên chống lại Chính phủ Ngô Đình Diệm. Được như vậy là nhờ ảnh hưởng của Sơn Ngọc Thành và uy quyền lớn lao của Hoà thượng Lâm Em, vị thủ lĩnh của các sư sãi Campuchia tại miền Nam. Điều đáng kể là chính quyền Ngô Đình Diệm nắm vững cộng đồng người Việt gốc Campuchia chính là nhờ trục Lâm Em, Sơn Thái Nguyên, Sơn Ngọc Thành. Năm 1950 đã có đề nghị yêu cầu Tổng thống Diệm đặt người Việt gốc Campuchia thành thiểu số (như đồng bào Thượng) các thủ lãnh của họ phản đối. Hoà thượng Lâm Em cũng như sư sãi Campuchia cho rằng như thế là “hạ nhục” người Campuchia. Đề nghị này được huỷ bỏ, các thủ lãnh Campuchia coi đó như một chiến thắng và một ân huệ mà Tổng thống Diệm dành cho họ.

Với chính sách ve vãn Campuchia và nắm vững cộng đồng Campuchia tại miền Tây, Diệm đã dành cho họ nhiều ưu tiên và đó cũng là cách nhằm nâng cao uy tín của Sơn Ngọc Thành và vuốt ve lòng tự ái dân tộc của cộng đồng người Campuchia vốn có nhiều mặc cảm với người Việt. Khi người Campuchia được nhập quốc tịch Việt họ coi như một thành công đáng kể, tức là được đối xử ngang hàng như người Việt. Có điều rất khó hiểu là vào năm 1954 người Campuchia lại muốn trở thành dân tộc thiểu số tại miền Nam. Theo sự tiên liệu thì đây cũng chỉ là một chiến thuật nằm trong sách lược của ngoại bang muốn biến ngườiViệt gốc Campuchia thành dân thiểu số, rồi từ nhãn hiệu thiểu số sẽ dễ dàng bước qua một giai đoạn khác tức là giai đoạn phát động phong trào tự trị của người Campuchia tại miền Tây.

1963 Sihanouk được dịp trả thù. Kể từ năm 1959 Thái tử Sihanouk tìm mọi cách phát triển uy tín và cơ sở mật tại hạ tầng cộng đồng người Việt gốc Campuchia nhưng như trên đã viết uy tín của Thái tử Sihanouk vẫn mờ nhạt trước một Sơn Ngọc Thành và Lâm Em. Vụ tranh đấu Phật giáo năm 1963 là một thất bại lớn của Sihanouk tại miền Tây vì Sihanouk không đạt được âm mưu khuấy động tại miền Tây với danh nghĩa tranh đấu cho 5 nguyện vọng của Phật giáo.

Trong khi đó tại Nonpênh, Sihanouk dùng mọi nỗ lực để yểm trợ tinh thần cho cuộc tranh đấu của phật giáo miền Nam. Báo chí từ phe Campuchia hữu đến phe tả đều nhất loạt lên án chính quyền Ngô Đình Diệm. Điển hình là nhật báo Neak cheat Niyum (tờ báo của Chính phủ) kể từ tháng 5 – 1959 cho đến 2 – 1963 nhật báo này mở cả một chiến dịch tấn công chính quyền Ngô Đình Diệm về vụ gọi là “kỳ thị và tàn sát Phật giáo”. Ngôi chùa Onnalum, một ngôi chùa lớn mới được xây cất tại Nonpênh đã trở thành trung tâm tranh đấu của Phật Giáo tại Campuchia. Trong buổi lễ khánh thành ngôi chùa này vào đầu tháng 6-63, Thái tử Sihanouk đã tuyên bố những lời nảy lửa lên án Chính phủ Ngô Đình Diệm: “Chính phủ Diệm sau khi tàn sát nhiều sư sãi và Phật tử Campuchia tại miền Nam nay lại ngược đãi và tàn sát cả đồng bào họ theo Phật giáo”. Ngày 9-6-63 Chính phủ Campuchia tổ chức một cuộc mít tinh tại chùa Onnalum để gọi là biểu dương tinh thần đoàn kết với Phật tử miền Nam để phản kháng chính quyền Ngô Đình Diệm về sự đàn áp Phật giáo. Hội Việt kiều Phật giáo do ông Trần Văn Được làm Chủ tịch cũng được Chính phủ Campuchia dành mọi sự dễ dãi trong công cuộc vận động Việt kiều chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 16-6-1963 Chính phủ Campuchia lại cho phép hội này được tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ trước toà Đại diện Việt Nam Cộng hoà tại Nonpênh để lên án chính quyền Ngô Đình Diệm và đế quốc đàn áp Phật giáo Việt Nam. Trước đó 3 ngày tức là ngày 13-6 Campuchia bày tỏ lòng căm phẫn của Chính phủ và nhân dân Campuchia trước các vụ đàn áp đối với người Campuchia tại miền Nam và cũng bày tỏ niềm âu lo trước các biện pháp đàn áp Phật giáo và Phật tử của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Trong văn thư kể trên Chính phủ Campuchia đòi hỏi Chính phủ Việt Nam Cộng hoà phải tôn trọng các nguyên tắc của bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Tổng trưởng Ngoại giao Campuchia đã chính thức mời viên Đại lý toà Đại diện Việt Nam Cộng hoà đến Bộ Ngoại giao và trao cho ông này một văn thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà. Trong văn thư ngày 16-6 Sihanouk tuyên bố hỗ trợ Chính phủ Tích Lan của bà Sikimawo Bandanaike về việc vận động với U-thant, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để đưa vụ Phật giáo Việt Nam ra trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

KHI SIHANOUK TRANH ĐẤU CHO PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA

Đối với Sihanouk thì vụ Phật giáo năm 1963 là một cơ hội ngàn vàng để ông có dịp tố cáo Việt Nam Cộng hoà về một điều giả tạo, nhưng Sihanouk vẫn cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã đàn áp giết hại người Campuchia và các sư sãi Campuchia tại miền Nam.

Sihanouk gắn liền lời tố cáo này với chiêu bài “ủng hộ triệt để cuộc tranh đấu của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam” Sihanouk không ngừng phát động cả một chiến dịch báo chí tấn công và bôi đen chính quyền Ngô Đình Diệm, trong khi đó cộng đồng người Việt gốc Campuchia lại tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt. Nhờ vậy mà Vùng bốn chiến thuật không gặp một khó khăn nào trong vụ tranh đấu, ngoại trừ một vài địa phương như Bến Tre và Mỹ Tho nhưng lại rất không đáng kể. Căn cứ theo tài liệu thì trong suốt thời gian tranh đấu của Phật giáo, Vùng bốn chiến thuật chỉ phải đối phó với áp lực quân sự mạnh mẽ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.

“Miền Tây coi như không có vụ tranh đấu của Phật giáo nếu không theo dõi báo chí và đài VOA và BBC”. Khi nhận được ý kiến của Tổng thống Diệm cũng như Bộ trưởng Bùi Văn Lương, ông đại biểu Nguyễn Văn Vàng cũng đã trình bày rõ ràng như vậy và Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Vùng 4 cũng xác nhận như vậy trong tập hồi ký của ông mới xuất bản gần đây.

Tại Nonpênh ngày 2-11-1963 tức là trong ngày đảo chính và trước cái chết của hai anh em Ngô Đình Diệm Thái tử Sihanouk đã biểu lộ niềm hân hoan chưa từng có. Đêm 2-11 Sihanouk mở tiệc liên hoan trong Hoàng cung. Tờ La dépêche du Cambodge số ra ngày 3 cho rằng, cái chết của Nhu, Diệm đã đem lại cho nhân dân Campuchia một niềm vui mừng vô hạn. Thái tử Sihanouk chính thức tuyên bố. “Ngô Đình Diệm, kẻ thù của nhân dân Campuchia và Phật giáo đã đền tội… đó là ngày hội lớn của lịch sử Đông Dương”. Liên tiếp trong 3 ngày liền, Thái tử Sihanouk mở tiệc liên hoan làm như chính ông ta ra tay hạ được kẻ thù không đội trời chung. Sự thực thì anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm chính là kẻ thù không đội trời chung của Sihanouk.

Sihanouk biết rõ chính quyền Ngô Đình Diệm đã tài trợ và dung dưỡng tổ chức Khmer tự do của Sơn Ngọc Thành, chỉ một điều này đã đủ khiến Sihanouk căm thù chính quyền Ngô Đình Diệm, bởi vì Sơn Ngọc Thành đối với Sihanouk là kẻ thù không đội trời chung. Sihanouk đã dùng đủ cách để hạ sát Sơn Ngọc Thành kể cả âm mưu dùng bàn tay phòng Nhì Pháp và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Nhưng Sihanouk không thể làm gì được họ Sơn bởi chính cái uy tín lớn lao của họ Sơn trong cộng đồng người Campuchia ở miền Nam đã tạo nên bức tường thành bảo vệ Sơn và tổ chức Khmer đỏ tự do.

MỐI THÙ BIÊN GIỚI

Trong chuyến công du tại Việt Nam năm 1957 Thái tử Sihanouk đã đặt vấn đề biên giới Việt-Campuchia với ông Nhu. Kết quả là Sihanouk và ông Nhu đã thoả thuận như thế này “Hai Chính phủ Nam Việt – Campuchia sẽ không đặt vấn đề biên giới như một tiên quyết cho việc thiết lập bang giao Việt – Campuchia. Tuy nhiên hai nước vẫn mặc nhiên công nhận thoả hiệp Dupré-Norodom 1873”. Theo thoả hiệp Dupe-Norodom ký kết giữa Thống đốc Nam kỳ (Đô đốc Dupe) và Campuchia ông Hoàng Norodom thì biên giới ViệtCampuchia được phân định bằng 124 cột trụ kéo dài từ ngã ba biên giới cho đến phía bắc kênh Vĩnh Tế qua sông Tonly tree. Soc Stroc tum, Ban Chrung, Paplan.

Kết quả cuộc hội đàm giữa Sihanouk và Ngô Đình Nhu là Campuchia sẽ không công nhận chính quyền miền Bắc nhưng vì tôn trọng tinh thần Hiệp ước Genève 1945, Campuchia chỉ thiết lập bang giao với Việt Nam trên hàng Đại diện ngoại giao (với cấp bậc đặc sứ).

Ít lâu sau Sihanouk làm ngược lại lời cam kết khi ông ta tính chuyện kết thân với chính quyền Bắc Việt và Trung Cộng.

Sihanouk lại đưa ra hai mục tiêu để gây hấn với chính quyền Ngô Đình Diệm. Trước hết là vấn đề biên giới, Sihanouk lại phủ nhận thoả hiệp Dupré.

Sihanouk thường lên tiếng tố cáo chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm và lấn chiếm lãnh thổ Campuchia, sau nữa Sihanouk lại phủ nhận các nghị định mà các Toàn quyền Đông Dương của Pháp trước đây đã ký ấn định gianh giới các tỉnh Tây Ninh và Prey Veng, Thủ Dầu Một và Kompong Chàm, Châu Đốc…Những năm 1959, 1960, 1961 tại các vùng biên giới Việt – Miên, lính Miên được lệnh nhổ trụ cột cắm sâu vào lãnh thổ Việt Nam cả 6, 7 cây số. Quân đội Việt Nam Cộng hoà lại phải mở cuộc hành quân nhổ cột trụ đem chôn vào vị trí cũ. Cứ mỗi lần như thế Sihanouk lại hô hoán là quân đội Việt Nam Cộng hoà vi phạm biên giới. Vấn đề thứ hai là người Miên tại miền Nam, Sihanouk chống lại việc Việt tịch hoá người Campuchia.

Trên đây chúng tôi trình bày sơ qua về mối cừu hận của Sihanouk đối với chế độ Ngô Đình Diệm và đó cũng là lý do khiến cho Sihanouk vô cùng hân hoan trước cái chết của anh em Tổng thống Diệm. Sihanouk hận thù chính quyền Ngô Đình Diệm vì chính quyền này đã dung dưỡng và hỗ trợ Sơn Ngọc Thành. Một điều khác nữa là đã có một lần chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu lật đổ chế độ Sihanouk vào tháng giêng năm 1959.

Giai đoạn đầu Tổng thống Diệm vẫn giữ vững chủ trương giao hảo tốt đẹp với Sihanouk (1957-1959). Vào cuối năm 1956 Việt – Campuchia đồng ý thiết lập bang giao trên cấp bậc Đặc sứ. Tổng thống Diệm hỏi ý kiến Phó Tổng thống Thơ về việc này và yêu cầu ông chọn một nhân vật giữ chức vụ Đặc sứ Việt Nam đầu tiên tại Campuchia. Tổng thống Diệm đưa ra 3 tiêu chuẩn để ông Thơ dễ dàng lựa chọn 1- Viên Đặc sứ ăn nói phải hoạt bát lanh lẹn và giỏi về Pháp ngữ, 2- Am tường nội tình Campuchia, 3- Có mưu mẹo tháo vát và quen biết nhiều các giới Campuchia Pháp.

Phó Tổng thống Thơ đề bạt người bạn tâm giao của ông – Ngô Trọng Hiếu, lúc ấy đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân khố. Cũng nên ghi thêm là trong suốt 9 năm cầm quyền Tổng thống Diệm rất tin cẩn ôngThơ. Một khi ông Thơ đề bạt ai thì người đó có rất nhiều hy vọng được bổ nhậm. Mặc dầu bổ nhậm một Đặc sứ đáng lý ông Tổng thống phải hỏi ý kiến của ông Bộ trưởng Ngoại giao, nhưng Tổng thống Diệm vẫn có thành kiến là Phó Tổng thống Thơ am tường về miền Nam và nội tình Campuchia. Khi Tổng thống Diệm nói: “Người Cụ Phó giới thiệu”. Câu nói đó có nghĩa là người đó đáng tin cẩn của chế độ. Người duy nhất mà ông Thơ đề bạt giữ chức vụ Đặc sứ tại Campuchia là ông Hiếu (hai người này được coi như đôi bạn cố tri, khi ông Thơ lãnh Tỉnh trưởng Long Xuyên thì ông Hiếu giữ chức Trưởng ty Ngân khố ) Phó Tổng thống Thơ có trình bầy với Tổng thống Diệm là ông Ngô Trọng Hiếu hội đủ những tiêu chuẩn mà Tổng thống Diệm đưa ra. Ông Thơ cũng nhấn mạnh là Ngô Trọng Hiếu nói tiếng Campuchia rất thông thạo từng sống nhiều năm tại Campuchia và là một viên chức của ngành Ngân khố Pháp tại Campuchia. Tổng thống Diệm đồng ý, nhưng sau đó hỏi lại ý kiến ông Nhu thì ông Nhu cho rằng “Tuỳ Tổng thống, cắt cử ai cũng được, ăn thua là chính sách của mình, tôi thấy Ngô Trọng Hiếu cũng được”. Ông Nhu thắc mắc: “Hiếu còn hơn là dân Tây mà?”. Tổng thống Diệm nói một hơi dài như thể biện minh cho ông Hiếu: “Hắn hồi Việt tịch rồi”. Ông Nhu đáp nhát gừng: “Như vậy cũng đuợc rồi”.

Trước khi chính thức bổ nhậm, Ngô Trọng Hiếu phải trải qua một cuộc thi “vấn đáp” mà giám khảo là Tổng thống Diệm. Sau khi hỏi kỹ về tình hình Campuchia Tổng thống Diệm chất vấn Ngô Trọng Hiếu: “Tình hình như vậy thì đối với Campuchia bây giờ ông sẽ tính sao”. Vốn là người nói năng lưu loát ông Hiếu đáp ngay: “Trình cụ, đối với Miên thì tôi có hai điều căn bản, một là dùng tình cảm, hai là mua chuộc hối lộ họ”. Tổng thống Diệm hỏi: “Dùng tình cảm như thế nào”. Ông Hiếu đáp: “Người Miên có nhiều mặc cảm với nguời Việt lắm vậy ta phải dùng mọi cách để thân thiện với họ, đề cao họ để cho họ thấy rằng ta coi họ như bạn bè”. Tổng thống Diệm lại căn vặn:”Lúc nãy ông nói hối lộ vậy hối lộ như thế nào?”. Ông Hiếu đáp: “Thưa cụ xin hãy tuỳ cơ ứng biến, bà mẹ Sihanouk ham được quà biếu lắm”.

Tổng thống Diệm hỏi: “Ông có quen ai ở bên đó không?”. Ngô Trọng Hiếu đáp: “Dạ thưa, quen nhiều, tôi có quen ông hoàng Monireth”. Tổng thống Diệm hỏi tiếp: “ông ta là người như thế nào”. Ông Hiếu đáp: “Theo thứ tự trong hoàng tộc vua Miên thì Hoàng thân Monireth mới là nguười nối ngôi vua Cao Miên chứ không phải Sihanouk”. Tổng thống Diệm lại hỏi: “Ông ta với Sihanouk như thế nào “, ông Hiếu đáp: “Hoàng thân Monireth là cậu ruột của Sihanouk. Thời Pháp Monireth là Trung uý trong Quân đội Lê dương của Pháp, ông ta rất đuợc mẹ Sihanouk tin cẩn”. Tổng thống Diệm hỏi: “Bà ta như thế nào “, ông Hiếu đáp: “Thưa, bà ta nổi tiếng là người tham lam hay nhận hối lộ”. Tổng thống Diệm lại hỏi: “Ông còn quen ai khác nũa không? “, ông Hiếu đáp: “Thưa, còn một vài người bạn thân như Salusary Yan Sambaur”. Tổng thống Diệm gật đầu: “Thôi được ông về lo thu xếp rồi sang bên đó giúp tôi”. Tổng thống Diệm thắc mắc: “Ông sang bên đó ai có thể thay ông làm Tổng Giám Đốc Ngân Khố? ” ông Hiếu đáp: “Nhân viên cao cấp của ngành ngân khố hiện nay hầu hết còn giữ Pháp tịch vậy xin trình Tổng thống cho Trần Văn Minh tạm thời thay quyền Tổng giám đốc Ngân khố”. Tổng thống Diệm nói vắn tắt: “Thôi được, ông sang bên đó cố gắng làm sao cho tốt đẹp”.

Trước khi ra về ông Hiếu được Tổng thống Diệm chỉ thị thêm: “Mình phải tạo được thế liên minh với Miên, Lào thì hai nước ấy cùng một khối với mình thì mình sẽ đủ sức chống Cộng sản”.

NGÔ ĐÌNH NHU VÀ VỤ ĐẢO CHÍNH HỤT CỦA DAP CHOUN

Khi toà Đại diện Việt Nam Cộng hoà được thiết lập chính thức mở đầu cho quan hệ bang giao tốt đẹp giữa Việt – Campuchia thì Pháp cũng như chính quyền Hà Nội bắt đầu lo ngại. Toà Đại diện Việt Nam Cộng hoà đã thành công qua giai đoạn “thân thiện và mua chuộc”, theo đúng chỉ thị của Tổng thống Diệm “Tốn phí thế nào cũng được miễn sao mua chuộc được Miên”, rồi lần về Sài Gòn, Ngô Trọng Hiếu mua sắm đủ thứ của ngon vật lạ để đưa sang Nonpênh “hối lộ” Hoàng hậu Kossmack. Bà ta cũng như Hoàng thân Monireth đều có cảm tình tốt đẹp với người Việt.

Từng giỏ soài, cam, ổi xá lị của ông Hiếu dâng tặng Hoàng hậu Kossamack đã có tác dụng ngay. Sihanouk qua ảnh hưởng của người mẹ đã có một thái độ tốt đẹp và cởi mở đối với chính quyền Sài Gòn. Toà Đại diện Việt Nam Cộng hoà sử dụng phương thuật “phóng tài hoá thu nhân tâm” nên không những hối lộ quà cáp với Hoàng hậu Kossamack mà còn mua chuộc các giới chức cao cấp Campuchia cũng như Hoàng thân Moniret bằng cách biếu quà, tổ chức tiệc tùng săn bắn…Nhờ vậy, Ngô Trọng Hiếu móc nối được tướng Dap Choun mệnh danh là phó vương Campuchia, một mình ông ta thống lãnh cả vùng Xiêm Riệp miền Tây Campuchia.

Giữa năm 1958, Sihanouk thay đổi chính sách ngoại giao…việc đầu tiên là Sihanouk chấp thuận cho Trung cộng đặt tại Nonpênh một đại diện thương mại. Đồng thời Sihanouk cũng tìm cách mở rộng bang giao với khối Cộng và bắt tay với chính quyền Hà Nội. Cuối năm 1958, Sihanouk thiên hẳn về khối Cộng.

Sự thực Sihanouk chủ tâm gây hấn về vấn đề biên giới Việt – Campuchia, về việc Việt tịch hoá người Campuchia cũng như đòi lại mấy tỉnh miền Tây chẳng qua chỉ là một chiến thuật gây rối và tạo áp lực trước hết để chính quyền Ngô Đình Diệm không tạo được cơ hội gây rối nội bộ Miên, sau nữa là nhắm đến việc sửa soạn đón tiếp “ông bạn” Bắc Việt. Sihanouk đã từng tuyên bố “cộng sản Bắc Việt và Việt Nam Cộng hoà đều nguy hiểm như nhau” nhưng Bắc Việt là mối nguy hiểm còn ở đằng xa – Việt Nam Cộng hoà mới là mối nguy hiểm trực tiếp với Campuchia.

Rõ rệt nhất là Việt Nam Cộng hoà tài trợ và dung túng tổ chức Khmer tự do của Sơn Ngọc Thành, họ Sơn là một ám ảnh lớn đối với Sihanouk, đó cũng là mối thù của Sihanouk đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng không có mối thù nào lớn cho bằng vụ Dap Choun đã gây nên mối cừu hận giữa Sihanouk và chính quyền Ngô Đình Diệm. Đó cũng là lý do cho ta thấy tại sao liên tiếp trong 3 ngày đảo chính 1-11-1963 Sihanouk đã tổ chức liên hoan như đại hội hoa đăng để ăn mừng Diệm, Nhu bị thảm sát.

TƯỚNG DAP CHOUN VÀ 100 KILO VÀNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Vụ Dap Choun diễn tiến như thế nào? Ông Đặc sứ Ngô Trọng Hiếu trở về Sài Gòn trong chiều hướng mới của Sihanouk đối với Cộng sản Bắc Việt và Campuchia với chiều hướng này sẽ là mối đe doạ lớn cho Việt Nam Cộng hoà. Ông Ngô Đình Nhu chỉ thị nếu không kéo được Sihanouk về phe mình và nếu Sihanouk trung lập thân cộng thì chỉ còn cách mưu đồ hạ bệ ông ta. Ông Ngô Trọng Hiếu đề nghị nên làm một “cú” đảo chính Sihanouk. Về đề nghị này, Tổng thống Diệm hỏi: “Ai có thể làm được?”. Ngô Trọng Hiếu đáp: “Trình cụ Tướng Dap Choun có thể làm được “. Tổng thống Diệm lại hỏi ông Hiếu: “Vai trò của Dap Choun hiện nay ra sao?”.

Ông Hiếu trình bày: “Tướng Dap Choun nắm hết quyền bính tại miền Tây Campuchia, lực lượng phòng vệ tại Hoàng cung Nonpênh đều là tay chân của Dap Choun ” Tổng thống Diệm đồng ý:” Ông cứ làm đi, liên lạc với Dap Choun xem sao”.

Trở lại Campuchia, ông Ngô Trọng Hiếu bắt liên lạc ngay với tướng Dap Choun. Trong một chuyến đi săn tại khu rừng phía Bắc Xiêm Riệt, ông Hiếu đi với Dap Choun và tìm lời ngỏ ý… Tướng Dap Choun đang có chuyện bất mãn với Sihanouk và cho rằng Sihanouk chưa đủ trưởng thành để lãnh đạo. Dap Choun thuộc phe quân phiệt cực hữu Campuchia và ông ta chống lại chủ trương trung lập thân Cộng của Sihanouk. Dap Choun lại có cô vợ bé người Việt mà ông ta đang sủng ái, chính người vợ bé này đã giúp Toà Đại diện Việt Nam Cộng hoà trong nhiệm vụ giao liên để thuyết phục Dap Choun.

Sau nhiều lần gặp gỡ và thảo luận, Tướng Dap Choun đã đồng ý với Đặc sứ Ngô Trọng Hiếu về kế hoạch đánh chiếm Campuchia và lật đổ Sihanouk.

Tướng Dap Choun ngỏ ý, ông cần một số dollars hoặc vàng để làm phương tiện dưỡng quân trong vòng hai tháng. Điều kiện này không có gì quá khó khăn và ông Ngô Trọng Hiếu trở về Sài Gòn trình với Tổng thống Diệm và ông Nhu. Tổng thống Diệm nói đơn giản:

“Nếu thấy làm được thì cứ làm, tổn phí cũng phải ráng chịu cho nó xong việc”.

Ông Nhu cho mời bác sĩ Tuyến vào phòng để thảo luận cho kỹ lưỡng cân nhắc lợi hại trước khi bắt tay hành động. Kế hoạch này tuyệt đối bí mật không một nhân vật cao cấp nào được biết rõ ngoại trừ Phó Tổng thống Thơ, ông Nhu, ông Tuyến và ông Hiếu. Vấn đề khó khăn nhất là tìm đâu ra 100 kilo vàng để tài trợ cho Dap Choun? Điều này Tổng thống Diệm trao cho Phó Tổng thống Thơ giải quyết vì ông Thơ còn là Bộ trưởng Kinh tế, nếu rút 100 kilo vàng trong số trừ kim ngân khố sẽ không ai để ý, nghi ngờ và sau đó sẽ tìm cách giải quyết. Phó Tổng thống Thơ đã góp công đắc lực trong vụ này.

Một trăm kilo vàng được đóng vào thùng, niêm phong cẩn mật và tự tay ông Hiếu lái xe đưa lên Nonpênh, rồi từ đây ông Hiếu dùng xe hơi chở lên tận Xiêm Riệt trao tận tay cho tướng Dap Choun. Trong khi đó thì Phủ Tổng thống cũng gửi lên Xiêm Riệt hai chuyên viên. Hai chuyên viên này đáp máy bay AIR Việt Nam lên thẳng Xiêm Riệt qua lộ trình Sài Gòn – Nonpênh. Hai chuyên viên này không biết mặt ông Hiếu và cũng không rõ Chính phủ Việt Nam toan tính gì.

Hai chuyên viên vô tuyến ăn ở ngay trong dinh Thống đốc tỉnh Xiêm Riệt. Tại đây, đặt một điện đài liên lạc thẳng với Sài Gòn và Toà đại diện Việt Nam. Đặc sứ Ngô Trọng Hiếu vẫn tiếp tục liên lạc bí mật với tướng Dap Choun và người em của tướng Dap Choun cũng là dân biểu Quốc hội Tưởng Dap Choun khi nhận được 100 ki lo vàng đã đánh một văn điện cảm ơn Tổng thống Ngô Đình Diệm và cho biết ông đã nhận được quà biếu. Từ đầu tháng 1-1959 hàng ngày cứ lúc 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 9 giờ đêm, điện đài vô tuyến từ dinh Dap Choun vẫn gửi tin tức đều đặn về cơ quan tình báo Phủ Tổng thống. Phía Dap Choun cũng đã sửa soạn kế hoạch tiến đánh Nonpênh. Lần gặp gỡ cuối cùng giữa Dap Choun và Ngô Trọng Hiếu nhằm ngày 10-1-1959. Dap Choun cho ông rõ là công việc mưu đồ đang tốt đẹp và hai bên ấn định ngày H sẽ ra tay.

Tại Sài Gòn, ông Nhu cũng như bác sĩ Tuyến chỉ còn thảo luận về việc đem Sơn Ngọc Thành trở lại Nonpênh. Một khi cuộc đảo chính bùng nổ thì lực lượng Quân khu V và Quân khu II sẽ động binh tiến về biên giới giúp Dap Choun nắm khu vực miền Đông và Đông bắc Campuchia. Sơn Ngọc Thành lại qua liên lạc với chính quyền Thái Lan để hỗ trợ ông ta về phía Tây. Cũng vì Sơn Ngọc Thành qua Thái Lan nên ngày H phải trở lại và đó cũng là nguyên nhân làm cho âm mưu bị bại lộ.

HAI ĐIỆP VIÊN VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ XỬ TỬ

Nếu ngày H theo đúng kế hoạch và thời hạn ấn định thì Sihanouk không kịp trở tay. Như trên đã viết sở dĩ phải lùi lại thêm 10 ngày nữa chỉ vì còn chờ đợi cho Sơn Ngọc Thành đi tiếp xúc với nhà cầm quyền Thái Lan. Trong thời gian này. Có lẽ tướng Dap Choun sơ hở và quá chủ quan cho nên âm mưu đảo chính lọt đến tai toà đại sứ Pháp. Dĩ nhiên là Pháp phải cấp báo cho Sihanouk.

12 giờ đêm ngày 21, đại sứ Pháp cùng đại sứ Nga vào Hoàng cung gặp Sihanouk và tiết lộ âm mưu đảo chính của Dap Choun. Hai giờ sau, Sihanouk cho lệnh động binh trao cho tướng Lon Non thống lãnh lực lượng Dù mở cuộc tấn công chớp nhoáng thành phố Xiêm Riệt, 6 giờ sáng tướng Dap Choun còn đang ngủ, quân của tướng Lon Non đã tràn ngập thành phố Xiêm Riệp. Dap Choun không kịp trở tay, ông ta cải trang và đã trốn thoát.

Quân của Lon Non chiếm dinh Thống đốc Xiêm Riệt và bắt được đầy đủ tang vật gồm 100 ki lo vàng, hai chuyên viên Việt Nam và đài vô tuyến cùng một số vũ khí. Khi quân của tướng Lon Non tiến về Xiêm Riệt, toà đại sứ Việt Nam biết rõ nhưng đành bó tay vì không còn một phương cách nào cấp báo cho Dap Choun.

Tại Sài gòn theo thông lệ 7 giờ mỗi sáng đều nhận được tín hiệu từ dinh Dap Choun nhưng suốt buổi sáng hôm đó bặt tin. Cơ quan tình báo Phủ Tổng thống đã linh cảm thấy nguy cơ…âm mưu lật đổ Sihanouk chắc là bất thành.

Ngày hôm sau, Thái tử Sihanouk mời tất cả ngoại giao đoàn lên Xiêm Riệt xem chiến lợi phẩm trong đó có Ngô Trọng Hiếu. Ông Hiếu ở thế tiến thoái lưỡng nan, nhưng cuối cùng vẫn quyết định đi theo phái đoàn Ngoại giao cùng với toàn thể nội các Campuchia. Ngôi sao Lon Non bắt đầu rực sáng. Đó là thành tích huy hoàng của ông đối với Thái tử Sihanouk. Từ thành tích này, tướng Lon Non trở nên một cận thần có thế lực nhất sau Sihanouk.

Tại dinh Thống đốc Xiêm Riệt, Sihanouk vênh vang đắc thắng nhưng không ngớt lời thoá mạ “kẻ thù dân tộc Khmer” mà Sihanouk không nêu đích danh Việt Nam Cộng hoà nhưng ám chỉ bằng những danh từ “tay sai đế quốc…”. Sihanouk trình bày tất cả bằng chứng 100 ki lo vàng và hai điệp viên Việt Nam Cộng hoà cùng Điện đài. Sihanouk quay về phía Ngô Trọng Hiếu và hỏi: “Thưa ngài Đại diện. Ngài nghĩ thế nào về nhũng bằng chúng rõ rệt này”. Ông Hiếu cố làm vẻ thản nhiên đáp: “Thưa Thái tử Quốc trưởng chúng tôi đến đây để nghe ngài trình bày nên không có gì để trả lời cả”.

Ngoại giao đoàn im phăng phắc…Thái tử Sihanouk không biết nói sao nhưng bằng chứng thật rõ rệt, 100 ki lo vàng còn giữ nguyên dấu hiệu của ngân khố Việt Nam Cộng hoà. Hai chuyên viên vô tuyến là người Việt, lại mang theo giấy thông hành Việt Nam Cộng hoà.

Tuy vậy Sihanouk vẫn không lên án đích danh Việt Nam Cộng hoà mặc dù ông ta đã biết rõ tường tận từ bằng chứng cụ thể đến âm mưu kế hoạch. Khi Ngô Trọng Hiếu và Ngoại giao đoàn được mời đến quan sát hai chuyên viên vô tuyến người Việt (bị trói chặt tay) ông Hiếu đưa tay tát yêu trên má họ và mỉm cười không nói một lời nào. Hai chuyên viên này cũng không biết ông là Đặc sứ của Việt Nam. Ít lâu sau họ bị kết án tử hình và hành quyết ngay.

Riêng tướng Dap Choun trốn thoát vào rừng, nhưng ông ta vốn nghiện thuốc phiện và ôm cả thuốc nằm gục dưới một gốc cây. Lực lượng Dù của tướng Lon Non bắt gặp và hạ sát Dap Choun tại chỗ.

Tại Sài Gòn, Tổng thống Diệm cũng như ông Nhu đều phập phồng lo âu cho sứ mạng của Đặc sứ Hiếu, vì biết đâu Sihanouk có thể làm càn. Nhưng trái lại Sihanouk chỉ yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà triệu hồi Ngô Trọng Hiếu.

Linh mục François từ Nonpênh qua vào cuối tháng 7-1963. Trước khi đặt chân lên thủ đô miền Nam, Linh mục có cảm tưởng Sài Gòn đang là một hoả ngục thiêu đốt hàng ngàn sư sãi và Phật tử. Sở dĩ có cảm tưởng như vậy vì thông qua báo chí phương Tây và nhất là những lời đồn đại và dư luận báo chí tại Nonpênh. Linh mục tuy vẫn tin tưởng nơi cá nhân Tổng thống Diệm, nhưng Linh mục cảm thấy ghê tởm những trại tù lộ thiên “giam hàng ngàn Phật tử bỏ đói, phơi nắng và bị tra tấn rất dã man họ”. Trong cuộc gặp gỡ Linh mục Francois và Thủ tướng (hoàng thân Norodom Kantol) chính Thủ tướng Kantol đã nói như vậy. Nhưng sự thật có như vậy không? Linh mục Francois lưu ngụ tại Sài Gòn hai tuần lễ và tìm mọi cách để điều tra xem chính quyền Ngô Đình Diệm đã đàn áp Phật giáo đến mức độ nào?

Trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Kantol ông ta có nói với Linh mục:

– Thái tử Quốc trưởng và Chính phủ Campuchia rất lo ngại cho số phận của hàng trăm ngàn Phật tử Campuchia thuộc giáo phái Theravada nếu chính quyền Ngô Đình Diệm không ngừng đàn áp Phật tử thì các nước Phật giáo Á Châu sẽ có một thái độ quyết liệt và có thể tiến đến một hành động, chúng tôi sợ rằng lúc ấy sẽ bất lợi cho tín đồ Thiên Chúa giáo Á châu.

Linh mục đáp: “Chúng tôi rất hổ thẹn có một tín hữu dùng quyền bính Tổng thống mà đàn áp ngược đãi đồng bào Phật tử của ông ta như vậy. Nếu cử như lời Thủ tướng nói thì sự đàn áp này có thật. Chắc chắn Giáo hội Thiên Chúa giáo tại miền Nam sẽ có thái độ”.

Thủ tướng Kantol nói: “Cuộc biểu tình ngày 17 vừa qua (17-7) của hàng trăm ngàn Phật tử tại Sài Gòn chính quyền Thiên Chúa giáo thẳng tay đàn áp. Hiện nay có hàng ngàn sư sãi đang bị giam giữ, một số bị thủ tiêu”.

Linh mục François lắc đầu: “ Tôi không biết phải thưa chuyện với Thủ tướng như thế nào. Nhưng nếu Thủ tướng nói là chính quyền Thiên Chúa giáo thì hoàn toàn là không đúng. Tôi nghĩ chỉ có chính quyền Miền Nam do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Giáo hội Thiên Chúa giáo không liên hệ gì đến công việc của chính quyền”

Có lẽ Thủ tướng Kantol cũng biết mình lỡ lời nên mỉm cười, nói: “Xin lỗi cha đó chỉ là cách nói của tôi theo dư luận báo chí. Tuy nhiên Giáo hội Thiên Chúa giáo cũng có trách nhiệm, nhất là vụ “bắn giết” phật tử lại xảy ra ngay nơi mà nguời anh của ông Diệm làm Tổng giám mục và điều khiển chính quyền”.

Linh mục Franiçois: “Tôi có đến thăm giáo khu Huế một vài lần, tôi có thể cả quyết với Thủ tướng là Tổng giám mục Ngô Đình Thục không có một quyền hạn đối với chính quyền do nguời em ông lãnh đạo. Dù nếu có thì Giáo hội cũng không cho phép Tổng giám mục Ngô Đình Thục được làm như vậy”

Thủ tướng Kantol có vẻ không tin lời cha Francois. Ông ta dẫn chứng qua một vài bài báo của Mỹ và khẳng định rằng “Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang chia sẻ một phần lớn quyền hành của ông em và theo chỗ tôi được biết thì Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang chỉ huy chiến dịch đàn áp Phật giáo”

Thủ tướng Kantol dịp này cũng tiết lộ là ông mới gặp một Đại diện cao cấp của Chính phủ Hà Nội. Đại diện này đã trao tất cả tài liệu (?) về chiến dịch đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm và đặc biệt về tài liệu “bắn giết giam cầm” hàng ngàn Phật tử tại miền Trung do Đức Tổng giám mục Ngô Đình Thục chỉ huy. Linh mục François hỏi thẳng Kantol: “Ngài Thủ tướng, có thể tin vào tài liệu của chính quyền Cộng sản miền Bắc?” Kantol đáp: “Thưa cha ít nhất thì tài liệu đó cũng giúp Chính phủ Campuchia tìm hiểu được sư thật”.

Bước chân xuống phi trường Tân Sơn Nhứt, Cha François vẫn còn bí ám ảnh…về những vụ thủ tiêu giam cầm đàn áp. Có đúng như vậy không? Cha François vẫn tin tuyệt đối nơi cá nhân thánh thiện của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng cha cũng bắt đầu nghi ngờ… Cha François bỗng nhớ lại những trang sử đẫm máu của cuộc bách đạo Thiên Chúa giáo dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức. Có lẽ vào giữa năm 63 lại tái diễn một cuộc bách đạo như vậy mà nạn nhân lại là sư sãi và Phật tử?

Những ngày đầu ở Sài Gòn Linh mục François thấy thành phố không có gì thay đổi nhiều. Tuy nhiên ở đâu đâu cũng âm ỉ như một lò than hồng. Việc đầu tiên là cha đến xin yết kiến Đức Khâm sứ Toà Thánh. Đức Khâm sứ cũng đang sửa soạn về La Mã. Dịp này Đức Khâm sứ sẽ tường trình với Toà thánh La Mã về cuộc tranh đấu của Phật giáo cùng thái độ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Gặp Cha François, Đức Khâm sứ tỏ vẻ thất vọng và nói: “Tình hình rất nguy ngập, nếu Tổng thống Diệm không cải tiến thì chắc hẳn chế ñoä của ông ta sẽ sụp đổ”.

Cha François hỏi: “Thưa Đức Khâm sứ ngài có thể dùng uy tín để thuyết phục Tổng thống Diệm không? Con thấy dư luận các nước Á châu không nhũng bất lợi cho chính quyền ông Diệm mà bất lợi cho cả Giáo hội Việt Nam”.

Đức Khâm sứ phác một cử chỉ lạnh lùng đáp:”Làm thế nào được? Dù là Tổng thống của một nước dân chủ nhưng con người ông Diệm vẫn là vị Hoàng đế của nước Việt Nam thời xa xưa”.

Cha François hỏi: “Lúc này Đức Khâm sử có hay gặp Đức Tổng giám mục Ngô Đình Thục không? Con tin rằng đức cha Ngô Đình Thục sẽ tuân theo lời khuyến cáo của đức cha! ”

Đức Khâm sứ đáp: “Đã lâu tôi không gặp Ngài. Theo Linh mục Cao Văn Luận cho tôi biết thì ngài cũng có một phần trách nhiệm về “vụ biến cố này! ”

Cha François hỏi: “Vậy thì lời tố cáo của phía Phật Giáo cũng không phải là sai?”.

Đức Khâm sứ đáp: “Không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Tôi nói là đức cha Ngô Đình Thục phải chịu một phần trách nhiệm. Đây chỉ là trách nhiệm tinh thần đối với lương tâm Công giáo”.

Cha François hỏi: “Thưa Đức Khâm sứ có thực là chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo như báo chí ngoại quốc tường thuật không? ”

Đức Khâm sứ im lặng một lát rồi khẳng định: “Đây chỉ là lối phiên dịch thổi phồng quá đáng. Cha đã từng sống ở Việt Nam chắc Cha hiểu rõ họ hơn tôi. Trí tưởng tượng của họ ghê gớm lắm, tôi tin rằng chắc cũng có những vụ bắt bớ giam cầm đánh đập Phật tử, nhưng làm gì đến độ ghê gớm như sự tường thuật của báo chí”.

Đức Khâm sứ kể: “Mới đây có một giáo dân đến thăm tôi. Ông là một nhân vật cao cấp trong Chính phủ, ông ta quả quyết có bàn tay của người Mỹ, dàn cảnh trong vụ biểu tình của Phật tử ngày 17-7 vừa qua, ông ta nói có một bác sĩ bên Phật giáo đã chế tạo cả mấy chục ngàn lọ thuốc mê (chloroforme) trao cho các nhà sư trẻ và Phật tử để khi biểu tình mà xô xát với cảnh sát thì đưa thuốc lên mũi ngửi lúc ấy thuốc mê sẽ làm họ lảo đảo rồi ngã quỵ rồi lúc ấy phóng viên ngoại quốc sẽ quay phim chụp hình. Nhân vật này cũng cho biết sau cuộc biểu tình ngày 17-7 cảnh sát đã tịch thu được cả hàng chục chai thuốc mê như vậy. Ông ta cũng tiết lộ với tôi là truyền đơn của phía tranh đấu được quay ronéo bằng những loại giấy mà chỉ có cơ quan USAID (1) mới có. Đó là thứ giấy tốt đặc biệt”.

Cha François lại hỏi: “Thưa Đức Khâm sứ ngài có nghĩ rằng đã có bàn tay Cộng sản trong phong trào tranh đấu Phật giáo hay không? ”

Đức Khâm sứ ngần ngại rồi đáp: ‘Đây là một vấn đề quá tế nhị, cho đến bây giờ chưa có một dữ kiện nào khiến chúng ta có thể nghi ngờ như vậy”.

Cha François nói: “Tại sao Tổng thống Diệm lại có thể hành động thiếu khôn ngoan khi ông ta lệnh cấm treo cờ Phật giáo?”

Đức Khâm sứ đáp: “Có nhiều nguyên nhân sâu xa lắm, lệnh cấm treo cờ của ông Diệm đâu có phải chỉ dành riêng cho Phật giáo mà quy định cho cả Giáo hội Công giáo nữa. Cha phải hiểu rằng ông Diệm là một nhà quốc gia cực đoan. Ông ấy coi Tổ quốc trên Giáo hội, chứ không phải Giáo hội trên Tổ quốc”.

Cha François nói: “Con vẫn tin Tổng thống Diệm là một người hoàn toàn thánh thiện”. ĐứcKhâm sử gật đầu đáp:”Đúng, ông ấy là một giáo dân có một đời sống rất thánh thiện. Nhưng ông ấy không phải là một giáo dân thức thời”.

Cha François hỏi: “Con nghe nói một số linh mục và giáo dân đang tham gia phong trào tranh đấu Phật giáo”.

Đức Khâm sứ đáp: “Đúng, tôi có nghe nói như vậy, một số linh mục có đến hỏi ý kiến của tôi như thế nào khi họ có thái độ thân thiện và hỗ trợ Phật giáo thì tôi trả lời các ngài hãy cứ làm theo lương tâm các ngài”.


1. Tình báo Mỹ. 

 

Chương 11: Con số 80% sự thực hay là huyền thoại

Cha François trong cuộc gặp gỡ Đức Khâm sứ cũng không được thoả mãn lắm. Đức Khâm sứ tỏ ra thiếu thiện cảm với chính quyền Ngô Đình Diệm và ngài bị ảnh hưởng sâu xa bởi những dư luận dồn đại về đời sống của bà Nhu cũng như quyền bính của ông Nhu và đức cha Ngô Đình Thục. Khi Cha François sắp cáo từ ra về thì một giáo sư đại học và một Linh mục trẻ cũng vừa đến xin thăm Đức Khâm sứ. Ngài bảo Cha François: “Cha có thể ngồi lại đây… nếu Cha muốn biết rõ tình hình Việt Nam như thế nào thì hai ông khách này có thể giúp Cha nhiều tài liệu xác thực”.

Lúc đầu hai vị khách còn dè dặt nhưng sau hai ông bắt đầu nổ máy, công kích chính quyền hết sức mãnh liệt. Cha hỏi: “Tôi vẫn nghĩ rằng chính quyền này có thực thi dân chủ và thực hiện nhiều công việc lớn lao cho Chính phủ”.

Vị Linh mục trẻ: “Thưa cha chúng tôi chưa thấy dân chủ ở đâu cả, Quốc hội là Quốc hội bù nhìn, toàn thứ nghị gật do được chỉ định. Quyền hành đều nằm gọn trong tay Tổng thống hay đúng ra là ở trong tay ông bà Nhu”.

Vị giáo sư đại học: “Thưa Đức Khâm sứ và Cha, tình hình đến lúc nghiêm trọng lắm rồi. Thiết tưởng Giáo hội không thể đứng ngoài vòng Giáo hội phải lên tiếng”. Đức Khâm sứ mỉm cười: “Ông bảo Giáo hội phải lên tiếng như thế nào? Giáo hội không đứng ngoài vòng thì Giáo hội phải làm sao bây giờ?”.

Nếu không có vụ tranh chấp năm 1963 và nói một cách chung thì Phật giáo chưa có một xích mích nào đáng kể đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. (Ngoại trừ những xích mích có tính cách địa phương xảy ra tại Bình Định, vào những năm 1960-1961). Trước năm 1963 Phật giáo Việt Nam chỉ là một tập thể bao gồm những cục bộ riêng rẽ. Mà những cục bộ này cũng không được tổ chức chu đáo. Tuy vậy Phật giáo Nam Việt cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sắc thái địa phương, bối cảnh dịa dư và nhân sự. Do đó, Phật giáo đã thể hiện rõ rệt qua ba “sắc thái sinh hoạt”: Phật giáo miền Nam, Phật giáo miền Trung và Phật giáo di cư. Phật giáo miền Nam gồm hội Phật học Nam Việt (Cư sĩ Mai Thọ Truyền và chùa Xá Lợi), Giáo hội tăng gia Việt Nam (Thượng toạ Thích Thiện Hoa chùa Ấn Quang), Phật giáo nguyên thuỷ (nhóm Tiểu thừa chùa Kỳ Viên) và một số hội đoàn lẻ tẻ khác. Phật giáo Campuchia di cư ước độ 200.000 người nhưng không tạo thành một cộng đồng. Phật tử di cư với tư cách cá nhân và bằng phương tiện cá nhân, trong số 200.000 người có khoảng 50.000 người sống rải rác ở các trại định cư. Khoảng 50.000 người sinh sống ở các thị xã. Còn lại 100.000 tín đồ quy tụ tại Sài Gòn. Phật giáo di cư tại Đô thành có thể chia thành hai nhóm, nhóm thuộc chùa Phổ Quang và Nghĩa trang Bắc Việt (Thượng toạ Thích Trí Dũng). Nhóm đa số thuộc chùa Từ Quang (Thượng toạ Thích Tâm Châu).

Riêng Phật giáo miền Trung được coi là một cộng đồng có tổ chức và sinh hoạt từ cấp khuôn hội cho đến trung ương (từ chùa Từ Đàm). Theo thống kê trước năm 1963 Phật giáo (miền Trung )có vào khoảng 400.000 người với một tổ chức thanh niên và hướng đạo Phật tử đáng kể. Sau 1963 cũng theo thống kê thì số Phật giáo miền Trung lên tới 800.000 người.

Tổng Hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ. Trên thực tế, Phật giáo miền Trung mới là chủ lực của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Hoà thượng Thích Tịnh Khiết là một bậc cao tăng nổi tiếng về đức độ của con người xuất thế tu đạo. Nhưng tước vị Hội chủ chỉ là một danh nghĩa tiêu biểu cho tinh thần thống nhất cao. Quyền hành của Tổng hội Phật giáo Việt Nam vẫn do các Vị Thượng toạ Trí Quang và Thiện Minh, xa hơn nữa là các thượng toạ Trí Thủ và Đôn Hậu cùng một số thượng toạ, Đại đức thuộc khuynh hướng dấn thân tích cực.

Phật giáo miền Nam trước, sau năm 1963 luôn giữ thái độ xuất thế không thân chính quyền Ngô Đình Diệm mà cũng không chống và cũng không hề biểu lộ một thái độ nào có màu sắc chính trị và thời thế.

Cư sĩ Chánh trí Mai Thọ Truyền không có một quan hệ nào đối với chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng giữa ông và Phó Tổng thống Thơ lại có nhiều mối tương thân giao hữu.

Ngược lại, Tổng hội Phật giáo miền Trung lại được coi như thân thiện và có những tương giao tốt đẹp với chính quyền Ngô Đình Diệm qua ông Ngô Đình Cẩn, chính ông Cẩn vẫn tự hào và lớn tiếng kể công với các anh là ông đã nắm được Phật giáo miền Trung.

Ông Cẩn thường coi thành tích này như một điều để “bắt bí” mấy ông anh. Bất cứ một hội nghị Phật giáo nào tại ngoại quốc, các Thượng toạ miền Trung phải được ưu tiên. Do đó cũng làm cho giới chức tại Sài Gòn gặp nhiều cảnh “tréo cẳng ngỗng”. Theo Lương Khải Minh, vào khoảng năm 1960…Tổng thống Diệm đã chấp thuận một danh sách gồm mấy Thượng toạ và Cư sĩ đi tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới. Các vị này đã được thông báo để sửa soạn làm giấy thông hành, bỗng nhiên ông Cẩn cho người đem vào Sài Gòn một danh sách mới và đòi cho bằng được phải để cho mấy vị Thượng toạ miền Trung tham dự và nắm chức trưởng phái đoàn.

Ông Cẩn lấy cớ rằng: “Tổng hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ và trụ sở đặt tại Huế thì Huế mới là trung ương Tổng hội”. Do đó, một Thượng toạ ở Huế phải làm trưởng phái đoàn.

Sự việc này quả khó giải quyết cho nên lại phải trình bày lên ông Diệm. Ông Tổng thống đáp: “Ai đi cũng vậy. Tôi nghe nói mấy ông Thượng toạ này tốt lắm. Chắc là ông cậu ngoại nớ đã biết họ rõ”. Có lẽ bắt nguồn từ những việc này nên Phật giáo Sài Gòn vẫn rì rầm là chính quyền không hiểu sao đã ưu đãi các thầy ở Huế. Nhiều kẻ đa nghi lại rỉ tai nhau: “Thày ấy…là người thân của ông Cẩn mà”.

Đại uý Bằng, sĩ quan hầu cận của Tổng thống Diệm cũng xác nhận rằng: “Không hiểu một lý do gì mà ông Cẩn lại quá ư ưu đãi và trọng vọng mấy vị Thượng toạ ở chùa Từ Đàm”. Đại uý Bằng nhớ lại: “Cũng vào khoảng năm 1960 khi tháp tùng Tổng thống Diệm về Phú Cam, ông Cẩn đã gọi Bằng lại dặn dò rất kỹ: Mi về Sài Gòn gặp ngay anh Tuyến hỏi xem tuần trước các thầy có mang thơ giới thiệu của tao đến gặp anh ấy không? Mi bảo anh Tuyến lo ngay cái vụ hồ sơ đi xuất ngoại của thầy Trí Quang. ” – Một lát sau ông Cẩn nhắc lại lần nữa và bảo Bằng tin ra Huế ngay để ông biết rõ vụ giấy tờ xuất ngoại của mấy thầy đã đi đến đâu.

Khi về Sài Gòn, đại uý Bằng đến tìm bác sĩ Tuyến và nói như vậy. Bác sĩ Tuyến cho biết là hồ sơ đã đưa qua phòng ông Hải rồi: “Có thư của ông Cậu ai mà dám chậm trễ”.

Ông Ngô Đình Cẩn tỏ ra rất tự hào về những tương quan thân hữu của ông và Tổng hội Phật giáo tại miền Trung. Do đó, khi nhận được bức công điện cấm treo cờ tôn giáo, ông Cẩn tỏ ra tức giận không ít.

Bức công điện mang số 9195 đề ngày 6-6-1963 cho đến chiều ngày 6, bức công điện mới đến toà đại biểu và tỉnh đường Thừa-Thiên. Văn Phòng Cố vấn chỉ đạo của ông Cẩn vẫn không hay biết một chút nào. Mãi đến sáng ngày 7, người vú già của đại uý Minh đi chợ về, thuật lại: “Ngoài chợ đang xôn xao về việc gì đó. Đồng bào nói rằng Chính phủ cấm không cho Phật giáo treo cờ”. Lúc đó Văn phòng Cố vấn chỉ đạo mới rõ và tìm gặp ông Cẩn để trình bày tự sự ông mới hay.

Ông Nguyễn Văn Đẳng, Tỉnh trưởng Thừa-Thiên vào trình bức công điện kể trên. Với sự hiện diện của đại uý Minh, ông Cẩn băn khoăn…

“Sao lại có chuyện lạ như thế”

Đại uý Minh cũng ngần ngại:

– Đồng bào các nơi đã treo cờ hết cả rồi. Bây giờ làm thế nào được.

Ông Đẳng lo ngại:

Thưa nếu thì hành bức công điện này, con thấy lôi thôi lắm.

Ông Cẩn bảo đại uý Minh hỏi Toà đại biểu xem thế nào và yêu cầu xác thực xem bức công điện có phải đúng như thế không? Cầm bức công điện trên tay ông Cẩn vẫn chưa tin là thực. Ông Cẩn nhắc đi nhắc lại “Quyết định cái gì mà lạ lùng vậy”.

Trong thời gian này, ông Ngô Đình Cẩn đang bị thất sủng. Tổng thống Diệm không còn tín nhiệm vào ông em nữa. Trên thực tế, kể từ ngày Đức cha Ngô Đình Thục trở về Huế thì uy tín của ông Cẩn bắt đầu xuống dốc dần…Tổng thống Diệm đã quyết định bãi bỏ Văn phòng cố vấn chỉ đạo từ đầu năm 1963 (cho đến tháng 10-1963 ông Diệm mới dứt khoát bãi bỏ Văn phòng Cố vấn chỉ đạo có nghĩa là ông Cẩn bị loại khỏi chính trường miền Trung).

Bức công điện trên đây ông Cẩn chỉ được biết khi ông Đẳng mang vào. Ông Cẩn bảo Tỉnh trưởng Thừa Thiên:

“Đồng bào người ta treo cờ rồi thì cứ để nguyên như vậy đừng có ra lệnh hạ gì cả”. Ông Cẩn lại bảo ông Hồ Đắc Thương, đại biểu Chính phủ Trung Nguyên Trung Phần, đánh điện vào Trung ương xin hoãn thi hành bức công điện “kỳ quái” này.

Một số viên chức có mặt tại nhà ông Cẩn lúc ấy đều đồng ý phải hoãn thi hành lệnh trên và cứ để đồng bào Phật tử treo cờ như mọi năm. Đại uý Minh bàn luận với một số viên chức: “Tại sao không ra lệnh từ trước, mãi đến bây giờ mới ra lệnh. Vụ này kẹt cho tụi mình lắm. Các anh tính sao? ”

Ông Cẩn thắc mắc hỏi ông Đẳng và Hoàng Trọng Bá: “Các thày dưới Từ Đàm đã biết chưa?”. Thực ra, các thày cũng như một số đông phật tử biết tin từ tối hôm trước.

Tất nhiên là phải có một viên chức nào ở toà tỉnh đã tiết lộ bức công điện trước khi thông báo cho ông Cấn.

Sau một hồi thảo luận, cân nhắc ông Cẩn bảo Tỉnh trưởng Thừa Thiên “Chú cho mấy xe thông tin nó đi. thông báo gấp cho đồng bào hay là không có gì thay đổi. Đồng bào cứ treo cờ như mọi năm”.

Ông Cẩn đồng thời căn đặn đại uý Minh cũng như Hồ Đắc Thương, Hoàng Trọng Bá phải thận trọng hết sức và làm thế nào để tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Mặt khác Văn phòng ông Cẩn cũng chỉ thị cho giới chức cảnh sát thành phố Huế không được hạ cờ của đồng bào.

Nói về ông Ngô Đình Cẩn và Phật giáo, Thượng toạ Mật Nguyệt (thuộc phái Ấn Quang)cho rằng, trong chín năm chế độ Ngô Đình Diệm, không hiểu trong lòng như thế nào nhưng ngoài mặt, ông Cẩn tỏ ra rất thân thiết và tin cậy các thày trong Tổng hội Phật giáo miền Nam tại Huế). Qua bức công điện cấm treo cờ, thái độ của ông Cẩn ngay từ phút đầu là sửng sốt, tức giận. Ông Cẩn than thở với mấy thuộc viên thân cận: “Làm như rứa tao còn mặt mũi nào nói chuyện với người ta” (tức các thầy tại chùa Từ Đàm).

Buổi trưa ngày 7, ông Cẩn trầm ngâm một cách khó hiểu, ông uống một hơi hết ly rượu lễ và cho gọi ông Minh vào để tìm hiểu tình hình và được biết Huế cho đến giờ phút này vẫn không hề xao động.

Cả một thành phố như rừng cờ. Số lượng cờ phật giáo như càng tăng thêm. Vào buổi chiều ông Cẩn nhận được báo cáo cho biết khoảng 8g30 sáng (khi Nguyễn Văn Đẳng vào trình bức công điện)thì lại có mấy cảnh sát viên trong thành nội kéo nhau đi hạ cờ tại mấy nhà đồng bào và đã có sự giằng co xô xát. Sau đó được thu xếp êm ngay. Huế nơi nơi như bừng sống như đang vươn cao trong hương hoa ngào ngạt. Không khí như ngày hội hoa đăng và như tất cả dành riêng cho ngày Phật giáng thế.

Ông Nguyễn Hữu Cang, một trong những nhân chứng trong vụ Phật giáo Huế năm 1963 đã kể với chúng tôi: “Sáng ngày 7 trong giờ đồng bào và các khuôn hội đã xôn xao lắm. Nhất là chúng tôi lại được tin cho biết chính Đức Cha Ngô Đình Thục đã về tận Sài Gòn thúc đẩy ông Ngô Đình Nhu ra lệnh “triệt hạ” Phật giáo. Do đó lại càng khiến mọi giới Phật tử xôn động bất mãn” Nguyễn Hữu Cang cho biết thêm: “Trưa ngày 7, khi được tin chính quyền cho cảnh sát đi hạ cờ và xé cờ Phật tại mấy khuôn hội thì dư luận lại càng thêm sôi nổi phẫn uất. Nhất là giới bạn hàng chợ ĐôngBa. Có thể nói giới bạn hàng này mới là thànhphần đi tiên phong trong vụ tranh đấu kể từ ngày 7 chứ không phải chỉ riềng ngày 8″.

Nguyễn Hữu Cang cũng công nhận rằng: Anh có nghe thấy xe thông tin đi loan báo là đồng bào cứ treo cờ như thường lệ. Tuy nhiên lúc bấy giờ bao nhiêu dồn nén trong quần chúng được khởi dậy và chỉ chờ đợi giây phút nổ tung.

Các hội đoàn và quân đội đều nhận được mật lệnh sửa soạn để tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo, đối tượng cho sự đấu tranh như vậy quả là hấp dẫn và dễ dàng lôi được mọi giới Phật tử.

Khoảng 6 giờ chiều, một số công chức tòng sự tại Toà đại biểu không đến Toà hành chính Thừa Thiên và ở đây cũng có một số công chức thuộc tỉnh đường tụ tập bàn tán xôn xao về bức công điện cấm treo cờ, đồng thời cũng có vào khoảng một ngàn đồng bào với một số Thượng toạ, Đại đức kéo đến Toà hành chính để tỏ thái độ trong đó có Thượng toạ Đôn Hậu, Trí Quang.

Không khí lúc ấy đã nhuốm màu tranh đấu. Nguyễn Hữu Cang cũng có mặt trong ngày đó. Ngày nay tuy đã quên nhiều chi tiết nhưng ông vẫn giữ nguyên giây phút ngọn lửa hồng cháy rực. Ông nói: “Khi nghe tin cờ Phật giáo bị xé tôi có cảm tưởng như chính tổ tiên mình bị chính quyền chà đạp. Lúc ấy dù có phải chết cho đạo pháp tôi cũng bằng lòng”.

Cang cho biết trong một không khí sôi động như vậy Thượng toạ Trí Quang xuất hiện cùng với mấy Thượng toạ khác như Thượng toạ Trí Thủ, Thượng toạ Thiện Minh. Về phía chính quyền thì có ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng, ông Phó Tỉnh trưởng Hành chính, ông Phong Trưởng ty cảnh sát thành phố Huế…Lát sau, Thiếu tá Đặng Sỹ Phó Tỉnh trưởng Hội An lái xe đến. Ông này mới đi hành quân về chiều ngày 6. Khi được cấp báo đồng bào Phật tử đang biểu tình ở tỉnh đường, Thiếu tá Sỹ vội vã lái xe đến.

Lúc ấy Thượng toạ Trí Quang với một vẻ xúc động mạnh, lên tiếng gay gắt phản đối bức công điện cấm treo cờ tôn giáo. Ông Đẳng cho các Thượng toạ biết là chính quyền đã hoãn thi hành bức công điện này và xin các Thượng toạ cứ an tâm. Mọi sự đều như mọi năm không có gì thay đổi.

Tuy vậy, Thượng toạ Trí Quang vẫn giữ vẻ tức giận và lên tiếng phản đối chính quyền Thừa Thiên tại sao sáng ngày 7 đã cho cảnh sát hạ cờ Phật giáo và tại một vài nơi Cảnh sát đã xé cờ.

Ông Đẳng quay sang hỏi ông Phong Trưởng ty Cảnh sát xem sự thể hư thực như thế nào. Ông Phong lên tiếng: “Tôi quả quyết không có chuyện đó”. Ông Phong lại nhấn mạnh thêm: “Tôi quả quyết với các thày là không có chuyện xé cờ”. Thiếu tá Sỹ lên tiếng: “Nếu có chuyện xảy ra như vậy xin thày cho biết rõ nơi nào cảnh sát đã xé cờ, tôi sẽ cho điều tra và trừng trị ngay”.

Ông Phong lại nói một lần nữa quả quyết là không có chuyện như vậy. Ông Phong xin Thượng toạ Trí Quang nêu lên một vài chứng cớ. Thượng toạ Trí Quang đáp: “Tôi nghe đồng bào Phật tử nói như vậy”.

Ông Phong lại thỉnh cầu: “Xin Thày cho biết rõ nơi xảy ra chuyện xé cờ thuộc về khuôn hội nào, khu phố nào để chúng tôi mở cuộc điều tra ngay”.

Thượng toạ Trí Quang lắc đầu không tiết lộ và nói đại ý: “Tôi không thể cho các ông biết rõ được. Tôi cho các ông biết rõ để rồi cảnh sát đến làm phiền đồng bào Phật tử rồi tính sao đây?”.

Cuối cùng Thượng toạ Trí Quang tỏ vẻ lo ngại: “Hiện nay chúng tôi rất hoang mang không hiểu chính quyền đàn áp chúng tôi đến khi nào?”.

Ông Nguyễn Văn Đẳng vẫn “xuống nước” thỉnh cầu các thượng toạ yên tâm trở về chùa và ngày mai mọi sự sẽ tiến hành tốt đẹp như mọi năm. Thượng toạ Trí Quang vẫn lo ngại: “Mai này đồng bào Phật tử sẽ tổ chúc rước kiệu, chúng tôi đã sửa soạn đâu đấy cả rồi chúng tôi rất hoang mang”.

Hai bên chính quyền và các Thượng toạ cứ vòng vo bàn cãi, cuối cùng chính quyền Thừa Thiên phải nhượng bộ bằng cách gọi điện thoại ngay cho ông Trừ Trưởng ty Thông tin cho ba xe có máy phóng thanh đến toà tỉnh. Ông Nguyễn Văn Đẳng đề nghị các Thượng toạ cho các cán bộ Phật tử của mình đi theo xe và chính các cán bộ này sẽ chia nhau đi khắp các khu phố để loan báo cho đồng bào rõ ngày 8-5 sẽ không có gì thay đổi, đồng bào cứ đi hành lễ như chương trình của Giáo hội đã ấn định. Kết quả các thượng toạ cũng bằng lòng như vậy. Khoảng 9 giờ đêm đám đông mới giải tán và mọi chuyện tưởng chừng đã được giải quyết tạm thời êm đẹp. Ba xe thông tin chia nhau đi vào các khu phố để làm phận sự như chính quyền và các thượng toạ đã thoả thuận.

Theo Nguyễn Hữu Cang đêm mùng 7 là một đêm không ngủ. Cang cũng như một số Phật tử khác thừa hành lệnh trên đi kẻ biểu ngữ và quay ronêo những bản văn đòi chính quyền thực thi quyền bình đẳng tôn giáo.

Giới an ninh quân đội Khu XI Chiến thuật đã “cảm thấy” những hiện tượng đáng lo ngại. Có lẽ vì vậy đêm mùng 7, đại tá Đỗ Cao Trí ra lệnh cấm trại.

Không một ai ngờ được rằng chỉ một ngày sau Huế nổ tung mở đầu cho một biến chuyển lịch sử.

Sau cuộc thoả thuận với các Thượng toạ tại toà Hành chính Thừa Thiên ông Cẩn không còn gì băn khoăn, ông dặn dò mấy người thân cận: “Các Thày đòi hỏi như thế cũng là phải. Ngày lễ của người ta. Nếu có gì quá đáng thì bọn bay tìm ông Nghiêm, không có gì thì cho gọi Lê Trọng Quát hoặc tìm Hà Thúc Luyện”. Ngay đêm đó, ông Cẩn đã nhận được báo cáo là mọi chuyện đã được giải quyết êm đẹp. Ông Cẩn tin tưởng sẽ không còn chuyện gì xảy ra nữa vì ông vẫn tin cẩn là được các thày chùa Từ Đàm trọng nể và tin ông. Hơn nữa, những người ruột của ông Cẩn lại là những Phật tử có nhiều tương quan mật thiết với các thày như Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, có họ hàng gần với Hoà thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết, ông Lê Trọng Quát lại là một Phật tử quy y nơi Thượng toạ Đôn Hậu, ông Hà Thúc Luyện vốn từ xưa đóng vai trò giao liên giữa ông Cẩn và mấy thày. Đó là sự tự hào và tin tưởng chủ quan của ông Cẩn. Trong khi đó bức công điện cấm treo cờ trở nên một đối tượng khích động quần chúng. Nguồn tin cảnh sát xé cờ lại là những yếu tố ngoại quan đập mạnh vào lòng hiếu động của quần chúng.

 

Chương 12: Phật giáo và Tổng thống Diệm

ngày lịch sử 7-5-1963 (Âm lịch)

Không một người Việt Nam nào có thể ngờ rằng, ngày ấy và bức công điện ấy đã cắm cột mốc khởi điểm cho một thảm kịch bi thương.

Trần Khôi hồi tưởng lại những ngày khi ông ra Huế thanh tra trước ngày 8-5 khoảng mấy ngày. Bây giờ nghĩ lại ông Khôi chợt bàng hoàng về một sự trùng hợp ngẫu nhiên và tự hỏi. Người Mỹ muốn gì ở Việt Nam?

Vốn quen biết với đại tá Mỹ Coner trong thời gian thuộc quyền Bộ Nội vụ trước khi ra Huế, Khôi tình cờ gặp ông Coner, ông Coner khoe:

“- Do sự thuyết phục của tôi Tổng thống Diệm mới chịu thi hành dân chủ tại xã ấp.

Kể từ đó xã ấp đều do dân chúng trực tiếp bầu theo lối phổ thông đầu phiếu.

Biết rõ bản tính Coner nên ông Khôi nghĩ bụng “Thằng cha thuộc loại nói róc tay tổ ” Coner còn nói thêm:

Chính phủ Việt Nam Cộng hoà còn phải thi hành nhiều cải tổ quan trọng nữa mới thắng được Cộng sản chính quyền này thiếu dân chủ. Rồi Coner lại nhấn mạnh: “Tôi có có cảm tưởng Chính phủ Việt Nam Cộng hoà là Chính phủ của những nguời Công giáo.

Anh ra Huế thì biết. Tôi sẽ giới thiệu anh với Johnson, đàn em của tôi đang giúp Hoàng Trọng Bá huấn luyện lực lượng Nhân dân võ trang”.

Coner nói với Khôi như một giãi bày tâm sự:

“- Dư luận Mỹ đang bất lợi cho Việt Nam, muốn chống Cộng sản thì phải huy động lực lượng Phật giáo không phải chỉ một chính quyền Công giáo. Phật giáo sẽ tẩy chay Chính phủ.

Ông ra Huế thì biết đó chỉ là một vương quốc của Tổng giám mục Ngô Đình Thục”

Ông Khôi lấy làm lạ lùng về thái độ của Coner, một người Mỹ có kinh nghiệm 30 năm ở miền Nam Việt Nam không hiểu suy luận từ một sự kiện nào lại nhất định cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm là một chính quyền của người Công giáo. Ông Khôi biết bụng vậy thôi và khi ra Huế đúng vào dịp Huế đang tưng bừng đón Phật đản đồng thời đang sôi động về bức công điện cấm treo cờ ông mới hiểu điều Coner ám chỉ.

Theo lời Trần Khôi, quan sát ngay tại chỗ về vụ nổ ở Đài Phát thanh Huế sẽ không dủ cho ta những lập luận có thể tin được, là CIA hoặc Cộng sản đã nhúng tay vào biến cố ngày 8-5. Nhưng về phía Mỹ, qua những cuộc đối thoại trao đổi thì talại dễ dàng cảm thấy bằng trực giác là Mỹ có thể đã nhúng tay và qua nhiều ngẫu nhiên trùng hợp thì quả là người Mỹ đã “ra tay hành động”.

Buổi tối 7-5, ông Khôi được mời dùng cơm tại nhà một viên chức Mỹ. Trong bữa cơm đó ông gặp Johnson, ông Phó Lãnh sự Mỹ, một bác sĩ người Đức tại trường Đại học Y khoa Huế và một người Việt Nam tự giới thiệu là giáo sư trường Đại học văn Khoa Huế. Khôi ngồi cạnh ông Johnson, ông ghi nhận Johnson là một tay người Mỹ, không khen hay chê Chính quyền. Nhưng luận điệu của ông Phó Lãnh sự Mỹ cũng tương tự như Coner. Đề cập đến Phật giáo ông Phó Lãnh sự Mỹ nói đại ý:

Phật giáo là một lực lượng rất lớn lao. Nhưng Phật giáo không tham gia vào công cuộc chống Cộng nếu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không mở rộng cho Phật giáo tham dự.

Nghe nói như vậy, ông Khôi phản đối:

Quan niệm của ông Phó Lãnh sự có phần không đúng. ông Tỉnh trưởng ở đây, ông tướng Tư lệnh vùng đềtt là Phật giáo. Phó Tổng thông cũng là phật giáo. Tướng Tổng Tham muu trưởng cũng là phật giáo.

Ông Phó Lãnh sự Mỹ mỉm cười không đáp. Một lát sau, viên chức Mỹ Warren Smith lên tiếng công kích nặng nề việc làm của Nha Công tác miền Thượng. Viên chức Smith cho rằng, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá và Công giáo hoá tất cả đồng bào Thượng và nhất là Nha này đã xâm phạm chủ quyền vương quốc Lào và quyền “tự quyết” của các sắc tộc Thượng.

Bữa cơm hôm ấy, các viên chức Mỹ, Smith và nhất là ông Phó Lãnh sự đã công kích chính quyền Ngô Đình Diệm khá mạnh mẽ về vấn đề Phật giáo. Đề cập đến vụ biểu tình tại toà Tỉnh trưởng Thừa Thiên chiều mùng 7, ông Phó Lãnh sự cho rằng: “Nếu chính quyền Ngô Dình Diệm không chịu “liên hiệp”(?) với Phật giáo tham chánh thì Phật giáo sẽ đứng lên tranh đấu”

Cũng từ ngày 7-5, có một số người Mỹ ở Đà Nẵng cấp tốc ra Huế. Đó là đại uý Scot. Tất nhiên là không ai để ý đến ông ta.

Nhưng đại uý Scot ra Huế để thực hiện một công việc quan trọng do Trung ương tình báo Mỹ trao phó cho ông ta.

(Năm 1965, đại uý Scot trở thành sĩ quan cố vấn của Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn 1 BB. Trong cuộc hành quân tại vùng Nam Đồng, Scot trong lúc đau buồn bất mãn đã tiết lộ công vìệc mà ông ta đã thực hiện ngày 8-5-1963)

Tại Sài Gòn, không có một chuyện đáng tiếc nào xảy ra trong hai ngày 7 và 8. Sáng ngày 8, Lương Khải Minh được mấy người bạn cho biết, bên phía chùa Xá Lợi đang có chuyện bất mãn với Chính quyền về vụ cấm treo cờ. Lúc ấy ông ta mới hay và rất ngạc nhiên.

Lương Khải Minh thầm nghĩ: “Trong tình thế này cấm đoán làm chi dù cho là hợp lý. Vụ cờ Vatican rồi vụ cờ Phật giáo, chế độ càng ngày càng tạo thêm mâu thuẫn”.

Và Cộng sản cũng chỉ mong có thế. Sáng sớm, Thượng toạ Trí Dũng và một vị Thượng toạ khác có lại thăm bác sĩ Tuyến tại nhà riêng và yêu cầu ông can thiệp, làm thế nào để Chính quyền đình chỉ thi hành bức công điện cấm treo cờ. Bác sĩ Tuyến gọi điện hỏi ông Đoàn Thêm (Đổng lý Văn phòng Bộ phủ tổng thống) ông Đoàn Thêm xác nhận là có bức công điện đó và do nơi ông Đổng lý phó tổng thống Quách Tòng Đức gởi đi (ông Quách Tòng Đức thi hành khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm).

Sự việc đã xảy ra như vậy, biết làm thế nào?

Tại Sài Gòn, Lương Khải Minh tự động giải quyết theo đường lối tình cảm cá nhân. Quận 3 là nơi tập trung rất nhiều chùa chiền và những chùa lớn như Xá Lợi, Kỳ Viên…Từ tư thất, bác sĩ Tuyến gọi Trung tá Phó đô trưởng Nội An và ông Cảnh sát trưởng quận 3 (bấy giờ là cò Kính ) và yêu cầu hết sức thận trọng “Nơi nào đã treo cờ rồi cứ để nguyên đừng cho cảnh sát hạ xuống. Nơi nào đồng bào Phật tử chưa treo thì tìm lời khéo léo nói với họ xin thông cảm”.

Nhờ sự sốt sắng và không quan tâm của cảnh sát thuộc 7 quận đô thành nên vụ cờ Phật giáo đã không gây ra những chuyện đáng tiếc tại Sài Gòn. Lễ Phật đản cử hành như mọi năm.

BÀI THUYẾT PHÁP NẢY LỬA

Ngày 8-5, từ sáng sớm tinh mơ, Huế đã trở mình thức dậy giữa một rừng cờ. Đồng bào Phật tử trong khắp thành phố nhất tề quần áo bảnh bao sửa soạn kéo nhau về chùa Từ Đàm để dự đại lễ. Nguyễn Hữu Cang trong một tâm trạng nao nức.

Nguyễn Hữu Cang đã được bạn rỉ tai từ tối hôm trước là sáng nay có thể chính quyền sẽ đàn áp Phật giáo và ngăn chặn không cho rước kiệu Phật. Song cũng vì nguồn tin như vậy nên số Phật tử đi dự lễ càng đông càng hăng say.

Từ 8 giờ sáng trên các ngả đường thành phố Huế tấp nập những người, từ Đập Đá, từ An Cựu, đến Gia Hội, Diệu Đế…hàng ngàn Phật tử rước kiệu Phật tiến về lễ đài thiết lập tại chùa Từ Đàm.

Khoảng 9 giờ, đại uý Minh vào gặp ông Cẩn và tin cho ông Cẩn hay, mọi chuyện rước xách đã diễn ra rất tốt đẹp.

Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm cũng như ông đại biểu Hồ Đắc Thương, ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng đều khăn đóng áo dài đến chùa Từ Đàm dự lễ vừa với tư cách chính quyền vừa tư cách Phật tử.

Trước đó, một đoàn ước chừng 500 người từ Gia Hội rước Phật qua Từ Đàm, khi đi ngang Toà Đại biểu thì dừng lại, năm bảy chiếc biểu ngữ được giơ lên. Không khí bắt đầu sôi nổi.

Trong số biểu ngữ đó có những khẩu hiệu như là đòi chính quyền thực thi quyền bình đẳng tôn giáo và lên án kỳ thị tôn giáo.

Đoàn người dừng lại một lúc lâu, có nhiều tiếng la ó và đả đảo. Sau đó đoàn người lại thẳng bước tiến về lễ đài. Theo Nguyễn Hữu Cang thì hôm ấy, thanh niên và hướng đạo Phật tử đã nhận được lệnh là luôn luôn đề cao cảnh giác và chính quyền có thể đàn áp bất cứ lúc nào.

Trong buổi lễ Thượng toạ Trí Quang đăng đàn thuyết giảng. Bao nhiêu ngàn Phật tử im lặng như tờ. Phật tử vừa thích thú vừa hồi hộp, ngạc nhiên. Thượng toạ Trí Quang nói hay quá, hấp dẫn và nồng nàn. Thượng toạ lên tiếng công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo, bất bình đẳng tôn giáo. Tóm lại, bài thuyết giảng đó vừa công kích chính quyền vừa có tính cách kêu gọi Phật giáo tranh đấu cho Phật pháp và “đòi quyền bình đẳng tôn giáo”.

Tội nghiệp cho ba “ông lớn”của chính quyền được một phen “rụng tim”. Ba “ông lớn” thất sắc đưa mắt nhìn nhau và lắc đầu chịu trận. Thiếu tướng Nghiêm cho rằng thầy Trí Quang công kích chính quyền nặng quá, đang dự leã chả lẽ ông lại bỏ ngang ra về. Bài thuyết giảng của Thượng toạ Trí Quang được cơ quan an ninh thu băng.

Khi tan lễ, Thiếu tướng Nghiêm cũng như ông Đẳng và ông Chương cùng lần lượt kéo nhau đến tư dinh ông Cẩn và mỗi người lần lượt trình bày về nội dung bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang. Ông Cẩn thắc mắc nói với mọi người: “Tại sao thầy Trí Quang lại cư xử với mình như vậy?”. Có thể nói ông Cẩn rất ngạc nhiên về bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang. Lúc đầu nghe nói ông vẫn không tin “Làm gì có chuyện đó”. Mãi sau khi nghe hết cuộn băng, ông Cẩn chỉ lắc đầu, than dài.

Về phía đồng bào Phật tử tinh thần bỗng lên cao và càng thêm hăng say nhờ bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang.

Theo Nguyễn Hữu Cang, sau khi nghe Thượng toạ Trí Quang thuyết pháp như vậy, Cang cũng như bạn bè nhất là giới Phật tử lao động và học sinh, sinh viên bỗng nhiên cảm thấy phẫn uất và cần phải làm một cái gì đó. Cơn giông tố bắt đầu nổi lên.

Buổi chiều ngày 8 lặng lẽ trôi qua. Theo chương trình đã dự định thì 8g30 tối sẽ đốt pháo bông và rước xe hoa tại chùa Từ Đàm. Vào khoảng 6 giờ chiều đồng bào đã lũ lượt kéo nhau về Từ Đàm. Những năm trước lễ Phật đản tại Huế bao giờ cũng tấp nập đông vui như vậy.

Vào khoảng 7giờ 30, đồng bào tập trung tại chùa Từ Đàm chen chân không nổi. Bỗng nhiên ban tổ chức cho biết, chương trình được thay đổi và không có đốt pháo bông như dự định.

Đồng bào được mời về tập trung tại Đài phát thanh phía cầu Tràng Tiền. Ban tổ chức cho biết đồng bào hãy tập trung quanh vùng Morin, để đón đoàn xe hoa từ Đà Nẵng ra tham dự. Đồng bào Phật tử lại chen nhau đổ xô về địa điểm đã định. Ai nấy đều nao nức, mong chờ đoàn xe hoa từ Đà Nẵng tiến ra.

Tại Đài phát thanh, ông Quản đốc Ngô Ganh đang cho sửa soạn để phát chương trình lễ Phật đản vào lúc 8g15. Chương trình đã được thu thanh từ trước và được kiểm duyệt theo thể lệ chung. Lình tính cho ông biết sắp xảy ra chuyện chẳng lành. Đồng bào tập trung quanh Đài phát thanh đông quá sức tưởng tượng. Nhân viên của đài vẫn yên trí làm việc vì cho rằng, đồng bào đến để nghe phát thanh chương trình đặc biệt về lễ Phật Đản, giản dị chỉ có thế thôi.

Nhưng sau đó, có mấy ông Thượng toạ, Đại đức và một số thanh niên Phật tử vào thẳng văn phòng ông Quản đốc, yêu cầu được thay đổi chương trình phát thanh. Thay vì cho phát thanh chương trình đã được thu thanh và kiểm duyệt, ban tổ chức yêu cầu ông Quản đốc cho truyền thanh trực tiếp buổi lễ ban sáng kể cả bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang mà ban tổ chức đã thu thanh.

Quản đốc Ngô Ganh từ chối với lý do ông chỉ được phép cho truyền thanh những cuộn băng nào đã được kiểm duyệt, còn vấn đề trực tiếp truyền thanh buổi lễ thì ông không thể thoả mãn. Ban tổ chức cương quyết đòi hỏi phải được truyền thanh theo chương trình trong cuốn băng của Ban tổ chức. Bên ngoài Phật tử và đồng bào tập trung mỗi lúc một đông và tựa như từng lớp sóng người trong vùng biển động.

Ngô Ganh gọi điện cho từng cấp liên hệ để báo cáo sự tình. Đôi bên vẫn dằng co.

Về phía chính quyền lúc 5 giờ chiều, cơ quan an ninh đã nhận được nguồn tin mật là tối nay các Thày sẽ làm áp lực buộc Đài Phát thanh phải cho trực tiếp truyền thanh cuộn băng ghi lời thuyết pháp ban sáng của Thượng toạ Trí Quang – Thiếu tá Đặng Sỹ Phó Tỉnh trưởng đi tìm ông Tỉnh Trưởng để tường trình nội vụ. Nhưng ông Sỹ không sao tìm được ông Đẳng. Ông Sỹ cho người đến nhà vợ nhỏ ông Đẳng cũng không thấy ông đâu.

Cuối cùng Thiếu tá Sỹ đến văn phòng ông Cẩn thì lúc ấy ông Lê Văn Đạm (Đổng lý toà Đại biểu) và ông Đẳng cũng vừa tới. Ông Sỹ trình bày qua loa về hiện tình, ông Đẳng cho biết ông đã gặp Thượng toạ Trí Quang và nói: “Cứ yên trí không có chuyện gì đâu”. Sau đó hai ông Đạm và Đẳng gặp riêng ông Cẩn. Ông Cẩn cho rằng: “Nếu có như rứa thì sao bây chừ …vậy cố gắng sao nói với thày Trí Quang bỏ qua đi”.

Tình hình đài phát thanh lúc ấy đã hết sức căng thẳng. Đồng bào Phật tử đã tràn vào tới sân, nhiều tiếng la lối, hò hét. Ngô Ganh gọi điện thoại cho Thiếu tá Sỹ cầu cứu. “Thiếu tá phải can thiệp gấp họ chiếm Đài bây giờ này”. Rồi cứ năm phút Thiếu tá Sỹ lại nhận được điện thoại của Ngô Ganh. “thiếu tá không can thiệp gấp thì họ chiếm Đài họ giết tôi đó”. Ông Sỹ cũng không biết làm thế nào, đành phải trấn an Ngô Ganh: “Anh. cứ yên trí, không sao đâu tôi ra ngay đó”. Sự thực lúc ấy Thiếu tá Sỹ cũng như văn phòng ông Cẩn chưa biết phải giải quyết như thế nào cho êm đẹp.

Tình thế quá gấp rút, ông Nguyễn Văn Đẳng bảo Thiếu tá Sỹ: “Bây giờ chỉ còn cách giải tán, Thiếu tá lo giùm tôi đi”.

Ông Sỹ trả lời “Tôi làm ngay, nhưng ông Tỉnh trưởng ra lệnh đã”. Ông Đẳng có vẻ mất bình tĩnh. Tin tức cho biết, Đài phát thanh có thể mất đến nơi. Ông Đẳng bảo Thiếu tá Sỹ: “Thiếu tá lo gấp dùm tôi, ký một giấy chứ hàng trăm giấy tôicũng ký”. Thiếu tá Sỹ ngần ngại: “Tôi thi hành lệnh giải tán với tư cách nào? Phó Tỉnh trưởng Nội an hay Tiểu khu trưởng?”. Ông Đẳng chưa biết trả lời sao thì được ông Sỹ giải thích: “Nếu với tư cách phó Nội an thì tôi chỉ có một ít cảnh sát, công an và hai đại đội địa phương quân”. Ông Đẳng vui vẻ: “Thiếu tá thi hành theo tư cách Tiểu khu trưởng đi”. Ông Đẳng không quên vấn đề giấy tờ và nói: “Thiếu tá về Tiểu khu làm giấy tờ đi rồi tôi ký sau”. Theo quyết định 57 của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà thì, Tỉnh trưởng ngoài chức trưởng hành chính còn giữ chức trưởng an ninh lãnh thổ. Như vậy, giải tán cuộc biểu tình tại Đài phát thanh đều thuộc thẩm quyền tối thượng của Tỉnh trưởng Thừa Thiên.

Sau khi nhận lệnh của ông Đẳng, Thiếu tá Sỹ gọi điện thoại về Đà Nẵng trình nội vụ lên Thiếu tướng Nghiêm Tư lệnh Vùng I chiến thuật. Tướng Nghiêm tỏ vẻ lo lắng và ra lệnh cho ông Sỹ: “Anh phải lo giải quyết ngay còn chần chừ gì nữa…Nếu họ chiếm được Đài phát thanh Việt Cộng nó lợi dụng phá Đài rồi làm sao đây?”. Thiếu tá Sỹ trình bầy: “Hiện nay Tiểu khu Thừa Thiên không đủ phương tiện, xin Thiếu tướng cho phương tiện”. Thiếu tướng Nghiêm đồng ý cho Tiểu khu Thừa Thiên được sử dụng phương tiện thuộc khu và vùng chiến thuật đặt dưới quyền Tư lệnh của Thiếu tướng Nghiêm.

Như vậy đã có sự đồng ý của Vùng. Thiếu tá Sỹ gọi điện thoại xin lệnh của Tư lệnh sư đoàn I bộ binh kiêm Tư lệnh khu XI chiến thuật. Đại tá Đỗ Cao Trí đã bay về Sài Gòn từ chiều và chỉ còn Trung tá Lê Quan Hiền Tư lệnh phó. Sau khi trình bày nội vụ, Thiếu tá Sỹ xin lệnh và ý kiến thì Trung tá Hiền sốt sắng đồng ý ngay: “Tôi cho anh sử dụng đại đội Thiên hổ ” Đại đội trù bị của sư đoàn I nổi tiếng là thiện chiến do thiếu uý Phú làm đại đội trưởng. Thiếu tá Nguyễn Hộ làm Tham mưu trưởng sư đoàn cũng có mặt tại Bộ Tư lệnh cũng đồng ý để ông Sỹ sử dụng lực lượng trù bị của sư đoàn. Thiếu tá Nguyễn Hộ bảo ông Sỹ: “Anh cứ làm kế hoạch đi, Thiếu uý Phú đến trình diện anh ngay bây giờ”.

Thiếu tá Sỹ gọi điện thoại cho Thiếu tướng Nghiêm báo cáo diễn biến của nội vụ. Ông Nghiêm ra lệnh: “Phải lo giải tán gấp đi. Tôi cho anh một đại đội khoá sinh C1 và một đại đội thiết giáp đang hành quân tại vùng Phú Lộc”. Hai đại đội này đều trực thuộc cấp Vùng. Ông Sỹ trở về tiểu khu Thừa Thiên và gọi điện thoại cho Thiếu tá Vĩnh Biểu (chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Phú Bài): “Anh cho tôi xin một đại đội, anh cho lên Tiểu khu gấp, Thiếu tướng đã nói gì với anh chưa?”. Thiếu tá Biểu xác nhận đã nhận được lệnh của Thiếu tướng Nghiêm qua đại uý Thiết, Chánh văn phòng của Tư lệnh Vùng I.

Thiếu tá Vĩnh Biểu cho biết là đại đội khoá sinh C1 đang lên xe trực tiểu khu.

Kể từ lúc này Thiếu tá Sỹ đã có một lực lượng khá hùng hậu gồm đại đội Thiên hổ, đại đội C1, đại đội Quân Trấn, chi đội cơ giới Bảo an (do Trung uý Kỳ chỉ huy, sau 1963 ông Kỳ bị bắn chết một cách rất ly kỳ sẽ nói vào đoạn sau) đại đội thiết giáp và một số hiến binh quân cảnh thuộc Quân Trấn.

Bộ Tham mưu của ông Sỹ có mặt đại uý Lê Nguyên Phu (Tiểu khu phó), đại uý Nguyễn Kinh Lược (Tỉnh đoàn trưởng Bảo an), đại uý Lê Duy Hiền (Tham mưu trưởng).

Tuy đã nhận được lệnh đầy đủ từ ba phía liên hệ (Tỉnh trưởng, Vùng và Khu chiến thuật) ông Sỹ cũng như các sĩ quan hiện diện đều băn khoăn do dự. Riêng ông Sỹ lại càng khó xử hơn cả, vì ông mắc vào 2 cái kẹt: là một tín đồ Thiên chúa giáo, gia đình bên vợ lại là Phật giáo (bà mẹ vợ ông Sỹ thuộc hàng tu tại gia và thọ giới trai). Các sĩ quan hiện diện đều đồng ý là phải hết sức thận trọng, đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo vì dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp. Nếu thất bại để mất Đài Phát thanh thì hậu quả sẽ không biết như thế nào.

Các đơn vị đã tập hợp đầy đủ tại sân Tiểu khu ông Sỹ ra trước hàng quân giải thích cho quân nhân các cấp rõ và ra lệnh dùng súng Garrant tay cầm ngang trước mặt xô đồng bào, tuyệt đối không được dùng lưỡi lê đâm và cũng không được phép nổ súng. Bộ Tham mưu chọn 10 người và chỉ 10 người này mới được phép bắn. Đại uý Lược lưu ý: “Chỉ được bắn chỉ thiên mà thôi. Khi nào nghe thấy Thiếu tá báo hiệu lệnh thì mới được nổ…”. Ngoài 10 người được chỉ định không một quân nhân nào được sử dụng đạn nổ. Bộ Tham mưu lại chọn 15 quân nhân khác, phân phối cho 15 địa điểm và mỗi quân nhân được phát một trái lựu đạn MK.3 cũng dùng khi tấn công địch, tiếng nổ MK.3 rất lớn khủng bố tinh thần địch, nhưng MK.3 không có tác dụng giết người và nếu đứng gần chỗ nổ sẽ chói tai long óc và có thể bị thương nhẹ.

Đại uý Phu nhắc lại lệnh Thiếu tá Sỹ: “Các anh em sử dụng lựu đạn phải nhớ hai tiêu chuẩn: 1, chỉ ném khi có súng lệnh của Thiếu tá; 2, chọn nơi nào không có người mới được ném, thí dụ như ném vào bãi cỏ gốc cây”.

Trong khi Bộ Tham mưu của Tiểu khu còn đang bàn thảo kế hoạch đối phó thì Đài Phát thanh bắt đầu lâm nguy trầm trọng. Gạch đá bay vun vút. Trung tá Thưởng Giám đốc nha Công an gọi điện thoại cho Thiếu tá Sỹ giọng bẳn gắt: “Anh còn chần chờ gì nữa… Anh giải tán ngay đi. Tình hình nguy lắm rồi”.. Thiếu tướng Nghiêm từ Đà Nẵng gọi điện thoại hỏi tình hình và ra lệnh cho ông Sỹ: “Việc đã gấp rồi giải tán thì giải tán ngay đi, còn chần chừ gì… “.

Ông Sỹ và mấy sĩ quan Tham mưu nhìn nhau do dự…Ai cũng ngán.

Đợt thứ nhất, ông Sỹ cho sử dụng xe phun nước nhưng vô hiệu. Đồng bào đông quá và nhấp nhô như biển động trong cơn giông tố. Đợt thứ hai, ông Sỹ cho hai tiểu đội quân cảnh, một tiểu đội hiến binh và khoảng 20 nhân viên cảnh sát, nhưng cũng vô hiệu. Đám quần chúng ngày càng bị khích động và đang như trong cơn lên đồng.

Ông Quản đốc Ngô Ganh kêu cứu trong sự tuyệt vọng: “Đài mất đến nơi rồi, họ giết tôi bây giờ đây nè. Thiếu tá can thiệp gấp. “.

Đợt thứ 3: Thiếu tá Sỹ cho hai trung đội ra đi tiến theo đội hình dàn hàng ngang cùng với 3 xe phóng thanh kêu gọi đồng bào giải tán, gạch đá bay vun vút, hàng ngàn tiếng la ó, đả đảo, hoan hô.

Ông Nguyễn Văn Đẳng bắt đầu mất tinh thần. Quần chúng làm dữ quá. Gạch đá ném tới tấp vào cửa Đài Phát thanh. Ông nói với Thượng tọa Trí Quang: “Thày dùng Micro Thày nói dùm, như thế này nguy hiểm quá”. Thầy Trí Quang ngần ngại: “Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây” Đám đông vẫn cuồn cuộn như thuỷ triều dâng cao. Thầy Trí Quang ra trước cửa Đài, lên tiếng tiếng trấn an dân chúng: “Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thày đang tìm cách giải quyết…”. Nhưng lời Thày Trí Quang cũng vẫn vô hiệu.

Đám đông làm dữ quá. Một nhà sư trẻ đã nhẩy lên được nóc đài Phát thanh và cắm cờ Phật giáo. Khi cắm Phật kỳ xong đám đông càng thêm phấn khởi hô to vang dội. Từ lúc đó, chung quanh Đài, Phật kỳ bay rợp trong ánh sáng như vùng hào quang đêm hoa đăng. Biển người nhấp nhô chuyển động và bắt đầu như con thuyền trăm tay lái. Đám đông này sẽ vỡ như tổ ong. Một số ít nhân viên công lực đành khoanh tay và lúc ấy đám đông đang làm chủ tình hình. Khi đám đông bộc phát trong ngọn lửa của nhiệt tình tôn giáo thì thiết tưởng không có gì chế ngự được. Lúc ấy họ chỉ biết vâng phục một thứ thần quyền qua ngọn cờ tôn giáo.

Quản đốc Ngô Ganh cũng như Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng gần như mất hết bình tĩnh. Lúc ấy nhà cầm quyền phải triệu thỉnh Thượng tọa Trí Quang, Thượng tọa Trí Quang tuy có kêu gọi Phật tử phải nên bình tĩnh nhưng đám đông mỗi lúc một thêm cuồng nhiệt.

Trung tá Thưởng tỏ ra vô cùng lo ngại nên một lần nữa gọi điện thoại cho Thiếu tá Sỹ hối thúc: “Anh còn đợi gì nữa? Anh còn chần chờ gì nữa? Anh còn chần chờ gì nữa mà không bắt đầu đi” Dù ông Sỹ đã cho hai tiểu đội quân cảnh cùng hiến binh và cảnh sát đi giải tán nhưng họ đành khoanh tay không thể làm gì được hơn. Trung tá Thưởng phải thân hành đến quân trấn hối thúc ông Sỹ.

Thiếu tá Sỹ cho hai trung đội tiến ra theo đội hình hàng ngang. Kể từ lúc ấy, đồng bào Phật tử cũng bắt đầu lo việc bố phòng… Các xe đạp được đưa ra chắn ngang đường. Thanh niên Phật tử lẫn lộn bên cạnh các bà các cô và thiếu nhi để tạo thành vòng rào ngăn chặn nhân viên công lực.

Từ trên nóc Đài Phát thanh một nhà sư trẻ cầm chiếc loa kêu gọi Phật tử hãy tiến lên không sờn lòng trước bạo lực. Nhà sư lại nhấn mạnh là đang có sư đoàn từ Đà Nẵng tiến vào để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh vì Đạo pháp. Nhà sư vừa dứt lời, đám đông bỗng náo nhiệt hẳn lên nhiều tiếng la ó hoan hô vang dậy.

Tại Tiểu khu Thiếu tá Đặng Sỹ duyệt xét kế hoạch lần cuối cùng với các sĩ quan như Đại uý Phu, Đại uý Lược, Trung uý Kỳ. Ông Sỹ quyết định dùng xe cơ giới của Bảo An (thứ xe có 4 bánh cao lênh khênh) để mở đường, lính tiến sau xe. Một sĩ quan cho rằng dùng xe mở đường rất hay, đồng bào thấy xe đạp bị cán sẽ xót, do đó cũng tự động vác xe lên hè phố, như thế binh sĩ mới có thể tiến được, ý kiến quả hiệu nghiệm, khi xe Thiếu tá Sỹ tiến lên, theo Trung sĩ Quang (thuộc tiểu khu Thừa Thiên ) thì xe đi với một tốc độ như rùa. Xe tiến tới đâu thì đồng bào đổ xô ra đường vác xe lên hè phố. Ai cũng biết dân miền Trung nghèo khổ, nên chiếc xe đạp luôn luôn là một bảo vật.

Nhờ vậy cuộc tiến quân diễn ra êm thắm. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Nghiễm khi đồng bào thấy xe và lính thì không khí tranh đấu bỗng dưng bùng lên cực mạnh. Bao nhiêu con mắt đều đổ dồn về phía ông Sỹ và có nhiều tiếng chửi thề. Có Phật tử lại gọi đích danh Thiếu tá Sỹ ra mà chửi. Thế rồi gạch đá, guốc, vỏ la ve bay như bướm. Theo ông Nguyễn Nghiễm lúc ấy tinh thần đồng bào lên quá cao.

Chính Nguyễn Nghiễm cũng có cảm tưởng như mình đang dự vào cuộc thánh chiến và sẵn sàng xả thân cho đạo pháp. Cho đến lúc ấy chương trình phát thanh vẫn ngưng bặt và chỉ còn tiếng la ó của đám đông. Mô tả đám đông này, ông Nguyễn Nghiễm cho rằng, chưa có lễ Phật đản nào (trước l963) lại đông người và phấn khởi như vậy.

Trên xe, Thiếu tá Sỹ mặc áo giáp cùng với 2 hạ sĩ quan là Trung sĩ Tư và Quang…Gạch đá ném lên xe nhiều quá nhưng vì có mũ sắt và áo giáp nên không ăn nhằm vào đâu. Ông Sỹ vẫn cho xe tiến lên từ từ.

Xe tiến đến đâu thì đồng bào dạt ra hai bên đường, trông cảnh tượng rất ngộ. Dù chạy thì chạy nhưng ai nấy không quên dắt xe theo.

Ông Sỹ được một phen nghe chửi rát tai.

Trong khi đó, ba xe phóng thanh của Ty Thông tin luôn luôn kêu gọi đồng bào giải tán. Văn phòng Cố vấn chỉ đạo của ông Cẩn lại có vẻ bình thản vì không ai ngờ thảm hoạ sẽ xảy ra. Cho đến lúc ấy Văn phòng của ông Cẩn không có một liên lạc nào với Trung ương. Từ Thiếu tướng Nghiêm đến ông Hồ Đắc Thương, ông Cẩn và bộ Tham mưu ai cũng chỉ lo sợ một điều là Đài Phát thanh bị chiếm và một khi bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang được phát thanh thì coi như mấy tai hoạ cùng ập đến cho mấy ông lớn, vì bài thuyết pháp đó như trên đã viết công kích chính quyền mạnh quá và tất cả đều sợ trách nhiệm đối với Tổng thống.

Thực nếu không sử dụng quân đội thì lực lượng an ninh thành phố Huế không thể nào giữ nổi Đài Phát thanh. Ai có mặt trong đêm 8-5 mới thấy rõ sức mạnh của quần chúng. Sức mạnh đó khi được khơi động bằng lý tưởng tôn giáo và được hướng dẫn bởi một số huyền thoại lãnh tụ thì đó là sức mạnh của giông bão.

 

Chương 13: Tiếng nổ rung chuyển cả nước

Chiếc xe cơ giới của Thiếu tá Sỹ tiến đến gần Đài phát thanh khoảng 50 thước, bỗng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo là những tiếng nổ khác. Lúc ấy là 10g30.

Xe của ông Sỹ quay khựng lại, 1 hạ sĩ quan la lớn “Nổ, Thiếu tá coi chừng Việt cộng Thiếu tá” Ông Sỹ rút khẩu Colt 12 cầm tay, nói qua máy nghe “Nghe đây, nghe lịnh Đại bàng đây”.

Theo sự mô tả của một số sĩ quan có mặt ở gần Đài lúc ấy thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả, thứ ánh sáng từ tiếng nổ phát ra giống như một tia sét và trong đời binh nghiệp của họ thảy đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy.

Sau tiếng nổ, ông Nguyễn Nghiễm cho biết cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn trong sự kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân. Bao nhiêu tiếng khóc kêu la. Các đường xung quanh Đài Phát thanh vốn nhỏ hẹp nên lại càng thêm tắc nghẽn. Đồng bào bỏ cả xe, guốc dép và tìm đường thoát thân. Trẻ con đàn bà khóc như ri. Ông Nguyễn Nghiễm đứng cách chỗ nổ khoảng 50, 60 thước, cảm tưởng của ông lúc ấy giống như người bị mất trí, người thì ngất ngư, hai mắt hoa lên, tay chân luống cuống không biết chạy đâu.

Sau tiếng nổ đầu, khoảng 4, 5 phút sau ông Nguyễn Nghiễm nghe thấy 3, 4 tiếng súng lục từ phía xe của Thiếu tá Sỹ và tiếng la lối của mấy quân nhân trên xe. Ông Nguyễn Nghiễm thấy tức nơi ngực, ông chạy khỏi Đài một quãng xa mới đứng dừng lại. Nguyễn Hữu Cang chạy thoát qua cầu Tràng Tiền. Khi tiếng nổ xảy ra, Nguyễn Hữu Cang ở ngay gần Đài. Tiếng nổ quá lớn làm anh xây xẩm và lảo đảo. Một mảnh thịt người văng tung vào mặt Nguyễn Hữu Cang, cho đến nay Nguyễn Hữu Cang vẫn không thể xoá nhoà được cảnh tượng bi thương hôm ấy.

Trong khi đồng bào xô đẩy nhau chạy thoát thân, đồng bào luôn luôn được nghe tiếng người ta hô hoán “Chạy lẹ đi, nó bắn chết hết bây giờ”. Hoặc những tiếng la lối như “Bà con chạy lối ni… đồng bào đừng về lốí nớ… Đặng Sỹ nó đang cho xe cán đồng bào ở lối nớ…

Đám đông quần chúng đã hỗn loạn lại càng thêm hỗn loạn.

Về phía Thiếu tá Sỹ, khi nghe hai tiếng nổ, ông hét lên qua máy nói: “Việt cộng phá Đài, nghe tôi. Nghe tôi Đ ại bàng đây Việt Cộng tấn công Đài “.

Dứt lời ông Sỹ rút “Colt 12” bắn chỉ thiên ba phát theo hiệu lệnh. Thiếu tá Sỹ lại ra lệnh: “Việt Cộng tấn công đài, áp dụng lệnh Đại bàng”.

Lệnh trên được truyền ra, thế là 10 tay súng được chỉ định từ trước đều giơ cao nòng súng lên không trung và nhả đạn. Họ chỉ được phép bắn chỉ thiên mà thôi. Đồng thời lúc đó, các quân nhân sử dụng lựu đạn MK 3 cũng đồng loạt cho nổ qua 15 địa điểm khác nhau. Có anh ném MK 3 xuống phía bờ sông. Có anh ném trong sân trường Văn khoa, có anh ném gần ngay câu lạc bộ thể thao.

Quân đội bắt đầu chuyển dịch và bắt tay vào hành động. Xe của Thiếu tá Sỹ đứng trước Đài. Chao ơi cảnh tượng thê lương chưa từng thấy. Không một xác chết nào được toàn thây. Có nạn nhân, đầu bị thổi bay cách Đài cả chục thước, cẳng giò cũng bay đi đâu mất tiêu, gan ruột phèo phổi bay lên cả cành cây, tung toé ra khắp nơi, tất cả cửa kính của Đài bị bay đi hết. Cảnh tượng ấy theo những người chứng kiến, có thể nói không bút nào tả hết được sự thê lương. Tiếng nổ đó không do mảnh mà chỉ do hơi. Sức hơi ép ước khoảng tương đương với 5 kílo thuốc nổ TNT. Nạn nhân chết không do mảnh mà do hơi ép. Sức hơi ép ấy làrn nạn nhân tan xác. Trung sĩ Tư đến cách Đài 30 thước bỗng dưng đứng khự ng lại, hô thấtthanh: “Bớ đầu người ta đây nè ” Một chiếc đầu nạn nhân ở ngay dưới chân ông ta. Theo ông Tư chiếc đầu đó không còn là đầu người nữa. Ông ta chỉ thấy hàm răng dính vô một mảng thịt.

Một loạt liên thanh nổ lên trời. Thiếu tá Sỹ Colt 12 cầm tay, mặt thất sắc nói không ra lời, ông cố ra lệnh cho thuộc viên “coi chừng, nó có thể tấn công Đài bây giờ”. Sau đó…ông Sỹ vào thẳng bên trong Đài. Vừa trông thấy Thượng tọa Trí Quang, ông Sỹ đã mất bình tĩnh nói lớn: “Làm sao thế này. Sao có người chết như thế này”. Những người có mặt trong Đài lúc ấy đều tỏ ra lo sợ và mất hết tinh thần. Ông Đẳng mặt tái xanh ngơ ngác. Tại hoạ xảy ra bất ngờ quá không ai tưởng tượng nổi. Thượng tọa Trí Quang cũng vậy thảy đều không giữ được bình tĩnh. Thượng tọa Trí Quang chắp tay vào nhau như nguyện cầu nói trong cơn lo âu: “tôi không ngờ lại xảy ra như thế này”. Thiếu tá Sỹ bảo Thượng tọa Trí Quang: ”Thày phải chịu trách nhiệm về những hậu quả đã xảy ra như thế này”. Ông Sỹ lại dằn giọng nhắc lại: “Tại sao lại xảy ra như thế này?”.

Trung tá Thưởng Giám đốc Nha Công an Tư pháp như không nén được cơn tức giận. Ông lừ mắt nhìn mọi người rồi nói với Thượng tọa Trí Quang: “ông phải chịu hết trách nhiệm ” – Ông Thưởng lại nói: “Ai gây ra tai hoạ thì phải chịu hết trách nhiệm ” – Lúc ấy, Thượng tọa Thiện Minh đứng bên Thượng tọa Trí Quang với một thái độ khá ôn tồn và khiêm tốn nói với Thiếu tá Sỹ cũng như Trung tá Thưởng “Chuyện đã xảy ra như thế này, thì không biết nói sao. Tôi xin chịu hết trách nhiệm “.

Lúc bây giờ chung quanh Đài không còn một ai ngoài quân đội và nhân viên công lực. Đồng bào đã chạy dạt sang bên kia cầu và đang tụ tập ở phía chợ Đông Ba khoảng 5, 7 trăm người. Những nạn nhân bị thương được chuyển gấp đến nhà thương Huế. Nạn nhân bị tử thương ngay lúc đầu đã không có cách nào để nhận ra, có bao nhiêu người nam hay nữ, già hay trẻ vì như trên đã viết, nạn nhân chết không toàn thây, da thịt bay tứ tung.

Lúc ấy một viên chức Mỹ đến đây để lo chụp hình quay phim, nhưng bị nhân viên công lực đuổi khỏi. Vợ chồng bác sĩ Wuff người Đức thuộc Đại học Y khoa Huế tìm cách vào trong Đài xin để săn sóc nạn nhân nhưng bị từ chối. Chính bác sĩ Wuff này đã lanh tay chụp được mấy tấm hình, một vài chiếc xe cơ giới của Bảo an lúc ấy đang đậu ngay trước Đài (nội sáng 9-5 tấm hình này đã được gởi về Sài Gòn và mấy ngày sau xuất hiện trên báo chí Tây Đức, Pháp, Mỹ. Một chi tiết cần lưu ý là năm 1965, ba bác sĩ người Đức của Đại học Y khoa Huế trong đó có bác sĩ Wuff người đã chụp hình và ráp nối hình đêm 8-5-1963 đều bị an ninh của sư đoàn I dưới thời tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh trong một cuộc hành quân tại khu Nam Đồng đã khám phá được tài liệu mật, cho biết rằng 3 bác sĩ người Đức trên đây đều là người Đông Đức, vượt qua Tây Đức và là những điệp viên Cộng sản thuộc loại quốc tế. Nhưng lại có giả thuyết cho rằng họ thuộc loại gián điệp).

Khoảng 11 giờ đêm đồng bào Phật tử lại nhốn nháo, người thì lo tìm các Thày bị bắt, người thì xốn xang không biết nạn nhân có phải là vợ con mình hay không. Đồng bào tìm cách vượt qua cầu Tràng Tiền tiến sang Đài Phát thanh. Cầu Tràng Tiền lúc đó ngổn ngang không biết bao nhiêu guốc dép. Không khí bỗng dưng sôi nổi. Một Phật tử từ phía Đài sang bên Đông Ba kêu gọi đồng bào phải có thái độ ngay, vì các Thày bị bắt rồi và xe tăng cán người ta chết nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Thế là trong cơn hăng say, một số đồng bào lại kéo nhau qua Đài.

Ông Nguyễn Văn Đẳng lo âu lắm, bảo với Thiếu tá Sỹ: “Việc đã xảy ra như vậy rồi, Thiếu tá cứ an tâm, tôi sẽ trình với Tổng thống về vụ này”. Đám đông tiến về phía Đài bắt đầu sôi dộng, nhiều tiếng la ó. Thiếu tá Sỹ thấy vậy chạy vào mời Thượng tọa Trí Quang ra coi và nói: “Thày nhìn kia, bây giờ mà còn làm tới nữa. Thày bảo bọn họ về ngay đi, đừng làm cái trò đó nữa”. Thượng tọa Trí Quang vui vẻ nhận lời và nói với các Phật tử: “Các con về đi. Các Thày không sao cả”. Đám đông nghe thèo lời tự động kéo về nhưng trong lòng rất dao động, bất mãn và ai cũng nóng ruột muốn tìm hiểu xem có bao nhiêu nạn nhân bị gục ngã.

AI LÀ THỦ PHẠM

Giới chức chính quyền Thừa Thiên bắt đầu lo sợ không biết giải quyết như thế nào và thượng cấp sẽ tỏ thái độ ra sao. Hầu hết đều yên trí rằng đây là một vụ do Cộng sản chủ động. Việc cấp thời lúc ấy là cho di tản các nạn nhân bị thương vào bệnh viện.

Mặt khác, nhân viên hữu trách cho người đi lượm từng mảnh thịt, từng khúc xương, từng bàn chân của nạn nhân bị tử nạn. Theo Đại uý Minh trong số nạn nhân này có một thiếu nữ đã chịu phép rửa tội theo đạo Thiên chúa. Suốt đêm mùng 8 nhân chứng Nguyễn Hữu Cang cũng như ông Nguyễn Nghiễm và nhiều lãnh đạo Phật tử đã gần như thức trắng đêm, vừa hoang mang lo âu vừa căm tức chánh quyền đã gây ra vụ nổ đó. Lại có nguồn tin loan truyền trong giới Phật tử là Thiếu tá Sỹ đã cho xe thiết giáp “đằn” Phật tử và ném lưu đạn vào Phật tử.

Trong khi đó tại Bộ Tham mưu Tiểu khu từ Thiếu tá Sỹ đến Đại uý Phu, Đại uý Lược không dấu nổi sự lo âu. Người trong cuộc cũng không hiểu đầu đuôi ra thế nào. Hai tiếng nổ từ đâu? Do ai? Cảm tưởng đầu tiên của họ là bàng hoàng. Tiếng nổ lạ tai quá cũng không giống như plastic, lựu đạn lại càng vô lý. Nhưng không ai có thể suy đoán ra được. Người nghe tiếng nổ đầu tiên là ông Sỹ cũng như một số sĩ quan và binh sĩ trên xe cũng như đi sau xe. Họ đều bị chói tai và áp lực của tiếng nổ làm cho họ không còn phản ứng lúc đầu và ngực như bị một vật gì rất nặng đập ngang.

Có điều lạ là sáng hôm sau ông bác sĩ Wuff đã có một số hình ảnh về vụ nổ, trong đó có tấm hình xe cơ giới đang “đằn” qua đồng bào Phật tử. Một số hình này bác sĩ Wuff trao cho Bác sĩ Lê Khắc Quyến. Ngày 9, ông Quyến cấp tốc về Sài Gòn.

Ai gây ra tiếng nổ? Trong phiên toà xử Thiếu tá Đặng Sỹ, các chuyên viên quân cụ đã có dịp phân tích các loại chất nổ như M.26…MK.3…Giả thuyết về M.26 đã bị loại – giả thuyết MK3 mặc dầu toà đặc biệt lưu ý nhưng cuối cùng cũng bị loại. Như trên đã viết MK.3 có thể làm cho người chết được vì áp lực hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là trong một khoảng trống. Mà nơi phát ra tiếng nổ thì nền xi măng lại chỉ lõm xuống không sâu bao nhiêu.

 

Chương 14: Thủ phạm mang tên Scot

Mãi sau này, năm 1966 trong cuộc hành quân ở Nam Đồng, Đại uý Scot (Cố vấn của tiểu đoàn 1/3 – từ năm 1965 ) mới cho biết về một sự thật.

Dạo ấy năm 1965, miền Trung đang bắt đầu sôi động và ngút ngàn trong ngọn lửa Phật giáo đấu tranh. Trong một buổi mạn đàm Đại uý Bửu nói chuyện trăng gió mây nước với Đại uý Scot rồi hai người “bắt” qua chuyện Phật giáo tranh đấu. Đại uý Scot, nói đại ý:

“Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này”.

Ông Bửu hỏi:

” Tại sao lại không thể thành công?”.

Đại uý Scot đáp: “Phật giáo không tạo được những yếu tố ñeå thành công như năm 1963″

Đại uý Bửu hỏi: “Đại uý muốn nói tới những yếu tố nào? ”

Đại uý Scot nói: “Những yếu tố không phải do Phật giáo có thể tạo được”.

Đại uý Bửu: “Đại uý muốn nói đến tiền bạc hay khí giới tinh thần “.

Đại uý Scot đáp: “Khí giới tinh thần thì Phật giáo có đấy chứ, nhưng không dễ gì thành công vì không được đồng minh ủng hộ”.

Đại uý Scot lại nói: “Hoa Kỳ đã giúp cho Phật giáo nhiều yếu tố để thành công trong vụ 1963“.

Đại uý Bửu nói: “Bây giờ Hoa kỳ sẽ không còn giúp đỡ Phật giáo nữa? “. Đại uý Scot: “Bây giờ thì tôi không biết, nhưng vụ 1963 tôi biết rõ”.

Đại uý Bửu lấy làm ngạc nhiên tại sao một Đại uý như Scot lại có thể am tường nội tình Phật giáo Việt Nam như vậy. Đại uý Bửu hỏi tiếp: “Năm 1963 Đại uý ở đâu?”. Scot không đáp thẳng vào câu hỏi và tựa hồ trong lòng ông còn ẩn giấu bao nhiêu điều bí mật. Sau đó Scot tâm sự: “Tôi hiểu rõ Phật giáo ở đây, có thể còn hơn cả các anh. Tháng 5-1963 tôi ở Đà Nẵng. Tôi trở ra Huế một ngày trước khi vụ nổ xảy ra tại Đài Phát thanh Huế”.

Đại uý Bửu hỏi ngay: “Như vậy thì Thiếu tá Đặng Sỹ Phó Nội an cho nổ?” Scot đáp: ‘ Làm gì có chuyện đó, tội nghiệp cho ông ta. Bây giờ ông ấy đang bị tù phải không? ” Đại uý Bửu: “Hiện Thiếu tá Sỹ đang bị cầm tù. Ông ấy bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử tại Đài phát thanh”

Lời Scot: “Không ai nói thẳng sự thật để bênh vực ông ấy? ”

Đại uý Bửu hỏi: “Vậy anh có tin là Thiếu tá Sỹ là thủ phạm vụ nổ tại Đài Phát thanh không?”

Đại uý Scot nói: “Thiếu tá Sỹ cũng chỉ là một nạn nhân”.

Hỏi: “Theo Đại uý ai là thủ phạm trong vụ này?”.

Đại uý Scot lắc đầu, chuyện còn dài lắm. Tôi sẽ kể cho anh nghe.

Trả lời tiếng nổ thuộc về loại nào, Đại uý Scot nói: “Tại sao người ta lại tin đó là tiếng nổ của plastic Việt cộng và lựu đạn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa?

“CÚ SCOT“

Đại uý Bửu chính là em họ bên vợ của Thiếu tá Sỹ ông cố bám sát Scot và tìm lời dò hỏi xem đầu giây mối nhợ như thế nào. Lúc đầu Scot thổ lộ rằng chính người bạn của ông là một nhân viên CIA đã làm vụ đó. Scot mô tả chất nổ đó là một chất đặc biệt của Trung ương Tình báo Mỹ. Thể tích của nó không lớn hơn bao quẹt và có riêng bộ phận để điều khiển. Bộ phận này sẽ “căn giờ” chừng nào nổ.

Ít lâu sau, do nhiệt tâm tìm hiểu của Bửu, Đại uý Scot đã phanh phui tất cả sự thật, ông ta có lẽ vì “lương tâm ” xúc động cho nên tâm sự rằng, chính mình đặt thứ khí giới đặc biệt đó tại Đài Phát thanh.

Scot hay ai cũng chỉ là một thứ thừa hành. Ai ra chỉ thị? Washington hay Toà Đại sứ hay ông trùm CIA? Hay Đại tướng Richarson? Dưới thời Tổng thống Kennedy, tổ chức Việt Nam Task Force được coi như có thẩm quyền mạnh nhất trước các quyết định về Việt Nam do Hilsman cầm đầu. Ngay từ năm 1962, Hilsman đã chủ trương lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và người Mỹ phải có thái độ tích cực hơn đối với các vấn đề Việt Nam, có nghĩa là Mỹ phải trực tiếp can dự vào cuộc chiến, Mỹ phải nắm quyền chủ động tại chiến trường Việt Nam. Hilsman không phải nhân viên tình báo chuyên nghiệp nhưng trong quá khứ ông là một cộng tác viên tích cực của CIA.

Hilsman thuộc giới trẻ và khuynh hướng tự do (ông đã công khai chống đối Đại sứ Nolting và chịu sự chi phối của một số ký giả Mỹ cho rằng Đại sứ Nolting quá nhu nhược với chính quyền Ngô Đình Diệm và cũng lên án Nolting đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm mua chuộc). Đã từ lâu phe Hilsman chue trương thay thế Đại sứ Nolting. Ông Nolting lại là một nhà ngoại giao thuần túy. Ngôn ngữ, cử chỉ của ông có vẻ Tây hơn Mỹ. Ông bị ảnh hưởng của văn hóa Pháp khá sâu xa. Sự thật là lập trường của Đại sứ Nolting là ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm và ông được coi là người Mỹ mềm dẻo nhất tại Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1963, Phòng Trung ương Tình báo tại tòa đại sứ Mỹ có khoảng 50 nhân viên (sau năm 1963 và cho đến nay số này đông vô kể) Đại tá Richarson là ông trùm CIA tại Nam Việt Nam lúc đó dưới quyền ông Smith. Nhưng Richarson lại tỏ ra đồng một lập trường với Đại sứ Nolting. Sau này ông Nhu tố cáo Richarson âm mưu đảo chính, ông Nhu tố sai, tuy vậy Richarson bị cấp tốc thay thế. Ông Nhu mất một Mỹ CIA ủng hộ. đấy cũng là một tính toán lầm của ông Nhu.

Nếu nói rằng CIA tại toà Đại sứ Mỹ chủ động vụ nổ tại Đài Phát thanh thì không đúng. Nhưng CIA không phải chỉ ở toà Đại sứ Mỹ mà họ có đường dây hoạt động biệt lập với phòng CIA của Đại tá Richarson và chỉ trực tiếp với Washington. Do đó, “cú Scot” tại Đài Phát thanh Huế cũng chỉ là một cú “chơi lẻ”.

Ngay từ những năm 1961, 1962 nhân viên Trung ương tình báo Mỹ đã gài người trong nhiều cơ quan như USAID kể cả những tổ chức văn hoá, giáo dục.

Nhờ vậy,CIA đã thừa khả năng nhân sự để chơi những “cú lẻ” tương tự như trên.

Người ta tự hỏi rằng, hà tất gì CIA phải nhập cuộc như vậy qua vụ nổ Scot tại Đài Phát thanh Huế? Câu chuyện thật dài dòng phức tạp và khó có thể kết luận cho vấn nạn trên đây nếu không có căn cứ theo những diễn biến trong cuộc bang giao Việt Mỹ 1964 cùng những toan tính của Mỹ trong chiến lược của họ tại Việt Nam. Giới chức Mỹ nhất là phía CIA đã thuộc lòng phương thức này: Những lãnh tụ Á đông phải dùng bạo lực mới có thể đánh đổ họ xuống được.

Nhưng lúc ấy không ai nghĩ CIA nhúng tay “tinh vi” như vậy mà người ta nhất định cho rằng Cộng sản làm vụ này.

Riêng ông Cẩn trước cái hoạ như vậy và khi nghe tường trình nội vụ rồi im lặng triền miên nhưng đành bất lực không biết phải giải quyết như thế nào. Theo Đại uý Minh đã có 3 ý kiến được nêu lên như sau:

1- Đã xảy ra như vậy thì làm tới luôn. Sáng ngày 9, ban hành lệnh giới nghiêm tại thành phố. Đồng thời cô lập giữa chùa Từ Đàm với các cán bộ Phật tử. Trong khi đó cơ quan an ninh sẽ truy lùng những thành phần Việt cộng khả nghi từ bấy lâu nay.

2- Nếu không giải quyết theo cách một thì cấp tốc phải tìm tới gia đình các nạn nhân để điều đình thu xếp ổn thoả và bồi thường xứng đáng.

3- Cách hai không đồng ý thì phải thương thuyết với mấy thày chùa Từ Đàm và nhờ các thầy xoa dịu đồng bào Phật tử và đồng thời sẽ bồi thường nạn nhân một cách đầy đủ.

Cả 3 phương thức giải quyết đưa ra ông Cẩn không có một thái độ nào rõ rệt. Ông Cẩn ra lệnh cho Toà Đại biểu đánh điện cấp tốc về Sài Gòn để xin quyết định. Một việc nóng bỏng như vậy nhưng mãi hai ngày sau Sài Gòn mới phái ông Bùi Văn Lương Bộ trưởng Nội vụ ra Huế tìm cách giải quyết tại chỗ.

Trong số những phương thức dược đưa ra để giải quyết có một phương thức khá nguy hiểm. Hoàng Trọng Bá cho rằng, ngoài việc giới nghiêm toàn thể ngày 9-10 chính quyền phải cho mời ngay Thượng tọa Trí Quang và Thiện Minh vì ai cũng biết hai vị này là nòng cốt của Giáo hội Phật giáo miền Trung. Ý kiến ấy như thế này:

“Ông Cố vấn (tức ông Cẩn) sẵn “hồ sơ tối mật” của hai thày (ông Cẩn có thể dùng những hồ sơ đó như một điều kiện giao tế) và cho rằng khi đã nắm được những “a tu” cua mấy vị tất sẽ dễ dàng khu xử và những cái gọi là “bí ẩn” trong đời sống cá nhân cùng những hoạt động từ năm 1945-1955. Ý kiến trên căn cứ theo đó xin với ông Cẩn cho an ninh “mời” ngay hai thầy lại và sẽ đưa ra điều kiện để doạ: Hồ sơ hai thầy như thế, như thế, hoạt động quá khứ như vậy…như vậy. Do đó, 1 là mấy thầy bỏ qua nội vụ và để chính quyền lo việc bồi thường. Hai là nếu không chính quyền sẽ bắt giữ rồi công khai hoá “hồ sơ tối mật” đã nắm giữ từ dạo năm 1956 trong khi đó chính quyền sẽ dùng phương thuật “phóng tại hoá thu nhân tâm”, bồi thường nạn nhân xoa dịu Phật tử, mua chuộc các thày khác”.

Ý kiến trên có vẻ bá đạo, nhưng Hoàng Trọng Bá tin chắc chắn sẽ có hiệu nghiệm. Cuối cùng lại không được chấp nhận.

Sáng 9-5 Đại uý Minh túc trực tại Văn phòng chỉ đạo từ sớm. Ông Cẩn chỉ thị tìm mọi cách giải quyết sao cho êm đẹp.

Về phía Phật giáo tại chùa Từ Đàm thì ngay đêm 8, sau vụ nổ, nhiều Thượng tọa cũng dao động không biết sự thể sẽ xảy ra như thế nào. Hầu hết đều ngán thứ “uy quyền” trong tay ông Cẩn (trên thực tế uy quyền đã suy giảm từ năm 1961) cho nên không một Thượng tọa, Đại đức nàođủ bình tĩnh để trù tính kế hoạch cho ngày hôm sau ngoại trừ một hai thày đã có mưu kế riêng.

Mấy Thượng tọa lại lo sợ chính quyền sẽ áp dụng biện pháp mạnh, và có thể tan rã hàng ngũ mà các thày đã dầy công xây đắp từ mấy chục năm qua. Riêng Nguyễn Nghiễm trong thâm tâm nghĩ rằng, sẽ có sự bắt bớ vào sáng mai và ông đã trù tính trốn nếu sự thể không êm. Nhưng lại có một khuynh hướng tích cực khác cho rằng, phải lợi dụng ngay biến cố này để làm lớn chuyện. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở. Đứng đầu khuynh hướng này là Thượng tọa Thiện Minh.

Theo Nguyễn Nghiễm, Thượng tọa Trí Quang tuy là người lên tiếng và phát động đầu tiên (qua bài thuyết pháp) nhưng ngay từ ngày 7đến ngày 9 vai trò của Thượng tọa Thích Thiện Minh mới là quan trọng và chủ động. Vì Thượng tọa này có lập trường dứt khoát cho rằng, phải lợi dụng ngay biến cố đẫm máu kể trên để hướng đồng bào Phật tử về một mục đích sống chết cho đạo pháp. Việc đầu tiên, nếu như ngày 9 êm xuôi thì phải đứng lên, thời cơ đã đến.

Sáng 9-5, chính quyền lo sợ bên chùa Từ Đàm sẽ làm tới, nên ông Cẩn muốn dùng “tấm tình cố tri” với mấy thày để giải quyết. Song nội bộ chùa Từ Đàm tuy đoàn kết nhưng ý kiến rất phân tán, do dự và không ai ngờ phía ông Cẩn lại mềm dẻo như vậy.

Trụ cột là ông Cẩn. Và chính quyền địa phương chỉ chờ đợi sự giải quyết của ông Cẩn thì ông Cẩn lại không có một quyết định nào. Mọi sự đều nhờ Trung ương. Suốt buổi sáng ngày 9, ông Cẩn rất bận rộn: nào là tiếp Thượng tọa Trí Quang, nào là tiếp các giới chức liên hệ. Ông Cẩn vẫn không tìm ra được phương thức nào thu xếp ổn thoả. Một cách đơn giản nhất, ông Cẩn chỉ dùng tiền mua chuộc những người liên hệ và mặt khác cho người tiếp xúc riêng với các gia đình nạn nhân để dàn xếp.

Về phía Từ Đàm, chỉ cần một buổi sáng “tiếp xúc và hoà hoãn” đã trắc nghiệm được phản ứng của phía chính quyền và thấy rằng, chính quyền không dám làm tới, do đó cần phải bắt tay hành động. Việc đầu tiên là phải yêu cầu chính quyền trả xác các nạn nhân về chùa Từ Đàm để nhà chùa lo phần ma chay chôn cất.

Lời yêu cầu này không được thoả mãn vì phía ông Cẩn đã lượng tính được hậu quả và biết thế nào cũng có biến chuyển rất nguy hiểm nếu phía Từ Đàm tổ chức chôn cất nạn nhân.

Trong khi ở Huế còn đang giằng co dàn xếp thì tại Sài Gòn vẫn có vẻ yên tĩnh lắng đọng. Tại dinh Gia Long, khi nhận được tin về vụ nổ Đài Phát thanh Huế, Tổng thống Diệm vẫn yên trí rằng Cộng sản len lỏi vào, sách động và gây tiếng vang để quy tội cho chính quyền đàn áp Phật giáo.

Ngày 9 và ngày 10, ông Tổng thống vô cùng đăm chiêu. Nguồn tin và báo chí ngoại quốc – nhất là Mỹ, Pháp đều không đồng nhất. Tổng thống Diệm vẫn đinh ninh câu chuyện sẽ giải quyết êm đẹp, không có gì quan trọng gọi là đại sự. Phía Phật giáo tại Sài Gòn cũng chưa có một phản ứng nào khác hơn là xôn xao bàn tán và cũng mới chỉ biết biến cố qua báo chí dư luận và nhất là bản tin của Đài VOC, BBC.

Toà Đại sứ Mỹ qua ngày 9 và ngày 10 vẫn giữ thái độ yên lặng dè dặt. Ngay trong hàng lãnh đạo Phật giáo tại Huế cũng như Sài Gòn không ai ngờ rằng biến cố có thể lan rộng và trở thành cơn giông tố. Nếu như chính quyền Trung ương lúc đó có một quyết định dứt khoát để giải quyết cấp thời thì vụ Phật giáo cũng không nổ to và có thể thu xếp được ngay từ buổi đầu.

Trước một biến cố như vậy, không thể giải quyết bằng đường lối hành chính, luật pháp và công quyền, mà phải giải quyết bằng những biện pháp chính trị với tính cách uyển chuyển, thích nghi và thông suốt. Đằng này, Tổng thống Diệm lại chờ đợi giới chức Thừa Thiên báo cáo sau đó mới cử ông Bộ trưởng Nội vụ ra điều tra tại chỗ.

Biến cố tại Đài Phát thanh Huế sẽ không thể bùng nổ to nếu không có sự lợi dụng những mâu thuẫn giữa ông Ngô Đình Cẩn và Đức cha Ngô Đình Thục và nhất là nếu không có sự đổ dầu vào lửa của toà Lãnh sự Mỹ tại Huế. Một vài Thượng tọa thuộc phe “tích cực dấn thân” như Thượng tọa Trí Quang, Đôn Hậu vì có tình quen biết với ông Cẩn nên cứ làm tới trước hết, không phải là để “chơi” ông Cẩn mà có ý biểu dương lực lượng cho Đức Cha Thục coi. Sau khi trắc nghiệm thấy có thể làm được thì làm tới luôn. Lúc đầu, ông Cẩn lại chủ quan tin rằng:

Các thày chùa Từ Đàm nể ông và vì tình riêng ông sẽ không làm mạnh cho nên lập trường của ông Cẩn lúc đầu hết sức dè dặt và tìm mọi phương thương nghị. Đêm 9 ông Cẩn tâm sự với mấy nhân vật thân cận như Đại uý Minh, Hoàng Trọng Bá, Hồ Đắc Trọng: “Dù là Cộng sản nó gây ra như vậy thì mình cũng có trách nhiệm. Sáng nay thày Trí Quang gặp tui, thầy ấy có buồn phiền nhưng sau nói riết, thầy ấy cũng vui vẻ nhận lời thu xếp”.. Thực tế thì sáng 9-5, khi gặp ông Cẩn, thầy Trí Quang cũng không có gì là quá “găng”. Thượng tọa Thiện Minh lại quá “thâm trầm” nên không ai thấy rõ thầy Minh muốn gì, sẽ làm gì. Nhưng Thượng tọa Trí Quang có sự nóng tính và qua sự nóng tính đó đã nhiều lần thày Trí Quang biểu lộ sự bất mãn về Đức Cha Ngô Đình Thục cùng sự “hiện diện quyền uy” của Đức cha tại Huế. Điều mà chính ông Ngô Đình Cẩn cũng tỏ ra khó chịu và bất mãn. Bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang sáng 8-5 có ý nhằm vào Đức Cha Ngô đình thục hơn là chính quyền Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu.

Có nhẽ vì thế mà ông Ngô Đình Cẩn tỏ vẻ thờ ơ không lấy làm khó chịu về bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang và có nhẽ vẫn tin rằng, mình đã nắm được mấy thầy nên ông Cẩn đã từ chối ngay đề nghị của Hoàng Trọng Bá yêu cầu tung ra trước công luận một vài tài liệu “tổ chức” nọ. Tuy nhiên dù có tung tài liệu đó ra và tài liệu đó có đúng 10/ 10 đi nữa thì quần chúng đang hăng say cũng sẽ không tin tưởng gì vào tài liệu đó cuối cùng sẽ mang tiếng là dùng sức mạnh của nhà nước để chụp mũ.

Trong khung cảnh và thực tại của Huế lúc ấy chính quyền Thừa Thiên chỉ cần khôn khéo đôi chút thì đã dễ dàng xoa dịu được phản ứng nhất thời của quần chúng Phật tử. Nhưng từ Tỉnh trưởng đến đại biểu Chính phủ đã quá non nớt về chính trị và chỉ là cấp thừa hành về hành chính nên đành khoanh tay, trong khi đó phản ứng của quần chúng không được xoa dịu và càng ngày càng bị khích động do những nguồn dư luận “giật gân”.

Ngày 10-5 ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ được phái ra Huế để điều tra tại chỗ. Theo thông lệ và “truyền thống” của những nhà hành chính thì công việc điều tra đều dựa trên giấy tờ và nghe các cấp bộ hành chính điều trần. Do đó, ông Bùi Văn Lương vẫn lạc quan vì tình hình tại Huế không có gì trầm trọng, dân tình vẫn như thường. Ông Lương tiếp xúc với các giới liên quan như ông Nguyễn Văn Đẳng, ông Hồ Đắc Thương, Thiếu tá Sỹ, Trung tá Thưởng, chính quyền vẫn giữ nguyên luận cứ là Cộng sản đã gây ra thảm cảnh này. Buổi trưa ngày 10-5, trên đuờng từ toà Đại biểu qua dinh ông Ngô Đình Cẩn, ông Bộ trưởng Bùi Văn Lương gặp đoàn đại biểu tỉnh khoảng vài trăm thanh thiếu niên, hàng ngũ lộn xộn. Đại uý Minh trình bày cho ông Bùi Văn Lương về “nội dung” thành phần đoàn biểu tình đó, còn quá thưa thớt và hỗn tạp. Nhưng nếu ở xa chỉ nghe hai chữ biểu tình mà lại do Phật giáo đồ chủ trương thì cuộc biểu tình trở nên sôi nổi trong trí tưởng tượng của mỗi người. Riêng cuộc biểu tình ngày 10-5 giới an ninh báo cáo có ông Phó Lãnh sự Mỹ đi theo sau “quan sát”. Tất nhiên là ông đi trên vỉa hè. Sự hiện diện của ông Phó Lãnh sự Mỹ quả là một yếu tố khích động rất quan hệ đầy ý nghĩa. Nhưng chính quyền hồi đó vẫn tin tưởng quá nhiều nơi thiện chí của ông bạn đồng minh Mỹ. Phía Phật giáo cũng vậy, khi thấy giới chức cao cấp Mỹ ủng hộ cuộc tranh đấu của mình, không ai nghi ngờ thiện chí của họ.

Cùng ngày phái đoàn của Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hoà ra Huế thì chùa Từ Đàm cũng tổ chức mít tinh và đưa ra bản tuyên ngôn gồm 5 điểm. Bản tuyên ngôn trở thành căn bản và đối tượng chính yếu của Phật giáo năm 1963.

Với bản tuyên ngôn như vậy và kèm theo lời tường trình báo cáo của ông Bộ trưởng Bùi Văn Lương, Tổng thống Diệm tỏ vẻ tức giận cho rằng phía Phật giáo đòi hỏi quá đáng. Ông Tổng thống lại coi đây chỉ là một yêu sách của một khuynh hướng Phật giáo tại Sài Gòn, Tổng thống Diệm lại càng quyết định không thể nhượng bộ, vì từ ngày 10-15/6 giới lãnh đạo Phật giáo Sài Gòn vẫn còn tiêu cực, tuy có phản đối chính quyền qua bức công điện (cấm treo cờ) nhưng lại có vẻ hoà hoãn với chính quyền và đặt chủ trương một giải pháp ôn hoà trung dung. Trong khi đó Tổng thống Diệm lại chỉ quyết định tìm hiểu và nói chuyện với các vị lãnh đạo này tiêu biểu qua cư sĩ Mai Thọ Truyền, Thượng tọa Thích Thiện Hoa (chùa Ấn Quang) và Thượng tọa Tâm Châu (chùa Từ Quang).

Thực tế để giải quyết vấn đề vẫn là Huế làm chính quyền tại Sài Gòn vẫn tin tưởng là Huế không có gì đáng ngại. Sự thực hoàn toàn khác. Không khí tranh đấu tại Huế bùng nổ vào ngày 8-5 lắng dịu sau đó nhưng đang âm ỉ như những sóng ngầm. Chùa Từ Đàm đã quy tụ được một lực lượng quần chúng đáng kể và rất đáng ngại đó là các thành phần các bạn hàng tiểu thương tại chợ Đông Ba, các anh em công nhân xe đò, xích lô đạp, sau cùng là một thành phần nòng cốt gồm học tăng tại chùa Bảo Quốc nơi Thượng tọa Trí Quang và Thượng tọa Minh Châu đã được đào tạo. Các học tăng trở nên một lực lượng xung yếu. Thêm vào đó là tập thể sinh viên Huế. Mấy ngày đầu, tập thể sinh viên Đại học Huế im lặng và chỉ có sinh viên Phật tử tham dự, hơn nữa tháng năm đang vào hè và sinh viên đang dự thi. Nếu như chính quyền giải quyết ngay mấy ngày đầu thì lực lượng trên khó lòng có thể móc nối liên lạc với nhau được. Qua ngày 12, khi thấy chính quyền không đàn áp và chỉ có canh chừng, Huế bắt đầu vùng dậy và các lực lượng trên tự nó vốn phân tán nay liên kết với nhau và cùng hướng về đối tượng tranh đấu cho 5 điểm trong bản tuyên ngôn. Huế bắt đầu chuyển động.

Từ phía Từ Đàm Huế thay đổi thái độ. Thượng tọa Trí Quang gặp thẳng ông Ngô Đình Cẩn để thu xếp, mục đích làm thế nào chính quyền Trung ương thu xếp trực tiếp với giới lãnh đạo Phật giáo tại Huế mà không qua trung gian đại diện Phật giáo tại Sài Gòn.

Đề nghị này cũng hợp lý vì ông Cẩn từ lâu vẫn cho rằng Tổng giáo hội Phật giáo Việt Nam Cộng hòa phải là miền Trung, chùa Từ Đàm mới là đầu não.

Các thày chùa Từ Đàm khi được tin mấy Thượng tọa Tâm Châu, Thiện Hoa nhảy vào cuộc thì không khỏi lo ngại tiếng nói Phật giáo miền Trung sẽ không được chính quyền Trung ương tôn trọng. Sau khi đã công bố bản tuyên ngôn 5 điểm, chùa Từ Đàm đã nắm được nhiều yếu tố thuận lợi. Dù vậy cho đến ngày 15-5, khi Phật giáo Sài Gòn làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân, tại đài phát thanh Huế không hiểu từ một nguyên nhân sâu xa nào, các thầy chùa Từ Đàm bỗng nhiên thay đổi thái độ và trở nên hoà hoãn, muốn nói chuyện với Chính phủ. Ông Ngô Đình Cẩn thỉnh cầu với Trung ương yêu cầu điều đình trực tiếp với Huế qua hai Thượng tọa Trí Quang và Thiện Minh. Nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối đề nghị đó. Điều này làm ông Cẩn bối rối, khó xử. Cùng ngày 15-5, một phái đoàn Phật giáo đại diện Nam Tông và Bắc Tông vào yết kiến Tổng thống Diệm và đề đạt nguyện vọng. Kết quả là không đi đến đâu. Sài Gòn bắt đầu rậm rịch bùng lên đấu tranh của Phật giáo.

Ngôi sao Tâm Châu bắt đầu ló rạng. Một phong trào tranh đấu của Phật giáo tại Sài Gòn có đủ yếu tố để lớn mạnh và có đủ điều kiện để làm mạnh với chính quyền.

Trong khi Huế, cái đinh của biến cố lại bắt đầu mờ nhạt, không tạo được cơ hội để tranh thủ chính quyền Trung ương. Dù vậy, Huế vẫn nắm căn bản “pháp lý” qua tổ chức Tổng hội Phật giáo miền Nam Việt Nam mà hội chủ là hòa thượng Thích Tinh Khiết.

Ngày 20, hòa thượng Hội chủ đã đánh điện tín vào Sài Gòn và một số tỉnh để báo tin để tang và lễ cầu siêu cho các nạn nhân vụ nổ ở Đài phát thanh. Đó cũng là cách lên tiếng. Phía chùa Từ Đàm từ cuộc biểu tình ngày 10 đến ngày 21 cngx đã tự hiểu được rằng dù có cán bộ và quần chúng, Huế không thể đơn phương vận động một phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Về phía ông Cẩn qua trục giao liên Hà Thúc Luyện, Lê Trọng Quát, Lê Văn Nghiêm được biết rằng các thày chùa Từ Đàm tuy bên ngoài mạnh miệng tỏ ra cương quyết nhưng đã rất muốn “thương thuyết” để bảo đảm chủ lực Huế. Chính quyền Trung ương thì vẫn cố chấp “chỉ nói chuyện” với đại diện Phật giáo tại Sài Gòn. Do đó Thượng tọa Trí Quang đến gặp ông Cẩn rồi tự tay Thượng tọa viết một lá thư gửi Tổng thống Diệm nhờ ông Cẩn chuyển giao. Nội dung lá thư thật hoà hoãn, khiêm nhường.

Qua cuộc tiếp xúc giữa Thượng tọa Trí Quang giới Phật giáo Từ Đàm không đòi hỏi chính quyền phải thoả mãn ngay 5 điểm trong bản tuyên bố. Trái lại bên Từ Đàm đã hạ 5 điểm xuống còn 3 điểm và những điểm này đều có thể thoả mãn được, như: “Yêu cầu chính quyền bồi thường một cách xứng đáng cho nhũng kẻ chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải trừng phạt xứng đáng”.

Theo giới thân cận ông Cẩn thì nếu như chính quyền trung ương gặp trực tiếp giới Phật giáo chùa Từ Đàm thì mọi việc thu xếp cũng không có gì khó khăn. Tuy nhiên Phật giáo chùa Từ Đàm vẫn bị khích động qua khuynh hướng “cứ làm tới”. Cũng khuynh hướng này tuy chỉ là một thiểu số nhưng đã đóng góp vai trò chủ động và lấn át những khuynh hưởng ôn hoà. Thượng tọa Minh bắt đầu nao núng.

Sài Gòn chuyển động, dần dần trở thành trung tâm của biến cố. Trước hoàn cảnh này, các thầy chùa Từ Đàm đứng trước bài toán:

1) Phải làm mọi cách để có mặt tại Sài Gòn hoặc trực tiếp với chính quyền hoặc có thể nắm một phần chủ động trong những biến chuyển tại Sài Gòn. 2) Nếu không được như vậy, tạm thời thoả hiệp và thương nghị với chính quyền qua những đòi hỏi tối thiểu và nhượng bộ nhau. Thực tế sự xuất hiện của Thượng tọa Tâm Châu cũng như cư sĩ Mai Thọ Truyền sẽ làm nghiêng ngả Phật giáo nếu không nhanh tay hành động thì Phật giáo miền Trung sẽ bị lép vế, do đó nguyện vọng và đòi hỏi của Phật giáo miền Trung sẽ trở thành cái cớ thúc đẩy những tập thể đứng lên lãnh “công đầu”. Bởi vậy bằng mọi giá các Thượng tọa Trí Quang, Thiện Minh cũng phải nắm lấy thế chủ động và các vị này vẫn tin rằng ông Ngô Đình Cẩn sẽ bênh vực lập trường của Giáo hội Phật giáo miền Trung. Mà thực vậy, ông Cẩn tìm mọi cách thuyết phục Tổng thống Ngô Đình Diệm “tiếp kiến” riêng một phái đoàn Phật giáo miền Trung. Nhưng ông Cẩn không đủ tín nhiệm để thuyết phục đồng bào. Biến cố 8-5 tại Huế, Tổng thống Diệm lại chỉ theo sự tường thuật một chiều và chật hẹp của Đức Cha Ngô Đình Thục. Ngày 7-5 khi tình hình có vẻ căng thẳng, Đại tá Đỗ Cao Trí gặp riêng Đức cha Ngô Đình Thục rồi bay thẳng về Sài Gòn

yết kiến Tổng thống Diệm để trình bày nội vụ từ ngày đó cho đến khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu.

Tổng thống Diệm vẫn được nghe trình bày nội vụ từ một phía, tức phía Đức Cha Ngô Đình Thục và giới chức chính quyền, cho nên ông Tổng thống lại càng tin mình làm việc chính đáng đế tôn trọng quốc kỳ và thể thống quốc gia.

Một biến cố như vậy dáng lẽ phải cấp thời thu xếp cho êm đẹp vì càng kéo dài càng bất lợi.Và nó đã bất lợi thật: gần nửa tháng không giải quyết được gì. Biến cố đó đã đẻ ra bao nhiêu biến cố dây chuyền khác.

Chính quyền đã hết sức sai lầm khi ra lệnh cấm treo cờ, tuy cái lầm lẫn đó ở bất cứ một chính quyền nào thiếu sự cảnh giác cũng có thể mắc phải. Với một bộ máy công quyền thư lại quen làm việc chiếu lệ, điều đó có thể không đáng trách lắm trong bối cảnh một nước chậm tiến. Song điều đáng trách là khi chính quyền đã lầm lỗi lại không biết kịp thời khôn ngoan sửa chữa lỗi lầm, do đó mới bị tràn ngập bởi các biến cố. Lúc ấy chính quyền “túng thế” cho rằng phải cương quyết bảo về uy quyền nếu cần bằng biện pháp mạnh. Khi biện pháp mạnh được sử dụng (trong hoàn cảnh tràn ngập biến cố) thì chính những biện pháp mạnh đó lại nuôi dưỡng biến cố và chỉ là cách đổ dầu thêm vào lửa.

Nếu như Tổng thống Diệm nghe lời ông Cẩn và chấp nhận nói chuyện với các Thượng tọa miền Trung thì nội vụ đã không đổ vỡ lớn như vậy. Mặc dù, có sự yêu cầu được tiếp kiến của Thượng tọa Trí Quang, Tổng thống Diệm lại trả lời không tiếp kiến, không thu xếp với phía Từ Đàm, vì ông Tổng thống cho rằng một vấn đề địa phương như vậy một ông Đại biểu Chính phủ cũng đủ tư cách để thu xếp.

Qua ngày 20-5, chính quyền địa phương đành thúc thủ đợi lệnh thượng cấp. Chính quyền trung ương vẫn không có một đường lối dứt khoát trong việc giải quyết vì không dựa vào sự phân tích thực tế khách quan mà chỉ dựa vào ý kiến và xúc cảm chủ quan của mình.

Những ngày đầu của biến cố, phía Cộng sản mới chỉ lên tiếng chiếu lệ (tuyên truyền có lợi cho mình) nhưng Cộng sản đã bắt đầu điều khiển và phân tích thực tại khách quan của nội vụ để có thể nếu điều kiện thuận lợi nhất cho phép thì họ nhảy vào vòng. Trong khi đó, mấy ông CIA Mỹ “chìm” cố kết với báo chí Mỹ, Pháp qua các thông tấn và ký giả tại Sài Gòn để đóng vai trò hoạt náo viên có lợi nhất cho “đối phương” hành động.

Tại Sài Gòn ngày 21-5 một cuộc lễ cầu siêu tổ chức tại chùa Ấn Quang với sự tham dự của 5, 6 trăm tăng ni, cuộc rước linh từ rất trọng thể từ Ấn Quang qua Xá Lợi. Đó là dấu hiệu đầu tiên liên kết giữa các vị lãnh đạo Phật giáo ba miền Trung – Nam – Bắc. Trước đó, giới Phật giáo miền Nam vẫn còn e dè thận trọng tối đa. Theo giới thân cận tại chùa Xá Lợi cho biết, cư sĩ Mai Thọ Truyền là chỗ tâm giao với thượng tọa Thiện Hoà (Ấn Quang) mà Thượng tọa Thiện Hoà được coi là vị tu hành không có tham vọng thế tục, bản chất rất hiền hoà phước hậu và ghét chính sự đa đoan.

Cư sĩ họ Mai vốn là bạn thân của Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, ông lại là cựu Tổng thanh tra Hành chính Tài chính phủ Tổng thống,ông không muốn dính dáng chính trị với Phật sự. Đã từ lâu cư sĩ họ Mai không “hoan hỉ” cho lắm về mấy thầy tại chùa Từ Đàm. Có lẽ do kết quả từ những bất đồng ngấm ngầm qua một lần tham dự hội nghị Phật giáo quốc tế.

Trước biến cố 8-5, phía Xá Lợi tỏ ra thận trọng. Sau khi tiếp xúc với ông Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương (với tư cách riêng và tâm tình) giới đầu não Hội Phật học Nam Việt “cảnh giác” với một số bằng hữu ở chùa Xá Lợi nên họ cho rằng hãy coi chừng, chớ có nhẩy vào vòng không rồi mắc mưu ông Ngô Đình Cẩn. Họ đề cao cảnh giác như vậy vì vẫn hoài nghi và có mặc cảm với một số tổ chức do ông Cẩn đỡ đầu. Biết đâu từ biến cố 8-5 lại không có người của ông Cẩn nhân dịp biến cố này sẽ lợi dụng để tung một mẻ lưới lớn? Kinh nghiệm chính trị cho phép hoài nghi như vậy, vì trong những biến cố chính trị chính quyền biết đâu không cho những người nằm vùng để khuấy động.

Những ngày đầu của biến cố, Phó Tổng thống Thơ vẫn đứng ngoài lề có lẽ ông muốn tránh tiếng và có lẽ cũng không muốn dây dưa đến một vấn đề có liên hệ đến miền Trung (thuộc phạm vi ông Ngô Đình Cẩn).

Ngoài ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ có phận sự thu xếp Tổng thống Diệm còn uỷ thác cho bác sĩ Võ Vinh Hoa tìm cách dàn xếp riêng với trục thượng tọa Thiện Hoà và cư sĩ Mai Thọ Truyền, bác sĩ Hoa cũng là một y sĩ riêng của Tổng thống Ngô Đình Diệm (sau bác sĩ Bùi Kiện Tín) bác sĩ Hoa có nhiều liên hệ tình cảm với Thượng tọa Thiện Hoà cũng như cư sĩ Mai Thọ Truyền. Gia đình ông lại quen biết với Thượng tọa Trí Quang (qua gia đình ông Võ Văn Hoàng – Phòng Thương mại Sài Gòn). Bác sĩ Hoa sau những lần thăm dò đã trình rõ là cư sĩ Mai thọ Truyền vẫn giữ lập trường ôn hoà. Sở dĩ phải có thái độ với chính quyền vì không thể không chứng tỏ trong đoàn kết tương thân với Phật giáo miền Trung. Hơn nữa, cư sĩ Mai Thọ Truyền cũng là một thành phần lãnh đạo của Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Cộng hoà.

Về phía ông Ngô Đình Nhu thì như thế nào? Ông Nhu chỉ thực sự dấn mình vào biến cố sau khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu (11-6-1963)và từ đó ông càng trở nên quyết liệt chơi ván bài “được ăn cả ngã về không”. Trước đó gần như ông không tỏ một thái độ nào rõ rệt. Sau vụ Huế 2 ngày, hôm ấy hình như là thứ sáu, ông Nhu lên Đà Lạt. Lương Khải Minh có điện thoại cho ông Cao Xuân Vỹ nhờ ông Vỹ trình bày nội vụ cho ông Nhu hay “Toa tìm cách nói thêm nào cho ông Cố vấn rõ chuyện và nên tìm cách thu xếp cho êm đẹp không sẽ là một vấn đề nguy hiểm “.

Trên đường từ dinh ra phi trường trên xe chỉ có ông Nhu và Cao Văn Vỹ. Dịp này ông Vỹ đã tường trình cho ông Nhu rõ đầu đuôi sự cố. Ông Nhu tỏ vẻ buồn bực và nói: “Quyết định một việc vô chính trị như vậy mà không hỏi ý kiến ai (ý nói Tổng thống Diệm đơn phương quyết định một mình)”. Nhưng thật lạ lùng, thứ hai tuần sau khi trở lại Sài Gòn ông Nhu bỗng dưng thay đổi thái độ và trở nên cương quyết. Quả là khó hiểu. Có nhẽ ông bị bà vợ chi phối quá nhiều. Khi ở Sài Gòn một mình, thái dộ của ông ôn hoà và bực tức với biến cố mà ông cho rằng “thất chính trị”. Sau khi lên Đà Lạt với bà vợ 3 ngày bỗng dưng thái độ của ông thay đổi từ cực này đến cực kia.

Ngày 25-5 Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đưa ra bản tuyên ngôn đặt trên hai căn bản chính yếu:

1. Ủng hộ 5 nguyện vọng của Phật giáo qua bản tuyên ngôn 10-5-1963 (xuất phát từ chùa Từ Đàm).

2. Thề nguyền đoàn kết trong cuộc tranh thủ hợp pháp và bất bạo động để tranh thủ cho đến khi đạt được 5 nguyện vọng ấy.

Một loạt lễ cầu siêu được tổ chức theo giây chuyền từ chùa Xá Lợi đến Giác Minh và các chùa khác trong đô thành.

Trụ sở của Uỷ ban Liên phái đặt tại chùa Xá Lợi vì đây là một chùa lớn đồng thời cũng là trụ sở của chi hội Tổng hội Phật giáo miền Nam vì chùa Ấn Quang lúc ấy còn quá nhỏ. Chùa Từ Quang (nơi Thượng tọa Tâm Châu trụ trì) lại ở trong con hẻm (đường Phan Thanh Giản). Thượng tọa Tâm Châu trở thành Chủ tịch của Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo vì Thượng tọa được coi là một trung dung giữa “trục” Phật giáo miền Trung và các “phái” Phật giáo khác trong Nam. Sự xuất hiện của Thượng tọa Tâm Châu được coi là nhân vật thuận lợi cho nhịp cầu thông cảm giữa các tôn giáo phái lúc bấy giờ. Vả lại, trước năm 1963 và trong 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm Thượng tọa Tâm Châu được coi là vị tu hành theo đúng tôn chỉ của Đức Thế Tôn. Thượng tọa trụ trì trong một ngôi chùa nhỏ, hàng ngày dịch kinh sách và tu đạo Thượng tọa Tâm Châu không có liên hệ với chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng Thượng tọa cũng không phải là người chống lại chế độ đó. Trong chín năm, chính quyền Ngô Đình Diệm không có hoài nghi về Thượng tọa Tâm Châu. Trong kỳ bầu cử Tổng thống, ông Diệm có theo bác sĩ Tuyến đến thăm Thượng tọa Tâm Châu. Dịp này bác sĩ Tuyến ngỏ ý thỉnh cầu Thượng tọa chỉ ủng hộ liên danh Ngô Đình Diệm – Nguyễn Ngọc Thơ. Thượng tọa hoan hỉ nhận lời. Thích Tâm Châu trở thành Chủ tịch uỷ ban Liên phái Phật giáo, đạt được một lợi điểm đối với chính quyền, vì Thượng tọa cũng từng đứng trong phong trào liên tôn chống Cộng sản (năm 1945-1946). Thượng tọa lại là chỗ quen biết của Đức cha Lê Hữu Từ cũng như Linh mục Hoàng Quỳnh.

Tuy vậy sự xuất hiện của hai thầy Tâm Châu và Đức Nghiệp đã làm cho một số người tại Huế không vừa ý, vì vậy hiển nhiên là tiếng nói của Phật giáo miền Trung không được tôn trọng theo đúng tư thế (vì Huế mới là khởi điểm của biến cố). Nhận biết được cái lợi cho chính quyền nếu tìm cách đưa được các thầy Từ Đàm vào Sài Gòn và đích thân tham dự Uỷ ban Liên phái hòng có thể cân bằng “cán cân ảnh hưởng và thế lực”, Lương Khải Minh tìm cách thuyết phục Tổng thống Diệm chấp thuận đưa các thầy Huế vào Sài Gòn để tham dự cuộc nói chuyện trực tiếp với chính quyền. Ai cũng có thể làm được việc giao liên móc nối này? Lương Khải Minh đề nghị bác sĩ Trương Khuê Quan (Giám đốc Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng) đảm nhận công việc.

Ngày 30-5 các cấp lãnh đạo 6 tập đoàn Phật giáo thi hành chỉ thị của Hoà thượng Hội chủ Tổng hội Phật giáo miền Nam Việt Nam tuyệt thực 48 giờ kể từ lúc 4 giờ cùng ngày. Tổng đoàn sinh viên Phật tử từ Huế gởi tâm thư cho các Sinh viên toàn quốc hô hào ủng hộ cuộc tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, đồng thời gửi một bản kiến nghị lên Tổng thống Ngô Đình Diệm sau một phiên họp khoáng đại tại chùa Từ Đàm sáng ngày 31-5. Điều 4 trong bản kiến nghị có ghi: “Yêu cầu chính quyền ra lệnh triệt để đình chỉ những mánh lới trẻ con, thiếu trí thức của cán bộ đối với tín đồ Phật giáo trong cuộc tranh đấu. Vì chính những mánh lới đó không lừa bịp được ai mà chỉ làm mất uy tín của cán bộ và Chính phủ “. (Bản kiến nghị, có chữ ký của Đại diện 6 phân khoa và các trường như Cộng Đồng Mỹ thuật, Cán sự Y tế, Nữ hộ sinh quốc gia – Quốc gia âm Nhạc). Bản kiến nghị trên đây là dấu hiệu đầu tiên cho biết tập thể sinh viên và học sinh bắt đầu nhập cuộc. Đây cũng là lời phản kháng thứ nhất của giới sinh viên trong suốt 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm và cũng là lời lẽ xúc phạm nặng nề nhất vì trong 9 năm cầm quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm chưa hề nhận được một kiến nghị nào công khai bày tỏ sự phản kháng như vậy.

Trên thực tế, bất cứ một phong trào phản kháng nào của tập thể sinh viên dù lởn mạnh và rộng lớn đến đâu cũng không thể xoay chuyển được thế cuộc, không thể lật đổ được chế độ nếu như phong trào đó không gắn liền với một thái độ chống đối định hình khác. Nhưng đây lại khác, tập thể sinh viên, học sinh đã dễ dàng bị lôi kéo và phát động mạnh mẽ trong cuộc tranh thủ của Phật giáo và Phật giáo miền Trung lại có sẵn một khối vận động trong tập thể sinh viên Huế. Khối ấy tuy nhỏ bé (là tổng đoàn sinh viên Phật tử)nhưng lại có đủ yếu tố khích động và gợi cảm hứng tranh đấu cho tất cả tập thể. Sinh viên Huế nhận thức được tầm quan trọng của tập thể sinh viên nếu tập thể này nhập cuộc cho nên một vài nhân vật cận thân của Tổng thống Ngô Đình Diệm tìm mọi cách để thuyết phục Tổng thống giải quyết nhanh chóng.

Tập thể sinh viên trước năm 1963 tương đối thuần tuý. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc “ổn định” Đại học. Qua Tổng hội sinh viên Sài Gòn, tuy không phải là một thực lực nhưng chính quyền lúc ấy bằng cách này hay cách khác có thể nói đã “nắm” được Tổng hội. Tập thể sinh viên Huế không được tổ chức như Tổng hội sinh viên Sài Gòn nhưng lại quy tụ quanh uy tín của Linh mục Cao Văn Luận.

Sinh viên Huế trước 1963 được coi là chăm học, kỷ luật và hoạt động thuần tuý học đường. Bỗng dưng sinh viên hứng lên phản kháng, nhập cuộc. Lý do dể hiểu là họ bị xúc động qua biến cố 8-5, lại bị mặc cảm thụ động vì bấy lâu nay đã ỷ lại chính quyền, đồng thời người dẫn đạo sinh viên như Linh mục Cao Văn Luận thì nay Linh mục Luận “buông xuôi” không có ý kiến gì trong việc sinh viên phản kháng (dù là sinh viên Phật tử, mà Đại học Huế theo thành phần tôn giáo đa số là Phật giáo). Lý do sự buông xuôi của Linh mục Cao Văn Luận cũng dễ hiểu vì Linh mục luận tuy là chỗ thân tình sâu xa với ông Ngô Đình Cẩn và Tổng thống Diệm, nhưng Linh mục lại có nhiều mâu thuẫn “cá tính” với Đức Cha Thục (nhất là từ khi Đức cha Ngô Đình Thục trở về Huế trọng nhậm giáo hội tỉnh Thừa Thiên Huế). Lý do khác nữa là vì những mâu thuẫn giữa Công giáo và chính quyền. Đồng thời cũng vì “liên đới thiện cảm” với Phật giáo cho nên Linh mục viện trưởng Đại học Huế thế tất không thể chống lại những hành động phản kháng chính quyền và ủng hộ Tổng hội Phật giáo Nam Việt Nam của tập thể sinh viên. Cho nên sinh viên được “buông thả” dễ nhảy vào vòng.

Khi tập thể sinh viên nhảy vào vòng chiến, chính quyền nào cũng không thể không quan tâm đặc biệt. Vấn đề căn bản lúc ấy là phải giải quyết vụ phật giáo thì mới có thể làm xẹp được “phong trào” (lúc ấy hãy còn giới hạn) phản kháng của sinh viên.

Trong khi các khối quần chúng kể cả quần chúng Phật tử đang trong tình trạng thụ động, do dự hoặc tê liệt, giới lãnh đạo Phật giáo khó lòng có thể tạo dược một cuộc vận động lớn dù cho một đối tượng thiêng liêng tôn giáo. Vậy thì chỉ còn sinh viên là một khối “quần chúng” chọn lọc, tuy vô định hình trên lý thuyết nhưng trên thực tế sinh viên trở thành một khối có khả năng vận động nhờ môi trường sinh hoạt, nếp sống hàng ngày tương đối thuần nhất lại hiếu động, dễ tin, đầy nhiệt huyết.

Ngay từ đầu biến cố, chính quyền Ngô Đình Diệm đã có lợi điểm là tập thể sinh viên không tham dự, họ gần như bàng quan. Ở Huế từ ngày 8 đến 30-5, sinh viên Phật tử chỉ tham dự lẻ tẻ với tư cách Phật tử.

Khởi đầu từ tháng 6, vì không giải quyết mau chóng và quá kéo dài biến cố cho nên chính quyền mất lợi điểm trên khi tập thể sinh viên đứng vào hàng ngũ tranh đấu của Phật giáo, đồng thời phía những người Cộng sản thì muốn thâm nhập tranh thủ trong cuộc tranh đấu này một cách hợp pháp và thuận lý cho nên họ đã lanh tay bố trí kế hoạch và khởi điểm của kế hoạch ấy là đi vào cửa ngõ bao giờ cũng bỏ ngỏ theo đúng tinh thần đại học.

Tiên liệu những khó khăn ấy và cái sức mạnh phức tạp vạn nan của khối sinh viên học sinh cùng với khối quần chúng “định hình ” Phật tử (một khi hai khối này liên kết) cho nên khởi đầu từ 22 tháng 5, một vài nhân vật thân cận của Tổng thống Diệm tìm cách “ổn định”. Mà ổn định trong một biến cố tế nhị và phức tạp như vậy thì phương thức chính trị phải được đặt thành trọng tâm hoạt động.

Ổn định trong trường hợp này không có nghĩa là tìm cách đối phó và chiếu lệ. Ông Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần “hoàn toàn” đồng ý với ý kiến và lập trường trên. Ông Thuần trình bày lại với Tỏng thống Diệm, ông Tổng thống không do dự gì cả và chấp thuận ngay nguyên tắc thương nghị và hoà hoãn với Uỷ ban Liên phái.

Vào một buổi sáng đầu tháng 6 khoảng 8 giờ 30 bác sĩ Tuyến được Tổng thống gọi điện thoại bảo vào dinh có việc gấp. Linh tính cho ông biết là đề nghị hoà giải chắc chắn đã được Tổng thống chấp thuận.

-Bây giờ anh tính sao?

Lời hỏi đầu tiên của Tổng thống Diệm. Bác sĩ Tuyến suy nghĩ ít phút rồi trình bày:

– Thưa Cụ bên phía Phật giáo cũng muốn hoà giải. Chuyện này cũng không có gì…kéo dài mãi sẽ bất lợi. Cộng sản nó sẽ len lỏi vô.

Tổng thống Diệm trầm ngâm. Vẻ mặt ông có vẻ lao lung lắm. Trong căn phòng quen thuộc ấy chỉ có ông Ngô Đình Thuần, bác sĩ Tuyến. Bẵng đi một dạo đã năm bảy tháng trời bác sĩ Tuyến mới vào dinh gặp Tổng thống cùng mục đích như ông Thuần. Tổng thống Diệm quay sang hỏi bác sĩ Tuyến:

– Ý anh thế nào?

Bác sĩ Tuyến trình bày thẳng vấn đề và những lợi hại của nó. Tổng thống yên lặng chừng năm bảy phút. Sau đó, bác sĩ Tuyến đưa ra đề nghị:

– Chính phủ nên chính thức cử người đại diện để nói chuyện trực tiếp với họ.

Tổng thống Diệm hỏi:

– Ai có thể đại diện cho Chính phủ? ôngThuần làm đi?

Ông Ngô Đình Thuần từ hồi nãy giờ vẫn ngồi yên im lặng.

– Để gìữ thể thống cho bên Phật giáo và cũng là cách tạo thông cảm dễ dàng cho việc thu xếp xin đề cử một người nào đó bề thế đại diện cho Tổng thống.

Tổng thống Diệm băn khoăn:

– Ai đại diện được bây giờ?

Ông Nguyễn Đình Thuần:

– Tôi thấy chỉ có Phó Tổng thống Thơ là có thể đủ uy tín để đại diện cụ.

Tổng thống Diệm đồng ý ngay:

– Ừ, ông Phó được đấy. Ông ( tức ông Thuần) cũng phụ vào.

Bác sĩ Tuyến trình bày qua một vài phương thức thành lập một Uỷ ban hoà giải. Tổng thống Diệm lại hỏi:

– Ai nữa chứ, chỉ có một ông Phó thôi à?

Đến đây thì bác sĩ Tuyến cũng như ông Thuần đều không dám đưa ra ý kiến đề cử ai. Tổng thống Diệm cũng như hai ông đều yên lặng lo âu đến 10 phút. Ông Tổng thống cũng không tự ý cắt cử ai.

Tổng thống Diệm bấm chuông gọi ông Ngô Đình Nhu qua để tham khảo ý kiến rồi cùng quyết định.

Vẫn một vẻ “lừng khừng” muôn thuở. Ông Nhu vào phòng Tổng thống hút thuốc lá, vẫn yên lặng. Tổng thống Diệm hỏi:

– Chú nghĩ sao về việc này?

Ông Nhu thủng thẳng đáp:

– Như thế cũng đuợc?

Tổng thống Diệm lại hỏi:

– Có ông Phó còn phải kiếm thêm ai nữa chớ?

Ông Nhu vẫn yên lặng, mãi một lúc lâu ông mới đáp:

– Việc này thuộc Bộ Nội Vụ thì đặt ông nội vụ vô.

Tổng thống Diệm đồng ý ngay. Thế là thành phần đại diện Chính phủ đã có ba người. Ông Phó Tổng thống Thơ, ông Nguyễn Đình Thuần và ông Bùi Văn Lương. Trong lúc đang bàn tính thì ông Nguyễn Đình Thuần được báo tin là Phó Đại sứ Mỹ xin gặp rất gấp. Đó là ông Phó Đại sứ Truhert. Vì Đại sứ Nolting đi vắng nên ông Phó thay mặt chuyển giao đến Chính phủ Việt Nam Cộng hoà 1 bức công điện của Chính phủ Hoa Kỳ. Bức công điện đó cho biết dư luận bên Mỹ rất bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa và gây khó khăn cho Chính phủ Mỹ qua vụ Phật giáo cho nên Chính phủ Mỹ hối thúc Chính phủ Việt Nam Cộng hoà phải sớm giải quyết cho xong cơn khủng hoảng này.

Ông Thuần trở vào phòng, trình Tổng thống bức công điện kể trên. Đọc xong vẻ mặt ông Tổng thống trở nên đăm chiêu. Mọi người lại trở về vấn đề cũ để quyết định thành lập một Uỷ ban đại diện Chính phủ nói chuyện với Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo.

Ông Thuần với tư cách Bộ trưởng Phủ Tổng thống lo trách nhiệm thảo các văn kiện chính thức liên quan đến việc thành lập uỷ ban Liên bộ này.

Về phía chính quyền như vậy đã xong. Bây giờ là đến tìm cách nào để đưa mấy thầy từ Huế vào để nói chuyện với chính quyền trong Uỷ ban Liên phái. Bác sĩ Tuyến đã trình bày những lợi điểm của việc này như sau: 1) Đưa mấy thày chùa Từ Đàm vào đây để thương nghị với Chính phủ trên một cấp bậc cao nhất (qua Phó Thơ) tức là xoa dịu tự ái địa phương của mấy thầy. 2) Huế mới là trung tâm của biến cố, nếu chữa được tận gốc thì mọi sự sẽ êm. 3) Mấy Thượng tọa như Thích Trí Quang, Thiện Minh được coi là thành phần nòng cốt của Tổng hội Phật giáo miền Trung. Khi đưa mấy Thượng tọa đó vào Sài Gòn tức là đã biệt lập được mấy Thượng tọa chủ chốt đó với quần chúng Phật tử.

Nhưng ai đi tiếp xúc cho tiện. Nhân vật này thật quan trọng vì phải hội đủ nhiều điều kiện mới có thể thành công trong sứ mạng. Tổng thống và ông Nhu dể tuỳ bác sĩ Tuyến và ông Thuần lựa chọn, bác sĩ Trần Kim Tuyến đề nghị bác sĩ Trương Khuê Quan và ông trình bày với Tổng thống và ông Nhu: “Ông Quan quen biết nhiều phía ngoài đó. Ông lại thuộc Bộ Quốc phòng nên mọi sự đi lại, di chuyển dễ dàng hơn mà lại không ai để ý”.

Đề nghị này được chấp thuận và sau đó ông Nguyễn Đình Thuần ký lệnh để bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế tiếp xúc với chùa Từ Đàm. Tổng thống Diệm thoả mãn với quyết định này lắm. Theo Lương Khải Minh, nếu không có những ngộ nhận và những cái vụn vặt tạo ra ngộ nhận và một vài “tai nạn” đáng tiếc thì Uỷ ban Liên bộ đã thành công và vụ Phật giáo không đến nỗi nổ to như vậy. Nhưng lịch sử chuyển vần lại không có chữ “nếu”, nếu như thế này, nếu như thế kia, những chữ nếu đó đều ở bên lề biến cố lịch sử. Nếu lịch sử là một sự tái diễn không ngừng thì người đời sau có thể suy ngẫm rất nhiều và có ích rất nhiều khi đặt mình vào lịch sử đã qua để tự vấn “nếu như thế…nếu như thế ta sẽ phải làm như thế nào”.

Bước qua năm 1963, thế lực Mỹ mỗi ngày một lớn thì đồng thời uy thế của các tướng tá Việt Nam Cộng hòa lúc ấy cũng bắt đầu lớn dần, tham vọng cũng không nhỏ và bắt đầu hướng qua một chân trời mới lạ khác, tức chính trị. Khi một số tướng tá đã có tham vọng chính trị thì tình trạng càng rối loạn, càng kéo dài bao nhiêu càng là một cơ hội tốt nhất để họ nhẩy vào vòng. Lịch sử năm 1963 đã chứng minh như vậy và lịch sử còn tái diễn nhiều lần như vậy nữa khi mà xứ sở này còn bị mê hoặc bởi thứ dân chủ loè loẹt son phấn.

Lúc bấy giờ, phía toà Đại sứ Mỹ, Đại sứ Nolting hoàn toàn ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm. Ông giữ vững lập trường là không thể lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm trong hoàn cảnh sôi động lúc bấy giờ. Phái đoàn Anh Quốc của Robert Thompson (một nhà chiến lược về chiến tranh du kích) cũng giữ một lập trường ủng hộ tích cực chế độ Ngô Đình Diệm. Robert Thompson tin tưởng vào sự thành công của ấp chiến lược và ấp chiến đấu (nhất là ở vùng 2 và ở vùng 1). Đại tá Richarson, Trưởng phòng CIA cũng như Đại tướng Harkins (Tư lệnh MACV) đều là những người cùng lập trường như Đại sứ Nolting. Tuy nhiên một số viên chức khác bị chi phối bởi lập trường và thái độ của Harriman, Mac Namara, Hilsman đã không ngừng chống chế độ Ngô Đình Diệm và họ đã tìm cách móc nối với tướng lãnh, mua một số nhân vật Mỹ hoạt động chìm. Thí dụ như trục liên lạc Lu Coner và Trần Văn Đôn. ông Lu Coner vẫn thường bình phẩm chế độ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị. Ông ta thúc đẩy thực hiện một chủ trương dân chủ hoá Việt Nam Cộng hòa- Việt Nam Cộng hòa phải có một thể chế dân chủ như nền dân chủ Hoa Kỳ.

Dạo ấy, các chính khách đối lập thật khó lòng liên lạc được với Mỹ vì không thể lọt qua dược cặp mắt của giới an ninh chìm nổi. Riêng các tướng tá được tự do gặp gỡ giới chức Mỹ mà ít ai lưu tâm, với lý do họ là những cố vấn về quân sự và an ninh.

Biến cố Phật giáo kéo dài trong một hoàn cảnh bất lợi cho chế độ Ngô Đình Diệm như vậy, cho nên, khi Tổng thống Diệm quyết định dàn xếp ngay thì mọi người đều tin tưởng là mọi chuyện sẽ êm đẹp. Nhưng bất trắc phi lý của lịch sử thì không một ai có thể ngờ tới.

Việc lựa chọn bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế tiếp xúc như vậy sẽ dễ dàng đạt được sự cảm thông tín nhiệm. Trong một biến cố thì phe tranh đấu ở đâu và ở thời nào cũng vậy không mấy khi tin tưởng nơi thiện chí của chính quyền.

Cho nên trước khi công khai dàn xếp thì phải có sự vận động dàn xếp ngầm. Người tiếp xúc vận động không thể là một ông Tổng Bộ trưởng và tuyệt đối không để cho mấy giới chức an ninh cảnh sát dính vào. Người đi tiếp xúc phải hội đủ 3 yếu tố: 1) Người của chính quyền (ở một địa vị lu mờ). 2) Phải có sự thâm tình tri giao với phe đối lập. 3) Phải có đức tính của người mai mối, nghĩa là khéo léo, linh động. Cuộc tiếp xúc diễn ra càng âm thầm bí mật càng dễ dàng có kết quả tốt. Bác sĩ Quan đã hội đủ được mấy yếu tố đó.

Về phía Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông tín tưởng mọi việc sẽ êm xuôi và trao trách nhiệm giải quyết cho bộ ba Thơ, Thuần, Lương đều là “cỡ nặng” của chính quyền.

Ông Ngô Đình Nhu không có một thái độ rõ rệt.

Nhưng bà Nhu bắt đầu hung hăng và tìm mọi cách nhẩy vào vòng. Qua những biến cố lớn như vụ Tướng Minh năm 1954, cuộc đảo chính 11-11-1960 bà Nhu tỏ ra một người có tài ứng biến mau lẹ và có nhiều sáng kiến tổ chức. Nhưng qua hai biến cố trước, bà Nhu vẫn trong bóng tối, nay thì bà tự cho là mình đã có lực lượng lớn, tức là Phong trào Phụ nữ Liên đới. Trên thực tế phong trào này hữu danh vô thực, nhưng với bà Nhu với lòng kiêu hãnh và thái độ nghênh ngang của bà thì Phụ nữ Liên đới là một đoàn thể mà chính quyền phải kiêng nể. Đoàn thể ấy phải có tiếng nói tham dự vào diễn tiến của lịch sử.

Trong một buổi họp vào trung tuần tháng 7-1963 (vào cuối tháng năm âm) Phong trào Liên đới với đầy đủ thành viên Ban Chấp hành Trung ương bà Nhu với lời nói “chanh chua” gay gắt cho rằng, nếu chính quyền nhượng bộ thoả mãn yêu sách của Phật giáo thì phong trào của bà cũng sẽ làm áp lực, đưa ra một số yêu sách buộc chính quyền phải thoả mãn và nhượng bộ. Trong phiên họp đó, bà Nhu chỉ trích gay gắt mấy nhà sư với những ngôn ngữ không được mềm mỏng.

 

Chương 15: Cuộc hòa giải âm thầm

Cuộc tranh đấu của Phật giáo đã biến chuyển mau lẹ. Đầu tháng 6, riêng tại Huế và miền Trung phong trào tranh đấu đã lan rộng đến các tỉnh, quận, xã. Thành phần sinh viên, học sinh cũng bắt đầu nhảy vào cuộc, chính quyền Sài Gòn cũng vẫn lạc quan, tin là có thể giải quyết êm đẹp.

Nhưng cái đinh của biến cố vẫn là Huế và chùa Từ Đàm trở thành Tổng hành dinh của cuộc tranh đấu.

Điều rõ rệt là các thượng tọa miền Trung muốn nói chuyện trực tiếp với chính quyền. Khi thấy chính quyền kể từ 8-5 đến 30-6 chỉ tìm cách điều đình với các nhà lãnh đạo Phật giáo tại miền Nam thì các Thượng tọa chùa Từ Đàm bắt đầu lo lắng.

Đầu tháng 6, Thượng tọa Thiện Minh vào Sài Gòn tìm một con đường riêng để trực tiếp nói chuyện với chính quyền. Nhưng về phía ông Ngô Đình Nhu thì cho rằng: Không thể nào điều đình với mấy ông Thượng tọa như Thượng tọa Thiện Minh và Trí Quang được. Trước đây, ông Nhu không quan tâm đến các Thượng tọa vì mọi việc đã có “chú Cẩn” lo liệu. Từ lúc biến cố bùng nổ, ông Nhu bắt đầu mới tìm hiểu nhân sự về Phật giáo. Ông Nhu có định kiến rằng mấy Thượng tọa có hồ sơ khả nghi và có nhiều liên hệ với giáo sư Lê Đình Thám. Qua báo cáo ông Nhu lại có định kiến thêm rằng: Những phương thức tranh đấu từ ngày 8-5 đến đầu tháng 6 đều là những phương thức của một chiến lược trường kỳ tranh đấu với xuất xứ rất khả nghi.

Tại Huế ngày 30-5 chùa Từ Đàm bị cô lập ít ngày sau điện nước cũng bị cúp luôn. Một số đông thanh niên Phật tử rút vào chùa rồi võ trang bằng gậy gộc, đá… để lo việc bố phòng. Số lương thực trong chùa lúc đó chỉ có thể kéo dài được hai tháng. Ngày 4-6 lại có biểu tình xô xát tại Huế, lực lượng an ninh phải dùng lựu đạn cay giải tán, một số chỉ bị thương nhẹ, nhưng vài ngày sau báo chí Mỹ lại làm um lên. Tại Sài Gòn dư luận lại được dịp lan truyền mau chóng và rất khích động như tăng ni bị bắn, bị thương và bị cầm tù bằng những hình thức dã man của nhà cầm quyền địa phương.

Quả thực lúc đó chính quyền Thừa Thiên quá yếu. Trước kia nhận lệnh trực tiếp từ nơi ông Cẩn thì nay phải đợi lệnh từ Trung ương. Ông Nguyễn Văn Hà người thay thế Nguyễn Văn Đẳng lại ôn hoà và có rất nhiều tình cảm với các Thượng tọa bên chùa Từ Đàm cho nên ông không thể mạnh tay đàn áp, dù cuộc biểu tình ngày 4-6 cũng không đông đảo bao nhiêu.

Dư luận báo chí ngoại quốc như thế nào, tờ Công luận tại Đài Bắc liên tiếp đăng tải những bài bình luận lên án chính quyền Ngô Đình Diệm và cho rằng chính quyền này kỳ thị tôn giáo, đã đặt Thiên chúa giáo lên hàng đầu và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. “Trước khi băng hà Đức giáo hoàng Jean XXIII đã lên tiếng. Nhân loại không thể có quyền kỳ thị: Nhưng đối với tín ngưỡng của anh em Tổng thống Diệm thì lời nói của Đức Giáo hoàng trở thành vô nghĩa” (Công luận l-6-1963). Những tờ báo có uy tín như Express News, China Post, China News đều đăng những hình ảnh bình luận tin tức hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Báo chí Thái Lan tỏ ra dè dặt hơn nhưng báo Thái ngữ (ngày 23-5-1963) đã lên tiếng nghiêm chỉnh cảnh báo “Biến cố Phật giáo nếu không sớm giải quyết sẽ bất lợi lớn cho chính quyền, vì chắc chắn Cộng sản sẽ nhảy vào lợi dụng sự bất mãn của Công giáo để làm to chuyện “. Tại Miên, Sihanouk lợi dụng ngay vụ Phật giáo để gây rắc rối. Báo chí Miên từ thiên tả đến thiên hữu đều lên tiếng công kích chính quyền Ngô Đình Diệm. Từ tờ thiên tả La Depêche du Cambodge đến Campuchia và tờ Neak Cheat Niyum (của chính quyền) đều nhất loạt công kích chính quyền Ngô Đình Diệm.

Từ đầu tháng 6 tại Nông Pênh liên tiếp tổ chức những cuộc mít tinh tại ngôi chùa lớn Onnlum để lên án chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.

Báo chí Mỹ lại càng công kích mãnh liệt hơn nữa như tờ NewYork Times, Washington Post, NewYork Herald Tribunne, đã đứng hẳn về phía Phật giáo. Tờ NewYork Times 31-5 thì cho rằng cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam đã chứng tỏ dân chúng đã bất mãn sâu xa với chế độ. Ảnh hưởng và uy tín của Hoa kỳ sẽ bị tổn thương và Mỹ không thể đứng ngoài vòng cuộc tranh chấp (có nghĩa là Mỹ phải nhúng tay vào).

Tầm nhìn của báo chí Mỹ cũng không khác bao nhiêu lập luận của các hãng thông tấn UPI, AP, CBS News có nghĩa là hoàn toàn chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm và như tờ US News và World Report lại cả quyết rằng: “Các nhà lãnh đạo Phật giáo chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dút sự kỳ thị tôn giáo nhưng ngược lạiTổng thống Ngô Đình Diệm đã đàn áp mạnh các nhà lãnh đạo Phật giáo. Do đó chính quyền của ông đã tách rời Thiên chúa giáo ra khỏi tập thể đại đa số phật giáo đồ tại miền Nam ( 24-6-196)”. Tờ báo trên còn lên tiếng: “Qua cuộc tranh chấp giữa chính quyền và Phật giáo, Cộng sản sẽ tuyên truyền với dân chúng rằng Diệm tiêu diệt Phật giáo để mở đường cho Đế quốc Mỹ xâm lăng miền Nam Việt Nam “.

Báo chí Mỹ thì như vậy. Giới chức Mỹ tại toà Đại sứ luôn luôn áp lực với Ngô Đình Diệm phải điều đình với Phật giáo, phải mở rộng nội các, phải ban hành dân chủ rộng rãi. Vấn đề quan trọng hơn nữa là phải đẩy vợ chồng Nhu ra khỏi nước.

Khi được biết Tổng thống Diệm tìm cách điều đình trực tiếp với mấy Thượng tọa miền Trung thì ông Nhu không đồng ý. ông cho rằng không thể nhượng bộ được và mấy vị thượng tọa này không “thuần tuý tu hành”.

Tuy vậy Tổng thống Diệm vẫn quyết định theo ý riêng của ông.

Ngày 5-6, bác sĩ Trương Khuê Quan được gọi vào dinh để gặp Tổng thống. Giới thân cận cho biết không khí hôm đó thật nặng nề khó thở.

Trong căn phòng Tổng thống, ông Nhu ngồi riêng trên một ghế bành, nét mặt đăm chiêu khó chịu. Ông mặc chiếc áo sơ mi Hong kong ngắn tay im lặng không nói một lời. Bộ trưởng Bùi Văn Lương đứng bên Tổng thống Diệm, bác sĩ Trương Khuê Quan bước vào chào theo lối nhà binh (ông là một bác sĩ Trung tá). Tổng thống Diệm gật đầu rồi chỉ, cho ông ngồi đối diện với Tổng thống rồi hỏi ngay:

– Tôi nghe Trung tá quen biết với mấy thầy ở chùa Từ Đàm phải không?

Bác sĩ Quan đáp:

– Dạ thưa có, gia đình tôi quen biết các thầy từ lâu.

Tổng thống Diệm nói tiếp:

– Trong lúc khó khăn như thế này tôi muốn nhờ Trung tá giúp cho qua cơn khó khăn với các thầy ngoài đó. Ở ngoài đó mấy thầy ấy cứ tuyệt thực rồi biểu tình này khác. Được biết Trung tá có quen biết, tôi nhờ Trung tá liên lạc với mấy thầy không biết Trung tá có khả năng dàn xếp cho êm được không?

Bác sĩ Quan chưa kịp trả lời thì Tổng thống Diệm nói tiếp:

– Nhờ Trung tá giúp và giải thích xem họ muốn gì?

Bác sĩ Trương Khuê Quan trả lời:

– Thưa Tổng thống, tôi có quen biết với mấy thầy, có làm việc chung với mấy thầy từ năm 1946 cho đến khi nhập ngũ (1956) chuyên lo Phật sự và Hoằng Pháp.

Từ khi nhập ngũ đến nay tôi không có dịp để hoạt động với mấy thầy ấy nữa. Việc giải thích và dàn xếp không biết mấy thầy ấy có nghe không, nhưng Tổng thống đã ra lệnh thì tôi sẵn sàng thi hành.

Bác sĩ Trương Khuê Quan ngừng lời, Tổng thống Diệm bất thần hỏi:

– Người ta nói ông Trí Quang thân Cộng, ông vẫn thường xuyên hoạt động cho Cộng sản có đúng vậy không?

Bác sĩ Quan đáp:

-Thưa Tổng thống tôi không dám trả lời là có hay không.

Sau đó bác sĩ Quan trình bày đại ý rằng, Thượng tọa Trí Quang có là Cộng sản hay không vấn đề này thực sự quan trọng. Điều cần nhất là phải tìm hiểu sự tiến triển của Hội Phật giáo như thế nào và nhất là kiểm điểm những hình thức và môi trường nào đã đào tạo ra Thượng tọa Trí Quang ngày nay. Tóm lại bác sĩ Quan hoàn toàn dè dặt và không trả lời thẳng vào câu hỏi của Tổng thống Diệm.

Tổng thống Diệm yên lặng suy nghĩ lao lung.Sau đó, hỏi về môi trường đã đào tạo nên một Thích Trí Quang. Bác sĩ Quan đáp:

– Thầy Trí Quang cũng như một số thầy khác được đào tạo trong một lớp Phật học tại chùa Bảo Quốc mà bác sĩ Lê Đình Thám lúc ấy (1940) là Chủ tịch Hội nghiên cứu Phật học Trung Việt.

Tổng thống Diệm đáp ngay:

– Tôi biết, Lê Đình Thám hiện thời đi ra đằng kia.

– Thưa Tổng thống, có lẽ như vậy e không được rõ. Xin Tổng thống cho tìm hiểu thêm một chút nữa may ra có thể giải quyết được.

Ông Nhu ngồi lim dim, từ nãy giờ ông vẫn im lặng không nói một câu. Khi nghe nhắc đến Lê Đình Thám, ông Nhu nhăn trán rồi bỗng đứng lên với vẻ giận dỗi nói trống không:

– Phải chứ! điều đình với họ phải chắc, nếu không như vậy thì người ta lại đổ thừa cho mình đàn áp.

Đây chỉ là lời nói giận lẫy của ông Nhu, mọi người đều cảm thấy không khí thật nặng nề khó thở. Ông Nhu đứng lên đi thẳng một mạch, không nói thêm một câu. Trong phòng Tổng thống Diệm chỉ còn lại Nguyễn Đình Thuần, Bùi Văn Lương, bác sĩ Quan và bác sĩ Tuyến.

Tổng thống Diệm vẫn bình tĩnh và như không để ý đến thái độ giận lẫy của ông Nhu. Tổng thống Diệm bảo bác sĩ Quan:

– Tôi nhờ Trung tá ra ngoài đó coi xem như thế nào. Trung tá nói với các thầy ấy ngưng tuyệt thực đi và dân chúng đừng có làm gì phiền nhiễu quá đáng. Cứ từ từ rồi mọi việc sẽ được thu xếp ổn thoả.

Cuộc yết kiến Tổng thống Diệm kéo dài trên 40 phút. Sau buổi chiều đó, Bộ Quốc phòng lo giấy tờ cho bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế. Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần trao cho bác sĩ Trương Khuê Quan hai lá thư viết tay phong kín – lá thư gởi riêng cho đại biểu Chính phủ Nguyễn Xuân Phương. Một lá yêu cầu trao tận tay Đại tá Đỗ Cao Trí Tư lệnh sư đoàn I – Nội dung lá thư đó vừa giới thiệu bác sĩ Quan vừa chỉ thị một số điểu căn bản về việc giải quyết vụ Phật giáo tại Huế và Quảng Trị.

Ông Ngô Đình Nhu chống lại phương thức giải quyết của Tổng thống Diệm. Ông vẫn có định kiến: Mấy tay đó tu hành khi được cái này sẽ đòi cái khác… có chiến lược trường kỳ mà…Ai còn lạ gì Lê Đình Thám…Hắn là marxiste mà…Phật giáo nhà nuộc Cộng sản mà”. Tuy vậy ông Nhu không thể chinh phục được Tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm cũng có biết ít nhiều về giáo sư Lê Đình Thám. Nhưng có lẽ không được hiểu rõ lắm.

Khoảng năm 1956, trong một cuộc hành quân tại mật khu Mặt trận Dân tộc giải phóng tại Thừa Thiên (phần đầu đã viết) quân đội có bắt được một tài liệu mật thuộc loại “tài liệu chiến lược”. Tài liệu liên quan đến công tác tôn giáo vận tại miền Nam và những dự định tổ chức những hội đoàn Phật giáo theo công thức và chủ đích của Đảng Cộng sản. Tài liệu này được trao cho ông Cẩn và nó lại dính dáng tới Thượng tọa Trí Quang cũng như Thượng tọa Thiện Minh, sau đó ông Cẩn mời quý thày tới tư thất để tìm hiểu và thông cảm. Ông Cẩn giữ tài liệu này như một bảo bối. Trường hợp ông Cẩn người ta nói rằng “chơi dao có ngày đứt tay” thì quả có đúng như vậy.

Thượng tọa Trí Quang, được Phật giáo miền Trung nhất là Phật tử giới trẻ tôn sùng như thần tượng. Trước vụ Phật giáo 1963, không có một dấu hiệu khả nghi nào về hoạt động chính trị của Thượng tọa Trí Quang. Riêng Thượng tọa Thiện Minh lại có những giao hảo rất tốt đẹp với ông Cẩn.

Bỗng dưng biến cố bùng nổ và mỗi ngày một lớn dần càng lan rộng tại Huế. Giới chức an ninh lại có báo cáo gửi về Sài Gòn cho biết Lãnh sự và Phó Lãnh sự Mỹ tại Huế đã liên lạc mật thiết với các thầy tại chùa Từ Đàm. Sở dĩ biết được như thế vì giới an ninh ở đây đã móc nối với một nhà sư trẻ ở An Cựu, đệ tử của thầy Thiện Minh về sống gần các thầy…cho nên nhiều kế hoạch của Từ Đàm đã bị phát giác trước khi thực hiện.

Chính quyền trung ương mắc một lỗi lầm lớn là chỉ nhìn tình hình qua thông báo của địa phương mà báo cáo của giới chức an ninh thời nào cũng vậy đều bị méo mó nghề nghiệp và bị ám ảnh nặng nề bởi cái bóng ma Cộng sản. Có nhẽ ông Ngô Đình Nhu có định kiến với mấy thầy Trí Quang và Thiện Minh qua những báo cáo của địa phương chăng?

Dù ông Nhu không tán thành việc dàn xếp với mấy Thượng tọa chùa Từ Đàm nhưng ông cũng không ngăn cản (ông Nhu chỉ quyết liệt vào trung tuần tháng 7).

Ngày 6-6-l963, bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế đi chuyến máy bay đầu tiên. Không khí Huế lúc ấy nặng nề lắm. Chùa Từ Đàm bị phong toả thành phố mang vẻ ốm đau. Ông Nguyễn Xuân Khương đã chính thức nhận đại biểu Chính phủ vào ăn ở ngay trong căn phòng thuộc lầu 2 của toà Đại biểu. Cho đến ngày bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế thì ông Nguyễn Xuân Khương có vẻ lạc quan cho rằng chính quyền sẽ thắng thế. Nhất là nhờ biện pháp cúp điện nước và phong toả, chùa Từ Đàm bắt đầu mệt mỏi. Nhưng ông Khương lại không hiểu quy luật tranh đấu và phương thức giải quyết đó phù hợp với những đòi hỏi xuất phát từ quy luật này. Giả như cúp điện nước và phong toả chùa có thể giúp chính quyền thắng thế nhưng chỉ là cái thắng thế nhất thời và chỉ tạo thêm cho phía tranh đấu có cớ để hào quang hoá đối tượng tranh đấu.

Từ đầu tháng 6, Phật tử Sài Gòn càng thêm nôn nao bất mãn về việc chính quyền cúp điện nước và phong toả chùa Từ Đàm. Từ đó, dư luận lại càng thêm sôi nổi và càng được bi đát hoá, báo chí Mỹ-Pháp lại có dịp khai thác và thổi phồng. Nhưng tình hình tại chỗ lại không bi đát như vậy.

Các Thượng tọa chùa Từ Đàm bắt đầu muốn nhượng bộ, nhưng dù sao vẫn còn tự ái và không thể làm mất hào quang cho cuộc tranh đấu được. Trong cái thế kẹt dó thì sự thành lập Uỷ ban Liên bộ để cùng với Uỷ ban Liên phái giải quyết song phương, được coi như một lối thoát tốt đẹp, mà không còn lối thoát nào khác hơn ngoài việc sử dụng biện pháp mạnh.

Bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế thi hành sứ mạng móc nối cho đường lối giải quyết này. Bác sĩ Trương Khuê Quan khi đến Huế thì vội vã gặp ngay ông Nguyễn Xuân Khương. ông Khương còn đang trong phòng riêng với bộ quần áo ngủ tiếp “sứ giả” Sài Gòn. Theo Lương Khải Minh thuật lại thì bác sĩ Quan trao thư của Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần cho ông Khương, ông Khương vừa xem xong đổi sắc mặt, thái độ tức giận, ông đập mạnh lá thư xuống bàn nói với sự đau khổ của người thất bại “Thế này thì Chính phủ thua họ rồi còn gì”. Ông Khương nhăn nhó rồi nói với bác sĩ Trương Khuê Quan: “Ở đây đã giải quyết gần xong rồi, họ đã chịu thua rồi. Họ đã chịu điều kiện tổ chức một buổi lễ mời Tổng thống ra để họ tạ tội rồi.

Bây giờ thế nầy thì Chính phủ thua rồi…chúng tôi còn làm gì được nữa”.

Bác sĩ Quan chỉ có nhiệm vụ thi hành chỉ thị của Tổng thống Diệm. Ông không góp thêm một ý kiến nào. Khi Bác sĩ Trương Khuê Quan đến gặp Đại tá Đỗ cao Trí trao thư của ông Thuần, Đại tá coi thư xong cũng lộ vẻ giận dỗi, hoàn toàn không đồng ý. Đại tá Trí than trời: “Thế này thì làm sao mà dẹp cho êm được”. Ông Trí tâm sự với bác sĩ Trương Khê Quan: “Anh nghĩ coi…khó lắm anh ơi. Mấy cái ông thày đó ngang ngược còn hơn…anh ơi” Ông Trí lại than vắn thở dài: “Nhưng thôi mình là nhà binh thì thượng cấp chỉ đâu làm đó, biết sao bây giờ”. Đại tá Đỗ cao Trí hứa với bác sĩ Quan: “Trong khả năng của tôi, tôi xin giúp cho anh mọi phương tiện mà anh cần”. Vẫn theo Lương Khải Minh sau đó Đại tá Đỗ cao Trí tự tay lái xe đưa bác sĩ Quan đến chùa Từ Đàm và tự tay ông nhắc hàng rào kẽm gai để bác sĩ Quan vượt qua “bức tường” phong tỏa.

Bên trong các thanh nữ Phật tử đang lo phận sự bố phòng canh gác. Không khí rất yên tĩnh. Các tu sĩ vẫn sinh hoạt bình thường.

Khi vào nhà trai thì Thượng tọa Trí Quang đang ngồi đánh cờ. Vừa trông thấy bác sĩ Quan Thượng tọa Trí Quang đã tươi cười “ À chào sứ giả Hòa Bình và từ Sài Gòn ra”. Sau khi thi lễ vấn an bác sĩ Quan đi thẳng vào câu chuyện. Ông trình bày thiện chí giải quyết của Tổng thống Diệm với Thượng tọa Quang và mấy Thượng tọa chủ chốt khác. Không khí thật vui vẻ hòa hoãn. Thượng tọa Trí Quang yêu cầu bác sĩ Quan can thiệp để nhà cầm quyền ngưng cúp điện nước, nhưng lúc đó thì ông Nguyễn Xuân Khương đã ra lệnh giải tỏa vấn đề điện nước, bây giờ chỉ còn hàng rào kẽm gai phong tỏa.

Buổi tối hôm ấy, bác sĩ Trương Khuê Quan lưu lại chùa Từ Đàm sau khi từ Quảng Trị trở về. Đây là một sứ giả duy nhất của Sài Gòn có dịp gần mấy Thương tọa trong thời gian 2 ngày để tìm sự thông cảm từ hai phía. Bác sĩ Quan cho Thượng tọa Trí Quang biết rõ ý của Tổng thống Diệm là muốn các sư sãi ngưng ngay tuyệt thực và trở về nếp sống bình thường, sau đó Phật giáo sẽ cùng chính quyền giải quyết. Thượng tọa Trí Quang yên lặng một cách khó hiểu. Tuy nhiên ông cũng viết một lá thư trao cho bác sĩ Quan đưa ra Quảng Trị chỉ thị cho chùa Tỉnh Hội ở đây ngưng tuyệt thực.

Từ Huế ra Quảng Trị, Đại tá Đỗ Cao Trí phải cho xe gắn đại liên hộ tống bác sĩ Quan mặc dù đường Huế-Quảng Trị lúc ấy vẫn còn an ninh, xe cộ có thể đi lại suốt ngày đêm nhưng chuyến hành trình của bác sĩ Quan có vẻ gian nan và ông cũng linh cảm thấy sự ngột ngạt, khó chịu, khi đến Quảng Trị không khí còn ngột ngạt hơn.

Tại Quảng Trị, tình hình trong mấy ngày 4, 5, 6 càng trở nên sôi bỏng. Chùa Tỉnh Hội cũng như tại Từ Đàm Huế đều bị phong toả. Các tăng ni vẫn tiếp tục tuyệt thực. Không khí hết sức dao động.

Nhưng khi bác sĩ Quan trao thư tay của Thượng tọa Trí Quang thì cuộc tuyệt thực được chấm dứt ngay. Sứ giả Sài Gòn đã làm xong nhiệm vụ. Nhưng tình hình có thay đổi không chỉ là tạm thời an bình để sửa soạn cho một kế hoạch mới?

Giới chức Huế lúc bấy giờ không tin rằng phía các Thượng tọa có đủ lực lượng để làm lớn chuyện và cũng tin rằng có thể thu xếp xong bằng biện pháp mạnh. Tất cả đều chú ý đặc biệt đến Thượng tọa Trí Quang vì cho rằng vị Thượng tọa này mới là người chủ động, là linh hồn của cuộc tranh đấu. Nhưng sự thực Thượng tọa Thiện Minh mới là người chủ chốt hành động. Thượng tọa Trí Quang chỉ là khuôn mặt có tính cách tiêu biểu cho lãnh đạo Phật tử về mặt nổi, mặt chìm với phương tiện và người hành động đều do Thượng tọa Thiện Minh với tất cả phương thức tranh đấu của một người thâm sâu, bí hiểm lãnh đạo.

Khi được Tổng Thống Diệm chấp thuận hoà giải trực tiếp với các Thượng tọa Từ Đàm, phía Thượng tọa Thiện Minh đã thắng được hiệp đầu và gỡ được lối thoát cho các nhà lãnh đạo Phật giáo tại Huế đang bị bế tắc.

Khi Bác sĩ Trương Khuê Quan từ Quảng Trị trở lại Huế, ông ngủ lại chùa Từ Đàm một đêm. Trước đó, đại biểu Nguyễn Xuân Khương có đưa ông lại tư thất Đức Cha Ngô Đình Thục, ông Quan ngồi đợi tại phòng khách.

Đại biểu Khương vào trình bày với Đức Cha Thục đến 2 giờ đồng hồ về những chỉ thị hoà giải của Sài Gòn. Nhưng ông Quan vẫn không được Đức Cha Thục tiếp kiến và cũng không cho biết ý kiến của Đức Cha Thục như thế nào. Sau đó bác sĩ Quan cùng Đại biểu Khương đến tư dinh ông Cẩn và ở đây ông Quan cũng phải chờ đợi lâu cả giờ đồng hồ mà vẫn không được ông Cẩn tiếp.

Tuy vậy, cho đến lúc ấy ông Cẩn vẫn một lòng bênh vực giải pháp điều đình trực tiếp với Huế.

Điều mà trước đây ông đã thỉnh thị với Sài Gòn và chính ông đã cho chuyển lá thư tay của Thượng tọa Trí Quang lên Tổng Thống Diệm, lá thư ấy được viết ngay tại nhà ông Cẩn với lời lẽ hết sức khiêm nhường và chỉ yêu cầu giải quyết hai nguyện vọng mà thôi. Đến nay, Tổng thống Diệm chấp thuận điều đình thẳng với Thượng tọa Từ Đàm tức là ông Cẩn đã toại nguyện, vì từ 7, 8 năm qua, ông Cẩn tự hào về mối liên hệ chặt chẽ giữa ông và các Thượng tọa Trí Quang, Thiện Minh cho nên biến cố xảy ra ngoài ý muốn của ông, ông cũng một lòng bênh vực các Thượng tọa cũng là điều dễ hiểu.

Bác sĩ Quan đã thành công một phần nhiệm vụ nhưng Sài Gòn lại đánh điện gọi ông Quan về gấp.

Trong thời gian bác sĩ Trương Khuê Quan ở Huế có nhiều truyền đơn được tung ra “tố cáo một Trung tá từ Sài Gòn đã âm mưu với các Thượng tọa chùa Từ Đàm”.

Không khí thật ngột ngạt. Ông Quan nhờ chiếc xe Cammontette của Chi cuộc quân tiếp vụ để ra phi trường Phú Bài cùng với Thượng tọa Thiện Minh về Sài Gòn. Viên Thượng sĩ chỉ cho ông mượn xe mà không dám tự lái xe vì trên xe có Thượng tọa Thiện Minh, ông cho mượn xe rồi chuồn lẹ. Lúc ấy, kể cả xe đò, xe ca của Air Việt Nam đều không chịu chở các Thượng tọa nhất là Thượng tọa Thiện Minh. Tình cờ, bác sĩ Quan gặp ông Cao Xuân Vỹ và Trung tá Huỳnh (Phó Giám đốc Nha An ninh quân đội) ra công cán tại Huế và cùng về Sài Gòn một chuyến với ông Quan. Hai ông đi nhờ xe của quân tiếp vụ ra Phú Bài. Nhưng mặc dù cùng phục vụ một chế độ nhưng mỗi người lại thi hành cho một đường lối khác nhau.

Trên chuyến xe đó có cả Thượng tọa Thiện Minh. Nhịp cầu Phật giáo Huế và Sài Gòn bắt đầu bắc nhịp.

Khi trở về, bác sĩ Quan mới giật mình về chuyến đi quá nguy hiểm của ông mà chính Bộ Quốc phòng cũng không tiên liệu được. Không hiểu những tính toán như thế nào của giới chức tại Huế nhưng đã hoàn toàn bất lợi cho bác sĩ Quan.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần phải đánh điện khẩn cấp gọi bác sĩ Quan về ngay, vì e ngại “có thể nguy đến tính mạng”.

Riêng Thượng tọa Thiện Minh, khi vào Sài Gòn lần này ông lại tiếp xúc một lần nữa với Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần. Bác sĩ Tuyến cũng đến thăm Thượng tọa Minh tại nhà một người quen. Qua cuộc mạn đàm với bác sĩ Tuyến, Thượng tọa Minh tỏ ra rất cởi mở và ôn hoà, có thể nói Thượng tọa Minh đã mềm dẻo ngoài sự mong đợi của chính quyền.

Ngày 5-6- 1963, Uỷ ban Liên bộ cùng Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo nhóm họp lần thứ nhất tại hội trường Diên Hồng. Về phía Chính phủ có Phó Tổng thống Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần và Bùi văn Lượng. Về phía Phật giáo có các Thượng tọa Tâm Châu, Thiện Minh, Thiện Hoa, Huyền Quang, Đức Nghiệp, Đại đức Đức Nghiệp là phát ngôn viên của phái đoàn Phật giáo.

Phiên họp đầu tiên mới chỉ có tính cách giới thiệu và nghi lễ cùng thảo luận một số vấn đề liên quan đến thủ tục và phương thức thảo luận.

Cho đến ngày 5-6, hiệu lực của Uỷ ban Liên phái chưa có gì đáng kể, nếu không muốn nói là quá lỏng lẻo. Ngay trong Uỷ ban Liên phái cũng có 3 khuynh hướng. Khuynh hướng Phật giáo trong Nam vẫn còn dè dặt, e ngại vì sự hiện diện của Thượng tọa Thiện Minh, mà khuynh hướng này vẫn có định kiến là “Người của ông Cẩn”.

Khi Thượng tọa Thiện Minh vào Nam lãnh một vai trò quan trọng như vậy nhưng vẫn chưa có hậu thuẫn quần chúng, chưa có cán bộ, phần lớn cán bộ trong giai đoạn này đều thuộc ảnh hưởng của các Thượng tọa Châu, Thượng tọa Tâm Giác, Đức Nghiệp. Mà những cán bộ này ( nói cán bộ không đúng danh nghĩa) hầu hết thuộc thành phần đảng phái Quốc gia có kinh nghiệm hành động và vốn bất mãn với chính quyền. Tuy không phải là Phật tử thuần thành nhưng cũng vẫn có danh nghĩa Phật tử và nhân cơ hội ngàn năm có một này thì họ tạm thời đứng cùng với Phật giáo để tranh đấu.

Đáng kể nhất là một số cán bộ thuộc Việt Nam Quốc dân Đảng (thuộc thế hệ trẻ) miền Bắc di cư, cũng như hai miền Nam Ngãi, giai đoạn đầu đã góp công không nhỏ làm hậu thuẫn cho các Thượng tọa trong Uỷ ban Liên phái. Sau nữa là một số nhỏ trong hàng ngũ Đảng Duy dân.

Lớp cán bộ trẻ này, vì nhiệt huyết vì lòng trung kiên với lý tưởng và đồng thời cũng bị thúc đẩy bởi khát vọng làm thay đổi tình hình (họ có biết đâu đó chỉ là ảo tưởng)…cho nên nhân cơ hội “biến cố Phật giáo” thì vùng dậy.

Hầu hết lớp trẻ đã hết tin vào lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng, tan tác mỗi người một nơi không tổ chức nhưng vẫn còn truyền thống để kết hợp. Mà Phật giáo với hình ảnh một Tiêu sơn tráng sĩ cũng là động cơ làm sống động truyền thống của Đảng…Với những lãnh tụ già nua hủ bại, đã không kết hợp được giới trẻ cho một công trình tranh đấu lớn lao. Bỗng nhiên một số Thượng tọa đứng lên lãnh đạo tranh đấu lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam sau nhà Lý. Chính các Thượng tọa này đã trở thành thần tượng thu hút hầu hết các đảng viên trẻ của Việt Nam Quốc dân Đảng cũng như Đại Việt (nhóm Tư Quyết và Ba Lòng) và một số nhỏ đảng viên Đảng Duy dân.

Giới đảng viên kỳ cựu cũng tích cực dấn mình vào cuộc tranh đấu như nhóm Việt quốc của cụ Bạch Vân (Công giáo) nhóm ông Đĩnh (tự Đĩnh cụt Công giáo) nhóm Việt quốc miền Nam, nhóm Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn, nhóm Việt quốc Như Phong, Nguyễn Hoạt (từ Tự Do).

Ngoại trừ mấy nhóm đảng viên kỳ cựu như đã viết ở trên còn các nhóm khác, hoạt động lẻ tẻ ủng hộ cuộc tranh đấu bằng tinh thần và hỗ trợ theo cách riêng. Hầu hết thành phần trẻ tạm thời tự động thoát ly Đảng để tự đặt mình trong công cuộc tranh đấu với hy vọng cuộc tranh đấu thành công thì họ sẽ là những thành phần cốt cán chủ động phục hồi đảng.

Vốn lãng mạn từ bản chất, tinh thần cách mạng tự lực, lớp trẻ này lại không được đào tạo theo một kỹ thuật đấu tranh, cũng không biết về quy luật đấu tranh, cho nên vô hình họ trở thành con tốt trong một ván cờ, mặc dầu khi dấn thân vào cuộc họ dâng cả trái tim, cả bầu nhiệt huyết, cả cuộc đời. Những Uyên, Thao, Vy, Ý là một thí dụ.

Qua văn thư của Chính phủ Mỹ do Phó Đại sứ Truhert trao cho Bộ trưởng Thuần để trình lên Tổng thống Diệm thì Chính phủ Mỹ nóng lòng thúc đẩy Tổng thống Diệm giải quyết vụ Phật giáo, vì cho rằng báo chí và dư luận Mỹ đang bất lợi cho Chính phủ Việt Nam Cộng hoà và riêng Tổng thống Kennedy đang gặp khó khăn tại quốc nội do cuộc khủng hoảng tôn giáo tại miền Nam Việt Nam. Từ Ngoại trưởng Mỹ đến Tổng thống Kennnedy đều cùng một lập trường, thúc đẩy Chính phủ Việt Nam Cộng hoà giải quyết mau lẹ vụ phật giáo. Đại sứ Nolting vẫn là người bạn tri giao của ông Nhu và rất cảm phục Tổng thống Diệm. Quan điểm của ông lúc ấy là tế nhị và dè dặt nhưng tích cực ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm.

Nhưng trong toà Đại sứ Mỹ lại có một khuynh hướng tích cực chống đối chế độ Ngô Đình Diệm. Khuynh hướng này được ngấm ngầm hỗ trợ, bởi ông Phó Đại sứ Truhert. Phía CIA (mặt nổi) đại diện là Đại tá Richarson lại cũng là người ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng phụ tá của ông tức Smith lại có nhiều liên lạc ngầm với một số chính khách thuộc nhóm Phan Huy Quát, lại muốn nhân cuộc khủng hoảng Phật giáo để làm áp lực đòi Tổng thống Diệm cải tổ nội các và thay đổi một số cơ chế trong guồng máy công quyền.

Phía CIA chìm (đây mới là yếu tố quan trọng) đã tìm mọi cách móc nối với một vài nhân vật thuộc phe tranh đấu Phật giáo (Đại đức Đức Nghiệp với tư cách phát ngôn viên, giao tiếp với ký giả Mỹ và CIA đã trá hình móc nối qua ngả này). Do đó, ngay khi phía Phật giáo và chính quyền ngồi vào bàn hội nghị thì đã có những bàn tay thứ ba quấy phá. Vì nếu như chính quyền và Phật giáo ñi đến một ổn thỏa tốt đẹp thì họ không được lợi gì.

Từ cuối năm 1962 tại Mỹ đã có một khuynh hướng hỗ trợ nhóm Phan Huy Quát và đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải cải tổ; đặt thêm chức Thủ tướng với quyền hạn rộng rãi. Phan Huy Quát và xa hơn là Vũ Quốc Thúc có nhiều triển vọng được giới chức Mỹ áp lực với Tổng thống Diệm đặt vào chức vụ Thủ tướng này.

Nhưng với một người ngang bướng và cương quyết như Diệm thì không bao giờ Mỹ có thể thành công trong những toan tính như vậy. Sự hiện diện của ông Nhu lại càng thêm khó khăn, vì không thể nào Ngô Đình Nhu có thể chấp thuận một Thủ tướng có quyền hành rộng rãi như kiểu Thủ tướng Phan Huy Quát, cho nên từ Harriman đến Hilsman và Truhert đều cho rằng muốn cải tổ nội các và cơ chế dân chủ tại miền Nam Việt Nam thì phải trục xuất vợ chồng ông Nhu. Tổng thống Diệm sẽ không thể làm gì khác hơn là cai trị trên uy quyền tượng trưng. Nhưng toan tính đó không qua nổi cặp mắt của ông Nhu.

Cuộc hoà giải giữa chính quyền và Phật giáo qua Uỷ ban Liên bộ và Liên phái đang tiến hành tốt đẹp thì bỗng nhiên gặp trở ngại.

 

Chương 16: Đổ thêm dầu vào lửa

Vào buổi sáng thứ bảy sau phiên họp ngày 5-6 giới chức phủ Tổng thống lại muốn điên đầu về bản thông báo của Hội phụ nữ Liên đới (tất nhiên là do bà Nhu soạn thảo). Trước đó bà Nhu triệu tập Hội đồng ban chấp hành Trung ương để thảo luận và tỏ thái độ về hoà giải trên.

Trong bản thông báo ấy, bà Nhu gay gắt lên tiếng phản đối phương thức giải quyết của ông Diệm và nặng lời công kích một số nhà lãnh đạo Phật giáo. Bà Nhu lấy lí do rằng Phật giáo cũng là một hội đoàn, Phong trào Liên đới cũng là một hội đoàn, và như vậy Phong trào Liên đới cũng có quyền lên tiếng, không có ai có quyền cấm đoán kể cả chính quyền. Cái ý của bà Nhu rất đúng, không ai có thể chối cãi được, vì trong một cộng đồng quốc gia các đoàn thể đều được đối xử ngang nhau trước luật pháp và đều được tỏ thái độ bất bình với một đoàn thể khác, miễn sao không xâm phạm đến an ninh quốc gia. Bà Nhu cho rằng bà lên tiếng công kích Phật giáo theo tư cách Chủ tịch Phong trào Liên đới tức là không dính dáng gì đến chính phủ, và Chính phủ phải coi đó là điều kiện tối cần để ủng hộ. Bởi vì khi Chính phủ đang có chuyện rắc rối với một hội đoàn khác lên tiếng công kích hội đoàn này và hỗ trợ Chính phủ như vậy có còn có cái may mắn nào hơn.

Nhưng thực tế đâu có giản đơn như vậy mà nhất là thực tế xã hội Việt Nam Cộng hòa thì không thể dùng một thứ “lôgíc” nào phân tích được Bà Nhu là em dâu một Tổng thống, uy quyền của bà trên thực tế ai cũng thấy và nhất là bản thông báo của bà lại do một phiên họp tổ chức ngay trong dinh Gia Long thì bản thông báo ấy đã mặc nhiên là tiếng nói bán chính thức của chính quyền, dù cho có biện minh khéo léo đến thế nào thì cũng không ai nghe.

Bà Nhu thường viết diễn văn thông cáo bằng Pháp văn, có nhẽ bản thông cáo do người dịch thiếu sự am tường và tế nhị của Việt ngữ nên bản Pháp văn đã nặng nề dịch ra tiếng Việt lại càng nặng nề hơn.

Bà Nhu quyết định phổ biến bản thông cáo đó trên báo chí.

Cũng vào sáng thứ bảy hôm ấy trong một bài nói về Phật giáo Việt Nam, xướng ngôn viên đã không tiếc lời ca ngợi công đức Tổng thống đối với sự phát huy Phật giáo và đưa ra thống kê: số chùa trong toàn Việt Nam Cộng hòa là 4776. Khi Tổng thống Diệm chấp chính từ 1954 đến 1963 thì Phật giáo xây dựng thêm 1.275 ngôi chùa mới và trùng tu được 1.295 ngôi chùa đã hư hại vì thời gian và chiến tranh.

Sự thực thì Tổng thống Diệm đã giúp rất nhiều tài chính và phương tiện để xây cất chùa. Đó là điều Tổng hội Phật giáo miền Nam Việt Nam đều biết rõ. Thế nhưng khi cao trào tranh đấu đang lên thì dân chúng lại không tin những con số thống kê về thành tích của Chính phủ đối với Phật giáo. Huống chi thông cáo của bà Nhu thì không ai có thể tin rằng đó là thái độ trung thực. Nhất là bản thông cáo ấy lại nói trùm lấp cả một tập thể lớn như Phật giáo. Phương thuật chính trị dùng để phản đối phe “đối lập” không dùng cách này.

Khoảng 10g sáng thứ bảy bác sĩ Tuyến vào Dinh và đến phòng ông Đổng lý Đoàn Thêm thì ông Phan văn Tạo Tổng Giám Đốc Thông Tin bước vào, ông Tổng Giám đốc Thông Tin đang muốn “điên cái đầu” vì bản thông cáo mà bà Nhu làm áp lực phải phổ biến trên báo chí.

Ông Tổng Giám đốc Thông Tin cho biết bà Nhu có gọi điện thoại thẳng cho ông hỏi tại sao không phổ biến thông cáo ấy vào các số báo xuất bản sáng thứ bảy. Ông Tạo phải tìm cách nói khéo để có thể kéo dài thời gian hòng có thể tiếp xúc thẳng với Phủ Tổng thống. Với nội dung bản thông cáo ấy ông Phan Văn Tạo cũng cảm thấy sẽ gây nên phản ứng bất lợi trong dư luận.

Từ ông Đoàn Thêm đến bác sĩ Tuyến đều đồng ý như vậy. Nhưng làm thế nào để ngăn chặn nổi khi bà Nhu muốn. Quyết định sao chỉ có Tổng thống Diệm mới quyết định được.

Thời nào cũng vậy, đảm trách ngành thông tin ở một xứ chậm tiến quả thực vạn phần khó khăn nhất là khi gặp biến cố lớn.

Khoảng 11g30, ông Thuấn trở về văn phòng. Xem xong bản thông cáo thì ông cũng phải đồng ý là không thể phổ biến ngay được và phải trình lên Tổng thống Diệm.

Khi lên yết kiến Tổng thống và trình bày lợi hại, Tổng thống Diệm cũng đồng ý với ông Thuần không thể phổ biến bản thông cáo này được.

Chiều hướng giải quyết nhưng tranh chấp nội bộ bao giờ cũng đòi hỏi sự tế nhị khôn khéo và nhất là phải tránh ngộ nhận, một khi đã tạo nên ngộ nhận thì khó lòng có thể giải quyết êm xuôi, giải quyết những tranh chấp không thể sử dụng những hình thức thông cáo, tuyên ngôn khi mà những hình thức này chỉ tạo thêm sự rắc rối.

Bà Nhu lý luận rằng: Bà không chống lại Phật giáo mà bà chỉ chống lại những phần tử lợi dụng phật giáo. Nhưng vì không có căn bản và kinh nghiệm chính trị nên bà đã quên yếu tố này:Dù là một thiểu số cá nhân nhưng những cá nhân đó khi tạo được danh nghĩa để nhân danh tập thể thì những cá nhân đó tự nhiên và mặc nhiên đại diện cho danh dự và chính nghĩa mà họ đang lôi kéo quần chúng ủng hộ.

Nếu quần chúng phê bình thì chỉ phê bình một chiều và do một thiểu số lãnh đạo quần chúng chỉ dẫn sách động. Bản thông cáo của bà Nhu chỉ cần xén bớt một vài câu vài lời cũng đủ vốn liếng để phẫn nộ trong quần chúng (thực tế đã xảy ra như vậy).

Khi được biết ý kiến của Tổng thống Diệm và ông Bộ trưởng Thuần, ông Tổng Giám đốc Thông tin yên trí có thể dẹp bản thông cáo của bà Nhu. Nhưng bà Nhu đâu có chịu thua một cách dễ dàng như vậy.

Bà Nhu lại gọi điện thoại cho Phan Văn Tạo một lần nữa và cật vấn tại sao không cho phổ biến.

Ông Tạo thực tình trình bày, sở dĩ không cho phổ biến là ý nghĩ của Tổng thống. Với giọng nói tức giận bà Nhu bảo ông chờ máy để bà hỏi lại Tổng thống. Cuộc hội kiến giữa bà Nhu và Tổng thống Diệm như thế nào không được rõ, nhưng sau đó, bà Nhu cho ông Tạo biết là Tổng thống đã đồng ý. Tuy vậy ông Phan Văn Tạo vẫn chưa tin nên không dám phổ biến ngay. Ông lại thỉnh thị ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần.

Ông Thuần đem tự sự trình với Tổng thống Diệm thì ông Tổng thống tỏ vẻ khó chịu lắm và vẫn ý kiến cũ là không cho phổ biến bản thông cáo này. Thảng hoặc tìm cách phổ biến một cách hạn hẹp. Trùng vào ngày các báo Việt ngữ nghỉ hàng tuần nên bản thông cáo ấy chỉ phổ biến trên bản tin của Việt Tấn xã (ấn bản ngoại ngữ) và tờ Journal Extrême Orient, Time of Việt Nam đăng.

Trước đó, trưa thứ bảy khi ông Thuần vào gặp Tổng thống ông Thuần tỏ vẻ buồn phiền nói với bác sĩ Tuyến và ông Đoàn Thêm: “Phổ biến bản thông cáo này thì bất lợi cho cuộc hoà giải lắm. Bà Nhu bảo Tổng thống đã đồng ý như vậ ykhông hiểu Chính phủ dứt khoát vấn đề như thế nào? “.

Nhưng Tổng thống Diệm đã xác định rõ với ông Thuần: “Chính sách của Chính phủ không có gì thay đổi cả “.

Chiều chủ nhật, ông Bộ trưởng Thuần một lần nữa lại vào dinh xin gặp Tổng thống nhưng ông Diệm mắc bận.

Cuối cùng ông Tạo đành phổ biến và nói với bác sĩ Tuyến: “Không biết làm sao hơn”. Cũng như trước đó, ông phải trả lời bà Nhu: “tổng thống đã đồng ý như vậy thì tôi xin tuân theo ý Tổng thống “.

Sáng thứ hai, thông cáo trên được phổ biến, từ chiều đã được đăng tải trên hầu hết các báo Việt ngữ (ra vào thứ ba).

Kết quả đúng như sự tiên liệu: Bản thông cáo với lời lẽ cứng rắn (nếu không muốn nói là lớn tiếng cao ngạo cùng lập trường chống lại phương thức hoà giải qua Uỷ ban Liên bộ và Liên phái) đã tạo nên một phản ứng mạnh về phía Phật giáo. Dư luận cũng tỏ ý bất mãn. Nghĩa là bản thông cáo của bà Nhu hoàn toàn bất lợi cho chính quyền và đối với cuộc tranh đấu Phật giáo. Nó như một thùng dầu lớn đổ vào ngọn lửa chưa cháy to.

LỬA ĐÃ THỰC SỰ BÙNG LÊN.

Hoà thượng Quảng Đức là nhà tu, tự nguyện mở đường cho giai đoạn này. Sáng ngày thứ ba 2-6 Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng. Một tiếng sét lớn. Cơn giông tố thực sự bắt đầu. Tiếng sét làm rung chuyển con người Tổng thống Diệm. Cuộc hy sinh tự thiêu để hiến thân cho dân tộc và Đạo pháp của Hoà thượng Quảng Đức có phải là một phản ứng đột ngột trước bản thông cáo của bà Nhu không? Sự hy sinh của Hoà thượng thực sự được sửa soạn bố trí nhiều ngày.

Sáng 2-6 hồi 9g30, một lễ cầu siêu được tổ chức tại chùa Phước Hoà với hàng trăm tăng ni tham dự.

Sau đó, các tăng ni tiến về phía ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng và ở đây Hòa thượng Quảng Đức đã tự thiêu.

Hoà thượng đi trên một chiếc xe Austin (chiếc xe này của ông Trần Quang Thuận rể của cụ Tôn Thất Hối)…

Cũng vào giờ này, Tổng thống Ngô Đình Diệm đang dự lễ cầu hồn cho Đức Giáo hoàng Gian XXIII tại vương cung thánh đường do Đức cha Nguyễn Văn Bình làm chủ lễ đại triều. Tham dự lễ đó có đông đủ bá quan văn võ từ Phó Tổng thống Thơ đến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao đoàn và đặc biệt giới Ngoại giao Pháp cũng có mặt đông đủ.

Khi vừa tan lễ thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên Tổng thống Ngô Đình Diệm báo cho ông biết về vụ tự thiêu tại đường Phan Đình Phùng. Tổng thống Diệm đứng khựng lại mặt đỏ bừng rồi biến sắc, ông nói “Có gì mà phải làm như vậy”, Tổng Thống Diệm lật đật về dinh.

Theo sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn, từ sáng hôm ấy Tổng Thống Diệm bắt đầu cho một chuỗi dài những ngày lầm lì ít nói, có khi ngồi lặng thinh hút thuốc lá lâu hàng giờ đồng hồ.

Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần vào yết kiến Tổng thống ngay sau đó. Tổng thống Diệm lừ đừ, mặt cúi gầm.

Ông ngồi lặng thinh cả nửa giờ, hút hết điếu thuốc này qua điếu khác, ông thả vài đợt khói rồi lại dụi tàn. Một lát sau, Tổng thống Diệm bảo ông Thuần: “Việc gì rồi thu xếp, có gì mà phải làm như vậy (ý nói vụ tự thiêu)”.

Giới thân cận nhất của Tổng thống Diệm đều xác nhận: Thái độ của Tổng thống Diệm lúc ấy thật bàng hoàng. Nét mặt ông đau xót trông thấy. Tại sao như vậy? Điều dễ hiểu ông là một tín đồ Thiên Chúa giáo rất ngoan đạo, lại là một nhà Nho, cho nên trước biến cố như vậy tự nhiên là ông xúc động. Lương tâm Thiên Chúa giáo cũng dày vò ông vì Giáo lý không cho phép tự huỷ mình, ông là kẻ gây nên sự tự huỷ mình của người khác cũng là một trọng tội. Tổng thống Diệm chắc chắn bị xúc động từ một mặc cảm này mặc dù người trong cuộc ai cũng biết ông không có trách nhiệm nhưng ở phương vị lãnh đạo với quan niệm nho gia thì tự ông thấy mình có trách nhiệm.

Ngay buổi chiều đó, Tổng thống Diệm cho soạn thảo một bản hiệu triệu quốc dân, trong đó Tổng thống Diệm nói rõ với quốc dân rằng “Sự hoà giải đang tiến hành tốt đẹp thì sớm nay do sự tuyên truyền quá khích che giấu sự thật gây sự hoài nghi về thiện chí của Chính phủ khiến một số người bị đầu độc gây ra một án mạng oan uổng làm tôi rất đau lòng”( nguyên văn).

Phía Phật giáo bước qua một giai đoạn mới. Trước vụ tự thiêu thì chỉ có một số Phật tử ruột của các Thượng tọa tích cực tham gia cùng với các thành phần đảng phái quốc gia đối lập nhưng sau vụ tự thiêu khối quần chúng trầm lặng đông đảo vốn tiêu cực trong bao lâu nay cũng bị xúc động mạnh và bắt đầu nghiêng hẳn về hàng ngũ tranh đấu.

Dầu cứ đổ thêm vào lửa…Phía tranh đấu khai thác triệt để bản thông cáo của bà Nhu…Như trên đã viết đọc đầy đủ bản văn đó thì không có gì nặng nề, nhưng quả tình có những từ ngữ rất dễ gây nên sự bất mãn.

Dạo năm 1963 người Việt Nam mọi giới chưa có kinh nghiệm về người Mỹ. Lúc ấy có 16.000 cố vấn Mỹ thì hình bóng của người Mỹ còn chưa có lớn lao đến sinh hoạt của quốc gia và xã hội. Người Việt cũng chưa bị ám ảnh về tổ chức CIA và cũng chưa hiểu rõ sức mạnh của tổ chức này. (Ngoại trừ giới chính khách và quân nhân cao cấp). Thế nên khi bà Nhu nói rằng các nhà sư bị ngoại bang xúi giục thì đối với quần chúng còn quá mơ hồ và người ta tự hỏi ngoại bang là ai? Nếu nói là Mỹ thì quần chúng sẽ không tin vì Mỹ đang ủng hộ chính quyền, do đó sự tố cáo của bà Nhu dù cho là thực thì dân chúng vẫn cho là điều vu cáo. Dân chúng Việt Nam lại không bao giờ chấp nhận một người đàn bà (dù ở địa vị nào) lớn tiếng vu cáo các nhà tu hành và các tổ chức tôn giáo. (Bằng chứng bà Nhu đã mất nhiều cảm tình của tín đồ Thiên chúa giáo khi công kích một số linh mục bà cho rằng chuyên môn chạy affaire). Cũng trước đó năm 1954, giáo dân Phát Diệm di cư dù ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tỏ ra phẫn nộ khi Đài phát thanh công kích cha Hoàng Quỳnh và gọi cha Quỳnh là “Đại úy Hoàng Quỳnh”.

Theo giới thân cận thì trong mấy ngày liền ông Tổng thống vẫn lầm lì, đôi lúc không có chuyện gì đáng kể ông Tổng thống vẫn “quắc mắt nhìn lừ đừ” rồi lại cúi xuống dụi tàn thuốc lá liên miên.

Điều làm cho Tổng thống Diệm tức giận hơn cả là vụ chiếc xe Austin của Trần Quang Thuận. Lúc ấy, Trần Quang Thuận đang là một quân nhân. Ông Tổng thống nổi giận gọi Tôn Thất Thiết, Chánh Sở Nội dịch lên rầy rà (mặc dù ông Thiết không dính dáng gì đến nội vụ). Và biểu Tôn Thất Thiết nói với cụ Tôn Thất Hồi (coi nhau như người trong nhà). Cụ Hối vẫn tỏ lòng thầm phục vị cựu Thượng thư của triều Nguyễn. Tuy Trần Quang Thuận bị thượng cấp gọi lên rầy rà nhưng cũng không sao cả (sau này ông ta mới bị bắt). Ông Thuận thanh minh rằng tình cờ cho người ta mượn xe mà thôi.

Cái xe của Trần Quang Thuận cũng là một trong những vết thương nội tâm của Tổng thống.

Ngoài ra khí báo chí Mỹ càng công kích chính quyền bao nhiêu thì Tổng thống Diệm càng dao động vì bản tính của ông trong bấy lâu rất thận trọng và e ngại các vụ “sì căng đan…”. Mặt khác ông Nhu đã thầm cảm thấy rằng bang giao Việt Mỹ đang rạn nứt trầm trọng. Nắm chính quyền trong tay hẳn nhiên ông Nhu biết rõ thực lực của Uỷ ban Liên phái. Điều mà chính quyền e ngại lúc ấy là phong trào tranh đấu sẽ bột phát và lan rộng trong giới học sinh, sinh viên vì đây mới là thành phần quan trọng và chính tập thể sinh viên học sinh đã đóng vai trò chủ động trong vụ Phật giáo.

Ông Nhu chủ trương áp dụng biện pháp mạnh đối với thiểu số tranh đấu, sách động, tức là triệt hạ được cái căn bản từ đó mà Mỹ không có đối tượng để khuynh đảo khuấy động.

Phía Tổng thống Diệm lại chủ trương triệt để hoà giải thu xếp sao cho êm đẹp. Bởi vậy trong thời gian thi hài cố Hoà thượng Quảng Đức còn quàn tại chùa Xá Lợi thì Tổng thống Diệm luôn luôn thúc giục ông Nguyễn Đình Thuần phải tìm cách nối tiếp cuộc thương nghị với Uỷ ban Liên phái. Kể từ ngày 13, 14 và 15, Uỷ ban Liên phái đã có đủ thì giờ trắc nghiệm lòng dân đối với cuộc tranh đấu của Phật giáo… Theo sự thoả thuận chung giữa Đại đức Đức Nghiệp, phát ngôn viên Uỷ ban Liên phái và ông Trần Văn Tư Giám đốc nha Cảnh sát đô thành thì Phật tử đến viếng cố Hoà thượng Quảng Đức đều tập trung tại chùa Giác Minh, theo lịch trình luân phiên 9 chùa lớn trong Sài Gòn-Gia Định, sẽ lần lượt từng 400 người được chở đến chùa Xá Lợi do xe cảnh sát hướng dẫn. Những chuyến xe đi lại không ngừng, nhất là trong ngày 14, ước lượng có đến 5.000 Phật tử được chuyên chở đến chùa Xá Lợi.

 

Chương 17: Bản thông cáo chung

Ngày 14-6 Ủy ban Liên phái lại cùng Ủy ban Liên bộ tiếp tục thương nghị. Cũng ngày hôm ấy, hội đồng các tướng lãnh ra thông cáo kêu gọi nhân dân đoàn kết tránh hiểu lầm gây hoang mang và đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Khi chỉ thị cho các tướng lãnh hội họp và ra thông cáo như vậy, dù có lợi cho chính quyền nhưng ông Nhu đã bắt đầu đi vào một nước cờ sai lầm hệ trọng. Trước năm 1963, số tướng lãnh tuy còn ít ỏi (18 vị) nhưng là 18 ốc đảo do quyền lợi cá tính địa vị họ không thể nào ngồi cùng với nhau được để bàn tính đại sự, nhưng ông Nhu đã tính sai khi quy tụ tướng lãnh lại để cùng bàn luận và ra thông cáo. Kết qua phiên họp ngày 14-6 được coi là tốt đẹp, Uỷ ban Liên phái ôn hoà đến độ phái chính quyền không ngờ (ngoại trừ phía ông Ngô Đình Nhu). Các Thượng tọa Tâm Châu cũng như Thiện Minh đều tỏ ra có thiện chí hoà giải và thông cảm với Uỷ ban Liên bộ trong khi đó thì ngay nội bộ Uỷ ban Liên phái lại có một vài vị Thượng tọa, Đại đức tỏ ra tích cực và quyết liệt với chính quyền. Đáng kể là Thượng tọa Trí Quang và Đại đức Đức Nghiệp.

Lúc ấy, hai vị này lại đang được giới Phật tử nhất là thành phần trẻ hết sức mến mộ.

Lễ an táng Hoà thượng Quảng Đức ấn định vào ngày chủ nhật. Một số đông cán bộ trẻ quyết liệt thì chủ trương phải biến đám tang thành một cuộc tuần hành vĩ đại. Đứng đầu chủ trương này trước sau vẫn là Thượng tọa Thích Trí Quang cũng như Đại đức Đức Nghiệp. Nhưng sáng thứ bảy thì Đô trưởng Sài Gòn lại gửi một văn thư qua Đại đức Đức Nghiệp lưu ý vấn đề an ninh và đặt vấn đề trách nhiệm nhưng bất trắc rối loạn có thể xảy ra. Văn thư ấy do toà Đô chánh đơn phương gởi đi. Thực tình ông Đô trưởng chỉ là một nhà hành chính, quen với lề lối làm việc theo kiểu thư lại chủ nghĩa cho nên gửi văn thư ấy cũng chỉ là một cách đề phòng nếu có gì xảy ra thì còn cớ để trình với thượng cấp. Nhưng phía Đại đức Đức Nghiệp lại nghĩ rằng đây là cách đe doạ cố ý. Nhưng cuối cùng toà Đô chánh cũng như Đại đức Đức Nghiệp đồng thoả thuận tạm thời dừng đám tang lại. Đây là đề nghị của Đại đức Đức Nghiệp. Vì không phải là nhà chính trị nên Đô trưởng và giới chức liên hệ vui vẻ đồng ý ngay. Nhưng xét về kỹ thuật tranh đấu và chống tranh đấu thì toà Đô chánh đã hố to thua đậm.

Tuy Đại đức Đức Nghiệp và Đô trưởng Sài Gòn đã đồng ý tạm chuyển đám tang Hoà thượng Quảng Đức đến ngày 10, nhưng Phật tử trong Đô thành và Gia Định đã sửa soạn đi đưa đám tang vào sáng chủ nhật. Bây giờ phải làm thế nào? Phía Phật giáo đồng ý đưa ra một thông cáo về quyết định chuyển ngày an táng mà do chính Đại đức Đức Nghiệp thỉnh cầu. Nhưng đã quá gấp, tối thứ bảy mới có thông cáo này. Phía Phật giáo nhờ chính quyền phổ biến giúp, chính quyền nhận lời ngay.

Trong tối thứ bảy, ngoài việc nhờ radio liên tiếp phổ biến, giới chức Đô thành lại còn huy động hàng chục xe phát thanh chạy đến khắp nơi trong Đô thành từ hang cùng ngõ hẻm, đến những đường phố lớn để loan báo thông cáo của Uỷ ban liên phái. Dân chúng nghe tin này rất ngạc nhiên về sự thay đổi như vậy. Trong không khí lúc ấy, không ai tin nơi thiện chí của chính quyền và lại nghi ngờ rằng chắc hẳn chính quyền quyết định chơi trò thủ đoạn nào đây. Dân chúng nghi ngờ như vậy cũng có lý. Nhưng quả thực thì oan cho giới chức Đô thành chỉ vì đã không đủ kinh nghiệm chính trị lại quá câu nệ về biện pháp hành chính mà thực ra không có hiệu quả gì chỉ tạo thêm ngộ nhận. Hơn nữa biện pháp hành chính đó (kết quả của thói quen thư lại chủ nghĩa) đã phạm vào lỗi lầm quan trọng về chiến thuật chính trị mà nhà cầm quyền nào khi muốn đương đầu với biến cố không thể nào bỏ qua được. Đó là ”một định luật” sơ đẳng về việc sách động một “đám tang chính trị”…Một đám tang có tầm mức quan trọng và đang gây xúc động lớn như đám tang Hoà thượng Quảng Đức thì càng kéo dài, càng trì hoãn bao nhiêu thì càng thắng lợi lớn cho phía tranh đấu. Thi hài cố Hoà thượng Quảng Đức quàn tại chùa Xá Lợi trong vòng 5 ngày đã là một thời gian khá dài, khí thế tranh đấu mỗi ngày, mỗi giờ càng lên cao…Dân chúng càng giao động…thi hài cố Hoà thượng càng kết đọng thành một biểu tượng ngàn ngạt hương hoa của khí thế như một phiến nam châm thu hút quần chúng…Trong tình thế sôi bỏng như vậy, giới chức Đô thành tự dâng một chiếc bẫy, tự ném mình vào chiếc rọ lớn mà chỉ hôm sau (tức sáng chủ nhật) đã nhận ngay hậu qua. Phía Uỷ ban Liên phái tự nhiên thắng lợi và có thể mạnh miệng quy hết trách nhiệm cho nhà cầm quyền với những lý do rõ rệt.

Theo đúng ngày giờ đã quy định dù đã có thông cáo của Uỷ ban Liên phái chuyển thời gian, Phật tử vẫn cứ tấp nập kéo nhau đến chùa Giác Minh để tập trung theo lịch trình đã ấn định để đến chùa Xá Lợi đưa đám tang cố Hoà thượng. Như trên đã viết, trong không khí sôi động lúc ấy thì Phật tử đâu có tin vào bản thông cáo của Uỷ ban Liên phái do nhà cầm quyền đã phổ biến khi đám đông đã tập hợp thành một khối cả ngàn người, thì đám đông đó sẽ làm chủ tất cả vượt trên cả lề luật nguyên tắc và chỉ còn là một sức mạnh bị điều động bởi lòng hăng say và sẵn sàng phẫn nộ đúng như vậy, dù các nhà sư đến tận nơi nói rõ cho đồng bào rõ, đồng bào vẫn không tin và chuyển hướng luôn “Nếu không đi đưa đám thì chúng tôi sẽ đến chùa Xá Lợi viếng nhục thể cố Hoà thượng “.

Đồng bào ùn ùn kéo đi…đến ngã tư Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt thì bị chận đứng lại.

Sự hiện diện của cảnh sát và cảnh sát chiến đấu trước mặt đám đông càng tăng cường khí thế của đám đông ấy và sự hiện diện này như một sự khiêu khích cho dù cảnh sát không khiêu khích. Thượng tọa Tam Giác và mấy Đại đức lại dùng loa phát thanh gắn trên xe lam ba bánh kêu gọi đồng bào trật tự, quay trở lại chùa Giác Minh. Nhưng lúc ấy dù là một Thượng tọa uy quyền nào cũng khó lòng nói lọt tai đám đông…

Thế là đám đông tràn lên…Cảnh sát đối phó, lựu đạn cay vùn vụt…lại xô xát… một số thanh niên bị bắt…Thêm một đổ vỡ. Vậy thì dù không chủ trương đàn áp nhưng chỉ vì sơ hở không hiểu quy luật tranh đấu phía chính quyền bỗng dưng mang cái vạ đàn áp, kết quả chưa thu xếp chuyện này xong lại tạo ra một chuyện khác.

Mà oán thù thì nhân viên công lực trực tiếp lãnh đủ cho nên sau ngày đảo chính thì ông Kính quận III đi tù trước tiên chứ ông Đô trưởng thì không sao cả, được coi như người vô can.

Bởi vậy một thành phố Sài Gòn gặp những tháng năm đầy biến cố mà lại gặp viên Đô trưởng thiếu khả năng chính trị, không ý thức nổi vai trò hay chỉ biết chỉ đâu đánh đấy thì thiết tưởng đó cũng là một cái hoạ của một chế độ.

Đám tang cố Hoà thượng Quảng Đức chậm lại thêm 4 ngày nữa…Thật là 4 ngày giông bão đối với cảnh sát thuộc quận III và giới an ninh Đô thành. Nhưng kéo dài thêm 4 ngày Uỷ ban Liên phái có lợi từng giờ từng phút. Đó cũng là cơ hội để chuẩn bị tinh thần tranh đấu dài hơn và là một dịp ngàn vàng để biểu dương lực lượng với khí thế đang dâng cao. Còn một điều quan trọng nữa là các bài thuyết pháp của một số thượng tọa, Đại đức như Thượng tọa Trí Quang, Quảng Đức, Đại đức Đức Nghiệp …Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và có lẽ trên thế giới (ngoại trừ Ấn Độ với thánh Gandhi không thuyết pháp như ở xứ ta) các nhà sư thuyết pháp chỉ đề cập đến thời sự chính trị bất công va kỳ thị tôn giáo. Trong 8 năm và trải qua bao nhiêu kềm kẹp, dân chúng ai cũng hoan hỉ được nghe hay đọc những lời công kích chính quyền một cách nảy lửa như vậy.

Nếu công kích Tổng thống Ngô Đình Diệm thì chưa chắc đã đạt được kết quả như công kích vợ chồng ông Nhu. Các Thượng tọa thuộc Ủy ban Liên phái đã đánh trúng cảm quan của dân chúng, dân chúng rất tán thưởng. Đó cũng chỉ là tâm lý thường tình của dân chúng ngoài phố. Ở Pháp thời Napoléon dân chúng rất khóai nghe lời bàn tán công kích Hoàng hậu Joséphine và mấy cô em của Napoléon hơn là chế độ quân chủ chuyên chế của Napoléon.

Phía bà Nhu lại càng sôi nổi tức giận…

Thuyết pháp nảy lửa vẫn tiếp tục thì cuộc thương nghị của Ủy ban Liên phái và Ủy ban liên bộ tại hội trường Diên Hồng tự nhiên không đủ hiệu lực để thu hút sự chú ý của dân chúng.

Ngày 16-6 bản thông cáo chung được ký kết.

Thời gian giải quyết dù mới chỉ là tờ giấy và nguyên tắc chung được coi là quá mau lẹ. Khi bản thông cáo được ký kết, giới quan sát chính trị tại Sài Gòn lúc ấy cũng bất ngờ và cả phía ông Nhu cũng bất ngờ nữa. Riêng ông Nhu tự coi đã xong chuyện và đó là quyền của ông anh Tổng thống. Nhưng bản thông cáo ấy ra đời thì bị các biến cố khác vượt qua và tràn ngập. Ngay phía Phật giáo cũng không mấy ai quan tâm đặc biệt đến bản thông cáo vì mọi người còn đang đổ dồn mọi nỗ lực trong việc an táng Hoà thượng Quảng Đức và động viên tinh thần Phật tử. Nếu bản thông cáo ấy được ký kết trước vụ tự thiêu của Hoà thượng Quảng Đức hoặc sau ngày 19-6 thì chắc chắn sẽ có hiệu lực, tác động được sự lưu tâm của dân chúng. Bởi vậy sự giải quyết của chính quyền dù thiện chí đến đâu nếu không lựa chọn thời gian và không gian, nếu không đáp ứng đúng đòi hỏi của thực tế trong thời gian ấy thì sẽ trở nên phù phiếm bởi nó không có hiệu lực gây nên sự lưu ý đặc biệt của dân chúng để dễ dàng sáng tỏ thiện chí giải quyết.

Họp liên tiếp trong ba ngày cho đến 1 giờ 30 ngày chủ nhật (16-6) hai Uỷ ban Liên bộ và Uỷ ban Liên phái ký kết thông cáo chung gồm 5 điểm để giải quyết 5 nguyện vọng do Tổng hội Phật giáo Nam Việt Nam đề ra Phái đoàn Phật giáo do 3 Thượng tọa Tâm Châu, Thiện Minh, Thiện Hoa đồng ý ký tên.

Phía chính quyền gồm Phó Tổng thống Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần, Bùi Văn Lương. Dưới bản thông cáo chung, Hoà thượng Thích Tịnh Khiết “khán” với tư cách Hội chủ Tổng hội Phật giáo Nam Việt Nam, khi đưa bản thông cáo này về dinh Gia Long, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho là tốt đẹp. Nhưng Tổng thống Diệm lại ngần ngại về điểm ông sẽ ký ở chỗ nào trong bản thông cáo.

Trong văn phòng Tổng thống lúc ấy có mặt ông Nhu, ông Thuần. Cả ba người đều không tìm được cách nào giải quyết về điểm này, nhưng đối với Tổng thống Diệm là một sự quan trọng. Theo ông Thuần thì không lẽ Tổng thống với tư cách Quốc trưởng lại ký ngang hàng với Hoà thượng Thích Tịnh Khiết.

Dù Hoà thượng là người thủ lãnh tối cao của Tổng hội Phật giáo Nam Việt Nam nhưng Tổng hội Phật giáo cũng chỉ là một đoàn thể trong cộng đồng quốc gia. Tổng thống Diệm cũng suy luận như vậy nên ông ngần ngại không chịu ký. Ông Nhu vẫn lạnh lùng không có một ý kiến nào.

Tổng thống Diệm bảo ông Thuần “Cho mời bà Nhu xem bà ấy có ý kiến nào không”.

Đã từ lâu Tổng thống Diệm vẫn thường nói với bác sĩ Tuyến cùng mấy cộng sự viên thân cận: “Đàn bà họ kém về lý luận nhưng trực giác của họ thì hay lắm”. Riêng bà Nhu đã nhiều lần chứng tỏ bà có một trực giác bén nhạy. Khi bà Nhu vào văn phòng Tổng thống xem bản thông cáo chung rồi nói:

– Như thế này đâu có được, Tổng thống làm sao lại ký ngang hàng với ông cụ ấy được( tức Hoà thương Khiết ).

Bà Nhu lắc đầu có vẻ chê bai rồi nói:

– Nếu mai một phong trào Phụ nữ Liên đới có chuyện tranh chấp với Chính phủ đòi Chính phủ phải giải quyết nguyện vọng rồi thì Chính phủ cũng ra thông cáo chung rồi Tống thống cũng ký với tôi hay sao? Một quốc gia trong một quốc gia, không có được.

Tổng thống Diệm vẫn ngần ngại không nói gì ông Thuần trình bày về sự khó khăn không biết Tổng thống phải ký ở chỗ nào mà không ký cũng không được, Tổng thống Diệm hỏi bà Nhu:

– Vậy ý của bà thế nào?

Bà Nhu đáp ngay:

– Có gì đâu mà khó khăn. Ông cụ Tịnh Khiết ký như thế này rồi thì Tổng thông ký ở ngoài lề như là bút phê vậy.

Tổng thống Diệm cho là phải và đồng ý ngay.

Ông Tổng thống cầm bút phê phía ngoài lề bản thông cáo: Những điều ghi trong bản thông cáo chung này đã được tôi chấp thuận trên nguyên tắc ngay lúc đầu dưới hàng chữ này, ký tên: Ngô Đình Diệm.

Bản thông cáo chung vẫn không gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Nhưng chính quyền Mỹ thì hoan hỉ cho rằng, chính quyền Việt Nam Cộng hoà và Phật giáo đã đạt được sự thoả hiệp, cuộc khủng hoảng có thể sớm giải quyết.

Nhưng ngay chiều 16-6, hơn 100 tăng ni trong đó có Thượng tọa Tâm Châu đã biểu tình trước tư dinh Đại sứ Mỹ để yêu cầu chính quyền Mỹ và các nước khối tự do phải dùng áp lực thuyết phục chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực thi đứng đắn bản thông cáo chung. Cũng vào ngày đó, lúc 19g20 thì bản thông cáo chung vẫn nằm trên bàn Tổng thống Diệm. Sau cuộc biểu tình, một số tăng ni lại kéo nhau về chùa Xá Lợi mở đầu cuộc tuyệt thực.

Mỗi lần biểu tình tuyệt thực như vậy lại cung cấp thêm cho báo chí ngoại quốc những đề tài hấp dẫn mới lạ. Bản thông cáo chung không còn là đề tài hấp dẫn đối với báo chí ngoại quốc.

Cuộc khủng hoảng Phật giáo trở thành vấn đề số một đối với Tổng thống Kennedy cho nên trong những ngày 13, 14, 15 và sáng 16 Phó Đại sứ Mỹ liên tiếp ra vào dinh Gia-long. Ký giả David Halbeitam viết: “Dưới áp lực đáng kể của Mỹ, Chính phủ đã cùng Phật giáo thương thuyết về 5 điểm. Ngày 16-6 hai bên đã ký một bản thông cáo chung nhưng Chính phủ không nhìn nhận một cách có trách nhiệm về biến cố Huế”. Tầm nhìn của ký giả Mỹ như vậy nếu không có ý xuyên tạc thì cũng không nắm vững tinh thần văn bản, nhưng dư luận Mỹ lại luôn luôn bị khích động và hướng dẫn bởi báo chí mà báo chí Mỹ được coi như một tập thể tạo áp lực (pressuare group) đối với chính phủ và Quốc hội Mỹ. Thực ra, điều 5 của bản thông cáo chung đã ghi rõ. “Những cán bộ có trách nhiệm về các vụ xảy ra ngày 8-5-1963 bất kỳ thuộc thành phần nào cũng sẽ bị nghiêm trị nếu cuộc điều tra đang tiến hành chứng tỏ lỗi của họ “. Dư luận Mỹ trong những ngày 13, 14 đến 15 đều đổ dồn vào vụ tự thiêu của Hoà thượng Quảng Đức cùng các vụ xô xát vào ngày 16 và cuộc biểu tình của tăng ni vào chiều tối 16. Báo chí Mỹ như tờ New York Times, New York Herald Tribune, Chirstian Seience Monitor phát hành tại Mỹ vào hôrn trước thì chỉ vài ngày sau đã lọt vào tay mấy Thượng tọa, Đại đức của Uỷ ban Liên phái và được dịch ra ngay Việt ngữ rồi quay ronéo phổ biến bí mật trong đô thành. Đây cũng là một động cơ thúc đẩy đám đông như từng cục than hồng.

Tháng 5-1960 những nhân vật cận thân của Tổng thống Diệm cũng đã hội lại để đồng thanh yêu cầu Tổng thống Diệm duyệt xét lại chế độ. Nhưng kết quả chỉ là chuỗi ngày im lặng rồi mọi việc lại trôi qua. Cũng nên nhắc lại tháng 5-1960, Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội (người theo Tổng thống Diệm từ năm 18 tuổi và trở thành cán bộ giao liên giữa Hoàng thân Trang Liệt và Tổng thống Diệm) đã cùng cha Thính, ông Võ Văn Hải, ông Tôn Thất Trạch cùng một số “người” khác đã họp bàn và dự định đồng loạt từ chức để Tổng thống Diệm lưu ý duyệt xét lại những sai lầm của chế độ. Đại tá Đỗ Mậu cũng như Võ Văn Hải, Tôn Thất Trạch đều là những người theo phò Tổng thống Diệm từ tiền chiến cũng như sau vụ đảo chính hụt 2-2-1960, chính những nhân vật quan trọng của chế độ Ngô Đình Diệm cũng đã thỉnh cầu Tổng thống Diệm cũng như ông Nhu là nên nới rộng thể chế dân chủ, chấp nhận mọi lực lượng quốc gia đối lập, nhưng đều vô hiệu.

Chỉ một lá thư của bác sĩ Tuyến gửi riêng cho ông Nhu phê bình một số sai lầm của chế độ và cái áo dài của bà Nhu, không những không được lưu ý mà bị gạt ra ngoài…Vì lá thư ông Nhu để ngỏ trên bàn làm việc và bà Nhu đã được coi. Có lẽ đó cũng là cách ông Nhu gián tiếp cho vợ thấy rõ những nhận định của người cộng sự thân tín. Tuy nhiên bà Nhu không phản ứng gì nhưng dần dần lạnh nhạt với vợ chồng bác sĩ Tuyến.

Từ một vấn đề nhân sự nhỏ bé như vậy cũng đã chứng tỏ chế độ càng ngày càng phân hoá. Phe nhóm tuy chưa công khai xuất hiện nhưng âm thầm công kích và nghi ngờ lẫn nhau. Ngay trong lòng chế độ mà chưa phân biệt ai là bạn ai là thù thì tránh chi người ngoài!

Kể từ tháng 6-1963 những thành phần cột trụ của chế độ không keo sơn gắn bó với chế độ nữa. Từ những nhân vật cột trụ đều âm thầm cảm thấy chế độ lâm nguy nếu không kịp thời tìm biện pháp cứu chữa thì vô phương. Nhưng họ không còn thẩm quyền. Thế lực của vợ chồng ông Nhu ngày càng lớn dần.

Tổng thống Diệm ngày càng cô đơn nhất là sau cái chết của nhà văn Nhất Linh thì hầu như Tổng thống Diệm buông tay. Vụ mưu sát Tổng thống Diệm ngay trong dinh Gia Long lại làm cho ông cô đơn hơn nữa. Có nhẽ đó cũng là lý do khiến Tổng thống Diệm quyết định trở về hưu dưỡng khi nhiệm kỳ II chấm dứt.

Trong vụ tranh đấu Phật giáo không rõ từ phái nào chủ trương mưu sát Tổng thống Diệm và họ đã móc nối dược với viên Chuẩn uý hướng dẫn và nghi lễ văn phòng Tổng thống. Viên sĩ quan này dã phục vụ lâu năm trong dinh Gia Long và trực thuộc Lữ đoàn Liên binh phòng vệ phủ Tổng thống. Nhiệm vụ của ông ta không có gì quan trọng nhưng lại là người dễ dàng thi hành mưu đồ ám sát Tổng thống. Hàng ngày viên chuẩn uý hướng dẫn, mũ áo đại lễ chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn quan khách đến văn phòng Tổng thống. Ông ta cũng như các sĩ quan tuỳ viên và hầu cận hàng ngày đều giáp mặt Tổng thống Diệm. Tất nhiên là họ thuộc thành phần được tin cẩn. Tổng thống Diệm vẫn tự hào về sự trung thành tuyệt đối của các quân nhân lo việc an ninh cho ông.

Đặc biệt những sĩ quan hầu cận như Lê Công Hoàn, Đỗ Thọ, Huỳnh Văn Lạc, Lê Châu Lộc, ông Tổng thống coi như con cái trong nhà. Ấy vậy mà lại có một sĩ quan hướng dẫn âm mưu giết hại ông và vợ chồng ông Nhu. Âm mưu này được phát giác như một sự tình cờ.

Số là trong cuộc tranh đấu của Phật giáo đang sôi động thì thân phụ của Trung uý Kiệt bị bắt giam (ông là một đại diện của phe Phật giáo tỉnh Gia Định). Trung uý Kiệt là một sĩ quan truyền tin cũng là một trong số những quân nhân trung thành tuyệt đối của Tổng thống Diệm. Khi thân phụ của ông bị bắt giam vì lý do tranh đấu Phật giáo thì kẻ chủ mưu ám sát Tổng thống Diệm đã nắm ngay cơ hội này để móc nối. Nhưng sự việc xảy ra lại khác, nên âm mưu này đã bất thành. Khi thân phụ Trung uý Kiệt bị bắt ông đã trình bày ngay với Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham mưu trưởng Lữ đoàn, ông Duệ trình bày thẳng với Trung tá Khôi Tư lệnh và cho rằng: “Kiệt nó là một sĩ quan phục vụ đắc lực như vậy bây giờ công an lại bắt ông già nó thì còn ra cái gì, xin Trung tá can thiệp gấp”. Sau đó, Trung tá Khôi cũng như Thiếu tá Duệ liên lạc thẳng với ty Công an Gia Định và Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia. Hai cơ quan này đều đồng ý trả tự do ngay.

Về những tin đồn mưu sát Tổng thống Ngô Đình Diêm thì nhiều lắm, song phần lớn đều là tin vịt. Phía ông Nhu thỉnh thoảng cũng bắn ra vài tin như vậy với chủ ý thăm dò phản ứng của dân chúng hoặc để tìm các “con mồi” đối lập như vụ mưu sát được dấu kín sau ngày 1-11-1963 viên Chuẩn uý được tự do ông ta mới tiết lộ. Ngay những nhân vật cao cấp tại dinh Gia Long cũng không hay biết gì cả.

Khi thân phụ của Trung uý Kiệt đang được Thiếu tá Duệ và Trung tá Khôi can thiệp để được trả tự do thì viên sĩ quan hướng dẫn lại tìm đến Trung uý Kiệt, sau khi tác động tinh thần về công cuộc tranh đấu của Phật giáo, viên sĩ quan ngỏ lời yêu cầu Trung uý Kiệt tham dự cuộc mưu sát mà ông ta đã bố trí từ lâu. Trung uý Kiệt tiết lộ: Một lần viên sĩ quan hướng dẫn đã thủ sẵn trái lựu đạn trong người và định ra tay thanh toán, song lần ấy lại chỉ có Tổng thống Diệm mà lại không có vợ chồng ông Nhu nên kẻ mưu sát đành chờ cơ hội khác, nghĩa là khi nào có mặt đầy dủ, vợ chồng ông Nhu và Tổng thống Ngô Đình Diệm thì lúc ấy mới hành động.

Trung uý Kiệt là một sĩ quan tin cẩn của Lữ đoàn Liên binh phòng vệ nên ông đã đem ngay câu chuyện mưu sát này báo cáo với Thiếu tá Duệ. Sau cuộc họp mật với Tư lệnh lữ đoàn, ông Duệ ra lệnh giam lỏng ngay viên Chuẩn uý hướng dẫn. Công việc diễn tiến hoàn toàn kín. Thiếu tá Duệ trình bày với Trung tá Khôi: “Nếu tin nầy tiết lộ ra ngoài thì mất hết uy tín của lữ đoàn. Lữ đoàn từ lâu vẫn có tiếng là trung thành tuyệt đối với Tổng thống nay lại có một sĩ quan ở ngay trong dinh định mưu đồ như vậy thì nguy, tin này nếu tiết lộ ra ngoài sẽ làm hoang mang lữ đoàn”. Trung tá Khôi cũng đồng ý như vậy. Ngay buổi chiều hôm ấy Thiếu tá Duệ triệu tập một phiên họp các sĩ quan lữ đoàn và cho biết: “Hiện nay bên lực lượng đặc biệt, Đại tá Tung đang cần 1 sĩ quan liên lạc với lữ đoàn vậy anh em nào có thể tình nguyện sang bên đó làm việc?”

Trước khi lên tiếng như trên Thiếu tá Duệ đã dặn Đại uý Ngân, sĩ quan an ninh của lữ đoàn “Khi tôi lên tiếng Ngân phải đứng lên ngay và đề nghị Chuẩn uý Thành tức viên sĩ quan hướng dẫn “. Được dặn trước nên Đại uý Ngân giơ tay trả lời ngay: “Tôi xin đề nghị Chuẩn uý Thành, Chuẩn uý có đủ khả năng làm sĩ quan liên lạc cạnh lực lượng đặc biệt ” Thiếu tá Duệ chấp nhận liền: ‘Được lắm thôi để Thành sang bên đó tôi sẽ xin một người khác làm sĩ quan hướng dẫn”. Một lát sau Thiếu tá Duệ bảo Đại uý Ngân: “Bây giờ hết giờ làm việc rồi, anh đưa ngay Thành qua lực lượng đặc biệt đi, không họ cứ hối thúc mình mãi”. Câu nói này là một mật lệnh bảo Đại uý Ngân đưa viên sĩ quan hướng dẫn qua lực lượng đặc biệt để giam ngay…Tự tay Đại uý Ngân lái xe chở viên sĩ quan vào Bộ Tư lệnh lực lượng đặc biệt, ông Duệ dã chỉ thị cho Đại uý Ngân “Tôi đã điện thoại qua bên ấy rồi.

Anh dặn thêm bên ấy là phải đối xử với hắn như một sĩ quan, hơn nữa Cụ dặn (tức Tổng thống Diệm không được “đụng chạm ” gì tới hắn cả” Đại uý Ngân không quên mua tặng “người anh em” một tút thuốc Ruby.

Giới thân cận đều xác nhận rằng Tổng thống Diệm mỗi ngày càng thêm cô đơn và ông trở thành người trơ trọi gần như buông tay để mặc ông Nhu nắm quyền chủ động. Có lẽ Tổng thống Diệm đã bị ám ảnh bởi số mệnh. Ngoài ra cái thú nghe ca Huế và đàn tranh hoặc ngồi xem đánh cờ, nghiên cứu bản đồ vẽ tranh và làm thơ, ông Tổng thống còn say mê món tử vi và địa lý. Tuy là một tín đồ Thiên Chúa giáo ông lại tin khoa địa lý. Ông gần như thuộc lòng “Cái đất đó có hàm rồng, mảnh đất kia hãm địa”. Chẳng hạn như dinh Độc Lập ông vẫn băn khoăn đầu rồng là dinh nhưng cái đuôi lại ở chỗ công trường chiến sĩ…bởi vậy có nhiều đề nghị phá đài chiến sĩ để để chứng tỏ bài phong phản thực (chống Pháp) và xây lại công viên tạo cho Tào Viện trưởng đại học có khuôn mặt tươi mát.

Ông Tổng thống có vẻ thuận tay nhưng sau thì ông không chấp nhận vì dù sao cái đài chiến sĩ cũng có tác dụng đè cái đuôi con rống xuống. Tuy vậy không ai thấy ông Tổng thống gọi thầy bói vào dinh. So với những năm trước thì năm 1963 Tổng thống Diệm ít đi kinh lý. Nhưng sau cái chết của nhà văn Nhất Linh tuần nào Tổng thống cũng lên Đà Lạt di săn…Theo tuỳ viên Lê công Hoàn thì đúng ra ông Tổng thống đi tìm một quên lãng phá tan niềm cô đơn. Theo như Đại tá Mậu thì giữa năm 1963 hai ông thầy Minh Lộc và Đa La đã tiên đoán Tổng thống Diệm gặp đại nạn có thể mất mạng. Riêng Tổng thống Diệm có nhẽ cũng linh cảm được cơn hoạn nạn của mệnh số đang đến với ông.

 

Chương 18: Xung quanh cái chết của một nhà văn

Cuộc đảo chính 11-2-1960 không phải chỉ có nhóm Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng nhưng còn vô số sĩ quan khác được coi là nòng cốt của chế độ cũng trở cờ đón gió hoặc án binh bất động chờ thời cơ. Ngay Sư đoàn 7 đóng tại Biên Hoà, kế cận thủ đô từ phút đầu vẫn giữ thái độ “án binh bất động”. Sau đó, Trung đoàn 12 nóng ruột mới kéo quân về Sài Gòn. Sư đoàn 22 mà vị Tư lệnh được coi là “người trong nhà” của chế độ cũng do dự. Đúng hơn là hoàn toàn im lặng chờ lệnh thượng cấp. Ngay tại Sài Gòn, nhiều tướng tá cũng im lặng chờ cơ hội.

Cuộc đảo chính bất thành, nhiều người lanh chân lẹ miệng lại được thưởng, trái lại một số sĩ quan gặp tai bay vạ gió hết sức oan ức. Trường hợp Trung tá Nguyễn Khương, chỉ huy trưởng truyền tin, suốt ngày 11 sáng 12 trốn thật kỹ nhưng khi quân Đại tá Trần Thiện Khiêm tiến vào thành phố thì lúc bấy giờ Trung tá Nguyễn Khương mới lộ diện, rồi còn lập công bằng cách cho một tiểu đoàn truyền tin ra tay chống đảo chính vào ngày 13 (nghĩa là tàn cuộc rồi chính ông lại chặn xe Đại tướng Lê Văn Tỵ không cho vào dinh gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm). Thực ra thì ngày 12 Trung tá Khương cho người móc nối phe đảo chính bất thành, ông trở thành người chống đảo chính hung hăng nhất (nhiều tướng tá khác tương tự như Trung tá Khương). Trong khi đó nhiều người bị tố cáo rất oan ức. Chẳng hạn như Thiếu tá Liên đoàn trưởng truyền tin thuộc Bộ Tư lệnh Hành quân.

Một Đại úy chỉ huy trưởng một đơn vị biệt lập tại ven đô, không có tội gì chỉ có tội “vô tình xóa khẩu hiệu suy tôn Ngô Tổng thống” nhưng bị phạt 40 ngày trọng cấm. Số là như thế này, bức tường ở doanh trại kẻ khẩu hiệu “Ngô Tổng thống muôn năm”, lâu ngày bị nước mưa làm ố nhòe trông rất lem nhem, viên Đại uý sốt sắng ra lệnh cho thượng sĩ thường vụ phải cho lính quét lại tường vôi và kẻ lại khẩu hiệu cho đàng hoàng. Nhưng không may tường quét vôi trắng xoá, xoá nhoà khẩu hiệu vào ngày 10, thì đúng ngày 11 xảy ra đảo chính. Ấy vậy mà Bộ Tổng Tham mưu vẫn phổ biến một văn thư đi khắp các đơn vị về việc phạt viên Đại uý này 40 ngày trọng cấm với lý do nêu trên.

Ở nhiều đơn vị, một số sĩ quan bị câu lưu, bị điều tra hoặc thuyên chuyển chỉ vì phát ngôn bừa bãi trong ngày 11-2.

Về phương diện hành quân đảo chính thì phải nói là hoàn hảo, nhưng ai cũng công nhận thấy rằng, cuộc đảo chính đó bị một số chính khách thoạt đầu đón gió và làm mất đi nhiều ý nghĩa Quốc gia nhân chính và tiềm ẩn khát vọng cách mạng thực sự của một số sĩ quan trẻ, tham dự với tất cả hăng say. Số chính khách này, gọi là chính khách cũng chưa được đúng lắm đứng đầu là Hoàng Cơ Thụy theo sau là Phan Quang Đán, có cả Nhất Linh.

Trở lại trường hợp Trung tá Nguyễn Khương, trọn ngày 11 và 12, Trung tá Khương trốn chui trốn lủi lại tìm cách móc nối với Đại tá Thi tối 12, Nguyễn Khương mặc thường phục lên Catinat quan sát tình hình. Lúc ấy phe Chính phủ đã thắng thế, Trung tá Khương cấp tốc về Bộ Tư lệnh huy động lực lượng truyền tin rồi trao cho Đại uý Đỗ Như Luận “thống xuất” tiến vào Bộ Tổng Tham mưu (sáng 13) để gọi là giải vây nhưng kỷ thực lúc ấy Bộ Tổng Tham mưu không còn một lực lượng nhảy dù nào…Nhưng Trung tá Khương vẫn coi như ta là người hùng chống đảo chính, rồi lại “hộ tống” Đại tướng Lê Văn Tỵ vào Dinh lập công với Tổng thống.

Sau đó, Nguyễn Khương lại lập báo cáo xuyên tạc Thiếu tá Nguyễn Đình Tài, Chỉ huy trưởng trung tâm truyền tin thuộc Bộ Tư lệnh Hành quân. Trong bản báo cáo Trung tá Nguyễn Khương cho rằng Thiếu tá Tài đã tiếp tay cho phe đảo chính, rằng khi quân đảo chính chiếm được Đài phát thanh thì Thiếu tá Tài có ý ngăn cản không cho Trung tá Khương xử dụng chiếc máy phát tin cao xuất để thay đài phát thanh.

Dinh Tổng thống từ phút đầu ngày 11 đã trao cho Khương mật lệnh để liên lạc với Trung tá Huỳnh Văn Cao nhưng Trung tá Khương đã không chuyển mật lệnh này.

Hơn 1 tháng sau thì dinh Tổng thống cũng rõ lòng dạ của Khương và Khương bị thất sủng từ đó.

Trong hai ngày 11 và 12, một số các nhân vật tai to mặt lớn đều lẩn mặt nhưng trong ngày 13 đồng loạt xuất hiện, tranh nhau nhảy vào ban chống đảo chính để lập công rồi cố làm sao diện kiến được Tổng thống. Một người có công thực sự là Võ Văn Hải. Trong việc dàn xếp với phe đảo chính, đều một tay ông Hải lo toan, thế nhưng sau đó lại bị nghi kỵ, bị các phe nhóm dèm pha là Võ văn Hải đi nước đôi. Ngày 11 – 12 bác sĩ Tuyến cùng một và số cộng sự viên lập “bộ chỉ huy” tại nhà Huỳnh Thành Vị.

Tại đây bác sĩ Tuyến trực tiếp liên lạc với Đại uý Bằng cùng một số đơn vị lớn trong đó có sư đoàn 21 bộ binh. Theo bác sĩ Tuyến thì người có công lớn trong vụ 11 – 11 – 1960 trước hết phải kể đến bà Ngô Đình Nhu và sau nữa là Đại uý Bằng, một tay kiên trì chống đỡ phe đảo chính mà lực lượng không hơn một đại đội.

Nhưng Tổng thống Diệm lại bị huyền hoặc bởi một số người cơ hội, chuyên môn “bốc”, thành ra người có công thì không được lưu ý hoặc bị phe phái khai thác dèm pha, có tội khi khéo chạy tội lại trở thành người có công. Đám người này tìm mọi cách để đẹp lòng ông Tổng thống và để ông Tổng thống yên trí rằng “Dân chúng luôn luôn trung thành và ủng hộ Tổng thống”. Kỳ thực dân chúng lúc ấy cũng bắt đầu bất mãn trước những sự lạm dụng và hống hách của những nhân vật được coi là lương đống của chế độ. Đáng lý nhân cơ hội này, Tổng thống Diệm phải làm một cuộc xét lại những sai lầm của chế độ và nếu cần phải thanh trừng những thành phần bất lực, tham nhũng, nịnh bợ, nhưng Tổng thống Diệm không làm như thế…Rồi kế tiếp đến vụ bỏ bom dinh Độc Lập ngày 27-2-1962 chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu sa sút trông thấy, nội bộ càng thêm phân hoá. Vụ 11 – 1960 thì một số phe phái gièm pha ông Võ Văn Hải, vụ 27-2-1962 ông Tổng thống cũng lại nghi ngờ bác sĩ Tuyến. Vụ Phật giáo năm 1963, kể từ tháng 5, Tổng thống Diệm lại không tin ông Cẩn nốt. Chế độ đang lúc phân hoá, đầy mâu thuẫn nội bộ, lại phải đương đầu với áp lực Mỹ và vụ tranh đấu của Phật giáo. Với một tình hình rối ren như vậy đáng lý ra phải xếp vụ án 11- 11 – 1960 lại nhưng không hiểu sao, Tổng thống Diệm lại cho đem xét xử. Cái chết của Nhất Linh là một bất lợi lớn lao cho vụ án.

Chánh án Huỳnh Hiệp Thành được chỉ định làm chánh thẩm. Trung tá Quân pháp Lê Nguyên Phu ngồi ghế uỷ viên Chính phủ. Sau năm l963, Trung tá Lê Nguyên Phu bị công kích dữ dội, bị kết án là tay sai của chính quyền Ngô Đình Diệm đã hạ nhục sỉ vả các chính khách quốc gia. Điều công kích đó có đúng không hay chỉ là phản ứng nhất thời do tự ái bồng bột của người bị kết án?

Theo giới thẩm phán thuộc Nha quân pháp (trước 1963) và giới hiến binh thì Trung tá Lê Nguyên Phu người thay thế Trung tá Nguyễn Quang Sanh chỉ huy lực lượng hiến binh, ông Phu có sự ngay thẳng, có lương tâm của một thẩm phán tốt, nhưng giao tiếp hơi vụng về, nói năng không được khéo léo. Đó cũng là một điểm thất bại của một uỷ viên Chính phủ của một toà án vốn được coi là công cụ của chính quyền. Giám đốc Nha Quân pháp lúc ấy là Đại tá Nguyễn Văn Mầu. Trung tá Phu nắm quyền Giám đốc phân Nha Hiến bình kiêm Uỷ viên Chính phủ Toà án quân sự đặc biệt. Trung tá Lê Nguyên Phu được Phủ Tổng thống chỉ thị đem gấp vụ 11-11-1960 ra xét xử. Một vụ án thật rắc rối. Khi nhận chỉ thị, Trung tá Lê Nguyên Phu đã thấy rõ nhưng khó khăn này.

Trên mặt pháp lý, đưa vụ 11- 11-1960 ra xét xử tại toà án quân sự là đúng, vì thủ phạm cũng như các tòng phạm đều là quân nhân tại ngũ và chứng cứ phạm pháp rất hiển nhiên (sử dụng quân lực để lật đổ chế độ đương nhiệm và hợp pháp). Lý thì như vậy mà tình lại khác. Nhiệm vụ của thẩm phán chỉ dựa theo lý dù là cái lý của chính quyền nhưng vẫn là cái lý của luật pháp hiện hành. Trung tá Lê Nguyên Phu được Tổng thống Diệm chỉ thị đến gặp bác sĩ Tuyến để tìm hiểu rõ đầu đuôi nội vụ (lúc ấy bác sĩ Tuyến không làm việc ở Sở nghiên cứu chính trị). Với tình hình đang sôi động như vậy từ Bộ trưởng Thuần đến bác sĩ Tuyến đều cảm thấy gian nan nhưng ai là người có thể cản ngăn khi Tổng thống Diệm đã quyết định như vậy?

Vấn đề khó khăn nhất đối với Trung tá Phu là Tổng thống Diệm chỉ định: “Anh phải lấy cho tôi hai cái án tử hình “. Ông chỉ thị vắn tắt như vậy thôi mà không nói kết tội tử hình cho ai. Trước mặt Tổng thống Diệm ngay cả Phó Tổng thống, Bộ trưởng, tướng lãnh còn vâng lời tuân theo răm rắp huống chi một Trung tá. Ông Lê Nguyên Phu đem vấn đề này hội ý với bác sĩ Trần Kim Tuyến. Vụ án làm cho ông Phu muốn điên đầu. Ai ở vào địa vị ông Phu cũng không thể làm sao hơn! Trung tá Phu nghiên cứu hồ sơ cả mấy ngày…chỉ thị của phủ Tổng thống là làm sao phải lấy hai án tử hình để làm gương. Có nhẽ Tổng thống Diệm coi đó như một cách để biểu dương uy quyền và sự cứng rắn của chính quyền? Trung tá Phu lo lắng nói với bác sĩ Tuyến: “Theo lương tâm thẩm phán sau khi cứu xét kỹ hồ sơ thì không thấy ai trong vụ án đáng lãnh án tử hình cả “. Nhưng lệnh của Tổng thống bây giờ làm thế nào. Trước sự khó khăn nan giải này, bác sĩ Tuyến và Trung tá Phu đã đi đến một giải pháp: “Tìm trong số những người đào tẩu như Vương Văn Đông, Nguyễn Chánh Thi, Hoàng Cơ Thụy để buộc tội thật nặng quy hết trách nhiệm cho những người này và làm thế nào để toà án kết án tử hình họ, có như thế mới có thể cứu nổi những người đang bị giam giữ”. Trung tá Phu coi giải pháp này như một giải pháp tốt đẹp cho chính ông ở tư thế một Uỷ viên Chính phủ (cái nghề chỉ có buộc tội ít khi xin toà dễ dãi cho các bị can). Ông Phu cho đó như một lối thoát tốt đẹp bởi vì ông vẫn lo lắng tâm sự với bác sĩ Tuyến “Nếu không khéo toà lại xử một bị can nào tử hình thì tôi chẳng biết phải làm thế nào, lương tâm thật không cho phép “. Thường tình các vị chánh án của Toà án quân sự đặc biệt hay mặt trận có “thói quen” xét xử bị can theo lời buộc tội của Uỷ viên Chính phủ, một khi Uỷ viên Chính phủ đại diện thật sự cho hành pháp mà lại Hành pháp trước năm 1963, nếu “cảm thấy” Uỷ viên Chính phủ muốn bị can X bị can Y bao nhiêu năm tù, tử hình hay khổ sai thì thông thường các vị chánh án cũng sẽ tuyên xử như vậy, một là để lấy lòng Tổng thống hai là quá nhát sợ hoặc muốn tránh khỏi sự phiền nhiễu lôi thôi.

Khi đem vụ 11 – 11 – 1960 ra xử, Trung tá Phu cũng như bác sĩ Tuyến và Bộ trưởng Thuần đều phập phồng lo sợ “mật lệnh hai án tử hình” Biết đâu trong lúc cao hứng hoặc thiếu quân bình hoặc quá sốt sắng với chế độ vị chánh thẩm lại xử Phan Trọng Chinh hoặc cụ Phan Khắc Sửu hay một vài bị can nào khác bị tử hình thì lúc ấy sẽ ra sao? Trong tình hình đầy biến động và bất thường như trạng thái tâm lý chính trị bất thường năm 1963 biết đâu vì một lý do bất thường nào đó chính quyền ra lệnh thi hành án tử hình ngay thì lúc đó quả thực lương tâm của một người bình thường cũng không thể yên ổn được. Do đó, sau nhiều lần hội ý cùng nhau, Trung tá Phu đã đi đến giải pháp là trong lời buộc tội sẽ đánh mạnh vào điểm là các bị can đều tòng phạm, a dua.

Tóm tắt lại, trước khi đưa ra toà xét xử vụ 11 – 11 – 1960, Toà án Quân sự đã có sự bố trí cẩn thận để làm thế nào giảm thiểu hình phạt đối với tòng phạm và lấy án tử hình dành cho các chính phạm. Tổng thống Diệm không ra chỉ thị xử tử hình đích danh ai cho nên đó là điều dễ dàng cho Uỷ viên Chính phủ có thể nhằm vào Nguyễn Chánh Thi cũng như Hoàng Cơ Thụy, Vương Văn Đông.

Vụ án đem ra xem xét trong một khung cảnh hoàn toàn bất lợi cho chính quyền. Nói là hoàn toàn vì trong một cuộc tranh đấu chính trị thì pháp luật chỉ có thể là khí giới giúp chính quyền có cái để nhân đanh áp đảo đối phương.

Đằng này pháp luật được sử dụng không hợp với thời gian và không gian nên không tạo được hiệu lực, trái lại vụ án 11-11-1960 lại trở thành khí giới của phe chống Chính phủ.

Thất bại lớn của chính quyền Ngô Đình Diệm là đem vụ này ra xét xử. Một lần nữa chính quyền lại đổ cả thùng dầu vào ngọn lửa tranh đấu của Phật giáo, mà ngọn lửa đang leo lét…ngay các nhà lãnh đạo Phật giáo đang hoang mang không biết làm thế nào cho ngọn lửa bùng to.

Dù Phật giáo đã có một danh sách tự thiêu nhưng vẫn chưa thể áp dụng. Bởi vì dù ai tự thiêu đi nữa cũng không thể tạo được xúc động như vụ tự thiêu của Hoà thượng Quảng Đức. Bỗng nhiên, vụ án 11-11- 1960 cùng với cái chết của Nhất Linh đã cung hiến cho Uỷ ban Liên phái một cơ hội tốt nhất.

Trong phiên toà xử ngày 5-7-1963 kéo dài đến ngày 12 (với 19 quân nhân và 34 nhân sĩ), qua lời buộc tội, Trung tá Lê Nguyên Phu cho rằng các nhân sĩ này chỉ “a dua chạy theo đón gió”.

Khi Nhất Linh nằm yên trong lòng đất thì vụ án 11-11-1960 cũng hoàn tất. Hai án tử hình mà Tổng thống Diệm đòi hỏi vẫn chỉ dành riêng cho chính phạm. Cháy nhà mới ra mặt chuột…Câu phương ngôn này quả thực không sai khi nhận định về bản chất thực của một số nhân sĩ trong vụ án, các quân nhân trẻ tuổi như Phan Trọng Chinh, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Vũ, Từ Thức… đã chứng tỏ được phong độ đường hoàng và khí phách khi ở trong tù cũng như trước toà. Ngược lại một số nhân sĩ tự nhận có thành tích cách mạng thì quả là yếu kém về đường nhân cách. Nhất cử nhất động của mấy vị này đều không qua khỏi con mắt của mấy tay an ninh chìm rồi cuối cùng cũng lọt vào tai vợ chồng ông Nhu và Tổng thống Diệm.

Ngày 13-7 là ngày đưa đám tang Nhất Linh từ bệnh viện Đồn Đất qua chùa Xá Lợi rồi trở về nơi yên nghỉ ngàn thu tại nghĩa trang Bắc Việt. Nhưng đó cũng là ngày sôi động và bận rộn cho các cơ quan an ninh chìm nổi của Đô thành và Tổng Nha cảnh sát. Ngày 13-7 cũng là ngày đánh dấu một khúc quanh lớn trong cuộc tranh đấu của Phật giáo. Hàng ngàn sinh viên thuộc nhiều phân khoa đại học đã tự động đến chùa Xá Lợi đón linh cữu Nhất Linh. Rất nhiều sinh viên đeo băng đen. Đám tang Hoà thượng Quảng Đức cũng không đông đảo như đám tang Nhất Linh và hầu hết đều thuộc giới Phật tử.

Đám tang Nhất Linh thì lại khác, quy tụ nhiều thành phần Công giáo, Phật giáo. Tuy nhiên phía Phật giáo, một số lãnh đạo trẻ khéo lanh lợi biến đám tang này thành mầu sắc tôn giáo. Cuối cùng Nhất Linh được an táng cùng Đảng kỳ của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Từ đây giới sinh viên Sài Gòn mới thực sự dấn mình vào cuộc tranh đấu…Một số sinh viên trẻ thuộc thành phần đảng phái cũng muốn lợi dụng chiêu bài Phật giáo với hy vọng tiến xa hơn, mạnh hơn nghĩa là đạt được một cuộc cách mạng, dù họ chưa biết cuộc cách mạng ấy như thế nào. Phái Phật giáo nếu chỉ có lực lượng Phật tử cũng chưa đủ, nên đã tìm mọi cách lôi cuốn sinh viên học sinh tham gia.

KHI MỸ QUYẾT TÂM NHẢY VÀO CUỘC

Biến cố dồn dập và bao trùm…Tổng thống Diệm càng ngày càng thúc thủ trong những mâu thuẫn nội bộ mâu thuẫn Mỹ-Việt…mâu thuẫn anh em. Kể từ trung tuần tháng 7-1963 thì người Mỹ cũng như về phía Cộng sản đã thực sự nhảy vào cuộc cố giành phần chủ động biến cố. Trong khi quyết tranh đấu cho mục tiêu cao đẹp của tập thể mình thì trong lòng Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đã nứt rạn…chính sự nứt rạn đó nói lên sự xâm nhập của những thế lực ngoại lai.

Cuộc tranh đấu của Phật giáo lại bắt đầu bừng dậy vào ngày 17-7. Trước đó Uỷ ban Liên phái liên tiếp nhận được những nguồn tin cho biết là chính quyền sẽ áp dụng biện pháp mạnh.

Đồng thời cũng vào thời gian này, dư luận lại đồn đại sắp đảo chính. Phía Uỷ ban Liên phái đã khai thác triệt để nguồn tin đảo chính. Hơn nữa Uỷ ban Liên phái lại nắm được những nhược điểm của chính quyền là sự phân hoá và mâu thuẫn trầm trọng ngay từ phía anh em Tổng thống Diệm. Ngoài miền Trung, ông Cẩn chỉ còn là hư vị..Tại Sài Gòn quyền bính nằm trọn trong tay ông Nhu và chính là lúc ông Nhu đang đang chuyển hướng để tìm thế liên minh mới.

Nhân chuyến trở lại thăm Việt Nam cha Francois xin gặp riêng ông Nhu để nhờ cậy một vài việc riêng đây cũng là dịp mà cha Francois ghé qua thăm Đại sứ Ân tại Uỷ hội quốc tế. Lần gặp gỡ này, cha Francois thấy ông Nhu già đi rất nhiều, mỏi mệt và chán nản. Ông Nhu hỏi thăm cha Francois: “Cha thấy dư luận của Pháp và La Mã như thế nào đối với Việt Nam Cộng hòa?”.

Cha Francois dè dặt: “Có nhiều dư luận trái ngược nhau nhưng nói chung thì báo chí Tây phương tỏ ra phẫn nộ… không thuận lợi cho Chính phủ Việt Nam…Hiện ông Cố vấn đã có biện pháp như thế nào đối với vụ tranh đấu của Phật giáo?”

Ngô Đình Nhu yên lặng một lúc lâu. ông bẻ đôi điếu thuốc Job hút một nửa, một nửa cho vào ngăn kéo bàn, ông Nhu “tặc lưỡi”:

– “Chính phủ đã xử rất ôn hoà, bây giờ thì không có chuyện nhượng bộ nữa”.

Cha Francois lo ngại: ông Cố vấn nói như vậy có nghĩa là Chính phủ sẽ sử dụng biện pháp mạnh để dẹp cho yên?

Ông Nhu đáp: “Thưa cha không còn sự lựa chọn nào khác hơn “.

Cha Francois.: “Nếu như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm. Đây là vấn đề tế nhị, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam cần kiên nhẫn hơn nữa”.

Ông Nhu lắc đầu: “Chỉ còn có hai cách lựa chọn: Một là tình trạng rối loạn sẽ kéo dài và Chính phủ sẽ đổ một nửa, phải vãn hồi an ninh trật tự và Chính phủ sẽ chịu một số thiệt thòi đổ vỡ”. Ông Nhu cho cha Francois biết: “Trong một tháng nay, Việt cộng xâm nhập ào ạt vào các đô thị. Nếu Chính phủ không áp dụng biện pháp mạnh thì một buổi sáng nào đó cha sẽ thấy Sài Gòn tràn ngập cờ đỏ sao vàng”.

Cha Francois hỏi ông Nhu: “Như vậy có nghĩa là cuộc tranh đấu của Phật giáo đã bị cán bộ Cộng sản thuyết phục?”

Ông Nhu đáp: “Đúng, cơ quan an ninh đã thâu lượm được rất nhiều bằng chứng”.

Cha Francois dè dặt: “Thưa ông Cố vấn, tôi vẫn nghĩ các Thượng tọa đều là những nhà tu hành thuần tuý. Như ông Mai Thọ Truyền, tôi có dịp gặp ông nhiều lần… ông làm sao có thể để cho Cộng sản mua chuộc được? “.

Ông Nhu nói như phân trần: “Thưa cha, tôi cũng nghĩ như cha vậy, nhưng phương thức đấu tranh của họ là những phương thức học được ở Cộng sản. Dù các nhà sư không phải là Cộng sản nhưng cán bộ nòng cột của họ là Cộng sản thì cũng không thể tha thứ được. Một là Chính phủ phải thua Cộng sản một cách nhục nhã, hai là phải ra tay đối phó. Tôi đã cân nhắc, Chính phủ phải đối phó vì cuộc rối loạn càng kéo dài càng bất lợi”

Qua giọng nói cương quyết của ông Nhu cha Francois thấy rằng không thể ai ngăn cản ông được và ông đã lựa chọn phương thức “Được ăn cả ngã về không “.

Ông Nhu nhấn mạnh với cha Francois: “Đứng sau phong trào Phật giáo không chỉ có Cộng sản, còn có người bạn Đồng minh của Chính phủ Việt Nam cộng hòa nữa. Họ muốn sử dụng phong trào này để đàn áp và “săng ta” với chúng tôi”. Cha Francois nhìn ông Nhu dò xét rồi mỉm cười:

“Nước Pháp trước đây cũng chịu một áp lực như vậy và làm “săng ta” quá nhiều, nhưng theo tôi người Mỹ cũng cần Việt Nam chứ?”

Ông Nhu đáp: “Dĩ nhiên là như vậy nhưng Việt Nam cần họ nhiều hơn…”

Ông Nhu bỏ lửng câu nói, rít một hơi thuốc rồi đứng lên tìm một tập hồ sơ trao cho cha Francois: “Cha có thể xem qua một số hình ảnh này, cha sẽ thấy… Chính phủ Việt Nam cộng hoà khổ tâm biết bao nhiêu… ”

Ông Nhu chỉ vào một người Mỹ mặc áo sơ mi cụt tay: “ông ta chỉ là nhân viên thường của cơ quan USAID nhưng là nhân viên quan trọng của CIA”. Ông Nhu lại chỉ vào người Mỹ thứ hai: “Ông ta là một mục sư, truớc đây hoạt động truyền giáo tại Dahlak, nhưng trở về Mỹ cách đây 4 năm và mới. trở qua Việt Nam với tư cách phóng viên… ” ông Nhu chỉ một người Việt Nam có gương mặt trẻ khôi ngô, tuấn tú đội mũ “phớt” mặc âu phục, cổ hở…ông Nhu hỏi: “Cha biết ai đây không?” Cha Francois chưa nhận ra thì ông Nhu nhún vai: “ông ta là một nhà sư hiện đang ở chùa Xá Lợi “.

Cha Francois nhìn tấm hình có hai người Mỹ và người Việt (được ông Nhu gọi là nhà sư) Cha chỉ mỉm cười không nói vì không biết phải nói như thế nào. Cha Francois quen biết ông Nhu từ lâu nên hiểu rõ con người ông tuy thông minh xuất chúng nhưng cố chấp và có nhiều thiên kiến, cha Francois lại có rất nhiều mối liên hệ và thiện cảm với Hoà thượng Quảng Độ và bác sĩ Lê Đình Thám. Cha Francois tìm cách nói khéo với ông Nhu là cho đến lúc này, cha vẫn tin rằng các nhà sư không thể là Cộng sản cũng như không thể để Cộng sản lôi kéo.

Có lẽ không thuyết phục được Cha Francois về lập trường cứng rắn của mình đối với Phật giáo nên ông Nhu lảng qua chuyện khác, lại chuyện người Mỹ, ông Nhu nói gay gắt: “Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm với ngoại bang…người Mỹ dù có mạnh thế nào cũng không qua mắt nổi Chính phủ này. Tôi trả lời thẳng cho người Mỹ rõ, họ muôn rút hết cố vấn, cứ việc rút, cả viện trợ Mỹ chúng tôi cũng không cần, Mỹ có thể cúp viện trợ ngay lúc này Việt Nam cộng hoà vẫn đủ sức để chống Cộng”.

Cha Francois nghe giọng của ông Nhu như một người phẫn uất, sống chìm đắm chìm trong thế giới ảo tưởng. Cha Francois hỏi:

– Ông nghĩ thế nào về việc đề cử ông Cabot Lodge làm Đại sứ?

Suy nghĩ một lát, ông Nhu đáp: Cũng thế thôi nhưng Tổng thống không có thiện cảm với ông ta vì ông ta có một quá khứ bất chính”. Cha Francois hỏi: “Hình như Đức Hồng Y Spellman có khuyến cáo Tổng thống nên mở rộng Chính phủ và chấp nhận đối lập? ”

Ông Nhu gật đầu: “Điều đó có, Tổng thống cũng đang cứu xét nhưng với một nước chậm tiến như Việt Nam cộng hoà không thể áp dụng một chế ñoä tự do dân chủ Tây phương…Như cha đã am tường lịch sử Việt Nam. Đất nước chúng tôi truyền thống dân chủ từ cả ngàn năm trước, dân chủ từ hạ tầng, từ xã ấp. Ở thượng tầng phải làm thế nào để giữ được uy quyền tối thượng của quốc gia… Thưa cha, ấp chiến lược chính là con đường xây dựng cơ sở dân chủ từ hạ tầng… ”

Ông Nhu tâm sự với cha Francois: “Mỹ có thói quen bắt buộc các Đồng minh phải rập khuôn như họ… nhưng ở Mỹ khác, ở Á châu này khác… trong một quốc gia hoà bình thì hoàn toàn khác với một quốc gia đang có chiến tranh. Tổng thống Kennedy khuyến cáo Việt Nam cải tổ cơ chế dân chủ có nghĩa là phỏng cơ chế dân chủ Mỹ. Nhưng cha nghĩ coi, ông cha chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm về nạn chia rẽ, nạn kỳ thị và phe phái… nếu ở Việt Nam áp dụng dân chủ như Mỹ thì chỉ đi đến tình trạng hỗn loạn”. Cha Francois hỏi: “Hình như Tổng thống Kennedy muốn miền Nam có sụ canh tân Hiến pháp…?

Ông Nhu mỉm cười đáp:

– “Không chính thức khuyến cáo như vậy nhưng Washington gián tiếp muốn chúng tôi làm như vậy “. Cha Francois: “Tôi có dịp gặp một vài nghị sĩ Mỹ nhu nghị sĩ Morse”. Ông Nhu “à” một tiếng lớn và ngắt lời: “Tôi biết ông Morse, hắn chỉ là tên cao bồi say khói súng và chỉ là tên dô kề, nhưng phe hắn ta khá mạnh”. Ông Nhu hỏi cha Francois: “Cha thấy người Mỹ nhận định về chế độ này như thế nào?”. Cha Francois đáp: “Hầu hết nguời Mỹ đứng đắn đều muốn Việt Nam Cộng hòa không bị xáo trộn nhưng họ muốn một chế độ cởi mở”. Ông Nhu gật đầu đáp: “Vâng họ đang lên án chúng tôi là độc tài cũng như trước đây họ đã lên án Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan và Lý Thừa Vãn… ở Hàn Quốc người Mỹ đã lầm lẫn giữa độc tài với sự bảo vệ uy quyền quốc gia tối thượng”. Ông Nhu ngừng một lúc lại tiếp tục phân trần: “Thưa chẳng hạn họ bảo chúng tôi là độc tài vì cho rằng không có Tối cao Pháp viện nên Hành chính điều khiển Tư pháp. Họ cũng kết án chúng tôi là độc tài vì cho rằng Quốc hội chỉ có một viện và do đó Quốc hội không kiểm soát được Hành pháp”.

Gặp ông Nhu, cha Francois càng tỏ ra thất vọng về tình hình đen tối tại miền Nam. Cuộc bất hoà Việt và Mỹ mỗi ngày càng thêm sâu xa và gần như không còn gì hàn gắn được. Cuộc tranh đấu Phật giáo mỗi ngày càng lan rộng, càng tăng cường độ. Cha Francois đi đến đâu cũng nghe thấy tin đồn đảo chính. Sau cuộc biểu tình lớn của Phật giáo ngày 17-7, ông Nhu đã đổi thái độ và quyết một là ăn thua…ông đang dự trù một kế hoạch lớn.

Chiều thứ bảy ngày 22-7 Tổng thống Diệm lên Đà Lạt nghỉ cuối tuần. Theo sĩ quan tuỳ viên Lê Công Hoàn, trong 5 năm phục vụ bên cạnh ông Diệm, gần như không mấy khi Tổng thống Diệm đi nghỉ xả hơi cuối tuần. Nhưng sau cái chết của nhà văn Nhất Linh và những biến chuyển dồn dập của tình hình Tổng thống Diệm tuần nào cũng lên Đà Lạt đi săn, cưỡi ngựa. Trước khi đi Đà Lạt, Tổng thống Diệm gọi ông Bộ trưởng Thuần vào văn phòng chỉ thị: “ông và cụ Phó xem xét có điều chi chưa giải quyết thì giải quyết cho xong”. Khi Tổng thống Diệm lên máy bay đi Đà Lạt, Thiếu tướng Tôn Thất Đính vào thành Cộng hoà hội họp riêng với Trung tá Khôi, Tư lệnh lữ đoàn và Trung tá Chiêu Giám đốc Nha Thanh tra Dân vệ. Tướng Đính lúc ấy coi như người ruột thịt của chế độ và cột trụ của Quân uỷ Đảng Cần lao. Cuộc hội họp này nhằm mục đích đối phó với phe tranh đấu của Phật giáo, với một sự hoàn toàn tán đồng và thúc đẩy của vị Tư lệnh Quân đoàn III. Trung tá Chiêu xúi giục một cuộc biểu tình của thương phế binh và quả phụ vào lúc 8 giờ sáng ngày 23-7. Đại đức Đức Nghiệp đã được mật báo là có một, số thương phế binh kéo đến “ăn vạ” tại chùa Xá Lợi. Uỷ ban Liên phái cấp tốc bố trí đề phòng. Cũng chính vào giờ đó, sư bà Diệu Huệ, thân mẫu của Giáo sư Bửu Hội mở cuộc họp báo với sự hiện diện của sư bà Diệu Không (cả hai vị sư bà đều có con cháu trong hàng tướng tá và nhân vật lương đống của chế độ. Cuộc họp báo rất đông phóng viên nước ngoài. Dịp này, sư bà Diệu Huệ tuyên bố: “ Sẽ tự thiêu noi theo gương của Hoà thượng Quảng Đức, để phản đối chính sách kỳ thị và ngược đãi của chính quyền Ngô Đình Diệm”.

Hơn 9 giờ, hơn 100 thương phế binh và quả phụ trương biểu ngữ kéo đến trước cổng chùa Xá Lợi, dùng loa phóng thanh đặt trên xe lam chõ vào chùa đọc lá thư được gọi là “Huyết lệ thư với nội dung kêu van các vị tu hành nên lo Phật sự kinh kệ và “đừng mắc mưu Cộng sản thông đồng với ngoại bang cõng rắn cắn gà nhà”. Lá thư trên được đọc đi đọc lại nhiều lần, trong chùa các nhà sư và Phật tử vẫn tiếp tục đọc kinh gõ mõ, thỉnh chuông. 1 giờ thì số thương phế binh bắt đầu náo động, gặp đại diện của Uỷ ban Liên phái để trao “Huyết lệ thư”.

Không được trả lời, họ đòi mở cổng chùa, sau đó tự động nhảy qua hàng rào vào bên trong tung truyền đơn.

Vụ biểu tình của thương phế binh và quả phụ lại tạo cho Uỷ ban Liên phái có cơ hội để tạo tiếng vang chính trị. Đại đức Đức Nghiệp thảo văn thư lên án cuộc biểu tình này và cho rằng chính quyền không thành tín.

Qua văn thư gửi Tổng thống Diệm, Uỷ ban Liên phái lại quy lỗi cho phía Tổng thống mà kỳ thực Tổng thống Diệm không hề hay biết gì cả.

Khi Tổng thống Diệm trên phi cơ bước xuống thì Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần chạy lại báo cáo ngay vụ biểu tình của thương phế binh và quả phụ. Diệm mặt đỏ như gấc, đập chiếc ba tong xuống sân năm bảy lần và nói như quát:

– Đứa nào làm như rứa? Ai biểu chúng nó làm như rứa?

Bộ trưởng Thuần thưa lại: “Làm như thế này con không biết phải trả lời ra sao với Uỷ ban Liên phái “.

Diệm nổi giận hầm hầm đi vào phòng khách, không nói một lời.

Tại phi trường Diệm ra lệnh cho Bộ trưởng Thuần: “Cách chức nó ngay, bỏ tù”. Sự thực, lỗi không phải do Trung tá Chiêu. Cuộc biểu tình kể trên được sự đồng tình của Thiếu tướng Tư lệnh Vùng 3 nhưng cuối cùng Trung tá Chiêu lãnh đủ. Tổng thống quyết định cách chức Trung tá Chiêu và phạt 40 ngày trọng cấm. Hôm sau Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi Tư lệnh Lữ đoàn phòng vệ vào phòng Tổng thống hết lời năn nỉ xin Tổng thống khoan hồng cho Trung tá Chiêu. Ông Khôi trình bày đại ý: Đây chỉ là do sự quá hăng say phục vụ của Chiêu và ông Chiêu cũng là anh em trong nhà nên xin Tổng thống miễn cho Chiêu khỏi bị phạt quá nặng như vậy và cũng xin Tổng thống đừng cách chức Chiêu. Lúc đầu ông Diệm có vẻ xiêu lòng khòng sau đó giữ quyết định như cũ.

Trước đó Thiếu tướng Đính cũng vào dinh xin cho Chiêu nhưng Tổng thống nhất định không tha thứ.

Sự tranh đấu của Phật giáo vẫn âm ỉ kéo đài đến ngày 20-8 tức là ngày Cảnh sát Chiến đấu được lệnh bố ráp các chùa Sài Gòn và toàn miền.

***

Việc Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức Trung tá Chiêu tuy chứng tỏ sự thành tín của ông đối với Uỷ ban Liên phái, nhưng tạo nên tinh thần bất mãn trong tinh thần phục vụ của cấp thừa hành. Trong khi đó, Uỷ ban Liên phái vẫn không thừa nhận thành tín này và cho rằng, Diệm chỉ phạt Trung tá Chiêu một cách giả vờ và có cớ tuyên truyền rằng chính quyền vô tư và nghiêm trị thành phần vô kỷ luật. Ông Ngô Đình Nhu bất mãn và nói với cộng sự viên: “ông cụ làm như vậy thì từ nay trở đi còn đứa nào dám hăng hái. Chiêu nó có tội gì mà phạt nó như vậy”. Vụ phạt và cách chức Trung tá Chiêu ông Nhu cho rằng: “ông cụ chỉ làm cho họ (Uỷ ban Liên phái) mỗi ngày càng thêm quá khích”.

Ngày 30-7, Uỷ ban Liên phái tổ chức lễ chung thất cố Hoà thượng Quảng Đức với hàng ngàn Phật tử tham dự. Điều đáng kể là trong số Phật tử lại có rất nhiều vợ con của các nhân vật cao cấp trong chính quyền. Số người này trở thành những người hoạt động đắc lực trong việc thông tin, tạo dư luận và tác động tinh thần chồng và cha họ. Trong buổi lễ này dĩ nhiên lại có thuyết pháp. Uỷ ban Liên phái đưa ra một bản tuyên ngôn mới xác định lập trường tranh đấu bất bạo động cho những mục tiêu thuần tuý tôn giáo. Bản tuyên ngôn viết: “Kể từ lúc phong trào Phật giáo đấu tranh cho năm nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam cộng hoà phát khởi cho đến gần 3 tháng, vẫn truớc sau như một là hoàn toàn thuần tuý tôn giáo… ”

Trước đó Đại sứ Nolting tuyên bố với phái viên của hãng thông tấn UPI là “Ở Việt Nam không có vấn đề kỳ thị tôn giáo và ngược đãi Phật giáo đồ”. Phản ứng lại, ngày 1-8 Hoà thượng Thích Tịnh Khiết gửi điện văn qua Tổng thống Kennedy với nội dung “Thay mặt toàn thể Phật giáo đồ miền Nam Việt Nam chúng tôi cực lực phản đối lời tuyên bố của Đại sứ Nolting qua hãng thông tấn UPI. Chúng tôi nghĩ rằng dân chúng Hoa Kỳ phải thấu rõ nỗi phẫn uất của Phật giáo đồ (chiếm đền tám mươi phần trăm dân số Nam Việt Nam). Lời tuyên bố của ông Nolting không phù hợp với sự thật thiện chí và sự hiểu biết của người Hoa Kỳ “.

Kể từ cuối tháng 7 cơ quan an ninh phủ Tổng thống cũng như Cảnh sát đặc biệt đã nắm được kế hoạch tự thiêu trường kỳ của Phật giáo tranh đấu, nhưng ngoài tài thánh cũng không có cách gì ngăn cản nổi. Ngoài ra, cơ quan an ninh còn nắm được kế hoạch riêng của Mặt trận Giải phóng miền Nam nhằm lũng đoạn cuộc tranh đấu của Phật giáo đòi quyền tự do bình đẳng tôn giáo, độc lập dân tộc.

Cuộc tranh đấu của Phật giáo lên như diều gặp gió và mỗi ngày càng tràn ngập bởi những ” yếu tố ngoại tại”.

Ngày 4-8 tại Phan Thiết, trước dinh tỉnh trưởng Bình Thuận, Đại đức Thích Nguyên Hương nổi lửa tự thiêu vào đúng lúc tan sở.

Đại đức Nguyên Hương mới 23 tuổi. Mấy giờ sau Tổng thống Diệm được báo cáo nội vụ. Ông bỏ ăn cơm chiều và 1 giờ đêm lại thơ thẩn xuống vườn đi tản bộ ngắm trăng sao. Đó là điểm thành công của Uỷ ban Liên phái, vì đã gây xúc động lớn ngay trong đầu não của chế độ. Hôm sau Uỷ ban Liên phái bảo vệ phật giáo lại phản đối chính quyền địa phương Bình Thuận vì đã cướp xác Đại đức Nguyên Hương. Bình Thuận là một trong mấy tỉnh miền Trung vốn bình lặng từ bao năm nay và đây cũng là nơi 30 năm về trước Tổng thống ngồi ghế Tri phủ Hoà Đa rồi Tuần phủ Bình Thuận nơi mà Tổng thống Diệm tự hào có nhiều Tổng lý trung thành với ông. Không khí tranh đấu ở Bình Thuận lại bốc bừng và dâng cao. Trọng tâm của Tỉnh giáo hội tại đây là nhằm vào việc Tỉnh trưởng, Trung tá Nguyễn Quốc Hoàng một giáo dân mà thân phụ ông (cụ án Mậu) vốn là bạn đồng liêu của Tổng thống Diệm có hành động kỳ thị tôn giáo.

Một số trưởng ty vì tự ái. tôn giáo thay vì đứng về phía chính quyền theo vị trí của họ, thì họ lại âm thầm tham dự cuộc tranh đấu. Chính quyền địa phương phải hứng chịu trận đánh nội công ngoại kích. Nhưng không lấy được xác Đại đức Nguyên Hương thì cuộc tranh đấu đã trở nên vô hiệu. Mà chính quyền (nếu ai ở thế chính quyền cũng đều như vậy) phải có bổn phận đạt được sự vô hiệu hoá mọi cuộc tranh đấu của phe đối nghịch.

 

Chương 19: Chiến dịch tự thiêu

Qua tháng 8, tự thiêu được trở thành một chiến dịch. Nhà cầm quyền bó tay trước chiến dịch này.

Tổng nha Cảnh sát cũng như cơ quan tình báo Phủ Tổng thống nhận được báo cáo đầy đủ về chiến dịch tự thiêu. Thượng tọa Trí Quang được coi là tác giả của chiến thuật tuyệt diệu này. Mỗi địa phương (miền Trung) theo sự sắp xếp và bố trí đã có sẵn một số ứng viên tự thiêu cùng với việc làm thế nào để gây được sự xúc động trong quần chúng và tạo được sự hoang mang trong quân đội, nhất là giới quân nhân Phật tử. Hầu hết các ứng viên tự thiêu đều dưới 25 tuổi và thời gian vào chùa đi tu không quá 5 năm.

Sau vụ tự thiêu của Đại đức Nguyên Hương, ngày 13-8-1963 Đại đức Thanh Tuệ mới vào chùa tu được 3 năm cũng tự thiêu. Đại đức Thanh Tuệ tự thiêu vào 2g đêm tại cửa tam quan chùa. Vụ tự thiêu của Đại đức Thanh Tuệ đã nêu lên một dấu hỏi lớn – một nghi vấn về chính quyền. Theo báo cáo của cơ quan an ninh Thừa Thiên thì Đại đức Tuệ là một nhà sư trẻ, hiền hoà và rất chăm học. Nhưng Đại đức Thanh Tuệ đã bị một số người thúc đẩy tự thiêu. Đó chỉ là báo cáo của an ninh. Tất nhiên nhiều lắm người ta chỉ có thể tin được 40%. Bản báo cáo nêu rõ bà vãi Cao Thị Dò, trên 60 tuổi sống tại chùa đã lâu năm và chuyên lo việc nấu ăn, dọn dẹp. Khoảng nửa đêm, bà thấy có một số người lạ mặt vào chùa gặp Đại đức Thanh Tuệ rất lâu. Bà không để ý gì cả…Khoảng hai giờ sau, bà nghe thấy tiếng la hét thất thanh ghê rợn…bà hoảng hồn chạy ra hiên, thì lúc đó ngọn lửa đã bùng lên ở cửa tam quan.

Ngày 15-8-1963, Ni cô Diệu Quang lại tự thiêu trước trụ sở chi hội Phật học Ninh Hoà. Ni cô Diệu Quang nguyên quán tại Huế. Tuy tu ở chùa Vạn Thạnh nhưng Ni cô lại không tự thiêu ngay tại Nha thành mà lại bất thần đáp xe đò ra Ninh Hoà và nổi lửa tự thiêu ngay tại đây.

Trước đó ít ngày cơ quan tình báo phủ Tổng thống phát giác có một nhóm người chủ động trong chiến dịch tự thiêu và sẽ tung ra từng loại ứng viên tự thiêu về các địa phương để nổi lửa tranh đấu. Đại tá Lê Quang Tung Tư lệnh Lực lượng đặc biệt trình với ông cố vấn Nhu đầy đủ hồ sơ và tin tức về chiến dịch kỳ hiệu này. Ông Nhu ra lệnh: 1) Phải dập tắt chiến dịch ngay; 2) Làm thế nào bắt Trí Quang, người bị cơ quan tình báo nghi là tác giả của chiến dịch tự thiêu; 3) Khi xảy ra vụ tự thiêu nào thì chính quyền địa phương phải lập tức lấy xác đem vào nhà thương thông báo cho tang gia biết và chính quyền giúp đỡ họ trong việc tống táng.

Cơ quan tình báo Phủ Tổng thống còn bắt được binh nhì Ngô Văn Nghĩa, phục vụ tại quân đoàn II. Binh nhì Nghĩa đào ngũ từ tháng 2-1963, anh vào Sài Gòn làm nghề xích lô. Binh nhì Nghĩa sinh quán tại Bồng Sơn dưới 30 tuổi. Khi bắt được Nghĩa ngoài bản tài liệu gồm một số chỉ thị về kỹ thuật tự thiêu, cơ quan tình báo còn tịch thu một số thuốc mê…và một số chai thuốc chích loại an thần cực mạnh.

Nhờ vụ bắt được Ngô Văn Nghĩa cơ quan tình báo nắm được đầu dây mối nhợ của chiến dịch tự thiêu. Binh nhì Nghĩa cho biết, anh ta sắp xuống Mỹ Tho, đem theo một Đại đức nổi lửa tự thiêu trước toà Tỉnh trưởng Định Tường. Qua lời khai của Nghĩa, cơ quan tình báo bắt thêm một số người trong đó có một cụ già người miền Bắc vào Nam di cư trước năm 1940, cụ già này tục danh là ông Sáu Bắc từ đồn điền cao sư Hớn Quảng về Sài Gòn và trung tuần tháng 7, khi nhân viên tình báo ập vào căn nhà ở đường Tháp Mười giữa đêm đầu tháng tám thì lúc ấy ông Sáu Bắc đang ở trần mặc quần sà lỏn và đang nhậu cùng ba thanh niên. Khám chiếc rương của ông già Sáu Bắc nhân viên tình báo thu được một số bạc khoảng bảy chục ngàn đồng.

Ông già Sáu Bắc bị bắt đã khai đại cương rằng: ông không biết Thượng tọa Trí Quang cũng như Thượng tọa Tâm Châu là ai cả, ông chỉ nghe chính quyền đàn áp sư sãi và Phật tử. Khi được hỏi ai đưa ông già về Sài Gòn để tự thiêu thì ông già khai là Sáu Trừng. Một cái tên lạ hoắc đối với cơ quan an ninh.

Nhưng ít nhất thì các vị lãnh đạo Phật giáo lúc ấy theo nhu cầu đòi hỏi của cuộc tranh đấu tất nhiên đã chấp thuận dễ dàng mọi sự tình nguyện hy sinh, dù sự tình nguyện đó được thúc đẩy bởi một động cơ nào thì ai ở trong cương vị lãnh đạo một cuộc tranh đấu như cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 cũng không thể mất thì giờ để cân nhắc, truy tầm nguyên nhân. Cứu cánh của một số cán bộ cao cấp của Phật giáo (phe quốc gia hữu phái và tả phái) là lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng để có một chế độ tốt đẹp hơn trong đó Phật giáo đóng vai trò hàng đầu (như Thượng tọa Trí Quang đã ‘ nuôi hy vọng Phật giáo trở thành quốc giáo) thì cũng chưa ai dám khẳng định. Còn ông Nhu ở thế chính quyền thì cứu cánh của ông là phải bảo vệ và giữ vững chế độ. Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo đã có hai con đường đi song song. Con đường bên kia là phía Cộng sản, con đường bên kia là Phật giáo… ông Nhu chỉ còn một thế duy nhất là phong toả ngay cả 2 con đường và bịt lối tắt giao liên. Đó cũng là lý do khiến ông Nhu phải ra tay hành động vào ngày 20-8.

CHUẨN BỊ DƯ LUẬN ĐỂ RA TAY

Trước khi ra tay hành động, ông Nhu đã khôn khéo chuẩn bị dư luận. Nhưng cuộc chuẩn bị của ông không thành công vì thiếu tính quần chúng và cán bộ thừa hành (cấp Bộ trưởng) đã không đủ khả năng thực hiện một cuộc phản tuyên truyền và tuyên truyền đen để tạo dư luận thuận lợi cho kế hoạch hành động.

Thanh niên Cộng hoà ra tuyên cáo số 2 và số 3 cũng như những lời tuyên bố nảy lửa của bà Nhu đã tác động được tâm lý khối quần chúng trầm lặng và đơn giản của tổ chức Thanh niên Cộng hoà và tập trung hầu hết các công chức nam nữ. Tổ chức này dưới mắt quần chúng chỉ là công cụ của chính quyền. Còn kỹ thuật phản tuyên truyền và tuyên truyền đen (propagende noire) đã không được sử dụng và nếu có thì lại quá lộ liễu (như truyền đơn của một số thương phế binh và mấy tổ chức khác).

Bà Ngô Đình Nhu thay vì nên im lặng và nếu có chống thì chống bằng cách khác (có thể sử dụng tuyên truyền đen) đã lại quá hăng say, phát ngôn bừa bãi và hậu quả là chỉ tạo cho phía tranh đấu có thêm khí thế và có thêm cơ hội phản công chính quyền.

Tại Đại hội của Phụ nữ Liên đới tại Toà Đô chánh Sài Gòn vào thượng tuần tháng 8, bà Nhu lại dùng từ “nướng sư” để nói về các vụ tự thiêu của tăng sĩ. Dư luận Phật giáo lại thêm phẫn uất trong khi cuộc hoà giải có xu hướng tốt đẹp.

Ông Mai Thọ Truyền cũng không mong muốn gì hơn là thu xếp cho êm đẹp càng sớm càng hay. Các lời tuyên bố của bà Nhu giúp cho phe “tích cực” (gồm Thượng tọa Trí Quang, Đại đức Nghiệp, Đại đức Giác Đức và các sinh viên Phật tử) có cớ để chinh phục và chế ngự khuynh hướng ôn hoà khi khuynh hướng này muốn hoà giải với chính quyền.

Để phản ứng lại với thái độ và ngôn từ của bà Ngô Đình Nhu, ngày 12-8 nữ sinh Mai Tuyết An nữ Phật tử chi hội Phật tử Thị Nghè đã dùng búa chặt cánh tay trái để cúng dường Phật tử và kêu gọi tinh thần tranh đấu của học sinh sinh viên. Hành động chặt tay của nữ sinh Mai Tuyết An đã có tác dụng lớn trong giới sinh viên học sinh, nhất là phía nam sinh viên thì hành động của Mai Tuyết An trở thành một biểu tượng hy sinh và khích động mạnh vào lòng tự ái của họ “Phận gái còn như vậy huống chi nam nhi”…

Giới hầu cận của Tổng thống Diệm cho biết cứ mỗi lần nhận được tin tự thiêu hay chích máu, chặt tay, Tổng thống Diệm lại lầm lì một cách khôn tả.

GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG

Ngày 20-8, Hội đồng tướng lãnh nhóm họp tại Bộ Tổng Tham mưu để thảo luận về vụ tranh đấu của Phật giáo và tìm biện pháp đối phó để ngăn chặn Cộng sản, đồng thời tái thiết lập trật tự tại đô thành, tỉnh. Ông Nhu không trực tiếp chỉ thị cho Hội đồng tướng lãnh phải có thái độ như thế này, hành xử như thế kia. Nhưng qua cuộc tiếp xúc riêng giữa ông Nhu với các tướng Đôn, Đính, Oai, Khánh, Trí…thì những ý kiến đưa ra thảo luận chính tại Hội đồng tướng lãnh lại là chính ý kiến của ông Nhu nằm trong kế hoạch A và B. Trước một quyết định quá ư quan trọng đối với lịch sử và nhất là đối với Phật giáo, ông Nhu ẩn mình trong bóng tối giật dây cho Hội đồng Tướng lãnh hành động.

Kết quả, Hội đồng tướng lãnh quyết định: Quân đội phải ra tay. Có một số ý kiến chống lại việc bố ráp chùa chiền, trong đó có ý kiến của tướng Khánh nhưng tướng Khánh, chỉ phát ngôn theo sự chỉ thị của ông Nhu. Trước đó, tướng Khánh từ Pleiku về Sài Gòn được vào dinh gặp riêng ông Nhu. Cuộc tiếp xúc kéo dài hai tiếng đồng hồ. Lúc trở ra, tướng Khánh lộ vẻ vui vẻ hớn hở. Không hiểu nội dung cuộc tiếp xúc như thế nào nhưng tướng Khánh tiết lộ với Đại tá Tung và một số sĩ quan cao cấp của Quân uỷ rằng: ông chống lại việc bố ráp chùa để thăm dò thái độ của các tướng. Nhưng hầu hết các tướng, nhất là ba tướng Đôn, Đính, Oai không đồng ý chủ trương ôn hòa mà phải áp dụng biện pháp mạnh đối với phe tranh đấu.

Ông Nhu đã thành công trong việc hướng dẫn Hội đồng Tướng lãnh qua tướng Đôn và tướng Oai. Ông Nhu chỉ thị không nên để quân đội trực tiếp hành động qua quyết định của Hội đồng tưởng lãnh và làm thế nào để Hội đồng có chung một thái độ, còn phương thức hành động ra sao thì để tuỳ quyền các tướng Tư lệnh vùng. Kết quả, Hội đồng tướng lãnh đã đi đến một quyết định qua tuyên bố của tướng Đôn: “Bây giờ các toa ai nấy trở về vùng mình và tuỳ nghi quyết định lấy. Nhưng 12 giờ đêm nay các toa đợi lệnh thượng cấp”. Vùng IV được coi như vô sự, vùng II, riêng thành phố Nha Trang phải ban hành lệnh giới nghiêm từ ngày 15-8. Linh mục Cao Văn Luận bị chấm dứt nhiệm vụ làm Viện trưởng Đại học Huế kể từ ngày 16-8 và Giáo sư Trần Hữu Thế, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Philipin được triệu về nước thay thế Linh mục Luận. Tình hình ở Huế tuy có vẻ ngoài lắng đọng về phía Phật tử nhưng hàng ngũ sinh viên bắt đầu dấy động mạnh mẽ. Những thủ lãnh của họ như Ngô Kha, Nguyễn Diễn đã thực sự lao vào cuộc.

Ngày 20-8, Đà Nẵng lại có biểu tình lớn. Phong trào tranh đấu của Phật giáo lan rộng vào học đường và biến thái để trở thành cuộc tranh đấu của tuổi trẻ, giáo giới hầu hết cũng thay đổi thái độ do dự trước đây… Mọi người thao thức “phải làm một cái gì đó”…Lúc ấy không ai dự đoán được cái gì đó sẽ đem lại cho quê hương kết quả như thế nào?

Sinh viên Đại học Sài Gòn, giới trí thức và văn nghệ đã nghiêng hẳn về phía Phật giáo. Nhóm Nguyễn Mạnh Cường khuấy động mạnh mẽ tại hai trường Luật và Văn khoa. Nhóm Nguyễn Hữu Đống đi sát với Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo và mỗi ngày nhóm càng phát triển và thanh thế lan rộng, thu hút khối học sinh đông đảo tại mấy trường lớn như Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương, Võ Trường Toán, Pétrust Ký, Cao Thắng. Chính điều này đã làm cho ông Nhu lo lắng. ông Nhu nói với Cao Xuân Vỹ cũng như Lê Quang Tung: “Mấy ông thầy chùa tranh đấu dẹp lúc nào là xong lúc ấy, nhưng các chú coi chừng mấy thằng sinh viên “. Ông Nhu cũng nhấn mạnh: “Bọn trẻ nó nổi loạn thì khó cho mình lắm!”.

Nếu phân tách phong trào tranh đấu năm 1963, bỏ ngoài những khuấy động ngoại tại, thì phong trào đó kể từ đầu tháng 8 đã biến thái trở thành phong trào tranh đấu của tuổi trẻ. Đây là lần thứ nhất kể từ 19-8-1945, tuổi trẻ đã vùng dậy với tất cả khí thế và nhiệt huyết, tranh đấu. Phải làm một cái gì. Một cái gì đó đẹp như mơ. Đó là tiếng gọi thống thiết của tuổi trẻ 1963, Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đã có cái may lớn là dựa vào được lực lượng lớn lao của tuổi trẻ lúc ấy. Ông Nhu nhận định rõ tầm quan trọng của hàng ngũ sinh viên học sinh, nên phải tìm cách đối phó ngay. Khi thấy sinh viên học sinh tham dự biểu tình, tuyệt thực, Tổng thống Diệm trách cứ Bộ Giáo dục thì ông Nhu nhận định rõ như thế này: “Cứ để mấy ông thầy chùa kéo dài như rứa thì chỉ còn cách đóng hết cửa trường mà thôi”. Trong kế hoạch A và B trọng tâm của ông Nhu là tách rời cuộc tranh đấu của Phật giáo với tập thể sinh viên, học sinh và trí thức. Bản chất của trí thức thành phố vốn là lè phè cầu an, do dự đắn đo vị kỷ, nhưng không phải là không nguy hiểm nếu giới này xoay lưng chống lại chính quyền và sáp vào tập thể sình viên học sinh – khi trò tranh đấu mà lại có thày đứng phía sau hỗ trợ thì đó mới là điều nguy hiểm đối với bất cứ một chính quyền nào.

Ông Nhu đã đứng vào thế chân tường: Một là để chế độ sụp đổ, hai là phải dẹp phong trào tranh đấu. Muốn dẹp phong trào đấu tranh mà sinh viên học sinh đã trở thành tiềm lực thì phải đánh bật cái khối định hình chỉ đạo (Tức Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo). Khi cái khối nầy tan vỡ thì các khối vô định hình khác như sinh viên học sinh cũng tan vỡ theo và lúc đó thì Cộng sản cũng như các thành phần chống đối khác sẽ không còn đất để tổ chức và lãnh đạo quần chúng tranh đấu cho các mục tiêu của họ thông qua phong trào Phật giáo tranh đấu.

Thế của ông Nhu lúc ấy chỉ còn một chọn lựa: Một mất một còn – được ăn cả ngã về không. Ai ở cái thế chính quyền như trường hợp ông Nhu cũng phải chọn lựa như vậy.

Các lực lượng chống đối mỗi ngày tăng triển mau lẹ và nhất là thành phần quốc gia bấy lâu bị tan rã nhưng nhờ biến cố Phật giáo đã tạo được cơ hội kết hợp cùng nhau. Thành phần quốc gia ở đây không phải là một số lãnh tụ già nua mà hầu hết đều thuộc giới trẻ với tất cả khí thế và khát vọng thực hiện một cuộc cách mạng xã hội tận gốc tại miền Nam. Khát vọng đó mới chỉ thành ý niệm mơ hồ, nhưng gặp môi trường thuận lợi ý niệm kia bỗng dưng trở thành ngọn lửa, mỗi ngày bốc cao theo cơn giông bão của thời cuộc. Ông Nhu không phải là không nhận thức dược tầm quan trọng và nguy hiểm của cái thành phần chống đối này.

Cuộc thương nghị giữa chính quyền và Phật giáo vẫn bế tắc. Càng bế tắc càng thuận lợi cho mục tiêu của riêng các thành phần đối lập với chính quyền Sài Gòn. Riêng mục tiêu tranh đấu đòi quyền bình đẳng tôn giáo của Uỷ ban Liên phái ông Nhu nói với ông Cao Xuân Vỹ: “Đòi như rứa thì làm sao mà thoả mãn cho được…Mục tiêu chiến luợc mà “.

Quần chúng ở đâu và ở bất kỳ thời nào dưới chế độ của Việt Nam Cộng hòa cũng chỉ là tập thể bị thống trị. Tập thể bị thống trị ấy tuy chỉ là khối vô định hình nhưng luôn tiềm ẩn mầm công phẫn, chống đối lại cái thiểu số thống trị – tức nhà cầm quyền. Phong trào tranh đấu của Phật giáo kể từ đầu tháng 8 đã gây được niềm phấn khởi trong khối quần chúng đông đảo kia. Phong trào tranh đấu được lòng đa số quần chúng thì đồng thời cũng gây xúc động và thu hút được giới trí thức văn nghệ, báo chí và sinh viên. Nhất là giới văn nghệ và sinh viên cũng như báo chí luôn có khuynh hướng nghiêng hẳn về phía bị thống trị để chống lại thiểu số thống trị. Sau cái chết của Nhất Linh và nhất là qua thái độ kiêu căng quá lố của bà Nhu, cùng ngôn ngữ sỗ sàng của bà đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo và nhân sĩ, hầu hết văn nghệ sĩ nếu không công khai tranh đấu thì cũng âm thầm ủng hộ cuộc tranh đấu của Phật giáo. Đáng kể là thái độ của Hội bút. Nhóm trẻ với những Thế phong (Đại Nam – Văn hiến) Khải Triều, Đỗ Ngọc Trâm và những Thế Nguyên, Diễm Châu, Nguyễn Khắc Ngữ…Tuy họ chỉ là một tối ư thiểu số nhưng chính thành phần trẻ này đã trở thành hấp lực thu hút đám đông và gây thêm phần phấn khởi cho cuộc tranh đấu.

Ông Nhu phải lựa chọn như một giải pháp cuối cùng. 9 giờ đêm ngày 20, ông gặp Đại tá Lê Quang Tung để xét duyệt kế hoạch lần chót và suốt buổi chiều ông đã thảo luận tỉ mỉ với tướng Đôn, Đính, Oai… Tối hôm ấy Tổng thống Diệm đi ngủ sớm hơn thường lệ. Ông Nhu chỉ thị cho Tung và mấy viên chức cao cấp của cảnh sát và tình báo: “Thận trọng tối đa, nhất là đối với ông cụ Tịnh Khiết…phải “loại trừ” ngay mấy đứa quá khích. Phải phối hợp chặt chẽ với Đính…Thắc mắc gì cứ hỏi thêm Đôn hay Đính “.

Cuộc hành quân bố ráp chùa chiền tuần tự tiến hành kể từ lúc 11 giờ đêm sau khi các viên chức cao cấp đã lãnh đủ những chỉ thị của tướng Đính tại Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Đại tá Tung được viên chức cao cấp của cảnh sát đặc biệt thông báo riêng như sau: “Tôi không hiểu như thế nào, tụi nó mới ở trong chùa Xá Lợi về cho biết, mấy ông thầy chùa hội họp liên miên từ hồi chiều tới giờ. Trong chùa đã có lệnh báo động, họ đang bố trí để chống lại”. Ông Tung đáp: “Không sao, một lát nữa sẽ đốt hết”. Viên chức nầy cho biết thêm: “Lúc 9 giờ, tụi nó ghi được số xe của Mai Thọ Truyền… ở trong chùa đi ra, hình như có người nằm ở phía sau xe”. Ông Tung kinh ngạc: “Sao không cho bám sát ngay và chặn lại.. Thích Trí Quang lọt lưới thì hỏng hết”.

Thực ra thì sáng ngày 20, Đại đức Thích Đức Nghiệp qua một đường dây đặc biệt đã nhận được nguồn tin chính quyền sẽ tấn công chùa Xá Lợi và Ấn Quang trong nội ngày 20 hoặc 21. Cũng 8 giờ tối ngày 20, ông Smith, Phó Giám đốc CIA đến trụ sở USOM – có lẽ để quan sát tình hình và chính ông Smith đã gọi điện thoại cho Đại tá Tung hỏi: “Đêm này hình như Đại tá hành quân “. Ông Tung chột dạ và đem chuyện này báo cáo với ông Nhu. Ông Nhu mỉm cười: “Hồi chiều Truhert có hỏi moa… Không sao, chắc là tụi nó biết rồi nhưng cứ việc tiến hành. Cần mần răng Thích Trí Quang không thoát được ra khỏi Sài Gòn”. Đại tá Tung quả quyết: “Ông Cố vấn yên tâm. Thích Trí Quang không thể thoát khỏi”. Ông Nhu dặn thêm: “Phải biệt lập ông ta ở một nơi giao cho chú mày trực tiếp khai thác… đối xử với ông ta như với sĩ quan cấp tướnlg”. Ông Nhu lại bảo Tung: “Phúc trình ngay vào chiều mai. Vụ cháu của ông Sinh như thế nào. Nó có tiết lộ gì thêm không?”. Đại tá Tung cho biết: “Đang khai thác. Những điều hắn tiết lộ đem đối chiếu với diễn tiến thì đúng”.

12 giờ dêm, Đại đức Đức Nghiệp được điện thoại bí mật báo cho biết cảnh sát sắp tấn công, chùa Xá Lợi náo động. Hàng trăm tăng ni, tín đồ tuy giao động mà thêm phấn khởi. Ông Nguyễn cho biết: Chúng tôi quyết một lòng tử thủ. Số gạo dự trữ trong chùa có thể ăn được hơn một tuần. Chúng tôi dự trữ đầy đủ tương, chao, muối và nước. Hàng chục thùng đèn cầy và dầu để đề phòng một khi chính quyền cúp điện nước. Một số Phật tử trẻ yêu cầu các Thượng tọa, Đại đức lãnh đạo tìm đường rút ra khỏi chùa nhưng Thượng tọa Tâm Châu quyết định ở lại – chính sự có mặt của các Thượng tọa, Đại đức làm cho khí thế càng hăng. Chúng tôi chuyển các chậu kiểng lên lầu và đó là khí giới tử thủ.

12 giờ 30, cảnh sát đã hoàn toàn phong toả quanh vùng Xá Lợi. Ông Trần Văn Tư Giám đốc Cảnh sát Đô thành trực tiếp nhận chỉ thị của Đại tá Nguyễn Văn Y; Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia cũng như hai tướng Đôn và Đính. Dưới quyền ông gồm có lực lượng cảnh sát của Quận III (cò Kính) và quận I (Đại uý Quyền) cùng lực lượng Cảnh sát chiến đấu của Thiếu tá Dần. Mấy ông cò nhìn nhau một thoáng lo ngại. Thoáng chốc, khu Xá Lợi đột nhiên huyên náo, tiếng xe nổ máy, tiếng người lao xao, tiếng la hét thất thanh, chuông mõ khua rầm rĩ. Hơn nửa giờ, toán cảnh sát chiến đấu tiền phương không thể nào tiến được vào cửa chùa…Gạch đá ném dữ dội quá. Đại uý Quyền bị chậu kiểng ném trúng, thương tích khá nặng. Hơn 10 cảnh sát chiến đấu bị loại khỏi trận. Qua máy, tướng Đính hối thúc ông Tư: “Làm gì mà lúng túng nhu vậy, sáp đại vô”. – Rồi đợt thứ hai, lại một trận mưa gạch đá và chậu kiểng, ghế, kể cả cánh cửa. Chuông mõ vẫn vang rền – những tiếng la hét kêu cứu thất thanh trong tuyệt vọng “Bớ người ta, cảnh sát phá chùa…Bớ nguời ta cảnh sát giết thầy chùa chúng tôi “…Từng loạt đạn mã tử nổ càng làm tăng không khí cực kỳ máu lửa. Ông Nguyễn nói: “Lúc ấy tôi không còn nghĩ gì hơn là chiến đấu cho đến chết để bảo vệ các thày”. Trong tiếng la hét thỉnh thoảng vẫn xen tiếng tụng niệm của các vị sư già và các nữ Phật tử. Lần này cảnh sát chiến đấu lọt vào sân chùa. Hơn nửa giờ chiến đấu, sức cố thủ của những người chống cự kiệt dần…kiệt dần…Rồi từng loạt đạn nổ chát chúa…khói toả mù mịt. Ông Nguyễn nói: “Một trái lựu đạn cay liệng vào đúng chân tôi chịu không thấu, tôi qụy ngay từ lúc ấy Nước mắt giàn giụa…mọi người kêu khóc”.

1 giờ 30 thì cảnh sát hoàn toàn làm chủ tình thế. Cảnh sát viên Quý cho biết: “Tôi thuộc toán có phận sự chiếm phương trượng- nơi có tượng Đức Thế Tôn – ông Giám đốc Tư chỉ thị cho bọn tôi phải chiếm ngay phương trượng và đứng dàn bao quanh, cấm không được một ai lai vãng. Không được sờ mó đến bất cứ một thứ gì. Toán chúng tôi rút lui sau cùng, sau khi ông Giám đốc Tư đã kiểm soát…Phương trượng y nguyên. Ông Tư khen ngợi bọn tôi và chính tôi được lệnh lấy hương đốt rồi vái Phật, cho đến lúc ấy đèn nến vẫn sáng trưng”.

Các Thượng tọa, Phật tử đều ngất ngư…Nhiều người bị ngất xỉu vì hơi cay. Hoà thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết bị mảnh chậu kiểng bắn vào mắt. Ông Nguyễn nói: “Chúng tôi bị lùa lên xe Camion. Nhiều người bị xỉu, không đi nổi thì cảnh sát khiêng bỏ lên xe… Từ lúc đó tôi càng thêm căm thù chế ñoä Ngô Đình Diệm”.

Cuộc lục soát chấm dứt lúc 2 giờ 10. Tướng Đôn khen ngợi Giám đốc Cảnh sát Đô thành và một số viên chức cao cấp. ông nói: “Lúc đầu moa tưởng các toa không vô được- chậm 15 phút nữa thì moa phải cho bọn dù và thuỷ quân lục chiến thay thế các toa “.

Bác sĩ Lê Văn Triều được chỉ định đặc biệt trông nom phần y tế đối với các Thượng tọa và Phật tử bị cảnh sát bắt giam tại bót quận 7.

Cùng một giờ với chùa Xá Lợi, chùa Từ Đàm, Diệu Đế tại Huế cũng như Ấn Quang và một số chùa trên toàn miền Nam đều bị kiểm sóat như vậy. Nhưng chỉ có chùa Từ Đàm, Ấn Quang, Xá Lợi sức chống cự của Phật tử được coi là gay cấn mạnh mẽ.

Sau cuộc hành quân này, Đại tá Tung cũng như Hai tướng Đôn, Đính đều hoảng hốt vì không bắt được Thượng tọa Trí Quang. Cảnh sát đặc biệt của ông Dương Văn Hiếu trong khi lục soát chỉ tìm được một tấm căn cước của Thượng tọa Trí Quang cùng một số tài liệu cùng rất nhiều thư từ. Ông Giám đốc cảnh sát Đô thành báo cáo cho biết, riêng khu vực Xá Lợi có hơn 30 cảnh sát bị thương vì gạch đá và chậu kiểng từ trên lầu ném xuống.

Cùng lúc xảy ra cuộc lục soát tại chùa Xá Lợi và Ấn Quang, Bộ Tư lệnh lực lượng phòng vệ phủ Tổng thống nhận được báo cáo: “Có lính lực lượng đặc biệt xâm nhập yếu khu I và đã chiếm bưu điện”. Thiếu tá Duệ xin chỉ thị của Tư lệnh và mọi người tưởng có binh biến. Sĩ quan tuỳ viên báo cho Thiếu tá Duệ “Giờ này Tổng thông đang ngủ” – Sau đó Bộ Tư lệnh mới được biết, lực lượng đặc biệt chiếm Bưu Điện để kiểm soát các đường dây ra ngoại quốc.

3 giờ đêm, Tổng thống Diệm bị đánh thức dậy vì có điện thoại của Phó Đại sứ Mỹ. Không hiểu ông Phó Đại sứ nói gì, tuỳ viên chỉ nghe thấy ông Tổng thống gằn giọng “Tôi rất tiếc, tôi chịu trách nhiệm. Đó là việc nội bộ… ” Ông Tổng thống buông máy đứng lên buộc lại chiếc cạp quần rồi mở cửa đi ra bao lơn.

4 giờ 30 ngày 21, Hội đồng các tướng lĩnh được triệu tập. Tất cả im lặng. Không khí nặng nề khó thở. Tổng thống Diệm lên tiếng. Ông tường trình về biến cố vừa qua. Không một ai lên tiếng phản đối, ngoại trừ Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu thì cho rằng biến cố hồi đêm tạo thêm khó khăn cho các vấn đề bang giao quốc tế đối với Việt Nam cộng hoà – Phó Tổng thống Thơ phàn nàn, biến cố hồi đêm đã cắt đứt mọi cố gắng dàn xếp của Uỷ ban Liên bộ. Tổng thống Diệm tuyên bố: “Vì có tin Cộng sản sắp tràn vào Đô thành và tình hình an ninh mỗi lúc một nguy, Chính phủ phải hành động cương quyết và lãnh trách nhiệm trước lịch sử”.

Tổng thống Diệm ký sắc lệnh 84/TTP ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn miền Nam Việt Nam và giao cho quân đội trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự. Tôn Thất Đính được cử làm Tổng trấn Sài Gòn- Gia Định.

Ngày 21- 8, Đại sứ Trần Văn Chương từ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hoà tại Mỹ, nhưng ngày 22 chính quyền Việt Nam cộng hoà thông báo Đại sứ Chương bị chấm dứt nhiệm vụ. Cũng vào ngày hôm đó, ông Nhu chuẩn bị một chuyến đi săn tại Bình Tuy, nhưng phút chót lại bãi bỏ vì phải có mặt tại Sài Gòn để đối phó với tân Đại sứ Mỹ Cabot Lodge.

Ngày 24, Bộ trưởng Nguyễn Quang Trình ký Nghị định tạm thời đóng cửa các trường đại học, trung học, và tiểu học tại Sài Gòn – Gia Định nhưng chỉ một hôm sau trên 2000 sinh viên học sinh biểu tình ngay trước chợ Bến Thành. Trong vụ này, một thiếu nữ tên Quách Thị Trang bị bắn chết – Hơn 1000 thanh niên bị bắt và đưa xuống giam giữ tại trại Quang Trung.

Được tin, Tổng thống Diệm nổi giận vì trước đó ông Cabot Lodge nói với Tổng thống Diệm: “Cái chết này thêm một bằng chứng để cho Cộng sản tấn công Hoa Kỳ và càng làm khó khăn cho Chính phủ Kenedy trong việc trợ giúp Chính phủ Việt Nam Cộng hoà chống lại Cộng sản ” – ông Tổng thống chỉ thị cho Đại uý Bằng: “Mi xem ai giết nó ” – Phía Toà Tổng trấn thì đổ tội cho cảnh sát nhưng tướng Đôn cho rằng không thể biết rõ ai bắn. Có thể là quân đội. Trong phần phúc trình trước Hội đồng tướng lãnh, tướng Đôn cho rằng đó chỉ là một cô gái quê. Tướng Oai cũng nói: “Chắc là nó đi chợ Bến Thành chẳng may gặp đám biểu tình rồi bị đạn lạc” – Quách Thị Trang được đưa vào bệnh viện Đô thành rồi đưa lên nhà thương Cộng hoà cấp cứu. Cô đã tắt thở tại đây. Trong một tuần lễ, cảnh sát Đô thành cũng như cảnh sát đặc biệt của ông Dương Văn Hiếu không tìm ra xuất xứ của Trang cũng không rõ lý lịch của Trang nữa.

Nhưng từ đó, Quách Thị Trang trở thành thần tượng để gây thêm sự phấn khích và tạo dựng khí thế tranh đấu trong hàng ngũ sinh viên học sinh.

Cũng từ đây, cuộc đấu trí giữa Ngô Đình Nhu và Cabot Lodge đã thực sự mở màn gay cấn, sôi nổi từng ngày và qua từng pha “vật lộn” đối với ngôn ngữ đối thoại và “cách chơi” không kém phần mới lạ. Nhưng ngay từ lúc mở màn trận đấu, nghĩa là từ khi Cabot Lodge đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phía ông Nhu đã thua thiệt vì lỗi lầm từ chiến lược đối với Cộng sản cũng như đối với Mỹ qua Cabot Lodge, Harriman-Hilsman.

Đối với Cộng sản cũng như đối với các phần tử CIA Mỹ (chống chính quyền Ngô Đình Diệm) “vụ Phật giáo” với “danh nghĩa Phật giáo” chỉ còn là một chiêu bài quy tụ để thu hút “quảng đại quần chúng ngoài đường”. Cái “lý luận tự nhiên” của sự việc, bắt các biến cố mỗi ngày một gia tăng trầm trọng. Cộng sản cũng như Mỹ qua Cabot Lodge đã thành công trong việc “xoay thế” tìm “quyết định chiến lược” bằng chính trị “tập hậu” sau lưng chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ còn hai ngả đường: Một là tìm kế dập tắt mau chóng nội vụ, hai là sụp đổ (Hoặc giập tắt không khôn khéo, và sụp đổ theo sự vụng về của mình).

Đứng về phương diện chiến tranh cách mạng Cộng sản và kể cả mưu đồ chiến lược của Mỹ qua nhóm “Việt Nam Task Force” mà xét xử xem chính quyền Ngô Đình Diệm đã đối phó ra sao, với sự “xoay thế” của đối phương thì chính quyền đã lỗi lầm khi phát ra cái lệnh “cấm treo cờ” là không hợp thời. Chính cái lỗi lầm mà bất cứ chính quyền nào thiếu cảnh giác, cũng có thể mắc phải với bộ máy hành chính quen chiếu lệ (routinier). Điều đó không đáng trách lắm. Điều đáng trách là khi đã lỗi lầm rồi, không biết kịp thời và khôn ngoan sửa chữa, để đến nỗi bị tràn ngập bởi các biến cố. Trước hết, chính quyền không có một đường hướng dứt khoát trong việc giải quyết vì không dựa vào sự phân tích thực tế khách quan, mà chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của mình! Đầu tiên quen lệ khiển chế “tổ chức quần chúng” theo quan điểm chiến thuật, chính quyền cho là phải cương quyết bảo vệ uy quyền, nếu cần bằng biện pháp mạnh. Rồi vì áp lực của dư luận quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, chính quyền đã nhượng bộ điều giải. Nhưng lúc ấy, thì một “tập thể quần chúng” của chính quyền, (mà dư luận có lý để đồng nhất dễ dàng với chính quyền). Phong trào phụ nữ Liên đới bằng tiếng nói căm thù của bà Nhu lại công khai thoá mạ đối phương. Cuộc điều giải tất nhiên thất bại: vì dư luận bênh kẻ yếu và tất nhiên kết luận chính quyền là lừa gạt, giả dối! Tình trạng không thể kéo dài: một thứ quốc gia trong quốc gia. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã chọn biện pháp dứt khoát thanh toán nội vụ vào cuối tháng 8 năm 1963.

Về phương diện trách nhiệm tinh thần, chính quyền phải chịu trách nhiệm vì đã để cho “vụ Phật giáo” khởi phát, và đã để cho nó biến chuyển trầm trọng đến tình trạng đấu tranh đòi giải phóng lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm! Và tự nhiên dư luận sẽ dễ dàng đặt câu hỏi: Phải chăng chính quyền đã cố ý để cho vụ Phật giáo xảy ra như thế, để lấy cớ “đàn áp Phật giáo”? Sau nữa, về phương diện kỹ thuật của biện pháp thanh toán khi chính quyền đã lầm lẫn tai hại. “Kỹ thuật hành quân” có thể nói là hoàn hảo. Nhưng kỹ thuật bố trí chánh sự thực là thấp kém. Trước hết vì chính quyền đã công khai và chính thức tự mâu thuẫn, tố cáo mấy nhà sư là “Cộng sản” (những người Cộng sản mà chính quyền đã nuôi dưỡng, o bế trong suốt 6 năm, mà chính quyền mới ngồi cùng bàn họp?) Nhưng nhất là vì chính quyền đã biện minh hành động của mình, căn cứ trên một “kiến nghị “của Hội đồng tướng lãnh quân đội qua các phiên họp (chiều ngày 19 cũng như 20-8) yêu cầu Chính phủ hành động (cái kiến nghị do chính quyển tổ chức cho họ ký? ) Hậu quả của sự vận dụng thiếu sáng suốt đó là chính quyền đã vô hình chung kéo trở vào chính trường, một số quân nhân còn đầu óc phong.kiến, mà trong 8 năm trời, khó khăn lắm mới tạo cho họ được một truyền thống quân sự mong manh: Tuân theo mệnh lệnh và thi hành mệnh lệnh của uy quyền chính trị.

Như thế chính quyền đã mở đường cho mọi tham vọng và mưu đồ chính trị của một số người mang nhiều bất mãn cá nhân với chính quyền, một số người mang tư tưởng nghèo nàn, ý thức thấp và lương tâm mong manh.

Hơn nữa, chính quyền còn tạo cho họ một cơ hội “đoàn kết chống chính quyền” khi dồn họ vào đường cùng, mang một mặc cảm tội lỗi (ký kiến nghị) một cơ hội đoàn kết thực sự, tự họ, vì những mâu thuẫn, tranh chấp cá nhân, họ không tài nào tạo ra được mà có nhẽ họ không dám hy vọng có thể có.

Việc phải đến đã đến, họ đã lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Biến cố ấy, trên cơ sở lý thuyết, có thể có hại cho Việt Nam Cộng hòa, lợi cho Cộng sản và cũng có thể hại cho Cộng sản, tuỳ theo sự sáng suốt hay ấu trĩ của lớp người lãnh đạo mới. Thực tế đã trả lời chúng ta từ ngày 11-11-1963 cho đến hết thời nội các chiến tranh Nguyễn Cao Kỳ.

 

Chương 20: Diễn tiến của một cuộc binh biến

– Ba phiên họp lịch sử

Kể từ phiên họp lịch sử tại Câu lạc bộ Bộ Tổng Tham mưu vào ngày 20-8, tướng lĩnh đã chính thức nhảy vào cuộc. Cũng từ đó, ông Nhu chấp nhận đề nghị của tướng Đôn để cho các tướng lãnh hội họp hàng tuần để thảo luận ý kiến về các vấn đề quân sự. Đó cũng là cơ hội vàng son, giúp các tướng ngồi gần nhau, mà trước đó họ hoàn toàn phân hoá. Mỗi ông tướng là một ốc đảo biệt lập, không những không thuận nhau mà còn kình chống nhau vì quyền lợi và địa vị. Bây giờ thì mỗi tuần các tướng đều có lý do hội họp mà không ai nghi ngờ gì cả. Đại sứ Cabot Loadge vẫn bí mật liên lạc với một số tướng lãnh qua con đường CIA, mà do một số cố vấn Mỹ xây dựng. Đại sứ Cabot Lodge trong cuộc gặp gỡ riêng ông Nhu vào đầu tháng 9 tại Đà Lạt đã đưa ra hai đề nghị:

1) Yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổng cải tổ và tiến dần đến một cơ chế dân chủ rộng rãi như nền dân chủ tự do của Mỹ;

2) Điều cấp thiết là chính quyền Ngô Đình Diệm phải cải tổ Chính phủ có nghĩa là phải mở rộng Chính phủ để các nhân sĩ đối lập tham chính.

Trước hai đề nghị đó, ông Nhu trả lời ông Cabot Lodge về đề nghị:

Đề nghị 1 – Việt Nam Cộng hoà đang có chiến tranh với Cộng sản và Việt Nam cộng hoà hiểu rõ chiến lược chiến tranh cách mạng của Cộng sản hơn bất kỳ một quốc gia Tây phương nào. Để đối phó với cuộc chiến tranh đó, Việt Nam Cộng hòa không thể thực thì một nền dân chủ tự do theo kiểu Mỹ. Nhưng theo ông Nhu, Việt Nam Cộng hòa đang thực thi dân chủ từ hạ tầng thôn ấp qua tổ chức ấp chiến lược – truyền thống xã hội Việt Nam và thực tại miền Nam không thích hợp với dân chủ xứ Mỹ và dân chủ từ xứ này phải từ hạ tầng đi lên chứ không thể có cơ chế dân chủ kiểu Mỹ ở thượng tầng.

Đề nghị 2 – Toà án quân sự tha bổng 29 nhân sĩ thuộc nhóm Caravelle ngày 13-7-1963 là một thiện chí chứng tỏ Chính phủ muốn dung hoà với những người đối lập.

Đại sứ Cabot Lodge lại khuyến cáo: “Vì chiến tranh mỗi lúc mỗi gia tăng, an ninh mỗi ngày một thêm xáo trộn và để đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh”, ông yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm dành 3 bộ là Nội vụ, Quốc Phòng, Công dân vụ cho 3 tướng lãnh. Những điều Cabot Lodge khuyến cáo chỉ một ngày sau đã vào tai một số tướng lãnh. Chính viên Phó Giám đốc CIA Smith đã kín đáo tung ra tin này để thăm dò phản ứng ở các giới, chính quyền cũng như phía đối lập. Trung tuần tháng 9, giới thân cận với gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm xầm xì to nhỏ về nguồn tin: Tướng Trần Văn Đôn sẽ nắm Bộ Quốc phòng, tướng Tôn Thất Đính nắm Bộ Nội vụ và tướng Trần Tử Oai nắm Bộ Công dân vụ. Bộ này sẽ cải danh. Riêng tướng Nguyễn Ngọc Lễ sẽ được thăng Đại tướng nắm quyền Tổng Tham mưu trưởng. Đây chỉ là dư luận Đại sứ Mỹ tung ra để thăm dò, tướng Lễ và Quân uỷ Đảng Cần lao, do tướng Đính là chủ tịch lại tin như là thực. Không hiểu tướng Lễ có khoe với ai không thì không rõ nhưng ông Lễ bị Tổng thống gọi vào đinh rầy la: “Anh nói gì nghe lạ rứa. Ai biểu cho anh là Tổng Tham mưu trưởng”. Tướng Lễ bị cụt hứng.

Đại sứ Cabot Lodge đánh mạnh vào tham vọng chính trị của một số tướng lãnh và gián tiếp ủng hộ cho các tướng biết rằng: Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ một cuộc cải tổ như vậy. Do đó, sau nhiều lần hội họp, một số tướng lãnh bị mê hoặc vì 3 cái ghế Quốc Phòng, Nội vụ và Công dân vụ.

Tương kế tựu kế, ông Nhu gián tiếp cho các tướng Đôn, Đính biết rằng: “Tổng thống Diệm – muốn giao trọng trách cho các toa (tướng lãnh) nắm giữ 3 bộ quan trọng của Chính phủ”. Một lần ông Nhu nói với tướng Đính: “Mấy Bộ trưởng dân sự chỉ ăn hại mập xác, chẳng làm được trò trống gì. Lúc này các toa phải giúp moa dẹp bớt mấy thằng ăn hại”. “Lộng giả thành chân”, mấy tướng lãnh lại tin là thực. Ông Nhu cũng trình bày với Tổng thống Diệm “Đính hay Lương giữ Bộ Nội vụ thì cũng thế, ăn thua là ở mình”. Nhưng Tổng thống Diệm lại cương quyết không đồng ý, vì ông cho rằng: “Bộ trưởng chi…Bộ trưởng thì phải có văn tự, thì dân nó mới nghe, nó mới cảm phục”.

Sau một phiên họp quan trọng đầu tháng 9, Hội đồng tướng lãnh đã gửi lên Tổng thống Diệm một kiến nghị mệnh danh “Phiếu đệ trình Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tối mật” ngày 3-9- 1963 với một số đề nghị cải cách chính trị của chế độ qua 3 đề nghị:

1- Đòi hỏi một sự hy sinh nhỏ của gia đình Tổng thống. Xin Tổng thống gởi ông bà Cố vấn Ngô Đình Nhu ra ngoại quốc hoặc vì lý do công vụ. Sau đó vấn đề trở về sẽ do tình hình chính trị định đoạt.

2- Xin thả ngay các sư sãi, tăng ni, sinh viên, học sinh do Lực lượng Cảnh sát chiến đấu và lực lượng cảnh sát đặc biệt bắt giữ, vì xét thấy tình hình đã trở lại yên tĩnh.

3- Cho tự do tín ngưỡng: Tuyên bố và thực thi các điểm yêu cầu của Phật giáo bằng hành động. Cấm chỉ mọi bắt bớ giam cầm. Thực thi khoan hồng toàn diện vô điều kiện với đoàn thể chính trị, tôn giáo, sinh viên, học sinh tranh đấu cho Phật giáo.

Điều lạ là phiếu đệ trình tối mật này lại đặt ngay trên bàn ông Nhu. Ông Nhu tỏ vẻ hài lòng với chiến thuật này đã có kết quả tốt đẹp. Một cách gián tiếp ông Nhu đã thúc đẩy một số tướng lãnh theo ông hoàn thành bản văn “Phiếu đệ trình tối mật” này với mục đích:

1 – Làm một cú trắc nghiệm thăm dò thái độ của một số tướng lãnh mà ông Nhu nghi ngờ có thể đứng lên đảo chính.

2- Làm một “cú” xả hơi để giải toả những bất mãn dồn nén trong một số tướng lãnh.

3- Làm một “cú” thăm dò phản ứng của Đại sứ Cabot Lodge.

Kể từ ngày “Phiếu đệ trình tối mật” gửi đến Tổng thống Diệm, các tướng Đôn, Đính, Oai thường xuyến tiếp xúc với ông Nhu. Và chính các tướng này trở thành hậu thuẫn cho ông Nhu và ông Nhu sử dụng phiếu đệ trình tối mật như một áp lực tinh thần để thỉnh cầu ông anh Tổng thống, chấp thuận một số cải tổ quan trọng mà ông đã đề nghị trên căn bản của chính sách ấp chiến lược.

Đại sứ Cabot Lodge bằng cách này hay cách khác đã thúc đẩy các tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa đòi hỏi Tổng thống Diệm phải thực hiện ngay các Phiếu đệ trình tối mật và có nghĩa vụ phải trao cho tướng Đôn Bộ Quốc phòng và tướng Đính Bộ Nội vụ. Tướng Đính cũng như tướng Đôn trong lần tiếp xúc với ông Nhu vào cuối tháng 9 đều nhắc khéo ông Nhu về mấy điểm yêu cầu kể trên, nhưng Tổng thống Diệm do dự không quyết định. Cũng từ đầu tháng 9, ông Nhu bắt đầu nghi ngờ Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần và cho rằng Nguyễn Đình Thuần thân Mỹ và trở thành con bài của McNamara dể thực hiện chính sách mới của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

Ngày 10-9, bà Nhu cùng phái đoàn Quốc Hội lên đường xuất ngoại để gọi là “giải độc” về vụ Phật giáo. Cũng thời gian này, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị được cử sang Ai Cập nhận chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại đây. Nhưng khi đến Le Cairo thì gặp trắc trở, vì Ai Cập đã công nhận đại diện Bắc Việt, và Việt Nam Cộng hoà từ chối không thiết lập quan hệ bang giao trên cấp bậc Tổng lãnh sự.

Do đó, bác sĩ Tuyến trở về Hong Kong. (Gia đình ông ở Sài Gòn bị nhóm Trần Văn Khiêm (em ruột bà Nhu) gây khó dễ và doạ ném lựu đạn ám hại vợ con ông nên cả gia đình sang định cư ở Hồng Kong. Cuối tháng 10 do cơ quan tình báo trung ương nhận được một tài liệu tối mật của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Bác sĩ Tuyến người nắm rõ các đầu dây thuộc hệ thống sở Nghiên cứu chính trị. rời khỏi cơ sở này vào đầu tháng 2-1963, nhưng ở ngoài không một ai hay biết, kể cả tướng lãnh Bộ trưởng Ngoại trừ một số người thân tín. Qua tài liệu.

Chiều 5-10 ông Nhu vào tận Bộ Tổng Tham mưu để tham dự Hội đồng tướng lãnh. Dịp này ông Nhu đề cập đến vai trò quan trọng của ấp chiến lược và quân đội là một khả năng hữu hiệu nhất để hoàn thành vai trò của ấp chiến lược. Ông Nhu cũng “tâm sự” với tướng lãnh là, hiện nay Tổng thống Diệm đang bị một số Bộ trưởng thối nát bao vây và làm cản trở công trình phát triển của ấp chiến lược. Ông Nhu nói với giọng nửa đùa nửa thật: “Như rứa thì làm được chi. Các toa phải đảo chính chơi một đêm cho mấy tay ăn hại mập xác chúng nó sợ. ”

Tuy nhiên theo tướng Huỳnh Văn Cao thì ông Nhu đã dằn giọng nói: “Nếu ông tướng nào muốn đảo chính lật đổ chế độ này thì Quân đội phải treo cổ ông ấy lên “. Dịp này ông Nhu đã công khai tiết lộ cho Hội đồng tướng lãnh biết là một đại diện cao cấp của chính quyền Bắc Việt đã vào Sài Gòn và yêu cầu gặp riêng ông Nhu để nói chuyện.

TỪ “BRAVO I” ĐẾN “BRAVO II”

Sau khí tham dự Hội đồng tướng lãnh, tướng Nguyễn Khánh vào gặp riêng ông Nhu cùng một nhân vật thân tín nắm ngành tình báo. Tướng Khánh cho biết: Đang có một số tướng tá âm mưu đảo chính. Tướng Khánh lưu ý Đại tá Tung là phải hết sức coi chừng tướng Lê Văn Kim, Trần Văn Đôn và Trần Tử Oai. Ông Nhu chỉ thị cho tướng Khánh, nếu bất cứ tướng nào muốn móc nối tham gia đảo chính thì cứ “nhảy vô”. Đó cũng là điều mà ông Nhu căn dặn tướng Đính.

Trung tuần tháng 10 tại Đà Lạt, ông Nhu cùng tướng Khánh và một số cộng sự viên thân cận cùng nhau hoạch định kế hoạch chống đảo chính. Theo kế hoạch này, nếu Sài Gòn có đảo chính, tướng Đính bị cô lập thì quân đoàn II với sư đoàn 23 do Đại tá Lê Quang Trọng là Tư lệnh và sư đoàn 22 do Đại tá Lê Cao Trị sẽ là thành phần chủ lực, cắt đứt liên lạc giữa Cao nguyên và Sài Gòn. Ông Nhu sẽ theo lộ trình định sẵn lên Cao nguyên. Sau đó, quân đoàn II sẽ phản công, phối hợp với quân đoàn IV trở về giải phóng Sài Gòn.

Riêng tại Sài Gòn, ông Nhu trao cho tướng Đính được toàn quyền hành động. Tướng Đính đệ trình kế hoạch hành quân chống đảo chính được thực hiện theo ý ông Nhu. Đây là kế hoạch phá tan âm mưu đảo chính và thực hiện một cuộc đảo chính giả, mang tên Bravo I. Lực lượng gồm có 3000 quân, 40 thiết giáp, 6 đại đội lực lượng đặc biệt. Tướng Đính chính thức điều động lực lượng này kể từ sáng ngày 31-10-1963, dưới quyền ông là Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi và Đại tá Lê Quang Tung. Về thiết giáp có Trung tá Nguyễn Văn Thiện.

Ngày 23-10 tại phòng khách dinh Gia Long có Đại uý Minh, Đại uý Hoàn, Đại uý Bằng, tướng Đính với vẻ lo âu nói: “Nếu có đảo chính thì Ba Đính này phải nhảy vô không thì Mai Hữu Xuân nó giết chết anh em tụi mình”.

Nhưng thay vì thực hiện hành quân chống đảo chính, tướng Đính đảo chính luôn và cuộc hành quân này được mệnh danh là Bravo II thay cho Bravo I.

NGÀY N VÀ GIỜ G

Ngày 1-11-1963 đúng phiên trực của Trung sĩ Thái. Không khí Bộ Tổng Tham mưu ngay từ sáng sớm đã có vẻ bất thường. Một sĩ quan nói nhỏ với Thái, “sắp có chuyện nghe”. Lực lượng bố phòng tại Bộ Tổng Tham mưu không có quá một đại đội và hầu hết là lính văn phòng. Khoảng 10 giờ ông Thái để ý thấy một số binh sĩ thuộc Trung tâm huấn luyện Quang Trung về tăng cường. Rồi xe Jeep nườm nượp đi về phía tiền đình. Một điều lạ đối với Trung sĩ Thái là Đại tá Nguyễn Văn Chuẩn ra khẩu lệnh: Các sĩ quan chỉ được vào mà không được ra kể cả tướng lãnh. Gặp người lái xe của Đại tá Lê Quang Tung, Thái hỏi nhỏ: “Mấy trưa hôm nay họp hành gì mà quan trọng vậy”. Người tài xế nháy cặp mắt với Thái ra vẻ bí mật rồi nói nhỏ: Coi bộ không êm mấy ông tướng muốn làm tới ta. Khoảng 11 giờ, vị sĩ quan trực thuộc phòng 4 đi cùng với Đại tá Chuẩn ra tận cửa ngoài rồi gọi Thái dặn dò. Bất cứ một xe nào vượt ra ngoài phải ra lệnh dừng lại, nếu cưỡng lệnh bắn bỏ kể cả xe tướng. Cùng giờ đó, một đoàn 4 chiếc thiết giáp đi qua cửa chính Bộ Tổng Tham mưu lên thẳng Tân Sơn Nhất rồi quay trở lại, án ngữ phía cây xăng trên đường Võ Tánh. Khoảng nửa giờ, bốn chiếc thiết giáp lại chuyển bánh chạy về phía Phú Nhuận.

Khoảng 12 giờ, viên tài xế của Đại tá Tung tìm đến Thái, nói nhỏ: “Cậu giúp tớ việc này nếu xong sẽ có công lớn”. Nhìn quanh không thấy ai, viên tài xế nói: “Đây số điện thoại đây, cậu gọi giùm tớ Trung tá Huỳnh hay Thiếu tá Triệu cũng được hay là sĩ quan trực của Bộ Tư lệnh lực lượng đặc biệt cũng được. Cậu cấp báo cho họ biết là Đại tá Tung đang mắc kẹt ở đây rồi”. Trung sĩ Thái thắc mắc: “Kẹt là kẹt thế nào?”. Viên tài xế nói. “Kẹt là kẹt chứ còn là gì nữa… mấy cha đang tính chuyện đó”. Trung sĩ Thái tìm cách liên lạc với Thiếu tá Lê Quang Triệu – em ruột Đại tá Tung và là Tham mưu trưởng lực lượng đặc biệt.

Cũng vào thời khắc đó, Hội đồng tướng lãnh nhóm họp. Đại tá Nguyễn Văn Chuẩn được chỉ thị phụ trách an ninh tổng quát, trong vòng Bộ Tổng Tham mưu. Mở đầu buổi họp, Trung tướng Dương Văn Minh với vẻ mặt dao động nhưng cương quyết đứng lên tuyên bố lý do buổi họp, nghĩa là giờ hành động đã đến… Kế hoạch đảo chính nhắm ngày N (1-11) và giờ G (13 giờ) đã thực sực mở màn. Trung tướng Minh dứt lời – phòng họp lặng như tờ, thứ yên lặng nghẹt thở. Từng khuôn mặt tướng tá đổi màu. Những nụ cười tắt hẳn trên môi. Mọi người đều ngỡ ngàng. Một số tướng tá trong cuộc ghé tai nhau thì thầm to nhỏ.

Tướng Minh cũng lên tiếng kêu gọi tình chiến hữu nơi tướng tá và mọi người vì quyền lợi chung đối với đất nước hãy gạt bỏ tình cảm riêng tư để cùng nhau đoàn kết lật đổ chế độ hiện hữu. Ông cũng nhấn mạnh nếu chiến hữu nào chống lại Hội đồng tướng lãnh phải tạm thời cô lập ngay.

Đại tá Lê Quang Tung đứng lên phản đối mưu đồ của Hội đồng tướng lãnh và ông cương quyết chống đối lại mưu đồ đó. Tướng Dương Văn Minh gõ tay vào bàn rồi một cái lừ mắt của tướng Kim, Đại tá Tung liền bị Đại uý Nhung và hai nhân viên an ninh mời ra khỏi phòng họp. Đến lượt Đại tá Huỳnh Hữu Hiển, Tư lệnh Không quân phát biểu ý kiến. ông cho biết ông luôn luôn trung thành với chế độ Ngô Đình Diệm vì theo ông, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Chính phủ Diệm hợp pháp hợp hiến, ông chống lại việc lật đổ Chính phủ. Tức thì, Đại tá Hiển bị nhân viên an ninh mời ra khỏi phòng họp và tạm giam trong phòng “cô lập các sĩ quan chống đối’. Sau đó, Đại tá Hiển cùng ông Trần Văn Tư Giám đốc Nha Cảnh sát Đô thành bị Thiếu tá Thiệt giải vào khám Chí Hoà. Riêng cuộc thuyết phục Đại tá Cao Văn Viên là gay hơn cả, kéo dài cả nửa giờ song Đại tá Viên – Tư lệnh lữ đoàn nhảy dù- đã trả lời tướng Minh đại ý, là một sĩ quan, ông không muốn dính líu tới chính trị, hơn nữa ông chưa nhận được lệnh của thượng cấp nên xin được đứng ngoài cuộc vụ này. Ông cũng lưu ý ông không chống lại Hội đồng tướng lãnh nhưng theo đảo chính thì ông không theo. Tức khắc, tướng Minh ra lệnh cho Đại uý Nhung áp giải Đại tá Viên ra khỏi phòng họp và cô lập ngay.

Buổi họp bế mạc – 1 giờ 30, tiếng súng nổ ngay sau Nha Cảnh sát Đô thành. Từ giờ phút đó, Trung tướng Trần Văn Đôn trở thành nhân vật chủ chốt số 1. Đường dây điện thoại giữa tướng Đôn và Đính hoạt động không ngừng. Từng phút từng giây… tại Bộ Tư lệnh quân đoàn III, tướng Đính thực hiện toàn bộ kế hoạch hành quân đảo chính mệnh danh Bravo II.

Thời khắc này, Bộ Tổng Tham mưu quy tụ đầy đủ các tướng lãnh và một số sĩ quan cao cấp, nhưng lực lượng bảo vệ vẫn không hơn một đại đội với sự tăng cường của một đơn vị tân binh của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.

Thiếu uý Chỉnh thuộc Bộ Tư lệnh lực lượng đặc biệt được tin Đại tá Tung bị bắt giam nên tức tốc kéo một đại đội đến cổng chính Bộ Tổng Tham mưu rồi dàn quân bố trí.

Với một lực lượng thiện chiến như vậy nếu tràn vào Bộ Tổng Tham mưu và tốc chiến tốc thắng thì lực lượng phòng vệ ở đây không thể đương đầu nổi. Đại tá Chuẩn được cấp báo đến nơi để dàn xếp. Thiếu uý Chỉnh cho biết là ông đến đây để kiếm Đại tá Tung đang bị giam giữ. Đại tá Chuẩn dùng lời lẽ ngọt ngào dụ dỗ… Rồi bất thần viên Thiếu uý này bị đoạt súng… Đại đội lực lượng đặc biệt bố binh ở ngoài định khai hoả làm dữ nhưng nhờ lời nói ngọt ngào của Đại tá Chuẩn, viên Thiếu uý rút lui êm đẹp. Sau đó đại đội lên xe trở về căn cứ 77.

Một lát sau, Thiếu tá Lê Quang Triệu – em ruột Đại tá Tung – Tham mưu trưởng Lực Lượng đặc biệt, được tin cấp báo đã cùng một trung đội võ trang đến Bộ Tham mưu xem sự thể ra sao, ông có thể giải cứu được Đại tá Tung. Nhưng khi đoàn tuỳ tùng của Thiếu tá Triệu lọt được vào cửa chính Bộ Tổng Tham mưu thì bị giải giới toàn bộ. Thiếu tá Triệu quay xe định vọt, tìm đường tẩu thoát. Xe ông bị bắn nổ lốp sau. Nhờ một sĩ quan thân thiết, Thiếu tá Triệu trốn thoát.

13 giờ hơn, từng loạt súng nổ chát chúa ở phía Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt (trong vòng thành Bộ Tổng Tham mưu). Đó là loạt súng đầu tiên của đơn vị truyền tin do Đại uý Đỗ Luận chỉ huy tiến chiếm Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Nhưng không đổ máu do cuộc dàn xếp qua điện đàm giữa Đại tá Chuẩn và Trung tá Huỳnh (Tư lệnh phó Lực lượng Đặc biệt). Kể từ phút đó, Bộ Tư lệnh đặc biệt bị giải giới – Cả khu vực Tân Sơn Nhất và bộ Tổng Tham mưu lọt vào tay phe đảo chính.

Cuộc đảo chính hụt 11-11-1960, lực lượng đảo chính ngoại trừ Đại tá Thi hầu hết do các sĩ quan cấp tá và úy trực tiếp điều động chỉ huy. Các sĩ quan này đều thuộc thành phần trẻ, trên dưới 30 tuổi và được coi là có tư cách, can đảm, đầy nhiệt huyết. Trong phút đầu “ra quân” dù có mấy tiểu đoàn nhảy dù, lực lượng đảo chính cũng đã làm chủ tình hình và làm tê liệt lực lượng bố phòng của Lữ đoàn liên binh phòng vệ Tổng thống. Lực lượng đảo chính không sử dụng hết hoả lực của pháo binh cũng không có lực lượng thiết giáp nào tham dự.

Cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 lại hoàn toàn khác, phe đảo chính sửa soạn từ lâu, có đầy đủ phương tiện, được lãnh đạo bởi Hội đồng các tướng lĩnh.

Lực lượng của phe đảo chính gồm có bộ binh, pháo binh, thiết giáp, công binh, thuỷ quân lục chiến, nhảy dù và không quân. Tất cả đều thuộc cấp đơn vị và các mục tiêu chính các đơn vị này phải thanh toán là thành Cộng hoà và dinh Gia Long.

Lực lượng phòng vệ thành Cộng hoà và dinh Gia Long tuy nói là một Lữ đoàn song quân số không quá 800 người, gồm đại đội bộ binh, 4 chi đội thiết giáp, tất cả đều đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Duệ Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng lữ đoàn, Thiếu tá Nguyễn Văn Hưởng, Tham mưu phó và Thiếu tá Huỳnh Hữu Lạc chỉ huy đoàn cận vệ đều ở trên dinh Gia Long.

Trung uý Bảo trưởng phòng 5, Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống cùng nhiều nhân chứng khác trong làng hạ sĩ quan và binh sĩ có mặt từ lúc đầu cho đến lúc kết thúc cuộc đảo chính đều cho rằng, mọi chuyện diễn ra bình thường không có gì gọi là ác liệt. Nếu nói là ác liệt thì chỉ có pháo binh “tấn công” là ác liệt nhất (pháo binh thuộc sư đoàn 5 bộ binh).

Ngày 1-11 là ngày nghỉ, Trung uý Bảo đang ở nhà bỗng trong lữ đoàn cho gọi vào gấp. Lúc ấy vào khoảng 9 giờ sáng. Trung úy Bảo được Trung tá Khôi, Tư lệnh lữ đoàn giao phó cho công tác soạn bài học tập và thuyết trình vào lúc 2 giờ cùng ngày. Trong lữ đoàn đều có chương trình học tập vào mỗi buổi thứ ba và thứ sáu. Nhân chứng được Trung tá Khôi cho biết: “Chiều nay nếu 2g tôi đi họp chưa về thì anh cứ cho tập họp ở hội trường rồi cho mời Thiếu tá Duệ xuống chủ toạ”.

Trung uý Bảo ngồi phòng ngoài nhìn vào thấy Trung tá Khôi cùng Thiếu tá Duệ đang to nhỏ bàn bạc với vẻ khác lạ. Nhân chứng tự nghĩ: “Chắc có chuyện gì quan trọng đây”. Tình hình Sài Gòn lúc ấy thực là ngột ngạt. Nay có tin đảo chính mai lại có tin lật đổ Tổng thống Diệm. Nhất là đài VOA luôn luôn có những bài bình luận và tin tức hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm và càng làm tăng không khí giao động bất trắc vốn đã âm ỉ trong lòng Sài Gòn.

Sau khi soạn xong các tài liệu học tập, Trung uý Bảo xách radio ra ngoài hành lang nhìn trời nghĩ vu vơ: Không hiểu mai đây tình hình sẽ biến chuyển như thế nào. Đã có bao nhiêu dấu hiệu báo trước cơn giông bão sắp bùng dậy. Nhưng bao giờ, như thế nào, sẽ tàn phá ra sao và làm sụp đổ những gì?

Một số sĩ quan trẻ trong Lữ đoàn thuộc thành phần thân cận của Tổng thống Diệm và ông Nhu cũng cảm thấy sự bất trắc ngột ngạt nào đó. Vị Tư lệnh và Tư lệnh phó của họ mấy tháng nay bồn chồn trông thấy và nhiều đêm mất ngủ, cho nên họ cũng phập phồng hoang mang.

Ngày 27-10, Đại uý Hoàn tháp tùng Tổng thống Diệm lên Đà Lạt, cùng đi với Tổng thống có vợ chồng ông Đại sứ Cabot Lodge và Đại tá Lu Coner.

Hoàn đã đi sau ông Lodge, ông ta đội chiếc nón lá Việt Nam, Tổng thống Diệm vận Comple mầu nâu nhạt, cầm can, đi trước ông Lodge. Tổng thống Diệm vẫn lạnh lùng ít nói. Hôm ấy Tổng thống Diệm và ông Lodge đến thăm một ấp chiến lược kiên cố.

Dịp này Tổng thống Diệm đã tặng Đại tá Coner chiến gậy do một nông dân trong ấp tặng cho Tổng thống. Tối hôm đó, Tổng thống thết cơm vợ chồng ông Lodge tại dinh ở Đà Lạt. Trong cùng thời khắc, Đại uý Hoàn nghe đài VOA vẫn cùng một luận điệu công kích kịch liệt chế độ Ngô Đình Diệm.

Hoàn hồi tưởng lại: Cách ngày đảo chính không lâu, trong chuyến kinh lý tại Cam Ranh, trước mặt tướng Khánh và một số viên chức cao cấp, Tổng thống Diệm chỉ vùng núi non và bãi biển Cam Ranh rồi nói với mọi người (Trong đó có Thiếu tướng Khánh, Trung tá Nguyễn Viết Khánh Tỉnh trưởng Phan Rang): “Mỹ nó thích căn cứ này lắm, nhưng tôi không chịu”. Lời nói ấy mỗi ngày vang động trong ký ức Hoàn và tạo nên bao nhiêu nghi vấn.

Dạo này, Hoàn quan sát thấy Tổng thống Diệm có vẻ hốc hác, đăm chiêu và càng khắc khổ. Thường lệ, Tổng thống Diệm đi ngủ lúc 1 giờ đêm và 5 giờ sáng đã dậy. Nhưng từ năm 1963 có nhiều đêm Hoàn thấy Tổng thống Diệm trằn trọc thức gần trắng đêm. Ông hút thuốc liên miên.

Hoàn nhớ lại, vào cuối tháng 7-1963 Hoàn đã được tai nghe mắt thấy Tổng thống Diệm lẩm bẩm nói chuyện một mình. Ông Diệm nhiều lần độc thoại như vậy, nhưng lần này thì khác, khiến Hoàn càng thêm xao xuyến.

 

Chương 21: Giấc mơ trở về

Lần ấy, vào khoảng 2 giờ đêm, Đại uý Hoàn đang thiu thiu ngủ (vì Đại uý Hoàn phải trực đêm) bỗng viên cận vệ chạy vào phòng gọi: “Thưa Đại uý, Tổng thống đi… “. Vì ở trong dinh nhiều năm nên Đại uý Hoàn không lấy gì làm ngạc nhiên. Lâu lâu, Tổng thống Diệm lại làm một chuyến du ngoạn trong đêm như vậy.

Vẫn theo thường lệ, Đại uý Hoàn di dép mặc quần jean, áo bỏ ngoài quần giắt khẩu rouleau vào lưng… rồi theo Tổng thống Diệm với viên cận vệ (có phận sự ngồi gác ở cửa phòng riêng của Tổng thống)… Lâu nay Tổng thống Diệm không đi đâu xa, ông ra đứng trước bao lơn dinh Gia Long, Đại uý Hoàn và viên cận vệ đứng sau lưng Tổng thống chừng vài ba bước. Đó là thông lệ của sĩ quan tuỳ viên và cận vệ của một Tổng thống trong thời buổi lộn xộn. Như mọi lần, Tổng thống Diệm xuống vườn xem cây cối và hoa hoặc đi thơ thẩn ngắm cảnh thiên nhiên. Nhưng lần này thì không như vậy, Tổng thống Diệm chỉ ngước mắt nhìn trời mây, ông đứng như chôn chân trên thềm bao lơn. Ông đứng lâu chưa từng thấy. Hoàn lấy làm lạ vì “Tổng thống đứng lâu như vậy đến 40 phút và ông chỉ nhìn trời rồi miệng lẩm bẩm”. Đại uý Hoàn và viên cận vệ càng phải đứng im phắc không dám gây một tiếng động nào. Hoàn cũng chả quan tâm vì 5 năm sống cạnh ông Diệm, Hoàn đã quá quen thuộc với đời sống riêng tư của ông. Nhưng có câu này ông Diệm nói khá lớn, cả Hoàn và cận vệ đều nghe rõ. Câu nói được ghi lại như sau: “Thôi sang năm thì mình xin về.. mệt quá rồi… mình xin về phụng dưỡng bà cố”.

“Nhưng muốn xin về thì ông Nhu cứ bắt mình phải làm”. Câu nói trên được ông Diệm nhắc đi nhắc lại rồi, ông quay lại lẩm bẩm nhìn trời xa xăm.

Rồi khi quay lại phía sau lưng, ông Diệm tròn mắt nhìn sĩ quan tuỳ viên và viên cận vệ ông có vẻ kinh ngạc trước sự hiện diện của hai người. Nhưng không nói gì, lẳng lặng về phòng riêng. Đại uý Đỗ Thọ cũng một lần bắt gặp Tổng thống Diệm độc thoại tương tự như vậy vào một đêm tháng 7.

BẮT ĐẦU NỔ SÚNG

Hồi tưởng lại như vậy rồi, qua dư luận, qua đài VOA, tuỳ viên Lê Công Hoàn linh cảm thấy một cơn giông bão nào đó sắp bùng lên. Cơn giông bão đó đã đến. Khoảng 1giờ 15 trưa 1-11, Thượng sĩ Thám đang chuẩn bị lên giường ngủ, nhắm mắt cho qua ít phút, bỗng có tiếng Thiếu tá Duệ nói lớn: “Quan sát lại xem thế nào?”. Theo phản ứng tự nhiên Thám vùng dậy chạy ra hành lang.

Thành Cộng Hoà vẫn im lìm trong buổi trưa nắng gắt. Lúc ấy Thiếu tá Duệ vẫn mặc may ô chân đi dép. Ông dang đứng trước cửa phòng riêng của ông (sau này trở thành trụ sở của “Wud” thuộc khu đại học đường Cường Để) chỉ một lát sau, Thượng sĩ Thám thấy một sĩ quan từ lầu trên chạy xuống báo cáo với Thiếu tá Duệ: “Từ phía ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình Phùng (Dakao) tôi thấy đang lố nhố, chúng đang lom khom tiến trên vỉa hè… Có đứa thì nhằm súng chĩa về phía thành”. Viên sĩ quan xác nhận: “Đây là Lính thuỷ quân lục chiến”. Thiếu tá Duệ nhún vai “Làm gì có chuyện lạ”. Ông trở vào phòng mặc quần áo, đặt khẩu rouleau bên lưng. Từ lúc ấy, Trung uý Bảo, Thượng sĩ Thám luôn luôn có mặt bên ông Duệ. Đầu tiên các sĩ quan thấy Thiếu tá Duệ quan sát rất kỹ, ông cũng nhận thấy như vậy nghĩa là có thuỷ quân lục chiến đang tiến về phía thành Cộng hoà. Thiếu tá Duệ nhăn trán, lắc đầu: Chuyện lạ nhỉ. Giờ này làm gì có lính tráng nào tập dượt”.

Hơn nữa khu vực này được coi là loại yếu khu số 1, không một lực lượng nào được lai vãng đến đây mà không thông báo cho lữ đoàn biết trước. Ông Duệ quay máy gọi biệt khu Thủ đô. Phía dầu dây bên kia là Thiếu tá Dụ. Thiếu tá Duệ hỏi: “Đằng biệt khu có lệnh cho đơn vị nào di chuyển ở Đặc khu I không? “. (Đặc khu 1 tức là vùng Đakao và thuộc phạm vi thành Cộng hoà). Thiếu tá Duệ lắc đầu nói với Thám và Bảo: “Lạ nhỉ, biệt khu Thủ đô Thiếu tá Dụ cũng hhông hay biết gì cả “. Sau khi quan sát lại lần nữa với nhiều dấu hiệu khả nghi, Thiếu tá Duệ ra lệnh báo động. Từ lúc ấy thành Cộng hoà thức giấc trong cơn nôn nóng của buổi trưa. Sài Gòn nắng như thiêu. Tiếng còi vang lên khua động doanh trại… Khoảng 15 phút sau, tất cả đều ở thế tác chiến. Quân nhân ở trại gia binh kế cận cũng lần lượt trở vào thành gần đủ mặt. Những khẩu đại liên 30 nòng đen ngòm đều chĩa về phía đường Đinh Tiên Hoàng- Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tất cả đều chuyển dịch.

Đằng xa thuỷ quân lục chiến vẫn lố nhố bò dựa vào những gốc cây hay tiến lên vỉa hè và mỗi lúc càng di chuyển lại gần hơn.

Một sĩ quan bảo ông Duệ: “Mục tiêu ngon lành quá. Cứ thế mà cho đại liên quại thì đi đời hết cả bọn”. Một sĩ quan đứng chép miệng: “Tụi này sao ngu quá vậy, không biết thằng nào chỉ huy mà nghe ngu quá ta”.

Trong lúc đó Thiếu tá Duệ cầm máy gọi về dinh Gia Long.

Ông quay lại mỉm cười nói với mọi người: “Lại nhỉ, trên đó cũng không biết gì hơn”. Ông cho gọi Đại uý Nuôi trưởng phòng III đến trình diện và cùng ông xem xét tình hình. Từ xa, thuỷ quân lục chiến vẫn theo đội hình hàng dọc dang tiến lên. Chẳng bao lâu toán tiền phương đã lô nhô ở phía sau sân Hoa Lư. Có biến thật rồi.

Trong thành tất cả chỉ còn chờ lệnh nẩy cò. Lính trong thành có đủ lợi điểm nhất. Chỉ cần hai khẩu đại liên bắn chéo cánh sẻ thì toán tiền phương của thủy quân lục chiến sẽ gục hết ngay từ phút đầu. Trung uý Bảo thấy lính thủy quân lục chiến vẫn khơi khơi như không có vẻ gì là hành quân tác chiến cả.

Ngay lúc ấy, Thiếu tá Duệ ra lệnh cho một số sĩ quan chỉ huy hai xe thiết giáp tiến ra bọc phía sau, ông nói: Anh bắt sống mấy thằng chỉ huy đem về đây cho tôi.

Giữa lúc ấy, một tiểu đội thuỷ quân lục chiến vẫn tiến lại. Tiếng loa trong thành hô đứng lại. Toán lính này nằm rạp xuống rồi lại khom lưng, bò tiến lên. Tiếng hô vang lên lần nữa rồi 1, 2, 3… một loạt súng đại liên nổ chát chúa. Ngay trong loạt súng đầu đã có 4 lính thuỷ quân lục chiến gục ngã. Đám còn lại chạy dạt vào phía bên trong thành tường sân Hoa Lư.

GIỜ ĐÃ ĐIỂM

Rồi 1 giờ 30 ngày 1-11 đã điểm. Một loạt đại bác 105 nổ vang rền và rất trúng mục tiêu thành Cộng hòa. Có viên nổ giữa sân, có viên nổ trúng một phía doanh trại. Tiếp sau là 4 chiếc khu trục tới bắn hoả tiễn.

Lúc ấy binh sĩ trong thành Cộng hoà bắt đầu cảm thấy thực sự có biến động. Rồi lại từng loạt nữa… Tiếng nổ chát chúa vang rền. Trong thành vẫn chưa có ai bị thương.

Từ lúc ấy, Thiếu tá Duệ mời xuống phòng chỉ huy để điều động. Ông nói với các sĩ quan: “Có đảo chính thật các cậu ạ… không hề gì… người nào có nhiệm vụ đó”. Ông ra lệnh cho Trung uý Bảo theo chân hai chiếc thiết giáp ra khỏi thành. Bảo yêu cầu: “Thiếu tá cho quạt vài ba tua nữa…Bọn nó đang lố nhố ở đầy sân Hoa Lư. Mục tiêu ngon quá đi”. Ông Duệ không cho khai hoả tiếp rồi bảo Bảo ra tìm cách thuyết phục và hỏi nguyên do xem sao “Anh em nhà cả mà”.

Trung uý Bảo đứng bên đây đường, vác loa gọi: “Alô! Alô!… Tôi Trung uý Bảo đây nguyên Trưởng phòng II Trường Võ bị quốc gia Đà Lạt đây”

Nói như vậy ông biết chắc là trong đám sĩ quan đó cũng có người là bạn ông hoặc cựu sinh viên trường Võ bị Đà Lạt.

Bảo lại lên tiếng một lần nữa “Alô! Bảo đây xin các anh đừng có dại dột nghe theo ai, đừng có dại dột chết oan uổng cho một mưu đồ nào”. Quả nhiên khi Bảo vừa dứt lời thì từ phía bên kia sau sân Hoa Lư có một sĩ quan lên tiếng “Alô… Trung uý Bảo phải không? Alô Thinh đây”. Rồi có một tiếng súng nổ ở xa.

Có tiếng hô bắn, Trung uý Bảo liền băng qua phía đường Hồng Thập tự về phía Thinh. Theo sau ông là một người lính. Đến gặp Đại uý Thinh, đại đội trưởng thuỷ quân lục chiến, Trung uý Bảo hỏi Thinh: “Các anh được lệnh của ai về đây?”. Đại uý Thinh nói: “Tôi nghe Lữ đoàn liên minh phòng vệ phủ Tổng thống làm phản Tổng thống nên bọn này kéo quân về cứu”. Bảo lắc đầu cười: “Lầm to rồi Thinh ơi… Làm gì có chuyện đó… Ai bảo các anh thế? ” Thinh im lặng.

Lúc ấy đã có một lính thuỷ quân lục chiến bị chết ba bị thương trong loạt đạn nổ thứ nhất của lữ đoàn. Trung uý Bảo đề nghị với Thinh: “Cậu thấy không xung quanh đây toàn lực lượng của Lữ đoàn hết. Chỉ cần mấy khẩu đại liên đặt trên lầu kia quạt một lần các cậu sẽ đi đời hết. Thôi bây giờ bỏ khí giới đi rồi hạ hồi phân giải”.

Đại úy Thinh không chịu và nói: “Hàng thì tôi không thể hàng được. Cấp chỉ huy ra lệnh như thế nào thì làm như thế. Tuy vậy, bọn tôi có thể giá súng ngồi chơi được không?” Một sĩ quan thuỷ quân lục chiến khác phàn nàn: “Bọn tôi hành quân từ Tây Ninh về thì được lệnh di chuyển về đây ngay. Bọn này có biết mẹ gì đâu. Cấp trên bảo sao nghe vậy. Đang mệt thấy bà nội”. Đại uý Thinh cương quyết chỉ giá súng mà không chịu hàng.

Hai bên đều đồng ý án binh bất động. Đại đội thủy quân lục chiến của Đại uý Thinh rút lui vào sân Hoa Lư và giá súng. Theo lệnh của Thiếu tá Duệ, Trung uý Bảo mời Đại uý Thinh vào gặp ông Duệ để hai bên cùng sáng tỏ đầu đuôi câu chuyện. Đại uý Thinh từ chối, ông viện cớ Đại đội trưởng không được phép bỏ đơn vị khi đang ở tình trạng tác chiến. Tuy nhiên Đại uý Thinh vẫn cử hai sĩ quan đi theo, một Thiếu uý một Chuẩn uý. Qua sự điều tra tại chỗ, được biết có hai đại đội thuỷ quân lục chiến. Ngoài đại đội của Thinh, còn có đại đội của Châu đang dàn binh bố trận ở phía sau. Một sĩ quan của thủy quân lục chiến nói với Đại uý Bảo: “Chuyện rắc rối thấy mẹ… bọn này vừa đi hành quân về mệt chết cha…Làm gì có đảo chính. Trung tá Khang được Tổng thống cưng nhất…có lẽ bọn tôi về đây để chống đảo chính”.

Từ phút đó, bên thành Cộng hoà cũng án binh để “chờ xem”. Việc cấp thiết là phải tản thương. Trung úy Bảo đề nghị với Đại uý Thinh tạm thời đưa cả 3 lính thuỷ quân lục chiến vào bệnh xá của lữ đoàn để cấp cứu (Trong đêm mùng một cả ba thương binh đều chết vì trúng đạn 105 ly của quân đảo chính…Trái đại bác rớt trúng ngay bệnh xá).

MỜI TỔNG THỐNG XUỐNG HẦM

Tại Bộ chỉ huy của lữ đoàn, Thiếu tá Duệ đang liên lạc với Bộ Tổng Tham mưu. Tiếng ông Duệ: “Tôi muốn gặp ngay Trung tá Khôi… chú phải tìm cho bằng được. Ông ấy đang ở trên phòng Hội”. Ông Duệ vẫn chờ mãi. Trên dinh Gia Long lại gọi xuống: “Hoàn đây…không có chuyện gì quan trọng chứ?”. Ông Duệ trao máy cho một sĩ quan để liên lạc với Bộ Tổng Tham mưu rồi tiếp chuyện với dinh Gia Long. Ông Duệ bảo Đại uý Hoàn: “Mời Tổng thống xuống hầm gấp… Thiếu tá Hưởng có ở đấy không… Tại sao đến bây giờ mà chưa để Tổng thống xuống hầm. Tại sao Tổng thống lại không chịu… Phải nói rõ cho Tổng thống biết… Không có gì nguy nhưng phải đề phòng”.

Ông Duệ quay sang tiếp chuyện Tổng Tham mưu trưởng. Phía đầu dây bên kia là Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư lệnh lữ đoàn. Lát sau ông Duệ quay lại nói với các sĩ quan:

“Trung tá không thể về được. Bây giờ vẫn chưa họp. Lạ thật. Trung tá Khôi cho moa biết là trên ấy hoàn toàn yên tĩnh “. Một lát sau ông Duệ gọi lại lên Gia Long và được trả lời: “Mời Tống thống xuống hầm nhưng không thấy Tổng thống nói gì… Trên này hoàn toàn yên tĩnh… Thiếu tá Lạc đang có mặt trong dinh, có cả ông Bí thư Trần Sử”.

Kế hoạch đảo chính đã được hoàn tất trong vòng hơn một tuần lễ mà đầu não vẫn là Trung tướng Trần Văn Đôn. Đại tá Nguyễn Hữu Có lãnh trách nhiệm giao liên, móc nối và tổ chức. Với cương vị Tư lệnh phó quân đoàn III, phụ tá cho tướng Đính nên mọi sự giao tiếp và di chuyển của Đại tá có trong phạm vi quân đoàn III đều được dễ dàng. Hơn nữa, Giám đốc nha An ninh quân đội thì đã theo phe đảo chính rồi nên vấn đề tổ chức càng thêm dễ dàng và bảo mật đến mức độ tối đa. Theo tiết lộ của Trung tướng Nguyễn Hữu Có trên báo Công Luận số đặc biệt ngày 1-11-1970 thì ngày 15-10-1963 ông đã hỏi thẳng Trung tướng Dương Văn Minh về kế hoạch đảo chính và xin chỉ thị thì Trung tướng Minh trả lời: “Anh có quân, cố tổ chức nắm cho được các đơn vị đi”. Vẫn theo Trung tướng Có vì biết ông chống Tổng thống Diệm đã từ lâu nên khi đến thăm tướng Đính, tướng Đính đã bất ngờ hỏi: “Toa chịu thề với moa không? Hễ moa chết thì toa phải chết theo, còn toa có chết thì moa cũng phải chết theo” – Khởi điểm từ bất ngờ đó hai ông Đính, Có kết hợp cùng nhau để thực hiện kế hoạch.

Đại tá Có xuống Bình Dương – bản doanh bộ Tư lệnh sư đoàn 5 – móc nối dược Đại tá Nguyễn Văn Thiệu. Ông lại xuống Mỹ Tho, bản doanh sư đoàn 7 móc nối được với Đại tá Tư lệnh phó sư đoàn này cùng một số sĩ quan thuộc khu chiến thuật Tiền Giang, trong đó có Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh, Trung đoàn trưởng trung đoàn 10 tại Cao Lãnh, Kiến Phong, Thiếu tá Lý Tòng Bá , Chi đoàn trưởng chi đoàn Thiết Giáp.

Theo bút ký của Trung tướng Nguyễn Hữu Có, trong bữa cơm trưa tại dinh tỉnh trưởng Định Tường ngày 28-10 vì sơ suất nên tin âm mưu đảo chính bay về Sài Gòn.

Đêm 28-10, ông Nhu đã biết được đầy đủ chi tiết về việc Đại tá Có lên Bình Dương và xuống Mỹ Tho âm mưu móc nối đảo chính. Một phiên họp khẩn cấp được triệu tập trong văn phòng ông Nhu với sự tham dự của Đại tá Tung và hai viên chức cao cấp của ngành tình báo và ngành Cảnh sát đặc biệt. Ông Nhu nghe các viên chức liên hệ kiểm điểm tình hình và đi đến một kết luận vững chắc: “Phe đảo chính không có quân thì không thể làm gì nổi”. Cho đến lúc này thì ông Nhu đã có đủ dữ kiện để biết rõ phe đảo chính gồm tướng Đôn, Kim, Minh, Xuân, và một số sĩ quan mà ông Nhu cho là họ thuộc thành phần Đại Việt.

Biết rõ Đại tá Có cùng tướng Đôn, Kim âm mưu đảo chính nhưng ông Nhu vẫn không ra tay trước. Có lẽ ông muốn quăng một mẻ lưới lớn. Đại tá Tung cũng như cơ quan tình báo được chỉ thị của ông Nhu là phải tuyệt đối là như không hề hay biết việc Đại tá Có xuống Mỹ Tho và lên Bình Dương móc nối 2 sư đoàn 5 và 7 bộ binh để đảo chính.

Ngày 31-10, Tổng thống Diệm và ông Nhu mới chính thức báo tin cho Trung tướng Đính biết việc Đại tá Có âm mưu đảo chính và chỉ thị phải điều tra ngay để tìm ra manh mối hòng có thể ra tay hành động theo kế hoạch Bravo mà tướng Đính vẫn nắm trọn quyền. Nhưng tướng Đính đã chính thức tham gia phe đảo chính từ ngày 25-10.

Tướng Đính cũng như tướng Đôn đều báo cáo với Tổng thống Diệm và ông Nhu là đã biệt giam Đại tá Có và đang tra khảo, nhưng thực ra, Đại tá Có được giữ kín trong văn phòng Tư lệnh quân đoàn III. Đại tá Có trải qua một ngày đêm trong cảnh toát mồ hôi hột – Văn phòng Tư lệnh quân đoàn III được canh phòng nghiêm ngặt, nội bất xuất ngoại bất nhập – 11 giờ đêm ngày 31-10, tướng Đôn đến quân đoàn III gặp tướng Đính và Đại tá Có ông cho biết vì Đại tá Có làm lộ bí mật ở Mỹ Tho nên phải hành động gấp vào ngày mai tức ngày 1-11.

Trung tướng Có qua thiên bút ký đã mô tả: “Thứ sáu ngày 1-11-1963. Sau một đêm thức trắng, Trung tướng Đính có vẻ mệt. Tôi cũng không khoẻ gì hơn. Nhung thì giờ càng qua mau thì tôi càng mừng. Ăn điểm tâm xong là 7 giờ tôi vui vẻ nói với tướng Đính: chỉ còn 6 giờ nữa thôi mong rằng mọi việc sẽ êm đẹp. 8 giờ, Trung tướng Đôn tới gặp tướng Đính và tôi. Thấy tôi, ông lại cười và chỉ mặt nói “Tổng thống bảo tôi lại coi ông Đính đập thằng Có ra sao”. Tướng Đính dặn dò Đôn về trình báo là đã “đập gần chết rồi, hiện còn nhốt trong nhà tắm, đợi tỉnh lại rồi sẽ khai thác”.

Tướng Đính cũng trực tiếp báo cáo như vậy với Tổng thống Diệm và ông Nhu.

12 giờ Đại tá Có từ biệt tướng Đính ra phi trường Tân Sơn Nhất và ở đây ông dùng trực thăng của quân đội Mỹ bay thẳng xuống Mỹ Tho. Cũng từ giờ đó, tướng Đính bắt tay vào đảo chính. Quân đoàn III cấm trại 100% – Kế hoạch Bravo I biến thành Bravo II. Nhưng 6 đại đội của lực lượng đặc biệt đi hành quân tại Long Thành, theo kế hoạch Bravo I lực lượng này sẽ quay về Sài Gòn nhưng với Bravo II thì lực lượng nòng cốt này bị cô lập ngay.

Rồi một loạt đại bác nổ vang, rất trúng đích. Tiếng gạch ngói đổ vỡ, tiếng người lao xao… rồi lại một loạt khác… Tiếng nổ xé tan bầu không khí oi ả của buổi trưa. Trung sĩ Hoà ước lượng lúc này thành Cộng hoà phải ăn 20 trái. Từ phía xa vài loạt tiểu liên nổ. Quanh thành Cộng hoà vẫn yên tĩnh ngoài tiếng đại bác nổ và tiếng chân người chạy.

Thấy đại bác nổ rát quá, Thiếu tá Duệ hét: “Anh em thủy quân lục chiến tìm chỗ mà núp chứ cứ đứng khơi khơi như thế, chết hết bây giờ. Một toán thuỷ quân lục chiến chạy qua đường tìm chỗ ẩn đại bác trong mấy toà nhà thuộc Tổng nha cải huấn và Bộ Xã hội hiện nay. Trong sân Hoa Lư, thuỷ quân lục chiến tụ tập cả trên khán đài. Súng vất ngổn ngang trên sân cỏ, Thiếu tá Duệ nói với Trung uý Bảo: “Cậu sang bảo tụi nó tìm chỗ an toàn mà nấp. Vô phước tụi nó phải đại bác thì tôi sẽ lãnh đủ”.

Một Chuẩn uý thủy quân lục chiến từ bên Hoa Lư băng qua, ông này nói: “Ông già của tôi có đây không?”. Thì ra, ông già của vị sĩ quan này là thượng sĩ trong ban quân nhạc của Lữ đoàn. Viên chuẩn uý nói: “Trung đội em ở bên kia đường coi bộ nguy hiểm quá “. Trung uý Bảo đề nghị: “Cậu cho trung đội qua đây… Ở đây nếu pháo binh mần dữ như vừa rồi thì cũng không sợ, thiếu gì chỗ an toàn”. Viên chỉ huy nghe có lý, trở lại vị trí cũ dẫn cả trung đội vào thành Cộng hoà (sau khi thành này thất thủ trung đội của ông ta được đồng hoá với lữ đoàn phòng vệ và bị coi là thành phần chống đảo chính).

Trong giờ phút đó, Thiếu tá Duệ cố tìm cách bắt liên lạc với Trung tá Khôi nhưng không có kết quả ông Duệ lại gọi về dinh Gia Long. Trên dinh cho biết vắn tắt: “Các tướng lãnh có lẽ bị phe đảo chính bắt cóc… Trên này đủ mặt Châu, Lộc, Hoàn, Thọ , Bằng. Ông Võ Văn Hải cũng vừa tới , ông đang ở trong phòng Tổng thống”.

Từng loạt đại bác nổ vang rền. Lần pháo kích này được coi là ác liệt nhất. Lính của lữ đoàn có 5, 6 người bị thương, 2 người chết. Đại đội của Đại uý Thinh lúc ấy đã tản mát sang phía bên kia đường hay nấp sau bờ tường sân Hoa Lư. Trung uý Bảo gọi Đại uý Thinh: “Toa cho lính của toa tản đi chỗ khác, nấp ở sau bờ tường nhu thế chết cả lũ bây giờ”. Đại uý Thinh ra lệnh cho di tản ngay… khoảng 15 phút sau khi phi cơ bay tới rà qua sân Hoa Lư rồi quạt đại liên ào ạt về phía bờ tường mà vừa rồi toán thuỷ quân lục chiến dùng làm nơi ẩn nấp. Trung sĩ Hoà nói: “Hú vía, chút xíu thì chết gọn”. Thinh nói với Trung uý Bảo: “Cảm ơn Trung uý không lanh trí thì bọn này bỏ mạng hết”. Phi cơ xuất hiện oanh kích có một lần đó.

 

Chương 22: Đánh nhau bằng mồm

Trung uý Bảo có thể yên tâm và vững tin vào đại đội thuỷ quân lục chiến của Thinh.

Nhưng vẫn còn một đại đội nữa. Lữ đoàn liên binh cho hai xe thiết giáp tiến về ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Phan Đình Phùng, Trung uý Bảo đi sau cùng với 2 sĩ quan lính thuỷ quân lục chiến… Trung uý Bảo dùng hai thuỷ quân lục chiến này nhằm làm nản lòng đại đội của Châu. Lúc ấy đại úy Châu đứng ở gốc cây ngay trước cư xá Air Việt Nam.

Đại úy Châu cầm khẩu súng lục trên tay còn tay kia thì cầm trái lựu đạn. Lính của Đại úy Châu đều chĩa thẳng mũi súng về phía Trung úy Bảo. Tuy vậy, Trung uý Bảo rất bình tĩnh và phía đằng sau Bảo là hai thiết giáp và lính của Lữ đoàn. Trung uý Bảo lên tiếng: “Tất cả anh em binh sĩ đều phải quay mũi súng ra ngoài không thì sẽ bị tiêu diệt ngay”. Nhân chứng hỏi Đại uý Châu: “Ai bảo các anh về đây? Các anh về đây để làm gì?”. Trung uý Bảo nghĩ trong bụng, Châu cũng sẽ trả lời như Thinh nhưng không Đại uý Châu nói lớn tiếng: “Chúng tôi về đây để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Chúng tôi không thể chịu được áp bức “.

Trung uý Bảo nói gay gắt: “Anh lại đây”. Đại uý Châu cũng gay gắt không kém: “Anh lại đây”. Châu vẫn cần lăm lăm trái lựu đạn. Trung uý Bảo cầm chiếc loa. Bảo nói: “Anh muốn chết bỏ mạng à”. Châu lại nói: “Anh muốn tự tử sao đây”. Hai bên vẫn lời qua tiếng lại. Đang lúc đó thì có phi cơ xẹt qua quạt từng loạt đạn, Trung uý Bảo tiếp tục tấn công bằng lời: “Anh coi… Đại đội của Thinh nó hàng rồi. Chung quanh đây là quân của lữ đoàn… Anh nhìn coi… chỉ cần khẩu đại liên trên lầu kia làm một loạt chéo cánh sẻ cũng cho các anh đi đời”. Trung uý Bảo lại nhấn mạnh: “Tốt hơn hết các anh nên hàng đi cho yên chuyện”… Một sĩ quan khác lên tiếng: “Hàng thế nào được. Tụi tôi về đây lật đổ chế ñoä độc tài gia đình trị”. Trung uý Bảo đáp: “Muốn gia đình trị hay cái gì cũng được. Bây giờ không nói chuyện đó, muốn sống thì hàng đi!”.

Lúc ấy Đại uý Châu bắt đầu dịu giọng: “Hàng thì tôi không hàng nhưng tôi sẽ tập trung lính lại. Được không?”. Trung uý Bảo vui vẻ trả lời: “Thế cũng được bây giờ anh cho lính của anh tập trung tất cả vào hhu hàng không… “. Châu lại hỏi:” Còn các anh thì sao?”. Cho thiết giáp và lính của anh lui về vị trí cũ tức là phía đường Hồng thập tự.

Thế là hai đại đội thuỷ quân lục chiến đều án binh bất động. Phía lữ đoàn giải giới chờ khi hữu sự sẽ ra tay. Bộ chỉ huy của lữ đoàn phòng vệ hoạt động không ngừng.

Cho đến lúc ấy thành Cộng hoà đã ăn hàng trăm trái 105 ly. Bộ chỉ huy Liên đoàn phòng vệ không thể nào liên lạc được với Bộ Tổng Tham mưu. thượng sĩ Nguyễn thuật lại: “Ông Duệ phải gọi qua phòng quân cảnh của Bộ Tổng Tham mưu nhờ liên lạc vì ông có người bạn thân ở trong phòng này nên mới nắm được “đầu dây” liên lạc. Thiếu tá Duệ mới hỏi tình hình liên lạc trên ấy ra sao.

Phía đầu dây trả lời rõ rệt. “Không thấy có gì quan trọng cả. Các ông tướng đang họp. Hiện giờ Bộ Tổng Tham mưu không có lực lượng nào khác hơn mấy chú tân binh ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung”. Thượng sĩ Nguyễn báo cáo lại và đề nghị: “Làm tới đi Thiếu tá. Hốt về đây cho xong chuyện… “. Các sĩ quan Tham mưu bàn định: “Nếu được lệnh thì chỉ cần một chi đội thiết giáp một đại đội ta sẽ tiến dọc theo đường Công Lý. Thủ thì nguy, công mới thành”. Ông Duệ gật đầu cho là phải. Phía đầu dây bên kia, Đại uý tuỳ viên Lê Công Hoàn đáp: “Tổng thống không trả lời. Tổng thống ra lệnh chỉ được phép nổ súng khi nào bị tấn công… “. Ông Duệ và một số sĩ quan Tham mưu đành lắc đầu thở dài, ông lại tiếp tục cuộc điện đàm: “Toa thưa lại với ông Tổng thống cứ cho phép tụi moa đem lực lượng lên đó hốt cho hết, như thế là xong. Bên đầu dây bên kia, Đại uý Hoàn trả lời: “Tổng thống nhất định không chịu”.., Thượng sĩ Nguyễn lắc đầu quay sang bảo ông Duệ: “Thiếu tá thử nói lại lần nữa xem sao… Thiếu tá nói với Đại uý Hoàn trình bày rõ với Tổng thống là bọn mình chỉ lên Bộ Tổng Tham mưu mời các tướng lãnh về dinh họp thôi”. Lúc ấy quãng 5 giờ chiều.

DƯỚI HẦM

Vào giờ ấy tại dinh Gia Long, mấy sĩ quan tuỳ viên vẫn ngồi kế bên Tổng thống Diệm. Trong dinh vẫn còn 3 đường dây liên lạc. Tổng thống Diệm ở dưới hầm… Ông Nhu lại cho người mang radio xuống cho Tổng thống nghe để “Cụ rõ thục hư” (lời ông Nhu). Nhưng radio mang xuống hầm lại không nghe được vì không có dây ăng ten từ phía trên xuống. Rồi nhạc quân hành vang vang. Các tướng lãnh lần lượt xướng danh. Những giọng phát ngôn viên nhấn mạnh từng điệp khúc “Lật đổ chế độ độc tài gia đình trị”… Tổng thống Diệm im lặng nghe. Rồi ông Nhu từ trên lầu bước xuống. Hai anh em ông Diệm đều im lặng.

Sĩ quan tuỳ viên vặn cho nhỏ hơn. Nhạc quân hành mỗi lúc một dồn dập. Bốn sĩ quan tuỳ viên có mặt ở dinh đều là những người quanh năm suốt tháng trong dinh và đã trải qua nhiều biến cố như vụ ám sát hụt ở Hội chợ kinh tế Ban Mê Thuột, vụ đảo chính 11-11-1960, vụ ném bom ngày 27-2-1962… Do đó không lấy gì làm xao xuyến cho lắm. Trái lại mỗi lần như vậy họ cảm thấy sống gần Tổng thống Diệm hơn. Nhạc quân hành vẫn vang lên dồn dập. Ông Nhu thì trầm ngâm, giọng nhát gừng: “Mỹ nó bảo làm vậy thì làm vậy… ”

Nói xong ông Nhu lại trở lên lầu. Trong khoảng thời gian đó, Đại sứ Cabot Lodge gọi điện thoại nói chuyện riêng với Tổng thống Diệm. Đây là lần thứ hai kể từ lúc 2 giờ chiều. Bốn sĩ quan tuỳ viên vẫn đứng ngồi bên cạnh ông Diệm. Không ai rõ ông Lodge nói gì… Tổng thống Diệm trả lời bằng tiếng Pháp đại ý: “Tôi không chấp nhận… Cảm ơn… Cảm ơn… chúng tôi sẽ thu xếp với nhau… Tôi không tin các tướng đòi hỏi như thê. Cảm ơn, tôi không nhận điều kiện nào hết… tôi là Tổng thống nước Việt Nam Cộng hoà!!”. Trước khi buông máy, Tổng thống Diệm nói rất chậm, nhấn mạnh từng tiếng một: “Je vous remercie sincèrement…Je ne quitte jamas mon People… “.

Tổng thống Diệm buông máy nhìn một lượt 4 sĩ quan tuỳ viên rồi mỉm cười. Ông lại châm thuốc hút. Ông nhìn Đại uý Hoàn khẽ gật đầu đắc ý về một việc gì rồi lại mỉm cười. Ông vẫn ngồi trên chiếc ghế tựa hiệu Marconi.

Trước đó bộ chỉ huy lữ đoàn tại thành Cộng hoà, Thiếu tá Duệ nhận được lệnh từ dinh Gia Long phải chiếm cho kỳ được Đài phát thanh.

ĐẢO CHÁNH GIẢ

Từng loạt đại bác nổ rồi im. Ông họ Trần (cựu Bộ trưởng) mở cửa sổ nhìn ra đường… Một vài chiếc taxi lướt qua. Con đường Hồng Thập Tự vẫn yên ắng, không có một bóng dáng quân nhân nào. Vợ ông nói: “Đảo chánh giả mình ạ. Cứ mặc người ta, anh đừng có xớ rớ”. Cách đó hơn một tuần ông Trần có vào dinh Gia Long thăm riêng Tổng thống Diệm, lấy cớ đến chúc mừng Tổng thống nhân ngày 23-10. Ông Trần có gặp tướng Đôn ở hành lang dinh. Ông hỏi tướng Đôn: “Tình hình quân sự dạo này có khá không ông tướng? “. Ông Đôn ghé tai nói nhỏ: “Thưa ông bi quan lắm… Việt cộng mở mặt trận khắp nơi. Người Mỹ như muốn bỏ chúng ta”. Ông Trần khẽ nhún vai mỉm cười. Hôm ấy ông gặp cả tướng Đính, vẫn vẻ vồ vập niềm nở, tướng Đính nắm chặt hai tay ông.

– Tình hình vùng 3 thế nào?. Ông Trần hỏi. Ông Đính khoa tay: “Khả quan lắm. Còn Ba Đính ở đây thì Việt cộng không làm ăn được gì hết. Đàn anh cứ tin lời Ba Đính đi!”.

Ông Trần trở vào phòng nghe radio. Bỗng nhiên chuông điện thoại reo vang. Đầu dây bên kia, ông Smith một viên chức CIA của toà Đại sứ Mỹ gọi đến và nói:”Tình hình rất nguy hiểm tuy nhiên ông Đại sứ Lodge sẽ tìm cách để tránh đổ máu. Ông Đại sứ muốn tôi “tổ chức” một cuộc tiếp xúc riêng giữa ông Đại sứ với ông ngay chiều nay”. Viên chức Mỹ cho biết sẽ tới gặp ngay ông Trần.

Súng vẫn nổ lẻ tẻ. Tiếng xe thiết giáp chuyển dịch rất gần. Ông Trần gọi điện thoại cho ông Nguyễn Đình Thuần 2, 3 lần, người nhà nói là ông đi vắng. Lúc sau Smith đến thăm ông. Câu đầu tiên của ông Trần gặp Smit: “Thế nào, có đảo chính thật hay không?”. Viên chức này đáp: “Làm thế nào hơn được, cho đến giờ này ông vẫn chưa được biết?”. Ông Trần rút thuốc hút đáp: “Tôi làm sao có thể biết được. Ông Minh và ông Đôn làm vụ này ông có tin là thành công không?”. Viên chức Mỹ nói với giọng cả quyết: “Tôi không tin họ đủ yếu tố thành công. Bây giờ chỉ là vấn đề thu xếp cho ông Ngô Đình Diệm qua Nhật và ông Nhu đi Châu Âu”.

 

Chương 23: Đài phát thanh Sài Gòn

Khi Trung uý Bảo đến sở thú gặp Đại uý Lễ và xin cho thiết giáp đi theo lên đài, ông Lễ cho biết: “ở đây bọn này làm gì có thiết giáp. Vỏn vẹn có 80 mạng thiết giáp ở đâu ra?”. Trung uý Bảo gọi về bộ chỉ huy xin chỉ thị mới nhưng Thiếu tá Duệ dằn giọng: “Dù không có thiết giáp cũng phải liều mạng mà đi. Phải sống chết với cuộn băng đó”. Cũng giờ phút này trên dinh Gia Long chia ra làm 3 bộ phận. Bộ chỉ huy quân sự đứng đầu là Thiếu tá Lạc, Thiếu tá Hưởng. Bộ phận đầu não vẫn là ông Nhu bên cạnh là ông Cao Xuân Vỹ. Bộ phận bên cạnh Tổng thống Diệm có vẻ bình thường. Theo Đại uý Hoàn: “Bọn tôi vẫn vui như Tết… quây quần quanh Tổng thống có tôi, 3 sĩ quan tuỳ viên khác và ông già Ân”. Lúc đầu thì có y sĩ Đinh Xuân Minh, Trung tá Kỳ Quan Liêm, ông Võ Văn Hải đến thăm ông Diệm rồi ra về, ông Quách Tòng Đức cũng thế. Tổng thống Diệm hút thuốc lá liên miên. Theo Đại uý Hoàn lúc đầu Tổng thống Diệm dao động sau bình tĩnh ngay. Ông Nhu thì trầm ngâm, mặt đen xạm, trán nhăn nheo. Ông gọi điện thoại cho Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu: “Toa liên lạc ngay lại với các ông Bộ trưởng, dặn các ông Bộ trưởng là phải ẩn một nơi đừng lên Bộ Tổng Tham mưu tụi nó đánh 1ừa đó “.

Về việc chiếm Đài Phát thanh thì Trung uý Bảo, Trung sĩ Trí liều mạng vọt xe qua ngã Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhìn từ xa Trung uý Bảo đã thấy nòng một khẩu dại bác đang chúc xuống ở thế bắn ngang… khẩu đại bác này đặt trong vòng thành Nha An ninh quân đội. Bảo biết ý nên ra lệnh cho tài xế rồ hết ga vọt bạt mạng. Một tiếng nổ véo, chiếc xe Jeep của Bảo bị bắn nổ lốp sau. Chiếc xe chao đi chao lại như con hổ bị thương. Nhờ tài xế vững tay lái nên xe không bị lật, Bảo và Trí nhảy xuống xe và chạy thục mạng về phía Đài Viễn thông. Hai người leo qua tường nhảy bắn vào cây chuối, ông Bảo té nhào nằm ngất xỉu trong ít phút. Hai người lại hè nhau chạy thục mạng về phía Đài rồi lẩn vào phía cửa sau. Cửa vẫn đóng kín mít. Hai người lại chạy ngược ra cửa trước. Một sự im lặng ghê rợn chết chóc. Một vài người lính của lữ đoàn giơ tay vẫy ông Bảo chạy về phía đó. Trung uý Xuân đang đứng trước cửa tiệm phở 44, phố xá vắng teo.

Một vài cánh cửa sổ hé mở, dân chúng ngấp nghé quan sát. Hai thiết giáp của lữ đoàn đậu phía trước đài khoảng cách khá xa.

Trung uý Bảo chưa hiểu rõ tình hình. Ông Xuân nói: “Tụi nó đang ở trên đó”. Bảo hỏi: “Sao không đánh vô, còn chờ gì?”. Xuân ngập ngừng lắc đầu. Cánh quân của Trung uý Xuân trước đó đã lấy được Đài một cách ngon lành nhưng lại chỉ chiếm được tầng dưới.

Sau này, Đại tá Phạm Ngọc Thảo thuật lại: Lúc ấy ông chỉ có vào khoảng trên một tiểu đội. Khi thiết giáp và lực lượng của lữ đoàn kéo đến lính của ông Thảo rút hết lên lầu. “Thấy các toa đến, tụi này hoảng quá đi. Lúc ấy chỉ cần một trung đội cứ xông vô đại, tụi toa đành khoanh tay chịu chết”.

TRÊN LẦU, DƯỚI NHÀ

Lúc ra đi, Trung uý Xuân cũng như ông Bảo, ông Trí đều được dặn dò:

– “Thay đổi được tình hình hay không là do chỗ chiếm được hay không chiếm được Đài Phát thanh “.

Từ dinh Gia Long ông Nhu bóp đầu nhăn trán vì Đài Phát thanh vẫn chưa chiếm được. ông bảo một sĩ quan tuỳ viên:

“Phải tìm mọi cách chiếm cho bằng được… Nếu không các địa phương sẽ mất hết tinh thần. Cứ để đài Phát thanh nói mãi như thế thì các đơn vị rồi đây sẽ theo bọn nó hết”.

Trung uý Xuân gọi về thành Cộng hoà cho biết: “Bọn nó rút hết lên lầu rồi. Tầng dưới bỏ không”. Một sĩ quan đề nghị dùng hoả lực tấn công trước, bắn cho sập lầu hai. Trung uý Bảo không đồng ý: “Mục đích của mình là chiếm Đài để cho phát thanh ngay lời hiệu triệu của Tổng thống. Bắn sập, hư hết máy móc thì còn làm được cái gì”.

Mọi người cứ dùng dằng mãi, ông Nhu thì trông ngóng. Giữa lúc ấy tại góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phan Đình Phùng có hai ba xe Jeep của Trung tâm Vạn Kiếp (Vũng Tầu) thuộc quyền Trung tá Vĩnh Lộc. Trung uý Bảo thấy khả nghi, tiến lại hỏi: “Trung uý Thơm phải không? Đi đâu mà coi bộ quân lương mang theo đầy đủ vậy?”. (Thơm là sĩ quan phòng IV của Trung tá Vĩnh Lộc). Ông Thơm nói:

“Bọn này đi công tác…”. Sau này Trung uý Bảo mới biết, toán quân của Thơm cũng có phận sự về chiếm Đài Phát thanh. Lúc ấy tại Bộ chỉ huy thành Cộng hoà, Thiếu tá Duệ nhận được lệnh tại dinh Gia Long: “Phải hết sức bình tĩnh tránh đổ máu với thuỷ quân lục chiến.. Phải chờ lệnh Tổng thống…đang thu xếp, điều cần là phải lấy lại được Đài Phát thanh”. Bộ chỉ huy thành Cộng hoà gọi về dinh Gia Long: “Xin Tổng thống qua dinh Độc Lập… Tránh pháo kích… Nếu Tổng thống cho lệnh xin bỏ ngỏ thành Cộng hoà và rút hết về dinh Độc Lập”.

Đại uý Lê Cung Hoàn tại dinh Gia Long cho Thiếu tá Duệ biết: “Kể từ 5 giờ chiều trong dinh không còn một nhân vật dân sự nào. Theo lời Tổng thống mấy nhân vật dân sự đều rút hết sau khi vấn an Tổng thống”.

TRONG CƠN ĐAU

Đại uý Hoàn hỏi Đại uý Thọ: “Ông chú của cậu (Đại tá Đỗ Mậu) đã theo đảo chính rồi mà…cậu tính thế nào? Thọ còn ngơ ngẩn chưa biết nói sao thì Đại uý Hoàn lên tiếng: “Việc đó đã xảy ra như thế, thôi bây giờ mày về nhà đi. Nếu đảo chính thành công thì không nói làm gì. Nếu thất bại mày yên trí có tao ở trong này đảm bảo cho mày”. Đại uý Đỗ Thọ suy nghĩ một lát rồi mới nói: “Tôi chả đi đâu hết sống chết cũng ở bên cạnh Tổng thống. Chú tôi, ông ấy phản Tổng thống thì mặc ông ấy, tôi đâu có dính dấp gì. Mỗi người mỗi phận”. Thọ nói tiếp với Hoàn: “Chị ruột tôi theo Cộng sản tôi còn chả bị Tổng thống nghi ngờ huống chi ông Đỗ Mậu… Tôi không làm chính trị, cũng chẳng đảng phái chi hết. Tôi theo Tổng thống là tôi theo trung thành đền phút chót”. Đỗ Thọ mồ côi mẹ, chỉ có hai người anh em trai mà anh ta phải nuôi dưỡng. Chị ruột Đỗ Thọ là một người có nhan sắc thì đã theo Cộng sản.

Lúc đầu, khi nổ súng, người trong dinh đã có ý nghi ngờ Đỗ Thọ nhưng sau đó thì không ai quan tâm. Thọ tâm sự với Hoàn: “Nếu tôi theo phe đảo chính thì tôi ở nhà chứ mang thân vào đây làm gì?”.

Cùng vào khoảng giờ này (5 giờ ngày 1-11) Bộ chỉ huy tiểu đoàn 34 biệt động quân đang tập trung ở bến Tầu Sài Gòn đợi lên đường đi Dục Mỹ, bất ngờ nhận được lệnh của dinh Gia Long phải cấp tốc đem quân về bảo vệ Tổng thống. Nhằm vào ngày lễ, đơn vị lại ở trong tình trạng chờ ngày lên đường nên các sĩ quan không có mặt tại Bộ chỉ huy ngoài Chuẩn uý Anh. Nhận được lệnh chuẩn uý Anh hoàn toàn bối rối vì không biết phải làm như thế nào? Tiểu đoàn trưởng là Đại uý Sơn Thương lại không có mặt tại đơn vị. Rồi muốn tiến quân thì xe đâu mà chuyển. Dinh Gia Long lại ra lệnh: “Phải tìm mọi cách, hãy trưng dụng tất cả xe cộ của thông tin vận binh hiện đang có mặt tại bến tàu. Nếu không thì trưng dụng taxi, xe tải… “. Chuẩn uý Anh vác súng đến thông tin vận, mặt khác cho tiểu đoàn tập họp.

Do một tình cờ hiếm hoi, ông Anh là một Chuẩn uý lại trở thành đơn vị trưởng “tạm thời” của Tiểu đoàn. Chuẩn uý Anh cảm thấy vô cùng hào hứng vì bỗng nhiên Anh lại có cơ hội ngàn vàng để thi thố tài năng. Sau khi đã trưng dụng được xe và tập hợp xong Tiểu đoàn, chuẩn uý Anh gọi lên dinh Gia Long xin cho thiết giáp xuống mở đường.

Khoảng 6 giờ, lính biệt động quân của tiểu đoàn 34 đã lố nhố quanh vùng Catinat, Lê Lợi cho đến lúc ấy Đại uý tiểu đoàn trưởng và các sĩ quan đã có mặt đầy đủ tại đơn vị và tiến hành cuộc hành quân tiếp ứng dinh Gia Long. Sơn Thương nguyên là một sĩ quan nhảy dù và rất quen với chiến trận, cho nên, cuộc tiến quân đối với ông ta coi như cuộc đi chơi dạo. Viên Hạ sĩ cận vệ của đại đội trưởng, tay cầm súng, chạy lao lên hàng đầu.

Cánh quân đang lặng lẽ nép hai bên hè phố tiến về phía đường Lê Thánh Tôn. Viên hạ sĩ nói với Trung uý đại đội trưởng: “Lần này cứu được Tổng thống thế nào thày trò mình cũng có cái mề đay đeo chơi”. Cánh quân được lệnh dừng lại. Hai người ngồi dưới gốc cây chuyện trò như không có gì quan trọng.

Hạ sĩ Bồng tâm sự: Làm lính trong Dinh cực lắm anh ơi. Người anh tôi cũng ở trong đó.. chỉ muốn xin ra đơn vị chiến đấu mà không được.

Mỗi tháng cho tôi thêm mấy ngàn tôi cũng xin chịu… Ai dại gì chôn chân trong bốn bức tường. Lại không được ân huệ gì. Tôi thí dụ trường hợp anh chàng Thượng sĩ Vệ người bạn của anh tôi”: “Cái luật gia đình của bà Nhu gì mà kỳ cục quá. Thượng sĩ Vệ trong lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng thống lại là nạn nhân của luật gia đình. Nhân dịp biệt phái ra Huế anh chàng Vệ tằng tịu với một cô gái sông Hương… Nói đúng hơn anh ta bị người đẹp cho vào mê hồn trận. Sau đó, gia đình nàng bắt lập hôn thú nếu không sẽ làm lớn chuyện. Lính trong dinh rất sợ những vụ đó sẽ đến tai Tổng thống cho nên anh chàng Thượng sĩ Vệ phải nhắm mắt. Rồi ít lâu bị đổ bể, anh ta bị truy tố ra toà án quân sự Huế về tội song hôn. Toà phạt 3 tháng tù và bị giam ở quân lao Mang Cá Nhỏ. Mãn tù trở về lực lượng phòng vệ, lữ đoàn cho giải ngũ lập tức. Hiện giờ Vệ đang bị thất nghiệp, giải ngũ lại mang án thì làm sao kiếm được công việc!”. Hạ sĩ Bồng đang chuyện trò thì có lệnh di chuyển, một toán biệt động quân tiến lên… rẽ vào đường Lê Thánh Tông để tiếp ứng dinh Gia Long. Bỗng một loạt đại liên nổ vang. Bốn biệt động quân ngã quỵ.

Thấy lính trong dinh nổ bất tử làm thiệt 4 mạng, Đại uý Sơn Thương nhào lên vẫy tay. Phía biệt động quân hô lớn “Quân mình đó đừng có nổ súng, biệt động quân về cứu Tổng thống”. Lúc ấy lính trong dinh mới vỡ lẽ.

Tiểu đoàn của Sơn Thương được chỉ định về bố trí tại vùng bưu điện. Cả đêm 1-11 tiểu đoàn này bất động vì không có lệnh đánh ai cả. Phía quân đảo chính cũng không tấn công. Phía dinh Gia Long cũng chỉ cho biết “cứ nằm đó đợi lệnh”. Phe đảo chính được mật báo có tiểu đoàn 34 biệt động quân đang án ngữ vùng bưu điện nên tờ mờ sáng ngày 2-11, tướng Đôn viết một thư tay gởi cho Đại uý Sơn Thương. Đại ý chiêu hồi Sơn Thương đứng về phe đảo chính. Dĩ nhiên lúc ấy tiểu đoàn biệt động quân theo ngay vì mọi sự đã xong. Sau này, các tướng tá tham gia đảo chính đều được tưởng thưởng mỗi người một cấp. Sơn Thương thì không. Trong thư gởi cho Đại uý Sơn Thương tướng Đôn có hứa tưởng thưởng cho biệt động quân nếu tiểu đoàn này theo đảo chính do đó Sơn Thương khiếu nại. Đại uý Sơn Thương được thoả mãn ngay để gọi là công lao đảo chính được chia đều. Riêng có Chuẩn uý Anh thì lao đao… Sau phải lãnh mấy chục ngày trọng cấm vì tội dùng khí giới để áp đảo và trưng dụng xe của thông vận binh.

8 giờ tối, Thiếu tá Duệ ở thành Cộng hoà nhận được cú điện thoại của Tổng thống Diệm. Đại ý Tổng thống ngỏ lời cảm ơn sự trung thành của các quân nhân thuộc lữ đoàn. Tổng thống Diệm nói: “Vào giờ phút quyết liệt này Tổng thống mới rõ ai là người tốt, ai là người xấu. Tổng thống hêí lòng cảm ơn các con đã bảo vệ Tồng thống”. Sau đó thành Cộng hoà nhận được tin Tổng thống Diệm và ông Nhu đã ra đi.

Bây giờ thì như rắn mất đầu, biết nghe lệnh ai? Trước đây sĩ quan cao cấp trong lữ đoàn đã hỏi Tổng thống Diệm nếu khi có biến, gặp đến lúc không có Tổng thống và ông Nhu thì hỏi lệnh ai, họ được chính Tổng thống Diệm căn dặn: “Khi có biến nếu không có Tổng thống hay ông Nhu thì xin lệnh của tướng Đính hay tướng Khiêm “.

Khoảng 9 giờ thành Cộng hoà bị pháo kích như mưa. Con số bị thương đã lên đến 30 người tức là gần nửa quân số chiến đấu. Thượng sĩ Nguyễn cho biết: “Thiếu tá Duệ cho họp các sĩ quan tại bộ chỉ huy và hỏi ý kiến nên giữ thành hay bỏ thành?”. Một số thì yêu cầu rút lên dinh Gia Long. Nguyễn thì cho rằng: “Cứ ở mãi trong thành sẽ chết hết vì pháo kích “.

Một sĩ quan phòng II lên tiếng: Nếu ở lại cố thủ chiến đấu thì cũng được, nhưng cho đến giờ phút này có đạo quân nào của phe đảo chính tấn công mình đâu? Vậy thì đánh với ai, chi bằng “chém vè” để tránh pháo kích. Hơn nữa Tổng thống đã đi rồi còn giữ thành làm chi”. Mấy hạ sĩ quan khác lại cho rắng: “Tuy Tổng thống đã ra đi nhung vẫn chưa có lệnh cho bọn mình rút lui, xin Thiếu tá cứ để chúng tôi cố thủ”.

Vào khoảng 11 giờ, thành Cộng hoà đã hứng chịu khoảng 400 trái 105 ly.

Con số bị thương tăng lên 40 người. Bộ chỉ huy quyết định: “Bỏ ngỏ thành Cộng hoà tìm cách di tản thương binh, còn ai muốn đi đâu thì đi. Nếu tìm cách lên được dinh Gia Long là tốt nhất”. Lúc ấy mọi người đã kiệt sức vì chưa ăn gì và không có cả nước để uống.

Bộ chỉ huy gọi lên dinh Gia Long yêu cầu Thiếu tá Lạc gởi mấy chiếc thiết giáp xuống để mở đường rút lui. Nhưng dinh Gia Long cho biết: “Không thể xuống được, các lối đều bị thiết giáp của phe đảo chính chặn hết rồi”…

Khoảng 12 giờ, thành Cộng hòa bỏ ngỏ. Từng tốp, nối đuôi nhau chạy thoát thân dưới làn đạn… trọng pháo. Duy chỉ có bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cùng mấy y tá, một số thương binh ở lại. Cũng có một số quân nhân và hạ sĩ quan gan dạ nhất định không chịu ra đi. Tổng kết từ 1 giờ 30 đến 9, 10 giờ tối có khoảng 45 quân nhân bị thương và 6 người chết vì trọng pháo.

 

Chương 24: Từ Đà Lạt đợi lệnh

1 giờ 30 ngày 1-11 súng nổ tại Sài Gòn thì cũng ngày giờ đó tại dinh số 1 và số 2 Đà Lạt vẫn yên tĩnh như thường lệ. Khi biết tin ở Sài Gòn có đảo chính, Đại uý Nguyễn Ngọc Hạp cho biết: “Những người gần ông Nhu nhận được tin này không một ai ngạc nhiên. Có thể nói chúng tôi đã chờ đợi cả tháng”. Đại uý Hạp tuỳ viên của ông Cố vấn Nhu gọi điện thoại thẳng về Sài Gòn, hỏi ông Nhu: “Bây giờ chúng cháu ở trên này phải làm thế nào?”.

Đại uý Hạp buông máy gật gù: “Đợi lệnh”. Ông Hạp nói với sĩ quan: “Ông cố vấn bảo tôi, mọi sự cứ làm như thường lệ”. Tuy nhiên lực lượng phòng vệ trên Đà Lạt cũng lo việc bố trí canh phòng. Buổi chiều ông Hạp gọi điện thoại về Sài Gòn lần nữa. Lần này ông Nhu chỉ nói vắn tắt: “Mọi việc cứ như thường”. Trong tay Đại uý Hạp lúc ấy có 4 thiết giáp với quân số khoảng 50 người.

Ông Hạp mới lên Đà Lạt từ sáng 30, cùng đem theo 3 người con ông Nhu gồm Trác, Quỳnh, Lệ Quyên và một chiếc vali. Chiếc vali ấy sau này trở thành “trung tâm” thu hút bao nhiêu cặp mắt tinh đời.

Đại uý Hạp cũng như Trung uý Sung, sĩ quan hầu cận được coi là những người sống gần bà Nhu hằng ngày trong nhiều năm.

Vào ngày 22-10 do một “đường dây” đặc biệt, ông Nhu được loan báo khá đầy đủ về kế hoạch đảo chính do bộ ba Đôn, Kim, Xuân, thực hiện. Đường dây này còn cho biết ngày giờ nào Cabot Lodge sẽ gặp một tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa, ở đâu. Người chung quanh ông cũng lấy làm lạ tại sao Đại tá Tung đã báo cáo: “Phải coi chừng Phạm Ngọc Thảo và Đỗ Mậu”, song Phạm Ngọc Thảo vẫn ra vào văn phòng ông Nhu hàng ngày, nhất là từ trung tuần tháng 10. Một lần ông Nhu nói với chính Trung tá Phạm Ngọc Thảo “Bọn nó thì biết cái gì mà làm… Mỹ nó bảo sao nghe vậy”. Trung tá Phạm Ngọc Thảo ngồi nói chuyện với ông Nhu hàng giờ và một ngày có khi Trung tá Thảo xin gặp ông Nhu hai ba lần.

Giới thân cận nghe tin Trung tá Thảo sắp thay Đại tá Mậu làm Giám đốc Nha An ninh quân đội mà trước đây đáng lẽ do Trung tá Huỳnh được cử thay thế. Giới thân cận ông Nhu vẫn thường nhắc nhở với nhau: “Coi chừng ông Mậu nghe. Khả nghi”. Khí nghe cuộc cấp báo về Đại tá Mậu thì ông Nhu chỉ nói nhát gừng: “Nó thì mần ăn được cái chi. Lo là lo ba cái thằng Mỹ đó”.

Kể từ trung tuần tháng 10, Cabot Lodge gặp ông Nhu luôn. Có khi cuộc hội kiến kéo dài cả 1, 2 giờ. Những lần hội kiến như vậy, ông Nhu đều cho ghi âm một cách kín đáo. Sau đó cho người dịch lại để ông phân tích đắn đo từng lời của Cabot Lodge. Ông Nhu thường nói với một số sĩ quan thân cận như Trung tá Đằng, Trung tá Khôi, Đại tá Tung: “Cabot Lodge nguy hiểm lắm.. Coi chừng bọn CIA… bây giờ đâu cũng có hết lận “. Rồi mỗi khi nhắc đến Hilsman, người đầu não của cơ quan “Việt Nam Task Force” ông Nhu thường nói với mấy Bộ trưởng như ông Ngô Trọng Hiếu, Trương Công Cừu: “Cái thằng con nít đó (chỉ Hilsman) coi chừng có ngày mình chết với nó đấy nghe! Kể cả Kennedy nữa. Kennedy cũng vẫn bị CIA sỏ mũi dắt đi”.

Vào khoảng tháng 9, ông Nhu lại gặp Đại sứ Lalouette luôn. Cuộc gặp gỡ chỉ có hai người và kéo dài hàng 2, 3 giờ.

Cách đó ít lâu, khi săn cọp ở Phan Rang, ông Nhu nói với Trần Văn Phước, thị trưởng Đà Lạt:

– “Cabot Lodge sang đây mình sẽ mất đi nhiều viện trợ. Mình phải lo tự lực càng sớm càng hay. Người Pháp hứa sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa”. Từ dạo đó Đại sứ Lalouette hay đến thăm ông Nhu. Mỗi lần gặp nhau, hai người có vẻ tương đắc như đôi bạn tâm giao.

Thường hay tháp tùng ông Nhu đi săn cọp tại khu rừng già Phan Rang, chưa có lần nào Đại uý Hạp thấy ông Nhu tiếp xúc với Việt cộng tại vùng này. Song sự tiếp xúc với Cộng sản Bắc Việt đã diễn ra ngay tại Sài Gòn và trong mấy tháng liền thì Đại uý được biết. Cuộc tiếp xúc gần như định kỳ mỗi tháng 2, 3 lần. Có lần khi trở về dinh ông Nhu rất tươi vui. Có lần ông đăm chiêu cau có.

Lần tiếp xúc cuối cùng với đại diện của Bắc Việt đã diễn ra vào ngày 21-22 tháng 10-1963. Khoảng 7 giờ tối hôm đó, ông Cố vấn Nhu cho gọi Đại uý Hạp vào dinh để sửa soạn cho ông dùng cơm chiều với ông Đại sứ Ấn Độ Ram Chundur Goburhun tại Ủy hội quốc tế. Ông Ram Chundur Goburhun khoảng 50 tuổi, người đảo Maurice Ấn, cùng là bạn học của ông Nhu khi hai người du học tại Pháp. Đại sứ Ấn Độ vốn là một nhà ngoại giao khôn khéo, lanh lợi, ăn nói rất lịch thiệp và đã phục vụ tại Rabat (Maroc) Tunis (Tunisie) cũng như tại Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Từ khi đến Sài Gòn, tân Đại sứ Ấn trở thành trục nối giữa Hà Nội và Sài Gòn. Mỗi khi từ Hà Nội về, có tin tức gì, ông Đại sứ Ấn lại vội vã đến thông báo cho ông Nhu. Hoặc mỗi lần có mang theo “khách lớn” từ Hà Nội thì ông Đại sứ Ấn lại tổ chức một bữa cơm chiều tại tư dinh của ông, Cố vấn Nhu trở thành thượng khách.

Buổi tối hôm ấy, ông Nhu không có vẻ gì là vội vã. Như thường lệ, có hai xe hộ tống. Khi vào trong tư dinh của ông Đại sứ thì ông Nhu ra lệnh quay xe tất cả ra ngoài.

Đại uý Hạp tò mò theo dõi thì lần nào cũng chỉ thấy 3 người dùng cơm với nhau: ông Nhu, Đại sứ Ấn và một nhân vật quan trọng nào đó, lần nào ông ta cũng cài trên túi áo ngực một ngôi sao vàng trên nền màu đỏ.

Bữa cơm vào cuối tháng 10, kéo dài đến 11 giờ khuya, khi ông Nhu ra về thì chỉ có Đại sứ Ấn tiễn ông ra tận cửa.

Trước đó trong dịp đi săn cọp tại Phan Rang, ông Nhu đã nói thẳng với ông Phước và Đại uý Hậu, đại ý: “Mỹ họ gây cho mình nhiều khó khăn quá. Ngoài Bắc Việt họ tính chuyện hoà hoãn với mình. Mình cũng nên tìm cách hoà hoãn với họ trong một thời gian xem sao “. Ông Cố vấn Nhu cũng ngỏ ý như vậy với Trung tá Đường vào một lần giữa năm 1963 khi ông đến Bình Tuy săn cọp.

Ngày 26-10-1963, phe đảo chính không ra tay được vì ông Nhu đã được báo trước, ông Nhu phàn nàn:

– Cứ dùng dằng mãi nó làm tới bây giờ thì trở tay không kịp, chết hết cả đám”. Ông Nhu lại uống từng ly Martell lạnh lùng: “Tất cả những người quanh mình yếu quá”… Rồi ông Nhu lại phàn nàn: “Nói mãi mà ông Tổng thống không nghe, biết làm thế nào? “.

Một số kế hoạch của ông Nhu đệ trình lên Tổng thống Diệm không được chấp nhận kể cả việc thay thế Đại tá Đỗ Mậu, Tổng thống Diệm cũng không chịu.

Về việc này Tổng thống Diệm nhăn mặt nói với mấy người thân cận như Đại uý Bằng: “Các người chỉ lắm chuyện… Đỗ Mậu nó có lỗi gì đâu”. Về kế hoạch hoà hoãn với Bắc Việt, Tổng thống Diệm vì nể ông Nhu nên tuy không công khai phản đối song lại nói: “Cứ để đấy tính xem thế nào hẵng hay “.

Sau ngày 26-10, ông Nhu quyết định xuất ngoại, ông bắt đầu uống nhiều rượu Martell trong một đêm, một hiện tượng chưa từng thấy. Mặt ông nặng trĩu lo âu và bẳn gắt. Vẫn đường dây đặc biệt đã gởi đến ông 1 bản báo cáo đặc biệt và khá đầy đủ trong đó khuyến cáo ông nên tạm thời xuất ngoại. Những ngày cuối của chế độ, giới thân cận chưa từng thấy ông Nhu lầm lì như vậy. Bao nhiêu toan tính song cuối cùng vẫn phải khoanh tay trước cơn bão táp.

Cuối tháng 10-1963, nhân ngày lễ, các con ông Nhu: Quỳnh, Trác, nội trú tại trường D Adran Lasan về Sài Gòn nghỉ. Sáng 30 thì chúng trở lại Đà Lạt.

Trong khi đó ông Nhu cũng sửa soạn xong hành lý để ra đi, không hiểu lộ trình ông sẽ đi đến đâu Ấn Độ, Tunis , Rabat… , Lon don rồi Pari. Ông Nhu đã sắm sửa 12 bộ quần áo mới kể cả áo pardessus.

Nếu không có sự cản trở của Tổng thống Diệm vào phút chót thì có thể ông đã lên đường vào ngày 28. Theo Đại uý Hạp cũng như một số người thân cận xung quanh ông, ông Nhu bắt đầu lo lắng vào giữa tháng 10, ông thường nói với một số Bộ trưởng thân tín như Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu: “Bọn Mỹ nó muốn mình như Cao Ly. Âm mưu của nó là dựng lên một Chính phủ quân sự. Nếu đảo chính thì nó sẽ cho mấy anh tướng lên cầm quyền từ đây cho đến 10, 15 năm là ít. Nếu có khá lắm thì cũng giống như chế độ của Phibuz Song ram của Thái Lan… Rồi các anh coi”. Những ngày cuối cùng, ông Nhu bắt đầu cởi mở.

Đêm 30-10, Trung uý Sung thuật lại: ông Nhu bảo Đại uý Hạp vào ngay để ông biểu. Khi Sung gọi điện thoại cho ông Hạp, ông này còn lừng khừng: “Ăn cơm đã chứ, tôi ăn xong vào được không”. Hỏi lại ý ông Nhu, ông Nhu bảo vào ngay, khỏi cần ăn cơm nhà.

Dùng dằng nửa ở nửa đi

Khi Hạp cùng mấy anh em vào phòng riêng… của ông Nhu thì ông chỉ ghế mời ngồi rồi gọi ông già Tường, quản gia

– “Làm hai ly Martell cho các chú ấy uống đi”. Tay ông vẫn cầm ly rượu. Trán ông thỉnh thoảng nhăn lại, cằm ông bạnh ra. Đây là lần thứ nhất, Sung và Đại uý Hạp được cái vinh dự ông Nhu chỉ ghế mời ngồi và cùng nhau “cụng ly”. Chưa ai dám lên tiếng. Ông Nhu đã than thở: “Quyết đinh đi thì ông Tổng thống không cho đi. Giữ lại thì ông cũng không chịu nghe… “.

Rồi ông Nhu yên lặng một lúc lâu. Đại uý Hạp lên tiếng: “Ông Cố vấn kêu chúng cháu vô đây có việc gì “. Ông Nhu khẽ thở dài rồi yên lặng, nhìn hai người một lúc lâu rồi mới nói: “Sáng mai, các anh đưa mấy đứa nhỏ lên Đà Lạt giùm tôi”. Hạp hỏi: “Ông cố vấn không đi?”. Suy nghĩ một lát ông Nhu trả lời: “Chắc không đi được”. Rồi lại yên lặng hàng 10 phút ông Nhu mới lại lên tiếng bảo Đại uý Hạp: “Lấy hết quần áo về chưa? Cứ sắp xếp sẵn… Khi nào cần thì bảo “.

Đại uý Hạp hỏi: “Bao giờ chúng cháu phải đưa hai cậu và em Quyên về?”. Ông Nhu thủng thẳng đáp nhát gừng: “Bao giờ gọi điện thoại thì về”.

Rồi lại yên lặng… lát sau ông nói một mình vu vơ: “Nghe thì không nghe, đi thì không cho đi. Tụi nó làm tới bây giờ rồi tính sao. Khó cho tao quá đi”.

Đại uý Hạp ngồi yên im lặng vì không biết phải nói gì hơn. Ông Nhu ngồi lặng thinh khoảng 30 phút như một pho tượng. Tay vẫn cầm ly Martell, ông Nhu nằm ngả người trên ghế tựa, uống đến ly Martell thứ ba, ông ngồi như thế lặng lẽ hàng giờ.

Bỗng ông Nhu ngồi nhổm dậy, nét mặt chảy dài, nói vu vơ: “Chà,…mẹ con nó đi hết rồi”. Ông Nhu quay lại hỏi Đại uý Hạp:

– Mười ngàn tôi đưa Đại uý còn không? Hạp đáp: “Thưa ông Cố vấn đã hết từ lâu rồi”. Đại uý Hạp vẫn thường tâm sự với ông già Tường, Trung uý Sung: “Ông Cố vấn tiêu xài kỹ quá. Từ khi bà đi ngoại quốc thì ông ở nhà lo việc chi tiêu. Đưa cho đồng nào, ông Cố vấn bắt ghi từng mục”. Đưa cho Hạp mười ngàn, Hạp tiêu xong lại phải trình bản quyết toán ghì đầy đủ chi tiết.

Ông Nhu hỏi Hạp:

– Bây giờ đưa bọn nhỏ lên Đà Lạt thì cần bao nhiêu?. Hỏi rồi ông Nhu đáp liền: “Thôi đưa Đại uý 15 ngàn đủ chứ? “.

Hạp hỏi ông Nhu: “Thưa ông đưa các cậu đi bằng máy bay nào? Đi Air Việt Nam cho tiện được không?”. Ông Nhu trầm ngâm rồi lắc đầu: “Đi Air Việt Nam nguy hiểm lắm. Nó đi thẳng, bắt mấy đứa nhỏ làm con tin thì sao ”

Ông Nhu bảo Hạp hên lạc với Đại uý Hiển để lấy máy bay của không quân cho chắc.

Lặng thinh một lúc lâu bỗng ông Nhu đứng lên lấy hai khẩu súng lục kiểu “22” loại không gây tiếng nổ trao cho Hạp. Ông Nhu khoe: “Họ mới biếu moa. Loại súng này đặc biệt lắm. Để ở nhà sợ thằng Trác nó bắn bậy bạ “. Rồi ông Nhu lại con cà con kê một lúc lâu.

ĐỨA TRẺ THƠ

Tình hình Đà Lạt vào ngày 1-11 vẫn như vô sự. Đại uý Hạp và Hữu đi phố xem xét tình hình như thường lệ. Ông Hạp cho bốn chiếc thiết giáp đi tuần tiễu quanh phố. Tình hình biến chuyển đột ngột. Sáng ngày 2, Trường Võ bị Đà Lạt trở thành tổng hành dinh của phe đảo chính gồm Trung tá Trần Ngọc Huyền và Thiếu tá Ngô Như Bích… ông Trần Văn Phước vẫn trung thành với chế độ Ngô Đình Diệm.

Rút kinh nghiệm vụ đảo chính hụt 11-11-1960, ông Huyền chỉ “ra tay” khi được tin thành Cộng hoà và dinh Gia Long thất thủ. Ngay sau đó, ông Trần Văn Phước, Thị trưởng Đà Lạt bị phe Trung tá Trần Ngọc Huyền bắt giữ tại Trường Võ bị. Điều quan trọng đối với phe ông Huyền là làm thế nào bắt được 3 đứa con của ông Nhu. Một vài người khác có máu tham thì lại đặc biệt lưu ý đến chiếc vali mà Đại uý Hạp mang ở Sài Gòn lên từ ngày 30.

Phía đầu dây bên kia ông Phước gọi Đại uý Hạp: “Anh mang Quỳnh, Trác, Quyên vào đây cho tôi”. Ông Hạp quay sang hỏi Đại uý Hữu: “Không hiểu như thế nào, giọng ông Phước lại hơi run run, ngắt quãng. Có lẽ bị bắt”. Tuy vậy, ông Hạp cũng hứa là sẽ đưa ba đứa nhỏ vào ngay. Mặt khác, ông Hạp lại cho người lên Trường Võ bị do thám và gặp ông Phước, ở đây cho biết không thể nào gặp ông Phước được. Đại uý Hạp bắt đầu nao núng.

Đại uý Hạp và Hữu quyết định đem 3 đứa con ông Nhu đi trốn. Để làm kế nghi binh, Đại uý Hạp cho người lái xe Mercedes chạy vòng quanh phố cứ làm như trên xe có 3 đứa nhỏ. Trong khi đó, Hạp, Hữu cùng đoàn cận vệ đem 3 đứa con của ông Nhu tẩu thoát, lẩn trong rừng thông, đi từ dinh số 1 về dinh số 2 rồi men theo đường rừng đi thẳng xuống Đơn Dương. Đại uý Hạp định tâm xuống Phan Rang tìm đến Trung tá Khánh Tỉnh trưởng của tỉnh này.

Lặn lội trong rừng suốt buổi chiều, phải dừng lại cho dựng lều và phân phối cận vệ lo việc bố phòng. Lúc ấy, Đại uý Hạp lo nhất là đám người xung quanh và Việt cộng trong vùng. Nhưng biết làm thế nào hơn. Các con ông Nhu vẫn chưa được thông báo về cha mình đã bị giết. Đi mỗi ngày đường lại trải qua một đêm giữa rừng, con bé Quyên bắt đầu đau. Đại uý Hạp cố tìm cách bắt liên lạc với Sài Gòn nhưng đều bặt tin.

Phe đảo chính cũng xua quân đi lùng bắt đám con ông Nhu. Trưa ngày mùng 3, máy bay của quân đoàn II lượn quanh vùng Đa Nhím phát thanh kêu gọi Đại uý Hạp đem theo 3 đứa nhỏ về trình diện Hội đồng Quân nhân. Đại uý Hạp và Hữu đều lo ngại.

Tổng thống Diệm và ông Nhu còn bị giết huống chi ba đứa nhỏ. Ông Hạp đề nghị lữ hành sẽ băng rừng xuống Phan Rang, rồi một là tìm cách về Xuân Lộc ẩn náu, nếu thuận tiện thì về thẳng Sài Gòn nếu không sẽ qua Phước Long rồi sang Cao Miên.

Nhưng cuối cùng, đoàn lữ hành phải khoanh tay vì không còn tiền. Mấy bữa liền, bọn con ông Nhu phải ăn đồ hộp và uống nước lạnh. Con bé Quyên đã đuối sức. Quyên cũng như Quỳnh tỏ vẻ ngạc nhiên trên bước đường lưu lạc. Cận vệ thì anh nào cũng súng cầm tay, sẵn sàng đối phó. Hai ông Hạp và Hữu không dám rời bọn nhỏ lấy một phút.

Mãi đến ngày 3, Đại uý Hạp mới cho Trác biết tin ba và bác của Trác đã chết. Lúc đầu Trác không tin. Sau cho Trác theo dõi radio, bấy giờ Trác mới tin. Đôi mắt chú bé rưng rưng nhưng không nói được lời nào.

SĂN ĐUỔI

Phi cơ vẫn bay lượn trên bầu trời Đa Nhím, phát thanh kêu gọi Hạp và Hữu đưa bọn nhỏ trở về Đà Lạt. Trác nói với Đại uý Hạp: “Đại uý đưa các em tôi về”. Hạp nói: “Cậu và các em về thì không sao nhung còn bọn tôi, họ đâu có tha”. Trác lại nói: “Hai em tôi nó mệt quá, ở trong rừng lạnh chết mất… làm sao đi được nữa… “. Đại uý Hữu đáp: “Nếu ý cậu muốn như vậy cũng được. Đại uý Hạp sẽ tìm cách thu xếp để cậu về “.

Sau đó “lữ hành đoàn” kéo nhau băng rừng, trở về thành phố. Cho chắc hơn, ông Hạp vẫn để bọn nhỏ ở trong rừng thông. Ông cho người về phố quan sát đồng thời gọi cho phe đảo chính báo tin với một điều kiện ông Hạp chỉ nộp 3 đứa nhỏ cho tướng Khánh. Gọi máy xong, ông Hạp lại cho di chuyển 3 đứa nhỏ đến một địa điểm khác vì sợ lộ mục tiêu. Phe đảo chính vẫn xua quân đi tìm rất ráo riết.

Ngày 3-11, tướng Khánh đã có mặt ở Đà Lạt nhận lãnh 3 đứa con ông Nhu. Tướng Khánh nắm tay Đại uý Hạp, giọng buồn: “Tụi nó làm không ra cái gì hết. Giết người ta, thảm quá”.

 

Chương 25: Trên bước đường cùng

Lễ Các thánh (1-11) là một trong những lễ quan trọng của Giáo hội Thiên Chúa giáo. Đối với Tổng thống Diệm ngày lễ này mang rất nhiều ý nghĩa và khi còn sinh thời, bao giờ ông cũng sửa soạn mấy ngày từ trước khi xưng tội, cầm lòng… và làm một vài việc có ý nghĩa nhất để gọi là là bó hoa thiêng liêng dâng lên Thượng đế.

Lễ Các thánh đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo mộ đạo là một dịp sống đạo và cầu nguyện cho trở nên Thánh và mỗi ngày sống cho thánh thiện. Lễ này được lập lên để kính các vị Thánh vô danh của giáo hội. mình. Chính vì sự lạc quan và chủ quan của hai anh em Tổng thống Diệm cho nên những nhân vật thân cận nhất cũng mắc bệnh lạc quan và chủ quan như vậy. Do đó, 10giờ sáng 1-11, Đại tá Lê Quang Tung (Tư lệnh đặc biệt) cũng như Trung tá Khôi (Tư lệnh lữ đoàn liên binh phòng vệ phủ Tổng thống) đã vào Bộ Tổng Tham mưu như thường lệ. Tất nhiên là trong dầu óc họ không có một chút hoài nghi nào và cũng vì thế nên không cần báo cáo lên thượng cấp. Các tướng tá hội họp hàng tuần như vậy vẫn là một thông lệ.

Tổng nha Cảnh sát quốc gia (Đại tá Nguyễn Văn Y) Trung ương tình báo và Sở Nghiên cứu chính trị (do Trung tá Đường thay thế bác sĩ Trần Kim Tuyến)… tất cả mấy cơ quan trên tuy hoạt động ngày đêm song về chuyện đảo chính vẫn không thấy động tĩnh gì cả. Và chỉ là việc đang theo dõi, tìm kiếm, khám phá.

Tóm lại, buổi sáng ngày 1-11, ông cố vấn Nhu không nhận được tin tức nào về đảo chính ngoài việc khám phá âm mưu của Đại tá Có. Ông vẫn chủ quan tin vào lực lượng phản đảo chính cua ông.

Nếu cuộc đảo chính xảy ra ông sẽ trao cho Thanh niên Cộng hoà phận sự giữ gìn an ninh trật tự tại Đô thành, tạm thời thay thế cảnh sát (vì kinh nghiệm vụ đảo chính hụt năm 60 Đô thành coi như bỏ ngỏ, cảnh sát thì tự động biến mất). Về quân sự thì quân đoàn III đã có tướng Tôn Thất Đính…

Về hải quân, ông Nhu rất tin tưởng nơi Đại tá Hồ Tấn Quyền… ông Nhu vẫn tin tưởng với tất cả sự lạc quan vào lực lượng của chính quyền có thể đương đầu với bất cứ một cuộc đảo chính nào. Từ khoảng tháng 8-1963 đã có nhiều nguồn tin theo đó ông Cố vấn Nhu sẽ đảo chính để lật đổ bào huynh và chính ông sẽ nắm quyền lãnh đạo. Nguồn tin này có lẽ được thêu dệt quá lời tuyên bố của ông Nhu trước hội nghị các đại biểu ấp chiến lược ông Nhu nói rằng, nếu chính quyền bất lực thì không còn phục vụ được nhân dân và Tổ quốc thì chính ông là người đầu tiên đứng lên đảo chính chứ không cần phải chờ đợi ai đảo chính. Lời tuyên bố này nhằm cảnh cáo một số quan chức tắc trách và đồng thời cảnh cáo trước mọi âm mưu phiến loạn. Sự việc chỉ có thế.

CHẾT VÌ CHỦ QUAN HAY CHẾT VÌ PHẢN BỘI?

Các nhân vật thân cận cho hay, vào cuối tháng 10, chính quyền lại có vẻ vững vàng hơn bất cứ lúc nào. Điều làm cho chính quyền lo ngại nhất là các đơn vị lữ đoàn nhảy dù. Sau cuộc đảo chính hụt ngày 11-11-1960, chính quyền mới nhận chân được khả năng sung yếu của các đơn vị mũ đỏ.

Tuy nhiên sau ngày 11-11-1960, lữ đoàn này đã được trao cho một sĩ quan thân tín tức Đại tá Cao Văn Viên ngoài một số đơn vị trưởng ở cấp tiểu đoàn và trung đoàn đã được Sở Nghiên cứu móc nối và được coi như người trong nhà.

Từ tháng 5-1963 ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã tiên liệu trước sau rồi thế nào cũng có đảo chính, nhưng ông vẫn yên trí có thể dập tắt được ngay vì những tướng tá âm mưu đảo chính đều không có quân trong tay kể cả Trung tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham mưu trưởng cũng sẽ không thể làm gì được hơn vì trên thực tế, ông Đôn vẫn là tướng không có quân.

Vì chủ quan quá mức như vậy nên ông Cố vấn Nhu vẫn bình thản trầm ngâm với điếu thuốc lá Job, trong cùng thời khắc đó tướng lãnh đang quyết định lật đổ chế độ… 12 giờ trưa, Tổng thống Diệm theo thông lệ vẫn lần tràng hạt và đọc kinh trước khi dùng bữa. Cũng thời khắc đó, trên xa lộ Thủ Đức, Đại tá Hồ Tấn Quyền đã bị bắn chết. Cái chết của Đại tá Quyền cũng bất ngờ và tức tưởi như cái chết của hai anh em Tổng thống Diệm.

Ông Cố vấn Nhu đã nắm vững được những yếu tố nào để có thể an tâm và chủ quan như vậy? Kể từ khi Mỹ ngưng viện trợ và tìm mọi áp lực để Tổng thống Diệm phải khuất phục theo đường lối của họ, ông Cố vấn đã tìm được Đồng minh khác khả dĩ có thể hỗ trợ chế độ trong nhất thời và cũng là cách tạo nên một thế tựa để làm điều kiện với Mỹ.

Trong 9 năm cầm quyền anh em Tổng thống Diệm chua xót nghĩ về viện trợ Mỹ và hiểu thế nào là Đồng minh theo cách nhìn của Mỹ.

Đồng minh của anh em Tổng thống Diệm không ai khác hơn là Pháp. Kể từ năm 1945, chưa bao giờ mối bang giao Việt Pháp tạo được điều kiện thân hữu tốt đẹp như năm 1963.

Lúc bấy giờ về phía nội bộ, vụ Phật giáo được coi như đã tạm yên. Phe đối lập gồm một số tướng lãnh mà ông Nhu tin rằng họ sẽ không làm gì được trừ phi Mỹ quyết tâm. Song sự quyết tâm của Mỹ cũng chỉ có thể trong vòng bí mật. Tất nhiên Mỹ không thể công khai hỗ trợ bất cứ một phe nhóm nào dùng võ lực để lật đổ chính quyền hợp pháp. Vì còn dư luận quốc tế, Anh, Pháp. Ông Nhu vẫn tỏ ra coi thường thế lực của phe đang âm mưu đảo chính. Theo ông điều giản dị là họ không có quân, không có uy tín trong quần chúng. Một số tướng tá đang nắm thực quyền chỉ huy tại các nha sở và đơn vị thì đều là người tin dùng của chế độ… Sự tin tưởng của ông Nhu cũng có lý vì giả thử rằng, nếu Đại tá Đỗ Mậu (Giám đốc Nha An ninh quân đội) cũng như tướng Đính không theo phe đảo chính thì đảo chính cũng khó lòng thành công.

Tuy nhiên, cái lỗi lầm nhất của ông Nhu vẫn là bệnh chủ quan và đã đặt quá nhiều tin tưởng vào một số nhân sự mà ông cũng như Tổng thống Diệm cho đến giờ phút cuối cùng vẫn không thể ngờ rằng, họ đã phản mình. Sự thật là hầu hết các tướng lãnh đều là đảng viên Đảng Cần lao, như Chủ tịch Quân uỷ Cần lao vốn là tướng Lễ (nhiệm kỳ I) tướng Chiểu (nhiệm kỳ II) cho đến ngày 1-11-1963 các tướng Đôn, Nghiêm, Oai, Khánh, Cao… Các Đại tá Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Chuẩn, Lâm Văn Phát. Các Trung tá Đỗ Khắc Mai, Nguyễn Văn Thiệu… đều là đảng viên cao cấp của Đảng Cần lao.

Một số tướng tá thân tín của chế độ cũng chủ quan tin tưởng như ông Diệm ông Nhu cho nên trước nguồn tin sẽ có đảo chính, Đại tá Hồ Tấn Quyền vẫn tuyên bố với mấy sĩ quan thân tín của ông “Nhảy dù là mình phải nắm vững, hải quân là do nơi tôi. Chỉ cần huy động hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến là có thể dẹp tan được đảo chính”.

Trước sau có thể nói chính quyền vừa quá chủ quan và khả năng tình báo lại quá yếu, nên đảo chính bùng nổ như ông Nhu đã tiên liệu mà không có phương sách đối phó.

TRONG DINH

Khi từng loạt súng nổ ran ở phía Tổng nha Cảnh sát và được báo cáo cho biết có một số binh sĩ thuỷ quân lục chiến đang tiến vào thành phố, cho đến lúc này ông Nhu vẫn bình tâm và ông Vỹ được gọi vào dinh. Kể từ 1 giờ 30 trong dinh Gia Long Bộ Tham mưu cao cấp không còn ai khác hơn là hai anh em Tổng thống Diệm và ông Cao Xuân Vỹ.

Tại sao chỉ có bằng ấy người? Thực ra khi có binh biến như vậy anh em Tổng thống Diệm hay ở địa vị ai cũng chỉ còn trông cậy vào quân đội. Phía dân sự nếu có nhiều người thì chỉ làm bận chân.

Dinh Gia Long gọi diện thoại lên Bộ Tổng Tham mưu thì không một ai trả lời (đường dây đã bị cắt) khi gọi điện thoại cho Biệt khu Thủ đô, quân đoàn III thì hai nơi này cũng bặt tin. Khi quay sang Bộ Tư lệnh hải quân gọi Đại tá Quyền thì cũng không có tiếng chuông reo. Tuy nhiên dinh Gia Long cũng vẫn còn liên lạc được với một số cơ quan dân sự đầu não như Tổng Nha Cảnh sát quốc gia, Thanh niên Cộng hoà, Trung ương tình báo, Bộ Công dân vụ. Việc đầu tiên là Tỏng thống Diệm gọi điện thoại cho Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và một số Bộ trưởng để chỉ thị cho họ một số điều cần thiết như tạm thời ẩn náu giừ vững tinh thần.

Vị Bộ trưởng trốn lẹ nhất không ai khác hơn là ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Phụ tá Quốc phòng kiêm nhiệm Bộ phủ Tổng thống. Cho đến chiều dinh Gia Long vẫn còn bắt liên lạc được với một số tỉnh tại Cao nguyên và Trung nguyên Trung phần cũng như Bộ Tư lệnh quân đoàn I và quân đoàn II. Nhưng không sao bắt liên lạc được với quân đoàn IV của tướng Huỳnh Văn Cao. Kể từ 1 giờ 30 đến khi hai anh em ông Diệm ra khỏi dinh Gia Long Bộ Tham mưu, quân đoàn I và quân đoàn II là hai đơn vị mà Tổng thống Diệm vẫn liên lạc được cho đến phút chót và tướng Nguyễn Khánh cũng là tướng lãnh duy nhất qua đường dây liên lạc vẫn tỏ bày lòng cương quyết trung thành với Tổng thống Diệm. Ông Khánh cho biết quân đoàn II sẽ tiếp cứu dinh Gia Long, tướng Khánh còn lưu ý với Bộ Tham mưu dinh Gia Long: “Các toa phải ráng giũ, đứng có nghe lời tụi nó. Không tin mấy thằng đó được, quân đoàn II sẵn sàng phản công phe đảo chính”.

ĐƯỜNG DÂY ĐÃ ĐỨT

Sau vụ đảo chính hụt 11-11-1960, Sở Nghiên cứu Chính trị đã áp dụng một kế hoạch chống đảo chính rất hữu hiệu. Nhờ kế hoạch này, một số đơn vị nòng cốt trong lừ đoàn nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, thiết giáp, đều được Sở Nghiên cứu “Chinh phục và tìm bạn” trong hàng sĩ quan mà hầu hết là cấp tiểu đoàn trưởng.

Tháng 9-1963 bác sĩ Trần Kim Tuyến được lệnh cấp tốc lên đường nhận nhiệm vụ mới và Trung tá Đương chính thức thay thế (Trung tá Đương còn là Chánh văn phòng của ông Nhu).

Tuy đã bàn giao công việc, song công việc của Sở Nghiên cứu không đơn giản như các sở khác, giấy tờ hành chính chỉ là phần phụ.

Còn bao nhiêu vấn đề nhiêu khê rắc rối mà phải là người chủ động mới có thể nắm vững. Do đó, người thay thế dù là cận thân ông Cố vấn Nhu cũng không thể nắm vững “đường dây” được móc nối tại các đơn vị chủ lực. Đó cũng là một khuyết điểm lớn đã làm cho chế độ ông Diệm trở tay không kịp khi bị lâm nguy. Thông thường con người có một nhược điểm lớn là bao giờ cũng đặt vấn đề tình cảm cá nhân như một căn bản cho lòng tin tưởng và tinh thần phục vụ. Cho nên với cá nhân ông này thì thuộc cấp hết lòng phục vụ nhưng cá nhân ông kia lại thờ ơ, bất hợp tác.

Kế hoạch “nuôi ba năm dùng một giờ” đã trở thành vô hiệu quả. Nhiều đơn vị khi nhận được lệnh chuyển quân hướng về Sài Gòn đã không biết cấp báo cho ai. Đây là vấn đề quan hệ đến sinh mạng nên không thể cấp báo cho bất kỳ ai mà họ chưa có lòng tin cậy, sự tin cậy đặt trên tình nghĩa và thân hữu. Sau vụ 11-11-1960, Sở Nghiên cứu chính trị cạnh Tổng thống Diệm đã cố len lỏi vào các đơn vị và tìm bạn. Công tác tìm bạn coi như được hoàn tất vào năm cuối 1962. Những người bạn này không cần nhận một công tác nào cả cũng không được hưởng một quyền lợi nào cả. Duy chỉ có điều họ sẽ được bảo vệ nếu gặp sự bất công ngược đãi của cấp trên hoặc tuỳ trường hợp sẽ được giúp đỡ theo nhu cầu và ước muốn của mỗi cá nhân.

Tuy vậy, họ luôn luôn được căn dặn một diều, nếu khi nào có lệnh chuyển hướng quân về Sài Gòn, hoặc có điều khả nghi trong động binh thì phải cấp báo ngay cho người có trách nhiệm của Sở Nghiên cứu, và cấp báo trực tiếp, đưa tin đến nhà hoặc điện thoại theo các đường dây riêng. Theo Lương Khải Minh, không những “tìm bạn” như thế này tại các đơn vị cấp tiểu đoàn và trung đoàn, Sở Nghiên cứu còn tìm bạn trong các cơ quan đầu não của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu, thường thường là sĩ quan cấp uý thuộc ngành truyền tin, quân vận, phòng II, phòng III…

Từ tháng 10-1963 các “đường dây” được thiết lập theo hệ thống “bạn” kể trên nếu không nói là tan rã thì cũng không được kết hợp và phối trí do một người duy nhất điều động. Trong khi đó, ông Nhu lại quá tin tưởng vào một số tướng tá chỉ huy các đơn vị, không hiểu sao ông Nhu lại quên hẳn bài học “Nguyễn Chánh Thi” trong vụ đảo chính 11-11-1960?

Ông vẫn dùng một số tướng tá thân tín để chống lại mọi âm mưu đảo chính. Song ông Nhu đã không ngờ được rằng, khi các tướng tá trên tạm thời liên hiệp với phe âm mưu đảo chính thì một sớm một chiều chế độ của ông trở thành chế độ tay trắng không có quân để bảo vệ (Ngoài lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng thống và một số quân của lực lượng đặc biệt đã bị phân tán). Thật là một sự tính sai hay đúng hơn là một rủi ro của chủ quan. Đây cũng có thể coi là sự nhầm lẫn do sự thiếu cảm nhận về tâm lý và thực trạng của nhân sự trong quân đội.

 

Chương 26: Thành bại trong gang tấc

Cho đến sáng ngày 1-11-1963, Đại tá Quyền vẫn không hay biết gì về cuộc đảo chính sẽ bộc phát vào 1 giờ 30 cùng ngày.

Ngày hôm sau cũng là ngày sinh nhật ông, Đại tá Quyền theo thông lệ những ngày nghỉ vẫn đến sân quần vợt của Bộ Tư lệnh hải quân để cùng dượt với các sĩ quan. Trong số các sĩ quan chơi quần vợt sáng hôm ấy, có Thiếu tá Nguyễn Tấn Lực.

Thiếu tá Lực vốn là bạn thân của Đại tá Quyền và cũng là chỉ huy trưởng của một ngành trong hải quân. Vào khoảng 10giờ sáng, sau khi đánh banh xong, viên Thiếu tá này mời Đại tá Quyền lên Thủ Đức dùng cơm với lý do nhân sinh nhật ông Quyền, Thiếu tá Lực muốn có cái hân hạnh được đưa ông đi ăn nhậu. Đại tá Quyền nhận lời ngay, cả hai di bằng một chiếc Citroen dành cho Tư lệnh hải quân.

Khi lên xa lộ, Thiếu tá Lực mới ngỏ ý với Đại tá Quyền theo phe tướng lãnh đảo chính. Cho đến giờ phút đó Đại tá Quyền mới rõ có đảo chính thật, và không còn là chuyện dư luận đồn đại nữa. Đại tá Quyền không chấp nhận.

Kết quả là Đại tá Quyền bị hạ sát ngay trên xa lộ. Đêm 1-11, Thiếu tá Lực “lò mò” đến Bộ Tư lệnh hải quân nhưng khi đi qua Sở thú thì bị quân của lữ đoàn bắt giữ. Thiếu tá Lực tưởng lầm là quân của phe đảo chính nên tiết lộ với Đại uý Lễ: “Tôi đã sát Đại tá Quyền theo chỉ thị của Trung tướng Dương Văn Minh”. Quân của lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng thống định hạ sát ngay Thiếu tá Lực, Đại uý Lễ xin chỉ thị của Bộ Tư lệnh nhưng được trả lời “Giữ ông Lực lại và không được động chạm tới ông ta”…

L ETAT C’EST MOI – QUỐC GIA LÀ TÔI

Trở lại biến cố ngày 1-11-1963 và cái chết của hai anh em ông Diệm. Như mọi người đã biết, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chết như một người bị ám sát. Mặc dầu lúc 4 giờ 30 ngày 1, tướng Dương Văn Minh với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quân nhân cách mạng (phe đảo chính) đã điện đàm với anh em Tổng thống Diệm.

Với lời hứa rằng nếu Tổng thống Diệm và bào đệ chịu từ bỏ quyền hành và rời khỏi dinh Gia Long, phe đảo chính sẽ cam kết bảo vệ tính mạng cho hai anh em ông và sẽ để hai anh em ông Diệm ra ngoại quốc với nghi lễ danh dự dành cho một vị Tổng thống. Tổng thống Diệm đã nói như hét: “Tướng tá mô? “.

Tất nhiên Tổng thống Diệm đã không chấp thuận sự đầu hàng như vậy. Với một người cứng rắn quá mức như Tổng thống Diệm cùng với tự ái quá cao và lòng tự tôn, tất nhiên là ông đã coi các tướng lãnh chỉ là các thuộc hạ võ biền (Võ biền theo quan niệm của một nhà Nho) nên đề nghị của tướng Minh đối với ông như là một hành động xúc phạm đến uy quyền tối cao của quốc gia mà ông là tiêu biểu (Tổng thống Diệm từng nói: “Sau Hiến Pháp còn có tôi”. Thực ra thì ông lãnh đạo quốc gia với một mặc cảm tự tôn Quốc gia là ta, L état c est moi). Điều này sẽ giúp ta giải thích rõ tại sao ông Diệm khước từ sự “dầu hàng” và dù cho trong một tình thế nguy nan nhất, ông vẫn giữ vững lập trường đòi các tướng lãnh phải cử đại diện đến phủ Tổng thống gặp ông. Theo Đại uý Lê Công Hoàn, Tổng thống Diệm đập bàn rồi bảo với ông Nhu:

“Chúng nó đến đây rồi thì muốn chi thì muốn”. Tổng thống Diệm có “cầu cứu” Cabot Lodge không? Thực ra ông có điện đàm với viên Đại sứ này, song chỉ có ý phiền trách và yêu cầu người Mỹ chấm dứt ngay sự hỗ trợ phe đảo chính. Ông Nhu chỉ yêu cầu Cabot Lodge đóng vai trò trung gian giữa dinh Gia Long và Hội đồng Quân nhân. Song Cabot Lodge không thoả mãn lời yêu cầu này. Cũng tương tự như tướng Minh, khoảng 4 giờ 30 Đại sứ Mỹ Cabot Lodge yêu cầu anh em Tổng thống rời khỏi dinh Gia Long và đến tỵ nạn tại toà Đại sứ Mỹ. Sau đó, ông ta sẽ thu xếp để anh em Tổng thống xuất ngoại. Trong điều kiện này thì Cabot Lodge mới đảm bảo được tính mạng của hai anh em Tổng thống Diệm và gia đình. Song như đã trình bày ở trên Tổng thống Diệm đã khước từ dứt khoát. Tổng thống Diệm cũng như ông Nhu vẫn mong ở thế thắng của mình. Qua Đài Phát thanh lúc 4 giờ Tổng thống Diệm nghe rõ giọng nói của 22 vị tướng tá xướng danh để áp đảo tinh thần của dinh Gia Long. Ông Diệm bảo Đại uý Bằng và các sĩ quan tuỳ viên: “Các tướng bị bọn nó bắt là con tin đấy thôi”. Cũng vì vậy khi Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ xin Tổng thống Diệm cho đem quân của lữ đoàn lên Bộ Tổng Tham mưu để giải thoát các tướng tá thì Tổng thống khước từ với lý do: “Mình đem quân đi giải cứu bọn nó thế cùng nó sẽ giết hết các tướng, để từ từ coi”. Cũng vào lúc 4giờ 30 Trung tướng Đôn có điện đàm với Tổng thống Diệm yêu cầu Tổng thống Diệm và ông Nhu từ bỏ quyền hành và xuất ngoại, vì quân đội đã đứng lên đảo chính và đã vây chặt thành Cộng hoà và dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát: “Quân mô? Vây ở mô?”. Sự thực lực lượng đảo chính không đáng kể… Quân của sư đoàn 5 vẫn còn ở bên ngoài Đô thành. Phía Phú Lâm, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Khánh Hội, Thị Nghè còn bỏ trống. Theo Thiếu tá Lârn Văn Phát thì vào giờ đó, Hội đồng tướng lãnh chưa biết phải làm gì và hoàn toàn giao động vì vị nào cũng tưởng rằng khi đọc hiệu triệu trên Đài Phát thanh thì các cánh quân của quân đoàn II (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng hoà và dinh Gia Long, cũng như đã làm chủ tình hình Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, nhưng ngược lại các cánh quân chủ lực của cuộc đảo chính vẫn còn rời rạc lẻ tẻ và chưa vượt qua cầu Phan Thanh Giản và Cầu Thị Nghè thì đã bị Lữ đoàn Liên binh phòng vệ chặn đứng ở Dakao và Sở thú.

4giờ 30 một cú điện thoại từ Bộ Tổng Tham mưu gọi cho Thiếu tá Duệ: “Kéo thẳng lên đây, đánh thốc vào Bộ Tổng Tham mưu, Ở đây chỉ lèo tèo vài đại đội tân binh và lính truyền tin”. Thiếu tá Duệ hỏi: “Tướng lãnh làm gì trên đó?”. Ông Duệ được trả lời: “Cha con mấy trự đang xanh mặt té đ… “. Sự thực chiến đoàn Vạn Kiếp của Trung tá Vĩnh Lộc cho đến lúc ấy vẫn còn án binh bất động bên cầu Phan Thanh Giản. Khoảng 4 giờ 30, khi Đại tá Phát đến một căn nhà ngay ngã tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng được coi như bản doanh tiền phương của sư đoàn 5 và chiến đoàn Vạn Kiếp thì lúc ấy Trung tá Vĩnh Lộc đang say ngất ngư và cũng chưa biết phải tiến quân như thế nào… Sĩ quan cũng như binh sĩ vẫn ngơ ngác không biết phải làm gì… chỉ thị của thượng cấp hết sức mơ hồ.

Tướng Lâm Văn Phát cũng tiết lộ vào giờ phút đó, các tướng tá tại Bộ Tổng Tham mưu gần như tuyệt vọng, ai nấy đều xanh mặt và đã chuẩn bị vali để lên đường tẩu thoát. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ nói: Nếu thất bại sẽ dùng mấy chiếc Dakota của liên đoàn vận tải để đưa các tướng tá qua Thái Lan.

Các tướng tá hồi hộp từng giây từng phút theo dõi cuộc tiến quân của quân đoàn III nhưng chỉ nghe thấy tiếng súng nổ xa xăm…4 giờ 30, Trung tá Kỳ dẫn hai phi công vào trình diện Hội đồng tướng lãnh – Hai phi công này vừa lái AD-6 nhào lộn oanh kích khu vực thành Cộng hoà và sự hiện diện của hai chàng phi công này tựa hồ như cơn gió mát giữa cơn nồng nặc nghẹt thở trong phòng Hội đồng.

Trung uý Viên thấy tình hình rất lâm nguy. Bỗng nhiên, ông nhận được tin từ Hội đồng tướng lãnh cho biết: Đại tá Lâm Văn Phát tạm thay Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, thống lãnh sư đoàn 5 để thanh toán dinh Gia Long và thành Cộng hoà. Được tin này, Trung tướng Dương Văn Minh biến sắc. Một số tướng lãnh rỉ tai nhau: “Thôi hỏng rồi.. tại sao Đính lại giao cho Phát như thế tụi nó quật nguợc lại bọn mình rồi”. Không khí nghẹt thở.

Đại tá Lâm Văn Phát sáng ngày 1-11 đến Bộ Tư lệnh quân đoàn III để chờ trình diện tướng Đính trước khi xuống Mỹ Tho nhậm chức vụ Tư lệnh sư đoàn 7. Cho đến lúc ấy ông Phát vẫn không hiểu mô tê gì cả nhưng ông đã linh cảm thấy một sự lạ nào đó. Buổi chiều Đại tá Phát lại trở vào Bộ Tư lệnh quân đoàn III. Giữa lúc tướng Đính đang xao xuyến vì sự di chuyển chậm trễ của sư đoàn 5, ông đã yêu cầu Đại tá Phát tạm nắm quyền chỉ huy sư đoàn này để tốc chiến tốc thắng, Đại tá Phát nhận lời. Tướng Đính phải cho người vào kho lấy bộ đồ trận cho Đại tá Phát vì ông mặc đồ vàng. Kể từ phút đó, Đại tá Phát chính thức xung trận. Ông được thăng Thiếu tướng vào lúc 2 giờ 30 đêm ngày 1-11 khi cuộc tấn công dinh Gia Long bắt đầu mở màn.

RA ĐI KHI TRỜI CHƯA SÁNG

Xin trở lại giờ phút quyết định số mạng của hai anh em ông Diệm. Khoảng 4 giờ sáng thứ hai ông Cao Xuân Vỹ hoàn toàn mất liên lạc với hai anh em ông Diệm. Trong suốt buổi tối từ khi đến nhà Mã Tuyên, ông Nhu vẫn thường xuyên liên lạc với một số nhân vật thân tín khác. Ông Nhu quyết định sẽ ra đi trước khi trời sáng. Những người thân tín của ông đã nhận được chỉ thị thu xếp cho hai anh em ông tìm đường lên Cao nguyên. Công việc thu xếp kể như tạm xong chỉ còn chờ hai anh em ông Diệm. Ông Diệm không chịu trốn không chịu cải trang. Ông Diệm đã nói với ông Nhu và ông Cao Xuân Vỹ: “Mình là Tổng thống thì phải giữ tư thế của vị Tổng thống. Dầu mình chết cũng là vị Tổng thống”. Theo lời tường thuật lại thì tại nhà Mã Tuyên, dù ông Nhu nhiều lần đề nghị ông Diệm thay quần áo và cải trang cho dễ lẩn trốn trong dân chúng, ông Diệm đã khước từ một cách bực tức. Ông Nhu đã có sẵn một bộ đồ hoá trang, song vì người anh không chịu, ông đành thúc thủ.

Ông Diệm vẫn tin rằng, phe đảo chính sẽ không dám làm gì ông, thì cũng sẽ không giết được ông Nhu.

Quyết định cuối cùng của ông Diệm là nếu chết, chết cả hai “Tôi đi đâu chú đi đó”.

Cũng vì vậy trong giờ phút cuối cùng ở nhà thờ cha Tam, Tổng thống Diệm lại một lần nữa khước từ không chịu mặc tấm áo “Soutane” của Linh mục, mặc dù ông Diệm có lời tuyên bố phần sống như một tu sĩ.

Dinh Gia Long vẫn đắm chìm trong bóng tối và lặng lẽ. Vấn đề cấp thiết nhất là lương thực. Dinh Gia Long không có kho lương nào. Thiếu tá Hưởng cũng như Thiếu tá Lạc cùng tất cả các sĩ quan đều đồng ý giữ dinh Gia Long bất cứ giá nào. Tinh thần họ chỉ lên cao nhờ binh sĩ cũng một lòng như vậy. Đơn giản, họ chỉ là những quân nhân phục vụ chế độ với lòng trung thành.

Từ khi Tổng thống Diệm và ông Nhu ra đi, dinh Gia Long không có gì thay đổi, ba đại đội của Lữ đoàn Liên binh phòng vệ đóng chung quanh dinh ra tận chợ Bến Thành, Thiếu tá Lạc cũng như Thiếu tá Hưởng và Đại uý Hoàn kéo nhau ra đường đi vòng quanh quan sát rồi dừng chân ở trước Bộ Quốc phòng. Khi trở lại, có điện thoại cho Hoàn, Hoàn quay lại nói với các sĩ quan: “Liên nó gọi cho moa” (tức Thiếu tá Nguyễn Bá Liên Tham mưu trưởng thuỷ quân lục chiến trong cuộc đảo chính).

Lúc đầu Thiếu tá Nguyễn Bá Liên chiêu hồi dụ dỗ Đại uý Hoàn và cho rằng nên hàng đi là hơn. Sau Trung tá Liên nhường máy cho một số Đại tá, Trung tá nói chuyện thẳng với Hoàn. Đó là cách áp đảo tinh thần dinh Gia Long. Các Đại tá, Trung tá lần lượt lên tiếng trong đó Trung tá Vĩnh Lộc, Trung tá Thảo rồi đến lượt Trung tá Nguyễn Văn Thiệu. Nghe xong Hoàn bỏ máy xuống nhìn anh em mỉm cười.

Đại uý Bằng theo Tổng thống Diệm và ông Nhu đến Chợ Lớn ở lại một lúc thì Tổng thống Diệm cho ông về. Ông Bằng không quên mang về một một chai Martell, một tút thuốc lá “tăng cường sức sống cho dinh Gia Long”. Súng vẫn nổ, thỉnh thoảng một trái Mortier rơi gần dinh, mấy sĩ quan trong dinh vẫn bình tĩnh cụng ly. Đại uý Hoàn say ngất ngây cùng mấy sĩ quan khác ngồi tâm sự chuyện đời.

Thiếu tá Nguyễn Bá Liên từ bên ngoài gọi điện thoại kêu gọi dinh Gia Long đầu hàng lần thứ ba. Đại uý Hoàn cảm ơn tình bạn của ông Liên và từ chối.

Quân đảo chính đã làm chủ tình hình Thủ đô, vòng vây mỗi lúc một siết chặt quanh dinh Gia Long. Thiếu tá Phạm Văn Hưởng đặt bộ chỉ huy hành quân ngay công viên trước dinh Gia Long. 12 giờ thì ông được thành Cộng hoà thông báo cho biết bỏ thành. Bảy sĩ quan ở thành Cộng hoà đang tìm cách về dinh Gia Long. Nhưng đến đường Phùng Khắc Khoan thì đành chịu và rủ nhau trốn vào nhà kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Nhà ông này đi vắng hết, chỉ còn lại một gia nhân. Sau đó đám sĩ quan này mượn quần áo cải trang rồi kéo nhau vào nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Ngoài dinh Gia Long vẫn còn 3 đại đội của liên Đoàn phòng vệ và trong dinh có thêm một đại đội cận vệ đặt dưới quyền Thiếu tá Lạc. Súng vẫn nổ. Trong dinh lặng lẽ như tờ. Viên Đại uý phụ trách truyền tin xin Thiếu tá Hưởng cho tháo máy và di tản qua Toà án lấy cớ rằng nếu dinh bị pháo kích, máy truyền tin vẫn an toàn. Mấy ngày sau đảo chính, Đại uý này đã được quân đảo chính vinh thăng Thiếu tá với lý do đã góp công với quân đảo chính bằng cách tháo gỡ máy truyền tin. Không hiểu nguyên nhân nào, một tuần sau ông ta mất lon Thiếu tá.

Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 2 súng bắt đầu thi nhau nổ. Đại uý Hoàn bàn với Thiếu tá Lạc là trong tình thế này không thể nào giữ được dinh nữa rồi thế nào quân đảo chính cũng sẽ đánh lớn và thanh toán thành trì cuối cùng này. Hơn nữa Đại uý Hoàn cho rằng Tổng thống Diệm đã ra đi, Thiếu tá Lạc cho là phải và đồng ý với Đại uý Hoàn là phải báo cho tướng Khiêm rõ. Sau đó Đại uý Hoàn gọi điện thoại cho tướng Khiêm báo cho ông biết. Tổng thống Diệm và ông Nhu đã ra đi và xin tướng Khiêm ra lệnh ngưng tấn công dinh Gia Long. Tướng Khiêm trả lời: “Được, để qua lo liệu”.

Lúc ấy Bộ chỉ huy nhẹ của Đại tá Phát đặt ngay tại Trường Đại học Văn khoa… ông Phát trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công dinh Gia Long. Nhưng hầu hết đều bắn lên trời. Thuỷ quân lục chiến đã tiến đến gần dinh. Một đại đội khác của lữ đoàn phòng vệ vẫn còn giữ được vườn Tao Đàn. Nơi đây được coi như yếu tố số 1 trong việc phòng vệ dinh Tổng thống.

Bộ chỉ huy dinh Gia Long không còn hy vọng được ai tiếp cứu.

Mấy mật báo viên của Thiếu tá Hưởng được sai xuống Phú Lâm xem sư đoàn 7 đã về chưa. Cuối cùng họ trở về báo cáo, có thấy lính của sư đoàn 7 đang di chuyển về phía Thủ đô nhưng không có súng.

Một lúc sau, Đỗ Thọ từ nhà Mã Tuyên gọi điện thoại về dinh và chuyển lời Tổng thống Diệm đại ý, Tổng thống Diệm cảm ơn tất cả và bảo Thiếu tá Lạc cố giữ dinh và chờ lệnh của Tổng thống. Khoảng 3 giờ 30 sáng ngày 2, từ nhà Mã Tuyên Chợ Lớn, Tổng thống Diệm vẫn chỉ thị cho Thiếu tá Lạc “Một mất một còn để bảo vệ dinh”. Nhưng ông Nhu thất vọng: “Không thấm vào đâu, mình yếu họ mạnh” – Theo nhật ký của Đỗ Thọ, Tổng thống Diệm cho rằng: “Vậy đổ nát, chết chóc, không lợi chi cả “.

Từ 4 giờ 30 sáng ngày 2, dinh Gia Long như con hổ đã lọt vào bẫy, cố vùng vẫy nhưng kiệt sức rồi, Thiếu tá Lạc tính chuyện đầu hàng. Thiếu tá Lạc liên lạc thẳng với Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Tướng Khiêm nói rằng: “Nếu thấy không thể giữ nổi thì hàng để tránh đổ máu”. Tướng Khiêm chỉ thị thêm:

“Các Thiếu tá trong dinh phải bật hết đèn pha để làm dấu hiệu đầu hàng”. Thiếu tá Lạc xin được chầm chậm một chút vì ông Lạc cũng như một số sĩ quan vẫn còn do dự để đợi lệnh cuối cùng của Tổng thống Diệm.

Lúc ấy Bộ chỉ huy của Thiếu tá Hưởng đã di tản qua Đại sứ Lào. Súng nổ chát chúa nhưng hầu hết đều bay lên trời.

Đêm đen như mực. Rồi 6 giờ, trời tang tảng sáng… Dinh Gia Long như quỵ hẳn thay vì bật đèn pha để làm dấu hiệu đầu hàng, ông Lạc lại lấy tấm drap trắng trải giường cột vào đầu gậy chạy ra bao lơn “phất phất”. Phía thuỷ quân lục chiến cũng như trong dinh nhiều người không trông thấy ngọn cờ drap trắng cho nên tuy đã phất cờ đầu hàng, trong Dinh lại nổ một loạt súng và làm ngã gục mấy thuỷ quân lục chiến. Phía thuỷ quân lục chiến nổi giận xông lên.

Súng nổ từng loạt chát chúa, rồi im bặt, dinh Gia Long thất thủ lúc 6giờ 25. Trung uý Tiêm còn mặc bộ đồ ngủ đi lè phè ở hành lang dinh. Mọi sự thế là xong. Bỗng đâu một viên đạn bay vèo. Trung uý Tiêm ngã gục. Ông chết vào giờ thứ 25 và nâng tỷ số thương vong của lữ đoàn phòng vệ lên 7 người. Dinh Gia Long chỉ có một người chết.

Thiếu tướng Phát công nhận rằng, cuộc tấn công dinh Gia Long quả là gay go. Binh sĩ phía đảo chính thì dè dặt, cấp chỉ huy thì hối thúc hò hét khản cổ họ mới chịu tiến. Khi dinh Gia Long thông báo đầu hàng lính trong dinh vẫn nổ súng từng loạt. Một chiếc thiết giáp tiến lên ngang hông Bộ Quốc phòng phía đường Pasteur thì bị ”thổi bay”. Lửa bốc cháy thiêu rụi con cọp sắt vào đúng giờ thứ 25 của trận đánh. Chiếc thiết giáp của Đại uý Bùi Nguyên Ngãi lao lên tiếp cứu tiến đến gần chiếc thiết giáp đang bốc cháy thì bỗng đâu từng loạt đạn nổ vang, Đại uý Ngãi vừa thò đầu ra khỏi xe thì bị bắn gục. Con cọp sắt thứ hai bốc lửa, Đại uý Ngãi gục ngã vào giờ thứ 25.

6 giờ 30 dinh Gia Long nằm gọn trong tay phe đảo chính, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu vẫn đeo lon Đại tá kéo theo một trung đội tiến vào dinh tiếp thu thành trì cuối cùng của Đệ nhất Cộng hoà tiêu biểu cho uy quyền tối thượng của Việt Nam Cộng hoà.

 

Chương 27: Từ hầm dinh Gia Long đến nhà Mã Tuyên

Trung sĩ Mộc, thuộc thuỷ quân lục chiến cho biết ông cùng toán quân của ông là những người thứ nhất đặt chân lên thềm dinh Gia Long và sau đó, ông xuống hầm làm nhiệm vụ lục soát.

Hầm này như thế nào? Đây là nơi Tổng thống Diệm trong 7 tiếng đồng hồ của buổi chiều ngày 1 đã cùng ông Nhu ẩn trú và tính kế. Hầm hoàn thành ngày 28-10-1963 nằm phía sau dinh Gia Long, chiều dài 25 thước chạy từ cánh trái của dinh phía đường Pasteur đến cánh phải phía đường Công Lý. Hầm có hai cửa nhưng lại có 5 lối dẫn xuống hầm. Một lối thông với phòng ngủ của Tổng thống Diệm ở lầu hai, một lối khác ăn thông với căn phòng ông Nhu ở phía đường Pasteur. Bên trên hầm là sân cỏ sát sân quần vợt với hai trụ thông hơi có một cửa ra vào dành riêng cho lực lượng cận vệ. Cửa hầm bằng sắt dày. Hầm phân ra 2 khu, một dành cho Tổng thống Diệm, một dành cho ông Nhu. Về phía Tổng thống Diệm hầm được ngăn ra thành 3 phòng nhỏ: một phòng khách, một phòng ngủ và một phòng tắm.

Nhưng từ khi nổ súng. Tổng thống Diệm xuống hầm thì tất cả bộ phận đầu não đều tập trung trong một căn phòng khách nhỏ hẹp của Tổng thống Diệm với một chiếc bàn tròn, một chiếc ghế bành và một chiếc tràng kỷ. Ông Nhu đi đi lại lại phía trên hành lang sâu hút của chiếc hầm… Từ khi nổ súng, ông Nhu vẫn đi như thế, đầu cúi thấp, từng bước chậm chạp.

Buổi chiều nặng nề trôi qua. Tổng thống Diệm chăm chú nghe lời nói của ông em: “Hừ hừ… Mỹ nó biểu làm thì làm… Mỹ nó cho mỗi đứa vài ngàn đô là xong”. Ông Nhu búng tàn thuốc, gương mặt nặng trĩu: “Đính, Mậu nó làm như rứa…”.

Tổng thống Diệm lặng thinh. Khoảng 6 giờ ông già Ân mang xuống hầm một tô cháo gà để Tổng thống Diệm lót lòng. Ông Tổng thống từ chối với một cử chỉ uể oải, chán nản tột cùng. Cuối cùng cầm thìa múc cháo nhưng như không còn đủ sức nuốt cho hết … Ông nhìn mọi người rồi bảo ông già Ân: “Múc vài tô nữa cho anh em ăn với “. Nhưng đây là tô cháo cuối cùng của đầu bếp dinh Gia Long.

Khoảng 7giờ, ông Nhu nói với ông Diệm: “Thôi mình đi”. Tổng thống quay lại hỏi: “Đi mô?”. Ông Nhu đáp nhát gừng: “Cứ đi rồi sẽ tính “. Tổng thống đứng lên nói: “Đi thì đi…”, Tổng thống Diệm sai ông già Ân lên lấy cặp da. Trung uý Sung thu xếp hành trang của ông Nhu.

Tổng thống Diệm nói với các sĩ quan tuỳ viên cùng bác sĩ Đinh Xuân Ninh và Trung tá Kỳ Quan Liêm: “Đi một đứa thôi. Đi nhiều không nên”. Tất cả mọi người có mặt đều có vợ con, riêng Đỗ Thọ thì còn độc thân. Đại uý Đỗ Thọ tình nguyện đi theo Tổng thống. Đại uý Thọ quay lại Đại uý Hoàn: “Hoàn ở lại. Tao độc thân đi theo Tổng thống nếu có chết cũng không sao”. Khi già Ân đem chiếc cặp xuống trao cho Tổng thống mọi người đứng vây quanh Tổng thống Diệm, nghẹn ngào. Tổng thống Diệm trao chiếc cặp da cho Hoàn, đôi mắt ông vẫn lơ đãng xa vời. Đỗ Thọ đỡ chiếc cặp da bước theo Tổng thống rời khỏi hầm dinh.

Chiếc xe loại Ford đậu sẵn ở sân cỏ. Tổng thống Diệm bước lên xe theo sau là ông Nhu và Đại uý Bằng, Đại uý Đỗ Thọ ngồi băng trước cạnh tài xế Tổng thống Diệm ngồi phía sau lưng tài xế và bên cạnh là ông Nhu. Xe rồ máy băng qua cửa nhỏ của dinh vào đường Pasteur rồi tiến vào sân sau toà Đô chánh, sau đó rẽ qua đường Lê Thánh Tôn chạy ngang qua rạp Rex, rẽ tay phải theo ngã đường Lê Lợi thẳng ra Chợ Lớn, chạy dọc theo đại lộ Trần Hưng Đạo. Ông Cao Xuân Vỹ bỏ đi không tháp tùng Tổng thống Diệm và khi xe sắp chuyển bánh ông Vỹ thấy ông Nhu và Tổng thống Diệm ngồi trên sàn xe coi bộ thê lương quá nên ông vào dinh lấy tạm tấm đệm mút để Tổng thống Diệm và ông Nhu ngồi tạm, nhưng khi mang nệm ra thì xe đã đi.

Trong dinh Gia Long lúc này chỉ còn duy nhất một mình ông Cao Xuân Vỹ là người có thẩm quyền quyết định. Ông không thể bỏ đi ngay vì phải ở lại đôn đốc một số công việc, nhất là lo việc ăn uống của anh em binh sĩ. Vì vậy, thay vì tháp tùng xe Tổng thống Diệm, ông trở lại dinh gọi điện thoại cho Trung tá Phước hiện đang có mặt tại khu Đại thế giới, báo cho Trung tá Phước biết là có hai người khách sắp đến. Đồng thời ông Vỹ cũng chỉ thị cho Trung tá Phước nếu xe của hai vị khách tới nơi sẽ cho thay xe khác và chính Trung tá Phước phải tự lái xe đưa hai nhân vật này đến tạm trú tại nhà Mã Tuyên và đợi ông ở đó, ông Vỹ sẽ đến.

Trước sau, anh em Tổng thống Diệm đã trở thành kẻ cô đơn trong cơn khói lửa, và phải lo liệu tất cả mọi chuyện. Bộ trưởng phụ tá Quốc phòng cũng như Bộ trưởng Nội vụ không còn một liên lạc nào với vị lãnh tụ “anh minh” của họ.

Khoảng 9 giờ đêm hôm đó, Trung tá Phước đưa hai anh em Tổng thống Diệm đến tạm trú tại nhà Mã Tuyên cùng với mấy tuỳ viên trên cùng một chiếc xe Land Rover. Sau khi ra một số chỉ thị cần thiết, Trung tá Phước trở về bản doanh của Thanh niên Cộng hoà (đặt tại khu thế giới). Từ lúc đó trên lầu hai nhà Mã Tuyên chỉ còn Tổng thống Diệm, ông Nhu và Đại uý Thọ. Riêng Đại uý Bằng khi theo Tổng thống Diệm đến Đại thế giới thì được Tổng thống Diệm cho tự ý lo liệu. Một lát sau khi ông Cao Xuân Vỹ đến nhà Mã Tuyên trong ít phút sau đã thảo luận với hai anh em Tổng thống Diệm và lãnh chỉ thị cuối cùng.

Ông Vỹ được lệnh trở về bản doanh của Thanh niên Cộng hoà để lo điều động mọi việc. Kể từ đó mọi việc liên lạc đều qua dường dây điện thoại. Ông Vỹ có trở lại khu Đại thế giới một lần nữa để bàn thảo kế hoạch và lãnh thêm chỉ thị mới. Đây là lần sau chót ông Vỹ gặp mặt Tổng thống Diệm và vị lãnh tụ Thanh niên cộng hoà. Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 2 ông Cao Xuân Vỹ mất liên lạc với Tổng thống Diệm và ông Nhu. Tổng thống Diệm đến nhà Mã Tuyên là một sự tình cờ. Trước đó, ông Tổng thống đã khước từ đề nghị đưa ông và ông Nhu vào một tu viện trong Chợ Lớn. Tổng thống Diệm lắc đầu “Êm thì không nói làm chi. Nếu có sao sau này phiền luỵ đến các cha”. Do đó mà ông Vỹ và Trung tá Phước bắt buộc phải tạm thời dùng nhà Mã Tuyên làm “Dinh Tổng thống” cho qua đêm. Khi được Trung tá Phước báo tin, Mã Tuyên ra tận cửa đón chào anh em Tổng thống Diệm. Từ 9 giờ tối chiếc xe Dodge trang bị máy truyền tin hoạt động không ngừng vì ở đây thu lượng tin tức của dinh Gia Long và thành Cộng hoà cũng nhận chỉ thị của hai ông.

RUỘT THỊT

Được biết, theo kế hoạch đã bàn thảo, Tổng thống Diệm và ông Nhu mỗi người sẽ đi theo một ngã và cố tránh để không lọt vào tay phe đảo chính. Ông Nhu sẽ cải trang như một thường dân lao động và tìm cách ra khỏi Đô thành rồi theo lộ trình nào an ninh nhất, ông sẽ lên Cao nguyên. Tổng thống Diệm sẽ tạm lánh một nơi an toàn tại Sài Gòn. Sau đó, khi lên tới Cao nguyên, ông Nhu sẽ huy động lực lượng quân đội do tướng Nguyễn Khánh trực tiếp điều khiển và sẽ tiến về Sài Gòn phản công.

Về mặt chính trị, ông Nhu vẫn tin tưởng là ông đã nắm vững được cả “nội lực và ngoại diện” khả dĩ có thể giúp ông thắng thế không những đối với phe đảo chính mà kể cả Hoa Kỳ.

Ông Nhu đã trình bày cho Tổng thống Diệm biết nếu phe tướng lãnh bắt được Tổng thống, họ cũng không dám làm gì có thể nguy hại đến an ninh cá nhân của Tổng thống. Song chính ông Nhu cũng hiểu rằng nếu phe tướng lãnh bắt được ông, họ có thể thanh toán ông ngay không một chút ngần ngại. Hơn nữa, ông cũng biết rằng người Mỹ không ưa gì ông. Dù đã trình bày cặn kẽ “ai nên ở, ai nên đi” song Tổng thống Diệm vẫn cương quyết không cho em mình ra đi. “Tôi ở đâu thì chú ở đó, chết thì chết cả hai”. Chính vì tình thương ruột thịt nồng thắm như vậy nên ông Nhu không thể cưỡng lại lời ông anh và ngược lại, Tổng thống Diệm cũng không đành lòng để ông em ra đi một mình.

Cho đến sau này, giới thân cận nhất của Tổng thống Diệm cũng không hiểu nổi, từ một nguyên nhân tâm lý nào đã khiến Tổng thống Diệm tính sai như vậy khi ông cương quyết không để ông Nhu ra đi, và cũng khước từ luôn cả đề nghị để ông Nhu tự do định đoạt, còn Tổng thống Diệm tạm thời lánh vào một tu viện.

GIỜ THỨ 25

Một người như Nguyễn Khánh, vẫn bị ông Nhu nghi ngờ và không mấy tin tưởng. Song trọn đêm ngày 1 rạng ngày 2, tướng Khánh đã biểu lộ trọn vẹn lòng trung thành đối với Tổng thống Diệm và ông Nhu, cho nên không lấy làm lạ cho đến giờ phút cuối cùng khi biết được thành Cộng hoà và dinh Gia Long bị hạ và mất hết liên lạc với Tổng thống Diệm, tướng Khánh mới cam đành đánh công điện về ủng hộ quân đảo chính. Không những tướng Khánh đã xử sự như vậy mà nhiều tướng tá khác cũng giữ thái độ “chờ đợi” và chỉ đánh điện ủng hộ quân đảo chính khi biết chắc chắn chế độ đã sụp đổ. Nhiều đơn vị trưởng hoặc Tỉnh trưởng tuy được Đài Phát thanh nêu tên tuổi và ghi nhận là họ đã theo phe đảo chính song qua đường dây liên lạc với dinh Gia Long, họ vẫn cam kết trung thành, và sẵn sàng phản công chống lại phe đảo chính.

Tất nhiên sau khi đảo chính thành công Hội đồng Quân nhân đã đặc cách thăng thưởng cho nhiều tướng tá trong trường hợp kể trên. Và đó cũng là cái may cho ai vẫn giữ được lòng trung thành, đồng thời lại gặp vận “hên” do tình cờ của lịch sử.

Mỗi vị thăng thêm một lon, cũng như tướng Khánh được đặc ân thăng Trung tướng vì có công ơn đối với quân đảo chính…

Trong cuộc binh biến và thay chủ đổi ngôi nào mà không có những may rủi tình cờ cũng như oan khiên cừu hận.

Nếu tin là phận số do trời đã tiền định cho mỗi con người thì cái chết của hai anh em Tổng thống Diệm cũng do phận số vậy. Có thể nói như vậy vì biến cố 1-11-1963, anh em ông Diệm có nhiều yếu tố chiến thắng khác hẳn với biến cố 11-11-1960 lúc ấy đã có nhiều yếu tố khả bại. Những yếu tố khả ứng này gồm những yếu tố bên trong và bên ngoài. Kể từ đầu tháng 10, mỗi ngày một thuận lợi cho chế độ Diệm, mặc dầu áp lực phía Mỹ rất nặng nề. Cũng chỉ vì quá chủ quan và tin tưởng vào những yếu tố bên trong và bên ngoài này nên ông Nhu đã khinh xuất và “chơi” một canh bài quá bạo gan. Trong 9 năm chế độ, khi còn được Mỹ ủng hộ, cơ quan CIA đã giúp cho Tổng thống rất nhiều tin tức tình báo quan trọng. Bất cứ một âm mưu nào nhằm lật đổ chế độ mà CIA ủng hộ đều bị khám phá kịp thời… hoặc là chính CIA ra tay phá những âm mưu đó từ trong trứng nước. Song kể từ khi Đại tá Richarson (chỉ huy CIA toà Đại sứ Mỹ) bị gọi về nước, ta có thể coi từ lúc đó, chính quyền Ngô Đình Diệm không còn trông cậy vào sự cộng tác của CIA (mặt nổi toà Đại sứ Mỹ). Tuy vậy, Sài Gòn vẫn là trung tâm của nhiều tổ chức tình báo… Nhờ sự biến chuyển tốt đẹp về ngoại giao Pháp Việt đã giúp cho anh em Tổng thống Diệm có một số “bàn tay bí mật” cung cấp những tin tức quan trọng nhất quan hệ đến sự sống còn của chế độ. Nhưng lịch sử vẫn có những cái bất ngờ xoay chuyển cả đại cuộc. Nào ai có thể tiên liệu được cái bất ngờ của lịch sử. Tổng thống Diệm lưu lạc đến nhà Mã Tuyên, nào ông Nhu có thể ngờ sẽ xảy ra như vậy.

Cái bất ngờ, đã đưa người Hoa kiều Mã Tuyên đến một đoạn đường thê lương suốt 3 năm.

Vậy Hoa kiều Mã Tuyên là người như thế nào? Sau đảo chính Mã Tuyên được tô vẽ như hùm xám ở Chợ Lớn với gia tài lên đến hàng tỷ bạc. Sự thực có như thế không?

Mã Tuyên là nhà giàu có. Song gia tài của ông so với những người Hoa kiều giàu có khác không thấm vào đâu. Đối với giới này Mã Tuyên mới chỉ thuộc vào hàng trung lưu. Mã Tuyên đã sẵn có uy tín trong giới Hoa kiều từ trước năm 1954. Vào khoảng 1957-1958, Mã Tuyên không những là bang trưởng mà còn là Chủ tịch của 11 bang Hoa kiều. Không phải chỉ ở Sài Gòn – Chợ Lớn mà trên toàn quốc, Mã Tuyên thường được người Hoa gọi là Kiều lãnh. Chỉ một chức vụ quan trọng này, Mã Tuyên đã có một đời sống dư giả, sung túc và quyền thế, mà tập thể Hoa kiều đã dành cho ông trong tư thế lãnh tụ của họ.

Vào khoảng năm 1959, Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn được mật báo Mã Tuyên là một tổ chức kinh tài của Trung cộng và có liên hệ đến những hoạt động của Cộng sản tại Chợ Lớn. Nguồn tin mật báo này xuất phát từ đám “mã thầu dậu” rnà cơ quan an ninh dã sử dụng một thiểu số trong đám đó làm mật báo viên. Do đó, Mã Tuyên bị mời lên Tổng Nha để điều tra. Vì vụ tố cáo này Mã Tuyên luôn luôn bị đám “mã thầu dậu” quấy rầy và cơ quan an ninh cũng nhân cơ hội đó gây cho ông ta không biết bao nhiêu phiền phức khác. Vào khoảng năm 1960, Đại sứ Trần Văn Lắm gặp bác sĩ Tuyến có than thở là ông có mấy người bạn Hoa kiều bị công an quấy rầy không sao làm ăn nổi. Người thứ nhất là Hoa kiều Phú Lâm Anh chủ nhà hàng Mỹ Cảnh trước đây. Người thứ hai là Mã Tuyên, sống bằng nghề mại bản cho một ngân hàng. Đại sứ Trần Văn Lắm quả quyết rằng hai người này không phải là cán bộ kinh tài của Trung cộng. Qua sự giới thiệu của ông Đại sứ Trần Văn Lắm, bác sĩ Tuyến can thiệp ngay. Bác sĩ Tuyến cho gọi viên chánh sở cảnh sát đặc biệt đến để cho biết qua về hoàn cảnh của Mã Tuyên và Phú Lâm Anh.

Ông yêu cầu cảnh sát đặc biệt chấm dứt mọi phiền hà đối với hai Hoa kiều này. Có thể nói, từ đó Mã Tuyên mới có thể thảnh thơi làm ăn. Tuy bác sĩ Tuyến can thiệp cho Mã Tuyên song ông vẫn chưa hề gặp mặt Hoa kiều này. Riêng Phú Lâm Anh thì thỉnh thoảng ông Tuyến và Trần Văn Lắm có ghé qua nhà hàng của y.

Năm 1961 trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống, bác sĩ Tuyến có mời một số bang trưởng Hoa kiều đến văn phòng của ông để nói chuyện về cuộc bầu cử và yêu cầu cái bang trưởng dùng uy tín để vận động cho hên danh Ngô Đình Diệm – Nguyễn Ngọc Thơ. Đây là lần đầu tiên Mã Tuyên được gặp bác sĩ Tuyến và chỉ một lần đó cho đến ngày đảo chính.

Khi Thanh niên Cộng hoà được thành lập, ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Tổng thủ lãnh Thanh niên Cộng hoà, Đô thành được trao cho Trung tá Phước (Phó Đô trưởng nội an) làm thủ lãnh, thì Mã Tuyên với tư cách đại diện của giới Hoa kiều Chợ Lớn nên đã được đề cử làm thủ lãnh của thanh niên Cộng hoà tại quận V.

Thân hình, khuôn mặt và đời sống ông ta tiêu biểu đầy đủ cho một dân Trung Hoa chính gốc. Ông có đến 4 vợ chính thức và trên 20 người con.

Mã Tuyên chưa hề gặp mặt ông Ngô Đình Nhu và kể cả Cao Xuân Vỹ, Phó Tổng thủ lãnh của Mã Tuyên. Mã Tuyên chỉ quen biết Trung tá Phước mà thôi. Thanh niên Cộng hoà là đoàn thể duy nhất mà ông ta tham dự.

Ông ta cũng chỉ được Tổng thống Diệm bắt tay vào những dịp Quốc khánh hay Tết Nguyên đán, khi cùng các phái đoàn Dân chính đến dinh chúc mừng Tổng thống và riêng Mã Tuyên với cương vị đại diện Hoa kiều.

Buổi tối hôm 1-11 lần đầu tiên, gia đình Mã Tuyên được tiếp đón anh em Tổng thống Diệm. Liên hệ giữa Hoa kiều Mã Tuyên và chế độ Tổng thống Diệm trước sau chỉ đơn giản có thế.

Sau ngày đảo chính, Mã Tuyên bị bắt và được mô tả như tay kinh tài khét tiếng của chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông ta còn bị tịch biên tài sản. Có điều đáng ghi nhận và cũng là điều đáng ca ngợi về tình đồng hương của giới Hoa kiều: Khi vật dụng gia sản của ông Mã Tuyên bị tịch thu và đem bán đấu giá, thì chính đồng hương của ông đã bỏ tiền túi ra mua và đem trả cho gia đình Mã Tuyên. Trong thời gian ông bị cầm tù thì chính đồng hương của ông đã tự động đóng góp kẻ ít người nhiều chu cấp cho vợ con ông. Đó cũng là số phận của mỗi con người. Giả thử nếu anh em Tổng thống Diệm không vào nhà Mã Tuyên ẩn náu một đêm thì chắc chắn Mã Tuyên không bị tù đày trong bốn năm trường, từ khám Chí Hoà đến Côn Đảo và Biên Hoà. Những người thuộc chế độ cũ cùng bị giam với Mã Tuyên đều ghi nhận, Mã Tuyên bị oan ức, song không hề oán thán và vẫn một lòng tử tế như xưa.

Có thể nói, Mã Tuyên chỉ có một cái tội của kẻ gặp cơn tai bay vạ gió. Giả thử nếu Mã Tuyên cam tâm phản bội biết đâu ông ta không trở thành một trong những người hùng của đảo chính? Ông ta chỉ cần cho vợ con đi cấp báo với phe đảo chính, tất nhiên hai anh em ông Diệm sẽ không còn phương thế nào để chống đỡ và anh em ông tất đã bị phe đảo chính bắt ngay vào đêm 1-11. Song gia đình Mã Tuyên đã không cam tâm làm như vậy. Ngược lại đã tiếp đón Tổng thống Diệm với tất cả lòng cung kính.

ĐÊM DÀI NHẤT

Mã Tuyên dành riêng một căn phòng trên lầu hai cho anh em Tổng thống Diệm, và tự tay ông ta làm mọi việc cung phụng hai vị thượng khách. Mã Tuyên cho vợ con xuống hết nhà dưới, không một ai được lai vãng lên lầu và chính Mã Tuyên cũng chỉ đóng vai trò phục dịch. Từ lúc hai anh em ông Diệm đến đây cho đến khi qua nhà thờ Cha Tam, Mã Tuyên đã thức trắng đêm để túc trực phục dịch.

Tuy nhiên ông ta không được hay biết gì hơn, nghe gì hơn ngoài mấy câu thăm hỏi của Tổng thống Diệm và ông Nhu. Vợ con Mã Tuyên cũng chỉ được một lần nhìn ra khuôn mặt và vóc dáng anh em Tổng thống Diệm, cả nhà đều giữ yên lặng cung kính đầy kinh ngạc.

Mặc dầu súng nổ lớn trong khắp Đô thành, Mã Tuyên cũng chỉ cảm thấy mơ hồ một điều gì đó có lẽ quan hệ lắm đang xảy ra.

Đêm ấy, tự tay Mã Tuyên pha từng bình trà nóng, thứ hảo hạng và tự tay ông bưng từ dưới nhà lên lầu với một sĩ quan tuỳ viên đem vào phòng cho hai anh em ông Tổng thống. Đêm ấy gia đình Mã Tuyên hoàn toàn lặng lẽ trong không khí của sự trang nghiêm, vì trước mắt họ và trong lòng họ, họ đang được sống trong khung cảnh thần thoại của xứ Trung Hoa cổ: Trong dó một anh dân thường đang sống yên vui với gia đình bỗng có một vị Hoàng đế xa giá đến nhà, chủ nhân vừa ngơ ngác vừa run rẩy hoang mang trước một tình cờ như một phép mầu nhiệm hay đúng hơn như là một giấc mơ.

 

Chương 28: Giây phút cuối cùng

Ông Nhu đề nghị lần cuối với ông anh Tổng thống: ông sẽ cải trang để trốn lên Vùng 2 với tướng Khánh còn Tổng thống Diệm sẽ đi Vùng 4, hai người đi hai ngả cho tiện bề lo toan. Tổng thống Diệm không bằng lòng. Theo Đỗ Thọ ông Nhu thấy Tổng thống Diệm có vẻ giận dỗi nên ông… bỏ ra ngoài một lúc lâu mới trở vào phòng và đành theo quyết định của ông anh. Mọi liên lạc đã đứt đoạn. Người nắm kế hoạch để đưa hai ông đi là Trung tá Phước thì ông Phước đã bị phe đảo chính bắt giữ. Gần sáng, Tổng thống Diệm và ông Nhu bất thần thay quần áo. Hai ông đều bận Comple và rời nhà Mã Tuyên lúc 5 giờ. Tự tay Đại uý Thọ lái xe Lanh Rover đưa hai ông đến nhà thờ Cha Tam.

Hơn một giờ sau, dinh Gia Long thất thủ. Trung tá Phạm Ngọc Thảo dò hỏi biết hai ông vào Chợ Lớn và trú ẩn tại nhà Mã Tuyên thế là ông Thảo tức tốc đem quân đi đón hai ông. Tất cả thành bại đối với nhóm ông Thảo là ở chỗ này: Bắt được Tổng thống Diệm và ông Nhu. Theo kế hoạch của nhóm Trung tá Thảo thì phải làm thế nào “nắm” được Tổng thống Diệm để làm điều kiện áp đảo một số phe nhóm khác và lật ngược thế cờ. Đó cũng là lý do dễ hiểu tại sao mà tướng Khiêm vẫn không tiết lộ tin này cho Hội đồng tướng lãnh biết. Có lẽ tướng Khiêm muốn để ông Diệm và ông Nhu có thì giờ lo toan để thoát cơn hiểm nghèo.

Theo kế hoạch dự trù thì đảo chính thành công phải “nắm” được Tổng thống Diệm và để ông Nhu xuất ngoại. Lúc ấy Tổng thống Diệm sẽ trở thành chính nghĩa của nhóm ông Thảo và nhóm ông Thảo sẽ dựa vào uy tín của Tổng thống Diệm để nắm quyền chủ động trong Hội Đồng tướng lãnh, nhờ vậy nhóm các tướng Đôn, Kim, Xuân, Minh sẽ không thể thao túng được. Theo Trung tá Vọng, khi vào nhà Mã Tuyên không gặp được Tổng thống Diệm cũng như không biết tung tích hai ông ở đâu, Trung tá Thảo biến sắc rồi thở dài nói với Vọng:

– Thôi nguy rồi Vọng ơi!

Phe của Trung tá Thảo không có uy thế nhưng có quân. Phe các tướng Đôn, Kim, Xuân, Minh lại không có quân nhưng lại có uy thế, lại được Đại sứ Cabot Lodge hết lòng tán trợ. Theo kế hoạch của nhóm Trung tá Thảo thì với tình trạng mâu thuẫn và xáo trộn trầm trọng kể từ tháng 5-1963 miền Nam không thoát được cuộc đảo chính quân sự để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng vấn đề quan trọng là phe nào, tướng tá nào cầm đầu cuộc đảo chính? Trung tá Thảo vạch ra kế hoạch cuộc “đảo chính hớt ngọn”. Nghĩa là nắm vững các đường dây liên lạc với các đơn vị cấp tiểu đoàn và trung đoàn từ nhảy dù đến thuỷ quân lục chiến, sư đoàn 5 và sư đoàn 7. Nếu phe nào âm mưu đảo chính và có uy thế móc nối thì sáp vô nhưng sẽ ra tay hành động vào phút chót để nắm thế chủ động. Trung tá Thảo chủ trương đảo chính để hoà giải các mâu thuẫn quân bình chính trị và hoà giải các mầm mống chống đối chia rẽ, nhưng vẫn duy trì được chế độ, bảo vệ sự… liên tục chính sách quốc gia và đồng thời tiếp tục phát triển và củng cố ấp chiến lược. Nhóm Trung tá Thảo chủ trương phải giữ Tổng thống Diệm làm một cái thế tinh thần và tiêu biểu cho quyền lực quốc gia. Ông Nhu tạm lánh mặt ra ngoại quốc để giảm áp lực của Mỹ và đồng thời hoà giải với Phật giáo cùng các phe nhóm chống đối… Với một chủ trương như vậy, sự hiện diện của Tổng thống Diệm là một điều tối cần cho nhóm ông Thảo, nhưng Tổng thống Diệm và ông Nhu đã ra đi mất rồi.

Trong nhật ký, Đỗ Thọ, người tuỳ viên trẻ tuổi trung tín ấy đã ghi lại buổi bình minh cuối cùng của anh em Tổng thống Diệm như sau:

“Trong nhà thờ đèn nến đã sáng trưng. Có lẽ buổi lễ đầu sắp đến, Tổng thống Diệm và ông Nhu quỳ xuống ở hàn.g ghế đầ u. Tôi đứng đằng sau lưng như thường tình của một sĩ quan tuỳ viên trong các lễ Thiên Chúa giáo mà Tổng thống tham dự.

Tôi nghe được tiếng cầu kinh của Tổng thống và ông Ngô Đình Nhu hợp lại. Nếu tôi không lầm thì Tổng thống và ông Ngô Đình Nhu khởi đầu kinh xưng tội. Như đã viết, tôi là một Phật tử nên không thông thạo về kinh và các lễ của Thiên Chúa giáo.

Tổng thống và ông Ngô Đình Nhu lễ sáng khoảng ngoài 15 phút, có lẽ đây là một buổi lễ sáng lâu nhất của Tổng thống Ngô Đình Diệm đối với thường nhật ở dinh Gia Long. Và đây cũng là buổi lễ đầu bất ngờ đối với ông Ngô Đình Nhu trừ những ngày chủ nhật.

Khi Tổng thống Diệm đứng dậy, ông Nhu uể oải đứng dậy theo. Lúc bấy giờ ngoài đường đã có tiếng động của khu vực buôn bán.

Người đi lễ nhà thờ đã đến, tôi thấy vài người đi vào sân, có lẽ nhiều hơn nữa, nhưng vì cánh cửa khép hờ nên tôi không trông được bao quát.

Ông Nhu tiến vào sát Tổng thống Diệm rồi nói “mình vào gặp cha tí xíu” không đợi Tổng thống Diệm trả lời, ông Ngô Đình Nhu đã bước về phía bàn thờ lễ, Tổng thông Diệm và tôi chậm rãi đi theo.

Khi vào gặp vị lãnh đạo tinh thần tôi đứng ngoài nên nghe được câu mất câu còn. Không biết Tổng thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu nói những gì. Tói được nghe giọng nói của vị lãnh đạo tinh thần, đại khái khuyên Tổng thông lưu lại ngôi nhà thờ này. An ninh bí mật hoàn toàn bảo đảm.

Cả ba người nói chuyện khá lâu và có lẽ buổi lễ sớm phải bắt đầu nên vị lãnh đạo tinh thần đi ra để làm chủ lễ. Tổng thốg Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đi theo và cũng xem lễ thêm.

Trong nhà thờ đã có một số người dự lễ. Phần nhiều là những người già cả, người Hoa kiều. Tôi đoán chắc là họ không để ý đến Tổng thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Vì họ không thể ngờ được Tổng thống Diệm lánh nạn đảo chính đến đây.

Nếu hôm ấy tôi mặc quần áo nhà binh, thì người ta có thể ước đoán. Tuy nhiên tôi bắt gặp được một bộ mặt của một người đàn ông đang ngồi về phía góc trái của nhà thờ. Ông ta không già lắm. Người đàn ông này nhìn chăm chú về phía Tổng thống Ngô Đình Diệm. Có lẽ người này ngờ ngợ tự hỏi: “Đó có phải Tổng thống Ngô Đình Diệm không?” và người đàn ông này tôi đã bắt gặp khi ông ta đứng nhìn Tổng thống Ngô Đình Diệm sửa soạn lên M.113.

Theo tôi nghĩ buổi lễ hôm đó có vẻ rút ngắn, vị lãnh đạo tinh thần trông hấp tấp, lo lắng. Vì ông ta đang đứng trước cảnh biến động của Tổng thống trốn chạy. Vả lại vị Tổng thống còn là người Thiên Chúa giáo, một con chiên ngoan đạo.

Buổi lễ sáng chấm dứt bình thản. Tôi đã nghe những lời thì thầm của một đám người đi lễ. Họ dừng lại ở cửa chính nhìn Tổng thống Diệm và ông Nhu lẫn tôi đang đứng nhìn mặt cha xứ. Trong những người này có cả người đàn ông mà tôi đã nói ở trên.

Tôi viết như vậy để nói lên rằng một số con chiên ở xứ đạo cha Tam đã nhận diện được Tổng thống Ngô Đình Diệm, một điều bất ngờ ngạc nhiên nhất.

Tổng thống Diệm, ông Nhu và tôi theo chân cha xứ vào bên trong. Tồng thống nói với cha xứ là đến đây quá đường đột luỵ phiền cha. Nhưng sẽ đi nữa chứ không lưu lại làm liên luỵ, khổ sở cho nhà thờ, cha xứ trả lời là: “Tổng thống đừng nghĩ đến điều đó. Nhà thờ là nước Chúa ai dám động đến cũng được đâu riêng cho Tổng thống. Tổng thống và ông Cố vấn yên tâm ở lại đây, ra đi lắm phần nguy hiểm”.

Ông Nhu ngồi lặng yên thật lâu rồi nói: “Thưa cha Tổng thống nói vậy nhưng chúng con không đi đâu nữa. Dầu sao cũng liên lạc với các tướng lãnh để bàn về việc ra đi của Tổng thống cho đúng với nghi lễ quốc gia”.

Sau lời nói của ông Nhu, tôi nghĩ ngay đến cuộc dàn xếp giữa Tổng thống Diệm và Hội Đồng tướng lãnh sẽ xảy ra.

Nhưng hiện nay Tổng thông Diệm đang ở trong thế yếu chắc rằng tướng lãnh sẽ ép Tổng thống Diệm với nhiều điều kiện.

Sau vài tách trà ở nhà xứ, bên ngoài trời sáng tỏ Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu quyết đinh liên lạc với Hội đồng tướng lãnh tại Tổng Tham mưu. Tổng thống Diệm ra lệnh cho tôi lấy điện thoại nhà xứ gọi về Tổng Tham mưu và cố gắng gặp cho được tướng Trần Thiện Khiêm.

Tôi cầm điện thoại gọi ngay về Tổng Tham mưu. Bên kia đầu dây xưng danh là Đại tá Đỗ Mậu. Tôi nói ngay: “Thọ đây thưa chú”. Đại tá Đỗ Mậu hỏi: ” Chú mày ở đâu đó? Ông Tổng thống đi đâu rồi “. Tôi đáp lại: “Tổng thống muốn nói chuyện với tướng lãnh”. Đại tá Đỗ Mậu trả lời: “Các tướng chưa ai đến, chỉ có tướng Khiêm thường trục ở đây, chú mày muốn nói gì thì nói “.

Tôi đợi trong nháy mắt thì nghe tiếng của tướng Trần Thiện Khiêm.

Tôi trình bày ngay là tôi được lệnh Tổng thống liên lạc với Hội đồng tướng lãnh và hiện Tổng thống đang ở nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn. Hội đồng tướng lãnh cử đại diện đem xe ra rước Tổng thống về Bộ Tổng Tham mưu.

Tướng Trần Thiện Khiêm đáp: “Được rồi, qua sẽ trình lên Trung tướng Chủ tịch. Nói với Tổng thống yên tâm sẽ có tướng lãnh xuống”.

Tôi gác ống nghe rồi trình lại với Tổng thống Ngô Đình Diệm là đã nói chuyện với tướng Trần Thiện Khiêm và ông ta sẽ cho đại diện tướng lãnh xuống đây.

Tổng thống Ngô Dình Diệm và ông Ngô Đình Nhu cùng cha xứ yên lặng không ai muốn nói gì cả và giờ phút đợi chờ bắt đầu.

Từ giờ phút đó một âm thanh động cơ nào chuyển động bên ngoài cũng làm khuấy động tinh thầm tôi. (Trích trong nhật ký Đỗ Thọ trang 260-265 Hoà Bình xuất bản năm 1970).

Sau này Linh mục Jean đã tiết lộ, Linh mục tìm mọi cách thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng lãnh nhưng Tổng thống Diệm nhất định từ chối.

Linh mục Jean: “Tổng thống và ông Cố vấn không nên e ngại, tôi sẽ làm tất cả khả năng của tôi. Tổng thống và ông Cố vấn ra đi lúc này vô cùng nguy hiểm”.

Tổng thống Diệm: “Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi, tôi dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là Nguyên thủ quốc gia, tôi còn trách nhiệm với dân”.

Linh mục Jean: Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ đưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.

Linh mục Jean có đề nghị Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu nếu không muốn ty nạn trong tu viện hoặc nhà thờ thì Cha Jean sẽ tìm cách đưa hai ông đến tỵ nạn tại Toà Đại sứ Pháp hoặc Đại sứ Trung Hoa.

Tổng thống Diệm từ chối lần cuối cùng. “Xin cảm ơn Cha, tôi không có tội gì với dân và quốc gia này, tôi thấy không có lý do gì phải lẩn tránh”.

Trong khi đó, tại Bộ Tổng Tham mưu, khi nhận được tin hai anh em ông Diệm đang ở nhà thờ Cha Tam thì nhóm tướng Đôn hết sức vui mừng nhưng cũng vô cùng lo ngại. Phải làm thế nào bây giờ?

NHỔ CỎ TẬN GỐC

Thiếu tướng Đỗ Mậu cho biết là quyết định thanh toán ngay hai anh em ông Diệm không phải do toàn thể Hội đồng Quân nhân và riêng tướng Mậu cũng như tướng Khiêm, tướng Đôn chỉ tán đồng giải pháp đẹp nhất là cho hai ông ra ngoại quốc. Riêng tướng Đôn đã cho sửa soạn căn phòng cạnh Văn phòng Tổng Tham mưu Trưởng dể hai ông nghỉ tạm. Tuy nhiên, ngay từ sáng 1-11, Hội đồng này đã phân hoá và nghi ngờ nhau, vì không thể biết ai thực tâm với ai. Tuy nhiên, có bốn tướng lãnh tạm đoàn kết với nhau hơn cả, đó là các tướng Kim, Minh, Xuân, Đôn, tướng Đính còn bị chôn chân ở trại Lê Văn Duyệt, để điều động các cuộc hành quân. Tuy nhiên không có sự hiện diện của tướng Đính ở Bộ Tổng Tham mưu quả là một điều rất hay cho phe đảo chính, vì tướng Đính vốn ăn nói bạt mạng. Chính điều này đã làm cho tướng lãnh “ngán” ông Đính. Cho nên tướng Đính đã không được mời tham dự vào cuộc biểu quyết cho số phận anh em Tổng thống Diệm. Nói là cuộc biểu quyết thì không đúng, đây chỉ là những ý kiến “rỉ rả”, không một tướng lãnh nào dám công khai đưa ra đề nghị.

Trước hết, Thiếu tướng Lễ cho rằng “tận gốc”. Ông còn kề cà dẫn chứng một số thí dụ trong truyện Tầu. Ý kiến trên được tướng Xuân tán đồng.

Tướng Kim dè dặt mặc dầu ông là một tướng lãnh bị chế độ Ngô Đình Diệm “bỏ quên” trong 9 năm. Các tướng lãnh khác không công khai tỏ thái độ. Tướng Dương Văn Minh vẫn im lặng một cách khó hiểu. Sau một hồi bàn bạc rỉ rả và cuộc đối thoại của tướng Nguyễn Ngọc Lễ, tướng Xuân, tướng Dương Văn Minh… “tiêu lệnh” nhổ cỏ nhổ tận gốc đã dược quyết định với đa số 7/9 (2/9 không tán thành là phiếu của tướng Đỗ Mậu và tướng Trần Thiện Khiêm? Và đây cũng chỉ là lá phiếu tuỳ hứng mà thôi). Một quyết định hết sức mơ hồ cho nên chính người đồng ý giải pháp này cũng không hiểu giải pháp được thi hành như thế nào? Sẽ bắt ông Diệm, ông Nhu rồi đem ra toà xử hay đem ra ngoại quốc? Song không ai nói lên thắc mắc của mình cả. Hội đồng quân nhân vẫn bao trùm một không khí nghi kỵ và đề phòng lẫn nhau. Vị tướng lãnh kể trên cho biết rằng kể cả tướng Dương Văn Minh với tư cách Chủ tịch Hội đồng quân nhân vẫn không dám đơn phương quyết định hoặc thi hành quyết định của Hội đồng quân nhân mặc dù với tư thế của ông, ông có toàn quyền quyết định. Song, tướng Minh đã không thực thi quyền hành tối thượng đó và có thể nói việc gì ông cũng phải tham khảo ý kiến Đại sứ Mỹ. Nếu ông Lodge quyết tâm bảo vệ sinh mạng cho hai anh em Tổng thống Diệm thì sự việc đã khác. Thái độ của Lodge lúc đó rất lờ mờ với luận cứ “không can thiệp đến nội bộ Việt Nam ” (?) Thái độ của ông Lodge trái hẳn với thái độ của tướng Harkins. Ngay từ khi ông Lodge nhận chức tại Việt Nam, mối bất hoà giữa Lodge, Harkins càng ngày càng rõ rệt. Harkins có cảm tình với ông Nhu hơn là Tổng thống Diệm, tướng Harkins đã dùng uy tín của ông ta đối với tướng Đôn để làm cách nào phe tướng lãnh bảo vệ tính mạng cho hai anh em Tổng thống Diệm.

Đại sứ Lodge không tỏ thái độ rõ rệt. Tướng Minh thì im lặng một cách khó hiểu, trong khi đó lại có một số tướng lãnh khác chủ trương thanh toán ngay hai anh em ông Diệm và sẽ coi như “sự đã rồi” đối với người Mỹ, và đối với quốc dân sẽ tìm cách nguỵ tạo dư luận. Mọi việc đâu sẽ vào đấy miễn sao hai anh em ông Diệm “vắng mặt” vĩnh viễn. Mấy tướng lãnh này quan niệm đơn giản như vậy. Kể từ sáng 2- 11 phe đảo chính coi như đã làm chủ tình hình. Sự phân hoá lại càng trở nên rõ rệt với nhiều phe nhóm: Phe mạnh với mặc cảm tự tôn cho rằng mình chính là thành phần chủ chốt, có công đầu đối với “cách mạng”. Phe này gồm tướng Đôn, Đính, Minh, Kim, Xuân. Phe “yếu” với mặc cảm chạy theo vào phút chót nên hoàn toàn thụ động và chờ đợi ân huệ của cách mạng. Phe ôn hoà gồm tướng Khiêm và tướng Mậu.

Tất nhiên là phe mạnh đã hoàn toàn khuynh loát, nhiều quyết định mật của phe này mà phe kia không được biết.

Cho nên đã quyết định “diệt thảo trừ căn” tuy có đặt thành vấn đề để thảo luận chung, nhưng cũng chỉ để thảo luận mà thôi. Quyết định tối hậu vẫn do nơi tướng Dương Văn Minh. Người có nhiều ảnh hưởng đến tướng Minh về giao tế và chính trị, là tướng Kim. Người được tướng Minh tin cậy về mưu kế và phép thuật đối nội là tướng Xuân. Nếu tướng Đính hăng say thì sự hăng say đó chỉ có tính cách trình diễn với ảo tưởng anh hùng lãng mạn nào đó. Nhưng sự hăng say của tướng Xuân kể từ sáng 2-11 có tính cách đe doạ, vì ông muốn tỏ cho mọi người biết là ông quyết hệt và có thể ra tay làm được tất cả, đồng thời ông muốn có dịp cho mọi người thấy biện pháp cực mạnh sẽ như một lời cảnh cáo quyết hệt nhất để hiểu rằng “đừng có ai cựa quậy”. Có thể đó cũng là lý do khiến tướng Xuân tình nguyện đến nhà thờ Cha Tam đón hai anh em Tổng thống Diệm?

 

Chương 29: “Je reste neutre” – Tôi trung lập

Cùng đi với ông Xuân, như trên đã viết, có Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại uý Nguyễn Văn Nhung (sĩ quan tổng hợp và tuỳ viên của tướng Dương Văn Minh từ năm 1955), Đại uý Phan Hoà Hiệp, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa. Xét về khía cạnh “bất mãn” đối với chế độ của Tổng thống Diệm, thì tướng Minh không có gì gọi là “bất mãn”… Nhưng sau cuộc đảo chính hụt 11-11-1960, tướng Minh không còn được chế độ tín nhiệm như xưa. Có lẽ bắt nguồn từ thái độ của ông đối với cuộc đảo chính đó ông tuyên bố với báo chí ngoại quốc “Je reste neutre (Tôi trung lập. Báo J.E.O ngày 13-11-1960). Cho dù vậy hành động của tướng Minh đối với anh em Tổng thống Diệm thật là khó hiểu. Nhưng tướng Xuân thì sự bất mãn có vẻ sâu xa hơn. Kể từ khi ông mất chức Giám đốc nha An nính quân đội ông Xuân vẫn cho rằng mình có công với chế độ trong vụ đánh dẹp Bình Xuyên, và chiến dịch bình định tại miền Đông Nam phần. Tuy không xuất thân từ một trường võ bị nào, ông Xuân chỉ là một công chức cao cấp trong ngành Mật thám liên bang (Surete – fédérale) sau được đồng hoá vào ngành an ninh quân đội với cấp bậc Đại tá. Tuy nhiên khi mất chức Giám đốc, ông vẫn được Tổng thống Diệm cho giữ chức chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Quang Trung cho đến ngày đảo chính. Trong ngành cảnh sát, tướng Xuân vẫn còn một số cộng sự viên cũ, thuộc giới già đã phục vụ trong ngành Mật thám liên bang đã lâu năm. Còn vài lý do “tế nhị” khác đã khiến tướng Xuân hăng hái nhất trong việc tình nguyện đi đón anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Một số binh sĩ thiết giáp thấy ông Diệm, ông Nhu giằng co với hai sĩ quan vội nhảy ra khỏi xe và tiến lên bực thềm nhà thờ với những khẩu carbine đã lên đạn mũi súng chĩa thẳng về phía hai ông Diệm Nhu.

Tuỳ viên Đỗ Thọ toan nhảy tới trước đám quân nhân thiết giáp, ông muốn làm một hành động, nhưng rồi ông chùn bước. Đỗ Thọ biết rằng trong khung cảnh đằng đằng sát khí này, bất cứ một hành động chống đối nhỏ nhoi nào của ông cũng có thể mất mạng như chơi. Ông Diệm ông Nhu uy quyền như vậy mà đành chịu bất lực thì ông làm sao chống chọi được.

Sau khi trả lại khẩu rouleau ngắn này vào bao da, viên sĩ quan toan bắn nhìn ông Nhu ông Diệm gằn giọng:

– Chúng tôi mời quý vị lên xe. Giờ này, nơi đây không còn ai là Tổng thống và Cố vấn nữa. Nếu quý vị từ chối, chúng tôi buộc lòng phải áp dụng những biện pháp cứng rắn.

Nói xong viên sĩ quan này đẩy nhẹ ông Diệm xuống sân nhà thờ. Ông Nhu bây giờ lại tỏ vẻ quyết liệt, ông xô đẩy viên sĩ quan và quát:

– Không được vô lễ với Tổng thống.

Biết tình thế không thể nào thay đổi được, ông Diệm nắm lấy vai áo ông Nhu:

– Thôi chú! Mình đi hè!

Ông chưa nói hết câu thì viên sĩ quan thứ hai đã đẩy mạnh ông Nhu xuống trước. Tổng thống Diệm bước theo, tuỳ viên Đỗ Thọ và cha xứ đi theo hai người. Cửa chiếc thiết vận xa M113 được mở ra, bên trong nồi chảo và hành lý cá nhân của các chiến binh thiết giáp ngổn ngang. Khung cảnh chẳng có gì đã được thu dọn để đón vị Tổng thống. Rõ ràng đây là một cuộc ”áp giải” một cách đột ngột thiếu chuẩn bị.

Ông Diệm và ông Nhu chùn bước. Cá hai đều hiểu rằng với một sự đón rước cứng rắn như vậy, hy vọng được đưa ra ngoại quốc của hai ông hết sức mong manh.

Đối với các tướng lãnh, uy quyền của hai ông chắc các ông cũng đã hiểu. Hiểu như vậy thì đã quá muộn. Trên mặt thềm của ngôi nhà thờ buồn tẻ này, người ta thấy khuôn mặt của tuỳ viên Đỗ Thọ rất thảm thương. Có lẽ ông đã hình dung được số phận sẽ dành cả cho hai anh em ông Diệm, Nhu. Trong giờ phút nặng nề này, chỉ có ông Diệm là còn giữ được sự bình tĩnh cần thiết, nên đã không một phản ứng nào mặc cho sự đưa đẩy của số phận.

Còn ông Nhu trông gương mặc hốc hác tiều tuỵ của một đêm thúc trắng, đôi mắt ông long lên cơn giận khi thấy đám đông dân chúng đằng xa đang chỉ trỏ về phía mình. Như một con hổ sa cơ, ông muốn trút sự nóng giận cho bất kỳ một người nào, nhưng cuối cùng ông dằn được.

BƯỚC CHÂN CUỐI CÙNG

Khi ấy chiếc xe M113 đã nổ máy quay đầu ra phía cổng.

Thiếu tá Nghĩa thì chạy lăng xăng. Đài uý Nhung hai tay chống nạng, mặt mày rất hung dữ, và thốt ra nhiều lời lỗ mãng tục tằn. Một sĩ quan khác cũng có mặt tại đây, và ông Nhu cũng đã từng biết mặt biết tên. Viên sĩ quan này là Đại uý Hiệp. Đại uý Hiệp cũng như Nhung đã thốt ra những lời lỗ mãng nặng nề. Tổng thống Diệm vẫn làm ngơ, song ổng Nhu quay lại quắc mắt mắng Hiệp “Không được ăn nói và xử sự như vậy với Tổng thống”.

Như cố ý lánh mặt, tướng Xuân vẫn ngồi ngoài xe đậu phía bên kia đường. Thiếu tá Nghĩa đã hộ tống anh em Tổng thống Diệm đến tận cửa chiếc M113. Ông Nhu vẫn giằng co “Các anh để Tổng thống đi xe nào? Sao lại đi xe này? Sao lại có thể thế này?”. Một Đại uý đẩy ông Nhu xô vào phía cửa sau.

Ông Nhu lảo đảo rồi đứng khựng lại. Ông lớn tiếng nặng lời với mấy sĩ quan đứng chung quanh ông và Tổng thống Diệm. Theo ông già Khá Tổng thống Diệm vẫn có vẻ từ tốn.

Trong nhật ký Đỗ Thọ có ghi lại như sau: “Họ đẩy mạnh ông Nhu xuồng thềm nhà thờ. Tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi và cha Jean theo sau. Trong khi đó trục máy của chiếc M113 buông thả cửa xe. Lính đảo chính áp dụng cứng rắn đẩy ông Nhu lên xe, ông Nhu cự nự quay lại nửa người và đưa Tổng thống Diệm lên trước. Tôi chạy đến đưa chiếc cặp đa, chiếc ba tong cho Tổng thống. Nhưng Đại úy Nhung đã giật những món hàng này. Đồng thời họ không cho tôi được phép đến gần Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tôi đứng lại nhìn cửa sau chiếc M113 đóng lại. Tôi không thể ngờ đó là nơi an nghỉ cuối cùng của Tổng thống Diệm trong quan tài bọc sắt. Tôi len xe GMC về Bộ Tổng Tham mưu”. (Nhật ký Đỗ Thọ trang 267).

Trên lộ trình về Bộ Tổng Tham mưu đột nhiên đến chỗ chắn xe lửa đường Hồng thập tự thì đoàn áp tải dừng lại. Báo Công Luận số 882 ra ngày 26- 11-70 đã ghi lại:

“Giờ phút kết liễu cuộc đời của hai ông Diệm, Nhu xảy ra lúc đoàn “công voa” về đến cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự. Đoàn công voa vừa tiến đến đây thì gặp lúc có một chiếc xe lửa chạy qua nên phải dừng lại.

Đại tá Lắm ngồi với Thiếu tướng Mai Hữu Xuân trong một chiếc xe Jeep chạy giữa đoàn, thấy đoàn xe bất thần ngừng lại, ông không biết chuyện gì nên đã hét vào máy truyền tin:

– Ai cho các anh ngừng lại? ”

Tiếng quân nhân trên chiếc xe thiết giáp đi đầu trả lời:

– Thưa Đại tá, kẹt xe lửa. Có một chuyến xe lửa sắp chạy qua, cổng rào đã kéo xuống.

Đại tá Lắm “à ” một tiếng rồi tiếp tục nói chuyện với Thiếu tướng Xuân. Chừng vài phút sau, giữa tiếng chuyển động ầm ầm của chuyến xe lửa chạy qua ông mơ hồ nghe có nhiều tiếng súng nổ, nhưng hỏi phía trước không có một báo cáo nào cho ông biết có chuyện gì bất ngờ xảy ra.

Những tiếng súng nổ khô khan chen lẫn với tiếng động cơ ầm ĩ của chuyến xe lửa đi qua, đó là tiếng súng của Đại uý Nhung. Trong không khí nặng nề của đoàn “công voa” rước ông Diệm ông Nhu từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tồng Tham mưu, thừa cơ hội chiếc thiết vận xa chở ông Diệm ông Nhu dừng lại, Đại uý Nhung đã bất thần từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiếc thiết vận xa. Khẩu rouleau ngắn nòng được rút ra khỏi vỏ và ông nhả đạn, sau đó dùng dao kết liễu cuộc đời hai ông Diệm, Nhu.

Hai nhân vật đầu não của chế độ nằm xuống. Vĩnh viễn nằm xuống, không có một phản ứng nhỏ nhoi nào. Cái chết này rất ít người được biết rõ ràng và chứng kiến.

Chính Đại tá Lắm, người chỉ huy trực tiếp đoàn “công voa ” lúc bấy giờ không hay biết. Sau này, Đại tá Lắm đã nói với chúng tôi là ông không thể ngờ một việc như vậy đã xảy ra.

Sau khi chuyến xe lửa đã đi qua, đoàn công voa vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Đại tá Lắm lúc đó vẫn tin tưởng mọi việc được bình thường, là không có điều gì xảy ra. Cho đến khi đoàn xe về tới Bộ Tổng Tham mưu, chiếc thiết vận xa M113 chở Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu đột nhiên tách khỏi đoàn và chạy qua sân vận động quân đội “.

 

Chương 30: C’est Comme Ça

Đoàn xe dừng ngay ở sân cờ, Đại uý Nhung từ trên chiếc M113 lẹ chân nhảy xuống trước. Lúc ấy Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân nhân đang đứng trên bao lơn. Nhung chạy theo sau tướng Xuân tiến lên thềm tam cấp của Bộ Tổng Tham mưu. Tướng Minh từ trên cao giơ hai tay, cử chỉ giống như tướng De Gaulle giơ tay lên biểu lộ sự chiến thắng để chào mừng quốc dân. Khi Đại uý Nhung cùng tướng Xuân bước lên bậc thềm Bộ Tổng Tham mưu, một tướng lãnh trông thấy tay áo Nhung dính đầy máu. Ông hất hàm hỏi tướng Xuân “sao vậy” thì tướng Xuân nhún vai và chỉ đáp có vỏn vẹn “C est comme Ça” rồi ông và Nhung lên thẳng lầu để báo cáo tướng Minh công việc mà họ vừa hoàn thành. Mấy tướng lãnh thở dài, quay lưng lên lầu. Một vài tướng lãnh khác và mấy Đại tá kéo nhau xuống sân để coi tử thi. Khi đến nơi, mấy ông đứng khựng lại, rồi ở thế “nghiêm” giơ tay chào từ biệt anh em Tổng thống Diệm. Thiếu tướng Đỗ Mậu vùng vằng nói lớn “Các anh phải chịu trách nhiệm với lịch sử”… Tướng Dương Văn Minh lạnh lùng khẽ nhún vai không nói một câu. Tướng Khiêm sa sầm nét mặt, hiện rõ sự đau thương. Một tướng lãnh khác vào phòng của Tổng Tham mưu trưởng rủ Đại tá Lu Coner ra coi xác chết hai anh em ” Diệm Nhu”. Lu Coner lắc đầu: “Tôi ra sao được, nguởi ta sẽ có lý do cho là người Mỹ có dính dáng vô “.

Xác của hai anh em Tổng thống Diệm được khiêng xuống đặt ngay trên nền đất của sân cờ. Hai anh em ông Diệm nằm chỏng trơ như vậy. Miệng ông Nhu há hốc, mắt nhắm, máu ở miệng trào ra dính hai bên mép và cổ, máu đã trở thành đen. Trời hôm ấy không nắng lắm và nhiều mây, từ lúc ấy sân Bộ Tổng Tham mưu trở nên vắng lặng không một ai được lai vãng trừ một số tướng tá và một số người có phận sự. Người hạ sĩ quan trên chiếc M113 trước khi lên xe rời khỏi sân cờ, ông ta rút chiếc khăn mùi xoa trong túi, phủ lên mặt Tổng thống Diệm. Hai thi thể nằm chơ vơ như thế khá lâu vì Hội đồng Quân nhân chưa có một quyết định nào. Từ cổng Bộ Tổng Tham mưu đã được lệnh canh chừng nghiêm mật nhất là đề phòng các ký giả ngoại quốc.

Tuy nhiên sau đấy không đầy 1 giờ ngoại giao đoàn cũng như báo chí ngoại quốc tại Sài Gòn đều đã nhận được đầy đủ tin tức về cái chết của hai anh em ông Diệm. Ai giết? Tại sao giết?

Theo ký giả Robert Shaplen (tác giả cuốn The Lost Revolution) thì có một luận cứ tin được là Nhung đã ra tay hạ sát theo lệnh của tướng Dương Văn Minh. Song rõ rệt nhất là những viên đạn đó đã được chế tạo tại Hoa Kỳ. Nếu Đại uý Nhung cầm súng nảy cò thì ông ta cũng là người thi hành lệnh của thượng cấp. Một Đại uý như Nhung dù là sĩ quan tuỳ viên của Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, ông ta cũng chưa thể “điên” đến độ tự mình bắn hai anh em Tổng thống Diệm. Điều này thật giản đơn và rõ rệt. Và những viên đạn này chỉ là kết quả của một âm mưu đã được sửa soạn từ tháng 5-1963 và tiến hành rất tinh tế, vừa có nghệ thuật, thứ nghệ thuật đảo chính mà Đại sứ Cabot Lodge rất am tường. Những viên đạn kết liễu cuộc đời hai anh em ông Diệm và chế độ của ông không phải là những viên đạn đồng đơn giản mang dấu hiệu USA – Những viên đạn đã được đúc rất công phu từ những trục John Kennedy – Cabot Lodge, Cabot Lodge – Hilsman, CIA Smith – Cabot Lodge và cuối cùng Cabot Lodge đại diện cho những cái trục này để giao tiếp với một số trục bản xứ. Có thể mô tả: Cabot Lodge – tướng Khiêm qua trung gian Harkins và Tướng Đôn – Harkins và tướng Kim, Xuân, Minh – Cabot Lodge qua trung gian Smith… Cuộc đảo chính được châm ngòi phải kể đến ngôi thứ nhất Đôn – Harkins. Vì tướng Đôn với tư cách Tổng Tham mưu trưởng nên ông có dịp giao tiếp hàng ngày với các tướng tá Mỹ. Một số tướng tá này trở thành trung gian giữa Cabot Lodge – Đôn và một số tướng lãnh khác.

Đại sứ Cabot Lodge và những người Hoa Kỳ có hay biết gì trước giải pháp “nhổ cỏ tận gốc” không?

Sự thực, thì khi tiếng súng đảo chính bùng nổ, Đại sứ Cabot Lodge đã túc trực tại vân phòng của ông, và theo dõi thường xuyên tin tức “cách mạng”.

Toà Đại sứ Hoa Kỳ và các cơ sở liên hệ như USA, AID sẽ mở rộng cánh cửa để đón tiếp các phần tử thuộc phe đảo chính khi sự mưu đồ bất thành.

CHẾT CHƯA PHẢI LÀ HẾT

Khi xác của hai anh em Tổng thống Diệm nằm chơ vơ dưới sân thì các tướng trong Hội đồng quân nhân bắt đầu ngồi vào bàn thảo luận. Theo tướng Đỗ Mậu, không khí lúc ban đầu thật nặng nề, khó thở. Nhiều ông tướng chỉ cúi đầu không nói một câu. Tướng Mậu mô tả: “Tôi theo Tổng thống Diệm từ năm 18 tuổi bao nhiêu tình cảm sâu xa giữa tình thày trò… Thấy xác hai ông tôi không còn khóc được, đau quá – đau đến cùng độ”.

Vấn đề cấp thiết lúc ấy là làm thế nào biện minh về cái chết của hai anh em Tổng thống Diệm đối với bang giao đoàn, dư luận quốc tế và quốc nội. Có lẽ tướng Minh cho đến lúc đó mới nghĩ đến những hậu quả mà ông đã không lường trước. Riêng tướng Kim là người hiểu rõ uy tín của hai anh em ông Diệm trong giới ngoại giao đoàn nhất là toà Khâm sứ và Đại sứ Anh, dù cách nào Đại sứ Lodge cũng phải kiêng nể.

Tướng Khiêm cũng như tướng Kim là người đã lượng tính trước về uy tín ảnh hưởng của Tổng thống Diệm trong số 2 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo. Từ những lượng tính về hậu quả qua nhiều phía do cái chết này sẽ tạo ra và có thể lật ngược thế cờ hay nếu không thì Hội đồng Quân nhân cũng sẽ gặp nhiều khó khăn lớn lao. Do đó Hội đồng Quân nhân hội họp trong một không khí dao động bế tắc, đến lúc này mấy tướng “chủ động” trong việc “thanh toán nhanh, thanh toán lẹ” mới ngỡ ngàng không hiểu nỗi giết một Tổng thống lại gặp nhiều rắc rối, lôi thôi đến như thế. Mặt khác tướng Đính đã làm cho mấy ông trong Hội đồng càng thêm bối rối dao động vì tướng Đính ” la hét, chửi thề” tùm lum – “Bây giờ biết làm thế nào”. Đường dây điện thoại giữa Hội đồng Quân nhân cách mạng và Đại sứ Cabot Lodge lại hoạt động liên miên.

Trong khi đó, xác hai anh em Tổng thống Diệm được rời về Bộ chỉ huy thiết giáp trong vòng thành Bộ Tổng Tham mưu. Trên xe có một viên y sĩ Đại uý thuộc bệnh xá Bộ Tổng Tham mưu. Xác không phải chỉ có vết đạn trên đầu mà còn nhiều vết đâm trên ngực. “Có lẽ vì chiếc xe Hồng thập tự đi lắc mạnh nên tôi (lời hạ sĩ Cam) thấy đầu của Tổng thông Diệm nằm trên băng ca cứ lắc lư trông dễ sợ, máu đỏ tươi chảy phọt ra hai bên mép, mặc dầu ông đã chết lạnh khô. Máu ở trên tóc dính bết đổi màu và đã se thâm lại.”

Cùng lúc đó tướng Đính đưa ra điều kiện: Một là phải chôn cất đàng hoàng, hai là phải làm thông cáo như thế nào nhằm trấn an dư luận. Ông Đính nói: “Chết cha tôi rồi… rồi phải ăn nói ra sao đây “.

Ngay sau khi được tin anh em Tổng thống Diệm bị thảm sát, toà Đại sứ Pháp có thông cáo ngay cho Khâm sứ Toà thánh tại Sài Gòn (vị Khâm sứ lúc ấy là Niên trưởng ngoại giao đoàn). Một viên chức cao cấp của toà Khâm sứ đã điện thoại hỏi Đại sứ Cabot Lodge, không gặp. Nhân viên Tam vụ trả lời rằng Hội đồng Quân nhân cho biết hai anh em Tổng thống Diệm đã tự sát. Vì đó là trọng tội đối với Thượng đế và sẽ mất hết mọi ân phước, nên một người công giáo như ông Diệm thì chuyện này không thể xảy ra.

Một lát sau, viên Tham vụ này điện thoại cho toà Khâm sứ báo là ông Đại sứ Cabot Lodge cho biết anh em ông Diệm đã chết như trường hợp ngộ nạn. Một Đại uý vô kỷ luật đã bắn ông Diệm. Sau đó Hội đồng quân nhân ra thông cáo là anh em ông Diệm đã tự sát.

Sau đây chúng tôi ghi lại bản phúc trình của giới hữu trách quân đội mang tên “Tài liệu sơ lược về hai ông Ngô Dình Diệm và Ngô Đình Nhu sau khi chết ngày 2-11-1963 lúc 11g15 đến ngày an táng 8-11-1963 lúc 21g”. Nguyên văn:

TÀI LIỆU SƠ LƯỢC VỀ HAI ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGÔ ĐÌNH NHU SAU KHI CHẾT NGÀY 2-11-1963 LÚC 11G15 ĐẾN NGÀY AN TÁNG 8-11-1963 LÚC 21G 00

I, Ngày 2-11-1963 vào lúc 11g15, đoàn xe hộ tống đưa hai xác của ông NGÔ ĐìNH DIỆM và ông NGÔâ ĐÌNH NHU nằm trên hai chiếc brancard để trong chiếc xe M113 vào Bộ Tổng Tham mưu đặt tại sân bộ chỉ huy thiết giáp binh trại Trần Hưng Đạo từ 11g15 đến 17g00. Y sĩ trưởng bệnh xá Tổng hành dinh Tổng Tham mưu đến khám nghiệm tử thi của hai ông Diệm và Nhu và thành lập hồ sơ khai tử do Phòng Tổng quản trị Tổng Tham mưu phụ trách.

Trong khoảng thời gian kể trên chờ ông bà Trần Trung Dung, cựu Bộ trưởng phụ tá Quốc phòng, cư ngụ tại số 123 đường Đoàn Thị Điểm Sài Gòn, xin xác hai ông Diệm và Nhu đưa về tư thất.

Lúc 17g30 ngày 2-11-1963 do Thiếu tá đại đội Tổng hành dinh Tổng Tham mưu đảm nhận việc di chuyển xác của hai ông Diệm và Nhu ra bệnh viện Saint Paul bằng 1 chiếc xe hồng thập tự với hai chiếc quan tài do Thiếu tá đại đội trưởng đại đội Tổng dành dinh Tổng Tham mưu của hãng Tobia, giao lại cho hai ông bà Trần Trung Dung nhờ hãng hòm Tobia lo việc liệm và an táng.

Khi tẩm liệm xong, hai quan tài để tại một phòng riêng trong nhà xác bệnh viện Saint Paưl thì Trung tướng Tổng trấn đô thành Sài Gòn và Uỷ viên quân vụ thị trấn Sài Gòn theo sự yêu cầu riêng của hai ông bà Trần Trung Dung, sắp đặt tổ chức việc an táng hai ông Diệm và Nhu tại nghĩa trang của người Pháp tại đường Mạc Đĩnh Chi Sài Gòn, vào ngày 3-11-1963 vào khoảng 12g trưa, chôn tại lô đất số 3, nơi đây đã đào sẵn hai huyệt đã xây kim tĩnh.

Trong khi ông bà Trần Trung Dung nhờ Tổng trấn tổ chức việc mai táng thì học sinh và dân chúng đô thành cũng tổ chức ban chỉ đạo đền nhà xác bệnh viện Saint Paul hoặc đến đất thánh ở đường Mạc Dĩnh Chi để cướp hai quan tài của hai ông Diệm và Nhu để tế các vị sư đã tử vì đạo cho thoả dạ dân chúng và học sinh.

II- Vào khoảng 20g00 ngày 2-11-1963, theo yêu cầu của ông bà Trần Trung Dung nhờ Hội đồng Quân nhân cứu nguy và cho gởi hai quan tài của hai ông Diệm và Nhu sang một bệnh viện của quân đội để tránh sự cướp phá nói trên.

Lúc 21giờ 00 ngày 2-11, do lệnh của quyền Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng bảo liên lạc với ông bà Trần Trung Dung lo việc di chuyển hai quan tài về để một nơi trong Bộ Tổng Tham mưu đồng thời Trung tướng Tổng trấn Sài Gòn ra lệnh huỷ bỏ việc an táng hai ông Diệm và Nhu tại nghĩa trang ở đường Mạc Đĩnh Chi, mặc dầu hai huyệt đã đào và xây kim tĩnh rồi.

Lợi dụng trong giờ giới nghiêm, đúng 1 giờ 30 ngày 3-11-1963 ông bà Trần Trung Dung viết thư cho Bà Soeur Supérieure Giám đốc bệnh viện Saint Pual nhận lãnh hai quan tài giao lại cho quân đội chở về Bộ Tổng Tham mưu để tại phòng đại đội Tổng hành dinh Tổng Tham mưu, đúng 2 giờ 00 ngày 3-11-1963. Trong thời gian hai quan tài của ông Diệm và ông Nhu để tại Bộ Tổng Tham mưu, việc canh gác được tổ chức cẩn thận.

Đến ngày 6-11-1963 thì bỗng nhiên chiếc quan tài của ông Anh bị xì hơi bay mùi khó chịu.

Ngày 7-11-1963, vì nhận thấy tình trạng học sinh và dân chúng Đô thành vẫn còn phẫn nộ không thể an táng hai ông Diệm và Nhu tại Sài Gòn hay đưa về Huế được, phần thì một quan tài đã bị xì hơi hôi thối nên ông bà Trần Trung Dung gửi thư yêu cầu Trung tướng quyền Tổng Tham mưu trưởng cho mượn một khu đất trong trại Trần Hưng Đạo đê tạm an táng hai quan tài của hai ông Diệm và Nhu trong một thời gian rồi sẽ đem cải táng sau (bản bức thư đính kèm).

Tiếp theo yêu cầu của hai ông bà Trần Trung Dung đề ngày 7-11-1963, Trung tướng quyền Tổng Tham mưu trưởng chỉ định khoảng đất để tạm an táng hai quan tài của hai ông Diệm và Nhu tại Bộ Tổng Tham mưu, do sự vụ văn thư số 835/ TTM /VP ngày 7-11- 1963.

III, Ngày 8-11-1963 đúng 20g00 hai quan tài của hai ông Diệm và Nhu do quân nhân thuộc đại đội mai táng của quân vụ thị trấn Sài Gòn dưới sự chỉ huy của Đại uý Đỗ Văn Giương, Đại đội trưởng ñại đội mai táng, được di chuyển bằng hai chiếc GMC, từ phòng họp đại đội Tổng hành dinh Tổng Tham mưu đến đặt trên hai huyệt đã xây kim tĩnh sẵn tại khu làng Võ Tánh, sau chùa Hưng Quốc Tự, phía đông bắc.

Khi đó có sự hiện diện của hai ông bà Trần Trung Dung và Linh mục CLAUDE LARRE, Đại diện Toà Khâm mạng Sài Gòn do ông bà Trần Trung Dung mời đến hành lễ từ 20g00 đền 20g50 ngày 8-11-1963 sau khi Linh mục làm lễ xong, hai quan tài được hạ xuồng hai huyệt đã xây kim tĩnh sẵn, với sự hiện diện của:

– Ông bà Trần Trung Dung

– Linh mục Claude Larre

– Uỷ ban kiểm soát

Tất cả các chi tiết đều chụp ảnh (Trừ lúc chết).

IV- Huyệt:

– Huyệt xây kim tĩnh gạch 10, đổ xi măng, sâu 1 thước 30, ngang 1 thước 20, dài 2 thước 50.

Hai huyệt nằm song song, cách nhau bề ngang 1 thước.

– Khi hai quan tài hạ xuồng hai huyệt xây kim tĩnh, đổ đầy cát, trên miệng huyệt đậy hai tấm đanh gắn xi măng kỹ.

V- Mộ:

– Mộ nằm về phía đông bắc lăng Võ Tánh, mé bên phải mộ ông Lê Văn Phong, bào đệ Tả quân Lê Văn Duyệt.

Đầu hướng về phía Tây sau chùa Hưng Quốc Tự. Chân đưa về phía đông, khu nhà thờ Phát Diệm.

– Hai nấm mộ tô đá rửa, trong lòng mộ dưới đổ cát trên để một lớp sỏi trắng. Nền mộ cao 0 thước 40 dưới đổ đá, trên tráng xi măng, chung quanh nền xây bệ cao 1 thước 80. Bốn góc có 4 trụ. Trước mộ có sân tráng xi măng rộng 1 thước 50, có cửa và bậc thang bước vào mộ. Chu vi dài 7 thước, ngang 6 thước.

– Vòng quanh khu đất mộ nói trên có rào kẽm gai và trụ xi măng, 1 cửa vào, và có đặt thường trực một vọng gác trần.

 

Chương kết: Bảy năm sau cuộc phong trần

Ngày 2-11-1965, ngày giỗ đoạn tang Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu, chiến cuộc đã bắt đầu gia tăng. Chỉ một tuần lễ cuối tháng 10-1965 số quân nhân thương vong lên đến 1.600 người, tính trung bình mỗi ngày có trên 200 quân nhân hy sinh về chiến cuộc.

Quốc lộ số 1 từ Long Khánh qua Phan Rang, Khánh Hoà, Phú Yên cho tới Quảng Trị hoàn toàn bị cắt đứt. Hàng không trở thành một phương tiện duy nhất nối liền Sài Gòn với các tỉnh miền Trung và Cao nguyên trung phần.

Công trình ấp chiến lược bị phá huỷ toàn bộ từ năm 1964. Các địa điểm dinh điền trở nên hoang phế.

Số cố vấn quân sự Mỹ trước năm 1963 là 14.000 người và chỉ ở cấp sư đoàn thì cuối năm 1965, đã tăng gấp 2 lần hơn và có mặt ở khắp các đơn vị quân binh chủng từ cấp tiểu đoàn đến chi khu.

Đầu năm 1965, toà Đại sứ Mỹ rất thoả mãn vì đạt được ước vọng mà trước đó 2 năm Toà Đại sứ này dã tìm mọi cách để thuyết phục Tổng thống Diệm chấp nhận nhưng ông Diệm kiên quyết từ chối.

Đó là việc toà Đại sứ Mỹ thiết lập mỗi vùng chiến thuật một cơ cấu mệnh danh cơ quan dân sự vụ do một Giám đốc người Mỹ chỉ huy. Kể từ đây viên Giám đốc này được coi là Cố vấn dân sự Mỹ tối cao tại văn phòng Chính phủ. Toà hành chính tỉnh đều có Cố vấn dân sự Mỹ đảm trách: Cố vấn về hành chính, an ninh, xây đựng nông thôn, viện trợ kinh tế Mỹ và kể cả giáo dục học hành.

Tại Trung ương, các Bộ đều thiết lập một cơ quan dành riêng cho viên chức Cố vấn Mỹ kể cả ngành văn hoá giáo dục đến xã hội y tế.

Trước 1963, toà Đại sứ Mỹ chỉ có một phòng trung ương tình báo nhưng nay thì toà Đại sứ lại thiết lập thêm một sở mệnh danh An ninh dân sự do một Giám đốc đứng đầu. Ngoài tổ chức CIA còn có tổ chức CID, đặt cơ sở và hoạt động trên toàn cõi Việt Nam. Hình ảnh người lính Mỹ xuất hiện như một thứ uy quyền mới. Hải cảng Cam Ranh trở thành căn cứ tiếp vận vĩ đại của Mỹ mang tên Mỹ ” Cam Ranh City”- Long Bình, Biên Hoà, An Khê, Quy Nhơn đều là những căn cứ lớn lao bậc nhất của lục quân Mỹ tại Đông Nam Á.

Số Cố vấn Mỹ được tăng thêm 5000 người vào tháng 6-1964 (cộng với 14.000 trước năm 1963). Nhưng sau vụ tàu Maddox (2-8-1964) số Cố vấn được gia tăng rất mau. Đầu tháng 8- 1964 phản lực cơ F-102 của không lực Mỹ lần đầu tiên được gửi qua Việt Nam tham chiến.

Chiến tranh mở rộng. Quân lực Mỹ ào ạt đổ vào Nam Việt Nam. Quân số lên tới 526.000 gồm thuỷ, lục, không quân. Tiếp theo quân đội Đại Hàn, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân, Thái Lan sau này cũng ào ạt tiến vào Nam Việt Nam.

Ba tháng sau khi anh em Tổng thống Diệm qua đời, tướng Nguyễn Khánh lại làm đảo chính và mệnh danh là chỉnh lý vào ngày 30-1-1964 và Hội đồng Quân nhân ra quyết định chấm dứt nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội đồng thành lập ngày 1-11-1963. Tướng Khánh ra tuyên cáo giải thích lý do của cuộc chỉnh lý là vì “Từ 3 tháng nay, tình hình suy sụp về mọi mặt, chính quyền tỏ ra bất lực và phản cách mạng, một số người chạy theo thực dân và Cộng sản do đó một lần nữa quân đội phải đứng lên can thiệp”. Các tướng Kim, Xuân, Đôn, Đính bị giam giữ. Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ bị bắt đem vào Bộ Tổng Tham mưu và do chỉ thị của Thiếu tướng Dương Văn Đức, Đại uý Chi rút dây lưng da trói hai tay ông lại và dẫn đi ở sân cờ Bộ Tổng Tham mưu. Thật là ” bức tranh vân cẩu vẽ người lao đao”. Sau đó, ông Thơ được phóng thích và xin từ chức cùng với toàn thể nội các của ông.

Ngày 17-2-1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng chính thức tiết lộ: ” Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sĩ quan tổng quát và tuỳ viên của Trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1-1964 và giam tại lữ đoàn nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám – ông Nhung tự vẫn bằng dây giày”. Ông Nhung chết năm 39 tuổi. ông được vinh thăng Thiếu tá sau ngày đảo chính 1-11-1963 và cho đến nay vẫn được coi là ” tác giả” bắn vào đầu và đâm vào lưng anh em Tổng thống Diệm. Theo tài liệu đặc biệt của nhật báo Dân Ý, từ số 140 ngày 1-10-1970 đến số 160 thì Thiếu tá Nhung vốn là người ngang ngược hung dữ. Dân vùng Hưng Phú, Chánh Hưng mệnh danh ông Nhung là ” cọp đen ” ông Nhung vốn là sĩ quan thân tín của tướng Minh và rất được tướng Minh thương yêu (Thiếu tá Nhung có máu nghệ sĩ, hay đánh lộn và say mê tuồng cải lương cùng “món” lục huyền cầm và sáu câu vọng cổ). Theo tài liệu đã dẫn thì Thiếu tá Nhung bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em Tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh.

Kể từ biến cố 1-11-1963 cho đến khi thành lập Đệ nhị Cộng hoà ngày 20-11-1967, trong vòng 4 năm, miền Nam đã trải qua 4 Chính phủ: Chính phủ Nguyễn Khánh (quân nhân), Chính phủ Trần Văn Hương (độc lập), Chính phủ Phan Huy Quát (Đại Việt), Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (quân nhân). Đó là lẽ tất yếu, bởi làm mất lòng các “ông bầu” thì Chính phủ sẽ không thể tồn tại.

------

Hết


1 nhận xét:

  1. LỜI BỘC BẠCH CỦA NGHỆ SĨ THÀNH LỘC VỚI NHỮNG NGƯỜI MẾN MỘ

    "Hồi còn làm Ban Giám Khảo của VN’s Got Talent đến mùa thứ 2 thì có một bạn hâm mộ tại Hà Nội đã lấy chân dung tôi, Huy Tuấn, Thuý Hạnh và MC Thanh Bạch ghép vào hình ảnh nhóm thầy trò đường tăng Tam Tạng đi thỉnh kinh trong Tây Du Ký để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tôi có nói với bạn ấy (qua facebook thôi) rằng tôi cảm kích lòng ngưỡng mộ của bạn ấy dành cho chương trình và riêng BGK&MC, nhưng xin đừng ghép tôi vào cái nhóm văn hoá Trung Quốc vì tôi không muốn trông thấy hình ảnh chính mình lại khoác bộ trang phục của họ để cổ suý cho một nền văn hoá của một quốc gia đang xâm lấn lãnh thổ và làm hại người dân nước tôi mỗi ngày trên biển đảo!
    Bạn ấy bảo tôi cực đoan, chính trị là chính trị mà nghệ thuật là nghệ thuật! Tôi nói trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng bây giờ thì không vì chính Trung Quốc cũng đã không nghĩ như vậy, họ là những kẻ xảo ngôn nên ta không cần phải tôn trọng và hãy lấy hình ảnh tôi ra khỏi bức ảnh ấy, người bạn này đã tỏ ra thất vọng và miệt thị tôi khá nặng! Lúc đó tôi có nghĩ chắc bạn này là một dư luận viên.
    Trong đợt kỷ niệm cho sự kiện của một hội chuyên ngành về sân khấu, người ta muốn dựng lại một số vở kịch lừng danh của nhà hát sân khấu nhỏ 5B mà một thời tôi đã gắn bó tài nghệ mình nơi đó, chỉ là một đợt hoạt động mang tính sự kiện thôi nhưng trong đó có vở Lôi Vũ (tác giả Tào Ngu - Trung Quốc) mà tôi đã thành công nhiều với vai Chu Xung. Tôi từ chối tham gia cũng vì lý do trên, không thể khác!
    Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình. Khi hai quốc gia còn là bạn bè tôn trọng chủ quyền của nhau thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được, chứ ai lại có thể đi tôn vinh văn hoá của một quốc gia nó bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta từng ngày từng giờ được? Tôi đã nói rõ quan điểm của mình như vậy với ban tổ chức và không hiểu sao sau đó đợt sự kiện đó cũng ngưng lại luôn, chắc vì không có kinh phí chứ không phải là từ tôi, tôi chỉ là hạt cát trong cái sa mạc showbiz Việt nhu nhược nầy!
    Cũng như có lần tôi từ chối làm đại sứ hình ảnh cho một sản phẩm của Trung Quốc (họ đài thọ tôi du lịch miễn phí bên đó) thì cũng có vài người bảo tôi dại đã để vuột khỏi tay 1 cây cờ!!!
    Rồi bây giờ là một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà “thần dân” xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là “đường lưỡi bò” láo xược trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những cái tên như Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng… vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?
    Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó…..hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!"

    Thành Lộc

    Trả lờiXóa